TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
..
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Giải quyết việc làm cho thanh niên
nông thôn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
NGUYỄN DUY TOÀN
Ngành Quản lý kinh tế
Giảng viên hướng dẫn:
TS. Trần Hồng Nguyên
Viện:
Kinh tế và Quản lý
HÀ NỘI, 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Giải quyết việc làm cho thanh niên
nông thôn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
NGUYỄN DUY TOÀN
Ngành Quản lý kinh tế
Giảng viên hướng dẫn:
TS. Trần Hồng Nguyên
Chữ ký của GVHD
Viện:
Kinh tế và Quản lý
HÀ NỘI, 2020
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN XÁC NHẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn: Nguyễn Duy Toàn
Đề tài luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Hữu
Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số SV: CA180044
Tác giả, người hướng dẫn khoa học và hội đồng chấm luận văn xác nhận
tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 28/6/2020
với các nội dung sau:
- Rà sốt cách trình bày luận văn theo đúng quy định của trường (lỗi chính
tả, trích dẫn nguồn, danh mục)
Ngày 18 tháng 7 năm 2020
Tác giả luận văn
Giáo viên hướng dẫn
TS. Trần Hồng Nguyên
Nguyễn Duy Toàn
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
TS. Nguyễn Văn Nghiến
ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Hữu Lũng, tỉnh
Lạng Sơn.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Tác giả luận văn: Nguyễn Duy Toàn
Mã số HV: CA180044
Giáo viên hướng dẫn
Ký và ghi rõ họ tên
TS. Trần Hồng Nguyên
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan bản luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học, độc lập.
Các số liệu, tài liệu, kết quả nêu trong luận văn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng,
chưa được công bố ở những nghiên cứu khác.
Tơi xin chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.
HỌC VIÊN
Ký và ghi rõ họ tên
.
Nguyễn Duy Toàn
Lời cảm ơn
Em xin trân trọng cảm ơn sâu sắc các thầy giáo, cô giáo trường đại học bách
khoa hà nội đã giảng dạy, truyền đạt, hướng dẫn em tiếp thu được những kiến thức
quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu
tại trường.
Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Trần Hồng
Nguyên và các cán bộ UBND huyện, Phịng Tài ngun & Mơi trường huyện,
Phòng Lao động Thương binh & Xã hội huyện, Trung tâm Dạy nghề huyện, Huyện
Đoàn Hữu Lũng đã nhiệt tình chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình sưu
tầm tài liệu, đóng góp ý kiến và hỗ trợ tác giả trong q trình hồn thiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tóm tắt nội dung luận văn
Luận văn bao gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho thanh niên
nông thôn.
Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện
Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015-2019.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho thanh
niên nông thôn huyện Hữu Lũng giai đoạn 2020-2025.
Học viên
Ký và ghi rõ họ tên
.
Nguyễn Duy Toàn
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. iv
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1.1. Lý luận chung về việc làm ............................................................................ 5
1.1.1. Một số khái niệm ........................................................................................ 5
1.1.2. Đặc điểm việc làm ở nông thôn................................................................ 12
1.1.3. Đặc điểm của lực lượng lao động thanh niên nông thôn.......................... 14
1.2. Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ............................................ 16
1.2.1. Khái niệm giải quyết việc làm.................................................................. 16
1.2.2. Vai trị của giải quyết việc làm cho thanh niên nơng thôn đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội ........................................................................................... 17
1.2.3. Nội dung hoạt động giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ......... 18
1.2.4. Các nhân tố tác động đến giải quyết việc làm cho thanh niên nơng thơn 22
1.2.5. Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về giải quyết việc làm
cho thanh niên nông thôn ................................................................................... 23
1.3. Kinh nghiệm thực tiễn giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở
một số địa phương .............................................................................................. 25
1.3.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương ........................................................... 25
1.3.2. Những kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn đối
với huyện Hữu Lũng........................................................................................... 26
1.3.3. Kết luận .................................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH
NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN HỮU LŨNG GIAI ĐOẠN 2015 – 2019.......... 28
2.1. Những đặc điểm tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện
Hữu Lũng ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. ........ 28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 28
2.1.2. Sự phát triển kinh tế - xã hội .................................................................... 32
2.1.3. Sự phát triển dân số, việc làm .................................................................. 35
2.2.1 Tình hình số lượng thanh niên nông thôn huyện Hữu Lũng ..................... 36
2.2.2 Thanh niên nơng thơn phân theo trình độ văn hóa .................................... 36
2.2.3 Thanh niên nơng thơn phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ............... 36
2.2.4 Thanh niên nông thôn trong các ngành kinh tế ......................................... 37
2.3. Thực trạng hoạt động giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện
Hữu Lũng............................................................................................................ 37
2.3.1. Hoạt động hướng nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm................ 37
2.3.2. Thực hiện các chính sách và các chương trình cho thanh niên nơng thôn41
2.3.3. Phát triển sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho thanh niên nông thôn ... 42
i
2.3.4. Tình hình xuất khẩu lao động ...................................................................47
2.3.5. Hoạt động của Đồn TNCS Hồ Chí Minh tham gia giải quyết việc làm
cho thanh niên .....................................................................................................50
2.4. Kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình giải quyết việc làm cho
thanh niên nông thôn huyện Hữu Lũng ................................................................52
2.4.1. Những kết quả đạt được ...........................................................................52
2.4.2. Những hạn chế cơ bản ..............................................................................53
2.4.3. Nguyên nhân .............................................................................................54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
NÔNG THÔN HUYỆN HỮU LŨNG GIAI ĐOẠN 2020-2025 ..............................56
3.1. Dự báo về lao động, việc làm và phương hướng giải quyết việc làm cho
thanh niên nông thôn huyện Hữu Lũng trong thời gian tới ..................................56
3.2. Các định hướng giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.....................60
3.2.1. Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn nhằm
giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ....................................................60
3.2.2. Phát triển kinh tế hàng hóa trong nơng nghiệp, nơng thôn.......................60
3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thanh niên nơng thơn ....................61
3.2.4. Phát huy vai trị của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nơng thơn,
Đồn TNCS Hồ Chí Minh là nịng cốt tham gia giải quyết việc làm cho thanh
niên .....................................................................................................................61
3.2.5. Thực hiện tốt chương trình quốc gia giải quyết việc làm cho thanh niên 62
3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên nông
thôn huyện Hữu Lũng ...........................................................................................63
3.3.1. Nâng cao nhận thức và tính tích cực chủ động của thanh niên huyện
Hữu Lũng về việc làm và giải quyết việc làm ....................................................63
3.3.2. Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với
sử dụng lao động.................................................................................................63
3.3.3. Nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách của Nhà nước về giải quyết
việc làm cho thanh niên nông thôn .....................................................................65
3.3.4. Phát triển sản xuất kinh doanh trong nông thôn để thu hút lao động
thanh niên nông thôn ..........................................................................................67
3.3.5. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động .................................................71
3.3.6. Phối hợp giữa các tổ chức trong giải quyết việc làm cho thanh niên..............72
KẾT LUẬN ...............................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................76
ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH, HĐH
: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH
: Chủ nghĩa xã hội
CSXH
: Chính sách xã hội
GDP
GDTX
: Thu nhập bình quân
: Giáo dục thường xuyên
GQVL
HS, SV
: Giải quyết việc làm
: Học sinh, sinh viên
HTX
HĐND
: Hợp tác xã
: Hội đồng nhân dân
KT - XH
LHTN
: Kinh tế xã hội
: Liên hiệp thanh niên
QĐ
SXKD
TTg
THPT, THBT
TNHH
TNCS
UBND
VTMS
XKLĐ
: Quyết định
: Sản xuất kinh doanh
: Thủ tướng Chính phủ
: Trung học phổ thơng, Trung học bổ túc
: Trách nhiệm hữu hạn
: Thanh niên cộng sản
: Ủy ban nhân dân
: Vệ sinh môi trường
: Xuất khẩu lao động
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1 Thống kê diện tích các loại đất năm 2017 ................................................. 30
Bảng 2. 2 Thất nghiệp thanh niên huyện Hữu Lũng giai đoạn 2015-2019 ................ 36
Bảng 2. 3 Số lượng thanh niên được định hướng nghề nghiệp .................................. 38
Bảng 2. 4 Số lượng thanh niên được đào tạo nghề ngắn hạn ..................................... 39
Bảng 2. 5 Số lượng thanh niên được dạy nghề dài hạn qua các năm ......................... 40
Bảng 2. 6 Tổng hợp chương trình vay vốn giải quyết việc làm các năm ................... 42
Bảng 2. 7 Cơ cấu lao động thanh niên có việc làm theo ngành nghề kinh tế ............ 43
Bảng 2. 8 Tổng hợp số lao động là thanh niên tham gia XKLĐ qua các năm ........... 49
Bảng 3. 1 Dự báo dân số, quy mô tạo việc làm cho thanh niên ................................. 58
Bảng 3. 2 Dự báo về nhu cầu tạo việc làm trên địa bàn huyện .................................. 58
iv
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm và giải quyết việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính
chất tồn cầu, nó quyết định đến mức sống của người dân, nó cũng là nhân tố
quan trọng đảm bảo cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc
gia.
Trong xu thế hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa, cùng với việc Việt Nam
trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã đang
mở ra nhiều cơ hội mới, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho nước ta, nhất là
vấn đề việc làm cho người lao động nói chung và thanh niên nói riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề việc làm, Đảng ta đã đề ra nhiều
chủ trương, đường lối thiết thực hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng u cầu của q
trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, tạo nhiều việc làm cho người lao động, giảm tỷ
lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian của lao động nông thôn, góp
phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.
Nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng - xã hội chủ nghĩa,
việc làm của người lao động luôn gắn liền với ổn định kinh tế - xã hội, xóa đói giảm
nghèo, tạo đà phát triển kinh tế đất nước. Do đó, vấn đề tạo việc làm, giải quyết việc
làm, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực là một trong những vấn đề kinh tế xã hội được
Đảng, Nhà nước và các địa phương đặc biệt quan tâm.
Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển của cả nước, huyện
Hữu Lũng đã có những thành tựu quan trọng nhất định trong phát triển kinh tế xã
hội, trong đó có vấn đề việc làm cho người lao động nói chung, thanh niên nói
riêng. Vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Hữu Lũng
hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề bất cập: trình độ học vấn, tay nghề chun
mơn, trình độ ngoại ngữ, tin học cịn rất thấp, một bộ phận thanh niên nơng thơn
chưa thực sự thay đổi suy nghĩ, tập quán sống để thích ứng với u cầu của q
trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế đang diễn ra rất nhanh ở nông nghiệp, nông
thôn. Vấn đề việc làm của thanh niên nông thôn chưa thực sự được các cấp, các
ngành, các chủ thể xã hội chú trọng, đầu tư, quan tâm và tiến hành đồng bộ có tính
chiến lược trong cơng tác thanh niên. Tỷ lệ thiếu việc làm, thất nghiệp của thanh
niên huyện Hữu Lũng có xu hướng ngày càng tăng, dẫn tới thanh niên phải tự tìm
kiếm việc làm, khơng ít trường hợp bị lừa gạt, phải làm những công việc mức
1
lương thấp, thậm chí những việc làm trái pháp luật, đạo đức của xã hội: trộm cắp,
lừa đảo, buôn bán ma túy, gái mại dâm…
Đây là vấn đề bức xúc, gay gắt và có tính cấp thiết khơng chỉ đối với
thanh niên, gia đình và tồn xã hội, địi hỏi phải chú trọng quan tâm giải quyết
trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ thực tế đó, tơi chọn đề tài: “Giải quyết việc
làm cho thanh niên nông thôn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn” để làm cơ sở cho
huyện Hữu Lũng giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nguồn
nhân lực đáp ứng nhu cầu việc làm cho người lao động nói chung, thanh niên nói
riêng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Trong thời gian qua, ở nước ta đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn
đề giải quyết việc làm mà đề tài nghiên cứu quan tâm, trong số đó có:
- PTS Nguyễn Hữu Dũng, PTS Trần Hữu Trung (chủ biên): “Về chính
sách giải quyết việc làm ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997.
Các tác giả đã trình bày tổng quát về phương pháp luận và phương pháp tiếp cận
chính sách việc làm; làm rõ thực trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam hiện nay. Từ
đó khuyến nghị định hướng một số chính sách cụ thể về việc làm trong công
cuộc CNH, HĐH.
- TS. Nguyễn Bá Ngọc, KS. Trần Văn Hoan (chủ biên), “Toàn cầu hóa: cơ
hội và thách thức đối với lao động Việt Nam”, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội
2002. Các tác giả đã trình bày tổng quan tác động của tồn cầu hóa đến lao động
và các vấn đề xã hội của Việt Nam, những xu hướng vận động của nguồn nhân
lực, lao động và việc làm Việt Nam dưới tác động của tồn cầu hóa kinh tế, phân
tích những cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam trong bối cảnh tồn
cầu hóa kinh tế. Từ đó đề ra các giải pháp đối với lao động Việt Nam trong bối
cảnh tồn cầu hóa kinh tế.
- Đề tài cấp nhà nước 70 A.02.02 “Sử dụng nguồn lao động và giải quyết
việc làm ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần”, của
Bộ Lao động Thương binh – Xã hội, Hà Nội, năm 1994.
- Ths. Nguyễn Thị Lan Hương: “Thị trường lao động Việt Nam: Định
hướng và phát triển”, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội, 2002. Tác giả đi từ việc
phânh tích các luận cứ cơ bản định hướng phát triển thị trường lao động Việt
Nam, sự hình thành và phát triển thị trường lao động Việt Nam. Từ đó đề xuất
các giải pháp định hướng phát triển thị trường lao động Việt Nam giai đoạn
2001-2010.
2
- GS.TS Phạm Đức Thành, Vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam, Tạp
chí Kinh tế và phát triển, số 64.
- TS Nguyễn Hữu Dũng: Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong q
trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn, Tạp chí Lao động – xã
hội số 246 (từ 01-15/9/2004). Hay Đô thị hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với
việc đảm bảo điều kiện sống và làm việc của người lao động, Tạp chí Lý luận
chính trị số 11-2005. “Thị trường lao động và định hướng nghề cho thanh niên”,
NXB Lao động xã hội Hà Nội, 2005.
- TS Nguyễn Thị Thơm (Chủ biên), Thị trường Lao động Việt Nam thực
trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006.
- “Thị trường sức lao động thực trạng và giải pháp” của Phó Tiến sỹ
Nguyễn Quang Hiền, Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1995.
- Đề tài “Phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc”, luận văn thạc sỹ kinh tế, Hà Nội, 2002, bảo vệ tại Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh.
Nhìn chung các cơng trình và bài viết nói trên đã tiếp cận nghiên cứu vấn
đề việc làm, vấn đề tác động của quá trình CNH, HĐH, quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế đến người lao động nói chung, giải quyết việc làm cho thanh niên nói
riêng. Song cho đến nay chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu vấn đề giải
quyết việc làm cho thanh niên ở nông thôn trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh
Lạng Sơn dưới góc độ kinh tế chính trị. Do vậy, nghiên cứu các cơng trình khoa
học đã cơng bố, học viên cũng tham khảo được nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn
rất có giá trị đối với đề tài của mình. Trên cơ sở nghiên cứu chọn lọc những vấn
đề được nghiên cứu trong các cơng trình khoa học, kết hợp với khảo sát tình hình
thực tế trên địa bàn huyện Hữu Lũng, học viên đề xuất những giải pháp giải
quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng
Sơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên
nông thôn huyện Hữu Lũng giai đoạn 2020-2025.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được những mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm
vụ sau:
Một là: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho thanh
niên nông thôn.
3
Hai là: Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn
huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Ba là: Đề xuất những giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên nông
thôn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động giải quyết việc làm
cho thanh niên nông thôn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm và giải
quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng
Sơn
* Về thời gian: Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên
nông thôn trong giai đoạn 2015-2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp phân tích thống kê; Phương
pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp phân tích so sánh; Phương pháp thống kê
mơ tả.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về việc làm, giải quyết việc
làm cho thanh niên nơng thơn.
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho thanh
niên nông thôn trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015 2020.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho thanh
niên nông thôn trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho thanh
niên nông thôn.
Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn huyện
Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015-2019.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho
thanh niên nông thôn huyện Hữu Lũng giai đoạn 2020-2025.
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN
1.1. Lý luận chung về việc làm
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Việc làm
Con người là động lực, động cơ, trung tâm của sự phát triển xã hội, với
nguồn lực của mình là trí lực và sức lực, con người chỉ có thể tham gia đóng góp
cho sự phát triển xã hội thơng qua quá trình làm việc của mình. Quá trình làm
việc này được thể hiện qua hai yếu tố chủ quan và khách quan, đó là sức lao động
của người lao động và tất cả các điều kiện tối thiểu cần thiết để người lao động
sử dụng sức lao động của họ tác động lên tư liệu sản xuất và tạo ra sản phẩm xã
hội. Quá trình kết hợp sức lao động và các điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao
động là quá trình người lao động làm việc.
Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế, xã hội và
nhân khẩu, là một trong những vấn đề chủ yếu nhất của toàn bộ đời sống xã hội.
Việc làm thể hiện mối quan hệ của con người với những chỗ làm việc cụ thể, là
những giới hạn xã hội cần thiết trong đó lao động diễn ra, đồng thời là điều kiện
cần thiết để thỏa mãn nhu cầu xã hội về lao động, là nội dung chính của hoạt
động con người. Về góc độ kinh tế, việc làm thể hiện mối tương quan giữa sức
lao động và tư liệu sản xuất, giữa yếu tố con người và yếu tố vật chất trong quá
trình sản xuất.
Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội,
phụ thuộc vào các điều kiện của nền sản xuất. Một người lao động có việc làm
khi người ấy chiếm được một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã hội.
Thông qua việc làm, người ấy thực hiện quá trình lao động tạo ra sản phẩm và
thu nhập của người họ.
Theo Ghi - Hân -Tơ nhà kinh tế thuộc Viện Hải quan Luân Đơn thì: Việc làm
theo nghĩa rộng là tồn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội nghĩa là tất cả
những gì quan hệ đến cách kiếm sống của con người, kể cả quan hệ xã hội và các
tiêu chuẩn hành vi tạo thành khn khổ của q trình kinh tế.
Theo quan niệm này, tất các các hoạt động, hành vi mang lại nguồn thu
nhập để đảm bảo cuộc sống cho mọi người đều gọi là việc làm. Như vậy đã đồng
nhất việc làm hợp pháp và bất hợp pháp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường
hiện nay không thể chấp nhận được quan niệm này, bởi khi các quan hệ thị
trường ngày càng phát sinh cả những mặt tích cực và tiêu cực, nhiều nguồn thu
5
nhập khơng chính đáng làm gia tăng các tệ nạn xã hội, kìm hãm sự tăng trưởng,
phát triển của nền kinh tế đất nước.
Tiến sỹ Sơnhin và phó Tiến sỹ Grin-xốp - người Nga quan niệm: Việc làm
là sự tham gia của người có khả năng lao động vào một hoạt động xã hội có ích
trong cơng việc nội trợ, hay trong kinh tế phụ của các nông trang viên.
Quan niệm này cho rằng tất cả những người có cơng việc ổn định trong
guồng máy hoạt động kinh tế - xã hội, kể cả những người làm công việc nội trợ,
làm kinh tế phụ của nông trang viên, người đi học đều gọi là có việc làm. Quan
niệm này có ưu điểm là xác định lao động của người nội trợ và người làm kinh tế
phụ đều là có việc làm, vì nó góp phần tạo ra thu nhập để trực tiếp hoặc gián tiếp
nuôi sống bản thân. Nhưng quan niệm này chưa chính xác khi cho rằng những
người đi học là có việc làm, bởi vì những người đi học, ngay cả học sinh, sinh
viên các trường chuyên nghiệp đều chưa có khả năng tạo ra thu nhập để nuôi
sống bản thân, các khoản chi tiêu của họ đều phụ thuộc vào thu nhập của người
khác, của xã hội. Đa số những người đi học trong độ tuổi lao động nhưng không
thuộc lực lượng lao động (học sinh phổ thông trung học, học sinh các trường
chuyên nghiệp). Sở dĩ có quan niệm như trên vì trong cơ chế kế hoạch hóa tập
trung của mơ hình CNXH trước đây, học sinh, sinh viên các trường chuyên
nghiệp đều được coi là người có việc làm vì sau khi ra trường, họ đều được phân
cơng cơng tác, khơng có thất nghiệp.
Giăng-Mu-Li, Phó cố vấn kinh tế của văn phòng lao động quốc tế lại cho
rằng: Việc làm có thể được định nghĩa như một tình trạng trong đó có sự trả cơng
bằng tiền hoặc hiện vật, do có một sự tham gia tích cực có tính chất cá nhân và
trực tiếp vào nỗ lực sản xuất.
Quan niệm này phát triển hơn, khái quát hơn hai quan niệm trên. Tuy
nhiên, nếu chỉ có những hoạt động được trả công bằng tiền hoặc hiện vật mới
được coi là việc làm thì chưa thỏa đáng. Những người nằm trong lực lượng lao
động nhưng làm công việc nội trợ, bản thân họ không nhận được tiền công, tiền
lương bằng tiền hay hiện vật từ xã hội, từ người sử dụng lao động mà chỉ nhận
được sự phân phối lại trực tiếp, họ nhận được thu nhập gián tiếp thông qua điều
tiết thu nhập từ các thành viên trong gia đình có việc làm hưởng tiền lương trong
xã hội. Vậy, họ là những người có việc làm, đảm nhận một chức năng trong
guồng máy chỉ đạo xã hội – nghề nội trợ.
Vậy quan niệm việc làm như thế nào là hợp lý?
Trong thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội, có việc làm được coi là hợp
pháp, chính đáng song cũng có việc làm tạo ra thu nhập nhưng lại được coi là bất
6
chính. Sự phân biệt này dựa trên cơ sở luật pháp và ý thức hệ của mỗi quốc gia
trong mỗi thời kỳ, giai đoạn của trình độ phát triển. Quan niệm về việc làm hợp
pháp phải là việc làm mang lại thu nhập chính đáng cho con người - nghề hợp
pháp - tương ứng với pháp luật của mỗi nước cho phép.
Như vậy, người có việc làm bao gồm những người lao động ở tất cả các
khu vực (công và tư) có thu nhập đem lại nguồn sống cho bản thân, gia đình và
xã hội. Đây là một khái niệm mềm dẻo phù hợp với nền kinh tế thị trường, phù
hợp với nền kinh tế nhiều thành phần. Do đó, khái niệm này đã được áp dụng ở
nhiều nước trên thế giới.
Theo tơi lao động là q trình tiêu dùng sức lao động, q trình đó chỉ có
diễn ra khi đã được dựa trên giả định những tiền đề vật chất cho q trình đó đã
đầy đủ. Trên bình diện một nước cụ thể, thì quá trình lao động sản xuất (việc
làm) của một bộ phận dân cư có sức lao động lại được giả định trên có cơ sở số
lượng việc làm. Do đó, việc làm khơng chỉ diễn ra trong mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên, mà cả quan hệ giữa con người với con người, trong đó liên
quan đến các lợi ích kinh tế và luật pháp khi đã tạo lập đầy đủ các yếu tố vật chất
cho q trình đó có thể diễn ra. Do đó việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết
các quá trình kinh tế, xã hội và nhân khẩu, thuộc loại vấn đề chủ yếu của toàn bộ
đời sống xã hội.
Ở nước ta, sau khi giành được độc lập dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
chỉ rõ: “Chúng ta phải ra sức đấu tranh làm cho nhân dân ai cũng được ăn no, mặc
ấm, có việc làm, có giờ nghỉ, được học tập” và xác định đó là trách nhiệm của
Đảng và Chính phủ. Bác nói: “Bất cứ làm nghề gì có ích cho nước nhà, cho nhân
dân, cho giai cấp đều vẻ vang. Bất cứ nấu bếp, quét nhà hay làm Chủ tịch đều phải
lao động cả, làm gì có ích nước, lợi dân là vẻ vang”. [21].
Điều 13, chương II Bộ Luật lao động Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam quy định: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị
pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” [24, tr.42].
Từ quan niệm trên ta thấy: Khái niệm việc làm bao hàm các nội dung sau:
+ Là hoạt động lao động của con người.
+ Hoạt động lao động nhằm mục đích tạo ra thu nhập.
+ Hoạt động lao động đó khơng bị pháp luật cấm.
Với khái niệm việc làm như trên đã xóa bỏ được quan niệm cứng nhắc
trước đây là chỉ những người trong biên chế nhà nước mới là người có việc làm.
Việc làm khơng chỉ trong biên chế, mà cịn ngồi biên chế, khơng chỉ ngồi xã
hội, mà cịn tại gia đình. Với khái niệm việc làm như vậy, tất cả những ai đang
7
làm việc trong các thành phần kinh tế, trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức
xã hội, xí nghiệp, trường học hoặc tại gia đình (kể cả nội trợ) đều được coi là có
việc làm.
Khái niệm việc làm được mở rộng về nội hàm và tạo ra khả năng to lớn
giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người. Việc chuẩn
và lượng hóa khái niệm việc làm tạo ra cơ sở thống nhất trong lĩnh vực điều tra,
nghiên cứu và hoạch định các chính sách về việc làm.
Như vậy, việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất
xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất. Người lao động
được coi là có việc làm khi chiếm giữ một vị trí nhất định trong hệ thống sản
xuất của xã hội. Nhờ có việc làm mà người lao động mới thực hiện được quá
trình lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội, cho bản thân.
1.1.1.2. Thất nghiệp
Thất nghiệp là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tách rời sức lao động với tư
liệu sản xuất. Trong đó người lao động có khả năng lao động nhưng khơng có việc
làm nên khơng có thu nhập. Thất nghiệp phản ánh trạng thái căng thẳng của người
lao động và gia đình họ trước nguy cơ mất nguồn ni dưỡng chủ yếu.
Thất nghiệp có nhiều loại, có thể thất nghiệp có thể là do người lao động
tự nguyện bỏ việc, có thời gian tìm việc làm mới, phù hợp với khả năng và sở
thích của mình. Trong nền kinh tế có đầy đủ việc làm vẫn ln có sự di chuyển
đó của lao động cho nên đó là sự thất nghiệp tạm thời.
Loại thứ hai là thất nghiệp do cơ cấu, đây là tình trạng khơng phù hợp với
ngành nghề chuyên môn và nghiệp vụ của dân cư lao động với quy trình cơng
nghệ sản xuất, với cơng cụ và phương tiện lao động cũng như các phương pháp
và đối tượng gia công.
Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động
nhưng khơng có việc làm, hay nói cách khác là sẵn sàng làm việc và đang đi tìm
việc làm. Theo khái niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thất nghiệp là tình
trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng
khơng thể tìm được việc làm ở mức tiền công nhất định.
Nội dung cơ bản của thất nghiệp là đề cập đến vấn đề:
+ Người lao động thuộc lực lượng lao động
+ Đang mong muốn tìm việc làm
+ Có khả năng làm việc
+ Hiện đang chưa có việc làm
Do đó, khơng phải bất kỳ ai có sức lao động nhưng chưa có việc làm cũng
8
được coi là thất nghiệp. Vì vậy, tiêu thức quan trọng để xem xét một người được
coi là thất nghiệp thì phải biết được người đó có muốn đi làm hay khơng, bởi lẽ
trên thực tế nhiều người có sức khoẻ, có nghề nghiệp song khơng có nhu cầu làm
việc, họ sống chủ yếu vào nguồn dự trữ, như khoản tiền tiết kiệm, được cho biếu,
tặng …
Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có sức lao động chưa
có việc làm, đang có nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
1.1.1.3 Thiếu việc làm
Theo Tổ chức Lao động Thế giới (Viết tắt là ILO) thì khái niệm thiếu
việc làm được biểu hiện dưới hai dạng sau: (i) Thiếu việc làm vơ hình: Là những
người có đủ việc làm, làm đủ thời gian, thậm chí cịn q thời gian qui định
nhưng thu nhập thấp do tay nghề, kỹ năng lao động thấp, điều kiện lao động xấu,
tổ chức lao động kém, cho năng suất lao động thấp thường có mong muốn tìm
cơng việc khác có mức thu nhập cao hơn; (ii) Thiếu việc làm hữu hình: Là hiện
tượng người lao động làm việc với thời gian ít hơn quỹ thời gian qui định, không
đủ việc làm và đang có mong muốn kiếm thêm việc làm và ln sẵn sàng để làm
việc.
1.1.1.4. Nông thôn
Cho đến nay, gần như chưa có định nghĩa nào về nơng thơn được chấp
nhận rộng rãi. Nếu cho rằng nông thôn là địa bàn có mật độ dân số thấp hơn
thành thị thì chưa thoả đáng vì chỉ tiêu này khác nhau giữa các nước và ngay ở
nước ta thì một số vùng nơng thơn so với nhiều thị xã thì mật độ dân số khơng
thấp hơn.
Có nhiều ý kiến cho rằng nơng thơn là địa bàn mà ở đó dân cư sống chủ
yếu bằng nơng nghiệp. Đây là ý kiến có tính thuyết phục hơn nhưng chưa đầy đủ
vì có nhiều vùng dân cư sống chủ yếu bằng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu
nhập từ nông nghiệp trở thành thứ yếu, chiếm một tỷ trọng rất thấp trong tổng thu
nhập của dân cư. Khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định tại Theo
Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, cụ thể:
"Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố,
thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã" [3]
Đây là khái niệm dùng nhiều chỉ tiêu để đánh giá giữa nơng thơn và thành
thị, vì vậy nó mang tính tồn diện hơn và được nhiều người chấp nhận hơn.
Với khái niệm về nông thôn như trên, chúng ta có thể phân tích những đặc
trưng chủ yếu của vùng nông thôn và so sánh với thành thị.
9
Thứ nhất, nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng chủ
yếu là nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, các hoạt động kinh tế
chủ yếu nhằm phục vụ cho nông nghiệp và cộng đồng cư dân nông thôn. Đây là
đặc trưng rất cơ bản của vùng nông thôn. Với mọi vùng nơng thơn thì nơng
nghiệp ln là ngành có vai trị quan trọng (kể cả lâm và ngư nghiệp). Kể cả
những vùng mà Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển rất mạnh thì nơng
nghiệp vẫn có vai trị quan trọng. Bên cạnh đó, nơng nghiệp cịn thu hút nhiều
ngành phát triển phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Thứ hai, nơng thơn là vùng có cơ sở hạ tầng kém hơn thành thị, có trình
độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá kém hơn. Đối với mọi quốc gia thì
chỉ tiêu này là khá rõ ràng. Vùng nơng thơn có địa bàn rộng lớn, địa hình phức
tạp, trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp hơn nên hệ thống cơ sở hạ tầng và
trình độ phát triển sản xuất hàng hố cũng thấp hơn.
Thứ ba, nơng thơn là vùng có thu nhập và đời sống thấp hơn, trình độ văn
hố, khoa học và cơng nghệ thấp hơn thành thị vì thành thị thường là trung tâm
văn hoá và kinh tế của một vùng, do vậy cơ cấu kinh tế phát triển hơn, mức độ
đầu tư cao hơn. Hơn nữa do điều kiện thuận lợi về kinh tế, văn hoá - khoa học và
kỹ thuật mà thành thị tạo nên sức hút rất lớn đối với nguồn lao động tinh t, có
trình độ cao ở nơng thơn ra lập nghiệp, điều đó cũng góp phần hình thành trung
tâm văn hố, khoa học và cơng nghệ ở thành thị.
Thứ tư, nơng thơn mang tính đa dạng về tự nhiên, kinh tế và xã hội, đa
dạng về quy mô và trình độ phát triển…giữa các vùng khác nhau thì tính đa dạng
cũng khác nhau.
Thứ năm, một đặc trưng khác của vùng nơng thơn mà cũng có ý nghĩa quan
trọng trong việc phân biệt giữa thành thị và nông thôn đó là tính cộng đồng làng - xã thơn - bản rất chặt chẽ. Phần lớn các vùng nông thôn có lịch sử phát triển lâu đời hơn
thành thị, do đó tính cộng đồng làng xã rất vững chắc. Mỗi làng, mỗi thơn bản hay
mỗi vùng nơng thơn đều có phong tục tập quán và bản sắc văn hoá riêng. Điều đó
giống như pháp luật bất thành văn mà mọi cư dân phải tuân theo. Dân cư thành thị
chủ yếu là từ nhiều nơi đến lập nghiệp nên phong tục tập quán và bản sắc văn hoá
phong phú đa dạng, khơng đồng nhất, cịn nơng thơn, những bản sắc văn hố của mỗi
làng bản được duy trì vững chắc hơn. Điều đó tạo nên truyền thống văn hố của mỗi
vùng, mỗi làng q ở nơng thơn, nó in đậm trong đời sống tâm hồn của mỗi con người
sinh ra và lớn lên ở đó.
1.1.1.4. Thanh niên nơng thơn
10
Trong lịch sử đã diễn ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi giữa các nhà khoa
học về định nghĩa thanh niên. Có thể tiếp cận đối tượng này dưới nhiều góc độ
khác nhau: Triết học, Tâm lý học, Xã hội học…
Tiêu điểm của các cuộc tranh luận là vấn đề có nên coi thanh niên là một
nhóm nhân khẩu- xã hội độc lập hay không? Do quan điểm giai cấp chi phối, nếu
coi thanh niên là một tầng lớp độc lập thì sợ bị nhầm lẫn với “giai cấp thanh
niên” - theo quan điểm của một số nhà xã hội học phương Tây xun tạc. Cịn
nếu khơng coi thanh niên là một nhóm nhân khẩu xã hội độc lập thì khơng thấy
được đặc thù của tầng lớp này, dễ hịa tan lợi ích của nó vào các tầng lớp xã hội
khác.
Tuy nhiên cuộc tranh luận dần dần cùng được thống nhất. Quan điểm cho
rằng thanh niên là một nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù ấy là: Đặc trưng về độ
tuổi, đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm về địa vị xã hội. Chẳng hạn, giáo sư tiến
sỹ Côn (người Nga) đã cho một định nghĩa về thanh niên như sau: “Thanh niên là
một tầng lớp nhân khẩu – xã hội được đặc trưng bởi một độ tuổi xác định, với
những đặc tính tâm lý xã hội nhất định và những đặc điểm cụ thể của địa vị xã
hội. Đó là một giai đoạn nhất định trong chu kỳ sống và các đặc điểm nêu trên là
có bản chất xã hội – lịch sử, tùy thuộc vào chế độ xã hội cụ thể, vào văn hóa, vào
những quy luật xã hội hóa của xã hội đó”.
Theo quy ước hiện nay độ tuổi thanh niên Việt Nam được tính từ 16 – 30
tuổi. Thanh niên là lứa tuổi đã trưởng thành, có đầy đủ tố chất của người lớn, là
thời kỳ dồi dào về trí lực và thể lực do đó thanh niên có đầy đủ những điều kiện
cần thiết để tham gia hoạt động học tập, lao động, hoạt động chính trị xã hội đạt
hiệu quả cao, có khả năng đóng góp cống hiến thể lực và trí lực cho công cuộc
đổi mới đất nước.
Như vậy, thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi
(Theo quy định của Luật thanh niên (sửa đổi) năm 2019).
- Quyền và nghĩa vụ của thanh niên:
+ Thanh niên có các quyền, nghĩa vụ của cơng dân theo quy định của Hiến
pháp, pháp luật và các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này.
+ Thanh niên không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín
ngưỡng, tơn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp đều được tơn trọng và bình đẳng
về quyền, nghĩa vụ.
Thanh niên nơng thôn là công dân từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi, là những
người thuộc lực lượng lao động, sinh sống và tham gia hoạt động trong hệ thống
11
các ngành kinh tế nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp,
diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn.
1.1.2. Đặc điểm việc làm ở nông thôn
Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc
trong lĩnh vực nơng nghiệp. Có nhiều loại việc làm diễn ra ở nông thôn, phản ánh
tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn. Nhưng việc làm ở
nông thôn lại gắn với đặc điểm của lực lượng lao động ở đây, với điều kiện tự
nhiên nơi họ sinh sống.
Việc làm ở nông thôn là những hoạt động lao động trong tất cả các lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội của một bộ phận lực
lượng lao động sinh sống ở nông thôn để mang lại thu nhập mà không bị pháp
luật ngăn cấm.
Việc làm ở nông thôn gắn liền với môi trường, điều kiện sinh sống và làm
việc của người lao động. Và chính mơi trường, điều kiện đó đã ảnh hưởng đến
việc làm của người lao động, thậm chí quyết định việc làm của họ. Người lao
động ở nông thôn thường làm việc trong những ngành nông, lâm, thủy sản –
những loại việc làm có thể khai thác tài nguyên tự nhiên chính nơi họ sinh sống.
Ví dụ người sống ở rừng núi hay làm nghề rừng, người sống ở vùng duyên hải
hay làm nghề biển… Việc làm của họ phần nhiều phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên và sức lao động của chính mình. Trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp
lạc hậu việc làm của người lao động ở nơng thơn càng mang tính thủ cơng, nặng
nhọc và có thu nhập thấp. Khi kinh tế nơng thơn chủ yếu vẫn là nơng nghiệp, ở
đó ẩn chứa nhiều nguy cơ thiếu việc làm hữu hình. Vì vậy, đa dạng hóa ngành
nghề, mở nhiều loại hình việc làm, phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn là
phương hướng chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn.
1.1.2.1. Các loại việc làm ở nông thôn:
Các loại việc làm của người lao động là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt
thành thị với nông thôn. Nếu như ở thành thị, dân cư tập trung làm việc trong các
ngành thủ công, công nghiệp và buôn bán là chính, thì ở nơng thơn dân cư chủ
yếu sản xuất nông nghiệp và những ngành gắn với nông nghiệp, kinh tế nông
thôn. Các loại việc làm ở nông thôn rất phong phú và đa dạng với hàng trăm
nghề khác nhau.
Các loại việc làm ở nông thôn rất đa dạng và phong phú với nhiều ngành
nghề khác nhau nhưng có thể phân chúng thành các loại việc làm thuần nông và
việc làm phi nông nghiệp.
12
- Việc làm thuần nông là những hoạt động lao động trong lĩnh vực trồng
trọt và chăn nuôi. Trải qua nhiều năm, hiện nay trồng trọt và chăn nuôi vẫn là
cơng việc chính của nhà nơng ở nước ta. Trong đó trồng trọt chiếm 65%, chăn
ni chiếm 35%. Trong đó trồng trọt cây lương thực vẫn chiếm 70,2% diện tích
cơ cấu cây trồng, cây rau màu và cây công nghiệp chỉ chiếm 29,8%... Chăn nuôi
ở nông thôn phần lớn chỉ để tận dụng thức ăn dư thừa và cung cấp phần nào nhu
cầu thực phẩm ở nông thôn. Như vậy có thể thấy rằng lao động trồng trọt và chăn
ni, ni trồng thủy hải sản là việc làm chính của người lao động ở nông thôn.
Việc làm thuần nông sản xuất theo mùa vụ, năm này qua năm khác làm
việc theo kinh nghiệm, ít có cải tiến, sáng tạo dẫn tới năng suất và hiệu quả công
việc không được nâng cao. Bên cạnh đó, cùng với q trình đơ thị hóa, đất nơng
nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng dẫn đến người lao động ở nông thôn bị
mất tư liệu sản xuất, trình độ học vấn và tay nghề thấp sẽ gặp khó khăn trong tìm
kiếm việc làm, có nguy cơ thiếu việc làm và thất nghiệp làm cho KT - XH ở
nông thôn phát triển chậm chạp.
- Việc làm phi nông nghiệp là lĩnh vực rộng lớn gồm tất cả các ngành nghề
ngồi nơng nghiệp ở nơng thơn. Cùng với sự hình thành và phát triển của cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước các loại ngành nghề ở nông thôn phát
triển đã tạo ra sự phong phú, đa dạng về việc làm cho người lao động. Hiện nay
có rất nhiều loại ngành nghề ngồi nông nghiệp ra đời và phát triển mạnh mẽ.
Bên cạnh sự phát triển các ngành nghề truyền thống như thêu ren, đan lát…
Nhiều ngành chế biến nông, lâm sản xuất hiện như sơ chế và chế biến gỗ, sản
xuất đồ gỗ, chế biến rau quả…xuất hiện mới. Hoạt động gia cơng cơ khí ra đời
phục vụ sửa chữa đồ gia dụng, công cụ, sửa chữa máy nông nghiệp… Cùng với
sự phát triển của kinh tế hàng hóa, dịch vụ ở nơng thơn cũng phát triển mạnh mẽ.
Nhiều loại hình dịch vụ phục vụ như: dịch vụ ăn uống, dịch vụ cung cấp nước
sinh hoạt…
Việc làm phi nông nghiệp ở nông thơn có vai trị tích cực trong phát triển
KT - XH ở nông thôn:
- Mang lại thu nhập ổn định và cao hơn cho người lao động.
- Phát triển ngành nghề ngoài việc đem lại việc làm ổn định, thường xuyên
cho người lao động, còn khả năng thu hút lao động nhàn rỗi ở nông thôn.
Việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn hiện nay đang phát triển phong
phú, đa dạng. Tuy nhiên bên cạnh đó, sự phát triển của loại hình việc làm này
cùng gặp nhiều hạn chế như trình độ tay nghề của người lao động, về cơng nghệ,
về nguồn vốn đầu tư, về thị trường.
13
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong phát triển ngành nghề ở nông thôn
nhưng so với việc làm thuần nông thì sự phát triển gia tăng của việc làm phi nơng
nghiệp đang chiếm ưu thế phát triển. Bởi vì so với lĩnh vực thuần nơng, thì lĩnh
vực phi nơng nghiệp ở nơng thơn ít gặp những giới hạn của tự nhiên, nó thúc đẩy
mạnh mẽ bởi sự phát triển của CNH, HĐH. Điều đó tạo ra thị trường cho sản
xuất, hình thành cơ cấu kinh tế cơng nghiệp, nơng nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
1.1.3. Đặc điểm của lực lượng lao động thanh niên nông thôn
1.1.3.1. Khái niệm lực lượng lao động thanh niên nông thôn
Theo quan niệm của ILO: Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong
độ tuổi quy định, thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp.
Lực lượng lao động thanh niên nông thôn là một bộ phận của lực lượng
lao động sinh sống và làm việc tại khu vực nông thôn. Cũng như lực lượng lao
động chung của cả nước, lực lượng lao động thanh niên nông thôn là bộ phận dân
số có độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi, có việc làm hay khơng có việc làm và đang tìm
kiếm việc làm.
1.1.3.2. Những đặc điểm của lực lượng thanh niên nơng thơn
- Những đặc điểm tích cực:
Lực lượng lao động thanh niên nơng thơn có sức khỏe, cần cù, chịu khó,
ham học hỏi nên việc tiếp thu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh
doanh dễ dàng, góp phần phát triển kinh tế khu vực nơng thơn, là nguồn lực to
lớn trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Kết quả điều tra về lao động và việc làm cho thấy trình độ học vấn của
thanh niên trong những năm gần đây tăng nhanh. Số thanh niên nông thôn được
theo học và tốt nghiệp trung học phổ thông tăng mạnh.
Theo kết quả điều tra, hiện nay đại đa số thanh niên nơng thơn khơng có
cơng việc ổn định, thu nhập thấp. Nhiều thanh niên nông thôn đã tìm giải pháp
thốt ly lên thành thị do gặp khó khăn trong lập nghiệp tại địa phương, tỷ lệ
thanh niên nông thôn rời bỏ quê hương đi làm ăn xa chiếm khoảng 35-40%. Do
sức ép về việc làm ở nông thơn, tác động của q trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, q trình CNH, HĐH nơng thơn và q trình đơ thị hóa nơng thơn, q trình
hội nhập quốc tế trong đó có xuất khẩu lao động mà nguồn chủ yếu lao động từ
nông thôn; Đặc biệt là chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đã tác động trực tiếp
đến số đông thanh niên nông thôn sau khi tốt nghiệp phổ thơng tiếp tục thốt ly
gia đình, rời bỏ nơng thơn để đi học, đi tìm việc làm ở các khu công nghiệp, ở
các thành phố lớn và đi lao động hợp tác, học tập ở nước ngoài. Lực lượng lao
14
động thanh niên nông thôn đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động
trong nông nghiệp và tăng tỷ trọng trong các ngành cơng nghiệp, dịch vụ.
Do q trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, cơ cấu kinh tế ở địa bàn
nơng thơn chuyển dịch nhanh chóng theo hướng tăng dần tỷ trọng cơng nghiệp,
dịch vụ…địi hỏi tạo cơ sở thúc đẩy thanh niên nông thôn học tập văn hóa
chun mơn và nghiệp vụ. Thanh niên tham gia nhiều hơn các dự án đào tạo
nghề, dạy nghề và các chương trình xuất khẩu lao động, nhờ đó trình độ chun
mơn nghiệp vụ của thanh niên nơng thơn nhanh chóng tăng lên rõ rệt. Đây cũng
là những mặt tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông
thôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Những mặt hạn chế:
+ Thanh niên nông thôn thường không phải là chủ hộ, do đó ảnh hưởng
khơng nhỏ đến việc làm của thanh niên. Vì thanh niên cịn phụ thuộc vào gia
đình, bố, mẹ nên trong quá trình giải quyết việc làm cho thanh niên, một mặt tác
động vào thanh niên, một mặt cần tác động vào bố, mẹ, gia đình của họ để họ
hiểu và ủng hộ.
+ Lực lượng lao động thanh niên phân bố không đồng đều giữa các vùng
kinh tế, các ngành kinh tế. Những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc
làm ăn sinh sống như vùng đồng bằng thì đất chật người đơng thiếu việc làm,
trong khi vùng núi dân cư thưa thớt, sống khó khăn nên lực lượng lao động thanh
niên thiếu để phát triển các ngành nghề về nông thôn: nghề rừng, trồng lúa, cây
hoa màu và cây công nghiệp…
+ Do điều kiện sống không bằng thành thị nên thanh niên nơng thơn có
mức thu nhập thấp, ít thơng tin, trình độ học vấn không cao, không đồng đều, cơ
sở hạ tầng kinh tế chậm phát triển dẫn đến thiếu hiểu biết về chăm sóc sức khỏe,
nhu cầu dinh dưỡng nên thể lực, tầm vóc của thanh niên nơng thơn thường thấp
và nhỏ hơn so với thanh niên thanh phố.
+ Lực lượng lao động thanh niên nơng thơn thường có trình độ học vấn,
chuyên môn nghiệp vụ thấp. Do vậy luôn khó khăn trong học nghề, tiếp thu tiến
bộ khoa học kĩ thuật.
+ Do sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn chưa phát triển, năng suất lao
động trong nơng nghiệp cịn thấp, xã hội nơng thơn cịn tồn tại nhiều phong tục,
tập quán lạc hậu, nhiều vùng kinh tế lại dựa quá nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Nên một bộ phận thanh niên nơng thơn cịn tồn tại cách suy nghĩ lạc hậu, có tư
tưởng ỷ lại, thụ động, không đầu tư thời gian cho việc học văn hóa, học nghề,
khơng dám thốt ly gia đình đi làm xa, thanh niên nông thôn thường xây dựng
15