Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Bài soạn GIÁO ÁN LỚP 1 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.77 KB, 30 trang )

Trường TH Châu Hưng Giáo viên: Đoàn Minh Hai
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 19
Từ ngày 10/01/2011 đđến 14/01/2011
Thứ Tiết Môn TCT Tên bài
Hai
10/01
2011
1 SHDC
2 Học vần Bài 77: ăc âc
3 Học vần ăc âc
4 TN&XH 19 Cuộc sống xung quanh. ( t.t )
5 Đạo đức 19 Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo ( t .1 )
Ba
11/01
2011
1 Thể dục 19 Bài thể dục – Trò chơi vận động
2 Học vần Bài 78: uc ưc
3 Học vần uc ưc
4 Toán 73 Mười một, mười hai
5 Âm nhạc 19 Học hát: Bài Bầu trời xanh

12/01
2011
1 Học vần Bài 79: ôc uôc
2 Học vần ôc uôc
3 Toán 74 Mười ba, mười bốn, mười lăm
4 Thủ công 19 Gấp mũ ca lô ( t.1)
Năm
13/01
2011
1 Học vần Bài 80: iêc ươc


2 Học vần Iêc ươc
3 Toán 75 Mười sáu, mười bảy, mười tám, mười chín
4 Mĩ thuật 19 Vẽ gà
Sáu
14/01
2011
1 Học vần (TV) T 17: tuốt lúa, hạt thóc,…
2 Học vần (TV) T 18: con ốc, đôi guốc,..
3 Toán 76 Hai mươi, hai chục
4 SHTT
Tuần 19 Trang 1
Trường TH Châu Hưng Giáo viên: Đoàn Minh Hai
Thứ hai, ngày 10 tháng 01 năm 2011
Học Vần
Bài 77: Vần ăc – âc
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc.
Đọc đúng các tiếng từ: màu sắc, ăn mặc, giấc ngủ, nhấc chân.
Học sinh viết được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc.
Đọc câu ứng dụng:
Những đàn chim ngói
Mặc áo màu nâu
Đeo cườm ở cổ
Chân đất hồng hồng
Như nung qua lửa.
− Luyện nói từ 2 – 4 câu tự nhiên theo chủ đề: Ruộng bậc thang.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh minh hoạ, chữ mẫu
Học sinh:

Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Bài cũ: vần oc – ac
− Đọc từ ứng dụng, câu ứng dụng
− Viết: hạt thóc, con cóc, bản nhạc, con vạc.
− Nhận xét
3. Bài mới:
 Giới thiệu:
Hôm nay chúng ta học bài vần có kết thúc
bằng âm c, đó là vần ăc– âc → giáo viên ghi tựa
 Dạy vần:
 ăc:
∗ Nhận diện vần
− Giáo viên viết vần ăc
− Phân tích vần ăc
− So sánh ăc và oc
− Lấy ghép vần ăc ở bộ đồ dùng
∗ Phát âm và đánh vần
− Giáo viên đánh vần: á – cờ - ăc
− Hát
− Học sinh đọc
− Học sinh viết bảng con
− 2 học sinh viết bảng lớp
− Hs nhắc lại tựa bài: ăc– âc
− Vần ăc được tạo nên bởi âm ă
và âm c, âm ă đứng trước âm c
đứng sau
− Giống: kết thúc bằng c

− Khác: ăc bắt đầu bằng ă, oc bắt
đầu bằng o.
− Học sinh thực hiện
− Học sinh đánh vần
Tuần 19 Trang 2
Trường TH Châu Hưng Giáo viên: Đoàn Minh Hai
− Giáo viên đọc trơn ăc
− Ghép thêm m và dấu sắc vào vần ăc em được
tiếng gì ?
− Giáo viên ghi bảng: mắc
− Phân tích cho cô tiếng mắc
− Đánh vần: Mờ – ăc – măc – sắc – mắc
− Giáo viên đưa tranh: tranh vẽ gì ?
− Giáo viên ghi bảng: mắc áo
− Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh
− Cho hs đọc tổng hợp, nhận xét
 âc ( quy trình tương tự ăc )
− So sánh âc và ăc
− Cho hs đọc tổng hợp, nhận xét
 Đọc từ ngữ ứng dụng
− Giáo viên yêu cầu học sinh mở sách đọc các
từ ứng dụng, Giáo viên viết các từ ngữ
màu sắc giấc ngủ
ăn mặc nhấc chân
− Cho hs đọc các từ ứng dụng, giải thích
+ Màu sắc: con biết những màu gì ? các màu đó
gọi chung là màu sắc.
+ Ăn mặc: cách mặc quần áo, đi đứng.
+ Giấc ngủ: từ lúc đi ngủ đến khi tỉnh dậy là
được một giấc ngủ.

+ Nhấc chân: con hãy làm động tác dậm chân.
Khi đưa chân lên gọi là nhấc chấn.
− Giáo viên chỉ từ thứ tự và bất kỳ
− Đọc toàn bảng
− Đọc các từ ứng dụng
− Giáo viên sửa sai cho học sinh
 Viết
− Gv viết mẫu
+ Viết vần ăc: viết chữ ă rê bút viết chữ c
+ Viết vần âc: viết chữ â rê bút viết chữ c
+ Mắc áo: viết chữ mắc cách 1 con chữ o viết
chữ áo.
− Học sinh đọc trơn
− Học sinh nêu : mắc
− Âm m đứng trước, vần ăc đứng
sau, dấu sắc trên ă
− Đọc cá nhân, tổ, lớp
− Học sinh nêu : mắc áo
− Học sinh đọc
− Hs đọc cá nhân, nhóm, lớp
á – cờ - ăc
Mờ – ăc – măc – sắc – mắc
Mắc áo
− Giống nhau: đều có âm c
− Khác nhau âc có âm â đứng
trước, vần ăc âm ă đứng trước.
− Hs đọc cá nhân, nhóm, lớp
â – cờ - âc
Gờ – âc – gâc – sắc – gấc
Quả gấc


− Học sinh luyện đọc cá nhân, cả
lớp tìm tiếng có vần vừa học
− Học sinh viết theo hướng dẫn
vào bảng con
Tuần 19 Trang 3
Trường TH Châu Hưng Giáo viên: Đoàn Minh Hai
+ Quả gấc: viết chữ quả cách 1 con chữ o viết
chữ gấc
− Giáo viên sửa sai cho học sinh
 Giáo viên nhận xét tiết học
Tiết 2
 Giới thiệu: Chúng ta học tiết 2
 Luyện đọc
− Giáo viên cho học sinh đọc bài tiết 1
− Giáo viên chỉnh sữa phát âm cho học sinh
− Giáo viên đính tranh trong sách giáo khoa
− Em cho biết tranh vẽ cảnh gì ? Đàn chim ngói
có gì đẹp?
− Để xem đàn chim ngói đẹp như thế nào, ta
cùng đọc câu
Những đàn chim ngói
Mặc áo màu nâu
Đeo cườm ở cổ
Chân đất hồng hồng
Như nung qua lửa.
− Cho hs đọc tìm tiếng có vần ăc, âc.
− Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
 Luyện viết
− Nhắc lại tư thế ngồi viết

− Hướng dẫn viết vở
+ Viết vần ăc: viết chữ ă rê bút viết chữ c
+ Viết vần âc: viết chữ â rê bút viết chữ c
+ Mắc áo: viết chữ mắc cách 1 con chữ o viết
chữ áo.
+ Quả gấc: viết chữ quả cách 1 con chữ o viết
chữ gấc
− Nhận xét
 Luyện nói
− Đọc tên chủ đề luyện nói
− Nhóm 2 em quan sát xem tranh vẽ gì, tìm hiểu
nội dung
− Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa
+ Đâu là ruộng bậc thang ?
+ Ở đâu có ruộng bậc thang ?
+ Ruộng bậc thang để làm gì ?
+ Em nhìn thấy ruộng bậc thangở đâu ?
4. Củng cố:
− Đọc lại toàn bài học
− Tìm từ có mang vần ăc, âc
− Nhận xét
5. Nhận xét - Dặn dò:
− Học sinh luyện đọc cá nhân
− Học sinh quan sát
− Đàn chim
− Hs đọc cá nhân, đồng thanh
Những đàn chim ngói
Mặc áo màu nâu
Đeo cườm ở cổ
Chân đất hồng hồng

Như nung qua lửa.
− Hs tìm và đọc phân tích tiếng:
− Học sinh nêu
− Học sinh viết vở
− Hs nêu: Ruộng bậc thang.
− Học sinh quan sát
− Học sinh nêu
− Hs đọc
− Hs thi nhau tìm nhận xét
Tuần 19 Trang 4
Trường TH Châu Hưng Giáo viên: Đoàn Minh Hai
− Về nhà xem lại các vần đã học
− Về đọc và viết bảng từ có mang vần ăc, âc
− Chuẩn bị bài 78 uc, uc.
_______________________________________
Tự nhiên xã hội
Tiết 19: Cuộc sống xung quanh (Tiết 2)
I. Mục tiêu :
Nên được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi
học sinh ở.
II. Đồ dùng dạy – học :
-SGK, Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :
− Hát
2. Bài cũ :
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới :
 Giới thiệu bài: Trong tiết học này chúng

ta tiếp tục tìm hiểu về Cuộc sống xung
quanh
− Hs nhắc tựa bài
 Hoạt động :
Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm :
MT : HS nói được những nét nổi bật về các công việc sản xuất, buôn bán.
Bước 1: Hoạt động nhóm
- HS nêu được: Dân ở đây hay bố mẹ các
con làm nghề gì?
- Bố mẹ nhà bạn hàng xóm làm nghề gì ?
- Có giống nghề của bố mẹ em không?
Bước 2: Thảo luận chung
- GV nêu yêu cầu câu hỏi như bước 1 và
yêu cầu HS trả lời
- GV nhận xét tuyên dương rút ra kết luận.
∗ Kết luận: Đặc trưng nghề nghiệp của bố
mẹ các con là làm vườn, làm ruộng, trồng
rẫy, buôn bán…
- Hoạt động nhóm 4
- HS nói cho nhau nghe nghề của bố
mẹ
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm việc theo nhóm ở SGK.
MT : HS biết phân tích 2 bức tranh SGK để nhận ra bức tranh nào vẽ cuộc sống
nông thôn, bức tranh nào vẽ cuộc sống thành phố.
Bước 1:
- Các con quan sát xem bức tranh vẽ gì ?
- GV hỏi: Bức tranh trang 38/39 vẽ về cuộc
Làm việc theo nhóm
- HS đọc yêu cầu câu hỏi SGK
- Nhà cửa mọc san sát.

- Đường, xe, người, cây ở nông thôn
Tuần 19 Trang 5
Trường TH Châu Hưng Giáo viên: Đoàn Minh Hai
sống ở đâu?
- Bức tranh trang 40/41 vẽ cuộc sống ở đâu?
- GV đưa 1 số tranh HS và GV đã sưu tầm
cho HS quan sát.
∗ GV rút ra kết luận: Bức tranh trang 38/39
vẽ về cuộc sống ở nông thôn và Bức tranh
trang 40/41 vẽ cuộc sống ở thành phố.
- Thành phố.
- HS nhận biết tranh nông thôn hay
thành phố.
4. Củng cố
− Vừa rồi các con học bài gì ?
− Yêu cuộc sống, yêu quê hương các con
phải làm gì ?
∗ GV kết luận: Để quê hương ngày càng
tươi đẹp các con cần phải giữ gìn đường phố,
nhà cửa, nơi công cộng …luôn xanh sạch
đẹp .
∗ Qua bài học, các em thấy được các hoạt
động sinh sống của nhân dân địa phương và
hiểu được mọi người cần phải làm việc nhằm
góp phần phục vụ cho quê hương.
− Hs nêu
5. Nhận xét – Dặn dò :
− Về nhà tập quan sát cuộc sống của mọi
người xung quanh.
− Chuẩn bị bài: An toàn trên đường đi học.

− Nhận xét tiết học.
_____________________________________________
ĐẠO ĐỨC
Tiết 19: LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( T 1 )
I. Mục tiêu :
Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
II. Đồ dùng dạy – học :
-Tranh SGK.
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ổn định : − Hát
2. Bài cũ :
− Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
− Nhận xét.
3. Bài mới :
 Giới thiệu bài : Tiết này các em học bài :
Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
− Hs nêu
Tuần 19 Trang 6
Trường TH Châu Hưng Giáo viên: Đoàn Minh Hai
 Hoạt động :
Hoạt động 1: Đóng vai bài tập 1
MT: Học sinh thể hiện đóng vai để tập xử lý các tình huống.
− Gv nêu ra tình huống, yêu cầu chia 2 nhóm
đóng vai theo 2 tình huống khác nhau.
+ Em gặp thầy giáo, cô giáo trong trường.
+ Em đưa sách vở cho thầy cô giáo.
− Giáo viên hỏi :

+ Qua việc đóng vai của các nhóm, em thấy
nhóm nào đã thể hiện được lễ phép,vâng lời
thầy giáo, cô giáo ? Nhóm nào chưa?
+ Cần làm gì khi gặp thầy giáo cô giáo ?
+ Cần làm gì khi đưa và nhận sách vở từ tay
thầy cô giáo ?
* Kết luận: Khi gặp thầy giáo, cô giáo cần
chào hỏi lễ phép. Khi đưa hay nhận vật gì từ
tay thầy cô giáo cần phải cầm bằng 2 tay.
− Lời nói khi đưa : Thưa thầy ( cô ) đây ạ !
− Lời nói khi nhận : Em cảm ơn thầy (cô) !
− Hs nhận tình huống được phân,
thảo luận phân công đóng vai.
− Cử đại diện lên đóng vai. Cả lớp
nhận xét bổ sung ý kiến.
− Khi đưa và nhận bằng 2 tay và
nói
Hoạt động 2 : Làm BT2
MT: Hs quan sát tranh, hiểu được việc làm đúng, việc làm sai để tự điều chỉnh.
− Cho Hs quan sát tranh BT2, Gv nêu y/cầu.
− Quan sát tranh và cho biết việc làm nào thể
hiện bạn nhỏ biết vâng lời thầy giáo, cô giáo.
− Cho Học sinh nêu hết những việc làm
đúng sai của các bạn trong tranh.
− Hỏi: Thầy giáo, cô giáo thường yêu cầu,
khuyên bảo các em những điều gì?
+ Những lời yêu cầu, khuyên bảo của thầy
giáo, cô giáo giúp ích gì cho các em?
+ Vậy khi thầy giáo cô giáo dạy bảo thì các
em cần thực hiện như thế nào?

* Giáo viên kết luận: Hằng ngày, thầy cô giáo
đã không quản khó nhọc, chăm sóc, dạy dỗ
các em trở thành hs ngoan, giỏi. Thầy cô dạy
bảo các em thực hiện tốt nội quy, nề nếp của
lớp, của trường về học tập, lao động, thể dục,
vệ sinh. Các em thực hiện tốt những điều đó
là biết vâng lời thầy cô. Có như vậy các em
mới mau tiến bộ, được mọi người yâu mến.
− Hs quan sát trao đổi nhận xét.
− Hs nêu:
+ T1,4: Thể hiện bạn nhỏ biết
vâng lời ( ngồi học ngay ngắn,
đúng giờ, vứt rác vào thùng rác)
+ T2, 3, 5: Thể hiện các bạn nhỏ
chưa vâng lời ( Vừa học vừa xem ti
vi, xé giấy xếp máy bay, trong giờ
học còn nói chuyện ).
− Hs trả lời bổ sung
Tuần 19 Trang 7
Trường TH Châu Hưng Giáo viên: Đoàn Minh Hai
4. Củng cố:
− Tại sao phải vâng lời thầy cô giáo ?
− GV nhận xét – giáo dục.
5. Nhận xt – Dặn dò :
− Nhận xét tiết học.
− Dặn học sinh chuẩn bị kể 1 câu chuyện về
người bạn biết lễ phép vâng lời thầy cô giáo.
________________________________________
Thứ ba, ngày 11 tháng 01 năm 2011
Thể dục

Tiết 19: Bài thể dục - trò chơi
I. Mục đích:
Bước đầu biết cách thực hiện hai động tác: Vươn thở và tay của bài thể dục
phát triển chung.
Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
II. Địa điểm – phương tiện:
Sân trường, vệ sinh nơi tập, chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi .
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung Phương pháp - Tổ chức lớp
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ và yêu cầu
bài học.
+ Ôn trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”.
+ Làm quen với 2 động tác: Vươn thở và tay
của bài thể dục.
* Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa
hình tự nhiên. Sau đó đi thường và hít thở
sâu.
- Trò chơi ( do GV chọn ) .
2. Cơ bản
- Học 2 động tác của bài thể dục :
+ Động tác vươn thở :
Nhịp 1: Đưa hai tay sang hai bên lên cao
chếch chữ V, lòng bàn tay hướng vào nhau,
đồng thời chân trái bước sang ngang rộng
bằng vai, mặt ngữa mắt nhìn lên cao. Hít sâu
vào bằng mũi.
Nhịp 2: Đưa hai tay theo chiều ngược lại với
nhịp 1, sau đó hai tay bắt chéo trước bụng

(tay trái để ngoài), thở mạnh ra bằng miệng.
Nhịp 3: Như nhịp 1 .
- 3 hàng ngang

x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
- GV điều khiển .
- Từ vòng tròn GV điều khiển cho
HS trở về đội hình 3 hàng ngang.
- GV nêu tên động tác, làm mẫu,
giải thích và cho HS tập bắt chước.
Sau lần tập thứ nhất GV nhận xét,
uốn nắn động tác sai, cho tập lần 2.
Nhịp hô động tác chậm, giọng hô
kéo dài.
- Cho 1 – 2 HS thực hiện tốt lên
làm mẫu, có nhận xét.
- Sau đó cho cả lớp tập lần 3.
Tuần 19 Trang 8
Trường TH Châu Hưng Giáo viên: Đoàn Minh Hai
Nhịp 4 : Về TTCB .
Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên nhưng ở nhịp 5 bước
chân phải sang ngang.
+ Động tác tay :
Nhịp 1: Vỗ hai tay bàn tay vào nhau phía
trước ngực (ngang vai), đồng thời chân trái
bước sang ngang rộng bằng vai, mắt nhìn
theo tay.
Nhịp 2: Đưa hai tay dang ngang, bàn tay

ngữa.
Nhịp 3: Như nhịp 1 .
Nhịp 4: Về TTCB .
Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên nhưng ở nhịp 5 bước
chân phải sang ngang .
- Ôn trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”.
Mục đích: phát triển sức bật và khả năng phối
hợp khéo léo của HS.
Các trường hợp phạm quy:
+ Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi
chạm tay bạn chạy trước mình.
+ Không nhảy đủ các ô qui định.
3. Kết thúc:
− Đứng vỗ tay và hát .
− GV cùng HS hệ thống bài.
− GV nhận xét giờ học và giao bài tập về
nhà
+ Ôn các động tác RLTTCB đã học.
+ Ôn 2 động tác của bài thể dục .
- Tốc độ thực hiện động tác hơi
nhanh.
* Trong quá trình thực hiện nếu
thấy HS thực hiện sai, GV có thể
cho dừng lại và chỉ dẫn thêm cho
HS sau đó cho tập tiếp .
- 2 – 3 hàng dọc.
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách
chơi, cho chơi thử 1 lần. Khi HS đã
nhớ cách chơi, GV cho tiến hành
cuộc chơi, có phân thắng bại.

- 3 hàng ngang.
- Gọi vài HS lên nhắc lại nội dung
học và cho thực hiện, GV quan sát
và có nhận xét .
- Về nhà tự ôn .
__________________________________
Học Vần
Bài 78: Vần uc – ưc
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc được: uc, ưc, cần trục, lực sĩ.
Đọc đúng các tiếng từ: máy xúc, cúc vạn thọ, lọ mực, nóng nực.
Học sinh viết được: uc, ưc, cần trục, lực sĩ.
Đọc câu ứng dụng:
Con gì mào đỏ
Lông mượt như tơ
Sáng sớm tinh mơ
Gọi người thức dậy
− Luyện nói từ 2 – 4 câu tự nhiên theo chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất ?
II. Chuẩn bị:
Gv: Tranh trong sách giáo khoa, tranh minh họa từ khóa, lọ mực, bông cúc vạn thọ
Hs: Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt
Tuần 19 Trang 9
Trường TH Châu Hưng Giáo viên: Đoàn Minh Hai
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Bài cũ: vần ăc – âc
− Viết chữ: ăn măc, giấc ngủ, màu sắc, nhấc
chân
− Đọc câu ứng dụng

− Nhận xét
3. Bài mới:
 Giới thiệu:
− Hôm nay chúng ta học bài vần uc- ưc → giáo
viên ghi tựa
 Dạy vần:
 uc:
∗ Nhận diện vần
Giáo viên viết vần uc
− Phân tích vần uc
− So sánh uc và âc
− Lấy ghép vần uc ở bộ đồ dùng
∗ Phát âm và đánh vần
− Giáo viên đánh vần: u – cờ – uc
− Giáo viên đọc trơn uc
− Ghép thêm âm tr và dấu nặng vào vần uc ta
được tiếng gì ?
− Giáo viên ghi bảng: trục
− Phân tích tiếng trục
− Đánh vần: Trờ–uc–trúc–nặng–trục
− Giáo viên đưa tranh: tranh vẽ gì ?
− Giáo viên ghi bảng: cần trục
− Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh
− Cho hs đọc tổng hợp, nhận xét
 ưc ( quy trình tương tự uc )
− So sánh ưc và uc
− Hát
− Học sinh viết tổ 1 từ; 2 học
sinh viết bảng lớp
− Học sinh đọc

− Học sinh nhắc lại tựa bài
− Vần uc được tạo nên bởi âm
u và âm c, âm u đứng trước âm c
đung sau
− Giống: kết thúc bằng c
− Khác: uc bắt đầu bằng u, âc
bắt đầu bằng â.
− Học sinh thực hiện
− Học sinh đánh vần
− Học sinh đọc trơn
− Học sinh nêu : tiếng trục
− Âm tr đứng trước, vần uc
đứng sau, dấu nặng dưới u
− Đọc cá nhân, tổ, lớp
− Học sinh nêu : cần trục
− Học sinh đọc
− Hs đọc cá nhân, nhóm, lớp
u – cờ – uc
Trờ–uc–trúc–nặng–trục
Cần trục
− Giống nhau: đều có âm c
Khác nhau ưc có âm ư đứng
trước, vần uc âm u đứng trước.
Tuần 19 Trang 10
Trường TH Châu Hưng Giáo viên: Đoàn Minh Hai
− Cho hs đọc tổng hợp, nhận xét
 Đọc từ ngữ ứng dụng
− Giáo viên yêu cầu học sinh mở sách đọc các
từ ứng dụng, Giáo viên viết các từ ngữ
Máy xúc lọ mực

Cúc vạn thọ nóng nực
− Tìm tiếng có vần uc, ưc
− Cho hs đọc các từ ứng dụng, giải thích
+ Máy xúc: máy để đào, bốc đất đá (đưa tranh)
+ Cúc vạn thọ: hoa màu vàng trồng làm cảnh
(đưa bông)
+ Lọ mực: lọ nhữa hoặc thuỷ tinh để đựng mực
viết( đưa vật)
+ Nóng nực: nóng bực và ngột ngạt khó chịu
− Giáo viên chỉ từ thứ tự và bất kỳ
− Đọc toàn bảng
− Giáo viên sửa sai cho học sinh
 Viết
Gv viết mẫu uc, ưc, cần trục, lực sĩ.
+ Viết vần uc: viết chữ u rê bút viết chữ c
+ Viết vần ưc: viết chữ ư rê bút viết chữ c
+ Cần trục: viết tiếng cần cách 1 con chữ o viết
tiếng trục
+ Lực sĩ: viết chữ lực cách 1 con chữ o viết chữ

− Giáo viên sửa sai cho học sinh
 Giáo viên nhận xét tiết học
Tiết 2
 Giới thiệu: Chúng ta học tiết 2
 Luyện đọc
− Giáo viên cho học sinh đọc bài tiết 1
− Giáo viên chỉnh sữa phát âm cho học sinh
− Giáo viên đính tranh trong sách giáo khoa
− Em cho biết tranh vẽ con gì ?
− Để xem con gà trống giúp ích gì cho ta, ta

cùng đọc câu
Con gì mào đỏ
Lông mượt như tơ
Sáng sớm tinh mơ
Gọi người thức dậy
− Cho hs đọc tìm tiếng có vần uc, ưc.
− Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
 Luyện viết
− Hs đọc cá nhân, nhóm, lớp
ư – cờ - ưc
Lờ – ưc – lưc – nặng – lực
Lực sĩ

− Học sinh luyện đọc cá nhân,
cả lớp tìm tiếng có vần vừa học
− Học sinh viết theo hướng dẫn
vào bảng con
− Học sinh luyện đọc cá nhân
− Học sinh quan sát
− Con gà trống
− Hs đọc cá nhân, đồng thanh
Con gì mào đỏ
Lông mượt như tơ
Sáng sớm tinh mơ
Gọi người thức dậy
− Hs tìm và đọc phân tích tiếng
Tuần 19 Trang 11
Trường TH Châu Hưng Giáo viên: Đoàn Minh Hai
− Nhắc lại tư thế ngồi viết
− Hướng dẫn viết vở

+ Viết vần uc: viết chữ u rê bút viết chữ c
+ Viết vần ưc: viết chữ ư rê bút viết chữ c
+ Cần trục: viết tiếng cần cách 1 con chữ o viết
tiếng trục
+ Lực sĩ: viết chữ lực cách 1 con chữ o viết chữ

− Nhận xét
 Luyện nói
− Đọc tên chủ đề luyện nói
− Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa
+ Tranh vẽ gì?
+ Con hãy chỉ, giới thiệu từng người và vật
trong tranh ?
+ Bác nông dân đang làm gì ?
+ Con gà đang làm gì ?
+ Đàn chim đang làm gì ?
+ Mặt trời như thế nào ?
+ Con gì đã báo hiệu cho mọi người thức dậy ?
+ Tranh vẽ cảnh nông thôn hay thành phố?
+ Con có thích buổi sáng sớm không ? tại sao ?
+ Con thường dậy lúc mấy giờ, nhà con ai dậy
sớm nhất ?
4. Củng cố:
Đọc lại toàn bài học
Tìm từ có mang vần uc, ưc
Nhận xét
5. Nhận xét - Dặn dò:
− Về nhà xem lại các vần đã học
− Về đọc và viết bảng từ có mang vần uc, ưc
− Chuẩn bị bài 79 ôc – uôc

− Học sinh nêu
− Học sinh viết vở
− Hs nêu: Ai thức dậy sớm
nhất?
− Học sinh quan sát
− Học sinh nêu
− Hs đọc
− Hs thi nhau tìm nhận xét

__________________________________
Tuần 19 Trang 12

×