Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Chat su thi trong tieu thuyet cua Nguyen Minh Chau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.84 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Chất sử thi và chất tiểu thuyết trong </b>


<b>"Dấu chân người lính" của Nguyễn </b>


<b>Minh Châu</b>



<b>ThS Phạm Ngọc Hiền</b>


<i>Sở giáo dục đào tạo Phú Yên</i>




Thể loại tiểu thuyết sử thi (Roman - épopée) hình thành ở Nga vào thế kỷ XIX và sang thế
kỷ XX thì phổ biến rộng rãi trong các nước XHCN. Thể loại này mang trong mình một cấu trúc
rất phức tạp, bởi có sự kết hợp hai tính chất trái ngược nhau như lửa với nước, đó là “chất
sử thi” và “chất tiểu thuyết”. Trong lịch sử văn học thế giới, người ta đã chứng kiến sự hình
thành và phát triển của tiểu thuyết trên cơ sở phá bỏ phong cách cao cả và tính khn mẫu
của sử thi bằng tiếng cười Carnaval. Nhưng sự dung hồ trở lại hai tính chất này đã tạo nên
“bi kịch thể loại”. Trong đời sống văn học Việt Nam thời chiến tranh, diễn ra nhiều vụ phê bình
quy chụp, uốn nắn... làm cho nhiều tác phẩm bị thăng trầm cũng bắt đầu từ việc xử lý chưa
hợp thời mối tương quan giữa chất sử thi và chất tiểu thuyết của nhà văn. Nguyễn Minh Châu
là người tỏ ra nắm vững đặc điểm thể loại. Nhờ biết cách dung hợp hai tính chất trái ngược
này mà ông đã làm nên sự thành công vang dội của cuốn tiểu thuyết sử thi <i>Dấu chân người </i>
<i>lính</i>.


Trước hết, <i>Dấu chân người lính </i>có sự dung hợp giữa thể tài sử thi (lịch sử dân tộc) và thể
tài tiểu thuyết (thế sự, đời tư). Chủ đề cơ bản của <i>Dấu chân người lính</i> là lịch sử dân tộc. Nội
dung chủ yếu nói về cuộc hành quân, vây đánh giặc ở núi rừng Quảng Trị. Đề tài chiến tranh
chi phối hầu hết tất cả mọi hoạt động của các nhân vật ở các vùng miền, dân tộc, lứa tuổi,
giới tính, thành phần xã hội. Lấy ví dụ như gia đình chính uỷ Kinh, mỗi người đảm nhận một
nhiệm vụ riêng. Hai cha con Kinh, Lữ ra trận đánh giặc để thống nhất đất nước. Vợ ở nhà là
chiến sĩ “ba đảm đang” trong sản xuất để chi viện chiến trường. Cậu con trai thì đi du học để
chuẩn bị kiến thiết một đất nước giàu mạnh trong tương lai. Mọi quan hệ gia đình đều được


“qn sự hố”. Các nhân vật khác cũng vậy, tất cả các làng quê ở miền Bắc đều có mặt trong
cuộc hành quân vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc. Để dung chứa những sự kiện lớn lao ấy, tác
giả đã tạo nên một khơng gian chiến trường hồnh tráng và giới thiệu khá đầy đủ những tri
thức về chiến tranh: các loại binh chủng, tổ chức quân đội, kinh nghiệm chiến trường, tinh
thần chiến đấu của hai phe, các loại vũ khí, khung cảnh chiến trường... Nói tóm lại, nó gần
như một bộ tiểu thuyết lịch sử về chiến tranh cách mạng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

đi nghễu nghện” trước mặt các chiến sĩ giải phóng. Nhiều khi hai phe gặp nhau nhưng khơng
bắn nhau: “Có một lần các trinh sát viên chạm trán một toán địch, hai bên “gặp” nhau trong
một hoàn cảnh đặc biệt: anh em bên ta đi xác định bình độ phía nam hàng rào, tốn lính ngụy
có khoảng chừng chục tên đi đặt thêm hàng rào. Hai bên trông thấy nhau nhưng đều tránh
nhau”. Trong tác phẩm, ta thấy khi nào có cuộc đụng độ giữa qn giải phóng và lính Mỹ thì
súng nổ rất giịn giã. Bởi vì đó là hai dân tộc xa lạ nhau, nói như Hêghen “Khi các dân tộc ấy
nổi lên chống lại nhau thì khơng có mối quan hệ nào về đạo lý bị phá vỡ hết”(1)<sub>. Cịn khi có </sub>
cuộc đụng độ giữa người Việt với người Việt thì súng nổ ít giịn giã hơn. Lấy ví dụ trong lần
đơn vị Lượng đánh vào đồn lính ngụy, anh đã khơng dùng hoả lực mạnh và đặt thêm bộc phá
để giết sạch ngụy binh (như những lần đánh Mỹ) mà phát loa gọi hàng, gọi đích danh thằng
Kiếm. Hậu quả là anh bị thương nặng, và có thể đặt giả thiết rằng trong rất nhiều đạn găm
vào người Lượng, có đạn của thằng Kiếm. Tức là giúp người, người trả oán. Cuộc xung đột
chính trị trong nội bộ gia đình, dân tộc thường có sự trả giá đau đớn. Hêghen cho rằng,
những xung đột trong nội bộ gia đình, dịng họ, các cuộc nội chiến... là khơng thích hợp cho
sử thi mà chỉ thích hợp cho bi kịch(2)<sub>. Trong </sub><i><sub>Dấu chân người lính</sub></i><sub>, Nguyễn Minh Châu đã giải </sub>
quyết các bi kịch thế sự này theo hướng của sử thi, bằng cách cho Kiếm quay trở về cuộc
sống làm ăn lương thiện, kết thúc mâu thuẫn cha con, vợ chồng cũng chấm dứt cảnh “đời
riêng chẳng có gì vui vẻ” của ơng già Phang. Tác giả kết thúc trong sự chiến thắng của cách
mạng, cả một vùng rộng lớn được giải phóng, lịng người náo nức. Bởi vậy, tác phẩm vẫn
mang âm hưởng hùng ca.


<i> Dấu chân người lính</i> cịn khai thác cả đề tài đời tư, xoay quanh các mối tình bộ ba: Lữ -



Hiền - Moan và Xiêm - Lượng - Nết. Lữ thầm yêu trộm nhớ cô văn công Hiền trong khi cô này
lại cảm tình với Moan (bạn thân Lữ). Nết thầm yêu trộm nhớ Lượng, được Khuê (em Nết) và
các y bác sĩ làm xúc tác, nhưng Lượng lại hướng về Xiêm. Lượng đã “gây ra trong tâm hồn
Xiêm một niềm hy vọng và một tình yêu hết sức mãnh liệt”. “Đôi mắt Xiêm bao giờ cũng cháy
rực. Đôi mắt cầu khẩn tình u và khao khát địi giải phóng. Cho nên mối tình của Lượng đối
với Xiêm mỗi ngày càng trở nên tha thiết và ngang trái”. Điều gay cấn ở đây là Xiêm đã có
chồng - thằng Kiếm, kẻ thù của Lượng. Vậy, Kiếm sẽ giết Lượng hay Lượng sẽ giết Kiếm để
chiếm đoạt “vị nữ thần của núi rừng ấy”? Điều đáng ngạc nhiên là già Phang biết rõ mối tình
vụng trộm của con dâu mình và người đồng chí của mình nhưng làm ngơ để cho Xiêm tự lựa
chọn. Xiêm rơi vào tình trạng bi kịch. Đó là một chuyện tình “rất tiểu thuyết” nhưng lại được
xử lý theo cách của sử thi. Nghĩa là, Lượng vẫn đặt lợi ích của cách mạng lên trên lợi ích cá
nhân. Anh không muốn người ta đồn rằng: “một cán bộ giải phóng đã cướp vợ một tên lính
ngụy”. Điều bất ngờ hơn là trong một lần đánh đồn giặc, Lượng có chủ ý tìm kẻ tình địch của
mình để đem về cho người yêu của mình. Một hành động vừa công vừa tư, vừa sử thi nhưng
cũng vừa tiểu thuyết. Và cách giải quyết bi kịch cũng phù hợp với quan điểm cộng đồng.
Nhân vật sử thi là những con người đẹp đẽ, rất đáng để chiêm ngưỡng. Trong <i>Dấu chân </i>


<i>người lính</i>, ta gặp rất nhiều nhân vật đáng kính trọng như chính uỷ Kinh, Nhẫn, Lượng, Lữ,


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Văn vốn có “phong độ tỏ ra một con người thư thái và điềm đạm” và có vẻ đạo mạo nhờ “đơi
kính trắng”. Nhưng phong cách trang nghiêm của ơng cũng bị cánh lính trẻ hạ bệ: “Đồng chí
cán bộ sư đồn này kể một cách hào hứng giữa cuộc họp ở mặt trận bộ rằng chính mình có
gặp “cu cậu” đang cọ dép ở qng suối dưới chân đèo “chót thì bóp” (...) cánh lính trẻ nghịch
ngợm tán vung lên: “Tao thấy ơng ấy tắm truồng mà đeo kính”. Chi tiết này kết hợp cả cái
nghiêm nghị của sử thi (đeo kính) và cái khơi hài của tiểu thuyết (tắm truồng). Nói như
Bakhtin: “Người ta phá vỡ đối tượng, lột trần nó (lột bộ cánh đẳng cấp của nó): đối tượng trần
truồng trở nên nực cười”(3)<sub>.</sub>


Có thể nói, <i>Dấu chân người lính</i> là một rừng cười, cứ vài trang, ta lại nghe rộ lên tiếng
cười của các chàng lính trẻ. Hình như đối tượng nào cũng bị đem ra cười. Khơng chỉ có tiếng


cười mỉa mai châm biếm phe địch mà còn có cả tiếng cười bơng đùa vui nhộn hướng vào phe
ta như: chính uỷ Kinh, Thái Văn, bác Đảo cấp dưỡng, mẹ vợ của Đàm, các cô văn công và
giữa lính với nhau. Chức năng của tiếng cười hài hước ở đây rất đa dạng. Trước hết, nó rút
ngắn khoảng cách sử thi giữa các nhân vật và giữa nhân với với tác giả, độc giả. “Chính tiếng
cười đã phá bỏ khoảng cách sử thi và nói chung là mọi khoảng cách ngôi thứ - giá trị - ngăn
chia” (Bakhtin). Tiếng cười giúp cho các cấp chỉ huy xích lại gần chiến sĩ nhưng khơng có
nghĩa là các chiến sĩ không tôn trọng chỉ huy. Tiếng cười cịn có tác dụng xố tan những khắc
nghiệt của chiến tranh, nó thổi ngọn gió tiểu thuyết mát mẻ vào cái lị sử thi nóng nực. Tạo
cho con người có thêm sảng khối và nghị lực để vươn tới. Giọng “sang sảng” của sử thi đã
kiềm chế bớt giọng vui nhộn của tiểu thuyết. Tiếng cười cợt đã chấm dứt đúng chỗ để trả lại
khơng khí trang nghiêm của sử thi. Tinh thần của văn hoá lễ hội Carnaval cịn có tác dụng lột
trần sự khơng tương hợp giữa lời nói và việc làm, giữa bản chất và ngoại hình của nhân vật.
Chẳng hạn, nó lột trần “mặt nạ nhân cách” của một chàng lính đa tình, u lăng nhăng: “Cứ
mỗi tuần lễ, hắn viết về cho mỗi cô trong làng một lá thư. Các cô bé làng tớ đem tất cả những
bức thư của hắn đóng lại thành một tập, thỉnh thoảng đem ra đồng ngồi chụm đầu lại đọc”.
Người ta cho rằng con người sử thi “ruột để ngoài da”, nghĩ sao nói vậy, khơng bịa đặt.
Nhưng một số nhân vật trong <i>Dấu chân người lính</i> nói láo đại tài. “Cậu bịa đến khiếp đi được!
Các cậu ngồi với thằng Đàm một lúc mà xem, nó có thể bịa hàng “lơ” chuyện khơng hề có sự
thật (...) Cũng cóc có chuyện nào là sự thực cả. Hắn bịa tuốt”. Sử thi tôn trọng sự thật, không
thích bịa. Nhưng tiểu thuyết có quyền bịa và có tiếng cười giễu nhại sự giả tạo. <i>Dấu chân </i>


<i>người lính</i> đã dùng tiếng cười trào lộng tống tiễn những thói xấu để làm cho con người hồn


thiện hơn, đó là tinh thần của tiểu thuyết sử thi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

tiếng do trung đội trưởng Khuê chỉ huy “về sau được tường thuật trên một tờ báo nghiên cứu
quân sự, xem như một sáng tạo về chiến thuật đánh quân đổ bộ đường không”. Các cấp chỉ
huy tranh giành kéo Khuê về đơn vị mình. Sở dĩ nhân vật này tạo ra nhiều ngộ nhận là do tính
tình vui vẻ, hay đùa giỡn. Thực ra đó chỉ là “mặt nạ” che giấu một nỗi đau xé lòng là nhà anh
bị ném bom, mẹ và em bị chết. Khuôn mặt đã không thể hiện đúng nội tâm và tài năng nhân


vật. “Nom hắn vẫn như một thằng bé con” nên nhiều người tưởng lầm Khuê nông cạn, ngây
thơ. Lý do thứ ba, tính cách của Khuê chuyển biến theo thời gian, lớn dần theo sự từng trải
trong chiến đấu. Lượng nhận xét “Hắn tiến bộ nhanh lắm”. Càng ngày Khuê càng chững
chạc, càng dũng cảm. Như vậy ở nhân vật này có sự chuyển biến từ con người tiểu thuyết
sang con người sử thi.


Về mặt ngoại hình, nhân vật sử thi thường được miêu tả rất đẹp nhưng trong tiểu thuyết
không nhất thiết phải như vậy. Trong <i>Dấu chân người lính</i>, bên cạnh những nhân vật có ngoại
hình đẹp như Lượng, Lữ, Xiêm... ta cũng gặp nhiều nhân vật khơng có gì là đẹp. Chính uỷ
Kinh thì đầu trọc giống “Đường Tăng” nhưng chỉ khác ở chỗ có con mắt chột. Cán bộ Kh thì
có khn mặt giống con nít và “con mắt ti hí và đen láy của nó chính là mắt chết gái”. Chiến sĩ
Đàm, từng là giáo viên bị học trò nữ phán trước mặt là “thằng như con nít”. Ơng bác sĩ qn y
có nước da “đen thui”. “Lính cũng đủ loại: có anh cao lớn lộc ngộc, có anh lùn như một cái
nấm”. Cịn đây là chân dung của nhân vật Phán: “Hắn ta xuất hiện trước mắt các chiến sĩ
trinh sát già dặn của Lượng với một mái tóc “cua” dựng ngược nom đến là ngạo mạn. Về
ngôn ngữ, các anh hùng của chúng ta cũng biết văng tục: “Tiên sư cái thằng Mỹ này”, “Trông
thấy cái... mẹ mày”, “Chuyện ấy kệ thây mẹ nó...”... Bên cạnh cách xưng hơ trang trọng của
sử thi như: đồng chí, thủ trưởng, anh, chị, gọi tên riêng... các nhân vật cũng dùng cách xưng
hơ thân mật: mày, tao, thằng, hắn, nó... Ngay cả cách xưng hô của tác giả cũng suồng sã:
“Rõ ràng cu cậu đang cố hết sức làm ra vẻ mặt tự nhiên, bình thản”. Cách xưng hơ như vậy là
thiếu trang trọng nhưng mật độ không nhiều, bởi vậy không ảnh hưởng đáng kể đến phong
cách cao cả của sử thi.


Bakhtin nói: “Trong thế giới sử thi, khơng có chỗ cho bất cứ một sự dang dở, một sự
chưa quyết đoán, một sự “có vấn đề” nào hết (...) Tính hồn tất tuyệt đối và khép kín là một
thuộc tính rất đặc sắc của quá khứ sử thi (...) Tiểu thuyết tiếp xúc với môi trường cái hiện đại
chưa hồn thành, chính đặc điểm này khơng cho phép thể loại ấy bị đông cứng lại. Người viết
tiểu thuyết thiên về tất cả những gì cịn chưa xong xi”(6)<sub>. Để minh hoạ điều ấy, ta hãy trở lại </sub>
với các mối tình bộ ba. Sau khi kết thúc tác phẩm, độc giả vẫn còn thắc mắc: Sau khi Lữ chết,
liệu Hiền và Moan có đến với nhau khơng? Cịn Lượng và Xiêm từng nhiều lần gặp nhau


trong đêm khuya, vậy họ đã “có gì” với nhau chưa? Nếu có, thì Lượng có phải là một cán bộ
mẫu mực, cịn Xiêm có phải là người đàn bà chung thuỷ với chồng? Sau khi thằng Kiếm trở
về, hai vợ chồng vẫn duy trì tình trạng “chiến tranh lạnh”, liệu Xiêm có đồng ý cho Kiếm “làm
chồng” của mình khơng? Hay vẫn cịn đứng trước ngã ba đường, và sẽ rẽ về hướng nào?
Nỗi lòng của Lượng ra sao và liệu anh có trở thành người yêu của Nết? Mọi vấn đề vẫn còn
bỏ ngỏ để bạn đọc suy đoán, tranh luận và câu trả lời của mỗi độc giả có thể khơng giống
nhau. Tác giả đã tạo ra một khơng khí dân chủ của tiểu thuyết. Cuối tác phẩm, chiến dịch Khe
Sanh kết thúc trong sự chiến thắng của quân giải phóng. Đối với sử thi thì đến đây cuộc chiến
được chấm dứt hồn tồn, mỹ mãn. Nhưng <i>Dấu chân người lính</i> lại có lối kết thúc nửa khép
nửa mở của tiểu thuyết sử thi. Sau khi chiến thắng Khe Sanh, các chiến sĩ lại tiếp tục lên
đường đi đánh trận mới. Và trong trận đánh tiếp theo, ai còn, ai mất? Họ sẽ thắng hay thua?
Và cuộc chiến sẽ kéo dài đến bao giờ? Tác giả khơng nói rõ (vì khi tác giả viết, cuộc chiến
vẫn còn và các nhân vật đang đi đi lại lại bên cạnh tác giả). Vậy, <i>Dấu chân người lính</i> mang
thời hiện tại chưa hoàn thành. Và đây cũng là hạt nhân cơ bản làm nên “chất tiểu thuyết” của
tác phẩm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>

<!--links-->

×