Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Vì sao nhà nước dân chủ cần có Hiến pháp? Em hãy làm rõ tính chất dân chủ được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.97 KB, 12 trang )

1

A. MỞ ĐẦU
Hiến pháp với tư cách là một đạo luật cơ bản của nhà nước, văn bản có hiệu lực
pháp lý cao nhất của quốc gia. Những quy định của Hiến pháp về dân chủ ràng buộc
trách nhiệm của nhà nước, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm dân chủ.
Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa dân chủ và Hiến pháp, nên em
phân tích đề tài số 01 “Vì sao nhà nước dân chủ cần có Hiến pháp? Em hãy làm rõ
tính chất dân chủ được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013” để tìm hiểu rõ hơn về
vấn đề này.
B. NỘI DUNG
I. Một số nội dung cơ bản về dân chủ và hiến pháp
1.1.

Quan niệm chung về dân chủ và nhà nước dân chủ

Dân chủ (tiếng Anh là Democracy) có gốc từ tiếng Hy Lạp; nghĩa gốc của từ
cũng là nghĩa cơ bản của khái niệm là: “chính quyền của dân, thực hiện quyền lực của
dân”1 Có thể diễn đạt một cách tổng quát, dân chủ tức quyền lực thuộc về nhân dân
hay quyền làm chủ của nhân dân.
Nhà nước dân chủ là một hình thái nhà nước2. Nhà nước dân chủ thừa nhận
nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và
quyền con người.
1.2.

Khái niệm Hiến pháp

Theo giáo trình Luật Hiến pháp, Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật
có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc

1 />2 Dưới chế độ nơ lệ và phong kiến chỉ tồn tại hình thái nhà nước chi ếm hữu nơ l ệ và hình thái nhà n ước phong


kiến mà khơng hình thành hình thái nhà nước dân chủ vì tư tưởng thần quy ền và phân bi ệt đ ẳng cấp hà kh ắc đã
tước bỏ tự do, dân chủ của nhân dân


2

gia, chế độ chính trị, chinh sách kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước,
địa vị pháp lý của con người và công dân.3
Hiến pháp là văn bản có vị trí cao nhất trong thang bậc hiệu lực pháp lý, đóng
vai trị là đạo luật gốc, làm cơ sở cho các văn bản khác trong hệ thống các văn bản
quy phạm pháp luật của mỗi quốc gia. Những nội dung không thể thiếu trong hầu hết
các bản hiến pháp, đó là những quy định về cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và
ghi nhận quyền con người, quyền công dân đã làm cho hiến pháp đóng một vai trị
quan trọng trong việc đảm bảo tính dân chủ nhân dân.
II. Lý do Nhà nước dân chủ cần có Hiến pháp
2.1. Hiến pháp là cơng cụ pháp lý đảm bảo tính dân chủ
Lịch sử tồn tại và phát triển của hiến pháp gắn liền với lịch sử phát triển của
loài người. Do nhu cầu chung sống, duy trì sự tồn tại và phát triển, con người cần có
nhà nước. Các nhà nước cần được xây dựng dựa trên những quy tắc tổ chức để bảo
đảm rằng bộ máy cơ quan của nó có thể quản lý được mọi hoạt động trong xã hội một
cách hiệu quả. Vì vậy, khi xuất hiện nhà nước sự tồn tại của Hiến pháp là một tất yếu
dù nó có được thừa nhận hay gọi tên, định nghĩa là “Hiến pháp” hay không.
Trong thiết chế dân chủ, quyền của đa số, quyền bình đẳng của cơng dân, tính
tối cao của pháp luật được chính thức thừa nhận; đồng thời, các cơ quan quyền lực
phải do bầu cử mà ra. Ở đây, pháp luật được xem là nguyên tắc tối thượng của việc
xây dựng thiết chế, quản lý và điều hành xã hội, là nền tảng trật tự xã hội và là chuẩn
mực có tính chất cưỡng chế nhằm điều chỉnh hành vi của các cá nhân và các quan hệ
trong xã hội. Thượng tơn pháp luật chính là ngun tắc cơ bản của nền dân chủ. Dân
chủ không thể nảy sinh và tồn tại mà các quan hệ xã hội không được điều chỉnh bằng
pháp luật mà bằng các chuẩn mực xã hội khơng có tính khn mẫu, bắt buộc thi hành

cho tồn xã hội (đạo đức, tơn giáo, phong tục tập qn) vì những chuẩn mực này
khơng đủ vững chắc để bảo đảm thực hiện quyền dân chủ. Dân chủ chỉ có thể được
3 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Hà Nội, Nxb. Chính trị, 2019,Tr.47


3

hiện thực ở trong một xã hội mà những cam kết về sự tự do của công dân hay cá nhân
ấy phải được ghi nhận và quy định thành luật, nghĩa là trong một xã hội được tổ chức
chặt chẽ bởi thiết chế luật pháp4.
Mà Hiến pháp là đạo luật gốc, mang tính định hướng, có hiệu lực chi phối đến
hệ thống pháp luật nên tính chất của hệ thống pháp luật phụ thuộc vào quy định của
Hiến pháp. Hiến pháp có tác dụng khẳng định tính chính đáng của nhà nước, bảo đảm
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, xác định những phương thức nhân dân thực
hiện quyền lực nhà nước và ngăn chặn sự xâm phạm của chính quyền lực nhà nước
đến các quyền và tự do của người dân. Hiến pháp, do đó, rất cần thiết cho nền dân chủ
của đất nước cũng như mỗi người dân.5
2.2.

Hiến pháp là cơng cụ pháp lý bảo vệ tính dân chủ
Hiến pháp không chỉ đơn thuần và về mặt hình thức là đạo luật có hiệu lực cao

nhất trong hệ thống pháp luật mà trước hết là một văn bản thể hiện ý chí của nhân
dân, là hiện thân của chủ quyền nhân dân. Thông qua Hiến pháp, nhân dân thực hiện
trực tiếp và gián tiếp (ủy quyền) cho các thiết chế Nhà nước. Hay còn gọi Hiến pháp
là một bản “khế ước xã hội”, là “hợp đồng” giữa người dân và nhà nước, người dân
“thỏa hiệp” với nhà nước để tìm ra cách thức tổ chức nhà nước và quản lý xã hội
mang lại nhiều lợi ích nhất cho tất cả các chủ thể. Thông qua Hiến pháp,người dân từ
bỏ một số quyền tự do nhất định của mình để trao quyền lực cho nhà nước và trên cơ
sở đó, nhà nước có trách nhiệm chăm lo cho đời sống nhân dân cũng như phải đảm

các quyền của nhân dân trong đó có quyền dân chủ đã được ghi nhận trong Hiến
pháp. Trên cơ sở tinh thần của Hiến pháp, nhà nước xây dựng pháp luật và vận hành
pháp luật phải làm thế nào đáp ứng được các yêu cầu Hiến pháp đã đặt ra. Những văn
bản quy định trái với Hiến pháp đều bị hủy bỏ, những hành vi vi phạm đến quy định
Hiến pháp sẽ bị xử lý. Vì vậy, khi dân chủ được ghi nhận trong Hiến pháp tức là Nhà

4 Hoàng văn nghĩa, Dân chủ và thực hiện quyền dân chủ, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 1/2003
5 ABC về Hiến pháp: 83 câu hỏi - đáp, nxb Thế Giới, Ql 2013;


4

nước phải có trách nhiệm thực thi dân chủ, đảm bảo dân chủ và bảo vệ dân chủ khỏi
mọi sự xâm phạm.
III. Tính chất dân chủ được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013
Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận tính chất dân chủ như sau: “Nhà nước Cộng
hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân
dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân và Nhà nước bảo đảm và
phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm
quyền con người, quyền công dân”6.
Theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013, quyền làm chủ của nhân dân hay tính
chất dân chủ được thực hiện chủ yếu trên 03 phương diện cơ bản sau:
1, Nhân dân bầu ra cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội và Hội đồng nhân
dân các cấp) và thông qua cơ quan này thành lập bộ máy nhà nước (hệ thống cơ quan
hành pháp và cơ quan tư pháp). Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thơng
qua các đại diện do mình bầu ra tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp gọi là
hình thức dân chủ đại diện. Quốc hội thay mặt nhân dân cả nước làm, sửa đổi Hiến
pháp và luật, thực hiện quyền giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng,
trọng đại của đất nước; Hội đồng nhân dân thay mặt người dân địa phương thực hiện

quyền giám sát tại địa phương và quyết định những vấn đề quan trọng tại địa phương.
Những vấn đề quan trọng của đất nước và địa phương đều có sự tham gia của các cơ
quan quyền lực, nên việc bầu ra người nhân dân tin tưởng, đại diện cho nhân dân để
bảo vệ quyền lợi cho nhân dân là điều rất quan trọng. Vì vậy quyền bầu ra các cơ
quan đại diện hay “quyền bầu cử” là một trong những quyền thể hiện tính “dân chủ”
của một quốc gia. Nếu cuộc bầu cử thật sự diễn ra đúng đắn, minh bạch, công khai thì
tính dân chủ sẽ được phát huy tối đa.

6 Xem Điều 2, Điều 3 Hiến pháp Việt Nam năm 2013


5

2- Nhân dân tham gia trực tiếp vào quản lý nhà nước và xã hội, quyết định các
vấn đề trọng đại của đất nước gọi là dân chủ trực tiếp. Cụ thể các quyền dân chủ trực
tiếp được quy định trong Hiến pháp 2013 là: Công dân đủ hai mươi mốt tuổi trở lên
có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân (Điều 27); Cơng dân có quyền
tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà
nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công
dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận,
phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân (Điều 28); Công dân đủ 18 tuổi trở lên có
quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý (Điều 29); Nhân dân có
quyền cho ý kiến về dự thảo Hiến pháp (Khoản 3 Điều 120); Đề nghị bãi nhiệm đại
biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân khi khơng cịn tín nhiệm (Khoản 2 Điều 7)
Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã mở ra triển vọng cho việc thúc đẩy dân chủ
trực tiếp ở Việt Nam trong những năm tới. Cùng với việc tái khẳng định các quy định
về trưng cầu ý dân, bãi miễn đại biểu dân cử và quyền tham gia quản lý nhà nước, xã
hội của người dân như đã nêu trong các Hiến pháp 1980, 1992, Hiến pháp 2013 lần
đầu tiên quy định cụ thể rằng, nhân dân có hai phương thức thực hiện quyền lực nhà
nước là bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện (Điều 6). Thêm vào đó, nó cũng tái

quy định quyền cho ý kiến về dự thảo hiến pháp của nhân dân (Điều 120 khoản 3) mà
đã từng được ghi nhận trong Hiến pháp 1946, đồng thời ấn định trách nhiệm của Nhà
nước phải: “…tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công
khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân” (Điều
28). Những quy định mới này cho thấy ý định của các nhà lập hiến là củng cố nền
tảng hiến định về dân chủ trực tiếp ở nước ta, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết
về hồn thiện khn khổ pháp luật để thực thi các quy định đó trong thực tế.7
3- Nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với các hoạt động của các cơ quan
nhà nước, của các bộ, công chức làm việc trong các cơ quan đó. Khoản 2 Điều 8 Hiến
7 Vũ Công Giao, Cầm Thị Lai, Dân chủ trực tiếp trên thế giới và dân chủ trực tiếp ở nước ta , Nghiên cứu lập pháp,
2014;


6

pháp 2013 ghi nhận quyền giám sát của nhân dân “Các cơ quan nhà nước, cán bộ,
công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt
chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân...” Đây là một
trong những phương thức rất quan trọng thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Thông qua việc giám sát, nhân dân kịp thời phát hiện những việc làm sai trái, vi phạm
pháp luật của cơ quan nhà nước, của cán bộ, cơng chức; kiến nghị với cơ quan, người
có thẩm quyền các biện pháp xử lý các vi phạm pháp luật, kịp thời sửa đổi, bổ sung
cơ chế chính sách, pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng nhà nước trong
sạch, vững mạnh.Hoạt động giám sát của nhân dân được thực hiện thông qua nhiều
phương thức khác nhau trong đó chủ yếu thơng qua hoạt động giám sát của các cơ
quan dân cử (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) 8; giám sát của các tổ chức tự
quản cơ sở 9 và trực tiếp thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình theo quy định của
pháp luật10
C. KẾT LUẬN
Ngay từ khi thành lập nước, tự do dân chủ đã trở thành vấn đề ưu tiên hàng đầu,

là mục tiêu phấn đấu của nhà nước cách mạng. Nước ta hiện nay đang trong quá trình
xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, để sự nghiệp đổi mới đạt nhiều thành tựu mới, một trong những vấn
đề tiên quyết cần tiếp tục là phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì
dân. Nhà nước phải thường xuyên phát huy quyền làm chủ của nhân dân đi đôi với
việc tăng cường kỷ cương, phép nước, giải quyết hài hịa các mối quan hệ lợi ích, tiếp
tục tạo ra hành lang pháp lý đa dạng hơn để người dân phát huy tối đa quyền làm chủ
của mình trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước các cấp.

8 Hiến pháp 2013 ghi nhận các hình thức giám sát của nhân dân thơng qua các t ổ chức chính tr ị - xã h ội (Đi ều 9),
thông qua Quốc hội (Điều 69, Điều 70), Hội đồng nhân dân các cấp (Khoản 2 Điều 113);
9 Gồm: Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;
10 Khoản 1 Điều 30 Hiến pháp quy định “ Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có th ẩm
quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. ”


7

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp 2013;
2. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Hà Nội, Tư pháp,
2019;
3. Vũ Công Giao, Cầm Thị Lai, Dân chủ trực tiếp trên thế giới và dân chủ trực tiếp
ở nước ta, Nghiên cứu lập pháp, 2014;
4. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995;
5. Hoàng văn nghĩa, Dân chủ và thực hiện quyền dân chủ, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 1/2003;
6. ABC về Hiến pháp: 83 câu hỏi - đáp, Nxb Thế Giới, Ql 2013;
7.


/>

8

dd


9

dd


10

dd


11

dd


12

dd



×