Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tại sao nhà nước có tính xã hội và tính xã hội của nhà nước được thể hiện như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.58 KB, 2 trang )

Nhà nước và Pháp luật đại cương - 17 câu hỏi ôn tập
Họ và tên : Nguyễn Minh Tình
Lớp : K50 KTCT
Câu 4: Tại sao nhà nước có tính xã hội và tính xã hội của nhà nước được thể
hiện như thế nào?
Bản chất của nhà nước được quy định bởi nhiều nhân tố, nhưng có hai nhân tố cơ
bản và quan trọng nhất là cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội của nó, vì bất kỳ nhà nước nào cũng
được hình thành trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định và nó tồn tại, phát triển được cũng
nhờ vào những cơ sở kinh tế - xã hội ấy. Bản chất của nhà nước biểu hiện ở hai tính chất
cơ bản của nó là tính giai cấp và tính xã hội.
Nhà nước nào cũng mang tính giai cấp vì nó ra đời, tồn tại, phát triển trong xã hội
có giai cấp, là sản phẩm của đấu tranh giai cấp và do một giai cấp (hoặc liên minh giai cấp)
nắm giữ.
Tính xã hội của nhà nước được thể hiện tập chung trong các hoạt động quản lý kinh
tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, y tế, an ninh, trật tự xã hội và các hoạt động
khác. Tính xã hội của Nhà nước là thuộc tính khách quan và phổ biến của mọi Nhà
nước .Nhà nước phải giải quyếtt những công việc chung, giai cấp thống trị không thể quản
lý .Nhà nước nếu không chú ý đến lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác.
Nhà nước ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp, bao gồm: giai cấp thống trị, giai
cấp bị trị và các tầng lớp dân cư khác. Giai cấp thống trị tồn tại trong mối quan hệ với các
giai cấp và tầng lớp khác. Ngoài phục vụ giai cấp thống trị, nhà nước còn giải quyết những
vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, đảm bảo trật tự chung, ổn định giá trị chung của xã
hội để xã hội tồn tại và phát triển. Nhà nước bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền và giai
cấp khác khi lơợiích đó không mâu thuẫn với nhau. Đó chính là tính xã hội của nhà nước.
Tuy nhiên, biểu hiện cụ thể và mức độ thực hiện vai trò xã hội là khác nhau ở những kiểu
nhà nước khác nhau, và ngay trong một kiểu nhà nước cũng khác nhau ở từng giai đoạn
phát triển và tuỳ điều kiện kinh tế xã hội.
Câu 5: Em hiểu thế nào về nhận định nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước
"nửa" nhà nước?
Nhà nước xã hội chủ nghĩa được tổ chức theo tiêu chí nhà nước pháp quyền thực
chất vẫn là chuyên chính của giai cấp công nhân, là kiểu "nhà nước nửa nhà nước" với


những chức năng khác hẳn các nhà nước của giai cấp thống trị bóc lột. Sự thống nhất giữa
lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị - giai cấp công nhân - với lợi ích của quần chúng nhân
dân lao động chiếm đại đa số trong xã hội tạo cho nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
thực sự trở thành một định chế xã hội hoàn toàn của dân, do dân, vì dân; làm cho đời sống
xã hội dân sự phát triển hài hoà trên cơ sở đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân
dân.
Nhà nước XHCN là nhà nước nửa nhà nước vì :
Nhà nước có 2 chức năng là:
Nguyễn Minh Tình – K50 KTCT
Nhà nước và Pháp luật đại cương - 17 câu hỏi ôn tập
1. Bảo vệ giai cấp thống trị, đàn áp phản kháng của các giai cấp khác
2. Tổ chức quản lí XH
Nhà nước là 1 phạm trù lịch sử chỉ ở công cụ bạo lực, trấn áp. Cùng với sự phát
triển của XH công cụ bạo lực trấn áp của nhà nước mất dần đi, chức năng quản lí XH ngày
càng tăng. Đến Nhà nước XHCN thì chức năng bạo lực mất đi, chỉ còn chức năng tổ chức
quản lí XH và tính giai cấp nên mới gọi là nhà nước nửa nhà nước.
Khái niệm " nhà nước là của toàn dân " nếu xét trong chế độ cộng sản là hoàn toàn
đúng . Còn nói với " nhà nước nửa nhà nước " - nói về nhà nước trong XHCN , như chúng
ta thì về mặt pháp luật ý nghĩa đó là đúng , về mặt chính trị thì nhà nước thuộc về mọi
người dân yêu nước , có nhận thức đúng đắn về chế độ và bảo vệ chế độ của mình .
Theo V.I. Lênin, nhà nước chuyên chính vô sản (hay nhà nước xã hội chủ nghĩa)
không còn nguyên nghĩa như nhà nước của chủ nghĩa tư bản, mà là "nhà nước nửa nhà
nước", với tính tự giác, tự quản của nhân dân rất cao, thể hiện các quyền dân chủ, làm chủ
và lợi ích của chính mình ngày càng rõ hơn.
Câu 13: Tại sao pháp luật có tính giai cấp? Biểu hiện?
Cũng giống như bản chất của nhà nước, bản chất của pháp luật thể hiện trước hết ở
tính giai cấp. Tính giai cấp của pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị
trong xã hội, nội dung ý chí đó được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp
thống trị. Ý chí của giai cấp thống trị được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục

đích điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật là yếu tố điều chỉnh về mặt giai cấp các quan
hệ xã hội nhằm định hướng cho các quan hệ xã hội phát triển theo một mục tiêu, một trật
tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị.
Với ý nghĩa đó pháp luật chính là công cụ thể hiện sự thống trị của giai cấp.
Ví dụ: Pháp luật chủ nô là pháp luật của giai cấp chủ nô do giai cấp này đặt ra trước
hết là vì lợi ích của nó. Pháp luật chủ nô quy định công khai quyền lực vô hạn của chủ nô
và tình trạng vô quyền của giai cấp nô lệ.

Bên cạnh tính giai cấp, không thể coi nhẹ giá trị xã hội to lớn của pháp luật vì trong
cuộc sống hàng ngày các cá nhân và tổ chức có mối quan hệ với nhau rất đa dạng được thể
hiện qua những hành vi xử sự khác nhau. Xã hội thông qua nhà nước ghi nhận những cách
xử sự hợp lý, khách quan được số đông chấp nhận phù hợp với lợi ích của số đông trong
xã hội, cách xử sự này được nhà nước thể chế hóa thành những quy phạm pháp luật. Giá trị
xã hội của pháp luật còn được thể hiện ở chỗ một quy phạm pháp luật vừa là thước đo của
hành vi con người vừa là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội, là
công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh các quá trình xã hội. Ngoài ra pháp luật còn có
tính dân tộc, tính mở.
Nguyễn Minh Tình – K50 KTCT

×