Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Đảng bộ tỉnh đồng nai lãnh đạo phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 1996 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.46 MB, 202 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV
KHOA LỊCH SỬ


ĐỖ THỊ THU PHƯƠNG

ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
GIAI ĐOẠN TỪ 1996 – 2013
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.56

TP. Hồ Chí Minh - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV
KHOA LỊCH SỬ


ĐỖ THỊ THU PHƯƠNG

ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
GIAI ĐOẠN TỪ 1996 – 2013
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.56


Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Hà Minh Hồng

TP. Hồ Chí Minh - 2015


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ........................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ..................................................... 10
5. Đóng góp khoa học của luận văn ................................................................... 12
6. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ..................... 13
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ........................... 13
1.1.1. Khoa học ............................................................................................... 13
1.1.2. Công nghệ ............................................................................................. 14
1.1.3. Mối quan hệ giữa khoa học và cơng nghệ.............................................. 17
1.1.4. Vai trị và thách thức của khoa học và công nghệ.................................. 20
1.2. QUAN ĐIỂM VỀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ............. 25
1.3. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH ĐỒNG NAI VÀ TÌNH HÌNH KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ TỈNH ĐỒNG NAI TRƯỚC NĂM 1996 ..................................... 31
1.3.1. Khái quát về tỉnh Đồng Nai ................................................................... 31
1.3.2. Tình hình khoa học và cơng nghệ tỉnh Đồng Nai trước năm 1996 ........ 40
CHƯƠNG 2: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỪ NĂM 1996 – 2013 .................................... 53
2.1. ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ

CÔNG NGHỆ (GIAI ĐOẠN 1996 – 2005) ........................................................ 53
2.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về phát triển khoa
học và cơng nghệ từ 1996 đến 2005 ................................................................ 53
2.1.2. Q trình chỉ đạo thực hiện phát triển khoa học và công nghệ ở Đồng
Nai trong giai đoạn 1996 – 2005 .................................................................... 61


2.1.3. Kết quả quá trình chỉ đạo thực hiện phát triển khoa học và công nghệ
của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1996 - 2005 ......................................... 69
2.2. ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2013.............................. 75
2.2.1. Những điều kiện mới đặt ra đối với việc phát triển KH&CN giai đoạn
2005 – 2013 .................................................................................................... 75
2.2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về đẩy mạnh phát triển khoa học
và công nghệ (2005 – 2013) ............................................................................ 84
2.2.3. Đảng bộ tỉnh Đồng Nai chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh phát triển khoa học
và công nghệ từ 2005 đến 2013 ....................................................................... 88
2.2.3.1. Những giải pháp mới về khoa học và công nghệ ............................. 88
2.2.3.2. Những kết quả khoa học và công nghệ (2005 – 2013) ................... 103
2.2.3.3. Một số hoạt động cụ thể của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng
Nai............................................................................................................. 114
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở ĐỒNG NAI
............................................................................................................................ 123
3.1. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ (1996 – 2013) ........................................................................... 123
3.1.1. Thành tựu ............................................................................................ 123
3.1.2. Hạn chế............................................................................................... 138
3.1.3. Nguyên nhân ....................................................................................... 143
3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO .................................................. 148

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 165
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 172
PHỤ LỤC........................................................................................................... 180


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ban cán sự

BCS

Ban Chấp hành

BCH

Ban Thường vụ

BTV

Cán bộ cơng chức

CBCC

Cơ sở dữ liệu

CSDL

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH


Cơng nghệ thơng tin

CNTT

Cụm cơng nghiệp

CCN

Hội đồng nhân dân

HĐND

Khoa học công nghệ

KHCN

Khoa học và công nghệ

KH&CN

Khoa học kỹ thuật

KHKT

Khoa học và kỹ thuật

KH&KT

Khoa học xã hội và nhân văn


KHXH&NV

Khu công nghiệp

KCN

Kinh tế - xã hội

KT-XH

Phổ thông trung học

PTTH

Trung học cơ sở

THCS

Ủy ban nhân dân

UBND

Xã hội chủ nghĩa

XHCN


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

Khoa học và công nghệ là một lĩnh vực có vai trị quan trọng tác động
mạnh mẽ đến việc phát triển đất nước. Bước vào thế kỷ XXI, lĩnh vực này
càng đặc biệt quan trọng, bởi các thành tựu của KH&CN có tác động và làm
biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội, đẩy nhanh sự phát triển
của lực lượng sản xuất, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các
quốc gia.
Việt Nam thuộc các nước đang phát triển, đang ở trong xu thế tồn cầu
hóa và hội nhập quốc tế cho nên khơng nằm ngồi sự tác động mạnh mẽ của
KH&CN đối với sự phát triển của đất nước. Mặt khác, để rút ngắn thời gian
phát triển và thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế
giới, thực hiện được mục tiêu chiến lược đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, một trong những giải pháp
quan trọng đó chính là đầu tư phát triển KH&CN.
Ngay từ Đại hội III năm 1960, Đảng ta đã coi khoa học – công nghệ là
then chốt trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Sau
khi đất nước thống nhất, tại Đại hội IV năm 1976 Đảng ta đã xác định khoa
học – công nghệ là một trong ba cuộc cách mạng ở nước ta. Đến Đại hội VII
năm 1991, Đảng ta xác định khoa học – công nghệ cùng với giáo dục – đào
tạo được khẳng định là quốc sách hàng đầu.
Trong thời kỳ đổi mới, Bộ Chính trị BCH Trung Ương Đảng đã ban
hành các nghị quyết chuyên đề về KH&CN như Nghị quyết 37 của Bộ
Chính trị (khóa IV), Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị (khố VI), Nghị quyết
01 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VII). Tại Hội nghị
lần thứ hai BCH Trung ương Đảng (khóa VIII) đã ban hành Nghị quyết số

1


02-NQ/HNTW, ngày 24 tháng 12 năm 1996 về định hướng chiến lược phát
triển KH&CN trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000. Gần

đây nhất tại Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành
Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng 10 năm 2012 về phát triển
KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
Cùng với cả nước thực hiện chủ trương của Đảng về CNH, HĐH đất
nước từ năm 1996, Đồng Nai là một trong những tỉnh tiên phong thực hiện
chủ trương này đã đề ra phương hướng: “… khai thác và tận dụng mọi
nguồn lực cho yêu cầu đầu tư phát triển KT-XH theo hướng CNH, HĐH.
Phấn đấu xây dựng Đồng Nai thành một tỉnh công nghiệp phát triển, từng
bước CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn…” (Văn kiện Đại hội Đảng bộ
tỉnh Đồng Nai lần thứ VI). Để thực hiện chủ trương đó cần có nhiều giải
pháp, một trong những giải pháp quan trọng để từng bước đưa Đồng Nai trở
thành một tỉnh cơ bản CNH, HĐH là phát triển khoa học – công nghệ.
Trong những năm vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng
Nai, KH&CN của tỉnh phát triển rất mạnh mẽ với nhiều thành tựu nổi bật,
với những cách làm mới, sáng tạo đã được áp dụng vào trong các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, an ninh – quốc phịng… Từ đó đã có những đóng góp to
lớn vào việc phát triển KT-XH tỉnh Đồng Nai, đời sống nhân dân từng bước
được nâng lên; hệ thống chính trị được củng cố; năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng bộ từng bước được nâng cao; quản lý, điều hành của
chính quyền các cấp ngày càng hiệu quả hơn; dân chủ được mở rộng; sức
mạnh của khối đại đồn kết dân tộc khơng ngừng phát huy. Đến nay, Đồng
Nai đã đóng góp 12,1% GDP, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước đạt
10,9 tỷ USD, thu ngân sách trên địa bàn đạt 26.926 tỷ đồng bằng 103% dự
toán Trung ương giao và là địa phương đứng thứ tư về mức bình quân GDP

2


trên đầu người của cả nước (số liệu năm 2012). Những thành tựu to lớn và

có ý nghĩa lịch sử đó đã minh chứng cho vai trị lãnh đạo đúng đắn và sáng
tạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai trong phát triển KH&CN để từng bước đưa
Đồng Nai trở thành một tỉnh cơ bản CNH, HĐH.
Đó chính là lý do tác giả chọn vấn đề “Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo
phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn từ 1996 - 2013” để làm đề tài
luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Mục đích nghiên cứu của đề tài
Làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng
Nai lãnh đạo phát triển KH&CN giai đoạn từ 1996 đến 2013. Qua đó khẳng
định sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh trong vận dụng quan điểm,
đường lối của Đảng về phát triển KH&CN vào thực tiễn địa phương. Làm rõ
những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân nhằm rút ra những kinh nghiệm
bước đầu để vận dụng chỉ đạo thực hiện phát triển KH&CN của tỉnh giai
đoạn mới.
* Nhiệm vụ của đề tài
+ Nghiên cứu làm rõ tình hình hoạt động KH&CN ở tỉnh Đồng Nai giai
đoạn 1996 – 2013.
+ Làm rõ quan điểm của Đảng, chính sách Nhà nước về KH&CN và
q trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng
vào quán triệt và thực hiện phát triển KH&CN trong sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước, hội nhập quốc tế.
+ Làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong lãnh đạo chỉ
đạo thực hiện phát triển KH&CN giai đoạn 1996 – 2013 của Đảng bộ tỉnh
Đồng Nai đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm làm cơ sở để Đảng bộ
tỉnh lãnh đạo phát triển KH&CN hiệu quả hơn trong giai đoạn tiếp theo.

3


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Khoa học và công nghệ là lĩnh vực được Đảng và Nhà nước coi là quốc
sách hàng đầu trong phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn
hiện nay. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học đặc biệt quan
tâm nghiên cứu và đã có nhiều cơng trình được viết dưới dạng sách, đề tài
khoa học, bài viết… về KH&CN, cụ thể là:
* Sách:
- “Khoa học và công nghệ lực lượng sản xuất hàng đầu” – GS.TS.
Vũ Đình Cự. Trên cơ sở thu thập, hệ thống hóa một số bài viết đã đăng tải
trên các tạp chí, báo và một số báo cáo tại các hội nghị khoa học, tác giả đã
bổ sung cập nhật thêm một số vấn đề mới về KH&CN. Tác giả đề cập đến
một số vấn đề chính sách, phương hướng phát triển KH&CN ở nước ta trong
quá trình đổi mới. Đặc biệt tác giả trình bày mối quan hệ giữa KH&CN với
sự phát triển kinh tế thị trường có định hướng XHCN. Tác giả cũng nêu các
phương hướng cần chú trọng và phương hướng đặc thù của sự phát triển
KH&CN nước ta trong giai đoạn mới: CNH, HĐH đất nước.
- “Sự lãnh đạo của Đảng với một số lĩnh vực trọng yếu trong đời
sống xã hội nước ta” – Lê Văn Lý (chủ biên) – Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1999. Tác giả đưa ra những căn cứ lý luận và thực tiễn để xác định nội
dung và phương thức lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu của
đời sống xã hội nước ta và cụ thể hóa những nội dung, phương thức đó vào
từng lĩnh vực là cần thiết. Trên cơ sở đó, tác giả kiến nghị những giải pháp
nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà
nước, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới.
- “Khoa học - công nghệ và kinh tế thị trường ở Việt Nam”, PGS.
Phan Thanh Phố, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1994. Để góp thêm lời giải thích
cho các câu hỏi trong chiến lược phát triển nhanh nền kinh tế nước ta theo

4



mục tiêu định hướng “dân giàu, nước mạnh và xã hội văn minh”, tác giả đã
đưa ra một số vấn đề sau: Thứ nhất, tác giả giải trình tương đối có hệ thống
những vấn đề có lý luận chung về mối quan hệ biện chứng giữa khoa học
công nghệ và kinh tế thị trường; Thứ hai, tác giả đánh giá quan hệ giữa khoa
học – công nghệ và kinh tế thị trường, tìm ra những đặc điểm, mâu thuẫn và
triển vọng thông qua khảo sát thực trạng nền kinh tế nước ta trong thời gian
qua; Thứ ba, trên cơ sở đó, tác giả xác định lối ra và đi lên của sự phát triển
biện chứng giữa khoa học – công nghệ và kinh tế thị trường trong thời gian
tới ở nước ta.
- “Khoa học – công nghệ với nhận thức biển đổi về thế giới và con
người”, PGS.TS. Phạm Thị Ngọc Trầm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
2003. Với quan điểm: KH&CN là công cụ mạnh mẽ nhất, hữu hiệu nhất
giúp con người nhận thức thế giới ngày càng sâu sắc hơn, toàn diện hơn, đầy
đủ hơn, đồng thời dựa trên tinh thần của triết học Mác-Lênin và trên cơ sở
tiếp thu những tri thức mới của thời đại cùng với việc xác định KH&CN có
vai trị đặc biệt quan trọng trong mục tiêu CNH, HĐH đất nước, tác giả đã đi
sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu về KH&CN. Theo đó, cho thấy tác giả đã làm
rõ KH&CN từ lý luận đến thực tiễn, đặc biệt là làm rõ vai trò to lớn và quyết
định của chúng đối với quá trình sản xuất; đối với sự nhận thức, cải tạo, biến
đổi thế giới và đối với đời sống xã hội. Bên cạnh đó, tác giả đã đưa những
vấn đề thực tiễn vào xem xét, vận dụng KH&CN với sự nghiệp đẩy mạnh
CNH, HĐH ở Việt Nam.
- “Những vấn đề cơ bản về quản lý khoa học – công nghệ”, PTS. Đỗ
Minh Cương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Tác giả nghiên cứu
KH&CN trong mối quan hệ biện chứng với chủ thể của nó là Nhà nước.
Trên cơ sở xem xét vai trò quan trọng của KH&CN đối với thế giới nói
chung và nước ta nói riêng, tác giả phân tích, làm rõ thực trạng quản lý Nhà

5



nước đối với hoạt động khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ ở nước ta từ 1945
đến nay. Từ đó tác giả đưa ra một số nguyên tắc và giải pháp quản lý Nhà
nước nhằm thúc đẩy sự phát triển KH&CN ở nước ta hiện nay.
* Luận văn:
- Sự phát triển của khoa học – công nghệ và ảnh hưởng của nó đối
với đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay – Luận văn Thạc sĩ Triết học của tác
giả Nguyễn Nữ Thánh Tâm – Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh), 2011. Theo quan điểm của tác giả, vấn đề đạo
đức xã hội Việt Nam hiện nay trong giai đoạn phát triển không ngừng của
KHCN có vai trị thiết thực và vơ cùng quan trọng trong việc xây dựng một
Nhà nước Việt Nam dân chủ, văn minh. Trên cơ sở đó, tác giả tập trung vào
làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm của Đảng Cộng sản và các quan điểm khác nhau về khoa học – công
nghệ và đạo đức. Từ đó tác giả phân tích một số ảnh hưởng của khoa học –
công nghệ đối với sự phát triển của Việt Nam nói chung và với đạo đức xã
hội Việt Nam nói riêng. Qua việc khái quát thực trạng đạo đức xã hội Việt
Nam trong sự phát triển khoa học – công nghệ, tác giả nêu lên một số giải
pháp cơ bản nhất nhằm phát huy hơn nữa giá trị đạo đức truyền thống trong
sự phát triển khoa học – công nghệ của nước ta hiện nay.
- Giải pháp phát triển nhân lực KH&CN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
– Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN của tác giả Nguyễn Thị
Hoàng - Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh), 2006. Theo tác giả, nguồn nhân lực ngày nay được coi là động lực và
nguồn vốn quan trọng nhất của sự phát triển KT-XH. Tác giả đã đặt ra vấn
đề này ở tỉnh Đồng Nai – là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam với thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh đang phải đối diện với
mâu thuẫn: nguồn nhân lực tuy có tăng nhưng chưa đáp ứng được sự phát

6



triển kinh tế của tỉnh. Trên cơ sở đó, tác giả đã đi sâu vào làm rõ những vấn
đề mang tính chất lý luận về nguồn nhân lực KH&CN, vai trò nguồn nhân
lực KH&CN, quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực
KH&CN và những kinh nghiệm quốc tế trong việc phát triển nguồn nhân lực
KH&CN Từ việc đánh giá thực trạng phát triể nguồn nhân lực KH&CN của
tỉnh Đồng Nai, tác giả đã đưa ra những quan điểm định hướng và những giải
pháp phát triển nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh đến năm 2010.
- “Tác động của ứng dụng KH&CN đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” – Luận văn Tiến sĩ Kinh tế chính trị của tác
giả Tơ Quang Thu – Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,
2008. Theo quan điểm của tác giả, ứng dụng KH&CN là nhân tố quan trọng
có tác động thúc đẩy chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích
cực. Tác giả tập trung vào làm rõ thực trạng tác động của ứng dụng KH&CN
đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ đó tạo cơ sở
khoa học và thực tiễn cho việc đề ra phương hướng, giải pháp toàn diện để
ứng dụng KH&CN làm động lực phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn nữa.
- “Phát triển khoa học – công nghệ trong quá trình CNH, HĐH ở
tỉnh Quảng Nam” – Luận văn thạc sĩ Kinh tế của tác giả Ngô Văn Hùng Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 1999. Tác giả luận
văn phân tích vai trị quan trọng của khoa học – công nghệ trong quá trình
CNH, HĐH đất nước và mối quan hệ của nó trong nền kinh tế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Theo đó, tác giả phân
tích, đánh giá thực trạng khoa học – cơng nghệ của tỉnh Quảng Nam và sự
đóng góp của khoa học – công nghệ đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh.
Trên cơ sở đó, tác giả nêu ra các mục tiêu và phân tích rõ những nội dung
mang tính định hướng phát triển khoa học – công nghệ trong quá trình CNH,
HĐH ở tỉnh Quảng Nam.

7



- “Đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các hội Việt Nam trong sự
nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay” – Luận văn thạc sĩ Triết học của
tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Học viện chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh, 2005. Theo quan điểm của tác giả đội ngũ trí thức thuộc Liên
hiệp các Hội Việt Nam là lực lượng nịng cốt của trí thức KHCN Việt Nam.
Trên cơ sở làm rõ thực trạng chung của đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các
Hội Việt Nam, tác giả đưa ra những quan điểm và giải pháp để xây dựng và
phát huy vai trò của đội ngũ này trong sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện
nay.
- “Tỉnh ủy Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển nguồn lực KH&CN trong
giai đoạn hiện nay” – Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị của tác giả
Nguyễn Văn Trì – Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,
2010. Tác giả xác định vai trị của nguồn lực KH&CN đối với sự phát triển
đất nước nói chung và đối với tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Từ đó, tác giả làm
rõ thực trạng nguồn lực KH&CN của tỉnh và sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối
với nguồn lực này. Từ những vấn đề đã và đang đặt ra, tác giả đưa ra
phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối
với phát triển nguồn lực KH&CN trong giai đoạn hiện nay để đóng góp cho
sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh.
* Các bài viết khác:
Ngồi ra cịn có một số bài báo, tạp chí viết về mảng KH&CN như
Khoa học – cơng nghệ thúc đẩy sự phát triển KT-XH của tác giả Chu Thành
Thái (Thông tin Khoa học xã hội, số 249, 2003), KHKT là lực lượng sản
xuất hàng đầu của tác giả Hà Tác Lâm (Tạp chí Thơng tin Lý luận, số 173,
1992), KH&CN lực lượng sản xuất hàng đầu của tác giả Vũ Đình Cự (Tạp
chí Cộng sản, số 480, 1995), KH&CN Việt Nam hướng tới hội nhập: Sự
kiện – Nhận định của tác giả Mai Hà (tạp chí Xã hội học, số 2, 2007),


8


Những đóng góp của KH&CN vào phát triển KT-XH sau 3 năm triển khai
thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) của tác giả Trần Thanh
Phương (Tạp chí Khoa học công nghệ, môi trường, số 2 – 3, 2001), KH&CN
thúc đẩy phát triển KT-XH thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Phan Minh
Tân ( Kỷ yếu Hội thảo KH&CN với sự phát triển KT-XH – Bộ KH&CN,
2009), Xây dựng tiềm lực KH&CN phục vụ phát triển KT-XH của thủ đô
giai đoạn CNH, HĐH của tác giả Lê Xuân Giao (Kỷ yếu Hội thảo KH&CN
với sự phát triển KT-XH – Bộ KH&CN, 2009)…
Các cơng trình khoa học trên là những tài liệu có giá trị khoa học cả về
lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho tác giả nghiên cứu, tham khảo, chọn lọc
và kế thừa. Nhìn chung những cơng trình và các đề tài đó đã đề cập nhiều
góc độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơng trình nào đi sâu
nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Đồng Nai phát triển KH&CN giai đoạn từ 1996 đến 2013, dưới góc độ khoa
học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
+ Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai được thể hiện ở chủ trương,
nghị quyết, kế hoạch, chính sách… của Đảng bộ tỉnh về phát triển KH&CN
trên các khía cạnh: đội ngũ làm khoa học – cơng nghệ, đề tài, chương trình,
dự án… KH&CN về các lĩnh vực nguồn nhân lực, nông nghiệp, giáo dục,
cải cách hành chính…
+ Hiệu quả của sự chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương,
Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về phát triển KH&CN được thể hiện
ở tình hình phát triển KH&CN với sự phát triển, sự thăng trầm qua từng giai
đoạn; những đóng góp của KH&CN đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh
Đồng Nai…


9


- Phạm vi nghiên cứu
+ Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thuộc phạm vi tổ chức, quản lý của Sở
Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai trong lĩnh vực phát triển KH&CN.
+ Thời gian khảo sát, nghiên cứu giai đoạn từ năm 1996 - 2013.
Mốc năm 1996 là năm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra chủ
trương CNH, HĐH đất nước. Tại Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương
Đảng khóa VIII ban hành Nghị quyết số 02 về định hướng chiến lược phát
triển KH&CN trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000. Đồng
thời cũng là năm bắt đầu Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VI thực
hiện chủ trương khai thác và tận dụng mọi nguồn lực để phát triển KT-XH
theo hướng CNH, HĐH và tiến hành triển khai thực hiện Nghị quyết số 02.
Mốc năm 2013 là năm Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đang triển khai thực hiện
Nghị quyết lần thứ IX với phương hướng huy động cao độ mọi nguồn lực
xây dựng Đồng Nai thành tỉnh cơ bản CNH, HĐH và triển khai thực hiện
Nghị quyết số 20-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XI về phát triển
KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo phát triển KH&CN từ năm 1996 –
2013 là trải qua hơn ba kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh, qua đó mới đánh giá
được quá trình lãnh đạo và tổ chức thực hiện nghị quyết về KH&CN của
Đảng bộ tỉnh. Đồng thời mới đánh giá được những thành quả, hạn chế của
sự phát triển của KH&CN, sự tác động của KH&CN trên các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, giáo dục… ở Đồng Nai.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
- Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về KH&CN.

10


Cơ sở thực tiễn là quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo đề ra nghị
quyết và chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết về phát triển KH&CN từ 1996
đến 2013 thông qua các báo cáo, sơ tổng kết liên quan đến vấn đề này.
- Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các
phương pháp nghiên cứu khác: lịch sử - logic; phân tích - tổng hợp; điều tra,
khảo sát, tổng kết thực tiễn... Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng phương
pháp nghiên cứu lịch sử địa phương (phân tích, đánh giá dựa trên hồn cảnh,
đặc điểm của địa phương và so sánh với các địa phương khác trong vùng)
- Nguồn tư liệu
Đây là một đề tài mang tính chất thực tiễn, gắn liền với các lĩnh vực
của đời sống xã hội cho nên nguồn tư liệu cung cấp cho đề tài rất phong phú,
đa dạng. Do đó cần phải có phương pháp thu thập và xử lý nguồn tài liệu sao
cho đúng, sát với đề tài và có tính khoa học.
Nguồn tư liệu thu thập cần chính xác, có địa chỉ rõ ràng. Như về sách
của các nhà xuất bản có uy tín, các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành
(tạp chí Lịch sử Đảng, tạp chí Cộng sản, tạp chí Khoa học hành chính, tạp
chí Khoa học công nghệ…); tham khảo trên các trang web chính thống
(trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chính phủ, của tỉnh Đồng
Nai…); nghiên cứu các báo cáo, nghị quyết, chương trình của tỉnh Đồng Nai
về KH&CN …
Các nguồn từ liệu này được lấy từ Thư viện của Trường Đại học
KHXH&NV thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh, Thư viện Tỉnh Đồng Nai, Cục Thống kê Đồng Nai, Phòng Khoa giáo
thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, Sở KH&CN tỉnh Đồng Nai, Sở

Nội vụ Đồng Nai, Văn phòng Tỉnh ủy,…

11


5. Đóng góp khoa học của luận văn
- Luận văn góp phần tổng kết làm rõ hơn một số vấn đề lý luận, thực
tiễn về công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KH&CN của Đảng bộ tỉnh
Đồng Nai từ 1996 đến 2013.
- Làm rõ những điểm mới, sáng tạo trong chủ trương và việc chỉ đạo tổ
chức thực hiện phát triển KH&CN của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai.
- Rút ra những kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ
tỉnh Đồng Nai về công tác phát triển KH&CN của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai từ
1996 đến 2013, đồng thời vận dụng vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo trong
giai đoạn tiếp theo.
- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho Đảng bộ tỉnh
Đồng Nai và các đảng bộ khác trong lãnh đạo phát triển KH&CN.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
đề tài được kết cấu thành 3 chương nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan về khoa học & công nghệ và tình hình khoa học
& cơng nghệ tỉnh Đồng Nai trước năm 1996
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo phát triển khoa học và
công nghệ từ năm 1996 – 2013
Chương 3: Nhận xét đánh giá và bài học kinh nghiệm lãnh đạo phát
triển KH&CN ở Đồng Nai

12



CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ
VÀ TÌNH HÌNH KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ
TỈNH ĐỒNG NAI TRƯỚC NĂM 1996
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1.1. Khoa học
Khoa học là một phạm trù phổ biến cho nên được nghiên cứu ở nhiều
giác độ khác nhau, với cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau sẽ có những định
nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung đều có nội hàm gần tương tự nhau.
Theo Từ điển Bách khoa Xô - Viết, Mát-xcơ-va, 1985, khoa học được
định nghĩa là một lĩnh vực hoạt động rộng lớn của loài người nhằm nghiên
cứu và hệ thống hóa thành lý luận những tri thức về thế giới quan, trong đó
có con người [20, tr.23]. Theo Luật KH&CN Việt Nam năm 2000, khoa học
là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội
và tư duy. Trong cuốn “Danh từ, thuật ngữ khoa học – công nghệ và khoa
học về khoa học” của Nxb KHKT (năm 2002), định nghĩa: khoa học là một
hình thái ý thức xã hội, một công cụ nhận thức, khoa học là một hệ thống tri
thức của nhân loại được thể hiện bằng những khái niệm, phán đốn, học
thuyết.
Luận văn đồng tình với các định nghĩa nêu trên. Tuy nhiên, để thuận lợi
cho quá trình vận dụng nghiên cứu, luận văn đi sâu vào phân tích khái niệm
“khoa học” ở hai cấp độ, theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Xuất phát từ nguồn gốc hình thành, khoa học chỉ xuất hiện khi xã hội
phát triển đến một trình độ nhất định, khi lực lượng sản xuất của xã hội đã
tạo ra một lượng sản phẩm thặng dư đủ lớn cho phép một bộ phận của xã hội
tách khỏi quá trình sản xuất vật chất trực tiếp để tập trung vào nghiên cứu

13



các hiện tượng, quá trình của tự nhiên, xã hội, tư duy nhằm mục đích hiểu
được các quy luật chi phối sự vận động của chúng để tạo cơ sở cho sự chinh
phục thế giới của con người ngày càng có hiệu quả lớn hơn. Theo đó, có thể
hiểu khái niệm khoa học theo nghĩa rộng là một lĩnh vực của đời sống xã
hội, bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người nhằm tìm hiểu, khám
phá những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy và kết quả của các hoạt động
đó. Để thực hiện những hoạt động này, xã hội cần phân bổ những nguồn lực
nhất định như cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực, không gian, thời gian và các
điều kiện cần thiết khác. Sản phẩm của hoạt động này khơng mang hình thái
vật thể mà biểu hiện ra dưới hình thái những hiểu biết hay tri thức về thế
giới. Vì vậy, xét theo giác độ này, khoa học là một loại hình hoạt động đặc
thù của xã hội bên ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất.
1.1.2. Cơng nghệ
Thuật ngữ cơng nghệ (technology) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là
technología, trong đó téchnē mang nghĩa là "nghệ thuật, kỹ năng nghề", hoặc
“thủ công” và logía mang nghĩa là “châm ngơn”, "nghiên cứu". Vì vậy, thuật
ngữ technología hàm nghĩa về các cơng cụ, kỹ năng và mưu mẹo của con
người trong các hoạt động sống. Ngày nay, công nghệ được xem là hệ thống
các phương pháp, công cụ và năng lực giải quyết vấn đề, hay quy trình tạo ra
sản phẩm (vật thể và phi vật thể). Vậy “cơng nghệ” là gì?
Cũng như khái niệm khoa học, công nghệ được hiểu ở nhiều giác độ
với những quan điểm khác nhau. Lúc đầu công nghệ bao hàm nghĩa về mặt
kỹ thuật, là khoa học về kỹ thuật hoặc là sự nghiên cứu một cách có hệ
thống các kỹ thuật. Sau này, ở Anh, Mỹ người ta có xu hướng sử dụng thuật
ngữ technology để nói về các ứng dụng thực tiễn của những thành tựu khoa
học nhằm nâng cao hiệu quả thực tế các hoạt động của con người.

14



Thực tế cho thấy, người ta thường đồng nhất nội dung của hai thuật ngữ
kỹ thuật và công nghệ làm một. Nguyên nhân, theo GS.TSKH Vũ Đình Cự,
ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây thường dùng thuật ngữ “kỹ thuật”
thay cho “công nghệ”, chẳng hạn việc dùng thuật ngữ “khoa học và kỹ
thuật” thay cho thuật ngữ “science and technology” ở phương Tây; nhưng
hiện nay, đa số các nước đó sử dụng cơ chế thị trường nên cũng dùng thuật
ngữ công nghệ. Vả lại, cả hai thuật ngữ trên đều được tìm thấy trong nguồn
gốc của tiếng Hy Lạp và người xưa hiểu nó tương đương nhau. Trước chiến
tranh thế giới lần thứ hai, thuật ngữ “kỹ thuật” (technic hay techno) được sử
dụng phổ biến hơn, nhưng kể từ đó trở đi, thuật ngữ “cơng nghệ”
(technology) lại được sử dụng phổ biến hơn. Khi tra vào công cụ tìm kiếm
hàng đầu thế giới Google, nếu chúng ta gõ bằng tiếng Việt, thì có được
90,50 triệu kết quả liên quan đến thuật ngữ “kỹ thuật” (trong vòng 0,10 giây)
và 127 triệu kết quả liên quan đến thuật ngữ “công nghệ” (chỉ trong vòng
0,07 giây); còn nếu gõ bằng tiếng Anh, thì có được 22,10 triệu kết quả liên
quan đến thuật ngữ “technic” (trong vòng 0,04 giây) và 1,85 tỷ kết quả liên
quan đến thuật ngữ “technology” (trong vòng 0,09 giây). Điều đó cho thấy
mức độ sử dụng phổ biến và áp đảo của thuật ngữ công nghệ (technology) so
với thuật ngữ kỹ thuật (technic), cả ở trong nước và ngồi nước. Thuật ngữ
cơng nghệ phổ biến đến mức, mọi hành vi của con người đều được “cơng
nghệ hóa”, kể cả những hành vi phi sản xuất như: Công nghệ chính trị, cơng
nghệ giáo dục, cơng nghệ làm báo, cơng nghệ làm đẹp, v.v…
Theo C.Mác, công nghệ được diễn giải “Kỹ thuật học vạch trần thái độ
tích cực của con người đối với tự nhiên, vạch trần quá trình sản xuất trực
tiếp ra đời sống xã hội của con người và những điều kiện của đời sống xã
hội của họ, cũng như những khái niệm tinh thần bắt nguồn từ những điều
kiện ấy” [7, tr.538]. Theo V.G.Gorokhov, công nghệ bao hàm không những

15



phương tiện kỹ thuật mà cả những hình thức hiệp tác mới, hình thức tổ chức
sản xuất mới hoặc hoạt động với khả năng tập trung nguồn lực tốt hơn. Cơng
nghệ cịn gắn với các yếu tố như văn hóa lao động, những tiềm lực đã tích
lũy được của xã hội, quốc gia.
Trong tác phẩm “Trên con đường đi đến những công nghệ của tương
lai”, G.Mactruc cho rằng: “Công nghệ là phương thức để con người chinh
phục thế giới vật chất nhờ hoạt động có tổ chức về mặt xã hội. Hoạt động
này bao gồm 3 thành phần: Thông tin (các nguyên lý khoa học), vật chất
(công cụ lao động), xã hội (chuyên gia nắm vững những kỹ năng nghề
nghiệp) [7, tr.75]. Nhà tương lai học người Mỹ Alvin Toffler cho rằng, công
nghệ bao gồm những bộ phận giác quan, tạo ra các máy có thể nghe, nhìn,
sờ với độ chính xác cao hơn con người.
Theo Luật KH&CN (năm 2000) của Việt Nam định nghĩa: Công nghệ
là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, cơng cụ, phương
tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm.
Như vậy, ở mỗi giác độ nghiên cứu, khái niệm “cơng nghệ” được hiểu
theo những khía cạnh mang những nội hàm khác nhau. Tuy nhiên, ngày nay,
nội hàm của khái niệm “cơng nghệ” được mở rộng và hồn thiện hơn. Các tổ
chức quốc tế và đa số các quốc gia chấp nhận khái niệm công nghệ của
Trung tâm nghiên cứu về chuyển giao cơng nghệ Châu Á Thái Bình Dương
(APCTT – Asean Pacific Center for Technology Transfer). Luận văn cũng
đồng tình với cách diễn giải này. Cơng nghệ là sự tổ hợp gồm 4 thành phần
cơ bản THIO: T (Technoware) – Thành phần kỹ thuật gồm các máy móc,
thiết bị dụng cụ, vật tư, các phương tiện kiểm tra, đo lường, thí nghiệm; H
(Humanware)- Thành phần con người gồm kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng
lao động, khả năng tiếp thu và vận dụng sáng tạo những công nghệ mới; I
(Inforware) – thành phần thơng tin gồm các bí quyết và quy trình cơng nghệ,

16



các tài liệu kỹ thuật khai thác, bảo dưỡng, các thông tin về nguồn cung cấp
vật tư, thông tin về thị trường; O (Orgaware) – thành phần tổ chức quản lý
bao gồm tổ chức quản lý các hoạt động công nghệ, các dịch vụ cho các hoạt
động đó, các tổ chức tiếp thị và dịch vụ sau bán hàng [30, tr.10 – 11]
Từ cách hiểu trên, người ta chia công nghệ thành hai bộ phận cứng và
mềm dựa trên bốn yếu tố T-I-H-O nêu trên. Trong đó, phần cứng bao gồm
yếu tố đầu tiên (T), là những thành phần vật chất của công nghệ; là bộ phận
kỹ thuật trong cấu thành công nghệ. Đây là cái cốt vật chất quyết định được
hiệu suất của công nghệ trong ứng dụng vào thực tiễn. Còn phần mềm bao
gồm các yếu tố còn lại (I-H-O), là những nhân tố thuộc về tri thức, trí tuệ,
phương pháp, bí quyết… Tuy nhiên, ranh giới giữa phần cứng và phần mềm
chỉ mang tính tương đối, vì chúng ngày càng thâm nhập lẫn nhau và phụ
thuộc lẫn nhau. Bốn thành phần trên đều cần thiết và đồng thời cần phải có
đối với mọi sản xuất và dịch vụ bất kỳ, vì mỗi thành phần có vai trị và chức
năng riêng của mình. Những số liệu thống kê cho thấy nếu thiếu một trong
bốn yếu tố trên thì hiệu suất của công nghệ chỉ đạt tối đa 30%, và ngược lại,
nếu hội đủ các yếu tố trên thì hiệu suất của công nghệ đạt tối thiểu 70% [82,
tr.32].
1.1.3. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ
Xác định mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ phải đặt trong tiến
trình phát triển của hai lĩnh vực này cùng với sự phát triển của xã hội. Trong
tiến trình này cho thấy giai đoạn đầu sự phát triển của khoa học và công
nghệ là tương đối độc lập với nhau, có những giai đoạn cơng nghệ đi trước,
ngược lại cũng có có giai đoạn khoa học vượt lên trước so với công nghệ;
cho đến ngày nay, khoa học và cơng nghệ mới có sự đồng điệu, gắn bó chặt
chẽ với nhau.

17



Trước hết, ở giai đoạn đầu, con người vì sự tồn tại của mình mà tạo ra
những cơng cụ sản xuất cần thiết (có thể coi đây là những kỹ thuật và công
nghệ đầu tiên) lấy trực tiếp từ tự nhiên tác động lên tự nhiên mà chưa thể có
được những luận chứng khoa học nào. Đó là việc phát minh ra dây thừng,
cung tên, các công cụ bằng xương, bằng đá, bằng đất nung vào cuối thời kỳ
nguyên thủy, mang tính chất cảm tính của con người. Vào thế kỷ thứ VII –
VI TCN mặc dù một số khoa học đã bắt đầu hình thành và phát triển nhưng
cuộc cách mạng công nghệ lần hai với việc nấu chảy kim loại tạo ra các
công cụ bằng kim loại thay thế cho các công cụ bằng gỗ, đá cũng không có
liên quan gì đến tri thức khoa học.
Đến thế kỷ thứ X – XVIII, sự phát triển của khoa học vẫn tiếp tục phát
triển chậm hơn so với kỹ thuật và công nghệ. Trong thời kỳ sơ khai của khoa
học, trình độ cịn thấp, việc quan sát, phán đốn, thực nghiệm khoa học cịn
đơn giản, chưa hình thành các ngành khoa học độc lập. Ở thời kỳ này, khoa
học và công nghệ gắn kết với nhau trong phạm vi một chủ thể, các nhà khoa
học đồng thời là người ứng dụng những kết quả nghiên cứu của mình vào
thực tiễn. Ví dụ như, Leona Đơ Vanhxi (1452 – 1519) vừa là nhà vật lý học,
lại vừa là chuyên gia kỹ thuật cơng trình. Sự gắn kết đó cho thấy các nhà
khoa học sẽ giải đáp nhanh những hiện tượng do quan sát trực quan chủ yếu
về cơ học, vật lý học nhưng kết quả lại mang tính chất siêu hình, phiến diện,
thiếu chính xác.
Sang đến giai đoạn khoa học phát triển ở một trình độ nhất định, xuất
hiện nhu cầu tách một số ngành khoa học độc lập để đi sâu vào nghiên cứu
sâu các lĩnh vực như: vật lý học, hóa học, số học, thiên văn học, sinh học…
Từ đó dẫn đến việc nghiên cứu một cách kinh viện, nghiên cứu khoa học
tách rời với thực tiễn và các viện nghiên cứu lần lượt ra đời. Chính vì vậy,
trong giai đoạn này nhiều phát minh khoa học rất lâu mới được đưa vào ứng


18


dụng, sản xuất. Ví dụ như, nguyên lý chụp ảnh, tìm ra năm 1782 nhưng phải
đến 56 năm sau mới phát minh ra máy ảnh vào năm 1838; nguyên lý máy
điện tìm ra năm 1831 nhưng cho đến 41 năm sau mới phát minh ra máy điện
vào năm 1872. Thời kỳ này khoa học đi sau sản xuất, chủ yếu là tổng kết
thực tiễn, đi vào lý giải những kỹ thuật đã có, tác động rất lu mờ đến kỹ
thuật ứng dụng; thậm chí có lúc chính từ các hoạt động của kỹ thuật sản xuất
mà chứng minh cho một hiện tượng khoa học. Ví dụ: Galile từ thực tiễn xây
dựng các vòi phun nước cho giới quý tộc ở Florence đã chứng minh được sự
tồn tại và tác dụng của áp thấp khí quyển và chân khơng; Stevice đã phát
triển tốn học trên cơ sở các cơng trình làm khô các đầm lầy ở Hà Lan.
Ngày nay, khi các ngành nghiên cứu phát triển, với sự ra đời của nhiều
phát minh, khoa học và cơng nghệ có sự gắn kết khăng khít với nhau và
càng ngày, sự gắn kết đó càng chặt chẽ. Từ đây, vai trị và tác động thực sự
của khoa học đối với sự phát triển kỹ thuật và công nghệ mới được xã hội
thừa nhận một cách rộng rãi và phổ biến. Có thể thấy, khoa học từ chỗ phát
triển chậm hơn, tiến đến đuổi kịp sự phát triển của công nghệ. Khoa học
không chỉ dừng lại ở chỗ mơ tả, giải thích những vấn đề kỹ thuật đặt ra mà
đã vượt lên trước, trở thành tri thức dẫn đường cho quá trình sản xuất. Các
hoạt động của kỹ thuật, công nghệ ngày càng phải dựa vào cơ sở khoa học
chẳng hạn như các lý thuyết vật lý học, hóa học, vật lý thực nghiệm… Đây
là đặc điểm rất cơ bản trong chu trình khoa học – công nghệ - sản xuất hiện
nay.
Từ thế kỷ XX trở đi, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ luôn nương
tựa vào nhau, làm tiền đề và cơ sở cho nhau. Đặc biệt từ nửa sau thế kỷ XX,
sự tiến bộ của khoa học đã vượt lên trước so với cơng nghệ, giữ vai trị chỉ
đạo, dẫn đường cho việc tổ chức lại căn bản về công nghệ sản xuất và dịch
vụ của một xã hội mới về chất. Đó là một xã hội dựa trên các ngành công


19


nghệ có hàm lượng tri thức cao, cơng nghệ cao và công nghệ sạch như
CNTT, công nghệ vật liệu mới, cơng nghệ tự động hóa ở trình độ cao dựa
trên cơ sở kỹ thuật vi điện tử, công nghệ năng lượng mới, công nghệ sinh
học, công nghệ vũ trụ,... Qua đây cho thấy, khoa học đã trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp.
Theo tiến trình phát triển của khoa học và công nghệ đưa đến những
thuật ngữ khác nhau như: KHKT, khoa học công nghệ, khoa học và công
nghệ. Tuy nhiên, những thuật ngữ nói trên đều có nội dung đồng nhất, đều
thể hiện sự gắn kết của khoa học và cơng nghệ có vai trị tạo động lực cho sự
phát triển KT-XH của một đất nước. Trên thực tế, nếu như chúng ta không
làm rõ mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ sẽ rất dễ dẫn đến sự hiểu
lầm có khoa học rồi mới có cơng nghệ và ngược lại. Ngày nay, với sự phát
triển mạnh mẽ của các thành tựu khoa học công nghệ, hầu như khó phân biệt
được ranh giới đâu là khoa học, đâu là cơng nghệ. Vịng đời của cơng nghệ
ngày càng ngắn ngủi, khơng gian từ phịng thí nghiệm ra đến cơng xưởng
chế tạo khơng cịn khoảng cách rõ rệt.
1.1.4. Vai trị và thách thức của khoa học và công nghệ
* Vai trị của khoa học và cơng nghệ
Khoa học và cơng nghệ có vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển
của nhân loại cũng như của mỗi quốc gia, dân tộc. Các Mác đã nhận định:
“Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái
gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, bằng những tư liệu lao động
nào” [20, tr.269]. Nhận định này cho thấy, việc sản xuất bằng cách nào, với
tư liệu lao động nào là cơ sở nhận biết và đánh giá các thời đại kinh tế. Mức
độ phát triển KH&CN là cơ sở tạo ra các phương tiện và cách thức sản xuất
của lồi người do đó nó quyết định trình độ phát triển của lực lượng sản

xuất, quyết định sự phát triển của các thời đại. Điều này được chứng minh rõ

20


×