Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Đảng bộ quận tân bình (tp hcm) lãnh đạo công tác phát triển đảng ở các trường công lập giai đoạn 2003 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 164 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ HẰNG

ĐẢNG BỘ QUẬN TÂN BÌNH (TP. HCM)
LÃNH ĐẠO CƠNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG Ở
CÁC TRƢỜNG CÔNG LẬP GIAI ĐOẠN 2003 -2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ HẰNG

ĐẢNG BỘ QUẬN TÂN BÌNH (TP. HCM)
LÃNH ĐẠO CƠNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG Ở
CÁC TRƢỜNG CÔNG LẬP GIAI ĐOẠN 2003 -2013

Chuyên ngành: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 60.22.03.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học
TS. NGƠ QUANG ĐỊNH


Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của tôi, tất cả các số liệu và tài
liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn

Vũ Thị Hằng


NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
-

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

-

THCS:

Trung học cơ sở

-

THPT:


Trung học phổ thông

-

UBND:

Ủy ban nhân dân

-

TNCS:

Thanh niên cộng sản

-

TSGV

Tổng số giáo viên

-

TSĐV

Tổng số đảng viên


MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
Chƣơng 1: QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐẢNG CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ THỰC
TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG Ở CÁC TRƢỜNG CƠNG LẬP
QUẬN TÂN BÌNH TRƢỚC NĂM 2003 ............................................................... 7
1.1. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐẢNG CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI .................................... 7
1.1.1. Vai trị, tầm quan trọng của cơng tác phát triển đảng theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh .......................................................... 7
1.1.2. Quan điểm, chủ trƣơng phát triển đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới. ...................................................................................................... 19
1.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG Ở CÁC TRƢỜNG
CÔNG LẬP CỦA QUẬN TÂN BÌNH TRƢỚC NĂM 2003.............................. 33
1.2.1. Khái quát về quận Tân Bình và hệ thống các trƣờng cơng lập trên địa bàn
quận. ....................................................................................................................... 33
1.2.2. Thực trạng công tác phát triển đảng ở các trƣờng cơng lập của quận Tân
Bình trƣớc năm 2003 .............................................................................................. 38
Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG Ở
CÁC TRƢỜNG CÔNG LẬP CỦA ĐẢNG BỘ QUẬN TÂN BÌNH GIAI
ĐOẠN 2003 – 2013 ............................................................................................... 51
2.1. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƢƠNG VÀ CHỈ TIÊU GIẢI PHÁP CỦA ĐẢNG
BỘ QUẬN ............................................................................................................ 51
2.1.1. Về quan điểm, chủ trƣơng ........................................................................... 51
2.1.2. Về chỉ tiêu và giải pháp. ............................................................................... 56
2.2. QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CỦA ĐẢNG BỘ QUẬN ........... 69
2.2.1. Giai đoạn 2003 – 2005. ................................................................................ 69


2.2.2. Giai đoạn 2005 – 2010 ................................................................................. 80
2.2.3. Giai đoạn 2010– 2013 .................................................................................. 92

Chƣơng 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC
HIỆN TỐT CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG Ở CÁC TRƢỜNG CƠNG
LẬP CỦA QUẬN TÂN BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI ............................. 107
3.1. NHẬN XÉT CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO CƠNG TÁC PHÁT
TRIỂN ĐẢNG Ở CÁC TRƢỜNG CƠNG LẬP CỦA ĐẢNG BỘ QUẬN TÂN
BÌNH GIAI ĐOẠN 2003 – 2013 ........................................................................ 107
3.1.1. Về ƣu điểm ................................................................................................. 107
3.1.2. Về hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ......................................... 114
3.1.3. Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn lãnh đạo công tác phát triển đảng ở
các trƣờng công lập của Đảng bộ quận Tân Bình giai đoạn 2003 – 2013 ............. 118
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC PHÁT
TRIỂN ĐẢNG Ở CÁC TRƢỜNG CÔNG LẬP CỦA QUẬN TÂN BÌNH
TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................................ 120
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 125
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 128
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 134


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển đảng viên mới là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng
Đảng, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, quyết định sự tồn tại, phát triển của Đảng ta.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Nếu Đảng ta không biết chọn
lọc, kết nạp, đề bạt đồng chí mới thì đâu có nhƣ ngày nay” [58, tr. 467]. Ngƣời
vạch rõ tính tất yếu, yêu cầu, phƣơng châm, phƣơng pháp của công tác phát triển
đảng là: “Để làm tròn nhiệm vụ rất nặng nề nhƣng rất vẻ vang… Đảng phải phát
triển tổ chức của mình một cách thận trọng, vững chắc và rộng rãi trong quần
chúng” [58, tr. 468]. Các Nghị quyết Đại hội Đảng cũng luôn nhấn mạnh đến công

tác này. Đặc biệt, Chỉ thị số 34 - CT/TW về tăng cƣờng cơng tác chính trị tƣ
tƣởng; củng tố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng
trong các trƣờng học, ngày 30/5/1998, Chỉ thị khẳng định: “Phải coi trọng công tác
phát triển đảng, cơng tác chính trị, tƣ tƣởng trong các trƣờng học, trƣớc hết là
trong đội ngũ giáo viên” [23, tr.1]. Chỉ thị số 51-CT/TW của Bộ Chính trị về kết
nạp đảng viên nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng, ngày 21/1/2000, Chỉ
thị chỉ rõ: “Kết nạp đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng, thƣờng xuyên, có tính
quy luật trong cơng tác xây dựng Đảng cũng nhƣ trong quá trình phát triển, hoạt
động lãnh đạo của Đảng, nhằm tăng thêm sức chiến đấu và bảo đảm sự kế thừa,
phát triển của Đảng”[ 24, tr. 2].
Ngày nay, đất nƣớc đang bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa – một thời kỳ đặc biệt với nhiều thời cơ thuận lợi nhƣng cũng nhiều thử
thách, khó khăn. Thời kỳ mới có những đặc điểm riêng và những nhân tố mới xuất
hiện, tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực hoạt động trong đời sống chính trị - xã
hội, trong đó có cơng tác phát triển đảng viên. Quận Tân Bình là quận có nhiều tơn
giáo khác nhau, đông nhất là công giáo chiếm 22.9%, riêng đội ngũ giáo viên có
52.52% theo đạo, điều đó đã ảnh hƣởng tới nhận thức, động cơ phấn đấu vào Đảng
của một bộ phận cán bộ, giáo viên, công nhân viên của ngành giáo dục quận.
Chính vì vậy, Đảng bộ quận Tân Bình đã sớm có chủ trƣơng, biện pháp bồi dƣỡng


2

phát triển đảng trong quần chúng nhất là đội ngũ giáo viên ở các trƣờng học. Bởi lẽ
họ giữ vai trị khơng chỉ dạy chữ mà cịn dạy ngƣời - Nghề cao quý nhất trong các
nghề cao quý. Đúng nhƣ Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một tấm gƣơng sống cịn
có giá trị hơn 100 bài diễn văn tun truyền” [54, tr. 284], thầy, cô giáo là những
ngƣời đi khai sáng trí tuệ, mở mang tri thức, thắp sáng ngọn lửa tâm hồn cho học
sinh. Ngƣời nói: “Giáo dục đƣợc ngƣời thầy giáo, đƣợc cả một thế hệ, thầy tốt thì
ảnh hƣởng tốt, thầy xấu thì ảnh hƣởng xấu, một tấm gƣơng sáng của ngƣời thầy,

ngƣời cơ sẽ có cả một thế hệ noi theo [54, tr. 285]. Vì thế, Đảng bộ quận Tân Bình
đã ban hành Kế hoạch số 33- KH/QU về thực hiện công tác kết nạp đảng và giao chỉ
tiêu kết nạp đảng viên cho các Đảng bộ, chi bộ cơ sở, ngày 19/11/2006; Kế hoạch số
11-KH/QU, ngày 14/01/2011 về “xây dựng tổ chức Đảng và phát triển đảng viên
trong khu vực trƣờng học đến năm 2015”, Kế hoạch 11 nêu rõ: “chăm lo bồi dƣỡng
và phát triển đảng viên trong nhà trƣờng là nhiệm vụ rất quan trọng trong thực hiện
đƣờng lối và chiến lƣợc phát triển giáo dục” [15, tr. 2], “Đảng viên trong trƣờng học
là những ngƣời ƣu tú trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trƣờng, kiên
định lập trƣờng chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, là nhân tố tiên
phong đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành” [15, tr. 3].
Quận Tân Bình cịn là quận có tỉ lệ dân nhập cƣ cao và tăng nhanh trong mỗi
năm, số lƣợng trƣờng, lớp và đội ngũ giáo viên cũng vì thế mà tăng lên nhanh
chóng. Đội ngũ giáo viên năng động, nhiệt huyết đã đóng góp nhiều thành tích trong
lĩnh vực giáo dục của quận. Yêu cầu đặt ra với các tổ chức Đảng cơ sở là sớm phát
hiện, bồi dƣỡng để kết nạp những quần chúng ƣu tú đứng vào trong hàng ngũ của
Đảng để không ngừng củng cố tổ chức Đảng vững mạnh phù hợp với yêu cầu mới.
Với tƣ cách là một đảng viên, một giảng viên dạy môn Đƣờng lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam của Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Trung Ƣơng Thành phố
Hồ Chí Minh. Đồng thời là một công dân đã nhiều năm sinh sống trên địa bàn quận,
chứng kiến sự đổi thay của quận trên nhiều lĩnh vực nhất là lĩnh vực giáo dục nên tôi
rất muốn làm rõ thực trạng công tác phát triển đảng của Đảng bộ quận Tân Bình ở
các trƣờng cơng lập (từ mầm non đến trung học phổ thông). Từ đó, đề ra một số giải


3

pháp, kiến nghị cụ thể nhằm góp phần làm tốt hơn nữa công tác phát triển đảng ở
các trƣờng công lập trong những năm tiếp theo. Với lý do đó tơi chọn đề tài: “Đảng
bộ quận Tân Bình (Tp. Hồ Chí Minh) lãnh đạo cơng tác phát triển đảng ở các trƣờng
công lập giai đoạn 2003 – 2013”, làm luận văn thạc sĩ của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, trên phạm vi cả nƣớc đã có nhiều cơng trình, bài báo nghiên cứu
về cơng tác phát triển đảng, bồi dƣỡng tƣ tƣởng chính trị, đạo đức cách mạng nhƣ:
Tổng bí thƣ Đỗ Mƣời với bài: “Phấn đấu vào Đảng thực hiện dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là lý tưởng cao đẹp của thanh niên”,
số ra ngày 20/3/1995; Lê Mậu Lân với bài: “Phát triển đảng viên trẻ, nguồn sinh
lực tiềm tàng của Đảng”, số ra ngày 23/1/1995; Nguyễn Văn Muôn với bài: “Một
số suy nghĩ về công tác phát triển đảng hiện nay”, Xây dựng Đảng, số 5, 1994; Đỗ
Xuân với bài: “Hội nghị chuyên đề về công tác phát triển đảng viên trẻ”, Xây
dựng Đảng số 3, 1995; Hồ Đức với bài: “ Việc đẩy mạnh công tác phát triển đảng
trong thanh niên”, Tạp chí Cộng sản số 5, 1995; Mạch Quang Thắng với bài:
“Một số vấn đề đặt ra đối với công tác phát triển đảng viên”, Xây dựng Đảng, số
5, 2004; Nguyễn Văn Sáu với bài: “Một số giải pháp nâng cao công tác phát triển
đảng”, xây dựng Đảng, số 6, 2004,
Ngồi ra cơng tác phát triển đảng đã đƣợc các học viên cao học, nghiên cứu
sinh nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp nhƣ: Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị
Bích Chi, 2008:“Đảng bộ tỉnh Bình Phước lãnh đạo công tác phát triển đảng
trong cộng đồng dân tộc thiểu số giai đoạn 1997 – 2010”; Luận văn thạc sĩ của
Nguyễn Thị Lan Chiên, 2011:“Đảng bộ khối cơ sở Bộ xây dựng tại Thành phố Hồ
chí Minh lãnh đạo công tác phát triển đảng giai đoạn 2000- 2010”; Luận văn thạc
sĩ của Trần Trọng Đạo, 2008:“Đảng bộ tỉnh Khánh Hịa lãnh đạo cơng tác phát
triển đảng trong đồng bào công giáo giai đoạn 1996-2006”; Luận văn thạc sĩ của
Đặng Thị Minh Phƣợng, 2008:“Công tác phát triển đảng trong sinh viên các
trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 1996 – 2006”; Luận văn thạc
sĩ của Vũ Thế Kỳ, 2001:"Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên mới


4

trong học viên hệ đào tạo sĩ quan ở các nhà trường thuộc Qn chủng Phịng

khơng - Khơng qn trong thời kỳ mới"; Luận văn thạc sĩ của Lê Văn Lƣơng,
2002: "Công tác phát triển đảng viên mới trong sinh viên đại học ở Đà Nẵng hiện
nay"; Luận văn thạc sĩ của Lê Thƣởng, 2001: "Công tác phát triển đảng trong sinh
viên một số trường đại học ở Hà Nội hiện nay, thực trạng và giải pháp"; Luận án
tiến sĩ của Nguyễn Thị Mỹ Trang, 2001:"Phát triển đảng viên trong sinh viên các
trường đại học công an nhân dân ở phía Bắc trong giai đoạn hiện nay". Riêng về
cơng tác phát triển đảng trong các trƣờng công lập trên địa bàn quận Tân Bình đến
nay chƣa có cơng trình nghiên cứu nào. Vì vậy, việc nghiên cứu để góp phần thực
hiện tốt nhiệm vụ phát triển đảng viên trong đội ngũ giáo viên là việc làm cần thiết
và cấp bách.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: nhằm làm rõ thực trạng công tác phát triển đảng của Đảng bộ
quận Tân Bình ở các trƣờng cơng lập giai đoạn 2003 – 2013, góp phần đẩy mạnh
cơng tác phát triển đảng trong giai đoạn tới của quận Tân Bình.
Nhiệm vụ:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận của việc nghiên cứu cơng tác phát triển
đảng thơng qua việc tìm hiểu một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ Thành phố
Hồ Chí Minh.
Thứ hai, phân tích thực trạng cơng tác phát triển đảng của Đảng bộ quận
Tân Bình ở các trƣờng cơng lập giai đoạn 2003 – 2013.
Thứ ba, rút ra một số bài học kinh nghiệm, đề xuất một số kiến nghị nhằm
thực hiện tốt công tác phát triển đảng của Quận trong những năm tiếp theo.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: sự lãnh đạo của Đảng bộ quận Tân Bình đối với cơng
tác phát triển đảng ở các trƣờng công lập trên địa bàn quận giai đoạn 2003 – 2013.
Phạm vi nghiên cứu: các trƣờng công lập (mầm non đến trung học phổ
thông) trên địa bàn quận Tân Bình, từ sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số



5

130/2003/ NĐ – CP, ngày 5/11/2003 về việc điều chỉnh địa giới hành chính quận
Tân Bình để thành lập quận Tân Phú.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở thế giới quan, phƣơng pháp luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Luận văn sử dụng một số phƣơng pháp cụ thể nhƣ: phƣơng pháp lịch sử,
phƣơng pháp lơgíc, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh và tổng kết thực tiễn để làm rõ bản chất và sự vận động của đối tƣợng
nghiên cứu.
Nguồn tài liệu
Luận văn sử dụng các nguồn tài liệu của các nhà kinh điển Chủ nghĩa Mác –
Lênin, các Văn kiện Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hồ
Chí Minh, Đảng bộ quận Tân Bình, Phịng giáo dục quận Tân Bình. Các chỉ thị, kế
hoạch, báo cáo tổng kết của Đảng bộ quận Tân Bình, các luận văn thạc sĩ, tạp chí
Lịch sử đảng, tạp chí Cp65ng sản vv… các webside của Đảng cộng sản Việt Nam
và tài liệu do tác giả đi khảo sát thực tế tại các trƣờng công lập trên địa bàn quận
Tân Bình.
6. Đóng góp mới của đề tài
Luận văn cung cấp những chủ trƣơng, nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, tƣ
liệu, số liệu về công tác phát triển đảng của Đảng bộ quận Tân Bình giai đoạn
2003 – 2013.
Từ thực tiễn chỉ đạo của Đảng bộ và quá trình triển khai thực hiện công tác
phát triển đảng ở các trƣờng công lập trong 10 năm, luận văn đi vào phân tích
những thành tựu và hạn chế, tìm ra những ngun nhân của hạn chế, góp phần giúp
Đảng bộ quận có thêm căn cứ để đề ra các chủ trƣơng, giải pháp thiết thực nhằm
đẩy mạnh hơn nữa công tác phát triển đảng trong những năm tiếp theo.



6

Từ những kinh nghiệm thực tiễn rút ra đƣợc trong q trình thực hiện
nghiên cứu cơng tác phát triển đảng của quận, tác giả mạnh dạn đề xuất một số
kiến nghị và giải pháp góp phần đẩy mạnh, nâng cao chất lƣợng cơng tác phát triển
đảng của qn Tân Bình trong những năm tới.
Ngồi ra, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho Đảng bộ quận cũng
nhƣ các Đảng bộ và chi bộ cơ sở.
7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho Đảng bộ quận và Đảng bộ,
Chi bộ cơ sở để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa số lƣợng và chất lƣợng
công tác phát triển đảng trên địa bàn quận.
8. Kết cấu của đề tài luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn đƣợc
kết cấu gồm 3 chƣơng, 6 tiết.
Chƣơng 1: Quan điểm, chủ trƣơng phát triển đảng của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới và thực trạng công tác phát triển đảng ở các trƣờng
cơng lập trên địa bàn quận Tân Bình trƣớc năm 2003.
Chƣơng 2: Q trình lãnh đạo cơng tác phát triển đảng ở các trƣờng công
lập của Đảng bộ quận Tân Bình giai đoạn 2003 - 2013.
Chƣơng 3: Nhận xét chung và một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công
tác phát triển đảng ở các trƣờng công lập của quận Tân Bình trong thời gian tới.


7

Chƣơng 1
QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐẢNG CỦA

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG Ở CÁC
TRƢỜNG CÔNG LẬP QUẬN TÂN BÌNH TRƢỚC NĂM 2003
1.1. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐẢNG CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1.1.1. Vai trị, tầm quan trọng của cơng tác phát triển đảng theo quan điểm
của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
Đảng Cộng sản là đội tiên phong, là bộ tham mƣu chiến đấu của giai cấp
công nhân. Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị nhƣng giữ vai trị lãnh đạo
hệ thống chính trị, xã hội. Để hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo của mình, Đảng phải
khơng ngừng xây dựng và củng cố lực lƣợng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Là
những ngƣời đầu tiên nêu lên tƣ tƣởng cơ bản về Đảng Cộng sản cầm quyền và về
vai trị, vị trí của giai cấp công nhân trong việc thực hiện xứ mệnh lịch sử của
mình. Mác và Ăngghen đã chỉ ra rằng: “sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là
ngƣời đào mồ chôn chủ nghĩa tƣ bản và xây dựng xã hội mới, xã hội Cộng sản chủ
nghĩa” [27, tr. 87]. “Muốn hồn thành sứ mệnh lịch sử đó, giai cấp vơ sản phải có
chính đảng tiên phong của mình, muốn có chính đảng tiên phong phải xây dựng và
phát triển đội ngũ của mình khơng ngừng lớn mạnh” [27, tr. 88]. Vì vậy, cơng tác
phát triển đảng là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng với các Đảng
Cộng sản đƣợc các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác nghiên cứu, xây dựng. Trong
tác phẩm Điều lệ của Liên đoàn những người Cộng sản năm 1853, C. Mác xác
định mục đích của Liên đồn là: “lật đổ giai cấp tƣ sản, lập nền thống trị của giai
cấp vô sản, tiêu diệt xã hội tƣ bản để xây dựng một xã hội mới khơng có giai cấp,
khơng có chế độ tƣ hữu, khơng có bóc lột. Để thực hiện thắng lợi sứ mệnh này,
Đảng phải không ngừng phát triển mọi mặt, trong đó có sự phát triển ngày càng
lớn mạnh đội ngũ của mình” [27, tr. 139].


8


Theo C. Mác và Ăngghen: “về mặt thực tiễn ngƣời cộng sản là bộ phận kiên
quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nƣớc, là bộ phận cổ vũ tất cả
những bộ phận khác. Về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở
chỗ họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vơ sản”
[28, tr. 66-67].
Với nhận xét trên C. Mác và Ăngghen đã chỉ ra rằng: “Đảng chỉ nên kết nạp
vào tổ chức của mình những ngƣời có đủ điều kiện. Đó là, có lối sống và hoạt
động phù hợp với mục tiêu, lý tƣởng của Đảng. Có nghị lực cách mạng và lòng
nhiệt thành trong tuyên truyền. Thừa nhận chủ nghĩa cộng sản, khơng tham gia vào
mọi tổ chức chính trị hoặc tổ chức dân tộc chống cộng sản nào. Có trách nhiệm
báo cáo với cơ quan trách nhiệm hữu quan về việc tham gia vào một tổ chức nào
đó. Phục tùng các nghị quyết của Liên đồn, giữ gìn bí mật mọi cơng việc của Liên
đồn, đƣợc một chi bộ nhất trí kết nạp” [28, tr. 493].
Quần chúng đƣợc kết nạp vào Đảng phải là ngƣời đƣợc giáo dục, giác ngộ
về Đảng, về giai cấp công nhân, về chủ nghĩa cộng sản. Do vậy, phải thông qua
thực tiễn đấu tranh mà lựa chọn, xem xét, bồi dƣỡng cho quần chúng cả về phẩm
chất chính trị, đạo đức, năng lực và phƣơng pháp cơng tác.
Khi thấy quần chúng có đủ điều kiện trở thành đảng viên, việc xem xét tổ
chức kết nạp phải tiến hành chặt chẽ theo những yêu cầu nhất định. Ngƣời đƣợc
kết nạp phải có ngƣời giới thiệu và phải đƣợc chi bộ nhất trí kết nạp. Nghị quyết
phát triển đảng cấp dƣới phải phục tùng và thực hiện thắng lợi nghị quyết của tổ
chức Đảng cấp trên. Ngƣời đƣợc kết nạp phải do cấp ủy có thẩm quyền quyết định.
Phát triển đảng phải đi đôi với việc đƣa ra khỏi Đảng những phần tử cơ hội, không
đủ tiêu chuẩn. Để hiện thực hóa các quan điểm, nguyên tắc cho hoạt động phát
triển đảng, hai Ông đã đi vào hoạt động trong phong trào của giai cấp công nhân ở
châu Âu để giáo dục và giác ngộ giai cấp vơ sản. Tổ chức Liên đồn những ngƣời
cơng sản do hai Ơng sáng lập đã phát huy tích cực tính tiên phong trong việc cụ
thể hóa các quan điểm về công tác phát triển đảng. Nhờ vậy, chỉ một thời gian
ngắn với một lực lƣợng khơng đơng nhƣng Liên đồn những ngƣời cộng sản đã



9

phát triển thành Quốc tế I (1864 - 1872), Quốc tế II (1889 - 1914) và sự ra đời của
nhiều chính Đảng vơ sản trên thế giới sau này.
Trên cơ sở phát triển sáng tạo tƣ tƣởng của C. Mác và Ăngghen, Lênin đã
xây dựng học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp cơng nhân. Ơng đã đƣa ra
nhiều quan điểm, lý luận, phƣơng pháp luận về xây dựng Đảng trong đó có phát
triển đảng, đáng chú ý là tƣ tƣởng phát triển đảng trong điều kiện Đảng cầm
quyền.
Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, khi nhiệm vụ chiến đấu cách mạng chống
ách thống trị của giai cấp tƣ sản và các thế lực phản động khác đã đặt ra một cách
trực tiếp. Lênin đã đề ra nhiệm vụ cấp thiết là phải xây dựng một chính Đảng cách
mạng kiểu mới của giai cấp công nhân. Một Đảng nhƣ thế là bộ tham mƣu, là đội
tiên phong, là đội qn có tổ chức, là hình thức tổ chức cao nhất của giai cấp công
nhân. Lênin khẳng định: “Đảng phải bao gồm những phần tử tiên tiến nhất, trung
thành nhất, kiên quyết nhất, dám hy sinh nhất và có trình độ giác ngộ nhất trong
giai cấp công nhân và nhân dân lao động” [75, tr. 218]. Ngay từ đầu, khi đấu tranh
để thành lập Đảng, Lênin đã nhấn mạnh là phải nâng cao hơn nữa và nâng cao mãi
mãi danh hiệu ngƣời đảng viên cộng sản. Lênin chủ trƣơng: “ngƣời nào muốn trở
thành đảng viên thì khơng những phải thừa nhận Cƣơng lĩnh, Điều lệ của Đảng mà
còn phải hoạt động thực tế trong một tổ chức cơ sở của Đảng, chịu sự kiểm soát
của Đảng” [75, tr. 219]. Đối với tất cả các Đảng Cộng sản và công nhân trên thế
giới hiện nay, nguyên tắc tổ chức mà Lênin nêu trên vẫn là một điểm cực kỳ quan
trọng trong việc xây dựng Đảng.
Lênin cho rằng: “Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân,
do vậy sự nghiệp của Đảng rất to lớn song cũng khơng ít khó khăn. Đảng chỉ hồn
thành sứ mệnh của mình khi Đảng ln bổ xung vào hàng ngũ của mình những
chiến sĩ tiên phong” [75, tr. 211]. Do đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng

phải kết nạp những đại biểu ƣu tú của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vào
Đảng. Đây là nhân tố đảm bảo cho Đảng luôn tồn tại, phát triển, là biện pháp cơ


10

bản để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng. Để cơng tác phát triển
đảng có hiệu quả, Lênin chỉ ra những nguyên tắc sau:
Một là, xác định đúng tiêu chuẩn đảng viên
Tiêu chuẩn đảng viên là những chuẩn mực quy định chất lƣợng của ngƣời
đảng viên, là tiêu chí phân định đảng viên và quần chúng, là cơ sở để đánh giá chất
lƣợng đảng viên, là căn cứ để tiến hành mọi mặt công tác đảng viên. Mọi đảng
viên phải dựa vào tiêu chuẩn đảng viên để rèn luyện, phấn đấu. Phải có lập trƣờng
giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng. Phải có trình độ, kiến thức chun mơn
và năng lực nhận thức chính trị đúng đắn, có phẩm chất đạo đức, lối sống lành
mạnh. Phải có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn sự đồn kết thống nhất của Đảng trên
cơ sở thực hiện đúng các nguyên tắc của Đảng, có mối quan hệ mật thiết với quần
chúng nhân dân. Vì vậy, Lênin chỉ rõ: “tiêu chuẩn đảng viên là những chuẩn mực
của ngƣời vào Đảng phải có, là những thuộc tính bản chất của đảng viên. Phản ánh
mối quan hệ cơ bản của đảng viên với mục tiêu, lý tƣởng, đƣờng lối nhiệm vụ của
Đảng, đảng viên với tổ chức Đảng, đảng viên với quần chúng và đƣợc biểu hiện ở
phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ, năng lực, phƣơng pháp công tác của đảng
viên”. [78, tr. 109]
Tiêu chuẩn cụ thể của đảng viên trong mỗi giai đoạn, thời kỳ cách mạng tuy
có khác nhau, song bản chất khơng thay đổi. Muốn xác định tiêu chuẩn đảng viên,
phải xác định đúng bản chất giai cấp công nhân, đƣờng lối, nhiệm vụ cách mạng
và điều kiện hoạt động của Đảng trong từng thời kỳ. Từ đó, mà cụ thể tiêu chuẩn
hóa đảng viên trong thời kỳ đó. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Lênin yêu cầu:
“Đảng phải thực sự quan tâm đến việc giữ vững danh hiệu đảng viên. Quan tâm
bồi dƣỡng nâng cao năng lực toàn diện, nhất là năng lực chuyên môn, năng lực vận

động quần chúng, phẩm chất, lối sống, động cơ của đảng viên cũng nhƣ quần
chúng định kết nạp” [78, tr. 119]
Nhƣ vậy, Lênin đã khái quát một cách cơ bản và hệ thống đầy đủ những
chuẩn mực cần thiết mà một ngƣời đảng viên Đảng Cộng sản phải có. Đó là điều
kiện cần thiết để các tổ chức đảng kết nạp vào trong hàng ngũ của mình những


11

ngƣời vừa có bản lĩnh chính trị, vừa có năng lực, vừa có phẩm chất đạo đức. Tổ
chức cơ sở mạnh thì Đảng Cộng sản sẽ mạnh, Đảng mạnh thì vai trị, vị trí của
Đảng trong xã hội càng sâu và rộng.
Hai là, phải chú trọng thành phần, cơ cấu đội ngũ đảng viên trong phát
triển đảng
Cơ cấu đội ngũ đảng viên cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác phát triển
đảng. Đó là cách xây dựng, bố trí, sắp xếp, đội ngũ đảng viên trong một tổ chức
đảng nhằm phát huy cao nhất khả năng của từng đảng viên và của cả đội ngũ đảng.
Cơ cấu đội ngũ đảng viên hết sức phong phú, đa dạng. Trong thực tiễn xây dựng
đội ngũ đảng viên của các Đảng Cộng sản tập trung chủ yếu vào thành phần là giai
cấp công nhân và đội ngũ trí thức với mọi lứa tuổi, vùng miền, nghề nghiệp. Mỗi
dạng cơ cấu đều có vai trị, vị trí khác nhau nhƣng tựu chung đều mang bản chất
của giai cấp cơng nhân. Do đó Lênin chỉ rõ: “bản chất giai cấp, tính tiên phong của
Đảng trƣớc hết phụ thuộc vào trình độ giác ngộ chính trị. Ở lập trƣờng giai cấp của
tổ chức đảng và đảng viên. Đƣợc phản ánh ở nhận thức Cƣơng lĩnh, đƣờng lối
chính trị và tổ chức hành động thực hiện đƣờng lối. Bản chất giai cấp, tính tiên
phong cịn phụ thuộc một phần rất quan trọng vào thành phần xuất thân, cơ cấu đội
ngũ đảng viên” [78, tr. 179]. Tuy không phải là yếu tố quyết định nhƣng thành
phần xuất thân là yếu tố góp phần giữ vững, tăng cƣờng bản chất giai cấp cơng
nhân, nó ảnh hƣởng khơng nhỏ tới sức chiến đấu, đến sự trong sạch và tƣ tƣởng tổ
chức của Đảng.

Cơ cấu đội ngũ đảng viên là một yếu tố rất quan trọng tạo thành chất lƣợng
công tác phát triển đảng và chất lƣợng đội ngũ đảng viên. Tính hợp lý trong hệ
thống các cơ cấu và của từng dạng cơ cấu sẽ đảm bảo sự phát triển đồng bộ, vững
chắc có sự bổ xung và kế thừa trong đội ngũ. Nhằm tạo ra những điều kiện tốt hơn
để phát huy năng lực của từng ngƣời và cả đội ngũ, góp phần thiết thực hơn vào
cơng tác phát triển đảng.
Khi bàn về công tác phát triển đảng, Lênin chỉ rõ: “phải chú trọng cơ cấu
đội ngũ đảng viên. Vì, sức mạnh và năng lực của Đảng khơng chỉ phụ thuộc vào


12

thành phần xuất thân, chất lƣợng mà còn phụ thuộc vào cơ cấu đội ngũ đảng viên
về tuổi đời về giới tính ngành nghề, trình độ … Nếu số đảng viên trẻ ít dần, nếu
khơng đƣợc bổ xung kịp thời những nhân tố mới trƣởng thành, những nhân tố tích
cực trong phong trào cách mạng ở các ngành, các cấp, các giới, các lĩnh vực thì
Đảng sẽ bị lão hóa” [78, tr. 191].
Xác định cơ cấu hợp lý trong công tác phát triển đảng vẫn ln là vấn đề
khó. Cơ cấu đội ngũ đảng viên ln có sự vận động và phát triển. Vì vậy, thành
phần cơ cấu đội ngũ đảng viên phải ln đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lý và đồng bộ.
Ba là, phát triển đảng phải đồng thời với củng cố đảng, thanh trừ những
phần tử không đủ tiêu chuẩn ra khỏi Đảng và đề phòng những phần tử cơ hội
chui vào Đảng
Củng cố Đảng là tiền đề cho phát triển đảng có chất lƣợng. Phát triển đảng
có chất lƣợng cũng chính là củng cố Đảng, tăng thêm sức chiến đấu, năng lực lãnh
đạo của Đảng, hai mặt cơng tác này ln gắn bó mật thiết với nhau. Trong điều
kiện Đảng cầm quyền, việc có những phần tử cơ hội tìm mọi cách chui vào Đảng
với mƣu đồ đặc quyền, đặc lợi, phá hoại sự thống nhất trong Đảng, làm giảm niềm
tin của quần chúng với Đảng là không tránh khỏi. Do vậy, Lênin cho rằng: “phải
đuổi cổ ra khỏi Đảng những kẻ gian giảo, những đảng viên cộng sản đã quan liêu

hóa, khơng trung thực, nhu nhƣợc. Phải đấu tranh để ngăn chặn không cho những
phần tử xấu, những cạn bã của chủ nghĩa tƣ bản cũ lọt vào và len lỏi vào Đảng
chấp chính, có vậy mới bảo đảm tính vững chắc, tính kiên định, tính trong sạch của
Đảng” [78, tr.118].
Bốn là, phải tích cực, chủ động đi vào phong trào quần chúng để xây
dựng hình thành những nhân cách cộng sản
Lênin chỉ rõ: “Đảng phải liên hệ mật thiết với quần chúng, không đƣợc một
phút xa rời quần chúng, mà phải hiểu sâu sắc nguyện vọng, yêu cầu của quần
chúng. Phản ánh đƣợc nguyện vọng, yêu cầu đó trong Cƣơng lĩnh cũng nhƣ trong
khẩu hiệu đấu tranh của Đảng. Đảng không thể chạy quá xa trƣớc quần chúng,
cũng nhƣ không thể tụt lại đằng sau quần chúng mà phải giáo dục quần chúng, dắt


13

dẫn quần chúng tiến lên. Đảng phải biết giáo dục đảng viên và quần chúng bằng
thực tiễn và kinh nghiệm đấu tranh cách mạng” [78, tr. 232]. Vì thế, Đảng phải có
thái độ cách mạng đối với thành tích cũng nhƣ khuyết điểm của mình, phải thành
thật tự phê bình và phê bình. Thái độ của Đảng đối với sai lầm của mình là một
tiêu chuẩn quan trọng để đo lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng, với quần
chúng. Đảng Cộng sản là một tổ chức đặc biệt, cần có những con ngƣời giác ngộ
sẵn sàng hy sinh vì mục tiêu, lý tƣởng của Đảng. Luôn đi đầu trong đấu tranh, gắn
bó mật thiết với quần chúng, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật Đảng. Những phẩm
chất cộng sản đó khơng hình thành một cách tự phát. Do đó, Đảng phải chủ động
đi vào phong trào cách mạng của quần chúng mà điều tra, lựa chọn, giáo dục giác
ngộ quần chúng ƣu tú thành những chiến sĩ cộng sản. Hoạt động này địi hỏi tính
thận trọng, kiên trì, bền bỉ, cơng phu nhƣng lại phải tích cực.
Năm là, xác định đúng và thực hiện nghiêm túc quy trình kết nạp đảng
viên, thời kỳ dự bị của đảng viên
Đảng Cộng sản đƣợc tổ chức theo quy trình tập trung dân chủ, có kỷ luật

nghiêm minh. Do vậy, cơng tác phát triển đảng phải đƣợc tổ chức tiến hành chặt
chẽ, khoa học. Lênin cho rằng: “đây không phải là những thủ tục hành chính đơn
thuần mà là những quy định nghiêm ngặt đòi hỏi ngƣời xin vào Đảng, tổ chức
đảng và đảng viên phải thực hiện. Nhằm đảm bảo kết nạp đảng viên có chất lƣợng
và phịng ngừa phần tử xấu, kẻ cơ hội chui vào phá hoại Đảng” [78, tr. 125].
Ngƣời xin vào Đảng phải chân thành, tự nguyện trình bày nguyện vọng và
lý lịch của mình với tổ chức Đảng, phải có đủ điều kiện trở thành đảng viên và
phải có ngƣời giới thiệu. Ngƣời giới thiệu phải ln nêu cao tính Đảng, làm trịn
trách nhiệm mà Đảng phân cơng và phải gƣơng mẫu, có năng lực tuyên truyền,
giác ngộ vận động quần chúng. Tổ chức Đảng căn cứ vào tình hình quần chúng mà
phân cơng đảng viên, giúp đỡ quần chúng phù hợp.
Đảng viên mới đƣợc kết nạp phải trải qua một thời kỳ dự bị. Thời kỳ dự bị
là một quá trình thử thách hết sức thận trọng. Đây là thời kỳ cần thiết để đảng viên
mới tiếp tục nỗ lực phấn đấu cao hơn nữa, không ngừng hoàn chỉnh những phẩm


14

chất cần có của đảng viên. Tổ chức đảng tiếp tục kiểm tra, xem xét, thử thách, giúp
đỡ đảng viên mới.
Lênin chỉ rõ: “Đảng phải quy định hết sức chi tiết nội dung thực hiện thời
gian dự bị. Khi rèn luyện đảng viên mới cần mạnh dạn hơn trong việc giao phó cho
họ những cơng tác hết sức mn hình, muôn vẻ của tổ chức và cần thử thách họ
thật nhanh trong thực tiễn” [79, tr. 274]. Tuy nhiên, không nên hiểu mạnh dạn là
giao ngay cho những đảng viên mới những chức vụ trọng yếu địi hỏi phải có kiến
thức và kinh nghiệm hoạt đông thực tiễn mà họ chƣa có đƣợc.
 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài, ngƣời thầy vĩ đại của cách mạng
Việt Nam, vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Chính
Ngƣời đã tìm ra con đƣờng giải phóng cho dân tộc Việt Nam, sáng lập ra Đảng

Cộng sản Việt Nam. Lãnh đạo nhân dân phá bỏ xích xiềng nơ lệ thực dân, phong
kiến, đế quốc để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời. Dù
khi Đảng Cộng sản Việt Nam chƣa cầm quyền hay khi đã trở thành Đảng cầm
quyền. Ngƣời vẫn luôn căn dặn cán bộ, đảng viên phải luôn chăm lo công tác xây
dựng, củng cố và phát triển đảng. Theo Ngƣời: “ Đảng cũng ở trong xã hội, Đảng
là một cơ thể sống, giống nhƣ các tổ chức khác trong quá trình tồn tại và phát triển,
Đảng phải thƣờng xuyên phát triển đảng viên mới có chất lƣợng và kịp thời thanh
loại những đảng viên thối hóa, biến chất” [58, tr. 251]. Phải có một lƣợng đảng
viên nhất định mới hình thành nên tổ chức đảng, sự nghiệp lãnh đạo của Đảng là
một sự nghiệp to lớn, lâu dài do nhiều thế hệ chiến sĩ cộng sản tham gia gánh vác.
Trong quá trình hoạt động do nhiều yếu tố khác nhau Đảng không tránh khỏi thiếu
hụt một lƣợng đảng viên nhất định. Đồng thời, trong q trình trƣởng thành Đảng
phải khơng ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu ngang tầm đòi hỏi
của nhiệm vụ cách mạng. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng chỉ có thể có
đƣợc trên cơ sở một số lƣợng đảng viên tƣơng ứng. Do vậy, để đảm bảo cho Đảng
phát triển, liên hệ mật thiết với quần chúng, có sức sống mạnh mẽ, thực hiện thắng
lợi sứ mệnh đội tiền phong của giai cấp và của cả dân tộc, Đảng phải làm tốt công


15

tác phát triển đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích: “kháng chiến bị hy sinh đi
một số nếu Đảng khơng biết huấn luyện đào tạo cất nhắc thì làm sao mà có nhƣ
ngày nay” [58, tr. 467]. Ngƣời vạch rõ tính tất yếu, yêu cầu, phƣơng châm, phƣơng
pháp của cơng tác phát triển đảng: “để làm trịn nhiệm vụ rất nặng nề nhƣng rất vẻ
vang… Đảng phải phát triển tổ chức của mình một cách thận trọng, vững chắc và
rộng rãi trong quần chúng. Đảng cần phải xem công tác củng cố và phát triển đảng
là một công tác quan trọng thƣờng xuyên. Lựa chọn, kết nạp vào Đảng những
ngƣời ƣu tú nhất và kịp thời đƣa ra khỏi Đảng những phần tử biến chất, những
ngƣời không đủ tiêu chuẩn đảng viên” [58, tr. 468].

Tƣ tƣởng xuyên suốt trong quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển đảng
là “coi trọng chất lượng”. Ngƣời dạy rằng: “Đảng mạnh không phải chỉ do số
lƣợng đảng viên quyết định. Số lƣợng đảng viên chỉ trở thành sức mạnh một khi nó
đạt những yêu cầu về chất lƣợng” [59, tr.136]. Phát triển đảng phải cẩn trọng, xem
xét lựa chọn đối tƣợng kết nạp vào Đảng phải nắm vững tiêu chuẩn đảng viên và
Điều lệ Đảng đã quy định, đề phòng kẻ địch, bọn cơ hội chui vào Đảng. Phải xem
xét một cách tồn diện các yếu tố nhƣ: trình độ giác ngộ cộng sản chủ nghĩa, động
cơ vào Đảng, phẩm chất đạo đức, và năng lực hoạt động thực tế… Kết quả hoàn
thành nhiệm vụ đƣợc giao của đối tƣợng làm thƣớc đo chủ yếu, chống giản đơn,
phiến diện một chiều.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những tiêu chuẩn cơ bản đối với ngƣời
đảng viên làm căn cứ để thu nạp những quần chúng tốt vào Đảng. Khi vận dụng
tiêu chuẩn đảng viên để xem xét kết nạp, Ngƣời căn dặn các tổ chức đảng phải đặc
biệt quan tâm đến sự giác ngộ, lòng trung thành, thái độ trách nhiệm với Đảng, với
nhân dân của ngƣời xin vào Đảng. Theo Ngƣời: “nếu không quán triệt và thực hiện
đúng đắn vấn đề có tính ngun tắc đó, thì dù có kết nạp đƣợc nhiều đảng viên, dù
số lƣợng đảng viên tăng, vẫn không làm cho tổ chức đảng mạnh lên mà trái lại có
khi cịn làm cho tổ chức đảng trở nên lỏng lẻo, biến Đảng thành câu lạc bộ, không
làm tròn vai trò ngƣời lãnh đạo” [59, tr. 220]. Do vậy, Ngƣời luôn nhắc nhở:
“Đảng không phải chỉ cần số cho nhiều, tuy nhiều là tốt, nhƣng phải có cái chất


16

của ngƣời đảng viên” [59, tr. 222]. Ngƣời đặc biệt nhấn mạnh khi tiến hành phát
triển đảng phải nắm vững phƣơng châm phát triển đảng là “trọng chất hơn lƣợng”.
Trong khi khẳng định phải coi trọng việc phát triển đảng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng căn dặn: “ Đảng khơng nên hẹp hịi với các thành phần lao động khác,
đó là: những ngƣời trí thức, cơng nhân, nơng dân, phụ nữ, quân nhân, hăng hái yêu
nƣớc, từ 18 tuổi trở lên đều đƣợc vào Đảng”[60, tr. 254]. Nhƣ vậy, những ngƣời

xuất thân từ các thành phần lao động khác đó tự nguyện rèn luyện tƣ tƣởng, lập
trƣờng giai cấp công nhân, muốn đứng trong hàng ngũ của Đảng để phấn đấu cho
mục đích, lý tƣởng của Đảng, xét thấy có đủ điều kiện thì kết nạp vào Đảng. Có
nhƣ vậy mới thƣờng xuyên tăng thêm nguồn sinh lực và sức chiến đấu mới cho
Đảng, tăng cƣờng sự lãnh đạo toàn diện của Đảng. Vì vậy, Đảng phải chú trọng
phát triển toàn diện vào các vùng, các ngành, các giới. Đặc biệt đẩy mạnh việc
phát triển đảng vào thanh niên, phụ nữ, vào các vùng xung yếu, các cơ sở còn ít
đảng viên. Ngƣời chỉ rõ: “cần phải củng cố và phát triển đảng… nâng cao trình độ
chính trị, tƣ tƣởng, văn hóa cho các đảng viên, cán bộ. Cần chú ý kết nạp thêm các
đảng viên dân tộc và các nữ đảng viên để mở rộng hàng ngũ Đảng” [60, tr. 457].
Phát triển đảng phải tích cực, thận trọng, phát triển phải luôn luôn đi đôi với
củng cố. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu các tổ chức đảng phải có kế hoạch phát
triển đảng trong từng thời kỳ, bảo đảm đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo
cách mạng của Đảng. Phải tiến hành thật tích cực, chủ động, khơng bị động, ỷ lại
ngồi chờ ngƣời có đủ điều kiện rồi kết nạp theo lối ăn sẵn. Phải gây dựng, đẩy
mạnh phong trào cách mạng để trên cơ sở đó mà phát hiện, tìm hiểu, tun truyền,
giáo dục và rèn luyện các phần tử tích cực. Nâng cao dần trình độ của họ từ thấp
đến cao, tạo cho họ có đủ điều kiện trở thành ngƣời đảng viên. Ngƣời khẳng định:
“chọn lọc đảng viên mới cũng là một phần quan trọng. Chi bộ cần thƣờng xuyên
giáo dục quần chúng, bồi dƣỡng những phần tử hăng hái, nâng cao trình độ giác
ngộ của họ đến tiêu chuẩn đảng viên” [60, tr.115-116].
Khi xét kết nạp ngƣời vào Đảng, phải xem xét tồn diện cả trình độ giác
ngộ, động cơ vào Đảng, cả phẩm chất đạo đức và năng lực hành động thực tế, cả lý


17

lịch gia đình, bản thân và uy tín trƣớc quần chúng. Phải xem xét sự rèn luyện, tu
dƣỡng và kết quả hồn thành nhiệm vụ trong một q trình liên tục với những đều
kiện, hoàn cảnh và những thử thách khác nhau. Phải thực hiện nghiêm chỉnh các

nguyên tắc, thủ tục kết nạp đảng, hết sức cảnh giác đề phòng các phần tử thù địch,
cơ hội chui vào Đảng. Chống giản đơn, phiến diện, chạy theo chỉ tiêu số lƣợng, kết
nạp ẩu, hoặc dựa vào thận trọng sinh ra rụt rè, bảo thủ, hẹp hòi, cục bộ. Khi kết
nạp đảng viên mới cần phải giữ đúng những điều kiện Trung ƣơng đã quy định.
Điều kiện đảng viên phải đúng, thủ tục vào Đảng phải nghiêm, đó là những điều
rất cần thiết trong việc phát triển đảng.
Phát triển đảng phải luôn luôn đi đôi với củng cố Đảng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh coi đây là hai vấn đề của xây dựng Đảng, có quan hệ hữu cơ với nhau. Củng
cố Đảng tốt là điều kiện để tiến hành phát triển đảng có chất lƣợng. Phát triển đảng
có chất lƣợng là cơ sở để củng cố Đảng tốt hơn. Do đó, cấp ủy đảng cần phải xem
công tác củng cố và phát triển đảng là một công tác quan trọng và thƣờng xuyên.
Ngƣời nhấn mạnh: “phải coi trọng giáo dục rèn luyện đội ngũ đảng viên để mỗi
đảng viên vừa là “ngƣời lãnh đạo” vừa là “ngƣời đầy tớ thật trung thành của nhân
dân”, “ mình vào Đảng để làm đầy tớ cho nhân dân. Làm đấy tớ nhân dân chứ
không phải là “quan” nhân dân” [54, tr. 196 – 197]. Đảng viên là tấm gƣơng để
quần chúng ngƣỡng mộ, noi theo. Vì vậy, họ muốn phấn đấu để đƣợc vào Đảng,
đƣợc là đồng chí của những ngƣời tiên tiến. Nhƣng kết nạp đảng viên mới cũng
đồng thời, kiên quyết loại ra khỏi Đảng những phần tử thoái hoá, biến chất. Phát
triển đảng là q trình lựa chọn, chuyển hố những quần chúng ƣu tú trong đấu
tranh cách mạng thành những chiến sĩ cộng sản. Q trình đó chỉ đạt hiệu quả cao
khi nó đƣợc tiến hành theo một quy trình chặt chẽ. Ngƣời chỉ rõ:
Thứ nhất, thông qua phong trào cách mạng của quần chúng, phát hiện, lựa
chọn đƣa vào nguồn phát triển đảng những quần chúng ƣu tú có lịch sử chính trị rõ
ràng, đã tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong việc đấu tranh, liên lạc mật thiết với
quần chúng. Tin tƣởng vào Đảng và có nguyện vọng muốn gia nhập Đảng để phấn
đấu cho mục tiêu, lý tƣởng của Đảng. Việc tạo nguồn phát triển đảng do tổ chức có


18


thẩm quyền quyết định, dựa trên cơ sở phát hiện, giới thiệu của đảng viên, tổ đảng
và tổ chức quần chúng của Đảng.
Thứ hai, tuyên truyền, giác ngộ, giáo dục, rèn luyện, thử thách. Nội dung
giáo dục, rèn luyện phải tồn diện, cả phẩm chất và năng lực, cả chính trị, đạo đức
và nghiệp vụ chun mơn, trong đó “lấy đức làm gốc”. Phƣơng pháp cơ bản để
giáo dục, chuyển hoá quần chúng là: Động viên quần chúng tự giác, rèn luyện theo
tiêu chuẩn đảng viên. Đồng thời, thông qua hoạt động sản xuất, đấu tranh cách
mạng. Bằng giáo dục, thuyết phục, nêu gƣơng, tự phê bình và phê bình trong các
đồn thể cách mạng mà cảm hố, xây dựng. Nâng dần trình độ giác ngộ của quần
chúng từ thấp lên cao, từ giác ngộ dân tộc đi đến giác ngộ giai cấp. Từ tán thành
những chủ trƣơng, chính sách của Đảng đi đến ủng hộ, đấu tranh cho sự nghiệp
cách mạng của Đảng và tự nguyện xin gia nhập Đảng.
Thứ ba, kết nạp quần chúng vào Đảng theo đúng thủ tục mà Điều lệ Đảng
đã quy định. Phát triển đảng là quá trình Đảng lựa chọn, đƣa quần chúng ƣu tú vào
trong hàng ngũ những ngƣời cộng sản. Quá trình này đạt đƣợc kết quả cao khi
đƣợc tiến hành theo một trình tự khoa học. Phải có những quy định về thủ tục kết
nạp đảng viên, thời kỳ dự bị và xét cơng nhận đảng viên chính thức.
Thứ tư, tiếp tục bồi dƣỡng, giáo dục, rèn luyện đảng viên mới và làm đúng,
đủ các thủ tục chuyển đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức. Để thực hiện có
hiệu quả quy trình trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn các tổ chức đảng phải có kế
hoạch, có kiểm tra, đôn đốc và thƣờng xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm. Đồng thời,
phải gắn kết hoạt động phát triển đảng với các hoạt động xây dựng Đảng, xây dựng
đơn vị và thực hiện nhiệm vụ chính trị. Phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của các
ngành, các giới, các lực lƣợng tham gia xây dựng, phát triển đảng ngang tầm
nhiệm vụ Đảng cầm quyền.
Nhƣ vậy, công tác kết nạp đảng viên mới là một yêu cầu khách quan đồng
thời là nhiệm vụ quan trọng, thƣờng xuyên của mỗi tổ chức đảng. Nhằm bổ sung
cho Đảng đội ngũ đảng viên có chất lƣợng, số lƣợng thích đáng, đáp ứng u cầu
nhiệm vụ của Đảng trong mỗi giai đoạn cách mạng. Công tác kết nạp đảng viên



19

cũng là nhiệm vụ quan trọng của việc xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch,
vững mạnh. Vì vậy, công tác kết nạp đảng viên mới là nhằm tăng thêm sinh lực,
sức chiến đấu cho Đảng, trẻ hoá đội ngũ đảng viên, bảo đảm sự kế thừa và phát
triển của Đảng. Đó khơng chỉ là nhiệm vụ mà cịn là nghĩa cử thiêng liêng của
những ngƣời đi sau đối với thế hệ trƣớc. Bởi máu đào của các liệt sĩ, các thế hệ đi
trƣớc đã làm cho lá cờ Đảng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của họ đã chuẩn bị
cho đất nƣớc đơm hoa kết trái, nở hoa độc lập, tự do.
1.1.2. Quan điểm, chủ trƣơng phát triển đảng của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới.
1.1.2.1. Quan điểm, chủ trương của Trung ương Đảng
Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và của cả dân tộc
Việt Nam, là đội tiền phong có tổ chức và là tổ chức cao nhất của giai cấp công
nhân. Đảng gồm những ngƣời giác ngộ tiên tiến, gƣơng mẫu, dũng cảm và hy sinh
nhất trong giai cấp công nhân, trong nông dân lao động, trí thức cách mạng và các
tầng lớp nhân dân lao động khác, tự nguyện đứng trong hàng ngũ Đảng mà phấn
đấu. Vì thế, Đảng ta đã xác định, mỗi đảng viên là tế bào của Đảng và khẳng định
chất lƣợng đảng viên là yếu tố quan trọng nhất, giữ vị trí quyết định tạo thành chất
lƣợng đội ngũ đảng viên.
Trong q trình lãnh đạo cách mạng cũng nhƣ trong cơng cuộc đổi mới đất
nƣớc hiện nay, Đảng ta luôn quan tâm đến vấn đề đảng viên và phát triển đảng
viên, chăm lo xây dựng, nâng cao chất lƣợng đảng viên. Từ Đại hội VI (12/1986)
đến nay công tác xây dựng Đảng và phát triển đảng viên luôn đƣợc quan tâm và đã
đạt đƣợc những kết quả nhất định. Đảng ta đã xây dựng và hoàn thiện nhiều quy
định về vấn đề đảng viên và phát triển đảng viên. Nghị quyết TW 5, khóa VI về
“một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng đảm bảo thực hiện nghị quyết Đại
hội VI của Đảng”. ngày 14 đến 20/6/1988. Đây là nghị quyết thứ nhất về xây
dựng Đảng của thời kỳ đổi mới, khi bàn về vấn đề phát triển đảng, Nghị quyết

khẳng định: “Đảng phát hiện, bồi dƣỡng, lựa chọn cán bộ để bố trí vào các chức vụ
trong bộ máy của Đảng. Đồng thời, giới thiệu với các cơ quan dân cử những cán


×