Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Đảng bộ công an thành phố hồ chí minh lãnh đạo công tác đảm bảo trật tự, an toàn xã hội giai đoạn 2000 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LẠI THỊ HƯƠNG

ĐẢNG BỘ CƠNG AN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÃNH
ĐẠO CƠNG TÁC ĐẢM BẢO TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI
GIAI ĐOẠN 2000 – 2011

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60-22-56

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS - TS. ĐINH HUY LIÊM

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn của các
nhà khoa học. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là hồn tồn trung thực và chưa
từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tác giả luận văn

Lại Thị Hương


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh


CAND: Cơng an nhân dân
ANTT: An ninh, trật tự
ANQG: An ninh quốc gia
TTATXH: Trật tự an toàn xã hội

TTATGT: Trật tự, an tồn giao thơng
ANTQ: An ninh Tổ Quốc
UBND: Ủy ban nhân dân
XDLL: Xây dựng lực lượng
PCCC: Phòng cháy, chữa cháy
CBCS: Cán bộ, chiến sĩ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................. 1
1. Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................................. 2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài....................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 5
6. Bố cục đề tài ................................................................................................................ 5
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và tình hình, đặc điểm liên quan đến sự lãnh đạo của
Đảng bộ Cơng an thành phố Hồ Chí Minh về cơng tác đảm bảo trật tự, an tồn xã hội giai
đoạn 2000 – 2011 ..................................................................................................................... 6
1.1.Cơ sở lý luận về cơng tác đảm bảo trật tự an, tồn xã hội ............................................... 6
1.2. Tình hình, đặc điểm liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Công an thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2000 – 2011.............................................................................................. 19
Chương 2: Qúa trình lãnh đạo của Đảng bộ Công an thành phố Hồ Chí Minh trong cơng tác
đảm bảo trật tự an tồn xã hội giai đoạn 2000 – 2011 ......................................................... 25
2.1. Đảng bộ Cơng an thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo cơng tác đảm bảo trật tự, an tồn xã

hội giai đoạn 2000 - 2005 ................................................................................................ 25
2.2. Đảng bộ Công an thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo lãnh đạo cơng tác đảm bảo trật tự,
an toàn xã hội giai đoạn 2006 - 2011 ............................................................................... 52
Chương 3: Nhận xét chung và một số bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình lãnh đạo cơng
tác đảm bảo trật tự, an tồn xã hội của Đảng bộ Công an thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2000 – 2011 ............................................................................................................................. 86
3.1. Nhận xét chung về sự lãnh đạo công tác đảm bảo trật tự, an tồn xã hội của Đảng bộ
Cơng an thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000 – 2011 ................................................. 86
3.2. Một số bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo cơng tác đảm bảo trật tự, an tồn
xã hội của Đảng bộ Cơng an thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000 – 2011.................. 108
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 116
Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................................ 121
Phụ lục ................................................................................................................................... 132


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định
“xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng
Việt Nam”. Giữ gìn TTATXH, bảo vệ vững chắc những thành quả của cách mạng, phục
vục đắc lực cho công cuộc đổi mới là một nhiệm vụ trọng yếu trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Đảm bảo TTATXH có vai trị to lớn trong cơng cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội của từng địa phương cũng như trên phạm vi cả nước. Đây cũng là vấn đề có vị trí, ý
nghĩa rất quan trọng, liên quan đến sự tồn vong, an nguy, thịnh vượng của một quốc gia.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng trong công tác đảm bảo ANTT đối với sự tồn tại
và phát triển của đất nước, Đảng, Nhà nước ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm
lãnh đạo lực lượng CAND nhằm thực hiện tốt công tác giữ gìn ANTT, phục vụ đắc lực
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Xuất phát từ quan điểm,
đường lối, chủ chương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như căn cứ

vào tình hình thực tiễn về ANTT trên địa bàn TP. HCM, trong những năm qua, Đảng bộ
Công an TP. HCM luôn quan tâm, chỉ đạo sâu sát các đơn vị trực tiếp chiến đấu để hoàn
thành tốt nhiệm vụ, giữ gìn TTATXH, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của thành phố nói riêng, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu
xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung.
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, năng động, đồng thời là trung tâm
kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của cả nước. Trong những năm qua, cùng với cả
nước, TP. HCM đã đạt được thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Về kinh tế, TP. HCM chiếm 21,3 %
tổng sản phẩm và 29,38 % tổng thu ngân sách của cả nước [74]. Các lĩnh vực giáo dục,
truyền thông, thể thao, giải trí, TP. HCM đều giữ vai trị quan trọng bậc nhất so với sự
phát triển chung của đất nước.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, TP. HCM đang phải đối mặt với những vấn đề
lớn của một thành phố trẻ, sôi động như dân số tăng quá nhanh, vấn đề ô nhiễm môi
1


trường, ùn tắc giao thơng, tệ nạn xã hội cịn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vì vậy, cơng tác đảm
bảo trật tự an tồn xã hội có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn thành phố trong thời kỳ mới.
Nhận thức sâu sắc công tác đảm bảo TTATXH trên địa bàn TP. HCM có ý nghĩa
then chốt, trong những năm qua Đảng bộ Công an TP. HCM đã lãnh đạo các mặt công tác
đảm bảo TTATXH với nhiều chủ trương, biện pháp nhằm đảm bảo sự ổn định về
TTATXH của thành phố và bước đầu gặt hái được nhiều thành quả, được Chính Phủ, Bộ
Cơng an, UBND TP. HCM đánh giá cao. Việc nghiên cứu các chủ trương lãnh đạo, chỉ
đạo của Đảng bộ Công an TP. HCM nhằm bảo đảm TTATXH giai đoạn này có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn cao, vì đây là giai đoạn chuyển tiếp kết thúc năm cuối thế kỷ XX,
bước sang 10 năm xây dựng và bảo vệ thành phố trong thế kỷ XXI, giai đoạn thực hiện
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. HCM khóa VII, VIII, IX và thực hiện Nghị
quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an TP. HCM khóa VIII, IX, X. Tổng kết, đánh giá

việc thực hiện công tác đảm bảo TTATXH trong giai đoạn này, dưới sự lãnh đạo của
Đảng bộ Công an TP. HCM là góp phần tổng kết thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm từ
thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Công an TP. HCM phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Với góc độ là người nghiên cứu khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tôi chọn
đề tài “Đảng bộ Cơng an thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo cơng tác đảm bảo trật tự,
an tồn xã hội giai đoạn 2000 – 2011” để làm luận văn thạc sỹ, nhằm nghiên cứu sự lãnh
đạo của Đảng bộ Công an TP. HCM trong công tác đảm bảo TTATXH, rút ra được những
nhận định, đánh giá về công tác giữ gìn TTATXH trên địa bàn thành phố. Kết quả nghiên
cứu này vừa rèn luyện, nâng cao trình độ lý luận, kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân,
đồng thời góp phần xây dựng lịch sử truyền thống Cơng an TP. HCM.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Về lịch sử nghiên cứu trên lĩnh vực bảo vệ ANTT của lực lượng Cơng an TP. HCM
đã có một số cơng trình như:
- Cơng an thành phố Hồ Chí Minh (2005), Biên niên sự kiện lịch sử 1986 – 2000,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2


- Nguyễn Thị Thớn (2005), Lực lượng Công an thành phố Hồ Chí Minh trong cơng
cuộc xây dựng và bảo vệ thành phố (1975 - 1985), Luận văn thạc sĩ sử học, Trường Đại
học KHXH & NV thành phố Hồ Chí Minh.
- Đinh Huy Liêm (2004) “Vai trị của hệ thống chính trị cơ sở trong cơng tác an
ninh trật tự ở thành phố Hồ Chí Minh”, đề tài cấp Bộ, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân.
- Trịnh Chí Hồ (2006), Hoạt động bảo vệ an ninh trật tự của Cơng an Thủ Đức
thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới (thời kỳ 1986 – 2000), Luận văn thạc sĩ
sử học, Trường Đại học KHXH & NV TP. Hồ Chí Minh.
- Lê Anh Tuấn (2009), “Tội phạm hình sự tại thành phố Hồ Chí Minh - Ngun nhân
, điều kiện và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh”, đề tài khoa học cấp bộ.
- Đinh Huy Liêm (2009) “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của

công an phường, xã, thị trấn ở thành phố Hồ Chí Minh”, đề tài cấp Bộ, Trường Đại học
Cảnh sát nhân dân.
- Nguyễn Thị Bích Hiển (2003), Đấu tranh chống tội phạm hình sự do người nước
ngồi thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của lực lượng CSND-Cơng an thành
phố Hồ Chí Minh, đề tài cấp cơ sở.
- Nguyễn Mạnh An (2006), Điều tra các vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra ở các
tỉnh, thành phố phía Nam, đề tài cấp Bộ.
- Trần Đức Trung (2006), Tội phạm chống người thi hành công vụ đối với cán bộ
chiến sỹ CAND trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đề tài cấp cơ sở.
- Đồn Văn Chón (2007), Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực phòng chống tội phạm
nhằm đảm bảo TTATXH ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính
cơng, Học viện Hành chính Quốc gia, 2007.
- Trần Quang Thông (2003), Đặc điểm tội phạm cướp tài sản hoạt động trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đơng Nam bộ - Giải pháp phịng chống, đề tài
khoa học cấp Bộ TC-2000-T32B-088, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân.
- Thạc sỹ Trương Văn Thuận (2005), Ma túy trong thanh thiếu niên tại thành phố Hồ
Chí Minh – Thực trạng, giải pháp phòng chống, đề tài khoa học cấp Bộ BC-2001-008008.
3


Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đã thể hiện được sự quan tâm của Đảng,
Nhà nước đối với công tác bảo vệ ANTT trên phạm vi cả nước. Một số cơng trình đã đề
cập tới cơng tác giữ gìn ANTT trên địa bàn TP. HCM nhưng chưa đi sâu vào sự lãnh đạo,
chỉ đạo của Đảng bộ Công an TP. HCM trong cơng tác giữ gìn TTATXH từ năm 2000 đến
năm 2011. Có thể nói, cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách tổng
quát và đầy đủ về sự lãnh đạo của Đảng bộ Công an TP. HCM trong công tác đảm
bảoTTATXH giai đoạn từ năm 2000 đến 2011. Chính vì vậy, đề tài muốn đi sâu, làm rõ
về sự lãnh đạo của Đảng bộ Công an TP. HCM trong công tác bảo đảm TTATXH trên địa
bàn thành phố giai đoạn 2000 – 2011.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Mục tiêu của đề tài: Trên cơ sở phân tích sự lãnh đạo của Đảng bộ Công an TP.
HCM trong công tác đảm bảo TTATXH giai đoạn 2000 – 2011, đề tài sẽ rút ra những
nhận xét, đánh giá và một số bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công
tác đảm bảo TTATXH của Đảng bộ Công an TP. HCM giai đoạn 2000 – 2011, góp phần
cho sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác đảm bảo TTATXH của Đảng bộ Công an TP. HCM
tốt hơn ở những giai đoạn sau.
Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:
Thứ nhấ t: Trình bày một số vấn đề về lý luận và tình hình đặc điểm liên quan đến sự
lãnh đạo của Đảng bộ Công an TP. HCM trong công tác đảm bảo TTATXH giai đoạn
2000 – 2011.
Thứ hai: Phân tích sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Công an TP. HCM trên các mặt
công tác đảm bảo TTATXH giai đoạn 2000 – 2011 và những kết quả đạt được.
Thứ ba: Rút ra một số nhận xét, đánh giá chung và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn
q trình lãnh đạo cơng tác đảm bảo TTATXH của Đảng bộ Công an TP. HCM giai đoạn
2000 – 2011.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ Công an TP. HCM về
công tác đảm bảo TTATXH giai đoạn 2000 – 2011. Đảng bộ Công an TP. HCM bao gồm

4


Ban Chấp hành Đảng bộ Công an TP. HCM, các cấp ủy Đảng, chi bộ Đảng cơ sở trực
thuộc Đảng bộ Công an TP. HCM.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là sự lãnh đạo của Đảng bộ Công an TP. HCM trong
công tác đảm bảo TTATXH giai đoạn 2000 – 2011, qua đó đánh giá những thành tựu, hạn
chế và những bài học kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn q trình lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng bộ Cơng an TP. HCM. Để TTATXH được đảm bảo, trước hết cơng tác đấu tranh
phịng, chống tội phạm phải được thực hiện tốt, đồng thời phải XDLL Công an TP. HCM
ngày càng chính quy, tinh nhuệ, có đủ bản lĩnh chính trị và năng lực cơng tác, bên cạnh đó

cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật phục vụ cho công tác và chiến đấu phải được đảm
bảo, đáp ứng được nhu cầu công tác thường xuyên và đột xuất của Cơng an TP. HCM. Do
đó, đề tài đi vào nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Công an TP. HCM đối với các mặt
công tác nghiệp vụ TTATXH, công tác XDLL và công tác hậu cần, kỹ thuật từ năm 2000
– 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
của Đảng, các Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT.
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp luận biện chứng duy vật. Phương pháp
nghiên cứu chủ yếu của đề tài là kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp Logic.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và tình hình, đặc điểm liên quan đến sự lãnh đạo
của Đảng bộ Công an TP. HCM về cơng tác đảm bảo trật tự, an tồn xã hội giai đoạn 2000
– 2011.
Chương 2: Sự lãnh đạo của Đảng bộ Công an TP. HCM trong công tác đảm bảo trật
tự, an toàn xã hội giai đoạn 2000 – 2011.
Chương 3: Nhận xét chung và một số bài học kinh nghiệm rút ra từ q trình lãnh
đạo cơng tác đảm bảo trật tự, an toàn xã hội của Đảng bộ Công an TP. HCM giai đoạn
2000 – 2011.
5


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM LIÊN QUAN ĐẾN SỰ
LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ CƠNG AN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ CƠNG TÁC
ĐẢM BẢO TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2000 – 2011

1.1. Cơ sở lý luận về công tác đảm bảo trật tự an toàn, xã hội

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về công tác đảm bảo trật tự, an toàn xã hội
- Thuật ngữ trật tự, an toàn xã hội
Thuật ngữ TTATXH được sử dụng chính thức trong văn kiện Đại hội Đảng Cộng
sản Việt Nam lần thứ IV và trong Hiến pháp năm 1992. Khái niệm TTATXH được Từ
điển bách khoa CAND đề cập một cách cụ thể như sau: “TTATXH là trạng thái xã hội
bình yên, trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các
quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định” [12, tr.1182 – 1183].
TTATXH bao gồm nhiều nội dung tạo nên một trạng thái xã hội bình n, có trật tự,
có kỷ cương, bao gồm: An ninh xã hội được đảm bảo, công tác phòng chống tội phạm đạt
hiệu quả cao, hạn chế tới mức thấp nhất tội phạm hình sự; trật tự an tồn giao thơng, hoạt
động giao thơng được thơng suốt, an tồn, trật tự và tai nạn giao thơng được hạn chế tới
mức thấp nhất; trật tự cơng cộng; phịng ngừa tai nạn, bài trừ tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn
ma túy, mại dâm, mê tín, dị đoan; Bảo vệ mơi trường.
- Giữ gìn trật tự an tồn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh
chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về TTATXH” (khoản 2, Điều 3 Luật
CAND). Đấu tranh giữ gìn TTATXH bao gồm: Chống tội phạm; giữ gìn trật tự nơi cộng
cộng; bảo đảm trật tự an toàn giao thơng; phịng ngừa tai nạn; bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ
môi trường [12, tr. 1183].
Đảm bảo TTATXH là nhiệm vụ của tồn Đảng, tồn dân, trong đó lực lượng CAND
giữ vai trị nịng cốt và có chức năng tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp đấu tranh phịng,
chống tội phạm, giữ gìn trật tự cơng cộng, đảm bảo trật tự an tồn giao thơng, tham gia
phịng ngừa tai nạn, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường.
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật Hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm
6


độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính
trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản,

các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật
tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Tội phạm được quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999
[12, tr. 1153]
- Trật tự an tồn giao thơng là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều
chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng mà mọi
người tham gia giao thông phải tuân theo, nhờ đó đảm bảo cho hoạt động giao thơng
thơng suốt, trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông gây thiệt hại về
người và tài sản. Trật tự an tồn giao thơng là một mặt của TTATXH [12, tr. 1182].
- Trật tự công cộng là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi
các quy tắc, quy phạm nhất định ở những nơi cộng cộng mà mọi người phải tuân theo.
Trật tự cơng cộng là một mặt của TTATXH và có nội dung bao gồm những quy định
chung về trật tự, vệ sinh, văn hóa; sự tuân thủ những quy định của pháp luật và phong tục,
tập quán, sinh hoạt được mọi người thừa nhận; tình trạng n ổn, có trật tự, tôn trọng lẫn
nhau trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi của mọi người. Chương XIX Bộ luật Hình sự
quy định các tội xâm phạm trật tự công cộng. [12, tr. 1183].
- Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng
những hành vi lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng
trong đời sống cộng đồng. Tệ nạn xã hội bao gồm: mại dâm, nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín
dị đoan…Tệ nạn xã hội là cơ sở của tìng trạng phạm tội, là một trong những nguồn gốc
phát sinh tội phạm. Phòng chống tệ nạn xã hội là nhiệm vụ của toàn xã hội, phải được tiến
hành thường xuyên, liên tục bằng những biện pháp đồng bộ, thích hợp, triệt để [12, tr.
1063 - 1064].
- Bảo vệ môi trường là tập hợp những biện pháp giữ cho môi trường trong sạch, sử
dụng hoặc phục hồi một cách hợp lý sinh giới (vi sinh vật, thực vật, động vật) và mơi sinh
(đất, nước, khơng khí, lịng đất, khí hậu…), bảo đảm sự cân bằng sinh thái…nhằm tạo ra
một không gian tối ưu cho cuộc sống của con người…Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy
7


định các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức, các đơn vị vũ trang và công

dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ, cải tạo môi trường sống [12, tr. 71 - 72].
1.1.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về
những vấn đề liên quan đến cơng tác đảm bảo trật tự, an tồn xã hội
1.1.2.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đảm bảo trật tự, an tồn xã
hội
Tư tưởng Hồ Chí Minh về ANTT là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng
của Người, bao gồm những quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản để xây
dựng và bảo vệ nền ANTT của đất nước, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác – Lênin về tổ chức và sử dụng lực lượng cách mạng của nhà nước vô sản
vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát tuy những giá trị truyền thống trong đấu
tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc và tiếp thu những kinh nghiệm quý báu về đấu
tranh bảo vệ ANTT của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đảm bảo TTATXH được thể hiện chủ yếu
trên một số phương diện sau:
- Thứ nhất: Về phương thức, biện pháp tổ chức xây dựng nền an ninh, trật tự
Thấy được vai trò của cơng tác giữ gìn ANTT với việc giữ vững thành quả của cuộc
cách mạng nên ngay khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành cơng, cùng với việc thiết
lập chính quyền cách mạng, Đảng và Nhà nước ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
chính thức thành lập Ngành Công an nhân dân ngày 19 tháng 8 năm 1945. Vừa mới ra đời,
nhà nước non trẻ đã phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn thách thức tưởng chừng
khó có thể vượt qua, đặc biệt là thù trong, giặc ngoài đang đe dọa trực tiếp tới sự sống còn
của chế độ. Trong khi các thế lực đế quốc, thực dân, phản động đang tìm mọi cách để tiêu
diệt chính quyền cách mạng thì lực lượng chun trách bảo vệ chính quyền lại rất non trẻ,
trong điều kiện đó, luận điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” được Chủ tịch
Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh và đòi hỏi vận dụng phát huy triệt để trên lĩnh vực
bảo vệ an ninh chính trị và TTATXH. Trong chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” ban hành
ngày 25/11/1945, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã khẳng định nhiệm vụ cơ bản của cách
8



mạng Việt Nam là “củng cố chính quyền nhân dân…bài trừ nội phản,…”. Chỉ thị cũng
phản ánh rõ một vấn đề cơ bản là phải dựa vào nhân dân, phát huy sức mạnh của toàn dân
để giữ vững ANTT, gắn nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ với chống thù trong, giặc ngồi.
Khẳng định vai trị quyết định của quần chúng trong công tác đảm bảo ANTT, Hồ Chủ
tịch đã nói: “Phải biết dựa vào dân, khơng được xa rời dân, nếu không thế sẽ thất bại. Khi
nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành cơng nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành cơng ít, giúp đỡ ta
hồn tồn thì thắng lợi hồn tồn” [75, tr. 299].
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức, biện pháp xây dựng nền ANTT luôn nhất
quán với nguyên tắc hết sức quan trọng để tổ chức thực hiện quyền lực xã hội dưới chế độ
ta, là Đảng Cộng sản lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm Chủ. Người chỉ rõ: “Công
tác Công an phải gắn chặt với đường lối, chính sách của Đảng, nếu thốt ly đường lối
chính trị của Đảng thì khéo mấy cũng khơng có kết quả” [75 tr. 177].
Về phương pháp tổ chức nền ANTT, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ cho chúng ta
phương pháp đúng đắn nhất là phải bắt đầu từ quần chúng và trở lại nơi quần chúng.
Trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, phương pháp tổ chức nền ANTT của Người được
vận dụng sinh động trong các công cuộc kháng chiến như phong trào “3 không”, “Ngũ gia
liên bảo”, phong trào “3 xây, 3 chống”. Những cách thức, biện pháp đó địi hỏi phải gắn
bó với nhân dân, sâu sát với quần chúng, phải được dân yêu, dân mến, “phải thực sự dân
chủ với nhân dân, phải đi đúng đường lối quần chúng thì nhân dân mới tin yêu, giúp công
an và công an mới thành công được” [76, tr. 231 - 232]. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường
xun nhấn mạnh vai trị của công tác tổ chức cán bộ. Theo Người, công tác tổ chức
không phải để dựng lên bộ máy quan liêu, mà thông qua những bộ máy, những tổ chức
quần chúng để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn ANTT. Bác coi công tác cán bộ là cái gốc của
mọi vấn đề và để giải quyết mọi cơng việc. Người nói: Dùng người như dùng gỗ, người
thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy gỗ mà dùng được [131].
- Thứ hai: Về vấn đề xác định các lực lượng cơ bản trên mặt trận bảo vệ an
ninh, trật tự
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln khẳng định vai trị quyết định của quần chúng nhân dân
trong đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Người thấy rõ vai trò to lớn, quyết định của

9


quần chúng nhân dân đối với nền ANTT. Người cho rằng bảo vệ ANTT là trách nhiệm
của toàn dân nhưng phải phân định rõ đâu là chỗ dựa chính và ai có thể là lực lượng cơ
bản trong nền ANTT “cố nhiên dân chúng không nhất loạt như nhau. Trong dân chúng có
nhiều tầng lớp khác nhau, trình độ khác nhau, ý kiến khác nhau. Có lớp tiên tiến, có lớp
lừng chừng, có lớp lạc hậu” [76, tr. 519]. Điều đó nhắc nhở chúng ta cần có cách tiếp cận
hợp lý đối với các tầng lớp cư dân, đồng bào các dân tộc, tôn giáo, phải thấu hiểu tâm tư,
nguyện vọng, truyền thống, tình cảm cũng như thái độ khác nhau của họ đối với các vấn
đề về ANTT. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, hai mặt rất căn bản trong giữ gìn ANTT là vừa
phải giữ vững nguyên tắc, đồng thời phải khoan hồng và độ lượng, Bác dặn: “Năm ngón
tay có ngón ngắn, ngón dài nhưng tất cả đều hợp lại nơi bàn tay. Trong hàng triệu con
người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta.
Vậy nên ta phải khoan hồng, đại độ, ta phải nhận rằng ta là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng
có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với đồng bào lạc lối lầm đường ta phải lấy tình thân ái
cảm hóa họ” [76, tr. 519].
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định lực lượng nòng cốt trong nền ANTT là CAND và
Quân đội nhân dân, phải xây dựng và củng cố hai lực lượng này ngày càng chính quy, tinh
nhuệ để đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ ANTT. Người chỉ rõ: “Giữ gìn trật
tự an ninh trước hết là việc của công an, bộ đội, cảnh sát” [44, tr.1369]. Đồng thời, Người
cũng phân định rõ nhiệm vụ cụ thể của mỗi lực lượng: “Nhân dân ta có hai lực lượng. Một
là Quân đội để đánh giặc ngoại xâm, để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn hịa bình. Một lực lượng
nữa là Công an, để chống kẻ địch trong nước, chống địch phá hoạt [44, tr.139].
- Thứ ba: Về xác định kẻ thù và chiến lược, sách lược đấu tranh bảo vệ an ninh,
trật tự
Vấn đề phân biệt bạn và thù là một điểm nổi bật trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, thực tiễn cách mạng Việt Nam trong thời điểm ngàn cân treo sợi tóc đã chứng
minh cho điều này. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ ANTT, phải xác định đúng đối tượng để
đấu tranh, phải biết phân hóa sâu sắc kẻ thù, biết tập hợp lực lượng cách mạng, lôi kéo

được những lực lượng đang chao đảo ngả nghiêng mà kẻ thù có thể lợi dụng khơng chỉ
trên phương diện quan hệ đối ngoại mà cịn trên cả các vấn đề đối nội cực kỳ quan trọng.
10


Bác nói: chun chính với những kẻ chống lại dân chủ nhân dân. Trong thời kỳ cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhất là giai đoạn sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945
đến tháng 12 năm 1946, Đảng và Nhà nước ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận
dụng hiệu quả luận điểm này để xác định kẻ thù chiến lược cần tập trung mũi nhọn đấu
tranh, vừa đề ra sách lược đấu tranh phù hợp với từng loại kẻ thù, tránh cùng một lúc phải
đối đầu với nhiều kẻ thù, vừa có tác dụng tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân để đấu
tranh chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ vững chắc thành quả của cách mạng. Trong thời
kỳ hiện nay, chủ nghĩa đến quốc và bọn phản động quốc tế đang thực hiện diễn biến hịa
bình để phá hoại cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta, xóa bỏ vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản dưới nhiều chiêu bài, phương thức thủ đoạn khác nhau. Vì vậy,
để giữ vững ANQG, TTATXH buộc chúng ta phải thấm nhuần quan điểm này, phải phân
biệt đâu là kẻ thù chính để xây dựng đối sách, tập trung lực lượng đấu tranh, trấn áp làm
thất bại mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của bọn chúng. Phải biết vận dụng quần chúng,
lãnh đạo quần chúng trong đấu tranh với các thế lực thù địch, nhất là với bọn phản động
đội lốt tôn giáo, dân tộc. Quan điểm này của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp chúng ta định
hướng trong việc chọn lựa những phương pháp đấu tranh hợp lý trong công tác bảo vệ
ANTT.
Thứ tư: Về xây dựng lực lượng Công an nhân dân - lực lượng chuyên trách,
nòng cốt trên mặt trận bảo vệ an ninh, trật tự
Để xây dựng lực lượng CAND trở thành lực lượng chun trách, nịng cốt trong
cơng tác bảo vệ ANTT, ngày 21 tháng 2 năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc
Lệnh số 23/SL về việc thành lập Công an vụ và quy định rõ chức năng và nhiệm vụ của
lực lượng CAND. Để xây dựng lực lượng CAND thực sự là công cụ sắc bén của Đảng,
trong thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng chí Hồng Mai - Giám đốc cơng an Khu 12
ngày 11/3/1948, Bác đã chỉ ra những phẩm chất đạo đức và tư cách người CAND:

“Đối với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính.
Đối với đồng sự phải thân ái giúp đỡ.
Đối với chính phủ phải tuyệt đối trung thành.
Đối với nhân dân phải kính trọng, lễ phép.
11


Đối với công việc phải tận tụy.
Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”.
Sáu điều Bác Hồ dạy CAND là tổng kết sâu sắc, là chiến lược cho việc xây dựng lực
lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Lực lượng CAND
giữ vai trò xung kích, nịng cốt trong đấu tranh bảo vệ ANTT là một quan điểm chỉ đạo
nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Người đề cập rất nhiều lần trong các bài viết,
bài nói của Người với lực CAND.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng CAND phải tuyệt đối trung thành với Đảng,
Nhà nước và nhân dân; phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động nghiệp vụ của
Công an phải tuân thủ pháp luật và phục tùng yêu cầu chính trị. Người dạy lực lượng
CAND phải gắn bó mật thiết với nhân dân, biết tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhân dân,
biết tổ chức quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an
ninh Tổ quốc. Lực lượng CAND muốn được dân hợp tác, giúp đỡ phải làm cho dân tin,
muốn vậy lực lượng CAND phải trong sạch, vững mạnh, từng chiến sĩ cơng an phải thực
hiện “Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư”. Nội bộ Cơng an phải đồn kết, thống nhất,
cấp trên phải lắng nghe ý kiến của cấp dưới và cấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh của cấp
trên, mỗi cán bộ chiến sỹ công an phải thường xuyên đoàn kết, giúp đỡ nhau, ham học và
say mê công tác theo chỉ dẫn của người: “Đối với đồng sự phải thân ái giúp đỡ, đối với
công việc phải tận tụy”.
Đồng chí Phạm Văn Đồng đã từng khái quát: Tư tưởng Hồ Chí Minh nói gộp lại, đó
là tư tưởng, tình cảm, đạo đức, phẩm chất và phong cách, tất cả trở thành con người Hồ
Chí Minh, biểu hiện trong mọi cử chỉ và hành động, lời nói và việc làm, ứng xử trong mọi
tình huống. Điều đó có nghĩa rằng, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về ANTT là nghiên

cứu một hệ thống quan điểm, tư tưởng, đường lối, chính sách, phương châm, biện
pháp…rất sâu sắc và sinh động được kiểm nghiệm ở thực tiễn đấu tranh cách mạng bảo vệ
ANTT của Đảng và nhân dân ta. Đồng thời, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh địi hỏi
nghiên cứu về cả tình cảm, đạo đức, phẩm chất và phong cách con người Hồ Chí Minh,
biểu hiện trong mọi cử chỉ và hành động, lời nói và việc làm, ứng xử của người trong mọi
tình huống có ý nghĩa đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ nền ANTT của đất nước.
12


1.1.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cơng tác đảm bảo trật tự,
an tồn xã hội
Bảo vệ ANQG giữ gìn TTATXH là hoạt động đặc biệt quan trọng mà mọi Nhà nước
đều tiến hành một cách nghiêm túc, chặt chẽ vì nó có liên hệ đến sự tồn vong của chế độ,
sự bền vững của quốc gia, sự an tồn của nền kinh tế, và sự bình ổn của toàn xã hội. Gần
70 năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tổ chức chỉ đạo cơng tác bảo vệ ANQG
và giữ gìn TTATXH, tạo tiền đề cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cơng tác giữ gìn TTATXH được dựa
trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Những quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về công tác đảm bảo ANQG, giữ gìn TTATXH
trong giai đoạn hiện nay được thể hiện chủ yếu trong các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa
IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị quyết 09/1998/NQ-CP ngày
31tháng 7 năm 1998 của Chính phủ về tăng cường cơng tác phịng, chống tội phạm trong
tình hình mới, Nghị quyết số 40/NQ-TW ngày 08 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về
nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác Cơng an trong tình hình mới, Luật An ninh quốc
gia, Luật Công an nhân dân năm 2005 và thực tiễn cơng tác bảo vệ ANQG, giữ gìn
TTATXH ở nước ta trong thời gian qua.
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI chỉ rõ: “Tăng cường quốc phịng, giữ
vững ANQG và tồn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà
nước và của tồn dân, trong đó Qn đội nhân dân và Cơng an nhân dân là lực lượng nịng

cốt”… “Qn đội nhân dân và CAND tiếp tục được củng cố, xây dựng theo hướng cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, thực sự là lực lượng tin cậy của Đảng.
Nhà nước và nhân dân; làm tốt vai trò tham mưu, chủ động phòng ngừa, làm thất bại âm
mưu “diễn biến hịa bình”, hoạt động gây rối, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; đấu
tranh ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các hoạt động chính trị, các loại tội phạm hình sự,
nhất là tội phạm nguy hiểm, có tổ chức, tội phạm ma túy, tội phạm có yếu tố nước ngồi,
tội phạm lợi dụng cơng nghệ cao, sử dụng vũ khí nóng, chống người thi hành công vụ;

13


tham gia tích cực có hiệu quả vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động
cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống và khắc phục thiên tai [58, tr.45, 156].
Quan điểm của Đảng ta về bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH thể hiện ở những điểm
cơ bản sau:
Một là: Gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là quy luật phát triển của cách mạng
Việt Nam, là đường nét chủ đạo xuyên suốt và nhất quán trong di sản tư tưởng lý luận của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IV của Đảng đã rút ra bài học là: Gương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội. Đường lối đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam
từ khi có Đảng, là ngọn cờ bách chiến bách thắng của cách mạng Việt Nam.
Vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong sự nghiệp bảo vệ ANQG,
giữ gìn TTATXH được thể hiện như sau: Để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, cần
phải cảnh giác, đập tan mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch và bọn phản
động; đảm bảo sự độc lập về chính trị, kiên định đường lối đổi mới và mục tiêu xây dựng
chủ nghĩa xã hội, không giao động, giáo điều; bảo vệ an ninh kinh tế góp phần xây dựng
nền kinh tế độc lập, tự chủ, không lệ thuộc trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ tự
cường, thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa, gắn kinh tế nước ta với q trình quốc tế
hóa và tồn cầu hóa kinh tế; bảo vệ an ninh văn hóa tư tưởng chính là thực hiện mục tiêu

xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; đất nước độc lập tự chủ, nền kinh
tế ngày càng phát triển là cơ sở vững chắc và tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành cơng tác
bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH.
Hai là: Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Gắn liền nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với nhiệm vụ an ninh, quốc phòng và
đối ngoại, gắn việc ổn định phát triển kinh tế xã hội với thực hiện thành cơng sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước làm nền tảng giữ vững ổn định chính trị, củng cố
an ninh, quốc phịng, lấy ổn định chính trị, củng cố an ninh, quốc phịng làm điều kiện để
giữ vững ổn định và phát triển kinh tế xã hội, lấy củng cố bên trong phát huy nội lực làm
14


nền tảng đi đôi với việc nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Kết hợp kinh tế với an ninh,
quốc phòng trong các chiến lược quy hoạch tổng thể cũng như kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội theo ngành, theo vùng lãnh thổ. Đây là quan điểm chỉ đạo bao chùm, quan trọng
trong công tác bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH, quan điểm này quy định các mối quan
hệ trong quá trình thực hiện nhiện vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH.
Thực tiễn đã chứng minh là sự ổn định và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội làm
nền tảng vững chắc của an ninh, trật tự và ngược lại, an ninh, trật tự vững chắc đất nước
mới có điều kiện để ổn định phát triển về mọi mặt. Vì vậy, Đảng ta chỉ rõ: “Kết hợp kinh
tế - xã hội với quốc phòng, an ninh theo phương châm phát triển kinh tế - xã hội là nền
tảng để bảo vệ Tổ quốc; ổn định chính trị, củng cố quốc phịng, an ninh vững mạnh là điều
kiện để phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện tốt đường lối ngoại giao, tăng cường hợp tác
quốc tế, tranh thủ mọi cơ hội củng cố hịa bình, ổn định để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội và giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là vùng biển, đảo. Sự kết hợp
phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh phải được thực hiện ngay trên
từng địa bàn lãnh thổ, từ công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch và hình thành các dự án
đầu tư phát triển. Xây dựng tỉnh, huyện thành khu vực phòng thủ vững chắc” [58, tr. 227228].
Ba là: Giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ đối ngoại. Kết hợp
chặt chẽ giữa nhiệm vụ đối ngoại với nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.

Kết hợp an ninh, quân sự với ngoại giao cả thời bình cũng như thời chiến là truyền
thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, khi mà
những lợi ích của các quốc gia, khu vực đan xen vào nhau, tác động và phụ thuộc lẫn nhau
thì hơn bao giờ hết hoạt động ngoại giao càng phải được đẩy mạnh để tranh thủ được
những lợi thế và hạn chế được đến mức thấp nhất các nguy cơ, thách thức, phục vụ cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội VI của Đảng mở ra đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế và những đại hội sau cũng
đều khẳng định đường lối đó. Hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân phát
triển mạnh góp phần giữ vững mơi trường hịa bình, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị
thế của Việt Nam trên trường quốc tế, giải quyết được một số vấn đề về lãnh thổ, vùng
15


chồng lấn trên biển với một số quốc gia, chủ động và tích cực tham gia các diễn đàn thế
giới; tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế và khu vực tại Việt Nam. Trong tình hình
và điều kiện mới, nhiệm vụ đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong những năm qua là: Giữ
vững mơi trường hịa bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội,
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm độc lập và
chủ quyền quốc gia; góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế
giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Đảng và Nhà nước ta yêu cầu việc mở rộng hợp tác, giao lưu quốc tế phải đảm bảo
nguyên tắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ, khơng cho phép bất cứ sự
can thiệp nào vào công việc nội bộ của nước ta; không để các đối tượng thù địch lợi dụng
việc mở rộng quan hệ đối ngoại để thực hiện âm mưu “diễn biến hịa bình”, “bạo loạn lật
đổ”. Mặt khác khơng vì u cầu, nhiệm vụ đảm bảo an ninh, quốc phòng mà hạn chế quan
hệ đối ngoại, bỏ lỡ thời cơ hội nhập quốc tế để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ, kinh
nghiệm tiên tiến phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.
Bốn là: Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của khối đại
đồn kết tồn dân, sức mạnh của cả dân tộc và sức mạnh của thời đại, sức mạnh
trong nước với sức mạnh quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại trong bảo

vệ an ninh quốc gia, giữ gìn TTATXH. Kết hợp chặt chẽ giữa thế trận an ninh nhân
dân với thế trận quốc phịng tồn dân.
Phát huy sức mạnh tồn dân tộc là quan điểm cơ bản được quán triệt trong toàn bộ
các văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI của Đảng. Văn kiện Đại hội lần thứ XI của
Đảng khẳng định: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp tồn dân tộc, của cả hệ thống chính
trị, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo
vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự,
an tồn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các
thế lực thù địch…” [58, tr. 233].
Nghị quyết 40-NQ/TW ngày 8 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về nâng cao chất
lượng, hiệu quả của cơng tác Cơng an trong tình hình mới đã chỉ rõ: “Trong những năm
16


qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và
của tồn dân, sự nghiệp bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH và xây dựng lực lượng Công an
nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng. Đã củng cố và tăng cường thêm một
bước thế trận an ninh nhân dân kết hợp với thế trận quốc phịng tồn dân ở các địa bàn
trọng điểm; bảo đảm an ninh, trật tự trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; ngăn chặn,
dập tắt các vụ gây rối, gây bạo loạn chính trị, khơng để bên ngồi lấy cớ can thiệp; phát
hiện và làm thất bại nhiều âm mưu và hoạt động phá hoại của bọn gián điệp và phản động
lưu vong từ bên ngoài xâm nhập nội địa ta; đấu tranh ngăn chặn âm mưu và hoạt động của
bọn phản động và số đối tượng cơ hội chính trị khơng để hình thành tổ chức dưới mọi hình
thức. Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm được triển khai đồng bộ, có tác dụng
phịng ngừa và ngăn chặn sự gia tăng tội phạm”.
Suốt thời gian qua, Đảng luôn nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại. Đây là một bài học kinh nghiệm lịch sử mang tính quy luật
của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đảng đã đặt cách mạng
Việt Nam trong xu thế chung của thời đại, kết hợp lợi ích dân tộc với lợi ích chung của

nhân dân các nước; chăm lo giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính, kết hợp với chủ
nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đồng thời tiến hành đoàn kết, hợp tác quốc tế trên
cơ sở đường lối độc lập tự chủ, nâng cao ý chí tự lực, tự cường.
Để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị thì phải đặt sự nghiệp bảo
vệ ANQG, giữ gìn TTATXH dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng.
Cấp ủy Đảng phải đề cao vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác bảo vệ
ANQG, giữ gìn TTATXH và xây dựng lực lượng CAND. Phát huy vai trị, trách nhiệm
của các tổ chức trong hệ thống chính trị, phối hợp với lực lượng CAND trong công tác bảo
vệ ANQG, giữ gìn TTATXH. Phát huy vai trị của khối đại đoàn kết toàn dân, sức mạnh
của cả dân tộc và sức mạnh của thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế trong
phòng ngừa, đấu tranh với các thế lực thù địch, các loại tội phạm, các tệ nạn xã hội và các
hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH. Nâng cao hiệu quả hoạt động
hợp tác quốc tế trong đấu tranh bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH. Kết hợp chặt chẽ thế

17


trận an ninh nhân dân và thế trận quốc phòng toàn dân để tạo ra sức mạnh to lớn của xã
hội trong sự nghiệp bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH.
Năm là: Bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn TTATXH, đấu tranh chống diễn biến
hịa bình là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp,
các ngành; đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện của Đảng và sự quản
lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, trong đó Quân đội nhân dân và Cơng an
nhân dân có vai trị đặc biệt quan trọng.
Bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, của toàn quân
và toàn dân. Trong các thời kỳ cách mạng, Đảng và Nhà nước ta ln có chính sách để
động viên nhân dân tích cực tham gia vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng thế trận an
ninh nhân dân vững mạnh để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH.
Từ khi Việt Nam tiến hành mở cửa thực hiện hợp tác quốc tế, bên cạnh những thời
cơ thuận lợi ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách trên tất cả các lĩnh vực,

trong đó có lĩnh vực đảm bảo ANTT. Hiện nay chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản
động đang thực hiện “diễn biến hịa bình” với nhiều phương thức, thủ đoạn, phá hoại ta
trên tất cả các lĩnh vực nhằm xóa bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa
bỏ chế chủ nghĩa xã hội ở nước ta, làm cho Việt Nam chuyển hóa theo chế độ tư bản chủ
nghĩa và từng bước lệ thuộc vào chúng. Chính vì vậy, để bảo vệ ANQG, giữ gìn
TTATXH, chống diễn biến hịa bình cần phải xác định rõ đây là nhiệm vụ trong yếu,
thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp ban ngành từ trung ương đến địa
phương và công tác bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp,
tuyệt đối về mọi mặt của Đảng thì mới có thể giành được thắng lợi. Phải nâng cao hiệu lực
quản lý của Nhà nước về đảm bảo ANQG, giữ gìn TTATXH trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống kinh tế - xã hội, xây dựng và kiện tồn tổ chức bộ máy nhà nước trong đó cần
xây dựng lực lượng Cơng an nhân dân nhân dân chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện
đại để thực hiện vai trị nịng cốt, xung kích trong cơng tác này.

18


1.2. Tình hình, đặc điểm liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Cơng an thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000 – 2011
1.2.1. Đặc điểm vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh có 24 quận, huyện với tổng diện tích là 2.095.239 km2, phía
Bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía Đơng giáp tỉnh Đồng Nai,
phía Đơng Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An,
Tiền Giang. Trên địa bàn thành phố có nhiều tuyến giao thông quan trọng như:
Quốc lộ 1A (nối các tỉnh miền Bắc, miền Trung với các tỉnh thành phía Tây Nam
bộ), Quốc lộ 13 (nối các tỉnh Tây Nguyên).
Thành phố Hồ Chí Minh có tuyến đường sắt đi qua với 32 km nằm trên địa phận
thành phố với 3 ga, trong đó ga Sài Gịn là đầu mối cuối cùng ở phía Nam.
Tuyến đường biển, đường sơng và đường thủy nội địa có 87 tuyến sơng, 284 kênh,
rạch, có tổng chiều dài trên 1.700 km (trong đó có 25 km bờ biển Đông trên địa phận

huyện Cần Giờ), nối liền với hệ thống các sông: Đồng Nai, Vàm Cỏ Đông, Sài Gịn, Nhà
Bè, Sồi Rạp, Đồng Tranh, Cần Guộc, Bến Lức – Chợ Đệm, những tuyến đường này tạo
sự thông thương của thành phố với cả nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, TP. HCM cịn có những đầu mối giao thơng rất quan trọng như: Cảng
Sài Gịn, sân bay Tây Sơn Nhất, ga xe lửa Sài Gòn, bến xe Miền Đông, bến xe Miền Tây,
bến xe Tây Ninh…
Giao thông trong nội ô, do tốc độ tăng dân số nhanh, quy hoạch yếu, hệ thống đường
xá nhỏ... khiến thành phố luôn phải đối mặt với vấn đề ùn tắc.
Có thể nói với đặc điểm địa lý và giao thông thuận lợi, TP. HCM là một địa bàn lý
tưởng để bọn tội phạm từ nước ngoài và các tỉnh đến ẩn náu, cấu kết với đối tượng tội
phạm tại thành phố hoạt động phạm pháp hình sự, sau khi gây án, nhiều trường hợp bỏ
trốn ra nước ngoài dễ dàng hoặc lẩn trốn về các tỉnh, thành phố khác để trốn tránh sự truy
xét của lực lượng Công an.
1.2.2. Đặc điểm dân cư
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có số lượng dân cư cao nhất
cả nước, với tổng số nhân khẩu cư trú tại thành phố tính đến hết năm 2009 là 1.475.321 hộ
19


với 7.321.755 nhân khẩu. Trong đó: có hộ khẩu thường trú là: 1.213.755 hộ với 5.321.158
nhân khẩu; đăng ký tạm trú dài hạn và tạm trú ngắn hạn là: 259.396 hộ với 1.992.143 nhân
khẩu. Người nước ngoài: 1.431 hộ với 4.640 nhân khẩu; Học sinh, sinh viên: 112.348
nhân khẩu, 5.237 nhân khẩu tập thể, 5.058.698 nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên; với mật độ
dân cư khá đông so với mật độ chung của cả nước (khoảng 2.483 người/km2). Ngoài ra
thành phố còn trên 100.000 nhân khẩu thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người nước
ngồi có thân phận ngoại giao…hàng ngày có trên 500.000 nhân khẩu là người từ các tỉnh,
thành phố khác, từ nước ngoài đến tạm trú vãng lai (thăm viếng, du lịch, chữa bệnh, làm
ăn buôn bán…), hiện TP. HCM có 1.445 khu phố, 425 ấp, với 19.402 tổ dân phố, 5.438 tổ
nhân dân, 79.662 nhóm hộ. [122, tr. 10].
Cùng với dân nhập cư từ các tỉnh đến thành phố để lao động và học tập thì có một số

đối tượng tội phạm từ các tỉnh khác đến thành phố để lẩn trốn hoạt động phạm pháp.
1.2.3. Tình hình kinh tế - xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn của nước ta, đồng thời là địa
phương đi đầu trong việc thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Thành
phố có nhiều khu cơng nghiệp, khu chế xuất và dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI). Các cơ sở kinh tế quốc doanh, dân doanh, các cơ sở có vốn đầu tư
nước ngoài đầu tư vào thành phố đã tạo được mối quan hệ kinh tế rộng rãi không chỉ với
các nước trong khu vực ASEAN, mà còn trực tiếp với các trung tâm kinh tế lớn nhất thế
giới. Thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu theo hướng hiện đại. Cùng với quá trình phát triển, tại các địa bàn giáp ranh
với các địa phương khác như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh trở nên sôi
động hơn về hoạt động kinh tế, tăng lên về mật độ dân cư, về nhu cầu cuộc sống sinh hoạt,
do đó cơng tác quản lý TTATXH đặt ra những yêu cầu mới.
Về thương mại, dịch vụ, TP. HCM là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước.
Kim ngạch xuất khẩu của TP. HCM ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu của cả nước. Cơ sở vật chất ngành thương mại được tăng cường với
khoảng 400 chợ bán lẻ, 101 siêu thị, 28 trung tâm thương mại, 4 chợ đầu mối [122, tr.
12]. Khu vực dịch vụ tăng trưởng vượt kế hoạch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản
20


xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Hoạt động du lịch của TP. HCM phát
triển mạnh, lượng khách du lịch đến thành phố trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt hàng triệu
lượt người/năm. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân hành lớn nhất của
Việt Nam về số lượng ngân hàng cũng như doanh số quan hệ tài chính - tín dụng, doanh
thu của hệ thống ngân hàng tại thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP. HCM thời kỳ 2001 - 2005 tăng bình quân 11%/năm,
sang giai đoạn 2006 - 2010 tăng 11,2%/năm, bằng 1,2 lần tốc độ tăng trưởng chung của
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hơn 1,5 lần tốc độ tăng trưởng chung của cả nước
[130]. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, mức sống của người dân TP. HCM cũng ngày

càng được cải thiện và nâng cao. Thu nhập bình quân/ người/ tháng trên địa TP. HCM
năm 2010 đạt 2.581.600/người/tháng, cao gấp 3 lần năm 2000 và cao hơn gấp 3 lần mức
bình quân của cả nước [129]. Mặt khác, TP. HCM cũng là địa phương đi đầu trong cả
nước về giải quyết chính sách xã hội với hàng loạt cuộc vận động như: “Xóa đói giảm
nghèo”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương” và thực hiện xã
hội hóa trên các lĩnh vực y tế, văn hóa. Đó cũng là điều kiện cho các tổ chức tôn giáo, tổ
chức từ thiện xã hội, tổ chức phi chính phủ có thêm địa bàn và đối tác để hoạt động.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng khẳng định vai trò trung tâm giáo dục, đào tạo
chất lượng cao. Công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đã phát triển theo chiều hướng
ngày càng càng gia tăng, số lượng đào tạo năm sau thường cao hơn năm trước, loại hình
đào tạo cũng đa dạng, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư. Số lượng trường cao đẳng và
đại học trên địa bàn TP. HCM tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế. Từ năm 1995, thành
phố đã đạt tiêu chuẩn xóa mù chữ và phổ cập tiểu học; 100% số xã có trường tiểu học và
80% số xã có trường trung học cơ sở [122, tr. 13]. Trình độ dân trí của người dân thành
phố ngày càng được nâng cao. Năm 2002, Sở giáo dục TP. HCM đã đón nhận cờ lưu niệm
và Quyết định cơng nhận hồn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở do Bộ giáo dục và
đào tạo trao tặng, trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn này. Số giáo viên
và sinh viên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật của thành
phố ngày càng chiếm tỷ lệ cao, điều này chứng tỏ TP. HCM là một trung tâm giáo dục đào

21


×