Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

NGUYET CAMMot not nhac buon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.32 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Nguyệt Cầm - Một nốt nhạc buồn của Xuân Diệu</b>



Trong bản giao hưởng rộn ràng kia bỗng xuất hiện một giai âm trầm lắng, dịu hẳn.
Nhưng là một giai âm thu hút đến lạ kì. Nó chiếm lĩnh người đọc bằng âm lượng vừa đủ
nhẹ nhàng, đủ thanh thoát, đủ khơi sâu, động thấu đến lòng người đọc, thức dậy những
trường liên cảm. Nguyệt cầm - cái điệu nhạc khác nhịp ấy - là một bài thơ hay, dễ truyền
và gây cảm xúc mạnh mẽ đến độc giả. Rất tự nhiên nó tạo ra một chất kết dính vi huyền
giữa nhà thơ và tác giả thứ hai (độc giả).


Nỗi ám ảnh thời gian trở thành niềm khắc khoải khôn nguôi của Xuân Diệu. Một con
người ham sống đến say mê, cuồng nhiệt, khao khát được giao cảm với đời đến triệt để,
đến tận cùng cho nên ông luôn vội vàng, giục giã, sống cuống quýt, sống để tận hưởng
cho hết những dư vị của cuộc đời ngắn ngủi này. Nhịp sống sơi nổi và mạnh mẽ đó trở
thành âm hưởng chủ đạo của thơ ông. Nhưng tâm hồn ham hố, vồ vập và luôn rạo rực ấy
cũng có lúc cơ đơn đến khủng khiếp vì khơng tìm được sự đồng điệu cảm thơng với tâm
hồn mình. Cho nên trong cơ đơn, Xn Diệu đã tìm đến với tạo vật để tìm sự giao thoa.
Nguyệt cầm đã thể hiện rất rõ cảm quan nghệ sĩ hết sức tinh tế của nhà thơ khi nghe tiếng
đàn sầu não trong một đêm trăng thu sáng lạnh. Không hiểu do ánh trăng, tiếng đàn vang
vọng đã khơi nguồn cảm hứng hay do tiếng lòng nhà thơ đang tấu lên khúc nhạc dìu dặt
này:


Trăng nhập vào dây
Cung nguyệt lạnh...


Nghe sầu âm nhạc Đến sao khuê.


Xuân Diệu nói: "Thơ hay lời thơ chín đỏ trong cảm xúc - đó là một chân lí vĩnh cửu" Quả
thực bằng những rung động tinh vi và nhạy bén, Xuân Diệu đã nắm bắt được những biến
thái của tự nhiên một cách rất tài tình. Nhà thơ phải mở rộng tâm hồn mình, phải "thức
nhọn mọi giác quan" thì mới lắng nhận được vẻ đẹp của tạo vật và cất lên được những
vần thơ hay như thế. Bài thơ được tạo ra từ khối cảm xúc của thi nhân được nung chảy.


Cả âm nhạc cả màu sắc lan toả không gian. Khung cảnh tràn ngập ánh trăng, tràn ngập
tiếng đàn tạo ra một không gian lung linh và huyền ảo. ở đây có sự hồ quyện giữa trăng
và đàn. Từ đầu đề Nguyệt cầm đã đủ thể hiện phần nào. Trăng như phổ nhạc cho phím
đàn vang ngân trong khơng gian, truyền đi trong khơng khí, toả ra và lan rộng.


Trăng nhập vào dây
Cung nguyệt lạnh


Tác giả đã sát nhập trăng và cung đàn. Sự tương giao giữa tiếng đàn và ánh trăng đã đồng
nhất hoá hai làm một. Không phải là thứ màu sắc vàng ánh, cũng không phải là nhạc điệu
nào cụ thể nữa mà cái âm sắc mới này là sự kết chuyển siêu hình. Tác giả đã thổi hồn
mình sang cho tạo vật. ánh trăng trở thành một sinh thể có cảm giác, có linh hồn. Tiếng
đàn trở thành tiếng vọng của cõi lịng đi tìm sự tri âm, đồng điệu. Cái không gian màu -
nhạc ấy ngưng kết lại đóng cứng và tinh khiết tuyệt vời:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Đêm thuỷ tinh
Long lanh bóng sáng
Bỗng rùng mình
- Thu lạnh càng thêm
Nguyệt tỏ ngời


Đàn nghe như nước lạnh trời ơi


Một không gian yên tĩnh, trong suốt và rất mơ hồ nhưng nó khơi gợi ra cái siêu thốt như
trong thơ Hàn Mặc Tử. Bài thơ này có thể đi qua chủ nghĩa lãng mạn, bước đến địa hạt
tượng trưng. Nhưng dù mơ hồ và huyền ảo đến đâu thì ở cái ranh giới siêu thực này,
Xuân Diệu vẫn cịn bám vào đời, níu lấy cuộc sống trần thế. Với ông cuộc sống này là tất
cả. Cho nên "chơi giữa mùa trăng" Hàn Mặc Tử thấy "kì ảo, thơm thơm" Đó là một đêm
"siêu hình và vơ lượng". Trong khi Hàn tan biến vào trăng thì Xuân Diệu vẫn ở trong đời
sống thực mà cảm nhận những biến thiên của tạo vật. ông cảm nhận được không gian


trong như thuỷ tinh, thấy được cái long lanh của bóng sáng và truyền cảm xúc cho những
vật vô tri vô giác ấy trở thành một linh hồn biết rung động, tạo vật và tâm tình phản ánh
vào nhau và bộc lộ qua hình tượng thơ. Người ta nói: thơ tiềm ẩn trong rung động. Bài
thơ chỉ có thể được hình thành khi có sự truyền lan của rung động ấy. Nguyệt cầm chính
là cảm xúc chân thực, nóng hổi của Xuân Diệu khi đối diện với cảnh vật và đối diện với
lịng mình. Chỉ có rung động thực sự, Xn Diệu mới cảm được cái đẹp của tạo hoá và
chớp được những tơ rung của lịng mình. Nhịp điệu bài thơ nhẹ nhàng, dìu dịu, đượm một
thống buồn nhưng vẫn có sự chuyển tấu của âm sắc. Đó là những cung bậc khác nhau
của âm nhạc mà Xuân Diệu nghe được bằng chính cái ân tình của mình.


Trăng thương trăng nhớ
Hỡi trăng ngần


Đàn buồn đàn lặng ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.


Khi lịng mình đang cơ đơn, trống trải, tạo vật bỗng dưng ngưng đọng những giọt sầu.
Tần số giao động của từng tiết tấu trong câu thơ chậm rãi, ngắt nhịp từng đôi một nghe
thật buồn. Nhạc đàn hay nhạc lòng nhà thơ... Khơng rõ nữa. Buồn, thương, nhớ, bằng
mấy tính từ chỉ sắc thái biểu cảm ấy gợi cho người đọc một tâm trạng cơ đơn, buồn thảm.
Có một cái gì đó như là sự day dứt, trở trăn. Trăng và đàn tuy có sự hồ nhập nhưng tác
giả vẫn ln để chúng sóng đơi. Dường như để tâm tình. Tạo vật đã được "nội cảm hoá",
nhà thơ biến cái vơ hình trở nên hữu hình. Trăng và đàn trở thành hai sinh thể sống bằng
rung cảm và tâm tình của nhà thơ. Từ buồn, thương và nhớ ấy, cảm giác lạnh buốt tê cứ
chợt xâm chiếm cảm quan người đọc:


Đàn nghe như nước lạnh trời ơi
Long lanh tiếng sỏi


Vang vang hận



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Dường như ở đây cảm giác thực khuất đi mà chỉ còn lại là ảo giác. Tác giả sống bằng ảo
giác. Trăng nhạc nhập nhoà và tiếng đàn đau khổ, não nề vì mệnh bạc của người xưa
càng làm cho tác giả cảm thấu được nỗi cô đơn, buồn tẻ của mình. Bốn khổ thơ cuối khắc
rõ sự cơ đơn tuyệt đối của nhà thơ:


Bốn bề ánh nhạc biển pha lê
Chiếc đảo hồn tơi rợn bốn bề
Sương bạc làm thinh


Khuya nín thở
Nghe sầu cảm nhạc
Đến sao khuê.


Ở đây, không gian mang màu sắc trừu tượng: thấy rõ nhưng không nắm bắt được. Tác giả
dùng hình ảnh trực tiếp đánh mạnh vào các giác quan. Cảnh sắc thu mình lại: "Sương bạc
làm thinh", "Khuya nín thở". Dường như Xuân Diệu chỉ nghe được, thấy được, cảm được
cái lạnh lẽo từ mọi phía đang bủa vây lấy mình. Nhà thơ đã khắc chạm nỗi cơ đơn của
mình vào khơng gian bằng hình ảnh thơ rất độc đáo: "chiếc đảo hồn tôi"; "chiếc đảo hồn"
ấy trở nên bơ vơ lạc lõng giữa không cùng của trời đất. Trước cái rộng lớn của vũ trụ,
Xuân Diệu càng cảm thấy cô đơn. Nhưng không phải cái cô đơn như Huy Cận. Huy Cận
cơ đơn vì ơng cảm thấy mình bé nhỏ trước thiên địa vơ thủy vơ chung. Cịn Xn Diệu,
chỉ vì ơng khơng tìm được mối giao hồ nên sự trống trải đã buộc ông ra khỏi cảm xúc
thực, đi trong ảo giác.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×