Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn xã na mao huyện đại từ tỉnh thái nguyên giai đoạn 2014 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LA THÀNH ĐẠT
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ NA MAO, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2014-2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2011 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LA THÀNH ĐẠT
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ NA MAO, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2014-2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Lớp

: K45 – QLĐĐ - N03

Khóa học

: 2011 - 2017


Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Quang Thi

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
giáo TS. NGUYỄN QUANG THI, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình
viết báo cáo tốt nghiệp. Em trân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Quản
lý tài nguyên, Trường Đại học Nơng lâm Thái Ngun đã tận tình truyền đạt
kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong
q trình học khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu khóa luận mà
cịn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn UBND xã Na Mao đã cho phép và tạo điều kiện
thuận lợi để em hồn thành tốt q trình thực tập tại đây.
Trong quá trình thực tập và làm khóa luận, em đã cố gắng hết mình
nhưng do kinh nghiệm còn thiếu và kiến thức còn hạn chế nên báo cáo này
chắc chắn sẽ cịn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của
các thầy cơ và bạn bè để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em kính chúc q thầy, cơ sức khỏe và thành cơng trong
sự nghiệp cao q. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị công tác trong
UBND xã Na Mao luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt
đẹp trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 30 tháng 11 năm 2017
Sinh viên

La Thành Đạt



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tình hình dân số, lao động của xã Na Maotrong giai đoạn 2014
đến2016 ........................................................................................... 33
Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đấtcủa xã Na Maonăm 2016 ............................ 37
Bảng 4.3: Một số văn bản tiếp nhận về lĩnh vực quản lý đất đai trên ............ 41
Bảng 4.4: Tổng hợp văn bản UBND xã Na Mao đã ban hànhtrong giai đoạn
2014-2016 ....................................................................................... 44
Bảng 4.5: Tổng hợp tài liệu trong hồ sơ địa giới hành chính ......................... 45
Bảng 4.6: Kết quả lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ
quy hoạch sử dụng đất .................................................................... 46
Bảng 4.7: Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2020 ................... 48
Bảng 4.8: Kết quả thu hồi đất của xã Na Mao giai đoạn 2014 – 2016 ........... 50
Bảng 4.9: Thống kê kết quả chuyển mục đích sử dụng đất của xã Na Maogiai
đoạn2014 – 2016 ............................................................................. 51
Bảng 4.10: Kết quả đăng ký cấp mới, cấp đổi GCNQSD đất của UBND xã Na
Mao giai đoạn 2014-2016 ............................................................... 52
Bảng 4.11: Tổng hợp thành phần hồ sơ địa chính của xã Na Mao ................. 54
Bảng 4.12: Kết quả thu ngân sách từ đất đai của UBND xã Na Maogiai đoạn
2014 - 2016 ..................................................................................... 57
Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả thực hiện quyền và nghĩa vụcủa người sử dụng
đất giai đoạn 2014 – 2016 ............................................................... 58
Bảng 4.14: Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng
đấttại xã Na Mao giai đoạn 2014 – 2016 ........................................ 59
Bảng 4.15: Tổng hợp kết quả tranh chấp, khiếu nại tố cáocác vi phạm về đất
đai giai đoạn 2014 – 2016 ............................................................... 61
Bảng 4.16. Tổng hợp phiếu điều tra công tác quản lý nhà nước về đất đaicho

hộ gia đình, cá nhân ........................................................................ 67


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Vị trí xã Na Mao, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ....................... 27
Hình 4.2: Cơ cấu đất đai của xã Na Mao năm 2016 ....................................... 39


iv

DANH MỤC VIẾT TẮT

CT - TTg

: Chỉ thị Thủ tướng

GCN

: Giấy chứng nhận

GCNQSD đất

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

NĐ - CP

: Nghị định - Chính phủ


NXB

: Nhà xuất bản

QĐ - BTNMT

: Quyết định Bộ Tài nguyên Môi trường

QĐ - UBND

: Quyết định Ủy ban nhân dân

QH - KHSDĐ

: Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất

QS ĐĐ

: Quyền sử dụng đất

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trường

TT

: Thứ tự

TT – BTC


: Thơng tư Bộ tài chính

TT - BTNMT

: Thơng tư Bộ Tài nguyên Môi trường

TTLT - BTC - BTNMT

: Thông tư liên tịch Bộ tài chính
Bộ Tài Ngun Mơi Trường

TTLT - BTP - BTNMT

: Thông tư liên tịch Bộ tư pháp Bộ
Tài Nguyên Môi trường

UBND

: Uỷ ban nhân dân


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1:MỞ ĐẦU........................................................................................... 1

1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học của công tác quản lý nhà nước về đất đai ........................ 4
2.1.1. Những hiểu biết chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai ........... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta ........ 5
2.2. Công tác quản lí nhà nước về đất đai trên thế giới và ở Việt Nam............ 8
2.2.1. Cơng tác quản lí nhà nước về đất đai trên thế giới ................................. 8
2.2.2. Công tác quản lý nhà nước về đất đai tại Việt Nam ............................. 12
2.2.3. Khái quát công tác quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh Thái Nguyên .. 19
2.2.4. Khái quát về công tác quản lý nhà nước về đất đai huyện Đại Từ ....... 21
PHẦN 3:ĐỐI TƯỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 23


vi

3.2. Địa điểm và thời gian thực tập ................................................................. 23
3.2.1. Địa điểm: .............................................................................................. 23
3.2.2. Thời gian: .............................................................................................. 23
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 25
3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp .................................................... 25

3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ..................................................... 25
PHẦN 4.KẾT QUẢ NHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 27
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Na Mao ....................................... 27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 27
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Na Mao ................................................... 31
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của xã Na Mao ...... 35
4.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Na Mao năm 2016................................... 37
4.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Na Mao
giai đoạn 2014 – 2016 ..................................................................................... 39
4.3.1. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng
đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó ................................................... 40
4.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính ..................................................................................... 44
4.3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạg sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất ..................................... 46
4.3.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ............................................ 47
4.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất. .......................................................................................................... 49
4.3.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất ................. 51
4.3.7. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
GCNQSD đất................................................................................................... 52


vii

4.3.8. Thống kê, kiểm kê đất đai ..................................................................... 54
4.3.9. Quản lý tài chính về đất đai .................................................................. 56
4.3.10. Quản lý việc giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất trên địa bàn xã Na Mao ............................................................................. 58
4.3.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai

và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai ............................................................. 59
4.3.12. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo
các vụ vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai ............................................ 60
4.3.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai .................................. 61
4.3.14. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai ................................................... 63
4.3.15. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai .............................................. 63
4.4. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về tình hình quản lý nhà nước về đất
đai trên địa bàn xã Na Mao ............................................................................. 65
4.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai ................................ 68
4.5.1. Thuận lợi ............................................................................................... 68
4.5.2. Khó khăn, tồn tại, nguyên nhân ............................................................ 68
4.5.3. Giải pháp ............................................................................................... 70
PHẦN 5:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 71
5.1. Kết luận .................................................................................................... 71
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá
của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống, là nơi sinh sống, là địa bàn phân bố của nơi dân cư,
lao động của con người và xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phịng, an ninh. Đất đai là nguồn tài ngun có hạn về số lượng, về diện tích,

có tính cố định về vị trí. Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân
số, q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử
dụng đất ngày một tăng cao, trong khi đó tài nguyên đất là hữu hạn. Vì vậy
vấn đề đặt ra đối với Đảng và nhà nước ta là làm thế nào để sử dụng một cách
tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất đai.
Tronggiai đoạn hiện nay, đất đai đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng.
Quá trình phát triển kinh tế xã hội đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng
đa dạng. Các vấn đề trong lĩnh vực đất đai phức tạp và vơ cùng nhạy cảm. Do
đó cần có những biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của các đối tượng trong quan hệ đất đai. Nên công tác quản lý nhà nước
về đất đai có vai trị rất quan trọng.
Xã nằm ở phía tây bắc của huyện và tiếp giáp với xã Phú Cường ở phía
bắc và đơng, xã Phú Thịnh ở một đoạn nhỏ phía đơng nam, xã Phú Xun ở
phía nam và xã n Lãng ở phía tây. Địa hình xã thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp,sản xuất chè…Trên địa bàn xã có tài ngun than đá, một phần diện
tích của xã thuộc khu vực khai thác của mỏ thanNúi Hồng. Cùng với sự phát
triển của kinh tế - xã hội, sự gia tăng về dân số nhu cầu sử dụng đất trên địa
bàn xã đang trở thành một vấn đề cấp thiết, gây sức ép lớn đến quỹ đất của xã.
Điều này đòi hỏi Uỷ ban nhân dân xã Na Mao phải có những chính sách về


2

quản lý, sử dụng đất đai phù hợp nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, đồng thời
sử dụng tiết kiệm và hợp lý.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu,
Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo:
TS. Nguyễn Quang Thi, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác
quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn xã Na Mao, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá được kết quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa
bàn xã Na Maogiai đoạn 2014 – 2016
- Phân tích được nguyên nhân của những hạn chế tồn tại và đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
xã Na Mao.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - Xã hội xã Na Mao.
- Nêu được hiện trạng sử dụng của xã Na Mao
- Đánh giá được công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Na
Maogiai đoạn 2014 – 2016theo 15 nội dung của Luật đất đai 2013.
- Đánh giá sự hiểu biết của người dân về công tác quản lý nhà nước về
đất đai trên địa bàn xã Na Mao.
- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Na Mao.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố những kiến thức đã học và bước đầu làm quen với cơng tác
quản lý nhà nước về đất đai ngồi thực tế. Giúp cho sinh viên nắm chắc hơn


3

những kiến thức đã học trong nhà trường, học hỏi được kinh nghiệm thực tế để
phục vụ cho công việc. Trang bị cho sinh viên ra trường có kiến thức áp dụng
vào thực tiễn phục vụ cho công tác quản lý sử dụng đất đai có hiệu quả hơn.
- Đề tài hoàn thành sẽ là tài liệu học tập tốt cho các bạn sinh viên.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu tình hình quản lý nhà nước về đất đai tại xã Na

Maogiai đoạn 2014 – 2016, nhằm rút ra được những tồn tại và khó khăn trong
cơng tác quản lý nhà nước về đất đai và những nguyên nhân chủ yếu, từ đó
đưa ra những giải pháp giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai được
tốt hơn.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai
2.1.1. Những hiểu biết chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai
2.1.1.1.Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai, đó
là các hoạt động lắm chắc tình hình sử dụng đất, phân phối và phân phối lại
quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch, kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử
dụng đất, điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.
2.1.1.2. Chức năng của quản lý Nhà nước về đất đai
- Nhà nước phải nắm chắc tình hình đất đai, tức là Nhà nước biết rõ các
thơng tin chính xác về số lượng đất đai, về chất lượng đất đai, về tình hình
hiện trạng của việc quản lý và sử dụng đất đai.
- Nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất theo quy
hoạch, kế hoạch chung thống nhất.
- Nhà nước thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và sử dụng
đất đai.
- Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.
2.1.1.3. Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai
- Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước.
- Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử

dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng.
- Tiết kiệm và hiệu quả.
2.1.1.4. Mục đích quản lý nhà nước về đất đai
- Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người sử dụng đất.


5

- Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất của quốc gia.
- Tăng cường hiệu quả sử dụng đất.
- Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
2.1.1.5. Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai
- Các phương pháp thu thập thông tin về đất đai như phương pháp
thống kê, phương pháp toán học, phương pháp điều tra xã hội học.
- Các phương pháp tác động đến con người trong quá trình quản lý đất
đai như: phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp tuyên
truyền, giáo dục.
2.1.1.6. Công cụ quản lý nhà nước về đất đai
- Công cụ pháp luật: Pháp luật là công cụ không thể thiếu được của
một Nhà nước, Nhà nước dùng pháp luật để tác động vào ý chí của con người
để điều chỉnh hành vi của con người.
- Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai: Công cụ quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất là một nội dung không thể thiếu trong công tác quản lý
Nhà nước về đất đai. Vì vậy Luật Đất đai năm 2013 quy định “ Nhà nước
quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch”.
- Cơng cụ tài chính: Tài chính là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát
sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của
các chủ thể kinh tế.
2.1.2. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta

Dựa trên hệ thống luật đất đai, văn bản dưới luật là cơ sở vững nhất.
Những văn bản dưới Luật này có vai trị quan trọng trong công tác quản lý
nhà nước về đất đai và tạo cơ sở vững chắc cho cơ quan có thẩm quyền thực
hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai bao gồm:
- Hiến pháp 2013


6

- Luật Đất đai năm 2013;
- Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
- Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu
tiền sử dụng đất;
- Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu
tiền thuê đất, thuê mặt nước;
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về bồi
thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
- Thông tư 24/ 2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 về việc vẽ hồ sơ địa
chính;
- Thơng tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên
& Môi trường về việc vẽ bản đồ địa chính;
- Thơng tư 26/2014TT-BTNMT ngày 28/05/2014 của Bộ Tài nguyên
& Môi trường ban hành quy trình và định mức kinh tế- kỹ thuật, xây dựng cơ
sở dữ liệu tài nguyên và môi trường;
- Thông tư 28/2014TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên &
Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử

dụng đất;
- Thông tư 29/2014TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên
& Môi trường về quy định việc chi tiết lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất;
- Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất,thu hồi đất;


7

- Thông tư34/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về xây dựng quản lý khai thác hệ thống thông tin
đất đai;
- Thông tư36/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng, điều
chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;
- Thông tư 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất;
- Thơng tư 76/2014/TT-BTNMT ngày 16/06/2014 của Bộ Tài Chính
hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05 của
Chính Phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
- Thơng tư 77/2014/TT-BTNMT ngày 16/06/2014 của Bộ Tài Chính
hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05 của
Chính Phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
- Thông tư 02/2014/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính Phủ;
- Thơng tư 74/2015/TT-BTC hướng dẫn lập dự tốn, sử dụng và thanh

quyết tốn kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất;
- Thông tư 02/2015/TT-BTC sửa đổi Thông tư 48/2012/TT-BTC hướng
dẫn việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá
quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;
- Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP Quy định việc tổ
chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất
hoặc cho thuê đất;


8

- Căn cứ vào số liệu, tài liệu về thống kê, kiểm kê đất của xã Na Mao
qua các năm;
- Căn cứ vào phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
2.2. Cơng tác quản lí nhà nƣớc về đất đai trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Cơng tác quản lí nhà nước về đất đai trên thế giới
- Quản lý đất đai tại Mỹ
Nước Mỹ có diện tích tự nhiên khoảng 9,4 triệu km2, dân số hơn 300
triệu, đất đô thị chuyên dùng chiếm 11,9% diện tích tự nhiên. Là một quốc gia
phát triển, Mỹ có hệ thống pháp luật về đất đai rất phát triển có khả năng điều
chỉnh được các quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp nhất. Luật đất đai của Mỹ
quy định cơng nhận và khuyến khích quyền sở hữu tư nhân về đất đai; các
quyền này được pháp luật bảo hộ rất chặt chẽ như là một quyền cơ bản của
cơng dân. Cho đến nay có thể thấy, các quy định này đang phát huy rất có
hiệu quả trong việc phát triển kinh tế đất nước, vì nó phát huy được hiệu quả
đầu tư để nâng cao giá trị của đất đai và làm tăng đáng kể hiệu quả sử dụng
đất trong phạm vi toàn xã hội. Mặc dù công nhận quyền sở hữu tư nhân,
nhưng luật đất đai của Mỹ vẫn khẳng định vai trò ngày càng lớn và có vị trí

quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai. Các quyền định đoạt của Nhà
nước bao gồm: Quyền quyết định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất,
quyền quy định về quy hoạch kiến trúc đơ thị và cơng trình xây dựng; quyền
quy định về mục đích sử dụng đất; quyền xử lý các tranh chấp về quyền sử
dụng đất và quyền ban hành các quy định về tài chính đất; quyền thu hồi đất
thuộc sở hữu tư nhân để phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở đền bù công
bằng cho người bị thu hồi... Về bản chất quyền sở hữu tư nhân về đất đai ở
Mỹ cũng chỉ tương đương quyền sử dụng đất ở Việt Nam.[15]


9

- Quản lý đất đai tại Trung Quốc
Trung Quốc có tổng diện tích tự nhiên là 9.597 nghìn km2 , trong đó
diện tích đất canh tác khoảng 1.200 nghìn km2 , dân số năm 2010 là 1.338
triệu người (mật độ dân số 139 người/ km2 , tỷ lệ dân thành thị chiếm 44%,
dân nông thôn chiếm 56%). Đất phi nông nghiệp ở Trung Quốc được quản lý
theo nhiều phương thức khác nhau theo từng loại đất: - Đất ở tại nông thôn: là
loại đất thuộc sở hữu tập thể thôn, người dân sống trong thôn được giao quyền
sử dụng đất ở (không phải trả tiền sử dụng đất) với thời hạn sử dụng là 70
năm, con cái họ được thừa kế quyền sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất,
nhưng nông dân không được cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp quyền sử
dụng đất tại nơng thơn. Nếu khơng cịn nhu cầu sử dụng thì phải trả lại đất
cho Nhà nước.
+ Đất ở tại đô thị: Nhà nước giao đất cho nhà đầu tư xây dựng nhà ở
chung cư để bán hoặc cho thuê với thời hạn sử dụng đất không qua 70
năm.Người mua nhà ở (không phân biệt trong nước hay nước ngồi) có quyền
sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở, được chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp,
thừa kế quyền sử dụng đất ở.
+ Đất công nghiệp, đất kinh doanh, dịch vụ: Nhà nước thực hiện giao

đất để sử dụng không thông qua đấu giá, thời hạn sử dụng đất đới với đất 21
nông nghiệp không qua 40 năm, đất thương mại dịch vụ không quá 50 năm.
Nhà đầu tư được quyền sử dụng theo mục đích ban đầu khơng được chuyển
nhượng, nếu khơng cịn nhu cầu sử dụng đất thì trả lại đất cho nhà nước.
+ Đất xây dựng cơng trình của Nhà nước, cơng trình hạ tầng, cơng
trình cơng cộng: Nhà nước thực hiện giao đất để sử dụng không thông qua
đấu giá, nhà đầu tư phải trả tiền sử dụng đất theo mức bằng với mức bồi
thường cho người bị thu hồi đất.


10

+ Đất chưa sử dụng là quỹ đất dự trữ của quốc gia, nguồn bổ sung cho
đất nông nghiệp và đấXCt xây dựng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội và trong quá trình phát triển quy hoạch sử dụng đất quốc gia.[15]
- Kinh nghiệm của Pháp
Pháp là quốc gia phát triển, tuy thể chế chính trị khác nhau, nhưng ảnh
hưởng của phương pháp tổ chức quản lý trong lĩnh vực đất đai của Pháp
còn khá rõ đối với nước ta. Vấn đề này có thể lý giải vì Nhà nước Việt Nam
hiện đang khai thác khá hiệu quả những tài liệu quản lý đất đai do chế độ thực
dân để lại, đồng thời ảnh hưởng của hệ thống quản lý đất đai thực dân còn khá
rõ nét trong ý thức của một bộ phận công dân Việt Nam hiện nay. Quản lý đất
đai của Pháp có một số đặc trưng là:
+ Về chế độ sở hữu trong quan hệ đất đai, Luật pháp quy định quyền sở
hữu tài sản là bất khả xâm phạm và thiêng liêng, khơng ai có quyền buộc
người khác phải nhường quyền sở hữu của mình. Ở Pháp hiện cịn tồn tại
song hành hai hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu tư nhân về đất đai và sở hữu
nhà nước đối với đất đai và cơng trình xây dựng cơng cộng. Tài sản cơng
cộng bao gồm cả đất đai cơng cộng có đặc điểm là không được mua và bán.
Trong trường hợp cần sử dụng đất cho các mục đích cơng cộng, Nhà nước có

quyền yêu cầu chủ sở hữu đất đai tư nhân nhường quyền sở hữu thơng qua
chính sách bồi thường thiệt hại một cách công bằng.
+ Về công tác quy hoạch đô thị, do đa số đất đai thuộc sở hữu tư nhân,
vì vậy để phát triển đơ thị, ở Pháp công tác quy hoạch đô thị được quan tâm
chú ý từ rất sớm và được thực hiện rất nghiêm ngặt. Ngay từ năm 1919, Pháp
đã ban hành Đạo luật về kế hoạch đơ thị hóa cho các thành phố có từ 10.000
dân trở lên. Năm 1973 và năm 1977, Nhà nước Pháp đã ban hành các Nghị
định quy định các quy tắc về phát triển đô thị, là cơ sở để ra đời Bộ Luật về
chính sách đơ thị. Đặc biệt, vào năm 1992, ở Pháp đã có Luật về phân cấp


11

quản lý, trong đó có sự xuất hiện của một tác nhân mới rất quan trọng trong
công tác quản lý của Nhà nước về quy hoạch đó là cấp xã. Cho đến nay, Luật
Đô thị ở Pháp vẫn không ngừng phát triển, nó liên quan đến cả quyền sở hữu
tư nhân và sự can thiệp ngày càng sâu sắc hơn của Nhà nước, cũng như của
các cộng đồng địa phương vào công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch đơ
thị. Nó mang ý nghĩa kinh tế rất lớn thông qua việc điều chỉnh mối quan hệ
giữa các ngành khác nhau như bất động sản, xây dựng và quy hoạch lãnh thổ.
+ Về công tác quản lý nhà nuộc đối với đất đai, mặc dù là quốc gia duy
trì chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, nhưng công tác quản lý về đất đai của
Pháp được thực hiện rất chặt chẽ. Điều đó được thể hiện qua việc xây dựng hệ
thống hồ sơ địa chính. Hệ thống hồ sơ địa chính rất phát triển, quy củ và khoa
học, mang tính thời sự để quản lý tài nguyên đất đai và thơng tin lãnh thổ,
trong đó thơng tin về từng thửa đất được mô tả đầy đủ về kích thước, vị trí địa
lý, thơng tin về tài ngun và lợi ích liên quan đến thửa đất, thực trạng pháp lý
của thửa đất. Hệ thống này cung cấp đẩy đủ thông tin về hiện trạng sử dụng đất,
phục vụ nhiệm vụ quy hoạch, quản lý và sử dụng đất có hiệu quả, đáp ứng nhu
cầu của cộng đồng, đảm bảo cung cấp thông tin cho hoạt động của ngân hàng và

tạo cơ sở xây dựng hệ thống thuế đất và bất động sản cơng bằng.
Như vậy có thể nói, hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù quy định chế
độ sở hữu đối với đất đai khác nhau, đều có xu hướng ngày càng tăng cường
vai trị quản lý của Nhà nước đối với đất đai. Xu thế này phù hợp với sự phát
triển ngày càng đa dạng của các quan hệ kinh tế, chính trị theo xu thế tồn cầu
hố hiện nay. Mục tiêu của mỗi quốc gia là nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả
tài nguyên trong nước, tăng cường khả năng cạnh tranh để phục vụ cao nhất
cho quyền lợi của quốc gia, đồng thời có những quy định phù hợp với xu thế
mở cửa, phát triển, tạo điều kiện để phát triển hợp tác đầu tư giữa các quốc


12

gia thông qua các chế định pháp luật thông thường, cởi mở nhưng vẫn giữ
được ổn định về an ninh kinh tế và an ninh quốc gia.[15]
2.2.2. Công tác quản lý nhà nước về đất đai tại Việt Nam
Để công tác quản lý đất đai phù hợp với tình hình mới, Luật Đất đai
năm 2013 ra đời đã góp phần vào vệc quản lý đất đai trong quá trình phát
triển của đất nước. Công tác quản lý đất đai đã đáp ứng được phần nào yêu
cầu và đạt được kết quả như sau:
2.2.2.1. Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng
đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
Trong thời gian qua, ở cấp trung ương, công tác quản lý nhà nước về
đất đai đã tập trung triển khai thi hành các chính sách, pháp luật, theo dõi,
đánh giá tình hình thi hành Luật Đất đai ở các địa phương, kịp thời tháo gỡ
các vướng mắc khó khăn; rà sốt, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ
tình hình 1 năm thực hiện Luật Đất đai; trình Chính phủ ban hành bổ sung
một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai để giải quyết những
vấn đề phát sinh trong quá trình thi hành Luật và đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ban hành 5 thơng tư, thơng tư liên tịch hướng dẫn thi hành Luật và các
nghị định quy định chi tiết thi hành. Triển khai kiểm tra việc triển khai thi
hành Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Ở cấp địa phương,
đã ban hành hơn 450 văn bản cơ bản hoàn thành việc ban hành các văn bản
quy định chi tiết thi hành Luật và các nghị định quy định chi tiết thi hành.[1]
2.2.2.2. Cơng tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính, lập bản đồ hành chính
Tại hầu hết các địa phương đã hồn thành xong việc cắm mốc địa giới
hành chính, lập bản đồ hành chính. Thực hiện tốt việc phân giới cắm mốc
tuyến biên giới với các nước láng giềng như: Trung Quốc, Lào, Campuchia


13

(đã xây dựng được 256 vị trí mốc). Tổ chức tập huấn kỹ thuật, chuyển giao
công nghệ phân giới, cắm mốc địa giới hành chính và tuyên truyền nhân dân
cùng bảo vệ.
2.2.2.3. Công tác đo đạc bản đồ, lập bản đồ địa chính
Trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, hệ thống ảnh hàng khơng, vệ tinh trùm
phủ 90% diện tích cả nước, một mặt đáp ứng đo vẽ bản đồ địa hình, mặt khác
sử dụng để thành lập nền bản đồ địa chính. Hệ quy chiếu quốc gia VN - 2000,
hệ thống các điểm tọa độ, độ cao Nhà nước đã được hoàn thành và được Thủ
tướng ra quyết định đưa vào sử dụng từ ngày 12/9/2000. Đến nay, đã hoàn
thành và bàn giao lưới tọa độ hạng III cho tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đo vẽ và thành lập 8 bản đồ địa
chính nói riêng và các loại bản đồ khác. Trong đó đã hồn thành và bàn giao
sản phẩm dự án thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý tỷ lệ 1/10.000 gắn
với mô hình số độ cao phủ trùm tồn quốc; dự án Thành lập cơ sở dữ liệu nền
thông tin địa lý tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000 các khu vực đô thị, khu công nghiệp,
khu vực kinh tế trọng điểm cho 56/61 tỉnh, thành phố sử dụng phục vụ các

mục đích phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương .[1]
2.2.2.4. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Đây là vấn đề khó khăn mà ngành địa chính gặp phải.Trong những năm
qua, cơng tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước được các
cấp, các ngành quan tâm thực hiện và có nhiều chuyển biến tích cực theo .
Hiện tại 100% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã triển khai
việc lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất (2016- 2020) phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước và từng địa phương. [16]


14

- Đối với cấp tỉnh: Bộ đã trình Chính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm cuối (2016-2020) cho 63/63
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Đối với cấp huyện: có 352 đơn vị hành chính cấp huyện được Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 49,93%);
có 330 đơn vị hành chính cấp huyện đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất (chiếm 46,81%); còn lại 23 đơn vị hành chính cấp huyện chưa
triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 3,26%).
- Đối với cấp xã: có 6.516 đơn vị hành chính cấp xã được cấp có thẩm
quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 58,41%); có 2.907
đơn vị hành chính cấp xã đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
(chiếm 26,06%); cịn lại 1.733 đơn vị hành chính cấp xã chưa triển khai lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 15,53%).[1]
2.2.2.5. Công tác giao đất, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất
-Theo Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nội
dung pháp luật về giao đất, cho thuê đất quy định về các vấn đề: căn cứ giao
đất, cho thuê đất; hình thức giao đất, cho thuê đất; thẩm quyền giao đất, cho

thuê đất; thời hạn giao đất, cho thuê đất; quy trình, thủ tục giao đất, cho thuê
đất; giá đất. Theo báo cáo của 56/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đã
thực hiện giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích hơn 69 nghìn ha cho hơn 3
nghìn tổ chức và gần 2,5 nghìn hộ gia đình, cá nhân để thực hiện các cơng
trình, dự án phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng và đảm bảo nhu cầu
đất ở, đất sản xuất cho nhân dân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đưa
nguồn thu từ đất đai trong năm 2015 đạt hơn 40 tỷ đồng.
Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất theo Luật Đất đai 2013 đã
khắc phục được tình trạng thu hồi đất tràn lan như trước đây; sàng lọc được


15

các nhà đầu tư có năng lực bảo đảm đưa đất vào sử dụng, khơng để đất đai
lãng phí bỏ hoang.[1]
2.2.2.6. Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Về cơ bản, công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giao
đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất được các địa phương triển
khai thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, bảo
đảm đúng các quy định của pháp luật về đất đai. Việc chuyển mục đích sử
dụng đất trồng lúa, đất có rừng đặc dụng, phịng hộ được kiểm sốt chặt chẽ.
Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất theo Luật Đất đai 2013 đã khắc phục
được tình trạng thu hồi đất tràn lan như trước đây; sàng lọc được các nhà đầu
tư có năng lực bảo đảm đưa đất vào sử dụng, khơng để đất đai lãng phí bỏ
hoang. Tiếp tục hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc về công tác bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư cho các địa phương, đặc biệt là bồi thường, giải phóng mặt
bằng đối với các dự án trọng điểm. Quan tâm kiện toàn các tổ chức dịch vụ
công trong lĩnh vực đất đai, ngành Tài ngun đã chỉ đạo các địa phương
nhanh chóng kiện tồn, thành lập Văn phòng đăng ký đất đai, Tổ chức phát
triển quỹ đất. [1]

2.2.2.7. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất
Ngành Tài nguyên đã tập trung chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp để
hoàn thiện hồ sơ địa chính, đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Đến nay, cả nước cơ bản hoàn thành mục tiêu cấp giấy chứng nhận sử
dụng đất, đạt trên 94,9% tổng diện tích các loại đất cần cấp. Riêng năm 2015,
cả nước đã cấp được hơn 200 nghìn giấy chứng nhận.
Hệ thống hồ sơ địa chính tiếp tục được hiện đại hóa. Cả nước đã có 107
đơn vị cấp huyện đang vận hành cơ sở dữ liệu đất đai. Nhiều địa phương đã


16

thực hiện liên thông với hệ thống cơ quan thuế để phục vụ đa mục tiêu (trong
đó có 59 đơn vị cấp huyện đã vận hành và quản lý cơ sở dữ liệu đất đai liên
thông ở cả 3 cấp), có 9.027 đơn vị cấp xã xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa.[1]
2.2.2.8. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Hiện nay, Bộ đang chỉ đạo các địa phương thực hiện Chỉ thị 21/CTTTg của Thủ tướng Chính phủ thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2014. Bộ đã trình Chính phủ phê duyệt; Dự án kiểm kê
đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014; xây dựng kế hoạch (Kế
hoạch số 02/KHBTNMT ngày 16/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường);
tổ chức tập huấn cho 63 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước; cung cấp tài
liệu, công cụ hỗ trợ thực hiện việc kiểm kê đất đai cho các địa phương; tập
trung chỉ đạo triển khai công tác thống kê, kiểm kê đất đai năm 2014; tổ chức
hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ 63 tỉnh, thành phố; tổ chức các
Đồn kiểm tra đơn đốc, hướng dẫn chỉ đạo địa phương công tác kiểm kê đất
đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2014. Đến nay, đã tổ chức kiểm tra
được 35/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, hiện đã có:

- 10840 đơn vị hành chính cấp xã đã hoàn thành việc điều tra khoanh
vẽ các chỉ tiêu kiểm kê ngoài thực địa (chiếm 97,09% tổng số xã).
- 8.662 đơn vị hành chính cấp xã đã hoàn thành việc xây dựng bản đồ
kết quả điều tra điều tra kiểm kê (chiếm 77,58% số xã).
- 5.875 đơn vị hành chính cấp xã hồn thành tổng hợp số bộ số liệu cấp
xã (chiếm 52,61% tổng số xã). - 3.492 đơn vị hành chính cấp xã đã hồn
thành xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất (chiếm 31,27% tổng số xã). 11
- 2.924 đơn vị hành chính cấp xã đã hoàn thành xây dựng báo cáo kết
quả thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm
2014 (chiếm 26,29% tổng số xã).


×