Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phát triển dịch vụ giao nhận quốc tế của công ty cổ phần kho vận việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.5 KB, 9 trang )

i

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS.
Chương 1 đưa ra cơ sở lý luận về dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế và phát
triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế của doanh nghiệp logistics, tiếp đó sẽ chỉ
ra những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế và
các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế của doanh
nghiệp logistics. Bên cạnh đó tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ
GNHHQT của các doanh nghiệp logistics nước ngoài tại Việt Nam để làm căn cứ
đưa ra những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam phát
triển dịch vụ GNHHQT.
Khái niệm dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế: Dịch vụ giao nhận hàng hóa
quốc tế ( DV GNHHQT) được hiểu là tập hợp tất cả các dịch vụ khác nhau có liên
quan đến q trình vận chuyển hàng hóa từ nơi giao hàng đến nơi nhận hàng trên
phạm vi các quốc gia khác nhau, từ khi hình thành hàng hóa đến khi kết thúc mọi
thủ tục với các bên liên quan.
Khái niệm phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế:Phát triển dịch vụ
giao nhận hàng hóa quốc tế của doanh nghiệp logistics là sự mở rộng dịch vụ giao
nhận hàng hóa quốc tế của doanh nghiệp cả về chiều rộng (số lượng) và chiều sâu
(chất lượng)
Các nội dung phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế được tiếp cận
dựa trên các chức năng của nhà quản trị, đó là: Hoạch định kế hoạch phát triển dịch
vụ GNHHQT; tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển dịch vụ GNHHQT; lãnh đạo
phát triển dịch vụ GNHHQT và kiểm tra, giám sát việc phát triển dịch vụ
GNHHQT. Từ đó chỉ ra các cơng việc cần làm theo từng chức năng để phát triển
dịch vụ GNHHQT


ii



Các chỉ tiêu đo lường sự phát triển dịch vụ GNHHQT được tiếp cận theo hai
nhóm chính: Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển DV GNHHQT của doanh nghiệp
theo chiều rộng và nhóm chỉ tiêu theo chiều sâu. Nhóm chỉ tiêu đánh giá theo chiều
rộng bao gồm các chỉ tiêu: (1) Tốc độ gia tăng số lượng khách hàng thường xuyên
và doanh thu theo khách hàng thường xuyên; (2) Tốc độ gia tăng thị trường và
doanh thu theo thị trường; (3) Tốc độ gia tăng sản phẩm dịch vụ và doanh thu theo
sản phẩm dịch vụ; (4) Khả năng bao phủ thị trường của doanh nghiệp. Nhóm chỉ
tiêu đánh giá theo chiều rộng bao gồm các chỉ tiêu: (1) Mức tiến bộ về chất lượng
dịch vụ; (2) Mức hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ; (3) Uy tín và vị thế của
doanh nghiệp trên thương trường
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DV GNHHQT của DN
logistics, tác giả đã phân loại thành 2 nhóm nhân tố chính là nhóm nhân tố thuộc về
bản thân doanh nghiệp logistics và nhóm nhân tố thuộc mơi trường bên ngồi doanh
nghiệp. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp bao gồm: (1) Năng lực tài chính; (2)
Nguồn nhân lực của doanh nghiệp; (3) Năng lực về trang thiết bị và cơng nghệ.
Nhóm nhân tố thuộc mơi trường bên ngồi doanh nghiệp bao gồm: (1) Các yếu tố
thuộc môi trường kinh tế; (2) Các yếu tố thuộc mơi trường chính trị; (3) Các yếu tố
về chính sách pháp luật và cơ chế quản lý của Nhà nước; (4) Các yếu tố về khoa học
công nghệ và cơ sở hạ tầng. Sau khi chỉ ra các nhân tố, tác giả phân tích để làm rõ
cơ chế tác động của từng nhân tố đến việc phát triển dịch vụ GNHHQT của doanh
nghiệp logistics, từ đó chỉ rõ hướng tác động thuận lợi hoặc bất lợi tới việc phát
triển dịch vụ GNHHQT của doanh nghiệp logistics.
Phát triển dịch vụ GNHHQT có vai trị quan trọng đối với doanh nghiệp
logistics: (1) Phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế là việc làm tất yếu, phù
hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới và do đó là nội dung phát triển
chính của doanh nghiệp logistics. (2) Phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế
sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp logistics. (3) Dịch vụ giao nhận
hàng hóa phát triển, góp phần đẩy nhanh quá trình cung cấp dịch vụ, tăng sức cạnh
tranh của doanh nghiệp.



iii

Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ DV GNHHQT của một số doanh
nghiệp nước ngồi điển hình tại Việt Nam, tác giả đưa ra 3 kinh nghiệm chính: (1)
Các tập đồn lớn liên kết với các cơng ty, tập đồn tại Việt Nam để thành lập cơng
ty liên doanh có tiềm lực tài chính, khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý của tập
đồn nước ngồi, đồng thời tận dụng được ưu thế của các công ty nội đị. (2) Phát
triển khách hàng tập trung vào công ty nước ngồi tại Việt Nam và bên có quyền
quyết định lịch trình và cước vận tải quốc tế. (3) Phát triển dịch vụ giao nhận hàng
hóa quốc tế bằng cách đầu tư và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến.
Từ kinh nghiệm phát triển dịch vụ GNHHQT của các doanh nghiệp nước
ngoài, tác giả rút ra 3 bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam
về phát triển dịch vụ GNHHQT. Thứ nhất, phát triển đại lý và giữ mối liên kết đại
lý trên toàn cầu để có thể cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại bất cứ thị
trường nào. Bên cạnh đó mạnh dạn đầu tư văn phòng đại diện ở nước ngoài để chủ
động hơn về nắm bắt thị trường và chi phí đại lý. Thứ hai, tạo mối quan hệ chặt chẽ
với các doanh nghiệp trong nước, hỗ trợ họ để đàm phán thay đổi điều kiện giao
hàng của đơn hàng xuất nhập khẩu. Thứ ba là đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị
phù hợp sự thay đổi khoa học công nghệ cũng như yêu cầu ngày càng cao của khách
để đáp ứng đa dạng các loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DV GNHHQT CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN KHO VẬN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2013
Dựa trên cơ sở lý luận trình bày ở chương 1, chương 2 phân tích thực trạng
việc phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế của Công ty Cổ phần Kho vận
Việt Nam giai đoạn 2010-2013. Các chỉ tiêu đánh giá sẽ được tính tốn trong giai
đoạn 2010 – 2013 và phân tích để chỉ ra các xu hướng có tính quy luật. Sau khi

phân tích các chỉ tiêu, tác giả sẽ đưa ra các nhận xét về những kết quả đã đạt được,
những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân các tồn tại trong việc phát triển dịch vụ


iv

giao nhận hàng hóa quốc tế của Cơng ty Cổ phần Kho vận Việt Nam.
Hoạt động chung của Công ty Cổ phần Kho vận Việt Nam giai đoạn 20102013 đạt kết quả khả quan. Doanh thu 3 tháng cuối năm 2010 đạt 1.221 triệu đồng,
năm 2011 đạt 5.448 triệu đồng, năm 2012 đạt 7.984 triệu đồng và tăng lên 8.659
triệu đồng năm 2013. Lợi nhuận của công ty cũng tăng lên qua các năm dù giá trị
chưa lớn. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu vẫn còn thấp, giao động từ 1,72% đến 2.59%.
Cụ thể tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển theo chiều rộng nghiên cứu
được như sau:
Tốc độ gia tăng thị trường tốt, được thể hiện bằng số lượng thị trường (quốc
gia) công ty Vinalogistic cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tăng lên qua
các năm mặc dù tốc độ tăng không đồng đều
Tốc độ tăng doanh thu theo thị trường: Doanh thu của dịch vụ giao nhận hàng
hóa tại phạm vi nội địa chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu của doanh
nghiệp. Trong suốt giai đoạn 2010-2013, DT từ thị trường Malaysia là thị trường quốc
tế chiếm tỷ trọng lớn nhất của công ty và đều tăng qua các năm. Năm 2013, doanh
thu hầu hết các thị trường khác đều giảm, chỉ riêng thị trường Nhật tăng 66,21%.
Tốc độ gia tăng doanh thu theo sản phẩm dịch vụ tại Công ty Cổ phần Kho
vận Việt Nam đều tăng qua các năm trong giai đoạn 2010-2013. Trong các dịch vụ
chính của Cơng ty, dịch vụ khai thuê hải quan chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Trong khi đó
dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển và dịch vụ đại lý nội địa là 2 dịch vụ
chiếm tỷ trọng chủ yếu trong doanh thu của doanh nghiệp.
Mức tiến bộ về chất lượng dịch vụ: Tỷ lệ đánh giá việc tiếp cận và sử dụng
dịch vụ của công ty dễ dàng và đơn giản. Thái độ phục vụ của nhân viên đối với
khách hàng và việc trao đổi, giải đáp cũng như thực hiện công việc là cởi mở, đúng
mực. Đội phương tiện và các thiết bị phục vụ thực hiện dịch vụ được khách hàng

đánh giá điểm cao nhất ở tính dễ thực hiện bởi đó là các phương tiện, thiết bị thơng
dụng, thường thấy chứ chưa có độ hiện đại hay kỹ thuật cao.
Mức hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ cao với kết quả 75% đánh giá
việc thực hiện đạt yêu cầu và hài lòng khách hàng


v

Sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng với công ty là cao, 63.46% KH
được hỏi đánh giá là hài lịng, 36.54% khách hàng đánh giá mức trung bình, 0% KH
đánh giá khơng hài lịng
Đánh giá sự phát triển DV GNHHQT của Công ty Cổ phần Kho vận Việt
Nam giai đoạn 2010-2013.
Khái quát lại những điểm đạt được của Công ty Cổ phần Kho vận Việt Nam
trong việc phát triển dịch vụ GNHHQT giai đoạn 2010-2013 có 3 ưu điểm: Ưu
điểm 1: Nhìn chung, giai đoạn 2010 – 2013, dịch vụ GNHHQT của Vinalogistics
phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Tốc độ phát triển ở mức độ trung bình. Ưu
điểm 2: Hai mục tiêu tăng trưởng doanh thu và gia tăng thị trường đã được thực
hiện rất tốt trong giai đoạn 2010 – 2013. Ưu điểm 3: Trong các chỉ tiêu phát triển
dịch vụ GNHHQT của Vinalogistic giai đoạn 2010 – 2013, chỉ tiêu về tăng trưởng
thị trường cung cấp dịch vụ đạt được kết quả tốt nhất
Bên cạnh đó cịn có những mặt tồn lại là, tồn tại 1: Mức độ phát triển dịch vụ
GNHHQT của Vinalogistics giai đoạn 2010 – 2013 chưa đồng đều. Việc phát triển
dịch vụ GNHHQT tập trung chủ yếu trên thị trường Indonesia, Malaysia và một vài
quốc gia châu Á. Tồn tại 2: Hai chỉ tiêu về mở rộng số lượng khách hàng thường
xuyên và phấn đầu đáp ứng 100% nhu cầu khách hàng đều chưa đạt được như kế
hoạch đề ra. Tồn tại 3: Sự phối hợp giữa các bộ phận trong tổ chức thực hiện phát
triển dịch vụ GNHHQT chưa có hiệu quả. Tồn tại 4: Tốc độ tăng các chỉ tiêu phát
triển dịch vụ GNHHQT của Vinalogistics giai đoạn 2010 – 2013 không đồng đều.
Tồn tại 5: Trong các chỉ tiêu trên, trong giai đoạn 2010 – 2013, chỉ tiêu gia tăng

doanh thu theo các thị trường đạt kết quả thấp nhất. Tồn tại 6: Công ty chưa chú
trọng hoạt động marketing
Nguyên nhân của những tồn tại trong phát triển DV GNHHQT của Công ty
Cổ phần Kho vận Việt Nam.
Ngun nhân chủ quan xuất phát từ phía Cơng ty, thứ nhất là Cơng ty chưa
có nhiều hợp đồng cung cấp dịch vụ cũng như đại lý nước ngoài, đặt biệt là tại các
thị trường châu Mỹ và châu Âu. Thứ hai, Việc cung cấp dịch vụ tại các thị trường


vi

mới chưa thuần thục, chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ chưa cao. Thứ ba, Hoạt
động phát triển khách hàng còn nhiều hạn chế và chưa mang lại kết quả cao.
Nguyên nhân khách quan là (1) Do tập quán kinh doanh của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. (2) Việc mở cửa thị trường và sự tham gia của
các doanh nghiệp logistics nước ngồi làm tính cạnh tranh trong ngành ngày càng
khốc liệt gây khó khăn cho việc phát triển thị trường của công ty.

CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
GNHHQT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020.
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc
tế của Công ty Cổ phần Kho vận Việt Nam giai đoạn 2010-2013, chương 3 xem xét
quan điểm và định hướng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế đến năm
2020 để đề xuất một số giải pháp cho công ty và một số kiến nghị đối với Nhà nước
nhằm tăng cường phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế của Cơng ty Cổ
phần Kho vận Việt Nam đến năm 2020
Triển vọng thị trường dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế đến năm 2020.
Mơi trường kinh tế : Nền kinh tế Việt Nam và thế giới lấy lại đà tăng trưởng.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam khoảng 7-8%/năm, vốn đầu tư toàn xã hội khoảng
40% GDP, lạm phát khoảng 7%/năm. IMF (1/2014) dự báo kinh tế thế giới tăng
trưởng ở mức 3,9% vào năm 2015. Sang giai đoạn 2016-2018, nền kinh tế thế giới
đều có mức tăng trưởng trên 4%.
Môi trường pháp luật : Các văn bản quy phạm pháp luật dần hoàn thiện đẩy
đủ và gần hơn với chuẩn mực quốc tế.
Môi trường khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng : Cơ sở hạ tầng, giao thông
vận tải đang được nâng cấp và ngày càng hoàn thiện hơn. Khả năng áp dụng công


vii

nghệ thông tin giúp hỗ trợ dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế ngày càng cao.
Xu hướng thị trường dịch vụ GNHHQT của Việt Nam đến 2020 : (1) Sự phát
triển của hoạt động xuất nhập khẩu làm tăng cầu dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc
tế ; (2) Các doanh nghiệp có xu hướng chun mơn hóa và tăng hoạt động thuê
ngoài ; (3) Thành lập các trung tâm logistics để tập trung đầu tư cơ sở hiện đại,
chun nghiệp hóa và tận dụng lợi thế quy mơ
Định hướng chiến lược phát triển DV GNHHQT đến năm 2020, Công ty Cổ
phần Kho vận Việt Nam định hướng doanh nghiệp trở thành một nhà cung cấp dịch
vụ logistics uy tín, chất lượng. Riêng đối với dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế,
cơng ty định hướng đây là dịch vụ chủ yếu mà công ty cung cấp và duy trì ở mức
80% tổng doanh thu của cơng ty.
Các mục tiêu phát triển dịch vụ GNHHQT của Công ty Cổ phần Kho vận
Việt Nam đến năm 2020. Thứ nhất, phấn đấu cung cấp dịch vụ nhanh chóng, đáp
ứng 100% yêu cầu của khách hàng. Thứ hai, phát triển dịch vụ giao nhận vận tải
hàng hóa bằng đường biển và tăng tỷ trọng doanh thu của dịch vụ này lên 50% đến
2020. Thứ ba là nâng cao trình độ, chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ lao động của
công ty.
Các giải pháp ngắn hạn để tăng cường phát triển DV GNHHQT tại Công ty

Cổ phần Kho vận Việt Nam.
(1) Thực hiện công tác kiểm tra chéo giữa các bộ phận để đảm bảo đúng yêu
cầu của khách hàng và kế hoạch đề ra. Bên cạnh việc phối hợp thực hiện cung cấp
dịch vụ của bộ phận xuất nhập khẩu với bộ phận giao nhận, giám đốc nên giao thêm
nhiệm vụ kiểm tra, giám sát cho bộ phận kinh doanh. Cán bộ kinh doanh kiểm tra,
nắm bắt tình hình thường xuyên của các lơ hàng, Có thể chia nhiệm vụ này theo đối
tượng khách hàng là hợp đồng của cán bộ kinh doanh nào.
(2) Tăng cường hoạt động marketing: Khai thác hiệu quả các cuộc giao lưu
của các hãng vận tải quốc tế hay các cuộc gặp mặt, hội thảo của các doanh nghiệp
trong ngành. Tăng cường sự gặp gỡ khách hàng và liên lạc với các nhà cung cấp,
các đại lý trên thị trường công ty đang cung cấp dịch vụ


viii

Các giải pháp trung và dài hạn để tăng cường phát triển DV GNHHQT tại
Công ty Cổ phần Kho vận Việt Nam.
(1) Tăng cường tìm kiếm hợp đồng vận tải quốc tế và mở rộng hệ thống đại
lý tới các thị trường châu Mỹ, châu Âu. Mạnh dạn tìm kiếm, mở rộng đại lý tại các
thị trường mới tại châu Âu, châu Mỹ cũng như đảm nhiệm liên hệ, duy trì liên lạc
các đại lý tại thị trường này. Tìm kiếm các đối tác (co-loader) cung cấp hợp đồng
cước quốc tế đối với các chặng tới thị trường châu Âu và châu Mỹ công ty sẽ được
giá hợp lý hơn.
(2) Nâng cao trình độ nguồn nhân lực của cơng ty bằng cách cho nhân viên
tham gia các khóa học để nâng cao kiến thức, trình độ chun mơn, tổ chức trao đổi,
chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh, chăm sóc khách hàng giữa cán bộ nhân viên: thái
độ phục vụ và cung cấp dịch vụ. Thêm vào đó là Cơng ty cần chú trọng hơn công
tác tuyển dụng đầu vào
(3) Chú trọng hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trường để phát triển đối
tượng khách hàng và chú trọng nghiên cứu nhu cầu khách hàng hiện tại để cung cấp

đa dạng các loại hình dịch vụ. Theo dõi, nghiên cứu và nắm bắt những cơ hội từ thị
trường xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam để chủ động mở rộng, tìm
kiếm nguồn khách hàng. Thường xuyên trao đổi, hệ thống lại thông tin khách hàng
hiện tại để đề xuất các dịch vụ mới cho các khách hàng này.
Một số kiến nghị với Nhà nước để tăng cường phát triển DV GNHHQT của
Công ty Cổ phần Kho vận Việt Nam.
(1) Chính phủ nên tằng cường các chính sách hỗ trợ DN logistics liên kết các
doanh nghiệp XNK để dần thay đổi tập qn kinh doanh. Có chính sách hỗ trợ thuế,
lãi xuất cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam mua đầu tư trang thiết bị phục vụ
hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế. Miễn hoặc giảm thuế xuất khẩu cho một số
loại hàng khi các doanh nghiệp này liên kết với các DN logistics Việt Nam, cụ thể đối
với các chủ hàng bán CIF và thuê đội tàu Việt Nam chuyên chở. Xây dựng hệ thống
thông tin các ngành để các DN trong các ngành chủ động sự liên kết với nhau, đặc
biệt các DN logistics có thơng tin, chủ động liên kết được với các DN XNK.


ix

(2) Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam cần phát huy vài trò cao hơn nữa,
tạo sự liên kết khối doanh nghiệp logistics trong nước. Tổ chức giao lưu, học hỏi
giữa các doanh nghiệp trong ngành logistics Việt Nam về kiến thức chuyên môn
cũng như cung cấp, hỗ trợ họ thông tin, kiến thức thị trường, các quy định quốc tế
liên quan đến hoạt động giao nhận. Xây dựng các hoạt động mang tính quy chuẩn
của ngành và tạo sự liên kết, hợp tác cho các doanh nghiệp trong ngành. Tổ chức
những chương trình xúc tiến thương mại tại các thị trường quốc tế, những chương
trình về tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu đối với các doanh nghiệp
thành viên. Hiệp hội cần thể hiện rõ vai trò là tiếng nói chung, thống nhất các doanh
nghiệp logistics để đại diện cho các doanh nghiệp có các kiến nghị với Chính phủ
thích hợp, kịp thời.




×