Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

BÀI ĐỌC – CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.1 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN</b>


<b>Chức năng tổ chức có ảnh hưởng thế nào đến kết quả hoạt động của một tổ chức?</b>


Là một trong những trường đại học được thành lập ngay sau kháng chiến chống Pháp thành
công, từ vài chuyên ngành đào tạo về kinh tế, kế toán và tài chính, sau 50 năm phát triển, Đại
học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã trở thành một trường đại học đa ngành với 40 chuyên ngành đào
tạo thuộc 8 khối ngành kinh tế, kinh doanh, quản lý, tài chính, kế tốn, luật, hệ thống thơng tin,
ngoại ngữ kinh tế, với các hệ chính quy, tại chức, bằng hai và từ xa. Trường có 25 chương trình
đào tạo đại học và cao học liên kết với các trường đại học nước ngồi. Trường cịn là một trong
những trung tâm nghiên cứu và tư vấn lớn của cả nước.


Với tư cách là một trường công lập, Trường chịu sự quản lý gắt gao của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường không được tự quyết định quy mô tuyển sinh ở tất cả các hệ đào tạo cũng như nội dung
chương trình đào tạo, khơng được quyết định về mức học phí nhưng lại phải tự chi trả cho mọi
hoạt động của mình.


Cho đến năm 2010, mặc dù là một tổ chức có quy mơ lớn với đội ngũ giảng viên, nhân viên hơn
2000 người và số lượng sinh viên, học viên là hơn 30000, trường Đại học KTQD vẫn có cấu trúc
truyền thống với 23 Khoa đào tạo chuyên ngành và 15 Phòng Ban, Trung tâm. Mức độ tập trung
trong quản lý tại Trường rất cao. Phần lớn các quyết định liên quan đến hoạt động đào tạo,
nghiên cứu khoa học, tài chính, nguồn nhân lực… được đưa ra ở cấp trường. Các khoa hầu như
chỉ hoạt động như những phân xưởng sản xuất, thực hiện giảng dạy theo kế hoạch tập trung của
nhà trường. Sự hòa nhập giữa các khoa và bộ mơn thấp dẫn đến tình trạng cát cứ. Nhiều chuyên
ngành và môn học trở nên trùng lắp. Mối quan hệ công việc giữa các bộ phận trong trường
không rõ ràng do thiếu cơ chế phối hợp...


Hậu quả của tình trạng trên là chất lượng đào tạo giảm, Trường dần mất thị trường trong một số
hệ và ngành đào tạo, thu nhập của giáo viên, nhân viên không cao hơn các trường trong khối,
động lực của giáo viên giảm sút và hiện tượng chảy máu chất xám khá phổ biến.



Trong bối cảnh đó, để đưa Nhà trường sang một giai đoạn phát triển mới cần có sự thay đổi toàn
diện. Nhà trường phải được hưởng chế độ tự chủ từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cả trong đào tạo và
tài chính. Về phía mình, Nhà trường phải lựa chọn sứ mệnh và tầm nhìn: trở thành một trường
đại học mang tính đại chúng hay trường đại học đào tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và
tư vấn. Cơ cấu tổchức phải được đổi mới theo hướng tăng cường phi tập trung, tạo nên các đơn
vị chiến lược là các trường nhỏ có quyền tự chủ cao và theo đuổi định hướng chiến lược của
trường; sử dụng cơ cấu ma trận để xây dựng các chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội; phát
triển các nhóm nghiên cứu và tư vấn xuyên chức năng; tăng cường sự hòa nhập giữa các đơn vị
và bộ phận trong Trường; chuẩn hóa hoạt động của tồn hệ thống. Hơn nữa muốn tăng được chất
lượng đào tạo thì điểm mấu chốt là phải thu hút, sử dụng và giữ được người giỏi trong đào tạo,
nghiên cứu, tư vấn và cả quản lý Nhà trường.Trường Đại học KTQD là hình ảnh mô phỏng của
nhiều trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay với nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó có
những vấn đề thuộc về chức năng tổ chức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

1. Trong tình huống trên, các vấn đề thuộc về chức năng tổ chức ở trường Đại học
KTQD có phải là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động của Nhà trường hay không?


</div>

<!--links-->

×