Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Số 3A năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.56 MB, 68 trang )



CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ
PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020
Ngày 6/8/2018, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương các Chương
trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 đã chủ trì Hội nghị tổng kết Chương trình KH&CN phục vụ xây dựng nơng thôn
mới giai đoạn 2011-2017 và kế hoạch triển khai giai đoạn 2018-2020. Cùng chủ trì Hội nghị có Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
Hoàng Thị Thúy Lan. Các kết quả đạt được của Chương trình được các đại biểu đánh giá có tính lan tỏa rộng, có tác động
xã hội tích cực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung, xây dựng nơng thơn mới nói riêng.
Kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, Chương trình sẽ tiếp tục bám sát các mục tiêu, nội dung
theo Quyết định 45/QĐ-TTg ngày 12/1/2017, đồng thời ưu tiên giải quyết những vấn đề lớn thơng qua các cơng trình nghiên
cứu cả về cơ sở lý luận, thực tiễn, giải pháp KH&CN và triển khai các mơ hình ứng dụng.

GS.TS Nguyễn Tuấn Anh - Chủ nhiệm Chương trình KH&CN phục vụ xây dựng nông thôn mới phát biểu tại Hội nghị

Một số sản phẩm của Chương trình KH&CN
phục vụ xây dựng nơng thơn mới

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ
thăm gian hàng tại Hội nghị tổng kết Chương trình KH&CN
phục vụ xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2011-2017

Văn phịng Chương trình: Số 1 ngõ 165, Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024.35643294; Fax: 024.35643370


Hội đồng biên tập
GS.TSKH.VS Nguyễn Văn Hiệu
GS.TS Bùi Chí Bửu
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức


GS.TSKH Vũ Minh Giang
PGS.TS Triệu Văn Hùng
GS.TS Phạm Gia Khánh
GS.TS Lê Hữu Nghóa
GS.TS Lê Quan Nghiêm
GS.TS Mai Trọng Nhuận
GS.TS Hồ Só Thoảng

Tổng biên tập

Tòa soạn

Phó Tổng biên tập

113 Trần Duy Hưng - phường Trung Hòa - quận Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: (84.24) 39436793; Fax: (84.24) 39436794
Email:
Website: khoahocvacongnghevietnam.com.vn

Đặng Ngọc Bảo
Nguyễn Thị Hải Hằng
Nguyễn Thị Hương Giang

trưởng ban Biên tập

Phạm Thị Minh Nguyệt

giấy phép xuất bản

trưởng ban trị sự


Lương Ngọc Quang Hưng

Số 1153/GP-BTTTT ngày 26/7/2011
Số 2528/GP-BTTTT ngày 26/12/2012
Số 592/GP-BTTTT ngày 28/12/2016

trình bày

Giá: 18.000đ

Đinh Thị Luận

In tại Công ty TNHH in và DVTM Phú Thịnh

Mục lục
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
4 l Nhiều ưu đãi mới dành cho doanh nghiệp KH&CN.
6 Đào Quang Thủy: Sàn giao dịch công nghệ: Một số vấn đề cần quan tâm.
10 Phan Ngọc Tâm, Lê Quang Vinh: Hoàn thiện khung pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam - Một số giải
pháp.
16 Trần Thị Thu Hà: Cần có chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo khởi nghiệp cấp quốc gia.
19 Bùi Tiến Dũng: Vai trò của trường đại học trong hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.
22 Vũ Văn Thành: Năng suất lao động Việt Nam và những tác động của đổi mới sáng tạo.
24 Chu Thúc Đạt: Liên kết khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong phát triển.
27 l Nước cho tất cả - không để ai bị bỏ lại phía sau.
KHOA HỌC - CƠNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
30 Phạm Anh Tuấn: Vệ tinh MicroDragon - Sản phẩm trí tuệ của tuổi trẻ Việt Nam.
34 Nguyễn Chí Ngọc: Hệ thống cơng nghệ hiện đại giúp chẩn đoán và điều trị bệnh cho người dân.
36 Hồ Sĩ Thoảng: Vai trò của CO2 và sinh khối trong sản xuất nhiên liệu tái tạo.


40 Tống Việt Hùng, Hà Quốc Trung…: Ứng dụng hệ điều hành FreeRTOS và vi điều khiển ESP32 trong hệ thống trồng
rau thủy canh.
43 Nguyễn Minh Quang, Courtney Weatherby: Đổi mới sáng tạo từ mơ hình ni tơm sinh thái ở ĐBSCL.
46 Nguyễn Hồng Việt: Học viện KH&CN: Cần sớm triển khai đào tạo trực tuyến.

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG
48 Nguyễn Xuân Chánh: Các thế hệ pin mặt trời.
51 l Có thể chữa khỏi HIV hoàn toàn?
53 Đặng Hữu Anh: Phát hiện và kiểm sốt dịch tả lợn châu Phi.
KH&CN NƯỚC NGỒI
55 l Nghiên cứu đột phá về “siêu vật liệu” aerogel PET.
58 l Tổng hợp vật liệu lưu trữ nhiệt lượng dựa trên composite VO2/thủy tinh.
62 l Công nghệ Big Data và xu hướng ứng dụng.


Vietnam Journal of Science,
Technology and Engineering
EDITORial council
EDITOR - in - chief
Prof.Dr.Sc. Academician Nguyen Van Hieu Dang Ngoc Bao
Prof. Dr Bui Chi Buu
DEPUTY EDITOR
Nguyen Thi Hai Hang
Prof. Dr.Sc Nguyen Dinh Duc
Nguyen Thi Huong Giang
Prof. Dr.Sc Vu Minh Giang
head of editorial board
Assoc.Prof. Dr Trieu Van Hung
Pham Thi Minh Nguyet

Prof. Dr Pham Gia Khanh
head of administration
Prof. Dr Le Huu Nghia
Luong Ngoc Quang Hung
Prof. Dr Le Quan Nghiem
Art director
Prof. Dr Mai Trong Nhuan
Dinh Thi Luan
Prof. Dr Ho Si Thoang

office

113 Tran Duy Hung - Trung Hoa ward - Cau Giay dist - Ha Noi
Tel: (84.24) 39436793; Fax: (84.24) 39436794
Email:
Website: khoahocvacongnghevietnam.com.vn

publication licence

No. 1153/GP-BTTTT 26th July 2011
No. 2528/GP-BTTTT 26th December 2012
No. 592/GP-BTTTT 28th December 2016

Contents
SCIENCE AND TECHNOLOGY FORUM
4 l Many new incentives for science and technology enterprises.
6 Quang Thuy Dao: Technology exchange platform: Some issues to consider.
10 Ngoc Tam Phan, Quang Vinh Le: Completing the legal framework for the protection of famous trademarks in
Vietnam - Some solutions.
16 Thi Thu Ha Tran: It is necessary to have a national strategy for developing the startup education and training.

19 Tien Dung Bui: The role of the university in supporting students to start a business.
22 Van Thanh Vu: Vietnam’s labour productivity and the impact of innovation.
24 Thuc Dat Chu: Linking to exploit the potentials and advantages of local areas in development.
27 l Water for all - Don’t let anyone left behind.
SCIENCE - TECHNOLOGY AND INNOVATION
30 Anh Tuan Pham: MicroDragon Satellite - The intellectual product of Vietnamese youth people.
34 Chi Ngoc Nguyen: Modern technology system to help diagnose and treat diseases for people.
36 Si Thoang Ho: The role of CO2 and biomass in the production of renewable fuels.

40 Viet Hung Tong, Quoc Trung Ha…: Application of FreeRTOS operating system and ESP32 microcontroller in
hydroponic vegetable growing system.
43 Minh Quang Nguyen, Courtney Weatherby: Innovation from organic shrimp farming in the Mekong River Delta.
46 Hong Viet Nguyen: Graduate University of Science and Technology: Need to deploy online training soon.

SCIENCE AND LIFE
48 Xuan Chanh Nguyen: Generations of solar cells.
51 l Is it possible to cure HIV completely?
53 Huu Anh Dang: Detecting and controlling African swine fever.
THE WORLD SCIENCE AND TECHNOLOGY
55 l Breakthrough research of the “super-material” PET aerogel.
58 l Synthesis of thermal storage materials based on the composite VO2-dispersed glass.
61 l Big Data technology and the trend of applications.


diễn
đàn khoa học - công nghệ
Diễn đàn Khoa học - Công nghệ
Nhiều ưu đãi mới dành cho doanh nghiệp KH&CN
Nghị định 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) được Chính phủ ban
hành ngày 1/2/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/3/2019. Theo đó, hàng loạt chính sách tạo thuận

lợi và ưu đãi mới dành cho doanh nghiệp KH&CN sẽ được thực hiện: ưu đãi thuế, ưu đãi tín dụng, hỗ
trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả KH&CN, hỗ trợ đổi mới cơng nghệ...
Đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ
Trên tinh thần chính sách ưu đãi,
hỗ trợ cho doanh nghiệp KH&CN có
tính khả thi cao; không chồng chéo;
giảm tối đa thời gian và chi phí thực
hiện các thủ tục hành chính nhằm
hỗ trợ tối đa việc hình thành và
phát triển hệ thống doanh nghiệp
KH&CN, Nghị định 13/2019/NĐCP đã có những quy định rất cụ thể
về điều kiện, thủ tục, hồ sơ, thẩm
quyền cấp Giấy chứng nhận doanh
nghiệp KH&CN... Trong đó tại Điều
3 của Nghị định, các yếu tố xác
định kết quả KH&CN được mở rộng
hơn so với trước, bao gồm: sáng
chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch
tích hợp bán dẫn, giống cây trồng
đã được cấp văn bằng bảo hộ theo
quy định của pháp luật về sở hữu
trí tuệ hoặc được công nhận đăng
ký quốc tế theo quy định của điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên; chương trình máy tính đã
được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký quyền tác giả; giống mới về vật
nuôi, cây trồng, thủy sản... đã được
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn công nhận; kết quả thực hiện
nhiệm vụ đã đạt các giải thưởng về
KH&CN; các kết quả KH&CN hoặc
công nghệ nhận chuyển giao được
cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Hồ sơ đề nghị chứng nhận
doanh nghiệp KH&CN được cụ
thể hóa theo chiều hướng thuận
lợi hơn. Hồ sơ có thể nộp trực
tiếp, trực tuyến hoặc qua đường
bưu điện. Đặc biệt, thời gian cấp

4

giấy chứng nhận từ 30 ngày giảm
xuống còn 10 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của
doanh nghiệp. Trường hợp kết quả
KH&CN có liên quan đến nhiều
ngành, lĩnh vực khác nhau có nội
dung phức tạp cần mời chuyên gia
hoặc thành lập hội đồng tư vấn
thẩm định, đánh giá, thời hạn cấp
Giấy chứng nhận doanh nghiệp
KH&CN cũng không quá 15 ngày
làm việc.
Các nội dung khác như cấp thay
đổi nội dung, cấp lại Giấy chứng
nhận doanh nghiệp KH&CN, thu
hồi hay hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng

nhận doanh nghiệp KH&CN...
cũng được quy định cụ thể đối với
từng trường hợp.
Nhiều ưu đãi dành cho doanh nghiệp
KH&CN
Miễn, giảm nhiều loại thuế
Điều kiện hưởng ưu đãi thuế
thu nhập doanh nghiệp đối với
doanh nghiệp KH&CN dễ dàng
hơn. Trước kia, để được hưởng ưu
đãi loại thuế này, doanh nghiệp
KH&CN cần phải có doanh thu
của các sản phẩm, hàng hố hình
thành từ kết quả KH&CN trong năm
thứ nhất từ 30% tổng doanh thu trở
lên, năm thứ hai từ 50% tổng doanh
thu trở lên và năm thứ ba trở đi từ
70% tổng doanh thu. Theo Nghị
định mới, doanh nghiệp KH&CN
sẽ được miễn thuế 4 năm và giảm
50% số thuế phải nộp trong 9 năm
tiếp theo với điều kiện doanh thu
của sản phẩm hình thành từ kết quả

Số 3 naêm 2019

KH&CN đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên
tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Điều 13 của Nghị định cũng
quy định: doanh nghiệp KH&CN

được miễn, giảm tiền thuê đất,
thuê mặt nước theo quy định của
pháp luật về đất đai. Sở KH&CN
có trách nhiệm phối hợp với cơ
quan tiếp nhận hồ sơ của người sử
dụng đất theo quy định tại Điều 60
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày
15/5/2014 của Chính phủ khi xác
định diện tích đất được miễn, giảm
cho mục đích KH&CN. Thủ tục, hồ
sơ đề nghị miễn, giảm tiền thuê
đất, thuê mặt nước thực hiện theo
quy định của pháp luật về tiền thuê
đất và quản lý thuế.
Ưu đãi về tín dụng
Nếu trước kia, chính sách ưu đãi
về tín dụng và một số chính sách
ưu đãi, hỗ trợ khác đối với doanh
nghiệp KH&CN bị đánh giá là cịn
chung chung, chưa có tiêu chí và
mức hỗ trợ rõ ràng nên khó khăn
khi triển khai, áp dụng trong thực
tiễn, thì tại Nghị định 13/2019/NĐCP, các vấn đề này được thể hiện
rõ ràng, cụ thể và thuận lợi hơn.
Đối với ưu đãi tín dụng, Điều
14 của Nghị định nêu rõ: các
dự án đầu tư sản xuất sản phẩm
hình thành từ kết quả KH&CN của
doanh nghiệp KH&CN được vay
vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước

theo quy định của pháp luật hiện
hành. Doanh nghiệp KH&CN thực
hiện các nhiệm vụ KH&CN, ứng
dụng kết quả KH&CN, sản xuất,
kinh doanh sản phẩm hình thành từ


Diễn đàn khoa học - công nghệ

kết quả KH&CN được Quỹ đổi mới
công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển
KH&CN của bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương tài
trợ, cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ
trợ lãi suất vay và bảo lãnh để vay
vốn. Đối với doanh nghiệp KH&CN
có tài sản dùng để  thế chấp theo
quy định của pháp luật được Quỹ
đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ
phát triển KH&CN của bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương cho vay với lãi suất ưu
đãi hoặc hỗ trợ lãi suất vay tối đa
50% lãi suất vay vốn tại ngân hàng
thương mại thực hiện cho vay. Đối
với doanh nghiệp KH&CN có dự án
KH&CN khả thi được Quỹ đổi mới
công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển

KH&CN của bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương
cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc bảo
lãnh để vay vốn tại các ngân hàng
thương mại.
Các Quỹ đổi mới công nghệ
quốc gia, Quỹ phát triển KH&CN
của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương có trách
nhiệm quy định quy chế cho vay,
hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay
vốn, bảo đảm thuận lợi cho các
doanh nghiệp KH&CN tiếp cận.
Doanh nghiệp KH&CN đáp ứng
tiêu chí hỗ trợ của Quỹ bảo lãnh
tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa
được Quỹ xem xét, cấp bảo lãnh tín
dụng để vay vốn tại các tổ chức cho
vay theo quy định của pháp luật.
Hoạt động hỗ trợ nghiên cứu,
thương mại hóa kết quả KH&CN
Vấn đề này được quy định chi
tiết tại Điều 16 của Nghị định:
doanh nghiệp KH&CN được
hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu đối với hoạt động
nghiên cứu khoa học, phát triển
công nghệ, hoạt động sản xuất


kinh doanh theo quy định của
pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu. Doanh nghiệp KH&CN
được ưu tiên, khơng thu phí dịch vụ
khi sử dụng máy móc, trang thiết
bị tại các phịng thí nghiệm trọng
điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công
nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở
nghiên cứu KH&CN của Nhà nước
để thực hiện các hoạt động nghiên
cứu khoa học và phát triển công
nghệ, ươm tạo công nghệ, sản
xuất thử nghiệm sản phẩm mới,
ươm tạo doanh nghiệp KH&CN.
Trong trường hợp phát sinh chi phí
mua nguyên vật liệu để thực hiện
các hoạt động nghiên cứu, doanh
nghiệp chi trả các khoản chi phí
phát sinh cho các phịng thí nghiệm
trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo
cơng nghệ, ươm tạo doanh nghiệp,
cơ sở nghiên cứu KH&CN của Nhà
nước. Doanh nghiệp KH&CN được
sử dụng Quỹ phát KH&CN của
doanh nghiệp và các nguồn huy
động hợp pháp khác để thương
mại hóa kết quả KH&CN. Doanh
nghiệp KH&CN được ưu tiên tham
gia các dự án hỗ trợ thương mại hóa

kết quả KH&CN, tài sản trí tuệ của
Nhà nước. Nội dung và mức hỗ trợ
cụ thể thực hiện theo quy định của
Nhà nước về dự án hỗ trợ thương
mại hóa kết quả KH&CN, tài sản
trí tuệ.

mới cơng nghệ: doanh nghiệp
KH&CN đầu tư cho cơ sở vật chất
- kỹ thuật hoạt động giải mã công
nghệ được Quỹ đổi mới công nghệ
quốc gia tạo điều kiện thuận lợi hỗ
trợ vốn, bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ
lãi suất vay tối đa 50% lãi suất vay
vốn tại ngân hàng thương mại cho
vay. Doanh nghiệp KH&CN tự đầu
tư nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ sau khi có kết quả
được chuyển giao, ứng dụng hiệu
quả trong thực tiễn, được cơ quan
quản lý nhà nước về KH&CN công
nhận thì được hỗ trợ kinh phí từ
ngân sách nhà nước; trường hợp
kết quả có ý nghĩa quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội và
quốc phịng, an ninh thì Nhà nước
sẽ xem xét mua kết quả đó. Doanh
nghiệp KH&CN có thành tích trong
hoạt động KH&CN, thương mại
hóa sản phẩm hình thành từ kết

quả KH&CN được vinh danh, khen
thưởng...

Doanh nghiệp KH&CN được
miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà theo quy định của pháp luật
về lệ phí trước bạ. Các bộ, cơ
quan ngang bộ ưu tiên xây dựng
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho
sản phẩm hình thành từ kết quả
KH&CN của doanh nghiệp KH&CN
trong trường hợp sản phẩm thuộc
danh mục sản phẩm nhóm 2 khi
chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương
ứng.

Minh Nguyệt (tổng hợp)

Ngồi ra, Nghị định cũng quy
định về hỗ trợ, khuyến khích doanh
nghiệp KH&CN ứng dụng và đổi

Hy vọng rằng, trong thời gian
tới, khi các chính sách mới này
được thực hiện sẽ tạo tác động tích
cực và lan tỏa tới cộng đồng doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp
KH&CN nói riêng, từ đó góp phần
phát triển hệ thống doanh nghiệp

KH&CN của Việt Nam mạnh lên cả
về số lượng và chất lượng ?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2019), Nghị định
13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp
KH&CN.
2. Trần Xn Đích, Đào Quang Thủy,
Trương Thị Hồi, Dương Thị Thu Nga,
Nguyễn Thị Thơ (2017), “Những điểm
mới trong dự thảo Nghị định thay thế
Nghị định về doanh nghiệp KH&CN”,
Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Việt
Nam, 7, tr.15-18.

Số 3 năm 2019

5


Diễn đàn Khoa học - Công nghệ

Sàn giao dịch công nghệ:
Một số vấn đề cần quan tâm
TS Đào Quang Thủy
Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KH&CN,
Bộ KH&CN

Sàn giao dịch công nghệ (GDCN) được xem là một yếu tố cấu thành quan trọng trong mạng lưới các
tổ chức trung gian của thị trường công nghệ. Tuy nhiên cho đến nay, số lượng các sàn GDCN ở nước
ta không những hạn chế về số lượng mà tỷ trọng giao dịch thành cơng cũng chưa được như mong

muốn. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng hoạt động của các sàn GDCN là yêu cầu cần thiết,
đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng và làn sóng của cuộc cách
mạng cơng nghiệp 4.0 đang tác động đến mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Thực trạng hoạt động của các sàn
GDCN

Định, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình
Dương.

Hiện nay trên cả nước có 17
sàn GDCN online và offline,
gồm: Chợ công nghệ và thiết bị
Việt Nam: www.techmartvietnam.
vn; Cổng thông tin giao dịch
cơng nghệ TP Hồ Chí Minh:
;
Chợ
cơng
nghệ và thiết bị Hà Nội: www.
techmarthanoi.vn; Sàn giao dịch
công nghệ thiết bị Hải Phòng:
www.hatex.vn; Sàn Đà Nẵng:
www.techmartdanang.vn;
Sàn
Cần Thơ: ; Sàn An
Giang: ; Sàn Quảng
Ninh: http://techmartquangninh.
com.vn; Sàn Nghệ An: http://
natex.com.vn; Sàn Hải Dương:
;

Sàn Bắc Giang: ;
Sàn Bà Rịa - Vũng Tàu: http://
bavutex.vn; Sàn Vĩnh Phúc:
; Sàn Quảng Trị:
;
Sàn Thái Nguyên: http://tatex.
vn/; Thái Bình và Lai Châu (đang
thành lập sàn giao dịch điện tử).
Các địa phương đang triển khai
xây dựng sàn GDCN là: Nam

Phần lớn các sàn này đang
hoạt động với tư cách là đơn vị
sự nghiệp khoa học và công nghệ
(KH&CN) tự chủ, tự chịu trách
nhiệm thuộc các Sở KH&CN,
được Nhà nước đảm bảo một
phần kinh phí để duy trì hoạt
động thường xun. Hoạt động
chính của các sàn bao gồm: i) tư
vấn và chuyển giao công nghệ, ii)
thông tin công nghệ, iii) tổ chức
các sự kiện về KH&CN.

6

Hoạt động tư vấn và chuyển
giao công nghệ: công tác tư
vấn, kết nối cung cầu, môi giới
chuyển giao cơng nghệ là hoạt

động chính của các sàn. Một số
sàn có hoạt động tương đối sơi
nổi, như Sàn GDCN Hải Phịng
có kết quả hoạt động tư vấn
chuyển giao cơng nghệ năm
2018 như sau: tư vấn, kết nối gần
565 cuộc cho các doanh nghiệp
gặp gỡ, thương thảo, ký kết hợp
đồng (trong đó có 364 hợp đồng
được ký kết với tổng giá trị trên
472 tỷ đồng); tư vấn xây dựng lộ

Soá 3 năm 2019

trình đổi mới cơng nghệ cho 25
doanh nghiệp; tư vấn, hỗ trợ các
doanh nghiệp triển khai, thực
hiện nhiệm vụ KH&CN và thành
lập doanh nghiệp KH&CN cho
18 doanh nghiệp; tư vấn, chuyển
giao sàn trực tuyến cho Nghệ An,
Bà Rịa - Vũng tàu, Vĩnh Phúc,
Hải Dương; mở 30 lớp đào tạo về
quản trị công nghệ, năng suất,
chất lượng, sở hữu trí tuệ...
Tuy nhiên nhìn chung, hoạt
động tư vấn và chuyển giao cơng
nghệ của các sàn vẫn cịn sơ
khai, chưa hình thành mạng lưới,
hệ thống mà chủ yếu chỉ đang

tập trung vào công tác tư vấn
đơn lẻ. Nếu so sánh với một số
sàn GDCN trong khu vực thì các
sàn GDCN ở Việt Nam vẫn chưa
khẳng định được vai trò quan
trọng đối với việc thúc đẩy hoạt
động chuyển giao công nghệ, hỗ
trợ doanh nghiệp đổi mới công
nghệ, gia tăng tốc độ tăng trưởng
của nền kinh tế. Hoạt động của
các sàn GDCN mới chỉ dừng ở
mức độ giao dịch nhỏ lẻ, số lượng
giao dịch cịn ít, giá trị giao dịch
thành cơng chưa cao. Nếu so


Diễn đàn khoa học - cơng nghệ

sản trí tuệ. Cơng nghệ phục vụ
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
có được chủ yếu thơng qua nhập
cơng nghệ. Trong khi đó, các viện
nghiên cứu, trường đại học… đáp
ứng một phần rất nhỏ nhu cầu
công nghệ của doanh nghiệp.
Đồng thời, do nhân lực làm việc
tại các sàn GDCN còn thiếu kỹ
năng vì chưa được đào tạo kiến
thức cơ bản và chuyên sâu về tư
vấn, môi giới chuyển giao, đánh

giá và định giá cơng nghệ, nên
việc xúc tiến, thương mại hóa các
sản phẩm và dịch vụ KH&CN qua
sàn GDCN còn hạn chế.
Hoạt động kết nối giữa Sàn GDCN Hải Phòng và các doanh nghiệp.

sánh Sàn GDCN Hải Phòng ở
thời điểm hiện tại với Sàn GDCN
Thượng Hải - Trung Quốc thì cịn
khoảng cách rất xa, cụ thể năm
2011 Sàn GDCN Thượng Hải Trung Quốc có giá trị giao dịch
thành cơng là 55 tỷ nhân dân tệ
(tương đương gần 200 nghìn tỷ
đồng) với trên 29.000 giao dịch
(trên 90% giao dịch) thành công.
Theo báo cáo từ các sàn
GDCN, giá trị mua bán, chuyển
giao thiết bị cơng nghệ, quy trình
cơng nghệ tại các sàn đang có xu
hướng thấp dần. Tuy nhiên, do
chưa có quy định rõ ràng nên các
sàn GDCN có thể có cách hiểu
khác nhau về khái niệm “giao

dịch” và thực hiện giao dịch công
nghệ dẫn đến việc thống kê giá trị
giao dịch có thể bị sai lệch so với
thực tế. Ngoài ra do một số sàn
GDCN mới thành lập, còn đang
trong giai đoạn thử nghiệm, như

Sàn GDCN Nghệ An, Bắc Giang,
Thái Bình.
Số liệu ở bảng 1 cho thấy, giá
trị giao dịch của các sàn GDCN
cịn khiêm tốn. Ngun nhân do
thị trường cơng nghệ ở nước ta
còn đang trong giai đoạn phát
triển, giao dịch mua bán công
nghệ tại các sàn GDCN hiện nay
chủ yếu là máy móc, thiết bị hoặc
dây chuyền cơng nghệ mà chưa
đi vào giao dịch mua bán các tài

Bảng 1. Giá trị GDCN năm 2017 và 2018 của một số sàn.

Đơn vị: tỷ đồng

STT

Sàn GDCN

Năm 2017

Năm 2018

1

Sàn GDCN Nghệ An

7,0


8,0

2

Sàn GDCN Hải Phịng

81,0

105,0

3

Sàn GDCN Thái Bình

0,35

0,2

Tổng cộng

88,35

113,2

Hoạt động thơng tin cơng
nghệ: từ năm 2015, một số sàn
GDCN đã bắt đầu hình thành mối
liên kết, hợp tác để chia sẻ thông
tin về công nghệ phục vụ cho

việc môi giới và chuyển giao công
nghệ, thông qua việc phối hợp với
các viện nghiên cứu, trường đại
học trên địa bàn để kêu gọi và
giới thiệu công nghệ, thiết bị mới
tham gia sàn GDCN. Đồng thời,
các sàn thường xuyên kiểm tra,
xác thực thông tin báo cáo hoạt
động hàng tháng, quý, phát triển
nội dung, thu hút doanh nghiệp
tham gia quảng bá sản phẩm,
tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu
thiết bị và cơng nghệ phục vụ nhu
cầu tìm kiếm của người dùng.
Tại Sàn GDCN Hải Phịng,
đến nay có gần 4.300 viện nghiên
cứu, trường đại học và doanh
nghiệp tham gia là thành viên;
gần 21.000 thông tin công nghệ
và thiết bị chào bán; trên 3.000
lượt người truy cập/ngày, trong đó
có khoảng 500-700 lượt trao đổi,
giao dịch.
Trong năm 2017, các sàn có
khoảng gần 10.000 sản phẩm
được chào bán. Số liệu báo cáo
cũng cho thấy cơ sở dữ liệu về các
sản phẩm, thiết bị cơng nghệ của các

Số 3 năm 2019


7


Diễn đàn Khoa học - Cơng nghệ

sàn GDCN cịn ít, chưa được đầu tư
thỏa đáng: cụ thể như sàn GDCN TP
Hồ Chí Minh hiện nay mới có khoảng
gần 5.000 thơng tin về các thiết bị,
sản phẩm công nghệ; trong khi đó cơ
sở dữ liệu của Sàn GDCN Thượng
Hải - Trung Quốc ở cùng thời điểm
có trên 40.000 thơng tin cơng nghệ.
Hoạt động tổ chức các sự kiện
về KH&CN: nhiều sự kiện KH&CN
được các sàn GDCN phối hợp với
các đơn vị tổ chức nhằm trưng bày,
giới thiệu, trình diễn cơng nghệ và
đạt được những thành công nhất
định. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân đã quan tâm hơn tới việc đổi
mới công nghệ, áp dụng cơng nghệ
nên tìm tới các khu trưng bày, triển
lãm, chợ cơng nghệ để tìm kiếm,
mua - bán sản phẩm, thiết bị công
nghệ. Thông qua các khu trưng bày
giới thiệu này cũng đã có nhiều cuộc
kết nối, yêu cầu tìm kiếm cơng nghệ
diễn ra và đặc biệt có nhiều giao

dịch mua - bán, trao đổi thành công
với giá trị cao.
Ví dụ Sàn GDCN Hải Phịng
đã tổ chức và tham gia 94 chương
trình, hội thảo giới thiệu cơng nghệ/
thiết bị; 2 phiên bán đấu giá công
nghệ; 30 kỳ hội chợ, triển lãm cho
các doanh nghiệp để quảng bá, giới
thiệu công nghệ thiết bị; 8 phiên
kết nối thị trường công nghệ giữa
các doanh nghiệp trong nước với
doanh nghiệp nước ngoài: Nhật Bản,
Canada, Hàn Quốc; tổ chức 7 cuộc
cho các tổ chức, đơn vị tham quan,
học tập các mơ hình cơng nghệ trong
và ngoài nước: Nhật Bản, Đài Loan,
Indonesia, Thái Lan. Trong thời gian
gần đây, số lượng sự kiện về KH&CN
được tổ chức tại các sàn đang có xu
hướng giảm dần.
Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt
động các sàn GDCN
Các kết quả đạt được
Trong thời gian qua, việc thành
lập các sàn GDCN đã mang lại một
số kết quả khả quan, khẳng định vai
trị là một trong những giải pháp có

8


ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy
hoạt động trung gian của thị trường
công nghệ. Các sàn GDCN đã hỗ
trợ kết nối một số giao dịch giữa các
nhà khoa học, trường đại học, viện
nghiên cứu với doanh nghiệp và tỷ
trọng giao dịch thành cơng chiếm
0,2-0,5%. Bước đầu đã hình thành
mạng lưới liên kết giao dịch giữa nhà
khoa học, Nhà nước, doanh nghiệp
để chuyển giao các kết quả nghiên
cứu qua dịch vụ hỗ trợ của sàn
GDCN.
Công tác vận động, tiếp thị đến
khối viện, trường và doanh nghiệp
cung ứng cơng nghệ đã hình thành
nguồn cung ban đầu cho các sàn
GDCN. Các sàn GDCN đã tổ chức
nhiều sự kiện thành công, như các
hoạt động trưng bày, giới thiệu
sản phẩm, công nghệ và thiết bị,
thu hút được sự quan tâm của các
khối doanh nghiệp, viện nghiên
cứu, trường đại học. Các Techmart
chuyên ngành, hội nghị, hội thảo
giới thiệu, trình diễn cơng nghệ mới,
sản phẩm mới với các chủ đề phù
hợp với yêu cầu thực tiễn sản xuất kinh doanh của từng địa bàn nên thu
hút nhiều khách tham dự, phát sinh
nhiều yêu cầu tìm hiểu sâu về công

nghệ và thiết bị. Đây cũng là tiền đề
cho việc ký kết các hợp đồng tư vấn,
chuyển giao công nghệ sau này.
Hoạt động tư vấn, kết nối chuyển
giao công nghệ được tập trung
đẩy mạnh và nâng cao từng bước,
từ quy trình nghiệp vụ đến các kỹ
năng chun mơn, hỗ trợ thiết thực
cho việc gia tăng khả năng kết nối
chuyển giao. Mạng lưới chuyển giao
công nghệ qua sàn GDCN bước đầu
đã được thiết lập, tạo bước chuyển
kết nối giữa các tổ chức trung gian
của thị trường KH&CN trong các
hoạt động tư vấn, chuyển giao công
nghệ.
Một số hạn chế, bất cập
Mặc dù được coi là “nơi hội tụ”
của cung - cầu và các hoạt động

Số 3 năm 2019

trung gian của thị trường công
nghệ như môi giới, tư vấn, thẩm
định, giám định,  chuyển giao cơng
nghệ, định giá cơng nghệ… nhưng
do số lượng ít, mức độ tự chủ thấp,
nguồn lực tài chính cịn hạn chế,
nên hoạt động của các sàn GDCN
còn khiêm tốn, sàn nào cũng gặp

những khó khăn riêng. Trước hết
là khó khăn về nguồn cung: những
thiết bị, công nghệ được giới thiệu
trên các sàn GDCN hạn chế về số
lượng và chủng loại. Nhiều doanh
nghiệp cho biết, nguồn cung về
công nghệ của các sàn khá khiêm
tốn nên họ không mấy mặn mà khi
tham gia giao dịch vì khơng tìm được
cái mình cần. Trong khi đó, phần lớn
các sàn GDCN đang gặp khó khăn
trong việc nắm bắt, cập nhật nhu cầu
đổi mới, tiếp thu cơng nghệ cũng như
tìm kiếm, bổ sung kịp thời thiết bị,
công nghệ đáp ứng nhu cầu doanh
nghiệp do hạn chế về năng lực nhân
sự cũng như tài chính.
Cán bộ tham gia quản lý, vận
hành các sàn GDCN còn yếu cả về
số lượng và chất lượng. Đội ngũ thực
hiện tư vấn, môi giới và chuyển giao
công nghệ chưa được đào tạo một
cách chun nghiệp, kinh nghiệm
và trình độ chun mơn chưa cao.
Khơng ít cán bộ trẻ gặp khó khăn khi
tiếp cận và giới thiệu các công nghệ
mới phù hợp cho doanh nghiệp.
Trong khi đó hỗ trợ doanh nghiệp
về tư vấn chuyên gia lựa chọn công
nghệ, tư vấn về pháp lý, sở hữu trí

tuệ… là một trong những cơng việc
quan trọng để các sàn thu hút được
sự quan tâm, tham gia của doanh
nghiệp.
Một khó khăn nữa là yếu tố tâm
lý và nếp suy nghĩ của các cá nhân:
người mua và người bán vẫn chưa có
thói quen chuyển giao cơng nghệ;
người bán cơng nghệ thường khó
tiếp cận người mua vì hạn chế đầu
mối hoặc kênh thông tin kết nối để
đáp ứng công nghệ đúng nhu cầu
của người mua. Bản thân các doanh
nghiệp Việt Nam nói chung cũng


Diễn đàn khoa học - công nghệ

chưa chú ý tới việc tìm kiếm chuyên
gia tư vấn trong các khâu của quy
trình chuyển giao cơng nghệ.
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt
động các sàn GDCN
Sự phát triển của thương mại
điện tử và làn sóng của cuộc cách
mạng cơng nghiệp 4.0 sẽ tạo ra môi
trường giao dịch, trao đổi, chuyển
giao công nghệ, thiết bị ngày càng
thuận lợi và thống nhất, do đó áp lực
đổi mới của các sàn GDCN trong

thời gian tới là rất lớn. Để có thể bắt
kịp xu thế của thời đại, các vấn đề
sau cần được các sàn GDCN, cũng
như các đơn vị quản lý sớm quan
tâm giải quyết:
Một là, nâng cao trình độ, năng
lực cho đội ngũ vận hành sàn
GDCN: tập huấn, đào tạo cho đội
ngũ vận hành sàn GDCN các kỹ
năng quản trị; phương pháp đánh
giá và định giá công nghệ; chuyển
giao kết quả nghiên cứu; tư vấn, môi
giới và chuyển giao công nghệ; phối
hợp với một số tổ chức nước ngồi
để bồi dưỡng chun mơn cho các
cán bộ, chuyên viên vận hành sàn
GDCN về các kỹ năng gọi vốn đầu
tư; tư vấn, môi giới và chuyển giao
cơng nghệ; thu hút bên có cơng
nghệ và bên cần công nghệ.
Hai là, nâng cao chất lượng hoạt
động tổ chức sự kiện, qua đó tổ chức
các buổi tọa đàm để đánh giá, rút
kinh nghiệm trong việc chia sẻ thông
tin về công nghệ, tư vấn và môi giới
chuyển giao công nghệ, các bài học
thành cơng trong việc tìm kiếm đối
tác giao dịch qua sàn GDCN.
Ba là, cần đẩy mạnh hoạt động
mạng lưới liên kết giữa các trường

đại học, viện nghiên cứu với sàn
GDCN: phối hợp với các viện nghiên
cứu, trường đại học, doanh nghiệp
trong nước và nước ngồi để tìm
kiếm các sản phẩm KH&CN có tiềm
năng thương mại hóa nhằm xây
dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ và
thiết bị, các sáng chế từ các kết quả

nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ. Bằng phương thức phối
hợp tổ chức các hội thảo chuyên
ngành, triển lãm các sản phẩm
sáng tạo, phát động hội thi nghiên
cứu KH&CN để lựa chọn ra các sản
phẩm có tiềm năng thương mại hóa.
Bốn là, chú trọng ứng dụng
cơng nghệ mới như trí tuệ nhân tạo,
internet kết nối vạn vật để kết nối
các sàn giao dịch cấp quốc gia và
cấp địa phương lại với nhau, cùng
nhau chia sẻ thơng tin, cơ sở dữ liệu
về chào bán, tìm kiếm công nghệ,
thiết bị doanh nghiệp đang cần đổi
mới; xây dựng cơ chế kỹ thuật để
tích hợp các nguồn thơng tin phân
tán thành một khối nhưng vẫn đảm
bảo tính độc lập của nguồn thông
tin để người dùng truy cập hệ thống
dữ liệu thông tin một cách đầy đủ.

Theo xu thế phát triển của các sàn
GDCN trên thế giới, công nghệ đấu
giá trực tuyến cần được các sàn
sớm học hỏi và áp dụng.
Năm là, tăng cường công tác
truyền thông: chủ động phối hợp
với các báo, đài trung ương để
tuyên truyền, phổ biến, thực thi các
văn bản pháp luật liên quan đến
tổ chức trung gian của thị trường
KH&CN, sàn GDCN cho các tổ
chức, cá nhân, cụ thể: tăng cường
tuyên truyền trên truyền hình bằng
các chương trình như đối thoại
chính sách về sàn GDCN, tổ chức
trung gian, thị trường KH&CN; tăng
cường tuyên truyền trên các báo:
viết về các doanh nghiệp điển hình
chuyển giao công nghệ thành công,
các công nghệ tiêu biểu, các lĩnh
vực công nghệ ưu tiên, cách thức
chuyển giao và ứng dụng công
nghệ; tăng cường phối hợp với các
trung tâm khuyến nông của địa
phương giới thiệu công nghệ mới,
cải tiến kỹ thuật mới và tư vấn hỗ trợ
miễn phí cách thức, phương thức đổi
mới công nghệ, cải tiến công nghệ.

tư, quan tâm hơn nữa để sớm khắc

phục được những hạn chế đang tồn
tại, phát huy hơn nữa những kết quả
đã đạt được, nâng cao chất lượng
hoạt động, góp phần thúc đẩy phát
triển thị trường KH&CN trong thời
gian tới ?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016),
Văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ
XII, NXB Chính trị quốc gia.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI (2012), Nghị quyết số 20 NQ/TW
về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
3. Quốc hội (2013), Luật KH&CN.
4. Quốc hội (2017), Luật Chuyển giao
cơng nghệ.
5. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết
định số 418/QĐ-TTg về việc phê duyệt
Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn
2015-2020.
6. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết
định số 2075 về việc phê duyệt Chương
trình phát triển thị trường KH&CN đến năm
2020.
7. Phạm Hồng Quất (2013), Nghiên
cứu chính sách hỗ trợ phát triển sàn GDCN
cho Việt Nam, Cục Phát triển Thị trường và

Doanh nghiệp KH&CN.
8. Cục Phát triển Thị trường và Doanh
nghiệp KH&CN (2015, 2016), Báo cáo tổng
kết Hội nghị phát triển thị trường KH&CN.
9. Hoàng Xuân Long (2009), Nghiên
cứu phát triển hoạt động tư vấn, môi giới
chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, Viện
Chiến lược và Chính sách KH&CN.
10. Hồng Xn Long, Chu Đức Dũng
(2009), “Giải pháp phát triển hoạt động tư
vấn, môi giới chuyển giao công nghệ ở Việt
Nam”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và
Chính trị thế giới, 8(160), tr.53-64.

Hy vọng rằng trong thời gian tới
các sàn GDCN sẽ tiếp tục được đầu

Số 3 năm 2019

9


Diễn đàn Khoa học - Cơng nghệ

Hồn thiện khung pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam
- Một số giải pháp
TS Phan Ngọc Tâm1, LS Lê Quang Vinh2
Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh
Cơng ty Cổ phần sở hữu trí tuệ Bross và Cộng sự (Bross & Partners)
1


2

Những nỗ lực và cố gắng của Việt Nam trong lĩnh vực hồn thiện các khn khổ pháp lý liên quan
đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung, nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng trong thời gian qua
là đáng ghi nhận, song cơ chế đảm bảo thực thi các quy định đó cịn có những hạn chế, hiệu quả
của quá trình áp dụng pháp luật chưa cao. Trên cơ sở đánh giá quy định của Luật SHTT về bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng, các tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhằm thúc đẩy
và tăng cường hiệu quả bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam.
Đánh giá quy định của Luật SHTT về
bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
Năm 2005, sự ra đời của Luật
SHTT là một bước đột phá trong
quá trình phát triển của hệ thống
pháp luật về bảo hộ quyền SHTT
nói chung và bảo hộ nhãn hiệu
nói riêng ở nước ta. Việt Nam cấu
trúc các quy định về nhãn hiệu
nổi tiếng bằng cách xây dựng một
điều luật xác định nội hàm khái
niệm nhãn hiệu nổi tiếng (Điều
4.20 Luật SHTT) và một điều luật
khác liệt kê các tiêu chí đánh giá
nhãn hiệu nổi tiếng (Điều 75 Luật
SHTT). Bên cạnh đó, Luật SHTT
2005 cịn quy định một số điều
luật khác liên quan đến việc ngăn
chặn khả năng xác lập quyền đối
với nhãn hiệu xâm phạm nhãn
hiệu nổi tiếng (Điều 74.2i), hoặc

ngăn chặn khả năng sử dụng
nhãn hiệu xâm phạm quyền đối
với nhãn hiệu nổi tiếng (Điều
129.1d). Mặc dù Luật SHTT 2005
đã được sửa đổi bằng Luật SHTT
2009 (có hiệu lực từ 1/1/2010)
song khơng có bất kỳ thay đổi
nào liên quan đến nhãn hiệu nổi
tiếng.
Theo Điều 4.20, Luật SHTT

10

2005, nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn
hiệu được người tiêu dùng biết
đến rộng rãi trên tồn lãnh thổ
Việt Nam. Vì bản chất của nhãn
hiệu nổi tiếng là loại nhãn hiệu
đặc biệt, khác biệt với nhãn hiệu
thơng thường ở chỗ nó biểu hiện
một cách khách quan mối liên
hệ đặc biệt giữa sản phẩm mang
nhãn hiệu đó với người tiêu dùng,
do đó định nghĩa hiện tại được
xem là cô đọng và phản ánh đồng
thời cả 2 khía cạnh khách quan
giữa người tiêu dùng và sản phẩm
mang nhãn hiệu nổi tiếng là tính
chất biết đến và phạm vi/mức độ
biết đến. Sự có mặt các tính chất

này mới làm cho nhãn hiệu trở
nên đặc biệt, hay nói cách khác
nếu khơng có chúng thì nhãn hiệu
đó vẫn sẽ chỉ được xem là nhãn
hiệu thông thường hoặc nhãn
hiệu được sử dụng và thừa nhận
rộng rãi1. Tuy vậy, tính chất thứ
hai trong định nghĩa này (phạm
1
Đây được xem là một loại nhãn hiệu trung
gian đứng giữa nhãn hiệu nổi tiếng và
nhãn hiệu thông thường. Dạng nhãn hiệu
này cũng tồn tại trong pháp luật Trung
Quốc dưới tên gọi là “mark with substantial
influence”, có thể tạm dịch là “nhãn hiệu có
ảnh hưởng nhất định”.

Số 3 năm 2019

vi/mức độ biết đến) xem ra trái
với quy định “được biết đến rộng
rãi bởi bộ phận cơng chúng có
liên quan” của TRIPs và khuyến
nghị của WIPO năm 1999 ở chỗ
“trên toàn lãnh thổ Việt Nam” có
thể được hiểu rằng tính chất biết
đến đó phải thực sự diễn ra ở mọi
nơi trên lãnh thổ Việt Nam, nghĩa
là dù chỉ cần một nơi hoặc một
vài nơi... trên lãnh thổ Việt Nam

mà người tiêu dùng ở khu vực đó
khơng được biết đến nhãn hiệu
đó là đủ để thấy rằng tính chất
thứ hai của nhãn hiệu nổi tiếng
khơng được đáp ứng. Hơn nữa,
tính chất “trên tồn lãnh thổ Việt
Nam” cịn có thể được hiểu rằng
nhãn hiệu được xem xét nổi tiếng
phải là nhãn hiệu được biết tới bởi
người tiêu dùng đại chúng, nghĩa
là quảng đại quần chúng thuộc
mọi tầng lớp xã hội, mọi giới tính,
tuổi tác, mọi dân tộc, tơn giáo,
mọi sở thích và hiểu biết bất kể
cư trú ở thành thị hay nông thôn.
Được biết tới rộng rãi bởi người
tiêu dùng đại chúng đồng nghĩa
với cơng chúng nói chung.
Đánh giá kỹ 6 yếu tố cần xem
xét trước khi quyết định liệu một


Diễn đàn khoa học - cơng nghệ

nhãn hiệu có được coi là nổi tiếng
hay không theo Bản khuyến nghị
của WIPO năm 1999 (gọi tắt là
Bản khuyến nghị WIPO), chúng
ta có thể thấy rằng mặc dù Điều
75 Luật SHTT đưa ra 8 tiêu chí

(mà cũng có thể được hiểu là “yếu
tố”), song về cơ bản các tiêu chí
này vẫn nằm trong phạm vi diễn
đạt của 6 yếu tố được khuyến
nghị bởi WIPO.
Sự khác biệt ở đây là pháp luật
Việt Nam đã tách một số bộ phận
cấu thành của 6 yếu tố thành các
tiêu chí riêng, chẳng hạn như tiêu
chí số 1 và 3 của Điều 75 hoàn
toàn nằm trong phạm vi của yếu
tố số 1 theo Bản khuyến nghị
WIPO, cụ thể “số lượng người tiêu
dùng liên quan đã biết đến nhãn
hiệu thơng qua việc mua bán, sử
dụng hàng hố, dịch vụ mang
nhãn hiệu hoặc thông qua quảng
cáo” và “doanh số từ việc bán
hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ
mang nhãn hiệu hoặc số lượng
hàng hoá đã được bán ra, lượng
dịch vụ đã được cung cấp” trùng
với phạm vi xem xét của yếu
tố số 1 “mức độ biết hoặc công
nhận nhãn hiệu bởi bộ phận cơng
chúng có liên quan”. Các tiêu chí
số 2, 4 và 5 “phạm vi lãnh thổ mà
hàng hoá, dịch vụ mang nhãn
hiệu đã được lưu hành”, “thời


gian sử dụng liên tục nhãn hiệu”
và “uy tín rộng rãi của hàng hố,
dịch vụ mang nhãn hiệu” có ý
nghĩa tương tự như các yếu tố số
2, 3, 4 và 5 của Bản khuyến nghị
WIPO quy định “thời gian, quy mô
và khu vực địa lý sử dụng nhãn
hiệu”, “thời gian, quy mô và khu
vực địa lý của bất kỳ hoạt động
quảng bá nhãn hiệu bao gồm
quảng cáo hoặc quảng bá và giới
thiệu tại các triển lãm, hội chợ đối
với hàng hóa/dịch vụ mang nhãn
hiệu”, “thời gian và khu vực địa lý
mà nhãn hiệu đã được đăng ký
và/hoặc đã được nộp đơn đăng
ký trong chừng mực mà chúng
phản ánh việc sử dụng hoặc công
nhận nhãn hiệu” và “hồ sơ thực
thi thành công quyền độc quyền
nhãn hiệu, đặc biệt là phạm vi
mà nhãn hiệu được cơng nhận
là nổi tiếng bởi cơ quan có thẩm
quyền”.
Như vậy, 8 tiêu chí theo Điều
75 Luật SHTT về cơ bản được
luật hóa bằng cách tham chiếu
6 yếu tố thuộc Bản khuyến nghị
WIPO. Tuy nhiên, cách quy định
chia nhỏ một số yếu tố thành

một hoặc vài tiêu chí theo Điều
75 Luật SHTT là không cần thiết.
Mặt khác, điều này dễ gây nhầm
lẫn cho quá trình áp dụng pháp
luật cũng như gây khó khăn cho

việc hướng dẫn các chủ nhãn
hiệu cung cấp chứng cứ. Chẳng
hạn như, để xem xét tiêu chí số
1 và 3 quy định rằng “số lượng
người tiêu dùng liên quan đã biết
đến nhãn hiệu thông qua việc
mua bán, sử dụng hàng hố, dịch
vụ mang nhãn hiệu hoặc thơng
qua quảng cáo” và “doanh số từ
việc bán hàng hoá hoặc cung cấp
dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số
lượng hàng hoá đã được bán ra,
lượng dịch vụ đã được cung cấp”,
các tác giả thấy rằng chỉ cần
thông qua bằng chứng doanh thu,
lợi nhuận, thị phần là có thể đánh
giá được mức độ biết đến hoặc
công nhận nhãn hiệu bởi công
chúng mà hồn tồn khơng cần
phải tách làm 2 tiêu chí như hiện
tại. Nói cách khác, chỉ cần gộp
cả 2 tiêu chí lại chúng ta sẽ nhận
được yếu tố số 1 của Bản khuyến
nghị WIPO có tính chất và u

cầu tương đương “mức độ biết
hoặc công nhận nhãn hiệu bởi bộ
phận công chúng có liên quan”.
Hơn nữa, cần thấy rằng, việc yêu
cầu số lượng người tiêu dùng biết
đến nhãn hiệu thường có thể gây
hiểu nhầm rằng bằng chứng cung
cấp phải thể hiện được con số cụ
thể số lượng người tiêu dùng biết
đến, điều mà rất khó thực hiện
chứ chưa muốn nói là hầu như
không thể thực hiện. Thêm nữa,
cách quy định số lượng như vậy
cịn có khuynh hướng dễ dẫn đến
suy luận rằng yếu tố này phải đo
đếm được bằng con số cụ thể
người tiêu dùng thực tế đã biết
hoặc công nhận nhãn hiệu.
Ngồi ra, cần lưu ý rằng khơng
có từ/cụm từ nào trong 6 yếu tố
của Bản khuyến nghị WIPO trực
tiếp đề cập đến “uy tín” của nhãn
hiệu, trong khi tiêu chí số 5 của
Điều 75 Luật SHTT lại yêu cầu
tiêu chí này phải được chứng
minh trực tiếp. Tất nhiên tính chất
danh tiếng hay uy tín rõ ràng và
khơng cịn tranh cãi là tính chất

Số 3 năm 2019


11


Diễn đàn Khoa học - Cơng nghệ

quan trọng mang tính quyết định
phải được đánh giá thận trọng
trước khi quyết định một nhãn
hiệu có được coi là nổi tiếng hay
khơng. Tuy nhiên, chủ nhãn hiệu
sẽ không thể cung cấp được
bằng chứng nào để giúp cơ quan
hữu quan thấy ngay lập tức và
trực tiếp uy tín của nhãn hiệu từ
chính bằng chứng đó, kể cả dù có
thơng qua xem xét bằng chứng
xác thực nhãn hiệu đang xem xét
là rất uy tín, nổi tiếng bởi các cơ
quan tổ chức khác bao gồm cả
báo chí. Đây cũng chính là lý do
mà Trung Quốc đã loại bỏ cụm từ
danh tiếng, cũng có nghĩa tương
tự như uy tín ngay ở yếu tố đầu
tiên trong 5 yếu tố cần xem xét
đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng2.
Vấn đề ở đây là tính chất uy tín/
danh tiếng của nhãn hiệu (vốn có
bản chất vơ hình, nằm sâu bên
trong tập hợp nhiều thông tin

và bằng chứng khác nhau được
cung cấp) chỉ có thể cảm nhận
được hoặc đánh giá được bằng
cách suy luận từ việc đánh giá
tổng hợp toàn bộ các yếu tố cần
phải đánh giá chứ khơng phải là
tìm cách đánh giá nó một cách
trực tiếp. Khẳng định nhận thức
về khía cạnh này, Đại hội đồng
WIPO và Hội đồng Cơng ước
Paris đều nhất trí rằng, khi quyết
định liệu một nhãn hiệu có nổi
tiếng hay khơng, cơ quan chức
năng phải tính đến mọi yếu tố mà
từ đó có thể suy luận rằng nhãn
hiệu đang xem xét là nổi tiếng3.
Liên quan đến định nghĩa
nhãn hiệu nổi tiếng ở Điều 4.20
Luật SHTT 2005, chúng tôi cho
rằng định nghĩa này dường như
mâu thuẫn với nội dung của quy
định tại Điều 75.1 Luật SHTT
năm 2005. Cụ thể, tính chất biết
2
Điều 14 Luật Nhãn hiệu năm 2001 của
Trung Quốc.
3
Điều 2.1a Khuyến nghị của WIPO năm
1999.


12

đến ở định nghĩa phải được hiểu
là biết đến bởi công chúng đại
chúng nhưng tính chất biết đến
cần chứng minh ở Điều 75.1 lại
chỉ yêu cầu đối với bộ phận công
chúng liên quan. Theo Điều 75.1
Luật SHTT 2005, tính chất biết
đến rộng rãi phải xem xét chỉ cần
giới hạn ở người tiêu dùng liên
quan thơng qua việc mua bán,
sử dụng hàng hóa/dịch vụ mang
nhãn hiệu hoặc thơng qua quảng
cáo. Tính chất biết đến rộng rãi
nhãn hiệu chỉ cần được xem xét
bởi người tiêu dùng liên quan rõ
ràng đồng nghĩa với tính chất biết
đến rộng rãi bởi bộ phận cơng
chúng có liên quan. Nói cách
khác, tiêu chí “người tiêu dùng
liên quan đã biết đến nhãn hiệu”
theo Điều 75.1 Luật SHTT 2005
được xem là phù hợp với tinh
thần của Điều 16(1) và (2) Hiệp
định TRIPs và đặc biệt là yếu tố
thứ nhất Khuyến nghị của WIPO
năm 1999 quy định - “mức độ biết
hoặc công nhận nhãn hiệu bởi bộ
phận cơng chúng có liên quan”.

Bên cạnh các quy định nêu
trên, Luật SHTT 2005 còn quy
định một số điều luật khác liên
quan đến việc ngăn chặn khả
năng xác lập quyền đối với nhãn
hiệu xâm phạm nhãn hiệu nổi
tiếng (Điều 74.2i), hoặc ngăn
chặn khả năng sử dụng nhãn hiệu
xâm phạm quyền đối với nhãn
hiệu nổi tiếng (Điều 129.1d). Cụ
thể, theo Điều 74.2i, nhãn hiệu xin
đăng ký sẽ bị từ chối nếu nó chứa
dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới
mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu
được coi là nổi tiếng của người
khác đã đăng ký, dùng cho hàng
hóa/dịch vụ trùng hoặc tương tự,
hoặc dùng cho hàng hóa/dịch vụ
khơng tương tự với điều kiện việc
sử dụng dấu hiệu đó có thể làm
ảnh hưởng đến khả năng phân
biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc
việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi
dụng uy tín của nhãn hiệu nổi

Số 3 năm 2019

tiếng. Xét dưới góc độ lý luận và
thực tiễn, các tác giả cho rằng
quy định trên bộc lộ một số vấn

đề cần phải được phân tích làm
rõ.
Thứ nhất, quy định này chỉ
thuần túy liên quan đến nhãn
hiệu nổi tiếng đã đăng ký mà
không bao gồm nhãn hiệu nổi
tiếng chưa đăng ký ở Việt Nam,
điều đó có nghĩa chỉ khi nào nhãn
hiệu có trước được xác định là
một nhãn hiệu đã đăng ký ở Việt
Nam, đang cịn hiệu lực tính đến
thời điểm Cục SHTT kết luận khả
năng đăng ký của nhãn hiệu xin
đăng ký và nó được coi là nổi
tiếng thì mới được phép sử dụng
làm căn cứ từ chối. Như vậy, căn
cứ từ chối theo Điều 74.2i đã bỏ
sót việc bảo hộ đối với nhãn hiệu
nổi tiếng không đăng ký, vốn
cũng được coi là nghĩa vụ phải
bảo hộ đối với Việt Nam theo quy
định của Công ước Paris và Hiệp
định TRIPs.
Thứ hai, quy định của pháp
luật hiện hành dễ làm phát sinh
quyết định chủ quan mang tính
cảm tính bởi thẩm định viên ở chỗ
tùy thuộc vào hiểu biết mang tính
cá nhân của mình, thẩm định viên
nhiều khi sẽ tự quyết định nhãn

hiệu có trước dự tính làm căn cứ
từ chối là nhãn hiệu nổi tiếng4
mà không dựa trên quy tắc theo
Điều 75 Luật SHTT 2005 là phải
xem xét chứng cứ và đánh giá
chứng cứ chứng minh nhãn hiệu
nổi tiếng một cách thích đáng và
khoa học làm nền tảng trước khi
kết luận liệu nhãn hiệu có trước
đó có nổi tiếng hay khơng.
Thứ ba, quy định của Điều
74.2i cịn vơ hình chung đánh
4
Ví dụ nhãn hiệu Bellagio/đơn 4-2009-25326
xin đăng ký cho xe máy và phụ tùng xe máy
ở nhóm 12 bị từ chối theo điều 74.2(e) Luật
SHTT vì Cục SHTT cho rằng Bellagio tương
tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng
Piaggio theo đăng ký quốc tế số 336048.


Diễn đàn khoa học - công nghệ

đồng phạm vi bảo hộ của tất cả
các nhãn hiệu nổi tiếng là như
nhau, bất luận chúng có phải là
nhãn hiệu nổi tiếng theo nghĩa
công chúng đại chúng hay chỉ
nổi tiếng trong một phân khúc thị
trường cụ thể hoặc ở một khu vực

địa lý cụ thể. Điều này cũng dẫn
đến hệ quả sai lầm là Việt Nam
có thể bảo hộ quá nhiều cho
nhãn hiệu nổi tiếng, đặc biệt là
các chủ sở hữu nhãn hiệu nước
ngồi, trái hẳn với thực tiễn và
cơng nhận nhãn hiệu nổi tiếng so
với nhiều nước thành viên WTO
khác trên thế giới. Nói khác đi,
khơng phải mọi nhãn hiệu nổi
tiếng đều có phạm vi bảo hộ như
nhau, hoặc khơng phải một nhãn
hiệu cứ hễ được coi là nổi tiếng
thì nhãn hiệu nộp sau trùng hoặc
tương tự với nó dùng cho bất kỳ
hàng hóa/dịch vụ nào cũng bị coi
là xâm phạm quyền đối với nhãn
hiệu nổi tiếng5.
Thứ tư, sự thiếu vắng nguyên
tắc xác định thời điểm một nhãn
hiệu được coi là nổi tiếng trong
Điều 74.2i cũng được xem là
một thiếu sót. Sẽ là một sai lầm
nếu nhãn hiệu xin đăng ký sau
bị từ chối bởi nhãn hiệu có trước
mà thời điểm nhãn hiệu có trước
được cơng nhận là nổi tiếng lại
xảy ra sau thời điểm nộp đơn
đăng ký nhãn hiệu. Điều này
có nghĩa nhãn hiệu có trước đã

được bảo hộ với tư cách là nhãn
hiệu nổi tiếng ngay cả khi nó vẫn
cịn mang tình trạng là nhãn hiệu
thơng thường (trước thời điểm
5
Trong vụ Rolex Watch U.S.A., Inc. v. AFP
Imaging Corp., Rolex được cơng nhận là
nổi tiếng cho sản phẩm đồng hồ (nhóm 14)
nhưng Rolex lại không chứng minh được
việc đăng ký nhãn hiệu ROLL-X bởi AFP
cho rằng sản phẩm bàn dùng chụp X-quang
dùng trong y tế và nha khoa (nhóm 10) có
khả năng làm lu mờ nhãn hiệu Rolex. Theo
đó, tịa đã bác đơn phản đối của Rolex
chống lại đơn xin đăng ký ROLL-X bởi AFP
( />
được công nhận là nhãn hiệu nổi
tiếng, nhãn hiệu này vẫn phải
mang thân phận là nhãn hiệu
thông thường). Như vậy rõ ràng
điều này là hoàn toàn phi lý. Cách
phân tích của tịa án Trung Quốc
trong vụ Apple Inc. kiện TRAB
liên quan đến phản đối đơn đăng
ký nhãn hiệu Iphone ở nhóm 18
có thể được xem là minh họa tốt
cho nhận định này6.
Hành vi sử dụng nhãn hiệu
nổi tiếng cấu thành hành vi xâm
phạm quyền đối với nhãn hiệu

nổi tiếng được quy định tại Điều
129.1d, theo đó một hành vi bị
xem là xâm phạm quyền đối với
nhãn hiệu nổi tiếng nếu hành vi đó
liên quan đến việc sử dụng (trong
thương mại) dấu hiệu trùng hoặc
tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng
bao gồm cả dấu hiệu dưới dạng
dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn
hiệu nổi tiếng cho hàng hóa/dịch
vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa/dịch
vụ khơng trùng, khơng tương tự
và khơng liên quan tới hàng hóa/
dịch vụ thuộc danh mục hàng
hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu nổi
tiếng với điều kiện việc sử dụng
này hoặc gây nhầm lẫn về nguồn
gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng
sai lệch về mối quan hệ giữa
người sử dụng dấu hiệu đó và chủ
sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. Quy
định này cũng bộc lộ nhiều vấn
đề cần phải xem xét lại. Câu hỏi
đặt ra là liệu nhãn hiệu nổi tiếng
được đề cập trong Điều 129.1d
có bao gồm nhãn hiệu nổi tiếng
không đăng ký ở Việt Nam hay
6
Trong vụ Apple Inc. kiện TRAB liên quan
đến nhãn hiệu Iphone, ngày 31/3/2016 Tòa

cấp cao Bắc Kinh đã ra phán quyết bác đơn
kháng cáo của Apple Inc. chống lại quyết
định của TRAB về việc giữ nguyên kết luận
từ chối bảo hộ đối với nhãn hiệu Iphone ở
nhóm 18 của Xington Tiandi Technologies
(Beijing) Ltd. ( />en/news/articles/2016/china/a-closer-lookat-the-iphone-and-face-book-trademarkcases-in-china.).

khơng? Câu trả lời có vẻ là khơng,
vì chỉ nói đến việc sử dụng nhãn
hiệu sau cho hàng hóa/dịch bất
kỳ dù khơng trùng hoặc khơng
liên quan tới hàng hóa/dịch vụ
thuộc danh mục hàng hóa/dịch
vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng có
thể làm chúng ta hiểu rằng danh
mục này có nghĩa là danh mục
đính kèm với giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu của nhãn hiệu
có trước được coi là nổi tiếng.
Tương tự như Điều 74.2i, điều
luật này không đặt ra bất kỳ quy
tắc xác định phạm vi bảo hộ của
nhãn hiệu nổi tiếng đã đăng ký và
nhãn hiệu nổi tiếng không đăng
ký, không giới hạn phạm vi bảo
hộ nhãn hiệu nổi tiếng bằng cách
quy định thời điểm xác định tình
trạng bắt đầu nổi tiếng của nhãn
hiệu, không đặt ra quy tắc phân
định ranh giới giữa nhãn hiệu

bị nghi ngờ xâm phạm sử dụng
cho hàng hóa/dịch vụ nào khơng
tương tự hoặc khơng liên quan
mà có thể bị xem là xâm phạm
quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng
và những hàng hóa/dịch vụ nào
thì khơng bị coi là xâm phạm
quyền.
Một số giải pháp hoàn thiện khung
pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
ở Việt Nam
Đề xuất sửa đổi một số quy
định của Luật SHTT liên quan
đến nhãn hiệu nổi tiếng
Dựa vào các phân tích ở trên,
các tác giả đề xuất những nội
dung cơ bản cần điều chỉnh, thay
thế hoặc bổ sung liên quan đến
các quy định tại các điều 4.20,
74.2i, 75 và 129.1d của Luật
SHTT 2005 như sau:
Điều 4.20 nên được sửa lại
thành: nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn
hiệu có danh tiếng được biết đến
rộng rãi bởi bộ phận cơng chúng
có liên quan tại Việt Nam.
Theo quan điểm của chúng tơi,

Số 3 naêm 2019


13


Diễn đàn Khoa học - Công nghệ

nên loại bỏ Điều 74.2i vì Việt Nam
khơng có nghĩa vụ và cũng khơng
cần thiết phải từ chối nhãn hiệu
xin đăng ký dựa trên phỏng đốn
mơ hồ và mang tính chủ quan cá
nhân rằng một nhãn hiệu có trước
nào đó được xem là nổi tiếng mà
khơng dựa trên bất kỳ quy trình
hay thủ tục cơng nhận nhãn hiệu
nổi tiếng nào cả. Nói cách khác,
việc đánh giá khả năng phân biệt
của dấu hiệu xin đăng ký trong
đơn đăng ký sẽ không tự động và
không mặc nhiên được sử dụng
làm căn cứ từ chối vì lý do nhãn
hiệu nổi tiếng nữa. Tuy nhiên, ý
nghĩa thực tiễn của Điều 74.2i
sẽ khơng mất đi mà nó nên được
cấu trúc thành một điều khoản
mới độc lập trên cơ sở mở rộng
phạm vi quy định hiện tại của
Điều 74.2i và kết hợp với sử dụng
Điều 129.1d. Theo đó, điều luật
mới này (tạm gọi là Điều 75a) có
thể được dự kiến như sau:

Điều 75a. Nguyên tắc bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng
1. Nếu bất kỳ quyền đối với
nhãn hiệu được biết tới rộng rãi
bởi công chúng liên quan tại Việt
Nam bị xâm phạm thì chủ nhãn
hiệu đó có thể thực hiện các quy
định có liên quan của luật này để
yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu được
cho là nổi tiếng đó.
2. Trường hợp dấu hiệu xin
đăng ký là bản sao, bản bắt
chước hoặc bản dịch của nhãn
hiệu nổi tiếng của bên thứ ba
mà nhãn hiệu nổi tiếng này chưa
được đăng ký ở Việt Nam mà
hàng hóa/dịch vụ gắn liền với
chúng trùng hoặc tương tự, và
với điều kiện có thể gây nhầm lẫn
cho cơng chúng và gây thiệt hại
đến lợi ích của chủ nhãn hiệu nổi
tiếng thì dấu hiệu xin đăng ký đó
phải bị từ chối và việc sử dụng nó
trong thương mại sẽ bị coi là hành
vi xâm phạm quyền đối với nhãn

14

hiệu nổi tiếng.
3. Trường hợp dấu hiệu xin

đăng ký là bản sao, bản bắt
chước hoặc bản dịch của nhãn
hiệu nổi tiếng của bên thứ ba mà
nhãn hiệu nổi tiếng này đã đăng
ký ở Việt Nam mà hàng hóa/
dịch vụ gắn liền với chúng không
trùng hoặc không tương tự, và với
điều kiện có thể gây nhầm lẫn
cho cơng chúng và làm tổn hại
đến lợi ích của chủ nhãn hiệu nổi
tiếng thì dấu hiệu xin đăng ký đó
phải bị từ chối và việc sử dụng nó
trong thương mại sẽ bị coi là hành
vi xâm phạm quyền đối với nhãn
hiệu nổi tiếng.
Phù hợp với phân tích trên,
các tác giả cũng đề xuất sửa đổi
nội dung quy định tại Điều 75
Luật SHTT (tạm gọi là điều 75b)
như sau:
Điều 75b. Các yếu tố phải xem
xét trước khi công nhận một nhãn
hiệu là nổi tiếng.
1. Việc xem xét công nhận
nhãn hiệu nổi tiếng sẽ chỉ được
tiến hành trên cơ sở có yêu cầu
của các bên liên quan và dựa trên
thông tin, tài liệu và chứng cứ của
mỗi vụ việc tương ứng đó.
2. Các yếu tố dưới đây phải

được xem xét trước khi quyết
định một nhãn hiệu là nổi tiếng:
(a) Mức độ biết đến hoặc công
nhận nhãn hiệu bởi bộ phận cơng
chúng có liên quan; (b) Thời gian,
quy mô và khu vực địa lý của bất
kỳ hoạt động sử dụng, quảng bá
nhãn hiệu bao gồm quảng cáo
hoặc quảng bá, giới thiệu tại các
triển lãm, hội chợ đối với hàng
hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu; (c)
Thời gian và khu vực địa lý mà
nhãn hiệu đã được đăng ký và/
hoặc đã được nộp đơn đăng ký;
(d) Hồ sơ thực thi thành công
quyền độc quyền nhãn hiệu, đặc
biệt là phạm vi mà nhãn hiệu
được cơng nhận là nổi tiếng bởi

Số 3 năm 2019

cơ quan có thẩm quyền; (e) Giá
trị gắn liền với nhãn hiệu.
3. Trong quá trình thẩm định
đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc
trong quá trình thụ lý giải quyết
đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm
phạm quyền đối với nhãn hiệu
bởi các cơ quan có thẩm quyền
mà có đơn yêu cầu của một trong

các bên liên quan yêu cầu công
nhận nhãn hiệu nổi tiếng theo
Điều 75a của Luật này thì Cục
SHTT có thể tùy theo sự việc và
các bằng chứng cụ thể của vụ
việc đó, xem xét quyết định liệu
nhãn hiệu được yêu cầu có phải
là nhãn hiệu nổi tiếng hay khơng.
4. Trong q trình xử lý hành
vi xâm phạm quyền đối với nhãn
hiệu hoặc các tranh chấp khác
liên quan đến nhãn hiệu, các bên
liên quan, phù hợp với quy định
của Điều 75a, có thể u cầu
cơng nhận nhãn hiệu của mình là
nổi tiếng. Trong trường hợp này
Bộ Khoa học và Cơng nghệ có
thể, tùy theo sự việc và các bằng
chứng cụ thể của vụ việc đó xem
xét quyết định liệu nhãn hiệu
được yêu cầu có phải là nhãn
hiệu nổi tiếng hay khơng.
5. Trong q trình xét xử các
tranh chấp dân sự hoặc hành
chính liên quan đến nhãn hiệu,
các bên liên quan có thể u cầu
tịa án có thẩm quyền, tùy theo
sự việc và các bằng chứng cụ
thể của vụ việc đó, xem xét cơng
nhận nhãn hiệu của mình là nổi

tiếng.
Đề xuất thủ tục công nhận
và thực thi bảo hộ nhãn hiệu
nổi tiếng
Dựa trên kết quả nghiên cứu
so sánh pháp luật nước ngồi,
các tác giả cho rằng thủ tục hành
chính và tư pháp đều có thể được
áp dụng đối với việc cơng nhận
nhãn hiệu nổi tiếng, theo đó cần
thiết phải ban hành một thông


Diễn đàn khoa học - công nghệ

tư riêng hướng dẫn thực hiện
các quy định về bảo hộ nhãn
hiệu nổi tiếng sau khi đã sửa đổi
hoặc loại bỏ một số quy định liên
quan đến nhãn hiệu nổi tiếng
trong các nghị định và thơng tư
liên quan7. Thơng tư mới có thể
được áp dụng bởi cả cơ quan tư
pháp và cơ quan hành chính liên
quan đến việc cơng nhận và thực
thi bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại
Việt Nam. Trên cơ sở đó, các tác
giả đề xuất một số nội dung cơ
bản của thơng tư này như sau:
Thứ nhất, thơng tư phải giải

thích rõ khái niệm “cơng chúng
có liên quan”, theo đó khái niệm
này phải được hiểu là nhóm người
tiêu dùng có liên quan đến một
chủng loại hàng hóa/dịch vụ nhất
định mang nhãn hiệu, nhà sản
xuất hoặc ung ứng hàng hóa/dịch
vụ đó, người bán và những người
khác có tham gia hoặc có liên
quan đến kênh phân phối hàng
hóa/dịch vụ đó.
Thứ hai, thơng tư phải đưa
ra được hướng dẫn chi tiết đối
với các yêu cầu về bằng chứng
chứng minh sự nổi tiếng của
nhãn hiệu theo Điều 75b đề xuất
sửa đổi trên đây. Cụ thể: bằng
chứng chứng minh mức độ biết
đến và công nhận nhãn hiệu bởi
bộ phận công chúng liên quan;
tài liệu chứng minh q trình sử
dụng nhãn hiệu, trong đó bao
gồm thơng tin bằng chứng thể
hiện lịch sử ra đời, phạm vi sử
dụng và khu vực địa lý đã đăng
ký; bằng chứng chứng minh quá
trình, mức độ và phạm vi địa lý
của bất kỳ hoạt động quảng cáo,
quảng bá nhãn hiệu, trong đó
đặc biệt bao gồm thông tin bằng

chứng thể hiện các hoạt động
7
Chẳng hạn như Nghị định 105/2006/NĐCP được sửa đổi bổ sung theo Nghị định
119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 và
Thông tư 11/2015/BKHCN ngày 26/6/2015.

bán hàng và quảng bá nhãn hiệu
gồm cả chi phí để tiến hành cơng
việc đó, phạm vi địa lý, dạng thức
tiến hành quảng cáo và tần suất
quảng cáo có liên quan đến nhãn
hiệu; bằng chứng khác chứng tỏ
nhãn hiệu đã được công nhận là
nổi tiếng ở bất kỳ đâu trên thế
giới (nếu có); tài liệu bằng chứng
khác để từ đó có thể suy luận
được nhãn hiệu yêu cầu xem xét
là nhãn hiệu nổi tiếng bao gồm
nhưng không giới hạn ở doanh
thu/doanh số, thị phần, lợi nhuận,
thuế đã trả.
Thứ ba, thông tư phải quy định
cụ thể thẩm quyền công nhận
nhãn hiệu nổi tiếng. Chỉ có Cục
SHTT, Thanh tra Bộ Khoa học và
Cơng nghệ và tịa án mới có thẩm
quyền xem xét cơng nhận một
nhãn hiệu có được coi là nhãn
hiệu nổi tiếng hay khơng khi và
chỉ khi có u cầu bằng văn bản

nộp bởi bên có liên quan đề nghị
cơng nhận và bảo hộ nhãn hiệu
nổi tiếng trong quá trình xác lập
quyền, phản đối đơn đăng ký,
hủy bỏ hiệu lực hoặc đề nghị xử
lý hành vi xâm phạm quyền đối
với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc khởi
kiện yêu cầu chấm dứt hành vi
xâm phạm và đòi bồi thường thiệt
hai do hành vi xâm phạm nhãn
hiệu nổi tiếng gây ra. Theo đó,
thơng tư này phải đồng thời quy
định chi tiết về phạm vi thẩm
quyền, nhiệm vụ và quyền hạn
của từng cơ quan cũng như quy
trình cụ thể việc xem xét cơng
nhận nhãn hiệu nổi tiếng đối với
các trường hợp cụ thể khác nhau.
Thay lời kết
Qua nghiên cứu, đánh giá một
số cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi
tiếng ở một số quốc gia điển hình
trên thế giới, các tác giả thấy rằng
mỗi mơ hình bảo hộ nhãn hiệu nổi
tiếng đều có ưu và nhược điểm
khác nhau do sự khác biệt về

nền tảng lịch sử khoa học pháp
lý, điều kiện và trình độ phát triển
của nền kinh tế của từng quốc

gia. Mặc dù không thể phủ nhận
rằng ở mỗi mơ hình của một hệ
thống pháp luật đều có những
nguyên tắc, những giá trị mà Việt
Nam có thể tham khảo và học
hỏi, nhưng chúng tơi khơng nhận
thấy có bất cứ mơ hình nào có thể
được xem là phù hợp nhất đối với
điều kiện và bối cảnh thực tế của
Việt Nam. Do vậy, dưới góc độ
khoa học và dựa trên các phân
tích thực tiễn, chúng tơi cho rằng
để hoàn thiện hệ thống pháp luật
về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nói
riêng, pháp luật SHTT nói chung,
Việt Nam nên xem xét sửa đổi,
bổ sung các quy định về bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng trong Luật
SHTT hiện hành theo hướng:
(i) tn thủ các quy định có liên
quan của Cơng ước Paris, Hiệp
định TRIPs và Bản khuyến nghị
WIPO, (ii) tham khảo kinh nghiệm
lập pháp và thực tiễn giải quyết,
xét xử các vụ việc có liên quan
đến chế định bảo hộ nhãn hiệu
nổi tiếng của một số quốc gia
khác trên thế giới, (iii) cân nhắc
và bám sát các điều kiện thực
tiễn của hệ thống pháp luật và

nền tảng kinh tế chính trị của Việt
Nam ?
Lời cảm ơn
Các tác giả xin trân trọng cảm
ơn Ban điều phối Dự án “Nhãn
hiệu nổi tiếng” gồm Thanh tra Bộ
Khoa học và Công nghệ và Hiệp
hội nhãn hiệu quốc tế (INTA) đã
cho phép chúng tôi được sử dụng
một phần của Báo cáo nghiên
cứu thuộc Dự án bảo hộ nhãn
hiệu nổi tiếng theo pháp luật Việt
Nam - Thực trạng và giải pháp để
phục vụ cho bài viết này.

Số 3 năm 2019

15


Diễn đàn Khoa học - Cơng nghệ

Cần có chiến lược phát triển giáo dục
và đào tạo khởi nghiệp cấp quốc gia
Trần Thị Thu Hà
Phó Cục trưởng Cục Thơng tin KH&CN Quốc gia, Bộ KH&CN

Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc đã coi việc thúc đẩy khởi nghiệp là động lực để tăng trưởng
kinh tế, trong đó nhấn mạnh, giáo dục và đào tạo khởi nghiệp (GD&ĐTKN) cần được tích hợp vào hệ thống
giáo dục, phải coi nó là “thực tiễn sáng tạo, giúp tìm tòi và hành động dựa trên những cơ hội để tạo ra giá trị”.

Thơng qua tìm hiểu về hoạt động GD&ĐTKN ở một số quốc gia, tác giả cho rằng, Việt Nam cần phải có chiến
lược phát triển GD&ĐTKN cấp quốc gia, giúp khơi dậy tinh thần khởi nghiệp và cung cấp những kiến thức cơ
bản về khởi nghiệp cho giới trẻ, góp phần sớm đưa nước ta trở thành “Quốc gia khởi nghiệp”.
GD&ĐTKN ở một số quốc gia trên thế giới
Mỹ
Kể từ khi khóa học khởi nghiệp đầu
tiên được tổ chức bởi GS Myles Mace
tại Trường Kinh doanh Harvard vào
năm 1947, các chương trình GD&ĐTKN
trong trường đại học của Mỹ đã phát
triển nhanh chóng và lan rợng ra tồn
cầu. Để duy trì vị thế dẫn đầu, Mỹ đã
lấy “tinh thần khởi nghiệp” làm lợi thế
cạnh tranh chủ đạo. Theo thống kê năm
2014, 1/5 sinh viên tại Mỹ tốt nghiệp
nộp hồ sơ vào các công ty công nghệ;
những người trẻ ở quốc gia này luôn
cảm thấy hào hứng với ảnh hưởng mà
các công ty cơng nghệ tạo ra. Điều đó
cho thấy, Mỹ đã thành cơng trong xây
dựng văn hóa khởi nghiệp và kỹ năng
khởi nghiệp. Đặc biệt, từ thập niên 70
đến giữa thập niên 2000, mỗi năm có
từ 500.000 đến 600.000 doanh nghiệp
mới thành lập, một số trở thành những
tập đoàn hùng mạnh, khiến nền kinh tế
Mỹ phát triển vượt bậc. Có rất nhiều yếu
tố tạo nên sự hưng thịnh của nước Mỹ,
nhưng tinh thần khởi nghiệp của người
Mỹ và vai trò quan trọng của GD&ĐTKN

trong trường đại học là một trong những
yếu tố quyết định. Những người làm
chính sách tại Mỹ cho rằng, đại học có
vai trị quan trọng trong việc phát triển
kinh tế khu vực và thúc đẩy khởi nghiệp.
Bằng chứng là hoạt động khởi nghiệp từ
Học viện MIT (Massachusetts Institute

16

of Technology) đã thúc đẩy phát triển
ngành công nghiệp tại Boston và khu
vực Silicon Valley. MIT đã góp phần
khơng nhỏ trong việc thúc đẩy thời đại
kỹ thuật số, mở đường cho phát triển
tính tốn hiện đại và cơng nghệ mạng
máy tính...
Ở Mỹ, khởi nghiệp đã trở thành lĩnh
vực nghiên cứu và đào tạo riêng với
hàng nghìn trường đại học cung cấp
mơn học này; ngồi ra cịn có hơn 40 tờ
báo và tạp chí chuyên ngành, hàng trăm
trung tâm và hàng chục tổ chức chuyên
nghiệp trong thúc đẩy GD&ĐTKN.
Các trường đại học của Mỹ tổ chức
GD&ĐTKN ở cấp độ cử nhân, thạc sỹ
và tiến sỹ, tạo ra một loạt chương trình
giảng dạy, với nhiều khóa học khác
nhau. Trong q trình GD&ĐTKN, việc
gắn kết giữa trường đại học và ngành

công nghiệp được coi là thế mạnh của
các trường đại học ở Mỹ. Tại quốc gia
này, ranh giới giữa giới học thuật và các
doanh nghiệp gần như được xóa nhịa.
Nhiều nhân sự thực hiện cơng việc
trong các tập đoàn và tổ chức cơng có
thể đến hoặc đi từ các trường đại học. Vì
vậy những kiến thức về khởi nghiệp rất
thực tế được giới doanh nghiệp truyền
đạt lại cho sinh viên. Theo các nghiên
cứu về phát triển kinh tế cũng như tạo
ra các công ty cơng nghệ cao, các đại
học ở Mỹ đóng vai trị quan trọng như
là cỗ máy tạo ra sự tăng trưởng. Với lợi
thế trong lĩnh vực cơng nghệ sinh học

Số 3 năm 2019

và cơng nghệ thơng tin - truyền thơng,
các trường đại học còn dẫn đầu sự phát
triển của các sáng kiến kinh doanh tri
thức. Chính tầm quan trọng của tri thức
và lao động kỹ thuật cao đã thu hút các
công ty trong khu vực đến gần hơn với
nghiên cứu của các trường đại học, mở
ra nhiều cơ hội cho các cá nhân mong
muốn khởi nghiệp.
Mợt số nước EU
Làn sóng khởi nghiệp đang trở nên
lớn mạnh ở châu Âu, tạo doanh thu

hàng trăm tỷ euro cho lục địa già. Theo
dữ liệu thu thập từ 20 thành phố của 15
quốc gia thuộc EU vào cuối năm 2017
cho thấy, có khoảng 830.000 startup
hoạt đợng tích cực trong hệ sinh thái.
Các cơng ty khởi nghiệp này tạo ra
việc làm cho hơn 4,5 triệu người, mang
lại doanh thu 420 tỷ euro. Chỉ riêng 5
thành phố là London (Anh), Berlin,
Munich (Đức), Rome (Italia) và Paris
(Pháp) đã đóng góp đến 78% doanh
thu trong cợng đồng khởi nghiệp. Hơn
4.000 startup nhận tổng cộng 36 tỷ euro
từ các nhà đầu tư trong và ngoài châu
lục, thu hút hơn 34.000 lao đợng.
Văn hóa khởi nghiệp ở châu Âu đã
có sự đổi mới mạnh mẽ, tuy nhiên còn
thiếu hụt về nhân sự có kỹ năng cần
thiết để khởi nghiệp. Do vậy, EU đã rất
nỗ lực đưa GD&ĐTKN trở thành một
môn học riêng biệt được dạy ở tất cả
các cấp giáo dục, từ cấp độ cơ bản (học


Diễn đàn khoa học - công nghệ
sinh dưới 14 tuổi) đến đại học, đặc biệt
là đưa thành một ngành đào tạo thạc sỹ,
tiến sỹ. Theo khuyến nghị của Ủy ban
châu Âu, các tổ chức giáo dục đại học
nên tích hợp khởi nghiệp vào trong các

mơn học và khóa học khác nhau, đặc
biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa
học, coi đào tạo định hướng khởi nghiệp
như là một phần quan trọng của chương
trình giảng dạy, yêu cầu sinh viên tham
gia.
GD&ĐTKN được Ủy ban châu Âu
coi như nền tảng quan trọng để đạt
được Chiến lược châu Âu 2020. Trên
tinh thần đó, hầu hết các nước EU đều
có các chương trình hay chiến lược thúc
đẩy GD&ĐTKN trong trường đại học.
Điều quan trọng để GD&ĐTKN ở các
nước EU là các trường đại học phải coi
khởi nghiệp là môn học riêng biệt và là
một yếu tố quan trọng của chương trình
giảng dạy, từ đó khuyến khích sinh viên
tham gia; sự kết hợp giữa văn hóa và kỹ
năng khởi nghiệp với khoa học và cơng
nghệ sẽ giúp sinh viên tự tin thương mại
hóa ý tưởng của mình.
Trung Quốc
Trung Quốc coi GD&ĐTKN là mợt
kênh quan trọng để nuôi dưỡng nhận
thức của sinh viên đại học về tinh thần
khởi nghiệp và nâng cao khả năng thực
tế của họ trong quá trình đổi mới và phát
triển kinh doanh. Năm 2011, Chính phủ
Trung Quốc đã ban hành các chính
sách mới để “thúc đẩy việc làm thông

qua khởi nghiệp”, tạo nên tinh thần ủng
hộ mạnh mẽ đối với GD&ĐTKN ở các
địa phương. Mặc dù có lịch sử tương đối
ngắn về GD&ĐTKN, Trung Quốc đã đạt
được tiến bộ đáng kể trong thử nghiệm
với khái niệm giáo dục mới này, được
đánh dấu bằng bốn mốc quan trọng:
1) Năm 1998, Đại học Thanh Hoa đã
phối hợp tổ chức “Cuộc thi Khởi nghiệp
sinh viên” đầu tiên và đưa nó thành sự
kiện thường niên của các trường đại
học trong nước. Cuộc thi này được coi
là sự ra đời của GD&ĐTKN tại Trung
Quốc; 2) Năm 2002, Bợ Giáo dục Trung
Quốc triển khai dự án thí điểm có tên
Chương trình thí điểm GD&ĐTKN quốc
gia tại 9 trường đại học, giúp hình thành
và lan tỏa các chương trình GD&ĐTKN

đa dạng tới toàn bộ hệ thống trường
đại học trong cả nước; 3) Năm 2005,
Chương trình “Biết về kinh doanh”
được giới thiệu và có mặt tại 6 trường
đại học danh giá của Trung Quốc, làm
sâu sắc hơn mối quan hệ giữa các tổ
chức, doanh nghiệp và các trường đại
học, giúp sinh viên hiểu rõ về cách bắt
đầu một doanh nghiệp, thúc đẩy và trau
dồi tinh thần khởi nghiệp cho thế hệ trẻ;
4) Năm 2008, Chính phủ Trung Quốc

kêu gọi mợt số cơ quan, các trường đại
học và doanh nghiệp thiết lập chương
trình thí điểm để phát triển tài năng khởi
nghiệp. Theo tinh thần đó, Bợ Giáo dục,
Bợ Khoa học và Cơng nghệ Trung Quốc
cùng khởi xướng các chương trình “Cơng
viên khởi nghiệp” (Entrepreneurship
Park), “Công viên khoa học” (Science
Park) tại một số trường đại học, thu hút
sự tham gia tích cực, đông đảo của các
doanh nghiệp, đánh dấu sự khởi đầu
của một giai đoạn mới cho GD&ĐTKN
tại quốc gia này.
Israel
Khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng
trong kỳ tích phát triển kinh tế của
Israel (tăng gấp 50 lần sau 60 năm).
Năm 2016, dân số Israel chưa đạt tới
8,5 triệu người, nhưng có tới 6.500 công
ty công nghệ, 24 vườn ươm công nghệ
của chính phủ, hơn 50 chương trình
tăng tốc khởi nghiệp; đứng số 1 thế giới
về thu hút đầu tư mạo hiểm…
Israel đã thành cơng trong việc
GD&ĐTKN, tạo nên văn hóa và kỹ
năng khởi nghiệp trong toàn xã hội.
Tinh thần doanh nhân cùng những kỹ
năng, kiến thức khởi nghiệp được tích
hợp vào các chương trình giảng dạy cho
học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế

nhà trường. Theo quy định ở Israel, hầu
hết mọi người dân đều phải gia nhập
quân đội trước khi vào đại học. Trong
qn đợi, mọi người có cơ hội học hỏi,
tiếp xúc với những công nghệ mới nhiều
hơn; mơi trường và văn hóa qn đợi
khuyến khích dấn thân lập nghiệp và
hình thành tư duy lãnh đạo, giúp thấm
nhuần những giá trị cần có để xây dựng
và phát triển các công ty khởi nghiệp.
Đến khi vào đại học, ngay từ khi ngồi
trong giảng đường, sinh viên đã được

rèn luyện và truyền đạt kiến thức về
khởi nghiệp. Các sinh viên năm thứ
hai trở đi bắt ḅc phải có ý tưởng về
dự án kinh doanh riêng, có khát vọng
thành lập doanh nghiệp… Tất cả điều đó
giúp học sinh, sinh viên tại Israel khơng
cịn lạ lẫm với thế giới doanh nhân, hay
phong trào khởi nghiệp sau này. Điểm
đặc biệt trong văn hóa khởi nghiệp của
Israel là: tơn trọng ý tưởng, hình thành
văn hóa chấp nhận thất bại, dám đương
đầu tìm kiếm những điều mới và lạ,
khuyến khích tinh thần khởi nghiệp.
Singapore
Singapore được xếp trong danh
sách những quốc gia sáng tạo nhất với
các chỉ số thúc đẩy khởi nghiệp đứng

đầu thế giới. Các giải pháp mang tính
đồng bợ từ chính phủ, đến địa phương,
nhà trường và doanh nghiệp chính là
yếu tố thúc đẩy khởi nghiệp thành cơng
tại quốc đảo này. Ngồi chính sách của
nhà nước, doanh nghiệp, các trường
đại học tại Singapore cũng xem việc
GD&ĐTKN là nhiệm vụ quan trọng
trong sứ mệnh của mình.
Các chương trình GD&ĐTKN tại
Singapore được tích hợp trong giáo
trình đào tạo của hơn 130 trường học
phổ thông, với hơn 100 nghìn học sinh
theo học. Ở cấp đợ cao hơn, các khóa
GD&ĐTKN đang được Học viện Quản
lý Singapore, Đại học Cơng nghệ
Nanyang triển khai và cấp bằng chính
thức về khởi nghiệp cho học viên. Tại
quốc đảo này, có mợt sự hợp tác mạnh
mẽ giữa khu vực tư nhân và các trường
đại học để thúc đẩy khởi nghiệp thông
qua các cuộc thi kế hoạch kinh doanh và
giải thưởng cho sinh viên. Mợt số trường
đại học cịn hợp tác với tổ chức nước
ngồi, các startup, phịng thí nghiệm để
cho sinh viên thực tập về khởi nghiệp,
tham gia vào quá trình phát triển dự án.
Chẳng hạn như, Chương trình tư vấn
SME của Ngân hàng nước ngoài (UOB)
phối hợp với Đại học Quản lý Singapore

(SMU), Viện Doanh nghiệp châu Á tạo
cơ hội cho học sinh làm việc với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ về các dự án
khởi nghiệp dưới sự hướng dẫn của các
giảng viên từ trường đại học. Nhờ đó,
trong giai đoạn 2005-2014, số cơng ty

Số 3 năm 2019

17


Diễn đàn Khoa học - Công nghệ
khởi nghiệp tại Singapore đã tăng mạnh
(từ 24.000 lên 50.000). Theo số liệu từ
Asia Venture Capital Journal Research
cho thấy, những startup công nghệ đã
thu hút được khoảng 1,7 tỷ USD tiền đầu
tư trong năm 2013, đưa Singapore vượt
qua Nhật Bản, Hàn Quốc và Hong Kong
về lĩnh vực startup.
Thành công trong đào tạo khởi
nghiệp ở Singapore có được là nhờ sự
hỗ trợ lớn của Chính phủ trong việc phát
triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Khung
quốc gia về sáng tạo và khởi nghiệp
(NFIE) là một chương trình toàn quốc
nhằm thúc đẩy sức sáng tạo và tinh
thần khởi nghiệp ở Singapore. Mục tiêu
của NFIE là khuyến khích các trường đại

học và trường đào tạo nghề kỹ thuật đưa
nghiên cứu của họ trở thành các sản
phẩm thương mại phục vụ thị trường,
đồng thời hỗ trợ doanh nhân thành lập
các công ty công nghệ. Quỹ nghiên cứu
quốc gia của Singapore (NRF) đã tiến
hành mợt nghiên cứu tồn diện để xác
định những điểm yếu và lỗ hổng trong
bối cảnh khởi nghiệp trong nước và đưa
ra các chương trình để giải quyết những
điểm thất bại. Các chương trình như Quỹ
đổi mới đại học (UIF), Quỹ tài trợ các dự
án thực nghiệm (POC), Vốn đầu tư mạo
hiểm giai đoạn đầu (ESVF) và Chương
trình ươm mầm cơng nghệ (TIS) đã giúp
tạo ra mợt chu trình xun suốt trong
hoạt đợng khởi nghiệp qua nhiều năm.
Quỹ đổi mới đại học cung cấp cho các
trường đại học nguồn tài chính đáng kể
để đẩy mạnh GD&ĐTKN và thúc đẩy
tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng
sinh viên.
Một số khuyến nghị
Môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam
tuy còn non trẻ, nhưng được các chuyên
gia đánh giá là có nhiều tiềm năng phát
triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, vấn đề đặt
ra là, chúng ta đang thiếu những giải
pháp căn bản về cải cách giáo dục,
hướng tới việc khơi dậy tinh thần khởi

nghiệp và cung cấp những kiến thức cơ
bản về khởi nghiệp cho giới trẻ. Trên cơ
sở phân tích kinh nghiệm của một số
quốc gia trên thế giới, xin đưa ra một số
khuyến nghị cho việc thúc đẩy phát triển
GD&ĐTKN như sau:

18

Một là, GD&ĐTKN đòi hỏi cải cách
triệt để phương pháp giáo dục và đào
tạo mang tính áp đặt. Trong bối cảnh
Việt Nam hiện nay, khó khăn lớn nhất
để phát triển GD&ĐTKN là thiếu cán bộ,
giảng viên thực hiện công tác hỗ trợ học
sinh, sinh viên khởi nghiệp. Sự thiếu hụt
các giáo viên có trình đợ về GD&ĐTKN
đã trở thành nút cổ chai hạn chế sự phát
triển của GD&ĐTKN ở nước ta. Bên
cạnh đó, cịn thiếu các kênh thơng tin
cung cấp các tài liệu về đổi mới sáng
tạo và khởi nghiệp; còn yếu trong việc
phối hợp với các doanh nghiệp, mời các
chuyên gia tổ chức các khóa đào tạo,
các diễn đàn nhằm nâng cao nhận thức,
kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho sinh
viên, thiếu nguồn vốn cho các chương
trình, dự án khởi nghiệp của học sinh,
sinh viên…
Hai là, Chính phủ đóng vai trò quan

trọng trong thúc đẩy GD&ĐTKN, từ việc
xây dựng kế hoạch và chương trình
chuyên biệt cấp quốc gia, thiết lập các
chính sách đưa GD&ĐTKN vào trong hệ
thống giáo dục, đến trực tiếp tài trợ cho
các chương trình GD&ĐTKN, hay thúc
đẩy quan hệ hợp tác công - tư để thu hút
các doanh nghiệp tham gia, nhằm cung
cấp những phương thức GD&ĐTKN
hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cần coi
GD&ĐTKN như một bộ phận hợp thành
của chiến lược chỉnh thể quốc gia, triển
khai từ giai đoạn giáo dục tiểu học và
trung học, từ đó đưa giáo dục khởi
nghiệp trở thành mục tiêu cơ bản trong
việc xây dựng động lực phát triển kinh tế
và năng lực cạnh tranh lâu dài.
Ba là, về cách tiếp cận chính sách
cho GD&ĐTKN trong trường đại học,
cần có chiến lược quốc gia, xác định mối
liên kết giữa đào tạo khởi nghiệp với các
mục tiêu chính sách khác phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội. Cần xác định rõ vị
trí, tầm quan trọng của GD&ĐTKN trong
các chiến lược quốc gia, đặc biệt là các
chiến lược về phát triển nhân lực, tăng
trưởng kinh tế, đổi mới khoa học và công
nghệ, phát triển công nghiệp quốc gia…
Bốn là, GD&ĐTKN phải được tiến
hành từ cấp vi mô (trong từng trường

đại học) đến cấp vĩ mô (cấp quốc gia
và xuyên quốc gia). Các chính sách
quốc gia cần đảm bảo sự cam kết của

Số 3 năm 2019

Chính phủ cho GD&ĐTKN, tạo thuận
lợi trong việc điều phối hoạt động này ở
cấp Bộ, phối hợp liên Bợ, trong đó chú
ý xây dựng chính sách GD&ĐTKN cho
các nhóm yếu thế hơn (nữ giới, sinh viên
có hồn cảnh khó khăn, thanh niên dân
tợc thiểu số…). Ở cấp vùng, địa phương,
cần thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo, coi GD&ĐTKN
là yếu tố then chốt trong chiến lược phát
triển của địa phương, khu vực; trong đó
cần lưu ý, khơng chỉ hướng vào những
sinh viên có khuynh hướng khởi nghiệp
trong các viện nghiên cứu, trường đại
học thuộc lĩnh vực kinh doanh và kỹ
thuật, mà còn yêu cầu bồi dưỡng tinh
thần đổi mới và năng lực đổi mới cho
mọi sinh viên và thế hệ trẻ.
Năm là, một trong những thước đo
thành công của trường đại học là bao
nhiêu sinh viên khởi nghiệp và thành
danh. Do vậy các trường cần tạo ra môi
trường, điều kiện thuận lợi để sinh viên
có kiến thức để khởi nghiệp thơng qua

các chương trình GD&ĐTKN phù hợp
với điều kiện đặc thù của từng trường.
Sứ mệnh của trường đại học bên cạnh
đào tạo, cần hình thành hệ sinh thái
khởi nghiệp và chuẩn bị kỹ năng nghề
nghiệp, tư duy khởi nghiệp, sáng tạo
cho sinh viên. Để khởi nghiệp thành
cơng, ngồi vấn đề về vốn, trước hết
sinh viên cần được trang bị đầy đủ tri
thức, đặc biệt là tri thức tiên tiến. Khởi
nghiệp sáng tạo phải gắn liền với khả
năng nghiên cứu khoa học, những sinh
viên chọn con đường khởi nghiệp sáng
tạo cần được đào tạo, rèn luyện, trau dồi
khả năng nghiên cứu ngay từ khi cịn
ngồi trên ghế nhà trường.
Nhìn chung, để đẩy mạnh hơn
nữa GD&ĐTKN tại Việt Nam, đáp ứng
được yêu cầu trong tình hình mới, cần
có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên
liên quan, đặc biệt là vai trị của Chính
phủ và của các nhà trường, góp phần
đưa Việt Nam trở thành “Quốc gia khởi
nghiệp”, khi đó ai cũng am hiểu kinh
doanh, luôn sẵn sàng trở thành những
doanh nhân, biết tận dụng và nắm bắt
cơ hội để tạo lập các doanh nghiệp của
riêng mình ?



Diễn đàn khoa học - cơng nghệ

Vai trị của trường đại học
trong hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp
Bùi Tiến Dũng
Bộ Giáo dục và Đào tạo

Với việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
đến năm 2025”, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và yêu cầu các
trường đại học cần quan tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo và xác định vai trò quan trọng của nhà trường đối
với hoạt động khởi nghiệp sáng tạo nói chung. Đây khơng chỉ là
nhiệm vụ của riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo mà cần sự phối hợp
chặt chẽ của nhiều bộ, ngành có liên quan. Và để hồn thành tốt
nhiệm vụ được giao nhằm đóng góp tạo nên một hệ sinh thái khởi
nghiệp quốc gia bền vững thì vai trị quyết định trên hết thuộc về
các trường đại học.
Đặt vấn đề
Ngày 30/10/2017, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 1665/QĐ-TTg về việc
phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học
sinh, sinh viên khởi nghiệp đến
năm 2025”. (Đề án 1665). Theo
Đề án này, khởi nghiệp có nghĩa
là các cá nhân bắt đầu sự nghiệp
của mình để tạo ra các giá trị cho
bản thân, cộng đồng, xã hội và
các doanh nghiệp. Như vậy, việc
hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp của

các nhà trường là các hoạt động
giúp sinh viên có động lực học
tập, tư duy sáng tạo, khả năng tự
đổi mới và thay đổi tâm thế của
chính mình. Việc tạo ra giá trị cho
bản thân qua các kiến thức khởi
nghiệp giúp sinh viên dễ dàng
hơn trong việc tìm được cơng
việc u thích với mức lương phù

hợp hoặc tự tin thành lập doanh
nghiệp khởi nghiệp, qua đó đóng
góp tích cực cho cộng đồng, xã
hội.
Như vậy, cùng với Đề án “Hỗ
trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo quốc gia đến năm
2025” (Đề án 844) do Bộ Khoa
học và Công nghệ (KH&CN) chủ
trì, việc triển khai Đề án 1665 một
cách hiệu quả sẽ tạo ra nền tảng
hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp
mang tính bền vững cao hơn.
Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp tại
trường đại học
Sau khi Đề án 1665 được ban
hành, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã ban hành Quyết định
số 1230/QĐ-BGDĐT về kế hoạch
triển khai Đề án và Công văn

số
1832/BGDĐT-GDCTHSSV

hướng dẫn các cơ sở đào tạo
triển khai công tác hỗ trợ học
sinh, sinh viên khởi nghiệp.
Ngày 18/6/2018, tại Phiên họp
của Ủy ban quốc gia đổi mới giáo
dục đào tạo và Hội đồng quốc gia
giáo dục và phát triển nhân lực,
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu
Bộ Giáo dục và Đào tạo “chỉ đạo
các cơ sở giáo dục đại học đưa
vấn đề khởi nghiệp vào chương
trình giảng dạy cụ thể, thực tế hơn
và coi đó là một nội dung đào tạo
quan trọng. Đồng thời các trường
đại học cần đặt ra những mục tiêu
cụ thể về hoạt động khởi nghiệp
trong đào tạo”. Với nhiệm vụ này,
các bộ/ban/ngành liên quan như:
Bộ Tài chính, Bộ KH&CN… cần có
sự phối hợp chặt chẽ trong suốt
quá trình triển khai hỗ trợ khởi
nghiệp tại trường đại học.

Số 3 năm 2019

19



Diễn đàn Khoa học - Công nghệ
Một vài định hướng và lộ
trình hỗ trợ sinh viên khởi
nghiệp
Định hướng trong hỗ trợ hoạt
động khởi nghiệp cho sinh viên:
Một là, cung cấp những kiến
thức cơ bản, xây dựng những
chương trình đào tạo tinh thần
doanh nhân, tinh thần khởi
nghiệp, tư duy khởi nghiệp, cung
cấp các kiến thức cần thiết để thế
hệ trẻ có thể đối mặt với các vấn
Một là, cung cấp những kiến thức cơ bản, xây dựng những chương trình đào
đề của thực tiễn một cáchtạotích
tinhcực
thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp, tư duy khởi nghiệp, cung cấp các
nhất, nhìn thấy cơ hội trong
kiến thách
thức cần thiết để thế hệ trẻ có thể đối mặt với các vấn đề của thực tiễn một cách
tíchlực
cực nhất,
thức, có niềm tin và động
để nhìn thấy cơ hội trong thách thức, có niềm tin và động lực để giải quyết
khó
khăn,
mang lại giá trị cho bản thân, cộng đồng và doanh nghiệp. Đó cũng là cách
giải quyết khó khăn, mang lại giá
để học sinh, sinh viên có thể tạo lập sự nghiệp của mình, dù là đi làm thuê hay khởi

trị cho bản thân, cộng tạo
đồng

doanh nghiệp riêng.
doanh nghiệp. Đó cũng là cách vườn ươm cho các dự án khởi chương trình hỗ trợ khởi nghiệp
Hai là, trường đại học phải là nơi cung cấp thông tin, tạo mơi trường, tổ chức
nghiệp. Có như vậy, trường đại của Chính phủ, của địa phương,
để học sinh, sinh viên cócácthể
hoạttạo
động nhằm mục đích truyền cảm hứng, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của
học
mới
địa cứu
chỉkhoa
trang
trường. Xây dựng các bài
lập sự nghiệp của mình,
sinh dù
viên. là
Gắn kết
giảng
viên,trở
các thành
đề tài nghiên
học của của
giảng nhà
viên, sinh
bị cho
người
học tổ

kiến
năng
sản phẩm trưng bày, giới
viêndoanh
với các nguồn
lực của
nhà trường,
chứcthức,
các cuộc
thi nhằmviết,
tìm racác
và ni
đi làm th hay khởi tạo
dưỡng các ý tưởng
sáng
khởi
nghiệp; hỗgiúp
trợ cácsinh
dự án,
ý tưởng thiệu
ngày càng
lực,
sựtạo,
trải
nghiệm,
viên
vềhoàn
các dự án, ý tưởng khởi
nghiệp riêng. 
thiện hơn, giúp sinh viên có thể khởi nghiệp thành cơng sau khi tốt nghiệp.

sẵn sàng khởi nghiệp và đảm bảo nghiệp của sinh viên trong trường
Hai là, trường đại học phải
là trường đại học là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho hệ
Ba là,
cung cấp một nguồn nhân lực đã thành công, chưa thành công
các nhà sáng lập và điều hành doanh nghiệp khởi nghiệp, nhân lực làm việc
nơi cung cấp thơng tin, sinh
tạothái:
mơi
chất
cho
thịlýtrường.
đểNgồi
tạo ra,
động
trongđộng
các cơng ty
khởilượng
nghiệp, cao
các nhà
quản
và các chuyên gia.
các lực và tăng thêm kiến
trường, tổ chức các hoạt
thức,vườn
kinh
trường đại học cịn có thể hỗ trợ cơ sở vật chất, hạ tầng, phịng thí nghiệm,
ươmnghiệm cho tất cả học
Đề xuất lộ trình và các bước
nhằm mục đích truyền cảm

hứng,
cho các dự án khởi nghiệp. Có như vậy, trường đại học mới trở thànhsinh,
địa chỉsinh
trang bị
viên trong trường.
thực
hiện:
thúc đẩy tinh thần khởichonghiệp
người học kiến thức,
năng lực, sự trải nghiệm, giúp sinh viên sẵn sàng khởi
nghiệp
và đảm bảo cung cấp một nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường.
Giúp sinh viên hiểu về khởi
của sinh viên. Gắn kết
giảng
Vấn đề triển khai cần thực hiện
viên, các đề tài nghiên cứu khoa
nghiệp: từ biết đến hiểu rõ, hiểu
Đề xuất lộ trình và các bước thực hiện:
theo một lộ trình bài bản theo quy
học của giảng viên, sinh viênVấn
vớiđề triển khai cần thực hiện theo một lộ trình bài bản theo đúng
quy trình về
gồm 3“khởi nghiệp” là một
trình gồm 3 bước sau:
bước sau: tổ
các nguồn lực của nhà trường,
bước quan trọng. Bởi vậy, cần
chức các cuộc thi nhằm tìm ra và
tăng cường các hoạt động hỗ trợ

Giúp sinh viên biết về khởi nghiệp
nuôi dưỡng các ý tưởng sáng tạo,
đào tạo khởi nghiệp như: tích cực
khởi nghiệp; hỗ trợ các dự án, ý
tham khảo các chương trình đào
tưởng ngày càng hồn thiện hơn,
Giúp sinh viên hiểu về khởi nghiệp
tạo của các nước tiên tiến trên thế
giúp sinh viên có thể khởi nghiệp
giới và tham vấn ý kiến chuyên
thành công sau khi tốt nghiệp.
gia, ý kiến doanh nghiệp để đưa
Giúp sinh viên làm khởi nghiệp
vấn đề khởi nghiệp vào chương
Ba là, trường đại học là nơi
trình
đào
Giúp
sinh
viên
biết
về
khởi
nghiệp:
đẩy
mạnh
cơng
tác
truyền
thơng, xây

dựngtạo bắt buộc hoặc tự
cung cấp nguồn nhân lực chất
các chuyên mục, chuyên
đề giới
thiệuviên
cho sinh
viên về
biết về
mục tiêu,
mục đích
của đảm bảo thiết thực,
chọn
nhằm
Giúp
sinh
biết
khởi
lượng cao cho hệ sinh thái: các
hoạt động khởi nghiệp trong các trường đại học, biết về Đề án 1665, Đề án 844, các
nghiệp: đẩy mạnh công tác truyền hiệu quả, tránh gây áp lực cho
nhà sáng lập và điều hành
doanh
chương
trình hỗ trợ khởi nghiệp của Chính phủ, của địa phương, của nhà trường. Xây
sinh
viên.
Lồng ghép các chuyên
thông,
xây trưng
dựng

cácthiệu
chuyên
nghiệp khởi nghiệp, nhân
lực
dựng các bài viết,
các sản phẩm
bày, giới
về các dự án,
ý tưởng
khởi
nghiệp
của
sinh
viên
trong
trường
đã
thành
công,
chưa
thành
công
để
tạo
động
lực

đề
khởi
nghiệp

vào các chương
mục,
chuyên
đề
giới
thiệu
cho
làm việc trong các công ty khởi
tăng
thêm
kiến
thức,
kinh
nghiệm
cho
tất
cả
học
sinh,
sinh
viên
trong
trường.
nghiệp, các nhà quản lý và các sinh viên biết về mục tiêu, mục trình ngoại khóa, các cuộc thi để
chun gia. Ngồi ra, các trường đích của hoạt động khởi nghiệp thu hút sinh viên tham gia. Gắn
đại học cịn có thể hỗ trợ cơ sở vật trong các trường đại học, biết kết các đề2 tài nghiên cứu khoa
chất, hạ tầng, phịng thí nghiệm, về Đề án 1665, Đề án 844, các học của giảng viên, sinh viên với

20


Số 3 năm 2019


Diễn đàn khoa học - công nghệ

các hoạt động khởi nghiệp và việc
phát triển các sản phẩm thương
mại, mơ hình kinh doanh dựa trên
các sản phẩm nghiên cứu khoa
học. Phát triển đội ngũ giảng viên
nguồn về khởi nghiệp và đổi mới
sáng tạo từ các trường đại học.
Giúp sinh viên làm khởi
nghiệp: trước hết, cần tạo môi
trường hỗ trợ sinh viên khởi
nghiệp. Bố trí các khơng gian
dùng chung cho sinh viên (CoWorking space) trong đó có đầy
đủ các tài liệu cung cấp kiến thức,
kỹ năng về khởi nghiệp, thông tin
và các hoạt động khởi nghiệp
ngoài cộng đồng, hoạt động khởi
nghiệp của nhà trường, cung cấp
các đề tài nghiên cứu khoa học
của nhà trường đã được cơng bố
trên các tạp chí, bố trí liên kết với
các đơn vị tư vấn, hỗ trợ, ươm
tạo, thúc đẩy sự tham gia của
các văn phòng đại diện các quỹ
đầu tư, ngân hàng... nhằm mục
đích kết nối, hỗ trợ tối đa nhu cầu

của doanh nghiệp khởi nghiệp.
Thường xuyên tổ chức các sự
kiện, hội thảo, tọa đàm và triển
lãm các sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm
thu hút các nguồn đầu tư trong
và ngoài nước. Căn cứ vào thực
tiễn và nguồn lực của nhà trường,
có thể xây dựng các phịng thí
nghiệm, xưởng thực hành dành
riêng cho khởi nghiệp (Fablab,
Design factory...) để hỗ trợ việc
sản xuất thử và phát triển các
sản phẩm khởi nghiệp. Có giải
pháp khuyến khích doanh nghiệp
tích cực tham gia hoặc trực tiếp
tổ chức các cuộc giao lưu giữa
sinh viên với doanh nghiệp để
hai bên có thể cung cấp thơng
tin, nhu cầu của nhau. Xây dựng
các chương trình thực hành, thực
tập tại doanh nghiệp để sinh viên

được tiếp xúc với các hoạt động
sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp, trải nghiệm, tăng cường
kỹ năng thực hành, hỗ trợ sinh
viên hình thành ý tưởng... Thứ hai,
hỗ trợ nguồn vốn cho các chương
trình, dự án khởi nghiệp của học

sinh, sinh viên thông qua các Quỹ
hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi
nghiệp từ nguồn kinh phí xã hội
hóa. Bố trí kinh phí từ các nguồn
thu hợp pháp của nhà trường để
hỗ trợ tổ chức các hoạt động khởi
nghiệp của sinh viên, hỗ trợ tiến
hành các thí nghiệm, xây dựng
các dự án sản xuất thử nghiệm
dựa trên các ý tưởng, dự án khởi
nghiệp của học sinh, sinh viên
trong trường đại học. Thứ ba, tổ
chức các cuộc thi về khởi nghiệp.
Các trường đại học cần chủ động
tổ chức các cuộc thi với các chủ
đề gắn với các ngành nghề đào
tạo của nhà trường, lựa chọn các
dự án, ý tưởng có tính khả thi để
tham gia các cuộc thi khởi nghiệp
cấp khu vực, cấp quốc gia. Chủ
động tổ chức các hoạt động kết
nối nhà đầu tư, quỹ đầu tư tham
gia các cuộc thi cùng nhà trường
để hỗ trợ sinh viên hoàn thiện các
dự án sau khi kết thúc các cuộc
thi.
Yêu cầu đặt ra đối với các
bên trong hoạt động hỗ trợ sinh
viên khởi nghiệp
Nếu chỉ dừng lại ở các bước

nêu trên có nghĩa là lộ trình chưa
đầy đủ các điều kiện để đi tới kết
quả cuối cùng. Ở đây, cần nhắc
đến vai trò của các bên trong hỗ
trợ sinh viên khởi nghiệp. Để hỗ
trợ các nhà trường, cơ quan quản
lý, điều phối các hoạt động hỗ trợ
sinh viên khởi nghiệp cần ban
hành một số văn bản hướng dẫn
như: xây dựng bộ tiêu chí đánh

giá cơ sở đào tạo theo định hướng
khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo;
phối hợp với Bộ Tài chính hồn
thiện cơ chế tài chính, định mức
chi các hoạt động hỗ trợ; tăng
cường công tác truyền thông về
các hoạt động khởi nghiệp; tổ
chức ngày hội khởi nghiệp quốc
gia cho học sinh, sinh viên...
Thí điểm xây dựng một số trung
tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên
khởi nghiệp trong các trường đại
học cũng như tổ chức các hoạt
động nghiên cứu, xây dựng các
cơ chế, chính sách hỗ trợ học
sinh, sinh viên, giảng viên khởi
nghiệp. Đây không chỉ là nhiệm
vụ của riêng một đơn vị mà cần
sự phối hợp chặt chẽ của nhiều

ban, ngành có liên quan, trong
đó vai trị quyết định thuộc về
các trường đại học. Bằng các giải
pháp cụ thể theo lộ trình đặt ra và
sự đổi mới, sáng tạo trong cách
nghĩ, cách làm, tin tưởng rằng
mục tiêu xây dựng Việt Nam trở
thành một quốc gia khởi nghiệp
nói chung, trong đó có mục tiêu
xây dựng được đội ngũ sẵn sàng
khởi nghiệp ở các trường đại học
nói riêng có thể triển khai thành
công. Cùng với Luật Giáo dục đại
học sửa đổi được Quốc hội thông
qua, việc thực hiện tốt các mục
tiêu hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp
sẽ tạo nên một điểm nhấn quan
trọng của giáo dục đại học Việt
Nam trong việc tăng cường gắn
kết các hoạt động nghiên cứu
khoa học với hoạt động chuyển
giao cơng nghệ, thương mại hóa
và khởi nghiệp ?

Số 3 năm 2019

21


Diễn đàn Khoa học - Công nghệ


Năng suất lao động Việt Nam
và những tác động của đổi mới sáng tạo*
Vũ Văn Thành
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Năng suất lao động (NSLĐ) toàn nền kinh tế của Việt Nam năm 2017 (theo giá hiện hành) đạt 93,2 triệu
đồng/lao động, tăng 6,05% so với năm 2016; sau 17 năm (2000-2017), NSLĐ của Việt Nam đã tăng gấp
3 lần; khoảng cách với các nước có NSLĐ cao trong khu vực và thế giới được thu hẹp dần; năng suất
yếu tố tổng hợp (TFP) tăng 2,63% so với năm 2016… Đó là những dấu hiệu chuyển biến tích cực của
NSLĐ Việt Nam trong thời gian qua. Đổi mới sáng tạo và môi trường thể chế là những yếu tố mang tính
quyết định cho những chuyển biến tích cực này.
Những chuyển biến tích cực
Năm 2017, NSLĐ tồn nền kinh
tế (theo giá hiện hành) đạt 93,2 triệu
đồng/lao động, tương đương 4.118
USD/lao động, tăng 6,05% so với
năm 2016, bình quân giai đoạn 20112017 tăng 4,72%/năm, riêng giai đoạn
2016-2017 đạt 5,66%/năm. NSLĐ
theo giá hiện hành năm 2011-2017
lần lượt là: 55,2; 63,1; 68,7; 74,7; 79,4;
84,5 và 93,2 triệu đồng/lao động.
Theo khu vực kinh tế, NSLĐ của
khu vực công nghiệp và xây dựng
đạt cao nhất với 133,7 triệu đồng/lao
động, khu vực dịch vụ đạt 125,7 triệu
đồng/lao động và thấp nhất là khu vực
nông - lâm nghiệp và thủy sản đạt
39,7 triệu đồng/lao động. Mặc dù có
NSLĐ thấp nhất, nhưng khu vực nơng

- lâm nghiệp và thủy sản có tốc độ
tăng bình qn giai đoạn 2011-2017
cao nhất so với 2 khu vực cịn lại là
cơng nghiệp - xây dựng và dịch vụ
(4,8%/năm so với 1,8% và 3,7%).
Sau 17 năm (2000-2017), NSLĐ
của Việt Nam đã tăng gấp 3 lần,
*
Bài viết được tổng hợp dựa trên Báo cáo
năng suất Việt Nam 2017 - báo cáo mới
nhất do Viện Năng suất Việt Nam công bố
năm 2018; số liệu của Tổng cục Thống kê
qua các năm và Báo cáo chỉ số đổi mới
sáng tạo toàn cầu năm 2017, 2018.

22

khoảng cách với các nước đã được
thu hẹp dần (năm 1990 NSLĐ của
Singapore gấp 21 lần Việt Nam, đến
năm 2016 còn 12 lần). Tốc độ tăng
NSLĐ của Việt Nam giai đoạn này từ
3,6 đến 4,3%/năm và là mức tăng khá
ở châu Á.
NSLĐ giữa các ngành kinh tế có
sự khác biệt đáng kể, các ngành có
NSLĐ cao và khá là khai khống, sản
xuất phân phối điện, khí đốt, thơng tin
truyền thơng. Các ngành xây dựng,
công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch

vụ vận tải, kho bãi, thương mại, dịch
vụ lưu trú, ăn uống nói chung có
NSLĐ thấp. Ngành nơng - lâm nghiệp
và thủy sản tuy có NSLĐ thấp nhưng
đã có sự cải thiện nhiều so với trước
đó.
Tăng trưởng đang dựa nhiều vào tăng chất
lượng
Chỉ tiêu TFP được sử dụng để
phân tích đầy đủ hơn về các yếu tố
tác động tới tăng trưởng và cho thấy
rõ hơn hiệu quả tổng hợp của nền kinh
tế. Tăng TFP đồng nghĩa với việc tăng
cường áp dụng tiến bộ khoa học và
công nghệ (KH&CN), đổi mới công
nghệ; cải tiến phương thức quản lý;
nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề
của người lao động… Tăng vốn và lao
động có thể mang lại tăng trưởng kinh
tế ngắn hạn, phù hợp với giai đoạn

Số 3 năm 2019

đầu của q trình cơng nghiệp hóa,
nhưng tăng TFP mới là nguồn gốc của
tăng trưởng dài hạn, hướng vào chất
lượng của tăng trưởng và phát triển
bền vững.
Năm 2017, GDP của Việt Nam
tăng 6,81%, vốn tăng 7,7%, lao động

tăng 0,75%, TFP tăng 2,63% và đóng
góp của TFP vào tăng GDP khoảng
39,5%. Chung cho giai đoạn 20112017, tăng TFP là 1,95%/năm, đóng
góp của tăng TFP vào tăng GDP
khoảng 32,2% (bảng 1). Tính riêng
năm 2016-2017, TFP tăng 2,4%, đóng
góp khoảng 37,5% vào tăng trưởng
kinh tế, cơ bản đạt được mục tiêu đề
ra trong Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội
nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII về một số chủ
trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục
đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao
chất lượng tăng trưởng, NSLĐ, sức
cạnh tranh của nền kinh tế (mục tiêu
là TFP đóng góp vào tăng trưởng bình
qn giai đoạn 2016-2020 khoảng 3035% GDP).
Xét trong khoảng 15 năm trở lại
đây, tốc độ tăng vốn và lao động đang
chậm dần, trong khi đó TFP lại có tốc
độ tăng nhanh hơn. Điều này cho thấy,
tăng trưởng của kinh tế Việt Nam đang
dựa nhiều vào tăng chất lượng, thay vì
tăng về số lượng của vốn và lao động.


Diễn đàn khoa học - công nghệ
Bảng 1. Tốc độ tăng GDP, vốn, lao động, TFP và đóng góp của các yếu tố vào tăng
GDP của Việt Nam (2011-2017).
Năm


Tốc độ
tăng
GDP (%)

Tốc độ
tăng vốn
(%)

Tốc độ
tăng lao
động (%)

Tốc độ
tăng TFP
(%)

Đóng góp của các yếu tố vào
tăng GDP (%)
Tăng
vốn

Tăng lao
động

Tăng
TFP

2011


6,24

9,26

2,66

0,85

60,6

25,4

14,0

2012

5,25

7,24

2,13

1,06

54,7

24,7

20,7


2013

5,42

6,77

1,53

1,71

50,9

16,9

32,2

2014

5,98

6,84

1,03

2,15

54,2

9,2


36,6

2015

6,68

7,15

0,18

3,10

51,3

1,5

47,3

2016

6,21

7,45

0,84

2,16

57,3


7,3

35,5

2017

6,81

7,70

0,75

2,63

54,7

5,8

39,5

Bình quân 2011-2015

5,91

7,45

1,50

1,78


54,3

15,5

30,1

Bình quân 2011-2016

5,96

7,44

1,39

1,84

54,8

14,2

31,0

Bình quân 2011-2017

6,08

7,48

1,30


1,95

54,8

13,0

32,2

Bình quân 2016-2017

6,51

7,58

0,80

2,40

56,0

6,5

37,5

Sau giai đoạn tăng vốn nhanh (20022010) với tốc độ bình quân 12%/năm,
từ năm 2011, tốc độ tăng vốn đã chậm
lại (bình quân khoảng 7,4%/năm), lao
động cũng tăng chậm dần. Trong giai
đoạn 2002-2010, đóng góp của TFP
vào tăng trưởng kinh tế tương đối thấp,

mặc dù GDP vẫn có tốc độ tăng cao.
Đặc biệt, 2008-2009, tăng trưởng kinh
tế hoàn toàn dựa vào tăng đầu vào là
vốn và lao động mà khơng có sự đóng
góp của tăng TFP. Từ 2010, khi tốc độ
tăng vốn và lao động chậm lại thì tăng
TFP càng có vai trị lớn hơn trong tăng
trưởng kinh tế. Tỷ trọng đóng góp của
TFP vào tăng trưởng kinh tế đang dần
cao lên trong giai đoạn vừa qua cho
thấy yếu tố đầu vào là vốn và lao động
đang được sử dụng hiệu quả hơn trong
việc tạo ra kết quả đầu ra. Đây là sự
chuyển biến tích cực của nền kinh tế
theo hướng tập trung vào chất lượng
tăng trưởng như nâng cao chất lượng
lao động, chất lượng về vốn, áp dụng
tiến bộ KH&CN... Đóng góp TFP vào
tăng GDP của Việt Nam khoảng 31%/
năm trong giai đoạn 2011-2016 là mức
tăng tương đối cao so với các nước ở
châu Á.
Đổi mới sáng tạo - yếu tố quyết định chất
lượng của tăng trưởng
NSLĐ của nền kinh tế chịu sự
tác động của rất nhiều yếu tố như
môi trường kinh tế - xã hội - chính trị,
chính sách kinh tế vĩ mơ, tình hình thị
trường, phát triển cơng nghệ, trình độ


quản lý, tổ chức sản xuất, mối quan hệ
lao động - quản lý, khả năng về vốn,
phát triển nguồn nhân lực… Tuy nhiên,
những yếu tố mang tính quyết định
chất lượng của tăng trưởng chính là
đổi mới sáng tạo (trong đó có việc ứng
dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, đổi
mới công nghệ của doanh nghiệp) và
môi trường thể chế.
Chỉ báo về đổi mới sáng tạo và môi
trường thể chế của Việt Nam trong
những năm gần đây đã tác động không
nhỏ đến những chuyển biến tích cực
của NSLĐ. Báo cáo cạnh tranh tồn
cầu năm 2017-2018 đánh giá sự sẵn
sàng về công nghệ của Việt Nam là
4,0 điểm, đứng thứ 79, tăng 13 bậc
so với xếp hạng năm 2016-2017. Về
chỉ số đổi mới, theo đánh giá của Diễn
đàn kinh tế thế giới (VEF), năm 20162017, Việt Nam đạt 3,3 điểm, đứng thứ
71.
Theo công bố của Báo cáo chỉ số
đổi mới sáng tạo toàn cầu, chỉ số đổi
mới sáng tạo của Việt Nam đã tăng thứ
hạng đáng kể trong 2 năm qua (năm
2017, xếp thứ 47/127 quốc gia/nền
kinh tế, tăng 12 bậc so với năm 2016;
năm 2018, xếp thứ 45/126, tăng 2 bậc
so với năm 2017). Năm 2017, nhóm
chỉ số đầu vào “Nghiên cứu và phát

triển” tăng 19 bậc; nhóm chỉ số đầu ra
của đổi mới sáng tạo tăng 4 bậc, chủ
yếu ở trụ cột “Sản phẩm kiến thức
và công nghệ” (tăng hạng từ 39 lên
28). Trong đó, nhóm chỉ số “Sáng

tạo tri thức” tăng 7 bậc, nhóm chỉ số
“Tác động của tri thức” tăng 20 bậc
(xếp thứ 5 trong số 127 nước được xếp
hạng). Năm 2018, Việt Nam có sự
tăng hạng ở trụ cột “Sản phẩm sáng
tạo” (tăng 6 bậc, từ 52 lên 46). Nhóm
chỉ số “Sáng tạo trực tuyến” tăng
mạnh nhất (10 bậc, từ vị trí 64 lên
54); nhóm chỉ số “Sản phẩm và dịch
vụ sáng tạo” tăng 7 bậc (từ 36 lên
29); nhóm chỉ số “Tài sản vơ hình”
tăng 3 bậc (từ 52 lên 49).
Về môi trường kinh doanh, thể chế,
những năm vừa qua, Việt Nam ln có
sự cải thiện tốt về thứ hạng trong bảng
xếp hạng của Ngân hàng thế giới về
môi trường kinh doanh. Chính phủ đã
thực hiện hàng loạt chính sách thúc
đẩy cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh thông
qua các cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp
với khu vực kinh tế tư nhân. Theo Báo
cáo môi trường kinh doanh 2018, Việt
Nam xếp hạng thứ 68 với số điểm là

67,93/100 (tăng 14 bậc so với xếp
hạng của năm trước). Mặc dù đã có
nhiều bước cải thiện, nhưng hầu hết
các chỉ số môi trường kinh doanh của
Việt Nam chưa đạt được mức trung
bình của các nước ASEAN 4. Theo
Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn
cầu năm 2018, trụ cột “Thể chế” của
Việt Nam được cải thiện đáng kể (tăng
9 bậc, từ 87 lên 78), trong đó nhóm chỉ
số “Mơi trường pháp lý” tăng 14 bậc (từ
103 lên 89), đặc biệt tiểu chỉ số “Nâng
cao hiệu quả thực thi của pháp luật”
tăng 17 bậc (từ vị trí 74 lên 57); nhóm
chỉ số “Mơi trường kinh doanh” tăng 10
bậc (từ 113 lên 103).
Ảnh hưởng của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 chắc chắn sẽ làm
thay đổi cấu trúc việc làm. Trong bối
cảnh Việt Nam tham gia sâu rộng vào
nền kinh tế thế giới, việc tiếp cận thành
tựu cách mạng sản xuất mới mang đến
cơ hội tạo ra kỳ tích trong sản xuất và
tăng NSLĐ. Để nắm bắt cơ hội này,
Nhà nước cần tiếp tục có chiến lược
thúc đẩy hệ thống kinh tế có tính đổi
mới sáng tạo; cải cách hơn nữa để cải
thiện mơi trường kinh doanh ?

Số 3 naêm 2019


23


×