Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

BÀI ĐỌC – MỘT SỐ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.75 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

MỘT SỐ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM



<b>Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng</b>


Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) thành lập từ tháng 5/1996.
Trung tâm do BS. TS. Trần Tuấn sáng lập cùng sự tham gia của bốn nhà khoa học và hoạt động
xã hội khác. Thời gian đầu, trung tâm hoạt động dưới sự bảo trợ pháp lý của một tổ chức khác.
Đến tháng 9/1998, RTCCD chính thức được cơng nhận là một tổ chức độc lập hoạt động khoa
học công nghệ phi lợi nhuận, vì mục tiêu phát triển cộng đồng ở Việt Nam. Hoạt động chính của
trung tâm là nghiên cứu, đào tạo, tư vấn và phát triển mơ hình dự án thí điểm trong các lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe tâm thần và dự phịng rối nhiễu tâm trí, dinh dưỡng và phòng chống thiếu hụt
vi chất, phát triển hệ thống y tế theo hướng công bằng và hiệu quả, cải thiện quan hệ xã hội
phục vụ phát triển cộng đồng.


<i>Nguồn: www.rtccd.org.vn</i>


<b>Trường trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa</b>


Năm 1994, “Trường Nữ công Tư thục Hoa Sữa” được thành lập với 20 học sinh. Sáu giáo viên
nữ về hưu (bà Phạm Thị Vy, bà Đoàn Khuê, bà Phạm Kim Ánh, bà Nguyễn Xuân Trinh, bà Phan
Tuyết Lan, bà Trương Bảo Lan) đã chọn “dạy nghề từ thiện cho thanh niên khó khăn làm mục
đích hoạt động trước những trăn trở về một cơ hội thay đổi cuộc sống cho những người thiệt thòi
và bất hạnh.” Được sự hỗ trợ của một số tổ chức NGO của Pháp và UNDP, Trường triển khai
các chương trình đào tạo nghề nấu ăn Âu, bánh mỳ - bánh ngọt và phục vụ bàn và tìm việc làm
cho các đối tượng thanh niên khó khăn.


Đến nay, Trường đã có 3 nhà hàng, 2 cửa hàng và 1 khách sạn mini giới thiệu sản phẩm thực
hành, xây dựng được ngôi trường bề thế, khu nội trú, khu thực hành nghề (Nhà nước cấp đất,
ĐSQ Tây Ban Nha và Pháp tài trợ xây dựng). Năm 2006, Hoa Sữa tiếp tục mở trung tâm dạy
nghề May-thêu cho thanh niên khuyết tật. Hiện tại, Trường đã được Bộ GĐ&ĐT cho phép đào
tạo ở cả 3 cấp: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp. 2/3 thời gian đào tạo được


thực hiện ngay tại địa điểm thực hành của trường. Hơn 7.000 học sinh có hồn cảnh khó khăn đã
được đào tạo tại Hoa Sữa và tất cả đều đã có việc làm ổn định sau khi ra trường. Doanh thu từ
các nhà hàng, cửa hàng (chiếm 65% chi phí hoạt động) giúp Hoa Sữa tự chủ hơn về tài chính và
duy trì bền vững các chương trình đào tạo nghề miễn phí cho các đối tượng khó khăn, khuyết tật.
<i>Nguồn: www.hoasuaschool.com</i>


<b>Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

chính, tiếp thị). Các DNXH hiện đang góp phần giải quyết các vấn đề của xã hội như bảo vệ môi
trường, đào tạo nghề và việc làm cho người khuyết tật, phụ nữ nghèo, HIV/AIDS, chăm sóc sức
khỏe cộng đồng, sức khỏe tâm lý, chăm sóc trẻ em bị bệnh tự kỷ... và bước đầu có được thành
quả đáng ghi nhận. Tính riêng về kết quả và tác động của 19 dự án DNgXH đầu tiên, chương
trình đã giúp giúp cải thiện đời sống trực tiếp cho 17.000 người và gián tiếp 200.000 người dân
tại các cộng đồng yếu thế. Trong số đó, có 4 sáng kiến và mơ hình phát triển xã hội đã được nhân
rộng tại các địa phương khác và huy động thêm 4 USD cho mỗi 1 USD do chương trình đầu tư.
Tháng 3/2012, CSIP đã hợp tác cùng Cơng ty kiểm tốn Deloitte Việt Nam khai trương Vườn
ươm đầu tiên cho DNXH tại Việt Nam, cung cấp văn phòng và cơ sở vật chất ban đầu cho các ý
tưởng DNXH ở giai đoạn khởi nghiệp hoặc các dự án của giới trẻ có tiềm năng trở thành DNXH.
<i>Nguồn: www.doanhnhanhxahoi.org</i>


<b>Công ty TNHH thủ công Mai (Mai Vietnamese Handicrafts- MVH)</b>


MVH là một doanh nghiệp nhỏ thành công, do hai cán bộ công tác xã hội thành lập năm 1990 tại
TP Hồ Chí Minh thành lập. Được xây dựng trên niềm tin rằng phát triển xã hội cần gắn bó chặt
chẽ với tự chủ về kinh tế cho các cộng đồng có hồn cảnh khó khăn, MHV đã tiếp cận và làm
việc với những người thợ thủ công (70% là phụ nữ nghèo) tại các vùng quê hẻo lánh để đào tạo
và tạo việc làm cho họ, đồng thời hiện đại hóa và làm tăng giá trị hàng hóa của hàng thủ công mỹ
nghệ Việt Nam trên thị trường quốc tế. Là một trong 8 thành viên Việt Nam của tổ chức Thương
Mại Công Bằng Thế giới, MVH đang làm việc với 21 nhóm bao gồm hơn 1.100 thợ thủ cơng
chủ yếu tại các tỉnh phía Nam (với mức lương trung bình 3,4 triệu/người/tháng). Mục tiêu của


MVH là tạo thu nhập và nâng cao khả năng tự lập của người nghèo và chịu thiệt thịi thơng qua
thương mại cơng bằng. MHV đã trở thành một DNXH có lợi nhuận với doanh thu khoảng 1,7
triệu USD (2008). Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu đạt 10% và toàn bộ lợi nhuận được tái đầu tư
cho các hoạt động phát triển cộng đồng.


<i>Nguồn: Case study- Mai Vietnamese Handicrafts, Growing Inclusive markets, UNDP 2011.</i>
<b>Mô hình Tủ sách dịng họ</b>


Mơ hình Tủ sách Dịng Họ và Tủ sách Phụ huynh do anh Nguyễn Quang Thạch sáng lập là một
ví dụ khá tiêu biểu cho loại hình doanh nghiệp phi lợi nhuận này. Anh Thạch xác định một trong
những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đói nghèo ở nơng thơn là thiếu tri thức. Tình trạng
giảm sút tính hiếu học và hiếu đọc của nơng thơn Việt Nam đã ở tình trạng khẩn cấp. Nghiên cứu
những mơ hình thư viện hiện có và sự phát triển của dòng họ những năm gần đây đã đưa anh
Thạch đến việc thành lập một mơ hình thư viện mới, dựa trên nguồn lực và sự tham gia của các
dòng họ trong việc nâng cao tri thức cho con em dịng họ mình và bà con trong thơn xóm. Tủ
sách Dòng họ đã ra đời năm 2007 và cho đến nay đã có mặt trên 22 tỉnh với 92 thư viện và
30.000 đầu sách, mang lại cơ hội cải thiện tri thức cho ít nhất 80.000 người dân nơng thơn. Đặc
biệt, số dịng họ liên lạc nhờ tư vấn xây dựng tủ sách đã vượt trên 100, chưa kể các tủ sách do
dòng họ tự xây dựng dưới sự tư vấn của anh Thạch. Tủ sách Phụ huynh cũng đã ra đời với cùng
phương thức huy động nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng. Từ năm 2010 đến nay, 71 Tủ
sách Phụ huynh đã được thành lập tại 21 trường, với 6.100 đầu sách và đang được 6.000 học sinh
sử dụng. Đánh giá ban đầu cho thấy tủ sách đã giúp cộng đồng cải thiện tình trạng thiếu sách tại
92 thơn xóm ở nơng thơn. 50% nguồn lực còn lại được huy động từ các nhà tài trợ, nguồn sách
người dân ủng hộ, tiền cá nhân và đặc biệt gần đây từ sự đóng góp của Nhóm hành động sách
hóa nơng thơn trên Facebook.


</div>

<!--links-->

×