Chương I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
A. VÍ DỤ ÁP DỤNG
1. Ví dụ 1: Môi trường là gì? Phân loại môi trường.
Hướng dẫn:
a. Khái niệm: Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
b. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật:
– Môi trường trên cạn: mặt đất và lớp khí quyển.
– Môi trường nước: nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
– Môi trường đất: các lớp đất có độ sâu khác nhau.
– Môi trường sinh vật: động vật, thực vật và con người.
2. Ví dụ 2: Sinh vật thích nghi với ánh sáng trong môi trường sống của chúng như thế nào?
Hướng dẫn:
a. Thực vật: Thể hiện qua đặc điểm hình thái, giải phẫu, hoạt động sinh lí của cơ thể.
Điểm phân
biệt
Cây ưa sáng Cây ưa bóng
Đặc điểm Ý nghĩa Đặc điểm Ý nghĩa
Hình thái,
giải phẫu
Thân cao,
thẳng
Vươn cao lên tầng trên có
nhiều ánh sáng
Cây nhỏ Sống dưới tán cây khác
Lá nhỏ xép
xiên, tán lá
thưa
Tránh được các tia sáng chiếu
thẳng vào bề mặt lá, làm cho
lá đỡ bị đốt nóng
Lá to, xếp
xen kẽ
nhau
Tiếp nhận được nhiều ánh sáng
hơn
Màu lá
nhạt
Hạt lục lạp nằm sâu trong thịt
lá, tránh bị đốt nóng
Màu lá sẫm
Hạt lục lạp nằm sát biểu bì lá, nhờ
đó lá cây lấy được nhiều ánh sáng
và duy trì quang hợp trong điều
kiện ánh sáng yếu
Sinh lí
Cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới
ánh sáng mạnh
Cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh
sáng yếu
b. Động vật:
– Có cơ quan tiếp nhận ánh sáng, ánh sáng giúp động vật có khả năng định hướng trong không gian và
nhận biết các vật xung quanh.
– Có hai nhóm động vật khác nhau:
+ Nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày.
+ Nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm.
3. Ví dụ 3. Quần thể là gì? Quá trình để hình thành một quần thể diễn ra như thế nào?
Hướng dẫn:
a. Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một
thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
b. Quá trình hình thành một quần thể sinh vật:
– Đầu tiên, một số cá thể cùng loài phát tán đến môi trường sống mới.
– Những cá thể thích nghi với môi trường thì tồn tại và giữa chúng thiết lập mối quan hệ sinh thái, các cá
thể sinh sản và dần dần hình thành quần thể ổn định.
4. Ví dụ 4: Nêu đặc trưng cơ bản về tỉ lệ giới tính và nhóm tuổi của quần thể sinh vật.
Hướng dẫn:
a. Tỉ lệ giới tính:
– Tỉ lệ con đực/cái thường xấp xỉ 1/1, là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể
trong điều kiện môi trường thay đổi.
– Tỉ lệ giới tính chịu ảnh hưởng bởi rất ngiều yếu tố trong môi trường sống, đặc điểm sinh lí, tập tính của
loài, điều kiện dinh dưỡng của cá thể.
Chương I. Cá thể và quần thể sinh vật Trang 1/9
– Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi gia súc, bảo vệ môi trường.
b. Nhóm tuổi.
* Các nhóm tuổi: tuổi được tính bằng thời gian, có 3 khái niệm về tuổi thọ:
– Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
– Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể.
– Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
* Tháp tuổi của quần thể sinh vật:
– Quần thể có 3 nhóm tuổi sinh thái là nhóm tuổi trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản. Xếp liên
tục các nhóm tuổi từ non đến già, ta có tháp tuổi.
– Có 3 dạng tháp tuổi đặc trưng:
+ Tháp tuổi phát triển có đáy rộng.
+ Tháp tuổi ổn định.
+ Tháp tuổi suy giảm có đáy hẹp.
– Quần thể có các nhóm tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi của cả quần thể luôn thay đổi tùy
thuộc vào từng loài và môi trường sống.
B. BÀI TẬP.
I. Bài tập tự luận.
Câu 1. Thế nào là nhân tố sinh thái? Phân loại.
Câu 2. Giới hạn sinh thái, nơi ở, ổ sinh thái của sinh vật là gì?
Câu 3. Động vật hằng nhiệt thích nghi với nhiệt độ của môi trường sống như thế nào?
Câu 4. Những cá thể trong quần thể sinh vật có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Câu 5. Nhằm sử dụng tối ưu nguồn sống trong các môi trường sống khác nhau, các cá thể trong quần thể phân
bố theo những dạng nào?
Câu 6. Thế nào là biến động số lượng? Các hình thức biến động số lượng cá thể của quần thể. Tìm hiểu
nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể và quần thể điều chỉnh sự biến động này như thế nào?
II. Bài tập trắc nghiệm.
Câu 1. Môi trường sống bao gồm tất cả những nhân tố
A. có trong tự nhiên, ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống của sinh vật.
B. có trong tự nhiên, ảnh hưởng gián tiếp lên đời sống của sinh vật.
C. xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hay gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, st,
phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
D. xung quanh sinh vật có tác động trực tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, st, phát triển và
những hoạt động khác của sinh vật.
Câu 2. Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là:
A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường nước lợ.
B. môi trường đất, môi trường không khí, môi trường sinh vật, môi trường cạn.
C. môi trường cạn, môi trường không khí, môi trường nước mặn.
D. môi trường cạn, môi trường nước, môi trường đất, môi trường sinh vật.
Câu 3. Nhân tố sinh thái là
A. tất cả các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.
B. tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp lên cơ thể sinh vật.
C. thế giới hữu cơ của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.
D. nhóm nhân tố hữu sinh và nhân tố con người có ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh vật.
Câu 4. Nhân tố sinh thái gồm
A. nhóm nhân tố vô sinh, nhân tố con người. B. nhóm nhân tố vô sinh, nhóm nhân tố hữu sinh.
C. nhóm nhân tố vô sinh, nhân tố vật lí. D. nhóm nhân tố hữu sinh, nhân tố hóa học.
Câu 5. Giới hạn sinh thái là
A. khả năng chịu đựng của sinh vật về một nhân tố sinh thái.
B. khoảng giá trị xác định của các nhân tố sinh thái đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt
nhất.
Chương I. Cá thể và quần thể sinh vật Trang 2/9
C. khoảng giá trị xác định của các nhân tố sinh thái đảm bảo cho sinh vật sinh thái, phát triển tốt nhất theo
thời gian.
D. giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái.
Câu 6. Ổ sinh thái của một loài là:
A. tập hợp các nhân tố vô sinh, hữu sinh cho phép loài đó sinh trưởng tốt nhất.
B. nơi loài đó cư trú.
C. một khoảng không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn
cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
D. nơi thường gặp của loài.
Câu 7. Sự phân hóa ổ sinh thái có ý nghĩa để tránh đối đầu
A. khi nhu cầu thiết yếu nào đó bị suy giảm. B. về nhu cầu kết đôi giao phối.
C. về nơi cư trú. D. về nhu cầu tìm kiếm thức ăn.
Câu 8. Đặc điểm hình thái nào không đặc trưng cho cây ưa sáng?
A. Có phiến lá dày. B. Có phiến lá mỏng.
C. Mô giậu phát triển. D. Lá xếp nghiêng so với mặt đất.
Câu 9. Đặc điểm hình thái nào không đặc trưng cho cây ưa bóng?
A. Ít hoặc không có mô giậu. B. Mô giậu phát triển.
C. Có phiến lá mỏng. D. Lá nằm ngang.
Câu 10. Dựa vào khả năng thích nghi của động vật với ánh sáng, động vật được chia thành
A. nhóm ưa hoạt động ban ngày và nhóm ưa hoạt động ban đêm.
B. nhóm ưa hoạt động với ánh sáng và nhóm ưa hoạt động với bóng tối.
C. nhóm không ưa hoạt động với ánh sáng.
D. nhóm động vật Bắc bán cầu và nhóm động vật Nam bán cầu.
Câu 11. Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có đặc điểm:
A. kích thước cơ thể lớn, lớp mỡ dày, phần thò lớn hơn so với động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới.
B. kích thước cơ thể nhỏ, lớp mỡ mỏng, phần thò lớn.
C. kích thước cơ thể lớn, lớp mỡ dày, phần thò nhỏ.
D. tuổi thọ thấp hơn so với những động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới.
Câu 12. Phát biểu không đúng khi nói về đặc điểm của động vật hằng nhiệt sống ở vùng nhiệt đới.
A. kích thước cơ thể nhỏ hơn so với động vật cùng loài sống ở vùng ôn đới.
B. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể (S/V) tăng.
C. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể (S/V) giảm.
D. phần thò (tai, đuôi, chi,...) lớn hơn so với động vật sống ở vùng ôn đới.
Câu 13. Cá rô phi sinh sản tốt nhất ở 30
0
C. 30
0
C được gọi là nhiệt độ:
A. gây chết. B. gây chết dưới. C. gây chết trên. D. cực thuận.
Câu 14. Theo thân nhiệt, sinh vật gồm:
A. nhóm chịu nhiệt, nhóm ưa nhiệt. B. nhóm chịu nhiệt cao, nhóm chịu nhiệt thấp.
C. nhóm biến nhiệt, nhóm hằng nhiệt. D. nhóm biến nhiệt, nhóm hằng nhiệt, nhóm trung tính.
Câu 15. Ánh sáng giúp cho động vật có khả năng:
A. tìm kiếm bạn tình, kết đôi giao phối. B. kiếm mồi.
C. lẩn tránh kẻ thù. D. định hướng, nhận biết, vận động.
Câu 16. Đặc điểm nào không đúng với cây ưa sáng?
1. Phiến mỏng, màu sẫm. 2. Phiến lá dày.
3. Mô giậu phát triển, màu lá nhạt. 4. Lá xếp nằm ngang so với mặt đất.
5. Mô giậu ít. 6. Lá xếp nghiêng so với mặt đất.
A. 1, 4, 5. B. 1, 2, 4. C. 1, 3, 4. D. 1, 3, 6.
Câu 17. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới:
A. trao đổi chất và năng lượng, khả năng sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
B. khả năng quang hợp của thực vật.
C. khả năng hấp thụ dinh dưỡng của sinh vật.
D. khả năng phân bố của sinh vật.
Câu 18. Trong các nhân tố sinh thái thì ánh sáng ảnh hưởng tới khả năng
A. quang hợp của thực vật và khả năng quan sát của động vật. B. thoát hơi nước của sinh vật.
C. sinh trưởng, phát triển của sinh vật. D. phân bố của sinh vật.
Chương I. Cá thể và quần thể sinh vật Trang 3/9
Câu 19. Độ ẩm không khí ảnh hưởng tới khả năng
A. trao đổi chất và năng lượng của sinh vật. B. thoát hơi nước của sinh vật.
C. sinh trưởng, phát triển của sinh vật. D. hút khoáng của thực vật.
Câu 20. Nhóm cây ưa sáng gồm:
A. phi lao, xà cừ, gừng, nghệ, lúa. B. phi lao, bạch đàn, lúa, đậu, vạn niên thanh.
C. phi lao, xà cừ, bạch đàn, lúa, đậu. D. phi lao, xà cừ, bạch đàn, lúa.
Câu 21. Nhóm cây ưa bóng gồm
A. vạn niên thanh, gừng, nghệ, trầu không, ráy, thài lài… B. gừng, nghệ, bạch đàn, bàng…
C. trầu không, ráy, bàng, tre… D. vạn niên thanh, nho, phong lan, phượng vĩ…
Câu 22. Cây ưa sáng có màu lá nhạt vì
A. lục lạp nhiều nên hấp thụ nhiều ánh sáng dẫn đến màu nhạt.
B. ánh sáng chiếu vào lục lạp làm lục lạp bị mất màu.
C. số lượng lục lạp ít.
D. lục lạp nằm sâu trong thịt lá để tránh bị đốt nóng.
Câu 23. Đặc điểm của cây ưa ẩm là lá to, mỏng
A. tầng cutin mỏng, khả năng điều tiết nước mạnh. B. tầng cutin mỏng, khả năng điều tiết nước yếu.
C. tầng cutin dày, khả năng điều tiết nước mạnh.D. tầng cutin dày, khả năng điều tiết nước yếu.
Câu 24. Đặc điểm của cây chịu hạn là
A. lá tiêu giảm hoặc biến thành gai, thân mọng nước. B. có thân ngầm phát triển dưới đất.
C. lá xoay chuyển tránh ánh sáng mặt trời. D. có phiến lá dày, mô giậu phát triển.
Câu 25. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể
A. cùng loài, cùng sinh sống vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới.
B. sinh vật, cùng sống trong một khoảng không gian xác định vào một thời điểm nhất định, có khả năng
sinh sản và tạo thành thế hệ mới.
C. trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định vào một thời điểm nhất
định, có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới.
D. trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản và tạo
thành thế hệ mới.
Câu 26. Các nhóm sinh vật không phụ thuộc quần thể
1. Một ao bèo. 2. Một đàn gà. 3. Rừng cây phi lao. 4. Cá rô phi đơn tính trong ao.
5. Một đồi cọ ở Vĩnh Phú. 6. Chim ở lũy tre làng.7. Sim trên đồi.
A. 1, 2, 7. B. 3, 5, 7. C. 1, 2, 6. D. 1, 2, 4, 6.
Câu 27. Quan hệ nào sau đây là mối quan hệ hỗ trợ cùng loài
1. Hiện tượng liền rễ ở cây thông. 2. Hiện tượng cây phong lan bám trên thân gỗ.
3. Bồ nông xếp thành hàng khi kiếm mồi. 4. Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn.
5. Giun đũa sống trong ruột người.
A. 1, 2. B. 4, 5. C. 1, 3. D. 3, 4.
Câu 28. Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể?
A. Những con ong hút mật ở vườn hoa. B. Các con chim sống ở một khu rừng.
C. Những con ốc bưu vàng sống trong ruộng lúa. D. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ.
Câu 29. Điều nào sau đây không đúng khi nói về quan hệ hỗ trợ trong quần thể?
A. Tăng số lượng cá thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
B. Giảm số lượng cá thể trong quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.
C. Đảm bảo khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
Câu 30. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể
A. cùng loài, hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
B. khác loài, hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
C. cùng loài, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình chống lại kẻ thù.
D. cùng loài, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sinh sản.
Câu 31. Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào có ở một quần thể sinh vật?
1. Tập hợp ngẫu nhiên, nhất thời.
2. Tập hợp của các cá thể sinh vật cùng loài.
3. Các cá thể trong một quần thể sống trong những khoảng không gian xác định.
Chương I. Cá thể và quần thể sinh vật Trang 4/9
4. Các cá thể trong một quần thể sống trong một khoảng không gian xác định.
5. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.
6. Các cá thể trong một quần thể có quan hệ cộng sinh.
A. 1, 4, 6. B. 2, 4, 5. C. 2, 3, 5. D. 1, 5, 6.
Câu 32. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài trong quần thể xảy ra khi
A. nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho các cá thể của quần thể.
B. nguồn sống của môi trường vừa đủ cung cấp cho các cá thể của quần thể.
C. các cá thể trong nơi cư trú cùng vào mùa sinh sản.
D. các cá thể trong quần thể cùng chung sống với nhau.
Câu 33. Cạnh tranh cùng loài bao gồm các hình thức
A. cạnh tranh, kí sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại. B. cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm.
C. kí sinh cùng loài, cộng sinh, hội sinh. D. ăn thịt đồng loại, kí sinh, hội sinh.
Câu 34. Khi nói về quan hệ cùng loài, điều nào sau đay là không đúng?
A. Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là đặc điểm thích nghi của quần thể.
B. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.
C. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
D. Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể không phải là đặc điểm thích nghi của quần thể.
Câu 35. Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật biểu hiện quan hệ cạnh tranh giành
A. ánh sáng. B. nơi cư trú. C. nguồn sống.D. muối khoáng.
Câu 36. Hiện tượng liền rễ ở cây thông co ý nghĩa
A. tạo nguồn dinh dưỡng cho cây. B. hỗ trợ nhau trong hoạt động lấy thức ăn.
C. hỗ trợ nhau để chịu đựng gió bão. D. hạn chế sự hút nước của cây.
Câu 37. Vai trò của quan hệ hỗ trợ là
1. tạo nguồn dinh dưỡng cho quần thể. 3. giúp quần thể tăng khả năng sống sót và sinh sản.
2. đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định. 4. Đảm bảo cho quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
5. khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. 6. tăng nguồn thức ăn của quần thể.
A. 2, 3, 5. B. 1, 2, 3. C. 2, 3, 4. D. 2, 4, 5.
Câu 38. Quan hệ cạnh tranh có ý nghĩa giúp
1. giảm suy thoái quần thể. 2. sự phân bố về số lượng cá thể của quần thể phù hợp với nguồn sống.
3. giảm sức mạnh của quần thể. 4. đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
5. không ngừng tăng số lượng cá thể của quần thể.
A. 1, 5. B. 2, 4. C. 2, 5. D. 1, 2.
Câu 39. Trong rừng trồng, khi cây rừng khép tán thì số cây chết càng nhiều thể hiện mối quan hệ
A. cạnh tranh. B. ức chế - cảm nhiễm. C. hỗ trợ. D. bầy đàn.
Câu 40. Hiệu quả nhóm thể hiện mối quan hệ
A. hội sinh ở các cá thể ở các loài khác nhau. B. cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
C. hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể. D. cộng sinh giữa các cá thể ở các loài khác nhau.
Câu 41. Đặc trưng không phải là dấu hiệu để phân biệt quần thể này với quần thể khác là
A. tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi. B. độ đa dạng.
C. mật độ cá thể, kích thước quần thể. D. sự phân bố cá thể.
Câu 42. Tỉ lệ giơis tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo
A. hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.
B. hiệu quả tìm kiếm thức ăn.
C. khả năng sinh trưởng, phát triển của cá thể sinh vật.
D. thay đổi và hoạt động chống lại kẻ thù.
Câu 43. Tỉ lệ giới tính chịu ảnh hưởng của
1. điều kiện sống của môi trường. 2. quan hệ giữa các cá thể cùng loài. 3. điều kiện dinh dưỡng.
4. kiểu phân bố. 5. mùa sinh sản. 6. đặc điểm sinh sản, sinh lí, tập tính của sinh vật.
A. 1, 2, 4, 5. B. 2, 3, 4, 5. C. 1, 3, 5, 6. D. 1, 4, 5, 6.
Câu 44. Trong quần thể, cấu trúc tuổi được phân chia thành
A. tuổi sinh lí, tuổi sinh thái, tuổi quần thể. B. tuổi trung bình, tuổi sinh sản.
C. tuổi non, tuổi trưởng thành, tuổi già. D. tuổi sinh thái, tuổi sinh lí, tuổi trung bình.
Câu 45. Tuổi sinh lí là
A. thời gian sống thực tế của cá thể. B. tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
Chương I. Cá thể và quần thể sinh vật Trang 5/9