Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận giảm thiểu hành vi bất thường của trẻ tăng động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.81 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: TÂM LÝ HỌC
MÔN: LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC

ÁP DỤNG HỌC THUYẾT TẠO TÁC CỦA
SKINNER VÀ PHƯƠNG PHÁP TÂM V ẬN
ĐỘNG CỦA BERNARD AUCOUTURIER
VÀO VIỆC GIẢM THIỂU NHỮNG HÀNH
VI BẤT THƯỜNG CỦA TRẺ TĂNG
ĐỘNG GIẢM NHỚ
GVHD:Ths.
SV:
MSSV:

1. LÝ DO CHON ĐỀ TÀI


Với mong muốn trở thành một nhà trị liệu cho trẻ nhỏ, tơi đã tìm hiểu rất nhiều về tâm
bệnh ở trẻ và những góc độ mà một nhà tâm lý có thể hổ trợ trẻ. Trong q trình tìm hiểu
tồi thấy được liệu pháp hành vi thường được đề cập để hộ trợ trẻ có vấn đề về sức khỏe
tinh thần như là trẻ tự kỷ, tăng động giảm nhớ, rối loạn học tập… Nhằm giúp trẻ giảm
thiểu những hành vi bất thường để hòa nhập với cuộc sống dễ hơn.
Ở đề tài này tôi chọn bệnh tăng động giảm nhớ ở trẻ. Tôi rất quan tâm những trẻ mắc căn
bệnh này bởi vì:
Bệnh tăng động giảm chú ý khơng là bệnh hiếm gặp, Trên thế giới có tới 2-5% dân
số,trong đó tỉ lệ từ là 3-5% trẻ em mắc bệnh rối loạn chú ý tăng vận động. Năm 1993, thế
giới có hơn 2 triệu trẻ, ở Pháp cơ quan nghiên cứu khoa học INSERM 2002 đã ước lượng
có khoảng 200.000 trẻ ADHD.(INSERM-2002)
Ở Việt Nam tại phòng khám Đa KHOA THIỆN PHƯỚC Trong năm 2009: 137 lượt khám
có triệu chứng tăng động kém chú ý, 66 ca khám mới và 71 lượt tái khám; trẻ ADHD: 50,
ADD: 16; Nam: 52, Nữ: 14; tuổi: nhiều nhất là ở lứa tuổi từ 5 đến 7 tuổi chiếm nhiều


nhất hơn 50%, tuổi trên 10 chỉ có 8 ca. Trong năm 2010: (9 tháng đầu năm): 100 lượt
khám có tăng động kém chú ý, 63 lượt khám mới, 37 lượt tái khám; ADHD: 43; ADD:
11; nam: 39; nữ: 11; tuổi 6-8 tuổi là 70%.(BS.LÊ THỊ MINH HÀ, Tăng động giảm chú ý)
Bệnh xuất hiện mọi nơi, trong mọi tầng lớp xã hội và thường được phát hiện trước 7 tuổi,
70% trẻ vẫn tiếp tục biểu hiện hội chứng này cho đên tuổi trưởng thành. Nhưng có những
bằng chứng cho thấy rối loạn này giảm đi cùng với sự lớn lên của tuổi tác, đặc biệt là đối
với trẻ trai. Theo Costello và cộng sự (2003), tỷ lệ 2,2% ở tuổi 9; 1,4% ở tuổi 12 và 0,3%
ở tuổi 16 theo Bên cạnh đó trong DSM V bệnh được xếp vào nhóm rối loạn về phát triển
thần kinh kiến cho những hành vi của trẻ trở thành hành vi khơng có mục đích. Và những
hành vi này làm trẻ gặp khó khăn trong học tập, cuộc sống. Vậy làm sao để giảm những
hành vi bất thường của trẻ hay còn gọi là hành vi khơng mục đích? Làm thế nào để giúp
trẻ có điều kiện pháp triển tốt hơn. (Costello-2003)


Trong quá trình tìm hiểu về tăng động giảm chú ý ở trẻ tôi thấy thuyết tạo tác của Skinner
và phương pháp tâm vận động của Bernard Aucouturier phù hợp làm giảm các hành vi
bất thường của trẻ.

2. LÝ THUYẾT HÀNH VI TẠO TÁC CỦA SKINNER (1904-1990)
-Skinner chia hành vi của con người thành ba loại hành vi như sau:
Hành vi phản xạ không điều kiện là những phản ứng trả lời trực tiếp các kích thích, có cơ
chế là bẩm sinh di truyền. Chẳng hạn: Phản xạ bú mút ở trẻ sơ sinh, phản xạ tiết nước bọt
khi ăn thức ăn.
Phản xạ có điều kiện: là phản xạ trả lời một kích thích này để đón chờ một kích thích sẽ
đến (gọi là vật củng cố) sau kích thích thứ nhất. Chẳng hạn trong thực nghiệm của
Paplov, sau một số lần luyện tập, có ánh sáng kích thích, chó đã nhỏ nước dãi để đón thức
ăn sắp nhận được.
Hành vi tạo tác là phản xạ tự tạo để tìm đến với vật củng cố tự thực hiện các thao tác để
được nhận vật củng cố. Đây chính là sự tạo dựng mối liên hệ giữa tác động trực tiếp từ
bên ngoài vào cơ thể và cách cử động trực tiếp nhằm tránh củng cố âm tính, nhận củng cố

dương tính. Đây chính loại hành vi R. Khi phản ứng R xảy ra sẽ xảy ra một sự kiện nhất
định nào đó, từ đó đưa đến việc làm tăng hay giảm xác suất xuất hiện tiếp theo của phản
ứng R. Khơng có củng cố trực tiếp thì khơng có hành vi tạo tác
B.F Skinner cho rằng, sự khác biệt đầu tiên giữa hành vi có điều kiện với hành vi tạo tác
là hành vi có điều kiện xuất hiện khi tiếp nhận một kích thích củng cố, cịn hành vi tạo tác
nhằm tạo ra kích thích củng cố. Cường độ của hành vi tạo tác tăng lên nếu hành vi được
kèm theo kích thích củng cố.
- Củng cố của hành vi tạo tác
Sự củng cố là những kết quả làm cho hành vi được xuất hiện với tần số cao hơn, cường
độ mạnh hơn. Vật củng cố là một kết quả nào đó mà củng cố hành vi tiếp sau nó. Qúa
trình củng cố có thể được phác hoạ theo sơ đồ sau:
Hành vi

vật củng cố

hành vi được lặp lại hay được củng cố


Skiner đã nghiên cứu tác dụng của các loại chương trình củng cố khác nhau và đã đưa
ra lịch trình củng cố như sau:
- Lịch trình củng cố:
+ Củng cố thường xuyên: Sau mỗi hành vi đúng, phù hợp đều có củng cố. Tuy nhiên, cách
củng cố này được coi là khơng kinh tế và hiệu quả vì khơng thể lúc nào cũng theo dõi để
xem khi nào con cái làm tốt để khen thưởng.
+ Củng cố không thường xuyên: Là cách thường được sử dụng trong hành vi xã hội của
con người. Sau nhiều lần trẻ khóc thì một lần nào đó trẻ sẽ nhận được sự quan tâm.
- Các kiểu củng cố:
+ Củng cố sơ cấp (củng cố khơng điều kiện): Đó là những sự kiện, những vật có đặc
tính củng cố một cách bẩm sinh, khơng cần có sự liên hệ nào với những củng cố khác
nhưng cũng có khả năng thỏa mãn nhu cầu hoặc bản năng. Nói cách khác nó là những

củng cố tác động đến hành vi mà không cần phải học tập: thức ăn, nước uống, tình dục.
+ Củng cố thứ cấp: là những củng cố thu được vật củng cố vì chúng gắn với những
củng cố sơ cấp. Chẳng hạn, nếu một trong những con bồ câu của Skinner mổ vào đĩa, đèn
xanh bật lên, một giây sau những hạt lúa mì xuất hiện. Đèn xanh vẫn sáng và sau khi trắc
nghiệm lại dần dần thu được tiềm năng củng cố của chính mình. Đó là những sự kiện hay
vật có đặc tính củng cố thơng qua mối quan hệ chặt chẽ với một củng cố sơ cấp nào đó.
Đặc điểm quan trọng của củng cố thứ phát là có xu hướng phổ biến cao khi nó khơng chỉ
có quan hệ với một củng cố tiên phát. Skiner cho rằng củng cố thứ phát rất có tác dụng
trong việc kiểm sốt hành vi của con người.

3. PHƯƠNG PHÁP TÂM VẬN ĐỘNG
Tâm vận động có nhiều trường phái:
+ Trường phái theo Bernard Aucouturier.


+Trường phái thể dục nhịp điệu.
+Trường phái âm nhạc.
Ở đây tôi đề cập đến Tâm vận động thuộc Trường phái Bernard Aucouturier, ơng là người
Pháp sống ở Tours. Ơng đặc biệt nghiên cứu về hoạt động của cơ thể trẻ, xúc động tình
cảm, giao tiếp xã hội, tư duy, nhận thức.
Tâm vận động
Tâm vận động: Tâm lý – vận động: Psychology - motor, Psychomotor. Tâm vận động là
hoạt động của các giác quan, cơ bắp dưới sự điều khiển của não bộ. Tùy vào mức độ
trưởng thành của não bộ mà nó chỉ đạo các hoat động vận động cơ thể của con người.
Phương pháp hoạt động Tâm vận động:
Là một phương pháp can thiệp thuộc lĩnh vực tâm lý và giáo dục, nhằm giúp trẻ phát
triển một cách đồng bộ trong mọi lĩnh vực đời sống của con người. Tâm vận động là một
phương pháp tác động qua vận động cơ thể giúp trẻ biểu lộ cảm xúc đồng thời qua vui
chơi giúp trẻ phát triển các yếu tố hình thành nhân cách của trẻ như: yếu tố về vận động,
cơ thể, tâm sinh lý, giao tiếp xã hội và nhận thức. Nhấn mạnh vai trò của những hành vi

hoặc tác phong vận động.
Mục tiêu của Phương pháp Tâm Vận Động, theo quan điểm của Bernard Aucouturier,
là “Tìm cách nâng đỡ, xúc tác tiến trình phát triển của trẻ em trong đời sống tâm lý và
tình cảm, bằng cách dựa vào những vận động cơ thể để tác động, hay sử dụng những
năng lực của cơ thể để can thiệp giúp trẻ thay đổi các hành vi rối loạn bằng những
hành vi có chủ đích”.
Nói khác đi, Tâm vận động là phát huy và kiện toàn mối quan hệ tương tác giữa con
người và cơ thể mình, giúp kích thích những kỹ năng và ý thức xuyên qua các hoạt động
tự ý thay vì dùng ngơn ngữ để tác động, mặc dù lời nói vẫn được sử dụng nhưng đó
khơng phải là một dụng cụ ưu tiên mà người chuyên viên tâm vận động sử dụng.


Theo Bernard nếu trẻ con được tác động đúng lúc, có phương pháp đúng là trang bị vững
chắc cho quá trình học tập sau này. Trẻ khơng chỉ chơi để học mà trẻ trẻ có khả năng học
nên trẻ mới biết chơi. Trẻ khơng biết chơi thì khơng thể phát triển được.
Mục tiêu của phương pháp là:
Phát triển vận động thơ: Ngồi, bị, trườn, chạy, lăn, đứng n, bất động
Phát triển vận động tinh: khéo léo đôi bàn tay, cơ ngón tay, khuỷu tay.
Phát triển ngơn ngữ giao tiếp, cảm xúc, nhạy bén khi ứng xử, biết chia sẽ, làm chủ bản
thân
Phát triển các giác quan
Phát triển tư duy, nhận thức: bản thân, không gian vận động: trên dưới, trước sau, trong
ngoài…Nhận thức bản thân, đối xứng, chân, tay, đầu bụng, lưng vai…trẻ có 1 cơ thể
thống nhất khác với bạn, cô.
Ở đây tôi chỉ đề cập đến vận động tinh và vận động thô của trẻ
* Đối với trẻ:
- Giúp trẻ bộc lộ con người của trẻ qua :
+ Niềm vui sáng tạo.
+ Niềm vui khám phá cơ thể.
+ Niềm vui chia sẻ: Quan hệ giao tiếp xã hội.

+ Khẳng định bản thân: làm chủ bản thân, tự tin, tự lập.
+ Niềm vui thể hiện cảm xúc.
Đặc điểm tâm vận động


Đặc điểm quan trọng nhất của hoạt động tâm vận động là nhằm thiết lập quan hệ
tiếp xúc và trao đổi với người khác, trẻ bắt đấu sử dụng cơ thể của mình. Trẻ cảm
nghiệm, trước khi có khả năng vận dụng một cách có ý thức những khả năng và
sinh hoạt khác.
Trẻ cử động, vùng vẩy, chạy nhảy, để có cảm giác là mình đang sống thật sự, và đồng
thời cảm nhận trong cơ thể của mình niềm vui thích, hứng thú, hăng say và hồ hởi. Nếu
khơng đi qua giai đoạn vận động, khơng tìm cách thay đổi những tư thế của cơ thể, hay là
không thực hiện nhiều tư thế khác nhau, làm sao một trẻ em có thể cảm nghiệm, thừa
hưởng hay là làm phát sinh trong con người của mình những cảm xúc sung sướng, hạnh
phúc và vui tươi?
“Bằng phương tiện vận động, trẻ em bộc lộ ra bên ngồi chính cuộc sống nội tâm của
mình cho đến khi ngơn ngữ xuất hiện, để đảm nhận cơng việc diễn tả những nhu cầu và ý
thích có mặt trong nội tâm”.
Nhờ được vận động chúng ta đã tạo những điều kiện thuận lợi, để ngôn ngữ, tư duy của
trẻ có điều kiện xuất hiện và phát triển một cách dễ dàng.
Đồng thời chính đời sống xúc động và tình cảm của các em cũng được giải tỏa, một cách
hài hoà, thư thái, cởi mở.
Bốn thành tố khác nhau của sinh hoạt tâm lý là: trí tuệ, quan hệ tiếp xúc, tình cảm và vận
động, có những liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại hai chiều, tạo ảnh hưởng giao thoa,
chằng chịt và chồng chéo lên nhau. Khi một yếu tố đang vươn lên và tăng trưởng, tự khắc
nó kéo theo ba yếu tố khác cũng đồng thời phát huy và tiến bộ.
a. Tâm vận động trị liệu hành vi:
Trị liệu hành vi đối với ADHD, là điều quan trọng bởi vì nhiều lý do:
Đầu tiên, trẻ có ADHD, gặp khó khăn trong đời sống hàng ngày do bởi sự thiếu chú ý,
tăng hoạt động và tính cẩu thả bốc đồng của trẻ, những vấn đề này bao gồm: học tập kém,



các hành vi ở trường học, mối quan hệ kém với bạn bè hay anh chị em trong gia đình,
khơng tuân thủ những yêu cầu của người lớn, mối quan hệ với cha mẹ kém.
Trị liệu hành vi nhằm giúp cha mẹ và thầy cô những kỹ năng để họ có thể đối diện được
với trẻ có ADHD. Thầy cơ và cha mẹ cũng dạy những kỹ năng cho trẻ nhằm giúp trẻ vượt
qua được những suy kém của chính trẻ. Học tập những kỹ năng này là điều đặc biệt hữu
ích bởi vì ADHD là một tình trạng mãn tính, những kỹ năng này sẽ hữu ích trong suốt
cuộc sống của trẻ. Trị liệu hành vi nên được thực hiện sớm ngay sau khi có chẩn đốn. Trị
liệu sớm sẽ cho kết quả tốt hơn là khởi đầu trễ.
b. Trị liệu cảm xúc:
Cảm xúc của trẻ thể hiện qua gương mặt, cách biểu hiện qua hoạt động chơi. Qua đó
chúng ta nhận ra trẻ có những cảm xúc: vui, buồn, nhút nhát, lo sợ, phấn khích, khơng tự
tin với bản thân mình và người khác. Từ đó khi ngưởi giáo viên hoặc chuyên viên đã thấy
được hạn chế, nguyên nhân của sự hạn chế về mặt cảm xúc trong tâm lý trẻ, đưa ra đường
hướng phù hợp trong việc trị liệu, điều chỉnh cảm xúc cho trẻ. Điển hình như: khi trẻ vui
thì trẻ biểu hiện ra việc gì làm trẻ vui và vui như thế nào, niềm vui đó cũng được giới hạn
khơng phấn khích q mức. Trẻ hiểu được sự hiện diện của bản thân mình trong cuộc
sống, tin tưởng ở bản thân mình và người khác, không chỉ chúng ta nắm bắt được sự vui,
buồn hoặc cảm xúc thay đổi của trẻ mà chúng ta phải hịa chính bản thân vào những suy
nghĩ, những thay đổi cung bậc cảm xúc của trẻ.

4. HÀNH VI BẤT THƯỜNG CỦA TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
Khái niệm: Hội chứng giảm chú ý – tăng vận động là một tình trạng bệnh lý thần kinh
biểu hiện ở trẻ có mức độ chú ý, hoạt động, xung động không phù hợp hợp với lứa tuổi
cũng như mức độ phát triển của trẻ. Trẻ có biểu hiện vận động tăng bất thường và đi kèm
với phản ứng hung hăng và khả năng chú ý giảm gây cản trở cho việc học tập.Trẻ khơng
có khả năng tự chủ, do đó khơng thể tự lập kế hoạch, tổ chức, cũng như hoàn thành
những hoạt động phức tạp.



Trẻ em mắc chứng tăng động giảm chú ý có những hành vi rất mạnh vơ nghĩa và khơng
hợp hồn cảnh như Trẻ vận động không ngừng, liên tục gây hấn, tiếng động, người ta
thường hình dung trẻ giống như đang ngồi trên lò xo, cực kỳ hiếu động, nhảy nhót leo
trèo khắp nơi liên tục. Trẻ khơng thể ngồi yên một chỗ, xoay trở liên tục trên ghế như
muốn xoắn người lại, đung đưa trên ghế đến mức mất thăng bằng. Đứng lên khi đang ăn
hay đang học. Ngồi không yên khi đang xem ti vi, tuy nhiên trẻ lại rất vụng về trong các
cử chỉ.
Tính xung động: Đi kèm với hành vi tăng động, đứa trẻ thường phản ứng một cách bản
năng và không suy nghĩ. Chúng thường xuất hiện đột ngột trong các cuộc nói chuyện và
trị chơi, hầu như khơng thể chuyện trị khi trẻ ở đó vì trẻ ln chen ngang vào câu
chuyện, bất kể là ai. Trẻ nói nhiều và rất to ngay khi được hỏi, trẻ thường trả lời ngay khi
chưa nghe hết câu hỏi.

5. MỐI LIÊN HỆ GIỮA HÀNH VI TẠO TÁC, PHƯƠNG PHÁP TÂM VẬN
ĐỘNG, TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý.
Phương pháp tâm vận động rất hiệu quả trong việc giúp trẻ điều chỉnh hoạt động của
mình đúng mục đích nhứng cái bất cập ở đây ngoài những giờ tâm vận động trẻ vẫn thực
hiện những hoạt động như chạy lăng xăng khơng mục đích, có nghĩa là những hành vi
này giảm nhưng chưa được củng cố để trẻ biết đó là hoạt động tốt hay xấu. Trong các
trường dạy chuyên biệt các thầy-cô được đào tạo để sử dụng phương pháp tâm vận động
giúp trẻ cạnh đó họ thực hiện một vài biện pháp để trẻ nghe lời một cách bộc phát mà
chưa được đào tạo bài bản hay khoa học riêng để trẻ vào nề nếp. Nên tôi nhận định
phương pháp tâm vận động là cần nhưng chưa đủ, bởi vì thiếu cái để giúp những hành vi
tốt trở thành của trẻ.
-Các bước cần thực hiện để giảm thiểu hành vi bất thường của trẻ
Bước 1: Xác định các dạng hành vi bất thường của trẻ.


Bước 2: Xác định đặc điểm, tính chất của hành vi bất thường: Xác định tính chất

nguy hiểm, mức độ nghiêm trọng, tần suất xuất hiện… của hành vi để xác định thứ tự ưu tiên
xem những hành vi nào cần giảm thiểu trước.
Bước 3: xây dựng giáo án tâm vận động cho trẻ: Vận động tinh, vận động thô.
Bước 4: Xử lý hành vi bất thường: Có nhiều cách xử lý hành vi bất thường như:
Biện pháp phòng ngừa và nhắc nhở hành vi bất thường (Quy định hành vi trước và trong
khi dạy; đứng gần những trẻ hay gây rối; Dùng ánh mắt, cử chỉ thể hiện để trẻ biết đó là
hành vi khơng phù hợp).
- Các biện pháp giảm thiểu hành vi bất thường của trẻ tự kỷ từ lý thuyết hành vi tạo
tác của B.F Skiner
+Nhân quả: Cách này áp dụng trong những tình huống khi có sự phù hợp logic giữa các
hành vi trẻ gây nên với hậu quả mà trẻ phải chịu. Cách làm này giúp trẻ có ý thức trách
nhiệm hơn đối với các hành vi của mình.
+Củng cố khi có sự giảm dần tính thường xuyên của một hành vi bất thường: GV nên
củng cố thích hợp khi trẻ đạt được một tiêu chí nào đó về tần số của một hành vi nhất
định, cho dù hành vi đó là hành vi bất thường. Với cách xử lý này, GV cần giúp trẻ giảm
các hành vi bất thường cả về tần số và thời gian. Ví dụ: Một trẻ thường xun có hành vi
chạy lăng xăng trong lớp học nhưng hôm nay em ít chạy lăng xăng hơn vì vậy em nhận
được củng cố tích cực (phần thưởng là một vật là em yêu thích). GV phải tăng dần yêu
cầu đối với trẻ khi thấy chúng đã đạt được sự ổn định về hành vi so với yêu cầu hiện tại.
+Dập tắt: Là GV khơng củng cố một hành vi nào đó. Dần dần, với việc khơng củng cố
hành vi đó, kết hợp với củng cố tích cực cho các hành vi mong muốn có liên quan, GV sẽ
giúp trẻ loại bỏ được các hành vi khơng phù hợp. Ví dụ, trẻ có một hành vi khơng hợp lý
nào đó nhằm thu hút sự chú ý của GV, GV không nên tỏ ra chú ý đến hành vi đó. Trong
một số tình huống, GV nên để các trẻ khác trong lớp cùng tham gia vào quá trình dập tắt
hành vi.


+Phạt: Đây là sự lựa chọn cuối cùng bởi vì nó liên quan đến việc đưa ra một điều khơng
ưa thích cho trẻ hoặc lấy đi một điều gì đó mà trẻ ưa thích, coi như là hậu quả của một
hành vi khơng thích hợp. Có thể phạt trẻ theo 3 cách thông thường như: khiển trách, thời

gian tách biệt và trả giá hành vi. Để có thể phát huy tác dụng của các hình thức phạt này,
GV phải áp dụng chúng ngay sau khi trẻ thể hiện hành vi khơng thích hợp giúp chúng
hiểu được tại sao mình lại bị phạt.
+ Khiển trách: là GV dùng lời lẽ để trách trẻ. Khi áp dụng hình phạt này cần lưu ý:
không để việc khiển trách chiếm ưu thế trong mối quan hệ qua lại với trẻ, nhìn vào trẻ và
nói với thái độ bình tĩnh, khơng đứng từ xa để khiển trách trẻ, nên tiến lại gần trẻ và duy
trì một mức độ gần nhất định. Cần để trẻ biết rõ tại sao lại bị khiển trách và giúp trẻ hiểu
rằng chúng bị khiển trách về hành vi chứ không phải là cả bản thân mình.
+Thời gian tách biệt: là trẻ không được tham gia vào một hoạt động nào đó mà ở đấy trẻ
thường nhận được sự củng cố tích cực. Điều này nghĩa là khi bị phạt bằng thời gian tách
biệt, trẻ sẽ không được thưởng thức một cái gì đó mà trẻ u thích. Có nhiều cách phạt
bằng thời gian tách biệt như: trẻ phải ngồi tách ra song vẫn quan sát được hoạt động đó,
trẻ bị tách hoàn toàn ra khỏi hoạt động, trẻ bị nhốt trong một phịng riêng. Khi áp dụng
hình thức phạt này GV cần lưu ý:
 Chắc chắn rằng trẻ yêu thích hoạt động đang tiến hành, nếu không cách phạt này
sẽ khơng cịn tác dụng như một hình phạt mà thậm chí có thể trở thành một dạng
củng cố tích cực.
 Đảm bảo địa điểm phạt khơng có những yếu tố mang tính củng cố, nếu khơng hình
thức phạt này mất tác dụng.
 Không phạt trẻ quá lâu hoặc phạt một cách thường xuyên vì trẻ sẽ bị bỏ lỡ nhiều
phần kiến thức quan trọng.
 Chỉ xem xét việc sử dụng phương pháp phạt này sau khi đã cảnh cáo trẻ về khả
năng có thể bị phạt bằng thời gian tách biệt.
 Báo hiệu cho trẻ biết khi thời gian phạt đã hết.


 Khi trẻ được phép tham gia trở lại hoạt động với cả lớp hay cả nhóm; hỏi trẻ xem
tại sao mình lại bị phạt, nếu trẻ trả lời khơng, hãy giải thích lí do cho trẻ vào một
thời điểm phù hợp mà không làm ảnh hưởng đến bài giảng.
 Khơng nên áp dụng hình thức phạt này với những trẻ có tính nhạy cảm cao.

 Khi cần nên thơng báo và xin phép nhà trường để được áp dụng hình thức này.
+Trả giá hành vi: là lấy đi của trẻ một cái gì đó mà trẻ u thích chẳng hạn như điểm thi
đua hoặc một ưu tiên nào đó. Khi áp dụng phương pháp này phải lưu ý:
 Giải thích rõ cho trẻ biết nội dung của hình thức phạt là gì và mỗi lần phạt như vậy
sẽ bị lấy đi những gì.
 Kết hợp hình thức phạt theo kiểu này với một hình thức củng cố nào đó.

-Trường hợp bé H, 5 tuổi
Chẩn đốn: Chậm phát triển ngơn ngữ, rối loạn ngôn ngữ, tăng động giảm chú ý.
Đặc điểm: bé thường nói leo người khác và chạy loanh quanh trong lớp.
Xây dựng giáo án tâm vận động
KỸ NĂNG

NỘI DUNG
Tiếp tục chơi ném bóng cùng với các bạn
Chơi bóng có luật

VẬN ĐỘNG THƠ

Tiếp tục nhảy lị cị
Tiếp tục tập các bài tập tâm vận động (tập các bài tập
với bóng gai,..)

VẬN ĐỘNG TINH - PHỐI
HỢP TAY MẮT

Tiếp tục phân loại ống nhựa có màu giống nhau trong
hũ ống nhựa nhiều màu và nhặt bỏ vào hũ các hũ có
màu tương ứng
Tiếp tục tập chơi với đất nặn

Viết chữ cái, số trên vở ô li khi được chấm một điểm


Vẽ theo mẫu: hình trịn, hình tam giác,…
Tiếp tục tập xé giấy, tô màu theo yêu cầu của cô
Bắt chước theo trị chơi của cơ: Lăn bóng, các trị chơi
luyện hơi thở, thổi bóng, luyện khả năng ghi nhớ và
tập trung...
Tiếp tục bắt chước theo cô kể các hoạt động của bé
trong ngày

BẮT CHƯỚC

Bắt chước phát âm theo cô: đọc các bài thơ có các chữ
cái: "Đ", "C", "E",….
Tiếp tục bắt chước kể câu chuyện đơn giản: hôm nay
con ăn gì?, chủ nhật con đi chơi với ai, Tối hơm qua
con ở nhà làm gì?…bắt chước kể theo cơ các câu
chuyện: bu bu, tin tin…
Bắt chước tự giới thiệu bản thân
Bắt chước biểu cảm cảm xúc trên khuôn mặt: vui,
buồn, bất ngờ, mặt xấu, cười, khóc,…
Tiếp tục phân biệt cặp từ trái nghĩa: nóng-lạnh, vuibuồn,…
Tập làm quen khái niệm thêm bớt
Nhận biết vị trí: trước sau, trên dưới….

NHẬN THỨC

Tiếp tục thực hiện các bài tập luyện khả năng tập trung
chú ý và trí nhớ: ghi nhớ tên và tuổi các bạn trong

nhóm, ghi nhớ các con vật khi được xem trước,…
Tiếp tục nhận biết và phân biệt các vị: chua, ngọt, cay,
đắng
Tiếp tục nhận biết công dụng của các đồ dùng trong
nhà, trong lớp học

NGÔN NGỮ- GIAO TIẾP

Luyện hơi, luyện cơ hàm, cơ mơi, lưỡi: thổi bóng, thổi
nước …chỉnh âm theo cô.


Tiếp tục nghe hiểu câu hỏi của cơ, tập nói câu đơn có
nghĩa, nói câu có 2 vế, tập đọc từ theo tranh…
Tiếp tục tập đặt câu hỏi đơn giản: Hơm nay cơ có vui
khơng? Cơ có thương con khơng? Cơ đang làm gì? Cái
gì? Con gì? Ở đâu?...
Phản ứng trả lời khi được hỏi: Ở đâu? Khi nào?...
Tiếp tục tập các bài tập mở rộng vốn từ: nói nửa câu và
bé nói tiếp nửa câu sau ("Hơm nay con đi học…" trẻ
nói tiếp: "bằng xe máy"…)
Tập nói lời cảm ơn, lời xin lỗi, lời chúc vào đúng hoàn
cảnh
Tự lập hơn
TỰ LẬP

Tập cất dọn đồ chơi sau khi chơi xong, tự thực hiện
các thao tác vệ sinh cá nhân.
Tự xúc cơm ăn
Thân thiện với mọi người

Chơi với bạn: lăn bóng, đẩy xe, tập chơi có luật…

XÃ HỘI HĨA

Tiếp tục thực hiện các trị chơi luyện kĩ năng giao tiếp
nhóm cho bé: Cùng nhau hỏi tên các bạn trong nhóm
và nhớ tên khi cô hỏi phải trả lời đúng...
Tập cho bé học tập theo nhóm nhỏ

Việc cho H vận động thơ sẽ giảm thiểu các năng lượng thừa trong người , để H ngồi n
trong q trình học tập. Sau đó kéo giản giờ học để trẻ quen với việc ngồi yên- lúc đầu
cho trẻ học 15 phút rồi cho em tập tâm vận động, sau nâng lên 20-30-45 phút. Bên cạnh
đó chúng ta sẽ cho trẻ biết “Nếu H học ngoan sẽ được đi chơi”.
Việc H nói leo, giáo viên có thể dập tắc bằng cách khơng trả lời các câu hỏi hay giao tiếp
với trẻ khi trẻ nói leo. Đến khi kết thúc câu chuyện mới hỏi trẻ vừa nảy con nói gì, sau đó


sẽ nói cho trẻ biết khi con nói leo người ta sẽ khơng nhận ra những gì con muốn nói.
Ngày nào H ít nói leo sẽ thưởng cho em bánh và nói lý do hơm nay con nói rất tốt.

6. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI CHỌN ĐỀ TÀI
Ở những tài liệu tôi được tiếp cận họ chỉ dừng lại ở việc gợi ý về liệu pháp hành vi có thể
hổ trợ trẻ bệnh lý nhưng không đề cập sâu vào phương pháp gì hay tiếng trình, kết quả
thực hiện như thế nào. Vì vậy có một vài phần tơi làm dựa trên phỏng đốn và hiểu biết
của mình.

7. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.TS. Lê Thị Minh Hà, Tâm bệnh học trẻ em-trang 56.
2. DANA CASTRO, Tâm lý học lâm sang-trang 61
3. BS.Phan Thiệu Xuân Giang, Trẻ tăng động giảm chú ý.

4. VŨ THỊ THÚY-ỨNG DỤNG HÀNH VI TẠO TÁC CỦA B.F SKINER TRONG
VIỆC GIẢM THIỂU HÀNH VI BẤT THƯỜNG CỦA TRẺ TỰ KỶ TẠI TRUNG TÂM
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT- TRƯỜNG CĐSP TW - NHA TRANG.
5. Phương pháp hoạt động Tâm Vận động Bernard Aucouturier />
-




×