Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Gián án dây học nêu vấn đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.89 KB, 2 trang )

DẠY HỌC NÊU VẤN ÐỀ
- Tình huống, tình huống có vấn đề.
- Vấn đề, vấn đề khoa học,vấn đề học tập.
- Mâu thuẫn khách quan,mâu thuẫn chủ quan.
- Giả thuyết,Ðánh giá
I.BẢN CHẤT DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ:
1.Kiểu dạy học nêu vấn đề
Kiểu dạy học nêu vấn đề là tập hợp nhiều PPDH cụ thể nhằm tổ chức hoạt động nhận thức
của HS theo con đường hình thành và giải quyết vấn đề.
Dạy học nêu vấn đề nằm trong hệ PPDH tích cực với quan điểm học sinh là trung tâm
QTDH.
Các PPDH như diễn giảng, đàm thoại, thí nghiệm...theo kiểu nêu vấn đề đều có hiệu quả
mang lại sự hứng thú cho HS chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới, tăng cường năng lực hoạt
động độc lập, sáng tạo của chủ thể nhận thức.
2. Tình huống có vấn đề
2.1 Bản chất tình huống có vấn đề:
Theo M.I Macmutôp tình huống có vấn đề là sự trở ngại về trí tuệ cuả con người, xuất hiện
khi người đó chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự kiện của quá trình thực tại
Như vậy, vấn đề là một câu hỏi cuả chủ thể nhận thức nảy sinh trong tình huống vốn hiểu
biết cuả bản thân chưa đủ để giải thích, nhận thức các hiện tượng, sự vật khách quan.
Trong tình huống vốn tri thức chung cuả nhân loại gặp trở ngại khi giải thích một thuộc
tính nào đó cuả sự vật,hiện tượng khách quan nảy sinh trong tư duy cuả các nhà khoa học
thì đó là các vấn đề khoa học.
Ví dụ vấn đề: sự di truyền cuả các tính trạng như thế nào? Ðược đặt ra đối với ông
MenÐen ở thế kỷ XIX là một vấn đề khoa học; vấn đề trong sinh học ngày nay: sinh sản
vô tính ở động vật bật cao và người? Là một vấn đề khoa học.
2.2.Tình huống có vấn đề trong quá trình dạy học:
HS trong quá trình nhận thức vốn tri thức chung cuả nhân loại, đã vấp phải tình huống giưã
vốn hiểu biết cuả bản thân với nội dung một khái niệm, qui luật mới nào đó thì sẽ xuất hiện
vấn đề đó là vấn đề học tập.
Vấn đề có tính chủ quan cuả chủ thể nhận thức, bao hàm nhu cầu hiểu biết đối tượng mới


vượt qua khỏi giới hạn vốn tri thức đã có ở bản thân (mâu thuẫn chủ quan=MTCQ ). Như
vậy, trong cùng một tình huống thì có thể nảy sinh vấn đề ở chủ thể nhận thức này mà
không có vấn đề ở chủ thể khác.
Ví dụ tình huống: sinh sản vô tính chỉ xảy ra ở thực vật và động vật bậc thấp, không xảy ra
ở động vật bậc cao và người. Các nhà khoa học về công nghệ sinh học đã nảy sinh vấn đề
khoa học: sinh sản vô tính nhân tạo có thể thực hiện được ở động vật bậc cao và người hay
không? Trước tình huống trên thì các nhà toán học,văn học... không có nhu cầu giải quyết
vấn đề đó, vì vậy chỉ là tình huống thông báo.
Có thể hiểu bản chất tình huống có vấn đề như sau:
Trong quá trình dạy học, GV tạo tình huống phải phù hợp với khả năng cuả HS, có tỷ lệ
hợp lý giữa cái đã biết và cái chưa biết. Vấn đề học tập phải vừa sức cuả HS để các em có
khả năng giải quyết vấn đề đó. Nếu vấn đề đặt ra cho HS quá dễ hoặc quá khó đều không
mang lại hiệu quả.
Ví dụ: Khi dạy cấu tạo 2 mạch đơn cuả phân tử ADN ,GV đưa ra tình huống: mối liên kết
giữa các bazơnitric trên 2 mạch là A liên kết với T và G liên kết với X, từ đó rút ra một
bazơnitric có kích thước lớn(A,G) liên kết với một bazơnitric có kích thước nhỏ( T,X).
Nếu tình huống này đưa ra cho HS lớp 9 khi dạy về cấu trúc ADN thì đó là tình huống
không làm xuất hiện vấn đề học tập ở HS, bởi vì những kiến thức của HS lớp 9 về hóa học,
sinh học chưa đủ để tìm tòi vấn đề mới.
Củng với tình huống trên đặt ra trước HS lớp 12 thì sẽ là tình huống có vấn đề. Một số HS
có năng lực học tập sẽ hình thành câu hỏi có vấn đề: Tại sao loại bazơnitric có kích thước
lớn A không liên kết với bazơnitric có kích thước nhỏ X và loại G không liên kết với loại
T? Tình huống trên giáo viên đưa ra khi HS chưa biết bản chất liên kết hidrô giữa các
bazơnitric thì bản thân các HS củng không xuất hiện câu hỏi có vấn đề.

×