Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Hành vi chăm sóc sức khỏe của người dân khu vực đang xảy ra ô nhiễm môi trường (điển cứu tại khu vực kênh bình thọ, quận thủ đức, thành phố hồ chí minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 163 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN HOÀNG NGỌC ANH

HÀNH VI CHĂM SÓC SỨC KHỎE
CỦA NGƯỜI DÂN KHU VỰC ĐANG XẢY RA
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
(Điển cứu tại khu vực kênh Bình Thọ, phường Trường Thọ,
quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN HOÀNG NGỌC ANH

HÀNH VI CHĂM SÓC SỨC KHỎE
CỦA NGƯỜI DÂN KHU VỰC ĐANG XẢY RA
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
(Điển cứu tại khu vực kênh Bình Thọ, phường Trường Thọ,
quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh)

CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 60.31.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
TS, GVC. VŨ QUANG HÀ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011


Lời cảm ơn
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Vũ Quang Hà, người
trực tiếp hướng dẫn em làm luận văn. Thầy đã rất tận tâm, tận tình và gợi mở phương
pháp, song song với việc thường xuyên khích lệ động viên tinh thần để em có thể hồn
thành tốt luận văn. Những lời động viên, những chỉ dẫn kịp thời của Thầy là động lực
giúp em tự tin vượt qua những khó khăn khi làm bài.

Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ủy ban nhân dân phường Trường
Thọ, các cô, chú tổ trường các khu phố 5,6,8,9 cùng các hộ dân sống tại khu vực kênh
Bình Thọ thuộc các khu phố 5,6,8,9. Các cô, chú đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong
việc liên hệ với các gia đình để thu thập thông tin cũng như cung cấp tư liệu sẵn có
phục vụ cho đề tài luận văn.

Xin chân thành cảm ơn các bạn lớp Cao học Xã hội học khóa 2008-2011,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh đã có những hỗ trợ cần thiết để tơi có thể hồn thành luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 10 năm 2011

Phan Hoàng Ngọc Anh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết

luận trong đề tài này chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào
khác.

Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 10 năm 2011
Tác giả luận văn

Phan Hoàng Ngọc Anh


MỤC LỤC

PHẦN DẪN NHẬP ................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................. 5
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 5
2.2. Khách thể nghiên cứu ..................................................................................... 5
3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 5
3.1. Về phạm vi không gian .................................................................................... 5
3.2. Về phạm vi thời gian ........................................................................................ 5
3.3. Về phạm vi nội dung nghiên cứu..................................................................... 5
4. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 6
4.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 6
4.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 6
5. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng ................................................. 6
5.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 6
5.1.1. Phương pháp thu thập thơng tin thứ cấp sẵn có ............................................. 7
5.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp.......................................................... 7
5.1.3. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................. 9

5.2. Kỹ thuật sử dụng trong phân tích và xử lý thơng tin ......................................10
5.2.1. Phân tích và xử lý thơng tin định lượng ........................................................10
5.2.2. Phân tích và xử lý thơng tin định tính............................................................11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................11
6.1. Ý nghĩa lý luận ...............................................................................................11
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................12
7. Vài nét về quá trình thực hiện đề tài ..............................................................12
7.1. Những thuận lợi .............................................................................................12
7.2. Những khó khăn .............................................................................................12


PHẦN NỘI DUNG ...............................................................................................14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..........................................................................14
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ..............................................................14
1.2. Cách tiếp cận và lý thuyết áp dụng ..............................................................23
1.2.1. Cách tiếp cận ...............................................................................................23
1.2.2. Lý thuyết áp dụng ........................................................................................24
1.3. Các khái niệm công cụ ...................................................................................27
1.4. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................31
1.5. Khung lý thuyết .............................................................................................32
CHƯƠNG 2: HÀNH VI CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN KHU
VỰC ĐANG XẢY RA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ............................................33
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ..................................................................33
2.1.1. Vài nét sơ lược về quận Thủ Đức ..................................................................33
2.1.2. Tình hình chung về phường Trường Thọ .......................................................36
2.1.3. Đặc điểm của kênh Bình Thọ ........................................................................40
2.1.4. Các cơng trình dự án liên quan đến việc cải tạo, nâng cấp kênh Bình Thọ và cải thiện
môi trường sống tại phường Trường Thọ ............................................................................... 41
2.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ..............................................................................43
2.3. Thực trạng môi trường sống của người dân tại khu vực kênh Bình Thọ ......47

2.3.1. Không gian sống của người dân tại khu vực kênh Bình Thọ ..........................47
2.3.2. Mức độ ơ nhiêm mơi trường ở kênh Bình Thọ ...............................................50
2.3.3. Nguồn ơ nhiễm .............................................................................................51
2.3.4. Các hoạt động cải thiện mơi trường kênh Bình Thọ ......................................54
2.4. Nhận thức, thái độ của người dân về giá trị của sức khỏe và sự tác động của môi
trường đến sức khỏe .............................................................................................56
2.4.1. Nhận thức về giá trị của sức khỏe .................................................................56
2.4.2. Nhận thức về nguy cơ bệnh tật từ phía môi trường và mối quan hệ giữa môi
trường và sức khỏe .................................................................................................57
2.5. Hành vi chăm sóc sức khỏe trong lĩnh vực khám bệnh ..................................60
2.5.1. Người dân tự đánh giá sức khỏe của bản thân .............................................60


2.5.2. Các chứng bệnh thường gặp trong cộng đồng dân cư ven kênh Bình Thọ .....61
2.5.3. Hoạt động khám sức khỏe hàng năm.............................................................65
2.6. Hành vi chăm sóc sức khỏe trong lĩnh vực chữa bệnh ...................................66
2.6.1. Số lần ốm đau trong năm .............................................................................68
2.6.2. Cách thức điều trị .........................................................................................69
2.6.3. Nơi điều trị ốm đau .......................................................................................71
2.6.4. Chi phí điều trị..............................................................................................74
2.7. Hành vi chăm sóc sức khỏe trong lĩnh vực phịng bệnh ................................76
2.7.1. Vấn đề khám sức khỏe định kỳ ......................................................................76
2.7.2. Thuốc dự phòng ............................................................................................79
2.7.3. Bảo hiểm y tế ................................................................................................80
2.7.4. Vấn đề nước sạch và nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt ..............................82
2.7.5. Ứng xử của người dân ven kênh Bình Thọ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe khi
mơi trường sống bị ơ nhiễm ...................................................................................86
2.7.6. Các yếu tố tác động đến hành vi chăm sóc sức khỏe .....................................87
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................89
1. Kết luận .............................................................................................................89

2. Khuyến nghị ......................................................................................................91
2.1. Về tình trạng ô nhiễm của kênh Bình Thọ và môi trường sống của người dân ven
kênh Bình Thọ ........................................................................................................91
2.2. Đối với hành vi chăm sóc sức khỏe ..................................................................93


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Giới tính của mẫu nghiên cứu .............................................................43
Biểu đồ 2.2: Nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu ..........................................................44
Biểu đồ 2.3: Trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu ................................................45
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu ............................................45
Biểu đồ 2.5: Thời gian sống tại phường Trường Thọ của mẫu nghiên cứu ..............47
Biểu đồ 2.6: Đánh giá về không gian sống ..............................................................48
Biểu đồ 2.7: Đánh giá về không gian sống phân theo khu phố ................................49
Biểu đồ 2.8: Đánh giá thực trạng ơ nhiễm kênh Bình Thọ ......................................50
Biểu đồ 2.9: Nguồn gây ơ nhiễm kênh Bình Thọ ....................................................52
Biểu đồ 2.10: Điểm trung bình của các hệ giá trị xã hội cơ bản...............................56
Biểu đồ 2.11: Ảnh hưởng của kênh Bình Thọ dến cuộc sống của người dân ...........59
Biểu đồ 2.12: Đánh giá về tình trạng sức khỏe ........................................................61
Biểu đồ 2.13: Các bệnh thường mắc phải................................................................62
Biểu đồ 2.14 : Các bệnh thường mắc phải và giới tính ............................................64
Biểu đồ 2.15: Đánh giá về triệu chứng bệnh ...........................................................65
Biểu đồ 2.16: Hoạt động khám sức khỏe hàng năm và trình độ học vấn..................68
Biểu đồ 2.17: Cách thức chữa bệnh ........................................................................70
Biểu đồ 2.18: Lý do người dân tự chữa bệnh nhà ....................................................71
Biểu đồ 2.19: Khu vực y tế được chọn để điều trị ốm đau .......................................71
Biểu đồ 2.20: Nơi chữa bệnh trong khu vực y tế công cộng ....................................73
Biểu đồ 2.21: Nơi chữa bệnh trong khu vực y tế tư nhân ........................................74
Biểu đồ 2.22: Nơi trả chi phí điều trị bệnh ..............................................................75

Biểu đồ 2.23: Thời điểm khám sức khỏe .................................................................77
Biều đồ 2.24: Lý do không tham gia bảo hiểm y tế .................................................82
Biểu đồ 2.25: Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt ...................................................82


Biểu đồ 2.26: Chất lượng nguồn nước lấy từ giếng khoan ......................................83
Biểu đồ 2.27: Xử lý nguồn nước lấy từ giếng khoan ...............................................84


DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1: Ở phường Trường Thọ có diễn ra các hoạt động cải thiện MT? ..............55
Bảng 2.2: Đơn vị/cá nhân tổ chức các hoạt động cải thiện MT? ..............................55
Bảng 2.3: Sống gần kênh/rạch bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe ........................58
Bảng 2.4. Các bệnh thường mắc phải và thời gian sống tại phường ........................65
Bảng 2.5: Hoạt động khám sức khỏe hàng năm ......................................................66
Bảng 2.6: Số lần khám sức khỏe trong một năm .....................................................66
Bảng 2.5: Hoạt động khám sức khỏe hàng năm và độ tuổi ......................................67
Bảng 2.6: Hoạt động khám sức khỏe hàng năm và giới tính....................................67
Bảng 2.7: Số lần ốm trong một năm........................................................................68
Bảng 2.8: Số lần ốm trong một năm theo giới tính ..................................................69
Bảng 2.9: Nơi trả chi phí điều trị bệnh và độ tuổi ...................................................75
Bảng 2.10: Có đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm hay không? ............................76
Bảng 2.11 : Thời điểm khám sức khỏe và giới tính .................................................78
Bảng 2.12 : Thời điểm khám sức khỏe và độ tuổi ...................................................78
Bảng 2.13: Có dự trữ thuốc tại nhà hay không? ......................................................79
Bảng 2.14: Các loại thuốc dự trữ tại nhà .................................................................80
Bảng 2.15: Có tham gia bảo hiểm y tế hay không? .................................................80
Bảng 2.16: Các biện pháp để hạn chế sự tác động của ô nhiễm MT? ......................86



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHYT: Bảo hiểm y tế
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TNMT: Tài nguyên môi trường
UBND: Ủy ban nhân dân
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh


1

PHẦN DẪN NHẬP
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Thủ Đức nói riêng đang trong q trình
đơ thị hóa mạnh mẽ với sự hình thành các khu cơng nghiệp, khu dân cư, đơ thị mới.
Chính sự tập trung cao độ các khu cơng nghiệp, khu chế xuất với một lượng lớn chất
thải chưa qua xử lý hoặc xử lý sơ sài, không đúng cách đã dẫn đến môi trường sống
của người dân ở những khu vực ven đô đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe của con người. Cùng với vấn đề ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm tiếng ồn thì
ơ nhiễm nguồn nước ở hệ thống kênh, rạch tại thành phố Hồ Chí Minh đang là vấn đề
nổi cộm, thu hút sự quan tâm của dư luận và các ngành, các cấp có liên quan. Kết quả
quan trắc của Chi cục bảo vệ môi trường năm 2007 cho thấy ô nhiễm nguồn nước của
các kênh gia tăng so với trước1. Tình hình ơ nhiễm mơi trường nước trên địa bàn quận
Thủ Đức là khá nghiêm trọng. Thủ Đức hiện có trên 1.000 nhà máy, khu cơng nghiệp,
các cơ sở tiểu thủ cơng nghiệp2. Vì thế, lượng chất thải, rác thải công nghiệp lớn, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe người dân. Một số khu vực ơ
nhiễm đang ở mức báo động có thể kể đến đó là: kênh Bình Thọ (cịn được gọi bằng
các tên gọi dân gian khác như rạch Bình Thái, mương Bình Thọ), kênh Ba Bị,… Dịng
nước của kênh Bình Thọ theo quan sát của chúng tơi có sự thay đổi về màu sắc vào

những khoảng thời gian khác nhau trong ngày: lúc đen ngịm, lúc đỏ quạch, lúc tím
than, lúc lại chuyển sang xanh. Đất hai bên bờ rạch cũng bị ngấm và chuyển sang xanh.
Nhiều nhà dân lấn ra hẳn ra lòng kênh, mọi sinh hoạt đều diễn ra trên mặt nước ô
nhiễm kể cả xả rác và đi vệ sinh. Vào những đợt triều cường, người dân tại đây đã khổ
vì ngập nước thì càng khổ hơn vì rác thải tràn thẳng vào nhà. Tình trạng nước tù đọng
và ô nhiễm nước mặt, nước ngầm tầng nông nơi đây mang mức độ trầm trọng. Ở
phường Trường Thọ, những người trồng rau muống, rau nhút, rau cần nước... thường
1

Xem thêm: Nước ngầm ô nhiễm, kênh rạch vạ lây: />2
Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội quận Thủ Đức năm 2011.


2

tận dụng diện tích mặt nước để trồng rau hoặc dẫn trực tiếp nguồn nước của kênh Bình
Thọ vào ruộng để tưới tiêu. Nếu người dân thường xuyên sử dụng các loại rau này thì
nguy cơ nhiễm độc và nhiễm bệnh rất cao.
Ở điều kiện bình thường, hệ thống kênh, rạch sẽ là một bộ máy điều hịa khơng
khí khổng lồ, nhưng khi hệ thống kênh, rạch bị ô nhiễm nó lại trở thành mơi trường tốt
để bệnh tật phát triển. Ở quận Thủ Đức, kênh Bình Thọ có chức năng tiêu thốt nước
chính cho phường Trường Thọ và phường Bình Thọ. Trong nhiều năm qua, kênh Bình
Thọ chưa được nạo vét, hơn nữa lịng kênh Bình Thọ đang bị người dân lấn chiếm để
xây cất nhà làm giảm khả năng tiêu thoát nước. Với hiện trạng kênh thoát nước bị co
hẹp cùng với lượng chất thải lớn từ các nhà máy đã làm cho kênh Bình Thọ ơ nhiễm và
trở thành môi trường truyền bệnh.
Phường Trường Thọ, với điều kiện địa lý: phía Đơng giáp phường Bình Thọ và
phường Phước Long A, Phước Long B; phía Tây giáp phường Linh Tây và phường
Linh Đơng; phía Nam giáp phường An Phú; phía Bắc giáp phường Linh Chiểu, có bốn
khu phố tại phường Trường Thọ (khu phố 5, 6, 8, 9) nằm dọc theo kênh Bình Thọ, chịu

ảnh hưởng trực tiếp từ sự ô nhiễm của con kênh.
Theo bài viết ngày 25/9/2008: Truy tìm hung thủ bức tử kênh rạch: Tiếng kêu
cứu từ con rạch... bốn màu, đăng trên trang web của Bộ Tài ngun và Mơi trường
Việt Nam3 thì rạch Bình Thái (một tên gọi khác của kênh Bình Thọ) bắt nguồn từ
phường Hiệp Phú và Tăng Nhơn Phú B, chảy qua phường Phước Long B đến phường
Phước Long A (quận 9) đến phường Trường Thọ (quận Thủ Đức), sau đó đổ thẳng ra
sơng Sài Gịn.
Trên địa bàn phường Hiệp Phú và phường Tăng Nhơn Phú B (quận 9) có các cơ
sở sản xuất lớn như Công ty Dệt Phong Phú, Công ty cổ phần Sản xuất - Dịch vụ Dệt
may Phước Long, Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Việt Thắng Jean, Công ty

3

Xem thêm: />

3

TNHH Saitex international VN 4... với lượng chất thải rất lớn trực tiếp xả xuống kênh
Bình Thọ. Nước của kênh Bình Thọ có sự thay đổi về màu sắc, một phần do nước thải
các nhà máy dệt nhuộm chưa qua xử lý sẽ chứa nhiều kim loại nặng, khi thải vào mơi
trường sẽ cản trở ơxy hịa tan gây ơ nhiễm mơi trường nước; một phần khác cịn do
hành vi xả rác sinh hoạt và chất thải từ chăn nuôi của người dân - điển hình là trại chăn
ni heo ở Phước Long (quận 9), là một trong những tác nhân gây ơ nhiễm hữu cơ và
vi sinh. Kênh Bình Thọ bị ơ nhiễm, sự tác động của nó khơng chỉ dừng lại ở một khu
vực đó là quận 9 mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của hàng ngàn cư dân
phường Trường Thọ (quận Thủ Đức) sống cùng trong lưu vực, vì đây là nơi gánh chịu
lượng chất thải lớn nhất trước khi kênh Bình Thọ đổ ra sơng Sài Gịn. Trong khi đó ở
phường Trường Thọ, các hộ gia đình phần lớn cịn sử dụng nguồn nước từ giếng khoan
và giếng đào để phục vụ cho sinh hoạt nên rất dễ nhiễm bệnh khi nguồn nước ngầm bị
ô nhiễm.

Theo bác sĩ Nguyễn Huy Nga (Vụ Y tế dự phòng, Bộ Y tế): "Ở Việt Nam,
chúng ta có gần 80% loại bệnh tật có liên quan đến chất lượng nước và vệ sinh môi
trường mà chủ yếu là do chất lượng nước, nhất là các bệnh về đường ruột, bệnh tả,
4

Xem thêm: />Công ty Saitex International VN xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường: Sau nhiều ngày trinh sát,
thu thập chứng cứ, ngày 26/10/2010, Cục Cảnh sát phịng chống tội phạm về mơi trường và lực lượng phối hợp
đã bắt quả tang Công ty TNHH Saitex International Việt Nam (Công ty Saitex) xả nước thải chưa qua xử lý ra
môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng lưu vực sơng Sài Gịn thuộc địa bàn quận 9, TP. HCM.
Cơng ty Saitex 100% vốn nước ngồi, có trụ sở sản xuất kinh doanh chính tại đường số 8 KCN Biên
Hoà I, tỉnh Đồng Nai. Tại quận 9, TP. HCM, Công ty Saitex thuê đất trong khuôn viên Công ty Dệt - may Phong
Phú, tại phường Tăng Nhơn Phú B để mở chi nhánh sản xuất dệt nhuộm, may mặc, wash quần áo jean… xuất
khẩu qua thị trường châu Âu và châu Mỹ; công suất 180.000 sản phẩm/tháng; lưu lượng nước thải 600m3/ngày đêm.
Tại hiện trường, ông Nguyễn Xuân Khương, công nhân vận hành hệ thống xử lý nước thải khai nhận:
Từ tháng 5/2008, ông Khương được chuyển qua làm việc tại bộ phận xử lý nước thải. Vận hành hệ thống xử lý
nước thải được chia thành 3 ca, vận hành ngày đêm làm công việc xử lý nước thải, ngoài tổ xử lý thải của ơng
cịn có tổ của Lâm Quốc Khánh và Nguyễn Vũ Hoàng.
Qua kiểm tra, hệ thống xử lý nước thải của Công ty Saitex được thiết kế và vận hành đúng kỹ thuật phải
là: Nước từ nhà máy wash, nhuộm được đưa vào bồn số 2 của khu xử lý, có thể tích 180m3. Từ bồn số 2, nước
được bơm bồn phản ứng rồi chảy qua bồn lắng. Tại bồn lắng, bùn được kết tụ xuống đáy bồn còn nước chảy theo
ống tràn xuống hồ thứ 3. Từ đây, máy bơm nước lên bồn lọc cát qua, rồi qua bồn lọc than rồi xả nước thải qua
cống xả thải chung với Tổng Công ty Phong Phú. Nhưng, Công ty Saitex đã bỏ qua các công đoạn kỹ thuật trên
để nước thải từ bồn lắng chảy thẳng ra môi trường.


4

bệnh thương hàn,..." 5. Ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm đã ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe của người dân sống dọc theo kênh Bình Thọ. Các bệnh thường gặp là các bệnh về
đường hơ hấp, bệnh ngồi da, bệnh về mắt, các bệnh liên quan đến thần kinh, bệnh phụ

khoa và đường ruột, đặc biệt là sốt xuất huyết. Các bệnh ngoài da như ghẻ, zona… bám
chặt lấy người dân ở đây. Đặc biệt, người dân ở đây sử dụng các loại thực phẩm bị
nhiễm kim loại khi chúng được tưới tiêu bằng nước ơ nhiễm thì về lâu dài, nguy cơ
nhiễm bệnh rất cao. Thực phẩm nhiễm bẩn có thể sẽ khơng gây ngộ độc cấp tính hoặc
gây chết người ngay, nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài chúng sẽ tích lũy dần và
hủy hoại cơ thể con người. Đặc biệt, nó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, răng, tóc,
da và có thể gây ung thư.
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là thứ chỉ có thể bảo vệ, giữ gìn, khơi
phục chứ khơng thể mua bán. Nhu cầu được chăm sóc sức khỏe là nhu cầu thiết yếu và
chính đáng của con người, đặc biệt là nhóm dân cư sống trong khu vực ơ nhiễm với
nhiều nguy cơ bệnh tật. Bởi ngồi những bệnh tật mà bất kỳ người bình thường nào
cũng có thể mắc phải, người dân ở ven kênh Bình Thọ cịn đối mặt với những loại bệnh
có liên quan đến ô nhiễm môi trường. Khi môi trường sống bị ô nhiễm, sức khỏe của
người dân ở ven kênh Bình Thọ bị đe dọa thì chấp nhận sống chung với kênh rạch bị ơ
nhiễm có phải là xu hướng phổ biến của người dân sống ở khu vực kênh Bình Thọ hay
khơng? Thực trạng phịng bệnh, khám chữa bệnh của người dân ở khu vực bị ô nhiễm
đang diễn ra như thế nào? Đó là những câu hỏi cần phải được giải đáp. Chính những
băn khoăn, trăn trở đó, chúng tơi chọn nghiên cứu vấn đề: “Hành vi chăm sóc sức khỏe
của người dân khu vực đang xảy ra ô nhiễm mơi trường (Điển cứu tại khu vực kênh
Bình Thọ, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh).

5

Nước sạch và vệ sinh môi trường – Hiệntrạng sử dụng nước sạch ( />

5

2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hành vi chăm sóc sức khỏe của người dân ở

khu vực đang xảy ra ô nhiễm môi trường.
2.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là:
- Chủ hộ hoặc vợ/chồng chủ hộ thuộc các hộ dân đang sinh sống quanh khu vực
kênh Bình Thọ, thuộc phường Trường Thọ, cụ thể là các hộ dân ở các khu phố 5, 6, 8, 9;
- Những người cao tuổi nắm rõ lịch sử kênh Bình Thọ và lịch sử cộng đồng dân
cư nơi con kênh chảy qua;
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Về phạm vi khơng gian
Kênh Bình Thọ bắt nguồn từ phường Hiệp Phú và Tăng Nhơn Phú B, chảy qua
phường Phước Long B đến phường Phước Long A (quận 9) rồi qua phường Trường
Thọ (quận Thủ Đức), sau đó đổ thẳng ra sơng Sài Gịn. Tuy nhiên, trong khn khổ
của đề tài luận văn thạc sỹ, với thời gian và nguồn kinh phí có hạn nên chúng tơi khơng
thể nghiên cứu trên diện rộng như mong muốn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại
phường Trường Thọ cụ thể là bốn khu phố 5, 6, 8, 9.
3.2. Về phạm vi thời gian
Đề tài được bắt đầu nghiên cứu từ tháng 10/2010 và kết thúc vào tháng 9/2011
3.3. Về phạm vi nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu hành vi chăm sóc sức khỏe của người dân ở khu
vực ven kênh Bình Thọ ở các khía cạnh: khám bệnh, chữa bệnh, phòng ngừa bệnh tật
để làm rõ thực trạng về hành vi chăm sóc sức khỏe của người dân ven kênh Bình Thọ
trong điều kiện mơi trường nước bị ô nhiễm.


6

4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu chung
Đề tài mong muốn tìm hiểu hành vi chăm sóc sức khỏe của người dân ở khu vực
đang xảy ra ô nhiễm môi trường thơng qua việc nghiên cứu hành vi chăm sóc sức khỏe

của người dân đang sinh sống ven kênh Bình Thọ, phường Trường Thọ, quận Thủ
Đức, TP. Hồ Chí Minh.
4.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, đánh giá thực trạng về không gian sống, thực trạng ô nhiễm môi
trường, nguồn ô nhiễm và các hoạt động cải thiện môi trường ở kênh Bình Thọ,
phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh;
Thứ hai, tìm hiểu hành vi chăm sóc sức khỏe của người dân sống ven kênh Bình
Thọ trong lĩnh vực phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh;
Thứ ba, đề xuất các giải pháp để nâng cao ý thức phòng bệnh, khám chữa bệnh,
khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho cư dân ở khu vực ven kênh Bình Thọ.
5. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học là phương pháp chủ đạo.
Ngoài ra đề tài cịn áp dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và khái quát hóa tài liệu
có liên quan đến đề tài. Phương pháp quan sát cũng được chúng tôi sử dụng nhằm bổ
sung thơng tin về hồn cảnh, điều kiện sống, ăn, ở, sinh hoạt của đối tượng nghiên cứu.
Trong phương pháp nghiên cứu xã hội học, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp thu thập thông tin khác nhau: phương pháp thu thập tư liệu thứ cấp sẵn
có, phương pháp thu thập thơng tin định lượng và phương pháp thu thập thơng tin định
tính. Việc kết hợp nhiều phương pháp thu thập thông tin nhằm đảm bảo độ tin cậy của
các dữ liệu và để tạo thành một thể thống nhất trong việc thu thập và ghi nhận một cách
có hiệu quả các thơng tin từ thực tế tại khu vực điển cứu. Nguyên tắc kết hợp giữa
phương pháp thu thập thông tin định lượng và định tính trong nghiên cứu này là:


7

phương pháp thu thập thơng tin định tính bổ sung thông tin cho phương pháp thu thập
thông tin định lượng.
5.1.1. Phương pháp thu thập thơng tin thứ cấp sẵn có

Thơng tin thứ cấp được thu thập thông qua các tư liệu sẵn có tại địa bàn nghiên
cứu, cụ thể là Phịng Tài ngun Mơi trường; Phịng Y tế, các báo cáo Kinh tế - Xã hội
hàng năm của quận Thủ Đức và phường Trường Thọ; các dự án cải tạo và nâng cấp
kênh Bình Thọ. Ngồi ra, nguồn tài liệu thứ cấp còn là các bài viết trên các tạp chí
Khoa học xã hội, tạp chí Xã hội học, tạp chí Giáo dục sức khỏe… Thơng qua nguồn tư
liệu sẵn có, tác giả phân tích, nghiên cứu, và chắt lọc những thơng tin có liên quan đến
đề tài. Các tư liệu này được tổng hợp và đúc kết thành từng nhóm ý chính phục vụ cho
đề tài.
5.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Phương pháp thu thập thông tin định lượng:
Hành vi là hoạt động đã diễn ra và chúng ta có thể quan sát và đo lường được
nên đề tài đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin định lượng - dùng bảng anket kết
hợp với quan sát.
Phương pháp thu thập thông tin định lượng được thực hiện bằng công cụ bảng
hỏi nhằm đáp ứng cho các mục tiêu về tìm hiểu thực trạng khơng gian sống, tình hình ơ
nhiễm, một phần về thực trạng hành vi chăm sóc sức khỏe của người dân tại khu vực
đang xảy ra ô nhiễm môi trường cũng như các yếu tố tác động đến hành vi chăm sóc
sức khỏe của họ. Bảng hỏi được chuẩn bị kỹ theo một cấu trúc xác định và được hỏi
theo cách thức giống nhau cho mọi khách thể nghiên cứu. Kết quả điều tra khảo sát cho
phép chúng tôi tiến hành những suy luận thống kê, đo lường và đánh giá mối liên hệ
giữa các biến số. Từ kết quả thu được ở mẫu để có thể khái quát lên tổng thể lớn; kết
quả điểu tra chuẩn hóa có thể được sử dụng để so sánh theo các đặc tính về thời gian,
giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi… và kết quả là các con số phản ánh những đặc
trưng cần nghiên cứu của tổng thể.


8

- Phương pháp thu thập thơng tin định tính:
Với phương pháp thu thập thơng tin định tính, chúng tơi sử dụng công cụ phỏng

vấn sâu bán cơ cấu. Muốn nghiên cứu về hành vi chăm sóc sức khỏe, chúng ta cần phải
có những thơng tin về nhận thức và thái độ về vấn đề chăm sóc sức khỏe. Đây là những
thơng tin mang tính chất riêng tư cá nhân, thiên về đặc điểm, tính chất của cảm xúc,
suy nghĩ sâu bên trong của mỗi cá nhân nên cần sử dụng phương pháp thu thập thơng
tin định tính với cơng cụ phỏng vấn sâu. Phỏng vấn sâu giúp chúng tôi vừa trực tiếp
quan sát khách thể nghiên cứu để có thể nhận xét cơ bản về họ. Quan trọng hơn, chúng
tôi có thể trị chuyện trực tiếp với người được thu thập thơng tin để tìm hiểu ngun
nhân tác động đến hành vi chăm sóc sức khỏe của họ. Người được phỏng vấn sâu sẽ có
thêm nhiều cơ hội bày tỏ thái độ, quan điểm, hiểu biết của họ một cách thoải mái, cởi
mở và tin cậy. Sử dụng công cụ phỏng vấn sâu một mặt, cho phép chúng tôi thực hiện
một cách linh động cả về trình tự lẫn cách đặt câu hỏi. Mặt khác, chúng tơi có thể tìm
hiểu sâu về hoàn cảnh sống, về những vướng mắc cũng như những nguy cơ mà khác
thể nghiên cứu phải đối diện trong cuộc sống, về những mong muốn của người dân
sống ven kênh Bình Thọ. Mặc dù khơng mang tính đại diện nhưng dữ liệu thu được sẽ
rất chi tiết, phong phú và toàn diện. Chúng sẽ là những minh chứng tốt nhất để khẳng
định, thái độ, hành vi chăm sóc sức khỏe và quan điểm của những người đã tham gia
nghiên cứu định lượng. Phương pháp thu thập thông tin định tính sẽ giúp cho chúng tơi
thực hiện được mục tiêu tìm hiểu sự tác động của nhận thức, thái độ, các giá trị, chuẩn
mực đến hành vi chăm sóc sức khỏe. Bởi hành vi chăm sóc sức khỏe có khi rõ ràng,
cơng khai có thể quan sát được cũng có khi là những trạng thái cảm xúc nên sử dụng cơng
cụ phỏng vấn sâu có thể tìm hiểu được khía cạnh này của hành vi chăm sóc sức khỏe.


9

5.1.3. Phương pháp chọn mẫu
Với phương pháp thu thập thông tin định lượng, đề tài áp dụng phương pháp
chọn mẫu phi xác suất, cụ thể là cách chọn mẫu chỉ tiêu. Chúng tôi không dựa trên một
khung mẫu nào cả mà chỉ dựa vào các đặc điểm của mẫu sau đó chọn trên cơ sở những
nhóm đã có sẵn. Tiêu chí chọn mẫu là các hộ gia đình hiện đang sống cạnh, ven hoặc

xung quanh khu vực kênh Bình Thọ, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, thành phố
Hồ Chí Minh và hiện đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng ơ nhiễm của kênh Bình Thọ .
Do đó đề tài sẽ chọn mẫu ở 4 khu phố 5, 6, 8, 9. Khu phố 5 gồm 19 tổ có 1.203 hộ gia
đình, khu phố 6 gồm 16 tổ có 1.003 hộ gia đình, khu phố 8 gồm 6 tổ có 437 hộ gia
đình, khu phố 9 gồm 8 tổ có 503 hộ gia đình6. Đây là những khu phố mà người dân
sống dọc theo con kênh và chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự ô nhiễm của con kênh.
Trong trường hợp lý tưởng, thực hiện cách chọn mẫu xác suất sẽ đáp ứng được tính đại
diện của thơng tin. Tuy nhiên với tình hình thực tế là rất khó nắm được một cách chính
xác số lượng các hộ gia đình chịu ảnh hưởng sự ơ nhiễm của con kênh. Chính vì vậy
nếu chọn mẫu theo cách chọn xác suất thì đề tài sẽ khơng đảm bảo được số hộ gia đình
trong khung mẫu (danh sách dân cư) đã chọn sẽ là những hộ đang sinh sống dọc theo
con kênh. Dung lượng mẫu gồm 200 đơn vị mẫu (ngồi ra cịn có 20 đơn vị mẫu dự
trữ). Số lượng phiếu phát ra là 220 phiếu, thu vào là 211 phiếu
Với phương pháp thu thập thơng tin định tính, đề tài sử dụng phương pháp chọn
mẫu phi xác suất theo cách chọn chỉ tiêu theo các đặc điểm giống như cách chọn mẫu
trong phương pháp thu thập thông tin định lượng. Dung lượng gồm 6 đơn vị mẫu (4
đơn vị mẫu là chủ hộ hoặc vợ/chồng chủ hộ; 2 đơn vị mẫu là người cao tuổi nắm rõ
lịch sử cộng đồng).

6

Theo Thống kê dân số của phường Trường Thọ


10

5.2. Kỹ thuật sử dụng trong phân tích và xử lý thơng tin
5.2.1. Phân tích và xử lý thơng tin định lượng
Đối với thông tin định lượng chúng tôi sẽ xử lý thông tin thông qua sự hỗ trợ
của phần mềm SPSS. Ngồi việc xử lý và phân tích những số liệu thống kê mơ tả, các

phân tích dữ liệu đa biến cũng được áp dụng để xem xét mối tương quan giữa các yếu
tố được giả định là có tác động đến hành vi chăm sóc sức khỏe của người dân ở khu
vực đang xảy ra ô nhiễm về mơi trường. Ví dụ: các đặc điểm về nhân khẩu học xã hội
(tuổi, giới tính, trình độ học vấn, khu phố, số năm sống tại phường…); điều kiện sống;
môi trường sống… Với các câu hỏi mở chúng tôi sẽ lượng hóa các câu trả lời giống
nhau, mã hóa lại và sử dụng các phép tính trong SPSS để tính tốn và phân tích.
Phân tích sâu hành vi chăm sóc sức khỏe sử dụng nhiều phương pháp khác nhau
và được chia thành phân tích đơn biến và đa biến. Các phân tích đơn biến sơ cấp ứng
dụng với các bảng chéo để xác định các mối quan hệ. Các biểu đồ cũng được sử dụng
thích hợp. Các phân tích đa biến được sử dụng nhưng ít hơn đơn biến để xác định sự
tác động riêng rẽ của các biến độc lập tới biến hành vi chăm sóc sức khỏe.
Lựa chọn các biến độc lập: Các biến độc lập được sử dụng trong phân tích gồm:
- Nhóm tuổi : 20-40; 41-60; 61-80
- Giới tính: Nam và nữ
- Nghề nghiệp: Lao động tự do (làm thợ hồ, chạy xe ôm, bán hàng rong, thủ
công đan lát; làm thuê cho cơ sở sản xuất – kinh doanh; bn bán nhỏ (có địa điểm cố
định); chủ cơ sở sản xuất - kinh doanh; cán bộ - công nhân viên; nội trợ; học sinh, sinh
viên; về hưu; già yếu khơng làm việc; khơng nghề/khơng việc;
- Trình độ học vấn: THCS (trung học cơ sở); PTTH(phổ thông trung học);
TCCN (trung cấp chuyên nghiệp; CĐ, ĐH (cao đẳng, đại học);
- Thời gian sống tại phường: 20-40; 41-60; 61-80 (năm)
- Khu phố: 5, 6, 8, 9


11

5.2.2. Phân tích và xử lý thơng tin định tính
Dựa vào biên bản phỏng vấn sâu, những phát biểu đặc trưng phổ biến và có giá
trị sẽ được sử dụng như những dẫn chứng để làm rõ hoặc chứng minh cho các luận
điểm trình bày trong báo cáo.

Ngồi ra, chúng tôi tiến hành đối chiếu, so sánh điểm giống và khác nhau theo
giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian sống tại phường… của
khách thể được chọn để lấy thơng tin từ đó lập bảng biểu so sánh để thấy rõ sự khác
biệt và tương đồng trong hành vi chăm sóc sức khỏe của từng nhóm đối tượng. Các ý
kiến giống nhau sẽ được sắp xếp theo từng nhóm chủ đề để lượng hóa thơng tin bằng
cách lấy tỉ lệ ý kiến trên tổng số người trả lời mà khơng tính phần trăm như xử lý thông
tin định lượng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Sự biến đổi của môi trường kinh tế - xã hội tất yếu sẽ gây ra những biến đổi về
mơi trường sống, địi hỏi mỗi người, mỗi gia đình phải có những cơ chế, những phản
ứng phù hợp với điều kiện sống mới. Hoạt động chăm sóc sức khỏe cũng khơng phải là
một ngoại lệ. Sức khỏe là vốn quý trong cuộc sống của mỗi con người, là động lực của
sự phát triển. Con người ln có những cơ chế phịng ngừa và bảo vệ sức khỏe của
mình. Với tính cấp thiết của đề tài, cuộc nghiên cứu được tiến hành nhằm thu thập một
số thơng tin định lượng và định tính với hy vọng góp được phần nào vào hệ thống lý
luận và phương pháp luận về lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cũng như vấn đề an
sinh xã hội. Bên cạnh đó, nghiên cứu đề tài này khơng chỉ giúp chúng tôi hiểu biết sâu
sắc hơn về các lý thuyết của xã hội học, mà cịn có điều kiện vận dụng chúng để giải
quyết những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra.


12

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả bước đầu của đề tài sẽ góp phần nâng cao hoạt động chăm sóc
sức khỏe, đặc biệt là nâng cao nhận thức cho người dân về sự ảnh hưởng của ô nhiễm
môi trường đến sức khỏe. Bên cạnh đó, những kết quả nghiên cứu cụ thể của đề tài sẽ
giúp chính quyền địa phương cùng với người dân có những biện pháp hữu hiệu để cải
thiện mơi trường sống của mình và của những xung quanh khu vực kênh Bình Thọ.

Ngồi ra, việc tiến hành cuộc nghiên cứu này sẽ giúp bản thân tác giả có cơ hội cọ xát
với thực tế để nâng cao năng lực, kỹ năng nghiên cứu và tư duy độc lập.
7. Vài nét về quá trình thực hiện đề tài
7.1. Những thuận lợi
 Cuộc nghiên cứu diễn ra dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của TS.Vũ
Quang Hà. Thầy đã hướng dẫn, hỗ trợ chúng tôi về mặt chuyên môn, phương pháp và
giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc liên hệ với chính quyền địa phương trong giai đoạn thu
thập thơng tin.
 Trong q tình thu thập thông tin, tôi đã nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ
chính quyền và nhân dân địa phương: Các cán bộ Phường Trường Thọ, lực lượng dân
quân đặc biệt là các cô, bác tổ trưởng tổ dân phố và nhân dân các khu phố 5, 6, 8, 9
7.2. Những khó khăn
Trong q trình nghiên cứu, từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn thu thập và xử
lý thông tin, tơi đã gặp phải một số khó khăn cả về khách quan lẫn chủ quan:
7.2.1. Thứ nhất về mặt khách quan:
 Trong quá trình tổng quan tài liệu, lĩnh vực y tế sức khỏe có nhiều cơng trình
nghiên cứu nhưng hành vi chăm sóc sức khỏe đặt trong bối cảnh có ơ nhiễm mơi
trường thì nguồn tài liệu thứ cấp vẫn cịn rất ít. Vì thế tơi có rất ít nguồn tư liệu thứ cấp
sẵn có để tham khảo cũng như làm cơ sở để đối chiếu so sánh khi phân tích.
 Trong q trình thu thập thơng tin:
Khi cung cấp thơng tin, một số hộ gia đình q nhấn mạnh vào yếu tố môi


13

trường. Một số hộ gia đình khác trả lời theo chuẩn mực của xã hội vì thế chúng tơi gặp
rất nhiều khó khăn trong việc xác nhận lại thơng tin.
Đa số các hộ gia đình ở ven kênh Bình Thọ đều đi làm vào ban ngày nên chúng
tôi thường xuyên phải tiến hành thập thơng tin vào buổi tối. Vì thế chúng tơi gặp rất
nhiều khó khăn trong việc di chuyển tới địa bàn nghiên cứu.

7.2.2. Thứ hai, về mặt chủ quan:
Với tư cách là học viên cao học đi thu thập thơng tin luận văn nên cịn khó khăn
trong việc thuyết phục người dân cung cấp thông tin, đặc biệt là vùng ven như phường
Trường Thọ, quận Thủ Đức - nơi mà người dân chưa quen với những cuộc phỏng vấn
như thế này.
7.2.3. Hạn chế của việc thu thập thông tin qua cuộc nghiên cứu:
Thứ nhất, đối với câu hỏi yêu cầu đối tượng thu thập thông tin tự đánh giá về
tình trạng sức khỏe của mình hiện nay và so sánh với bạn bè cùng trang lứa thì số liệu
chỉ cung cấp quan điểm chủ quan của từng người về sức khỏe của mình. Khơng có cơ
sở nào đánh giá khách quan tình trạng sức khỏe mặc dù bản thân người trả lời đã có
những cơ sở nhất định.
Thứ hai, thơng tin về nguồn trả chi phí và dịch vụ khám chữa bệnh chưa thật
đầy đủ.


14

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Các tài liệu tổng quan được phân chia thành các mục sau:
1.1.1. Cơ sở pháp lý về vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe
- Ngay lời đầu tiên của Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (Luật này đã được Quốc
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày
30 tháng 6 năm 1989) đã nêu rõ: “Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, là một
trong những điều cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan
trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ Tổ quốc.”

Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân đã có những quy định về quyền được chăm sóc
sức khỏe của người dân:
 Tại Khoản 1 - Điều 1, quy định: “Cơng dân có quyền được bảo vệ sức khoẻ,
nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh
dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ về chuyên môn y tế”. Như vậy,
bảo vệ sức khỏe và nâng cao sức khỏe khơng chỉ là quyền mà cịn là nghĩa vụ của mỗi
người. Mỗi người phải tự chăm sóc sức khỏe của chính mình, chăm sóc sức khỏe cho
người thân trong gia đình và những người xung quanh, có quyền kiến nghị với chính
quyền các cấp về các giải pháp cần thiết nhằm đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe
của cá nhân nhất là người nghèo, người thuộc diện chính sách xã hội.
 Điều 3 quy định: “Trách nhiệm của Nhà nước: Hoàn thiện, nâng cao chất
lượng và phát triển mạng lưới phòng, chống dịch, khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp phát
triển hệ thống y tế Nhà nước với y tế tập thể và y tế tư nhân”.
 Điều 8 quy định về “vệ sinh nước và các nguồn nước dùng trong sinh hoạt của
nhân dân”: “Các cơ quan, xí nghiệp cấp nước phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh nước
dùng trong sinh hoạt của nhân dân. Nghiêm cấm các tổ chức Nhà nước, tập thể, tư nhân
và mọi công dân làm ô nhiễm các nguồn nước dùng trong sinh hoạt của nhân dân”.


×