Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Tư tưởng canh tân của đặng huy trứ và ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.54 KB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ LÝ

TƢ TƢỞNG CANH TÂN CỦA ĐẶNG HUY TRỨ
VÀ Ý NGHĨA CỦA NĨ ĐỐI VỚI CƠNG CUỘC
ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH– 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ LÝ

TƢ TƢỞNG CANH TÂN CỦA ĐẶNG HUY TRỨ
VÀ Ý NGHĨA CỦA NĨ ĐỐI VỚI CƠNG CUỘC
ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY



Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. CAO XUÂN LONG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH– 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dưới
sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của TS. Cao Xuân Long. Kết quả lưu
trong luận văn là trung thực chưa từng được công bố trong bất cứ cơng
trình nào khác. Nếu có gì sai sót tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm .

Tác giả

Nguyễn Thị Lý


MỤC LỤC
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................... 1
Chƣơng 1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH
THÀNH, PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG CANH TÂN CỦA ĐẶNG

HUY TRỨ ............................................................................................ 13
1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ
XX VỚI SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG CANH TÂN
CỦA ĐẶNG HUY TRỨ .............................................................................. 13
1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX với
sự hình thành, phát triển tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ ................... 13
1.1.2. Điều kiện lịch sử - xã hội thế giới thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX với sự
hình thành, phát triển tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ ........................ 23
1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG
CANH TÂN CỦA ĐẶNG HUY TRỨ ....................................................... 37
1.2.1. Truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam với sự hình thành, phát triển
tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ ........................................................... 38
1.2.2. Tư tưởng của Tam giáo với sự hình thành, phát triển tư tưởng canh tân
của Đặng Huy Trứ ......................................................................................... 44
1.2.3. Tư tưởng tân thư về tự cường, tự trị của phương Đơng, phương Tây
với sự hình thành, phát triển tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ ............. 51
1.3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG CANH
TÂN CỦA ĐẶNG HUY TRỨ QUA CUỘC ĐỜI VÀ TÁC PHẨM
TIỂU BIỂU ........................................................................................... 53
1.3.1. Quá trình hình thành, phát triển tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ
qua một số sự kiện tiêu biểu trong cuộc đời ông .......................................... 54


1.3.2. Quá trình hình thành, phát triển tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ
qua một số tác phẩm tiêu biểu của ông ......................................................... 58
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................ 65
Chƣơng 2. NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA TƢ TƢỞNG CANH TÂN
ĐẶNG HUY TRỨ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÔNG
CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................... 67
2.1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG CANH TÂN

ĐẶNG HUY TRỨ ....................................................................................... 67
2.1.1. Quan điểm canh tân về chính trị - xã hội ............................................ 68
2.1.2. Quan điểm canh tân về kinh tế, quân sự .................................................. 74

2.1.3. Quan điểm canh tân về văn hóa, giáo dục .......................................... 80
2.2. ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ TRONG TƢ TƢỞNG CANH
TÂN CỦA ĐẶNG HUY TRỨ ................................................................... 89
2.2.1.Đặc điểm cơ bản trong tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ ............ 89
2.2.2. Giá trị và hạn chế trong tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ ........ 101
2.3.Ý NGHĨA CƠ BẢN TRONG TƢ TƢỞNG CANH TÂN CỦA
ĐẶNG HUY TRỨ ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY................................................................................................. 112
2.3.1. Cần phải nêu cao tinh thần đổi mới với nội dung toàn diện trên nguyên
tắc giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia ..................................... 112
2.3.2. Cần phải chống tham nhũng triệt để và có một vũ khí lý luận khoa học,
phù hợp với yêu cầu lịch sử ........................................................................ 117
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .......................................................................... 121

PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................... 124
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................ 130


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, nhân loại đang đứng trước những thời cơ, vận
hội cũng như những thách thức lớn về mọi mặt trong đời sống xã hội của xu
thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế mang lại. Mỗi quốc gia, dân tộc muốn tồn
tại và phát triển không thể đứng ngồi tiến trình đó, khơng thể khép mình

trong “cái nếp cũ” đã trở nên lỗi thời, lạc hậu. Việt Nam cũng khơng nằm
ngồi tiến trình ấy. Xu thế tồn cầu hóa vừa tạo ra thời cơ lớn, vận hội lớn
cho tất cả các nước nhưng nó cũng đem lại nhiều nguy cơ, thách thức cho
mỗi quốc gia, dân tộc. Song, làm thế nào để hịa nhập nhưng khơng hịa tan,
khơng đánh mất bản thân mình? Một trong những yêu cầu có tính ngun tắc
là phải giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của dân
tộc mình. Trong đó, kế thừa và phát triển những tư tưởng tiến bộ của những
người đi trước là một trong những vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng. Đúng
như, trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăng - ghen đã chỉ rõ: “một
dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì khơng thể khơng có
tư duy lý luận” [69, tr. 489], “Nhưng tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm
sinh dưới dạng năng lực của người ta mà thôi. Năng lực ấy cần phải được
phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, khơng có một
cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước” [69, tr. 587].
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đúc kết “tồn bộ triết học thời
trước”, việc “giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa
của dân tộc” ngay trong Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung
ương đảng khóa VIII đã chỉ rõ: “xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại, v.v… phục vụ


2

đắc lực sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, văn minh” [33, tr. 54]. Do đó, việc nghiên cứu
những giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại nói chung, và lịch sử tư tưởng
của Việt Nam nói riêng, là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực.
Lịch sử cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn có sự biến động to
lớn, để lại những dấu ấn cực kỳ sâu sắc về mọi mặt. “Đó là thế kỷ khoa học
và cơng nghệ tiến nhanh chưa từng thấy, giá trị sản xuất vật chất tăng lên

hàng chục lần so với thế kỷ trước, kinh tế phát triển mạnh mẽ xen lẫn những
cuộc khủng hoảng lớn của chủ nghĩa tư bản thế giới và sự phân hóa giàu
nghèo giữa các nước, các khu vực” [34, tr. 61]. Sự biến động ấy đã đặt ra
nhiều vấn đề, trong đó vấn đề bức thiết nhất là tìm tịi, xác định về con
đường, cách thức để giải phóng dân tộc, giải phóng con người thốt khỏi ách
áp bức bóc lột và những bất cơng trong xã hội. Chung dòng chảy lịch sử ấy,
Việt Nam thời kỳ này cũng rất đặc biệt, với những biến đổi sâu sắc trên tất cả
mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa – xã hội, mà nguyên nhân
chủ yếu của nó chính là sự xâm lược và đặt ách thống trị thuộc địa vô cùng
tàn bạo lên đất nước ta của thực dân Pháp, biến nước ta từ một nước phong
kiến độc lập, có chủ quyền thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Trong
hoàn cảnh lịch sử - xã hội như vậy, cùng với phong trào đấu tranh rộng khắp
của nhân dân cả nước ta đứng lên chống lại thực dân Pháp xâm lược để giành
lại nền độc lập, tự do cho đất nước, đã xuất hiện nhiều nhà tư tưởng lớn, có tư
tưởng canh tân, nhằm phục hưng đất nước, cứu nguy cho dân tộc tiêu biểu
như: Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch.
Trong số đó, Đặng Huy Trứ (1825 – 1874), được xem là một trong những
ngôi sao sáng trên bầu trời lịch sử tư tưởng Việt Nam trong thế kỷ XIX và


3

cũng là một trong những ngọn cờ đầu trong phong trào duy tân giải phóng
dân tộc, là “một trong những người trồng cái mầm khai hóa đầu tiên ở Việt
Nam” [79, tr. 21]. Đặc biệt, tư tưởng canh tân của ông, giữ một vị trí quan
trọng trong đời sống lịch sử - xã hội Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX –
nửa đầu thế kỷ XX, với giá trị lý luận và thực tiễn xã hội to lớn. Những quan
điểm canh tân của Đặng Huy Trứ về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự,
xã hội, về giáo dục, đạo đức, về văn hóa, tinh thần, tín ngưỡng ... đến ngày
nay vẫn có những giá trị và ý nghĩa lịch sử to lớn. Hiện nay, Việt Nam đang

tiếp tục q trình đổi mới tồn diện, sâu sắc để phát triển nước giàu, dân
mạnh, thì việc kế thừa, tiếp thu, vận dụng tư tưởng đổi mới tri thức khoa học
của thế hệ cha ông là điều cần thiết. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, phân
tích một cách hệ thống và sâu sắc tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ, làm
rõ nội dung, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của tư tưởng canh tân Đặng Huy Trứ
trong điều kiện đổi mới hiện nay là việc làm cần thiết. Do đó, em đã chọn:
“Tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ và ý nghĩa của nó đối với công cuộc
đổi mới ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Do tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của Đặng Huy Trứ trong dòng
chảy lịch sử của dân tộc nên tư tưởng Đặng Huy Trứ nói chung, tư tưởng
canh tân của Đặng Huy Trứ nói riêng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu
trên nhiều lĩnh vực nhưng tựu chung có thể khái quát thành ba hướng sau:
Hướng thứ nhất, những cơng trình nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp, tư
tưởng … của Đặng Huy Trứ trong dòng chảy lịch sử Việt Nam. Tiêu biểu
cho hướng nghiên cứu này trước tiên phải kể đến cơng trình Đại cương lịch
sử Việt Nam, Toàn tập, của GS. Trương Hữu Quýnh, GS. Đinh Xuân Lâm,


4

PGS. Lê Mậu Hãn (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2003. Hay
cuốn Lịch sử Việt Nam, gồm 2 tập, của Ủy ban Khoa học xã hội, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971, Tiến trình lịch sử Việt Nam, PGS TS.
Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2004…
Nhìn chung trong các tác phẩm nêu trên, các tác giả đã nghiên cứu và trình bày
một cách hệ thống các vấn đề về kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội … giai
đoạn Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Ngoài ra, nghiên cứu về sự
phát triển tư tưởng Việt Nam giai đoạn thế kỷ XIX đến thế kỷ XX cịn có tác
phẩm Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng

tháng Tám của GS. Trần Văn Giàu, gồm 3 tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1996. Cơng trình đề cập đến quá trình chuyển biến, xen kẽ, đấu
tranh của các hệ tư tưởng: hệ ý thức phong kiến, hệ ý thức tư sản, hệ ý thức vô
sản. Ngồi ra, cịn có cơng trình nghiên cứu “Bước chuyển tư tưởng Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” do PGS.TS Trương Văn Chung và PGS.TS
Dỗn Chính (đồng chủ biên). Trong cơng trình này các tác giả đã nêu bật được
tiền đề xuất hiện tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nội dung,
đặc điểm và bài học lịch sử của tư tưởng Việt Nam ở thời kỳ này.
Đặc biệt trong cuốn Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam do PGS.TS
Dỗn Chính (chủ biên), nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, cơng
trình này được kết cấu thành 5 chương, 1051 trang: Chương 1 khái quát lịch
sử, kinh tế, xã hội và tư tưởng của người Việt thời kỳ dựng nước; Chương 2
tư tưởng triết học Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc; Chương 3 Tư tưởng triết học
Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV; Chương 4 tư tưởng triết học Việt Nam
từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX; Chương 5 tư tưởng triết học Việt Nam cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; Trong đó, chương 4 của cơng trình từ trang 753


5

đến trang 778 các tác giả đã trình bày một cách khái quát nội dung tư tưởng
của Đặng Huy Trứ trong dòng tư tưởng canh tân ở Việt Nam giai đoạn cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các quan điểm về tự cường tự trị, về kinh tế,
quân sự, giáo dục ….
Trong cuốn Lịch sử triết học Phương Đơng do PGS.TS Dỗn Chính
(chủ biên), nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, cơng trình này
được kết cấu thành 3 phần, 12 chương, 1395 trang: Phần thứ nhất Lịch sử
triết học Ấn Độ; Phần thứ hai lịch sử triết học Trung Quốc; Phần thứ ba lịch
sử tư tưởng triết học Việt Nam – chương 5 của phần này từ trang 1184 đến
trang 1206 và từ trang 1286 đến trang 1291 các tác giả đã trình bày một cách

khái quát nội dung tư tưởng của Đặng Huy Trứ trong dòng tư tưởng canh tân
ở Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Còn trong tác phẩm Tư tưởng cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX
của Lê Thị Lan, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002. Tác giả đã
trình bày khá sâu sắc các điều kiện xuất hiện các tư tưởng cải cách ở Việt
Nam cuối thế kỷ XIX, một số đóng góp căn bản trên phương diện tư tưởng
của các nhà canh tân, chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc các đề
nghị cải cách không được thực hiện hóa, đồng thời tác giả cũng nêu lên vị trí,
ý nghĩa của tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX trong lịch sử cũng
như trong hiện tại. Hay trong cơng trình Đại cương lịch sử triết học Việt Nam
của TS. Huỳnh Công Bá, nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 2006, với 349 trang,
ngồi phần mở đầu, phần dẫn luận, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, nội
dung của tác phẩm được kết cấu thành 3 chương: Chương 1 – Tư tưởng triết
học; Chương 2 – Tư tưởng chính trị; Chương 3 – Tư tưởng tôn giáo. Trong
tác phẩm này tác giả không đi sâu phân tích về các nhà tư tưởng nói chung và


6

Đặng Huy Trứ nói riêng, mà chủ yếu là thể hiện quan điểm của các nhà tư
tưởng thông qua các phần Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và tư tưởng canh tân
của các nhà tư tưởng Việt Nam dưới triều Nguyễn. Ngồi các cơng trình
nghiên cứu nêu trên, nội dung tư tưởng cơ bản của các nhà tư tưởng tiêu biểu
nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cũng được các nhà khoa học nghiên cứu
và công bố trên các tạp chí chun ngành như: Mấy suy nghĩ tìm hiểu thêm về
lý do thất bại của việc thực hiện tư tưởng canh tân dưới triều Nguyễn, Tạp
chí Khoa học Đại học sư phạm Huế, số 3, 1994; Tìm hiểu một số quan điểm
chi phối tư duy các nhà cải cách Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, Tạp chí Triết
học, số 1, 1995; Nhân tố quyết định tới sự xuất hiện tư tưởng cải cách ở Việt
Nam thế kỷ XIX, Tạp chí Triết học, số 4, 1999 …

Hướng thứ hai, Các cơng trình nghiên cứu một cách trực tiếp những
khía cạnh khác nhau như văn học, tư tưởng, đặc điểm, ý nghĩa … trong tư
tưởng triết học của Đặng Huy Trứ. Tiêu biểu cho hướng này, trước tiên phải
kể đến cuốn Đặng Huy Trứ con người và tác phẩm của nhóm Trà Lĩnh, nhà
xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1990. Đây là cơng trình khảo cứu đồ sộ,
hệ thống và đáng tin cậy với nhiều tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau như
thơ, văn, câu đối mà Đặng Huy Trứ đã sáng tác trong suốt cuộc đời hoạt động
cách mạng của mình do nhóm Trà Lĩnh sưu tầm và biên soạn, trong đó các
tác giả đã thể hiện về cuộc đời, tác phẩm của Đặng Huy Trứ qua các giai
đoạn: Từ thời tuổi thơ (gồm 10 tác phẩm), đến giai đoạn ở quê ( gồm 33 tác
phẩm), đến thời kỳ đi dạy học (gồm 26 tác phẩm), đến bước đầu ra làm quan
(gồm 47 tác phẩm), thời kỳ làm ngự sử (gồm 27 tác phẩm), thời gian làm bố
chánh Quảng Nam (gồm 20 tác phẩm), giai đoạn đi sứ lần thứ nhất (gồm 40
tác phẩm), hay giai đoạn làm bình chuẩn ở Hà Nội (35 tác phẩm), đến thời kỳ


7

đi sứ lần hai (gồm 55 tác phẩm), cho đến giai đoạn làm khâm phái quân vụ ở
Bắc Kỳ (gồm 15 tác phẩm), qua đó thể hiện được sự hình thành, phát triển và
những chuyển biến trong từng giai đoạn cũng như những quan điểm phong
phú, đặc sắc trong tư tưởng của Đặng Huy Trứ. Ngồi ra, cịn phải kể đến
cơng trình Đặng Huy Trứ tư tưởng và nhân cách, do Đặng Việt Ngoạn (sưu
tầm, biên soạn), nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000; đây là cơng
trình tập hợp những bài viết, những cơng trình nghiên cứu có giá trị, dưới
nhiều khía cạnh trong tư tưởng và cuộc đời của Đặng Huy Trứ cụ thể: Đặng
Huy Trứ, người tri thức chân chính trước những vấn đề của dân tộc và thời
đại của Vũ Khiêu, Tư tưởng Đặng Huy Trứ của Lê Sỹ Thắng, Ngôn trách,
bút quyền một tư tưởng tiền phong của Phạm Xuân Khanh, Đặng Huy Trứ một trí thức tiêu biểu của thế kỷ XIX của Trần Hữu Duy, Đặng Huy Trứ - một
trong những nhà cải cách đầu tiên của Lê Thị Lan, Phật giáo trong thơ văn

Đặng Huy Trứ của Thanh Lương, Đặng Huy Trứ thái độ đối với quỷ thần của
Tường Hữu, Đặng Huy Trứ và những trăn trở đổi mới về phong tục, tập quán
tín ngưỡng của nhân dân của Trần Đại Vinh, Đức tính dũng trong thơ văn
Đặng Huy Trứ của Tảo Trang, Đặng Huy Trứ - một tấm gương sáng một nhà
giáo xứng danh “Phụ tử” của Vũ Đình Liên, Đặng Huy Trứ - một vị lương
sư của Nguyễn Thế, Đặng Huy Trứ - cuộc đời và thơ của Khương Hữu Dụng,
Thi hào Đặng Huy Trứ - một hồn thơ đôn hậu và một tinh thần thi giáo lớn
của Ngơ Linh Ngọc, Tấm lịng ưu ái trong thơ Đặng Huy Trứ của Trần Lê
Văn … Nhìn chung đây là tác phẩm có nội dung khá phong phú, đặc sắc và
có những nhận định xác đáng về Đặng Huy Trứ trong dòng lịch sử tư tưởng
của dân tộc. Đặc biệt, nghiên cứu theo hướng này cịn có cơng trình “tư
tưởng triết học của Đặng Huy Trứ” do TS. Cao Xuân Long làm chủ nhiệm đề


8

tài, năm 2014, nội dung của đề tài này được kết cấu thành 2 chương: chương
1, Những điều kiện, tiền đề và quá trình trình hình thành, phát triển tư tưởng
của Đặng Huy Trứ từ trang 19 đến trang 79; chương 2, Nội dung, đặc điểm
và giá trị, hạn chế chủ yếu trong tư tưởng của Đặng Huy Trứ. Nghiên cứu
theo hướng này cịn có cơng trình Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều
Nguyễn do Đỗ Bang, Trần Bạch Đằng, Đinh Xn Lâm, Lưu Anh Rơ, Hồng
Văn Lân, Nguyễn Quang Trung Tiến, Nguyễn Trọng Văn nghiên cứu và biên
soạn. Trong cơng trình này các tác giả đã tập trung nghiên cứu các nhà tư
tưởng canh tân thời Nguyễn như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch,
Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ … Ngoài ra, trong tác phẩm Nho giáo và phát
triển ở Việt Nam của Vũ Khiêu, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.
Trong cuốn sách này liên quan đến đề tài có phần 1, chương 4 tác giả đã nhận
định rằng: “Đặng Huy Trứ đã nhìn ra ánh sáng, nêu lên những cái mới của
thời đại để từ đó đổi mới đất nước” [57, tr. 45 - 46].

Hướng thứ ba: Những cơng trình đánh giá về đặc điểm, giá trị, hạn chế
về tư tưởng của Đặng Huy Trứ nói chung và tư tưởng canh tân của Đặng Huy
Trứ nói riêng. Trước hết, phải kể đến cơng trình Phan Bội Châu tồn tập,
gồm 10 tập, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1990, đặc biệt trong tập 2, khi
nhận định về giá trị của Đặng Huy Trứ, Phan Bội Châu đã đánh giá rất cao và
cho rằng Đặng Huy Trứ là “người trồng cái mầm khai hóa đầu tiên” ở Việt
Nam thời Tự Đức. Bên cạnh đó, trong cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập 2
của Lê Sỹ Thắng (chủ biên), nhà xuất bản Khoa học, Hà Nội, 1997. Đây là
cơng trình khá phong phú về các nhà tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XVII đến
cuối thế kỷ XIX, liên quan đến đề tài là chương XV từ trang 332 – 353, tác
giả đã nhận định “nhà canh tân Đặng Huy Trứ không chỉ nổi bật trong lĩnh


9

vực tư tưởng mà còn là người duy nhất trong số các nhà canh tân của dân tộc
ta hồi nửa cuối thế kỷ XIX đã trực tiếp kinh doanh thương nghiệp, khơng chỉ
bằng văn tự mà cịn bằng việc làm cụ thể ở tầm vĩ mơ, ơng đã góp phần to
lớn vào việc chọc thủng bóng đen của hệ tư tưởng phong kiến và mở đường
cho tư tưởng và hoạt động canh tân, duy tân của dân tộc ta hồi nửa cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX” [86, tr. 352 - 353]. Ngồi ra, cịn phải kể đến bài:
Đặng Huy Trứ - nhà yêu nước canh tân thế kỷ XIX của Phạm Tuấn Khanh từ
trang 90 đến trang 99. Bài viết đã khái quát những tư tưởng cơ bản của Đặng
Huy Trứ, từ đó đi đến một nhận định chung về giá trị trong tư tưởng canh tân
của Đặng Huy Trứ là để cứu nước, để chống ngoại xâm bảo vệ độc lập của tổ
quốc, để cứu dân thoát khỏi cảnh nghèo … Hay trong bài Trữ tình – nét đặc
sắc riêng trong thơ Đặng Huy Trứ của Hoàng Cơng Khanh, Tạp chí thơng tin
Khoa học cơng nghệ, Huế, số 3, 1995, trong bài này tác giả đã viết: Ông “đã
bền bỉ vững chải như cột đá sừng sững giữa bão lũ cuộc đời, đồng thời lại
vẫn vận động sáng tạo theo hướng tích cực, thích hợp khít khao với từng

chặng đường lịch sử rối ren cuối thế kỷ XIX” [75, tr. 274]. . Hoặc trong bài
Tư tưởng của Đặng Huy Trứ của TS. Cao Xuân Long, Tạp chí khoa học –
chuyên san Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Huế, tập 76B, số 7, 2012,
trong tác phẩm này tác giả đã khẳng định rằng: nội dung tư tưởng của Đặng
Huy Trứ khá phong phú và đặc sắc trên nhiều lĩnh vực như tự cường, tự trị,
kinh tế, quân sự, giáo dục … những tư tưởng đó có giá trị nhân văn sâu sắc.
Tuy nhiên, do những điều kiện chủ quan, khách quan cho nên tư tưởng đó
chưa đưa con tàu Việt Nam đi đến bến bờ tự cường tự trị như ông mong
muốn. Nhưng nếu lọc bỏ những hạn chế nhất định trong các tư tưởng này thì
có thể trở thành những bài học bổ ích trong quá trình phát triển đất nước của


10

chúng ta hiện nay. Trong bài Tư tưởng Đặng Huy Trứ với nho giáo triều
Nguyễn của Đỗ Thị Hòa Hới, Tạp chí triết học số 6, 2000. Trong cơng trình
này tác giả bài viết đã phân tích và chỉ ra mối liên hệ cũng như những đặc
trưng trong tư tưởng của Đặng Huy Trứ với Nho giáo triều Nguyễn. Còn
trong bài Đặng Huy Trứ - một trong những nhà tư tưởng cải cách đầu tiên
của Lê Thị Lan, Tạp chí triết học, số4, 1992, tác giả cũng đã trình bày một
cách khái quát về những tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ trên các lĩnh
vực tư tưởng, kinh tế, qn sự, chính trị … từ đó có những nhận định, đánh
giá khá sâu sắc, xác đáng về ông.
Như vậy, tư tưởng Đặng Huy Trứ đã được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng chưa có cơng trình nào
mang tính chun biệt và tập trung đi sâu nghiên cứu làm rõ tư tưởng canh
tân của Đặng Huy Trứ. Từ đó rút ra ý nghĩa và bài học kinh nghiệm cho sự
nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, những cơng trình kể trên đều
là những tài liệu quý báu để tác giả kế thừa, phát triển trong đề tài này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích của đề tài là làm rõ những quan điểm trong tư tưởng canh
tân của Đặng Huy Trứ qua các khía cạnh như: chính trị, kinh tế, quân sự, giáo
dục, đạo đức, …. Qua đó, rút ra ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới ở
Việt Nam hiện nay.
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm
vụ chủ yếu sau:
Một là, trình bày, phân tích để làm rõ điều kiện lịch sử - xã hội, tiền đề
hình thành, phát triển tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ.
Hai là, phân tích, làm rõ nội dung tư tưởng canh tân của Đặng Huy
Trứ qua các khía cạnh về thế giới quan, nhân sinh quan, chính trị - xã hội


11

Ba là, thông qua những nội dung canh tân của Đặng Huy Trứ từ đó rút
ra những đặc điểm, giá trị, hạn chế và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở
Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu, nội dung tư tưởng triết học của Đặng Huy
Trứ và vấn đề đổi mới ở nước ta hiện nay
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu trong giới hạn
tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ và ý nghĩa của nó đối với cơng cuộc đổi
mới ở Việt Nam hiện nay
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Về cơ sở lý luận, để thực hiện mục đích, nhiệm vụ nêu trên, luận văn
được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác – Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
Bên cạnh đó, luận văn dựa trên cơng trình Đặng Huy Trứ con người và
tác phẩm, Nxb.Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1990 của Nhóm Trà Lĩnh làm tài


liệu căn bản để nghiên cứu đề tài này, đồng thời dựa vào các Văn kiện đại hội
đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam, Hiến pháp nước cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam để định hướng cho nghiên cứu, và ngoài ra luận
văn cịn kế thừa kết quả của các cơng trình nghiên cứu khoa học về tư tưởng
của Đặng Huy Trứ.
Về phương pháp nghiên cứu, để nghiên cứu đề tài này tác giả đã sử
dụng những phương pháp nghiên cứu sau: phân tích và tổng hợp; diễn dịch và
quy nạp; so sánh và đối chiếu, lịch sử và lơgích, khái qt hóa, hệ thống …


12

6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Về ý nghĩa khoa học, luận văn góp phần hệ thống và làm rõ hơn những
nội dung trong tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ qua các vấn đề chính trị,
kinh tế, giáo dục, đạo đức, tự cường, tự trị.
Về ý nghĩa thực tiễn, từ những đặc điểm, giá trị, hạn chế và ý nghĩa
lịch sử mà luận văn rút ra trong tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ có thể
góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và nghiên
cứu tư tưởng canh tân ở Việt Nam giai đoạn giữa thế kỷ XIX – nửa đầu thế
kỷ XX, là bài học lịch sử cho công cuộc đổi mới ở nước ta. Và luận văn có
thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu tư tưởng canh tân của Đặng
Huy Trứ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, và danh mục tài liệu tham
khảo, phần nội dung luận văn được kết cấu thành 02 chương, 06 tiết và 14
tiểu tiết.



13

Chƣơng 1
ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH,
PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG CANH TÂN CỦA ĐẶNG HUY TRỨ
1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ
KỶ XX VỚI SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG CANH
TÂN CỦA ĐẶNG HUY TRỨ
Tư tưởng là một bộ phận trong kiến trúc thượng tầng, thuộc lĩnh vực
đời sống tinh thần của xã hội. Nó là sản phẩm của quá trình nhận thức của
con người ở trình độ phát triển cao. Nó ra đời, vận động và biến đổi phụ
thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, trong đó cơ sở kinh tế - xã hội là nhân tố
quan trọng nhất, quyết định nội dung, tính chất của tư tưởng. Tư tưởng canh
tân của Đặng Huy Trứ cũng vậy, nó ra đời gắn liền với những điều kiện kinh
tế, chính trị, xã hội … của Việt Nam và thế giới vào những năm cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX.
1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội thế giới, thế kỷ XIX – đầu thế kỷ
XX với sự hình thành, phát triển tƣ tƣởng canh tân của Đặng Huy Trứ
Lịch sử thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, là giai đoạn có nhiều
biến động, ảnh hưởng hết sức to lớn trên mọi mặt trong q trình phát triển
của lịch sử - xã hội lồi người. Trước hết, ở Phương Tây, nhờ sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật, sức sản xuất phát triển vượt bậc, làm cho
chủ nghĩa tư bản phát triển chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai
đoạn đế quốc chủ nghĩa, với năm đặc trưng: một là, sự tập trung sản xuất và
tư bản hình thành các tổ chức độc quyền; hai là, hình thành tư bản tài chính
và đầu sỏ tài chính; ba là, xuất khẩu tư bản; bốn là, sự phân chia thế giới về


14


kinh tế; năm là, sự phân chia thế giới về lãnh thổ. Đồng thời, để mở rộng thị
trường, thu lợi nhuận nhiều hơn cho giai cấp tư sản. Các nước tư bản đã
hướng cỗ máy xâm lược, bóc lột đến các dân tộc chậm phát triển đặc biệt là
các nước ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh, điều này dẫn đến sự biến
đổi sâu sắc trên các mặt của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội … trên phạm vi thế giới và gây ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.
Về kinh tế, trong lịch sử loài người, nếu như các giai cấp chủ nô, quý
tộc áp dụng các phát minh khoa học vào cuộc sống, chủ yếu phục vụ nhu cầu
giải trí, chiến tranh thì đến giai cấp tư sản là giai cấp đầu tiên trong lịch sử đã
áp dụng khoa học - kỹ thuật vào quá trình sản xuất, thúc đẩy nền sản xuất xã
hội phát triển nhanh chóng, làm cho diện mạo của đời sống xã hội thay đổi.
Cho nên, có thể khẳng định, giai cấp tư sản có vai trò rất lớn trong việc mở
đường, phát triển khoa học - kỹ thuật nhằm thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát
triển nhanh chóng, thể hiện tính cách mạng trong lịch sử, đúng như C.Mác và
Ph.Ăngghen nhận định: “Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp
chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ
hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”[69, tr.
603].Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản, do
quy luật phát triển không đồng đều nên dẫn đến các cuộc khủng hoảng kinh
tế những năm 1900 – 1903, sau đó tổng khủng hoảng và cuộc chiến tranh thế
giới lần thứ nhất. Do vậy, để mở rộng thị trường, các nước tư bản đã tiến
hành xâm lược và áp dụng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào các
dân tộc phương Đông, làm biến đổi sâu sắc các mặt của đời sống xã hội như
kinh tế, chính trị, văn hóa … của các dân tộc này, đúng như nhận xét của
C.Mác và Ph.Ăngghen trong tác phẩm Tun ngơn của Đảng Cộng sản: “Nó


15

buộc tất cả các dân tộc phải thực hành phương thức sản xuất tư sản nếu

không sẽ bị tiêu diệt; nó buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi là văn
minh, nghĩa là phải trở thành tư sản. Nói tóm lại, nó tạo ra cho nó một thế
giới theo hình dạng của nó” [69, tr. 602]. Mặt khác, với sự phát triển về kinh
tế dẫn đến sự phân hóa xã hội sâu sắc, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai
cấp vô sản ngày càng gay gắt, quyết liệt. Bởi vậy, Ph.Ăngghen trong Lời nói
đầu quyển Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônnapactơ đã viết: “Nước
Pháp, hơn bất cứ nước nào hết, là nơi mà những cuộc đấu tranh lịch sử bao
giờ cũng đạt đến kết cục triệt để, và do đó là nơi mà các hình thức chính trị
ln ln thay đổi - tức là những hình thức trong đó cuộc đấu tranh giai cấp
ấy diễn ra, những hình thức biểu hiện kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp ấy
– đã có những hình thù rõ rệt nhất. Là trung tâm của chế độ phong kiến thời
trung cổ, là xứ sở kiểu mẫu của nền quân chủ tập quyền từ thời Phục hưng,
của nước Pháp trong cuộc Đại cách mạng của mình đã phá hủy chế độ phong
kiến và đã dựng lên một cách hết sức rõ nền thống trị thuần túy của giai cấp
tư sản, mà không một nước nào khác ở châu Âu đã từng đạt được. Ở cuộc
đấu tranh của giai cấp vô sản đang trỗi dậy chống giai cấp thống trị, cũng
mang những hình thức gay gắt chưa từng thấy ở nước nào khác” [71, tr. 373]
Về chính trị, trong quá trình phát triển, giai cấp tư sản dần dần củng cố
và phát triển nền dân chủ tư sản - một giá trị văn hóa, có ý nghĩa rất to lớn
đối với giai cấp tư sản, nó tạo nên bước chuyển từ chế độ quân chủ sang dân
chủ; từ quân quyền, thần quyền sang pháp quyền … có ảnh hưởng rất lớn đến
sự phát triển của các quốc gia phong kiến. Tuy nhiên, cuối thế kỷ XIX, nền
dân chủ tư sản đã bộc lộ bản chất phản động, một số nước tư bản nhanh
chóng trở thành chủ nghĩa đế quốc liên kết với nhau đi xâm lược mở mang


16

thuộc địa ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ - La tinh điều này thì lại khơng thể
xem là có dân chủ. Mặc dù vậy, nền dân chủ tư sản vẫn là giá trị văn hóa mà

nhân loại đã đạt được và trở thành vấn đề chính trị lớn có ảnh hưởng rất sâu
sắc đối với thế giới, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là những nhà nhạy cảm
trước thời cuộc, trước những tiến bộ của nhân loại như Đặng Huy Trứ.
Về cơ cấu xã hội, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chính trị, cơ
cấu giai cấp trong xã hội phương Tây cũng có sự thay đổi bên cạnh giai cấp
tư sản, địa chủ quý tộc, nơng dân, thì sự xuất hiện, phát triển ngày càng lớn
mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng của giai cấp công nhân, đã tạo nên mâu
thuẫn đối kháng giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày càng sâu sắc,
quyết liệt hơn. Dẫn đến hàng loạt cuộc đấu tranh tự phát, quy mô lớn của
công nhân thế giới chống lại giai cấp tư sản đã nổ ra. Tiêu biểu nhất là khởi
nghĩa của công nhân dệt thành phố Li-ông (Pháp) những năm 1831, 1834;
phong trào Hiến chương của công nhân Anh (1838 - 1848), khởi nghĩa của
công nhân dệt thành phố Xilêdi (Đức) năm 1844, v.v…Sự thất bại của các
phong trào đấu tranh của giai cấp vơ sản tất yếu địi hỏi cần phải có một hệ tư
tưởng mới để dẫn dắt phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đi đến những
bến bờ thắng lợi. Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác xuất hiện đáp ứng yêu cầu lịch
sử - xã hội đó và trở thành ngọn cờ lý luận cho giai cấp công nhân. Với sự soi
đường, dẫn lối của Chủ nghĩa Mác đẩy phong trào đấu tranh của giai cấp vô
sản trên thế giới đã giành được những thành công to lớn, đã mang lại cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân loại. Những thành công của phong
trào cách mạng vô sản như một luồng gió mới nhanh chóng lan rộng khắp thế
giới, đã ít nhiều tác động đến tư tưởng canh tân ở Việt Nam những năm cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong đó có tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ.


17

Về khoa học và kỹ thuật, những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
cũng có nhiều bước tiến vượt bậc, góp phần to lớn vào sự phát triển của kinh
tế, chính trị, xã hội của nhiều nước trên thế giới như: học thuyết về sinh học

của Đácuyn (Charles Darwin), di truyền học của Menđen (Gregor Mendel);
trong lĩnh vực y học có phát minh quan trọng về vắcxin của Paxtơ (Louis
Pasteur), hóa học có Bảng tuần hồn các ngun tố hóa học của Menđêlêép
(Dmitri Ivanovitch Mendeleiev); hay Anhstanh (Albert Einsetein) với học
thuyết tương đối của mình đã đánh dấu bước chuyển quan trọng trong ngành
vật lý học … Còn trên lĩnh vực kỹ thuật, nét nổi bật ở thời kỳ này là những
phát minh về điện như: phát minh của Moocxơ (Samuel Morse) về điện báo;
Êđixơn (Thomas Edison) về bóng đèn và xây dựng nhà máy điện; tiếp theo là
những phát minh về điện thoại, điện ảnh, vô tuyến truyền thanh và phát hiện
ra tia Rơnghen … Với những phát minh khoa học và những tiến bộ kỹ thuật
nêu trên đã góp phần làm tăng nhanh chóng sản lượng của các ngành công
nghiệp như C.Mác đã viết: “sự chinh phục những lực lượng tự nhiên, sự sản
xuất bằng máy móc, việc áp dụng hóa học vào cơng nghiệp và nông nghiệp,
việc dùng tàu thủy chạy bằng hơi nước, đường sắt, máy điện báo, việc khai
phá toàn bộ lục địa, việc điều hịa sơng ngịi …” [69, tr. 603]. Có thể nói, sự
nở rộ nhiều thành tựu khoa học, kỹ thuật ở các nước tư bản phát triển, tạo
điều kiện thuận lợi cho con người nâng cao nhận thức về thế giới xung
quanh, hiểu biết tự nhiên, xã hội sâu sắc hơn. Vì thế, khi đánh giá về vai trị
của những thành tựu khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển của lịch sử - xã
hội thời kỳ này, Đặng Huy Trứ cũng cho rằng sự phát triển của khoa học - kỹ
thuật đã thâm nhập vào mọi mặt của đời sống xã hội và đã có những tác động
nhất định làm thay đổi những quan niệm, nhận thức của con người về chính


18

bản thân mình và vị trí, vai trị của mình trong thế giới góp phần đẩy lùi
những quan điểm thần quyền, mê tín vào q khứ. Nhưng xét tình hình trong
nước và nhận thức của bản thân, Đặng Huy Trứ đã viết:
“Thiên văn, toán học ta đều chưa biết hết nên sao hiểu được cơ trời để

sớm lo toan cho dân.
Nay, năm nghìn trai gái đã thành ra lửa kiếp, khơng cịn nữa và trăm
vạn của cơng, của tư đều biến thành xác vờ.
Chim ơ thước cịn khơn hơn ta để biết dời tổ, chim viên cư cịn thơng
minh hơn ta để lánh biển.
Trải qua việc, mới biết tài học ta nơng cạn. Văn chương có bao giờ
chống nổi gió bão” [79, tr. 271]. Vì vậy, khi được chứng kiến những thành
tựu nhà máy ảnh của phương Tây đem lại, ông đã tỏ ra khâm phục những lợi
ích mà khoa học - kỹ thuật có thể đem lại cho con người, từ đó Đặng Huy
Trứ mong “Muốn sang Tây vực để vẽ bức tranh tồn cảnh” [79, tr. 343], để
tìm hiểu, học hỏi và tiếp nhận những tri thức khoa học tiến bộ đó.
Về văn học nghệ thuật, giai đoạn này cũng có sự phát triển mới. Các
tác phẩm văn học nghệ thuật thời kỳ này đã phản ánh khá rõ nét những khía
cạnh của cuộc sống. Với những thành tựu về khoa học - kỹ thuật mà các cơng
trình khoa học, các tác phẩm văn học được xuất bản phổ biến, rộng rãi, thì
trong lĩnh vực in ấn, xuất bản được nhiều người đón nhận từ các nhật báo đến
tạp chí, từ chuyên luận cổ điển đến tiểu thuyết hiện đại, đã tạo điều kiện
thuận lợi cho con người nâng cao nhận thức về thế giới tự nhiên, về nhân
sinh, về xã hội. Bên cạnh đó, với sự phát triển của văn hóa, khoa học - kỹ
thuật lại làm sâu sắc thêm trong lĩnh vực tư tưởng, đó là xuất hiện các trào
lưu tư tưởng tiến bộ về mặt thế giới quan duy vật. Sự xuất hiện, phát triển của


19

các tư tưởng tiến bộ không những chỉ rõ các mâu thuẫn trong xã hội mà còn
chỉ ra những con đường, những phương pháp để con người hướng đến cải tạo
xã hội, đưa đến cuộc sống tốt đẹp cho con người. Nó có ảnh hưởng sâu sắc
tới sự hình thành tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ nói riêng và các nhà
yêu nước Việt Nam thời kỳ này nói chung.

Cùng với sự phát triển rực rỡ về mọi mặt ở các nước phương Tây thì
những thành tựu to lớn của phong trào canh tân đất nước trên lập trường tự
cường, tự trị ở Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan … đã có sự tác động hết sức
mạnh mẽ đến sự hình thành, phát triển tư tưởng canh tân của Đặng Huy Trứ.
Trước hết, tại Nhật Bản, chúng ta biết rằng đến giữa thế kỷ XIX, chế
độ phong kiến rơi vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc, nguy cơ khơng thể
chống nổi sự đe dọa của phương Tây như: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Mỹ, Anh.
Nhân dân Nhật Bản đã sớm nhận thức được sự lạc hậu của chế độ phong kiến
và sức mạnh ưu việt của nền văn minh phương Tây, định hướng được con
đường đúng đắn cần phải đi là mở cửa, học tập khoa học – kỹ thuật phương
Tây để thoát khỏi họa mất nước, để phát triển. Chính vì vậy, ngày 6 tháng 4
năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện cuộc cải cách lớn như dời kinh
đô từ Kyôtô đến Êđô, tập trung quyền lực và ý chí tập thể về tay Thiên
hồng, mọi lãnh địa được trao trả về cho Thiên hoàng, các lãnh chúa Đaimyô,
các võ sĩ Samurai từ đây trở thành thường dân; phát triển giáo dục, khuyến
khích học tập trong nước, mời các nhà khoa học nước ngoài về dạy, gửi
người đi nước ngoài tiếp thu các tri thức mới để xây dựng đất nước. Nguyễn
Hiến Lê nhận định: “Trong thời gian rất ngắn: ba chục năm. Các sĩ phu đều
hăng hái học tập phương Tây, dịch sách Âu, Mỹ, nghiên cứu chính thể kỹ
nghệ. Chính phủ đón thầy Âu dạy học cho dân: kỹ sư Anh dạy cách cất


20

đường xe lửa và đóng tàu, người Pháp dạy về Luật và binh bị, giáo sư Đức
dạy về y học và hóa học, nhà chun mơn Hoa Kỳ tổ chức giáo dục, các nghị
sĩ Ý thì dạy âm nhạc và điêu khắc” [64, tr. 143]. Như vậy, Nhật Bản đã sớm
nhận thức được sự lạc hậu của chế độ phong kiến và sức mạnh ưu việt của
nền văn minh phương Tây, định hướng được con đường đúng đắn phải đi là
mở cửa, học tập khoa học, kỹ thuật phương Tây; nhờ những chính sách duy

tân đó mà Nhật Bản đã vươn lên thành một cường quốc về mọi mặt như kinh
tế, khoa học - kỹ thuật, quân sự. Khi nhận định về những thành tựu và bài học
của Nhật Bản khi duy tân, Đặng Huy Trứ đã cho rằng: “Nước Nhật Bản ở
biển Đông là nước nhỏ không đáng kể cũng vì biết căm phẫn mà trở thành
hùng cường" [79, tr. 437]. Với thành công của công cuộc duy tân tự cường,
tự trị ở Nhật Bản không chỉ ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế mà còn ảnh
hưởng mạnh mẽ đối với các nước phương Đơng, trong đó có Việt Nam. Sự
nghiệp duy tân của Nhật Bản đã thôi thúc các nhà canh tân Việt Nam đi tìm
lời giải đáp cho dân tộc về vấn đề độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ và phát triển đất nước.
Ở thời kỳ này, tại Trung Quốc, đang ở giai đoạn cuối thời đại Mãn
Thanh, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đi vào con đường suy thoái cùng
với sự chạy đua xâu xé của tư bản phương Tây, Trung Quốc từ một nước
phong kiến độc lập trở thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Tình
hình đó, ngày càng làm biến đổi xã hội Trung Quốc trên các mặt: kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng … cụ thể: Về kinh tế, với chính sách khai
thác thuộc địa của thực dân, Trung Quốc xuất hiện các xí nghiệp, hầm mỏ,
bắt đầu hình thành những khu cơng nghiệp khai thác, chủ yếu phục vụ cho sự
vơ vét của cải của các nước tư bản xâm lược. Trong lúc đó, nơng nghiệp của


×