Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tu tuong Ho Chi Minh ve nhung pham chat nang luccua nguoi can bo lanh dao quan ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.39 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

BƯỚC ĐÀU TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG PHẨM
CHẤT, NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ.


ThS.Phạm Phúc Tuy


Phó trưởng khoa Khoa học tự nhiên
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ của Đảng ta, nhân dân ta,người anh hùng dân
tộc, nhà văn hóa lớn của nhân loại và là nhà giáo dục kiệt xuất của thời đại, đất nước
chúng ta.Trong đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới
giáo dục, cũng như tự giáo dục;luôn coi trọng việc giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng và
phát triển đội ngũ cán bộ đảng viên các cấp của Đảng.Trong đó, Người đặc biệt quan
tâm đến việc rèn luyện phẩm chất và năng lực - Đức và Tài của cán bộ.Trong nhiều bài
viết, bài nói chuyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập rất nhiều khía cạnh khác nhau về
người cán bộ như phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức, năng lực, phong cách lãnh đạo,
nghệ thuật lãnh đạo…


Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng công tác quản lý, công tác cán bộ.Người nói:”
Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” , “ công việc thành công hay thất bại đều do cán
bộ tốt hay kém”.” Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể ‘ , “ Có vốn mới có lãi”. “ Bất cứ
chính sách, cơng tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành cơng, tức là có lãi, khơng có cán bộ
tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn”. Tốt hay kém mà Người nhấn mạnh chính là phẩm chất
đạo đức và tài năng của họ,hai mặt này gắn với nhau chặt chẽ.Bác nói: “ Có đức mà
không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng.” Bác
Hồ viết: “ người cách mạng phải là người có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn
thành nhiệm vụ “ “ cũng như sông phải có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng
cạn, khơng có gốc thì cây héo.Người làm cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức
thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân “. Rõ ràng là theo Bác, dù bất kỳ
ở cương vị nào, muốn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, người cán bộ đảng viên
phải có đức và tài, lấy đức là gốc.


Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh,Đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên là: “


quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng , cho cách mạng. Đặt lợi ích của Đảng, của nhân
dân lên trên, lên trước lợi ích cá nhân mình.Hết lịng hết sức phục vụ nhân dân.Vì Đảng,
vì nhân dân mà đấu tranh qn mình, gương mẫu trong cơng việc.” Nhưng để có được
đạo đức cách mạng, người cán bộ , đảng viên phải ra sức tu dưỡng, rèn luyện, khơng
ngừng phấn đấu vươn lên, ln có chí tiến thủ.” Đạo đức cách mạng không phải trên trời
sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển củng cố. Cũng như
ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.


Bác Hồ đã chỉ ra những thái độ đúng đắn cần có ở người cán bộ, đảng viên, đó là:
“ tận trung với nước, tận hiếu với dân “, “ Giữ đúng đạo đức công dân “, phải biết coi “
lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc “ và thái độ với bản
thân là luôn có tinh thần phê bình và tự phê bình,” ham học, ham làm và ham tiên bộ “


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

luận khoa học, giúp cán bộ, đảng viên vận dụng và giải quyết thắng lợi các vấn đề đặt ra
trong thực tiễn cuộc sống.Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc câu nói nổi
tiếng của Lê Nin:” Không có lý luận cách mạng thì khơng có phong trào cách mạng”, “
Học, học nữa, học mãi “ để nhắc nhở cán bộ, đảng viên ra sức tu dưỡng, học tập, rèn
luyện không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, lý luận chính trị, đạo đức, lối sống và
năng lực công tác, làm cơ sơ vững chắc cho việc hoàn thành nhiệm vụ cách mạng được
giao.


Ngồi kiến thức lý luận chung, Bác Hồ cịn địi hỏi người cán bộ lãnh đạo quản lý
phải thường xuyên trao đổi kiến thức khoa học, hiểu biết về văn hóa nghệ thuật; học,
học nữa, học mãi.” Giác ngộ chính trị cố nhiên là cần rồi…nhưng lại phải có văn hóa kỹ
thuật để sử dụng máy móc ngày càng tinh vi. Ta có kém về mặt này…cho nên chúng ta
phải học nhiều, phải cố gắng học.nếu không chịu khó học thì khơng tiến bộ được. Xã hội
càng đi tới, cơng việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình khơng chịu khó học thì
lạc hậu, là bị đào tải, tự mình đào thải mình”


Về những tiêu chuẩn cụ thể của người cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã


chỉ rõ, những người đạt các tiêu chuẩn dưới đây thì có có thể cử làm cán bộ lãnh đạo:


1/ Những người đã tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong công việc, trong đấu
tranh.


2/ Những người liên hệ mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng,luôn luôn
chú đến lợi ích của dân chúng…


3/ Những người có thể phụ trách giải quyết các vấn đề, trong những hồn cảnh
khó khăn.Ai sợ phụ trách và khơng có sáng kiến thì khơng phải là người lãnh đạo.Người
lãnh đạo đúng đắn cần phải: khi thất bại không hoang mang,khi thắng lợi khơng kiêu
ngạo, khi thi hành các nghị quyết thì kiên quyết, gan góc, không sợ khó khăn.


4/ Những người luôn luôn giữ đúng kỷ luật.


Về tư cách của những người lãnh đạo, ngay từ năm 1925, trong tác phẩm “
Đường Cách mệnh “ ( 1927 ), Hồ Chí Minh đã chỉ ra “ Tư cách một người cách mệnh “
là:


“ Tự mình phải:
- Cần kiệm


- Hòa mà khơng tư
- Cả quyết sửa lỗi mình


- Cẩn thận mà không nhút nhát
- Hay hỏi


- Nhẫn nại ( chịu khó )
- Hay nghiên cứu, xem xét


- Vị công vô tư


- Không hiếu danh, không kiêu ngạo
- Nói thì phải làm


- Giữ chủ nghĩa cho vững
- Hy sinh


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Đối với người phải:</b>


- Với từng người thì khoan thứ
- Với đồn thể thì phài nghiêm
- Có lòng bày vẽ cho người
- Trực mà không táo bạo
- Hay xem xét người
<b>Làm việc phải:</b>


- Xem xét hoàn cảnh kỹ càng
- Quyết đoán


- Dũng cảm


- Phục tùng đồn thể “.


Chủ tịch Hồ Chí Minh khun người cán bộ quản lý “ phải biết tính mọi người ,
có người mềm mỏng mà hay dối trá, có người khiêm tốn mà hay lừa gạt, có người mạnh
bạo mà trông nhút nhát, có người ra sức làm việc mà không trung thành.


Theo Người,phải dùng 7 cách mà suy xét cán bộ:
- Bàn để xem trí



- Biện luận với họ để xem biến hóa
- Hỏi họ mưu kế để xem hiểu biết.


- Nói đến hy sinh để xem lòng dũng cảm.
- Cho họ uống rượu để xem tính khí.
- Hỏi họ lợi lộc để xem lòng trung thành
- Bảo họ hứa hẹn việc gì để xem lịng tin cẩn.


Trong nghệ thuật dùng người, Bác Hồ khuyên: “ bất kể việc to, việc nhỏ chúng ta
phải xem xét cho rõ và làm cho hợp với trình độ văn hóa, thói quen sinh hoạt, trình độ
giác ngộ, kinh nghiệm đấu tranh, lịng ham, ý muốn, tình hình thực tế của quần chúng.
Từ đó mà định cách làm việc, cách tổ chức “


Tóm lại,Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng những tiêu chuẩn của người cán bộ: Hai
mặt đức và tài, phẩm chất và năng lực, không thể thiếu mặt nào,cũng không coi nhẹ mặt
nào.trong tiêu chuẩn cán bộ, có những nội dung chung cho mọi người cán bộ, cho mọi
thời kỳ cách mạng như: Lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân
dân; tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao phẩm
chất và năng lực nhằm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, thực hiện bằng được những
chủ trương,nghị quyết của Đảng; mối qua, quan tâm gần gũi, hiểu biết tôn trọng, học hỏi
quần chúng; tinh thần tập thể,đoàn kết thương yêu đồng bào, đồng chí; tính tổ chức và
kỷ luật,cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư, nhân, nghĩa, trí, dũng…


Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tư tưởng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh về người quản lý đã trở thành hạt nhân trong thang giá trị của xã hội ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

thực tế và cơ sở. Đó là những phẩm chất đạo đức rất cơ bản, không thể thiếu của người
cán bộ, đảng viên hiện nay.Còn tài năng của người cán bộ đảng viên phải được thể hiện
ở những nội dung cơ bản như sau: Luôn có ý thức độc lập, tự chủ,tự lực tự cường, năng


động, sáng tạo;có kiến thức,trình độ lý luận tốt,có khả năng tổ chức và hoạt động thực
tiễn giỏi;có kinh nghiệm và biết cách tổ chức,lãnh đạo,chỉ huy, quản lý đơn vị và cơ
quan hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Có khả năng nắm bắt nhanh, biết
thích nghi với tình hình mới; biết phân tích, đánh giá, và nhận định sát, đúng vấn đề, sự
việc, để kịp thờ đề ra cách giải quyết hữu hiệu, khả thi thực hiện nhiệm vụ được giao
một cách nhanh nhất , có chất lượng, hiệu quả cao nhất.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO:</b>


1. Hồ Chí Minh. Về vấn đề cán bộ. NXB Sự thật , Hà Nội – 1975.


2. X.Y.Z. Sửa đổi lối làm việc. Ban tuyên huấn Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh –
1975.


3. GS.TS Phạm Minh Hạc. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và tâm lý học
nhân cách- Bài viết đăng trong tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/1995.


</div>

<!--links-->

×