Tải bản đầy đủ (.pdf) (691 trang)

Kỷ yếu Hội thảo khoa học 100 năm chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin (1920-2020)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.42 MB, 691 trang )


HỘI THẢO KHOA HỌC
“100 NĂM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐẾN VỚI
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN”
(1920 - 2020)



HLUV

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ
NHIỀU TÁC GIẢ

KỶ YẾU

HỘI THẢO KHOA HỌC
“100 NĂM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐẾN VỚI
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN”
(1920 - 2020)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ
Huế, 2020

|

i


Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác


- Lênin” (1920 - 2020) / Vũ Công Thương, Bùi Ngọc Quang, Đoàn Sỹ Tuấn... - Huế : Đại
học Huế, 2020. - 671tr. ; 27cm
ĐTTS ghi: Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình. Trường Đại học Hoa Lư

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh 2. Chủ nghĩa Mác - Lênin 3. Hội thảo khoa học 4. Việt
Nam 5. Kỉ yếu hội thảo
335.4346 - dc23
DUM0360p-CIP

Mã số sách: NC/238-2020

|

ii


BAN CHỈ ĐẠO BIÊN TẬP

1. TS. NGUYỄN MẠNH QUỲNH

Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Hoa Lư
Trưởng Ban Chỉ đạo Hội thảo

2. TS. ĐỒN SỸ TUẤN

Trưởng Bộ mơn Lý luận chính trị,
Trường Đại học Hoa Lư
P. Trưởng Ban Chỉ đạo Hội thảo

3. TS. PHẠM THÀNH TRUNG


P. Trưởng Bộ môn Lý luận chính trị,
Trường Đại học Hoa Lư
UVTT Ban Chỉ đạo Hội thảo

BAN BIÊN TẬP
1. TS. ĐOÀN SỸ TUẤN
2. TS. HOÀNG DIỆU THÚY
3. TS. PHAN THỊ HỒNG DUYÊN
4. TS. ĐINH VĂN VIỄN
5. ThS. LÊ THỊ LAN ANH

THƯ KÝ BIÊN TẬP
ThS. LÊ THỊ NGỌC THÙY
ThS. NGUYỄN THỊ THU DUNG

|

iii


iv

|


BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC
“100 NĂM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐẾN VỚI
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN” (1920 - 2020)
TS. Đồn Sỹ Tuấn*

Kính thưa các vị đại biểu khách quý!
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống các quan điểm, học thuyết “chân chính nhất,
chắc chắn nhất, cách mệnh nhất”1; lấy khoa học làm nền tảng, động lực, lấy cách mạng
làm mục tiêu nhằm giải phóng giai cấp, dân tộc và con người; là kho tàng tri thức
phong phú, đồ sộ, kết tinh, hội tụ, thăng hoa, tỏa sáng tinh hoa văn hóa, khoa học, trí
tuệ nhân loại và thực tiễn thời đại; do C. Mác và Ph. Ăngghen, V.I. Lênin - những vĩ
nhân của lịch sử, những nhà khoa học kiêm chiến sĩ cách mạng, đại biểu trung thành
cho lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và nhân loại tiến bộ, khởi thảo,
sáng lập, bổ sung, phát triển.
Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc - Người
con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin thông qua “Sơ thảo
lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I. Lênin. Đây là
sự kiện lịch sử vô cùng trọng đại trong cuộc đời hoạt động đấu tranh cách mạng của
lãnh tụ Hồ Chí Minh và của cả dân tộc Việt Nam.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã tạo ra sự biến đổi mang tính chất bước ngoặt, căn bản,
về chất trong tư tưởng, lập trường; quan điểm, tình cảm; phương pháp và hành động cách
mạng của Nguyễn Ái Quốc; giúp Người tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc
được coi là duy nhất đúng của cách mạng Việt Nam. Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước
đến chủ nghĩa Mác - Lênin, từ “Ái Quốc”, đến “Chí Minh”, từ người đi “tìm đường”, trở
thành người “chỉ đường”, “dẫn đường” của cả dân tộc. Giáo sư Trần Văn Giàu dùng hình
ảnh: “Ruộng đồng đã có nước” (Chỉ vốn văn hóa Quốc học, phương Đơng, phương Tây
nhen nhúm trong Nguyễn Ái Quốc trước khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin), “nước
sông đẩy lên” (để diễn tả bước phát triển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc khi gặp chủ
nghĩa Mác - Lênin). Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin - đỉnh cao của tư duy, trí tuệ, khoa
học lồi người, Hồ Chí Minh khơng dừng ở đỉnh cao, mà còn tiếp tục phát triển đỉnh
cao lên một đỉnh cao mới, vận dụng và phát triển sáng tạo, làm phong phú chủ nghĩa
*
1

Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Hội thảo; Trưởng Bộ mơn Lý luận chính trị, Trường Đại học Hoa Lư

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.298.

|

v


Mác - Lênin. Với tư duy chiến lược, tầm nhìn sáng tạo, Người đã góp phần quan trọng
vào việc vận dụng, bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin. Có thể nói, sau
V.I. Lênin, Hồ Chí Minh là một trong số ít những lãnh tụ cộng sản để lại nhiều dấu
ấn sâu đậm nhất trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện đến cách mạng
Việt Nam. Sự xâm nhập chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta diễn ra rất khó khăn, phức
tạp, lâu dài - do sự ngăn cấm quyết liệt của chủ nghĩa thực dân. Giáo sư Trần Văn Giàu
khẳng định: Người ta thường nói, mặt trời tuy sáng nhưng khơng soi sáng được phía
bên trong cái chậu úp. Hoàn cảnh Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khơng
đến nỗi phía bên trong cái chậu úp (sự bưng bít, ngăn cấm của các thế lực thực dân, đế
quốc), chủ nghĩa Mác - Lênin qua bàn tay và khối óc tài tình của Nguyễn Ái Quốc và
đội ngũ những cộng sự đắc lực đã chọc xuyên qua “lưới sắt” của chủ nghĩa thực dân
xâm nhập vào Việt Nam. Chủ nghĩa Mác - Lênin là một bộ phận, bộ phận quan trọng
trong các bộ phận hợp thành, đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930),
gieo mầm cho hạt giống cách mạng đầu tiên, tạo ra một bước ngoặt vô cùng quan trọng;
mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
cách mạng nước ta đã đạt được những thắng lợi, những thành quả to lớn, quan trọng, có
ý nghĩa lịch sử và mang tầm vóc thời đại trong xuyên suốt chiều dài lịch sử thế kỷ XX
và nay là đầu thế kỷ XXI. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945; thắng lợi
của 30 năm kháng chiến, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975),
bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi
trong cơng cuộc đổi mới tồn diện, đồng bộ đất nước (1986 - 2020), đạt được những

thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để nước ta tiếp tục đổi
mới và phát triển mạnh mẽ; góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế
giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ và phát triển xã hội.
Năm 2020, nhân sự kiện lịch sử “đặc biệt” quan trọng - “Tròn 100 năm Bác Hồ
đến với chủ nghĩa Mác - Lênin”, hướng đến chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới
Đại hội XIII của Đảng; thành công của Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII;
chào mừng khai giảng năm học 2020 - 2021; ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Trường
Đại học Hoa Lư tổ chức Hội thảo khoa học: “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với
Chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020).
Hội thảo vô cùng vui mừng, phấn khởi và vinh dự được đón tiếp các vị đại biểu
khách quý; các nhà lãnh đạo, quản lý; các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu; và
đông đảo các cán bộ, giảng viên trực tiếp nghiên cứu, dạy học, góp phần bảo vệ chủ
vi

|


nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng thuộc 35 học
viện, đại học, trường đại học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục và đào tạo tại nhiều tỉnh,
thành phố trong cả nước. Thay mặt Ban tổ chức Hội thảo, cho phép tơi gửi đến tất cả
q vị lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Hội thảo nhằm đánh giá toàn diện, sâu sắc hơn về sự kiện lịch sử đặc biệt quan
trọng trong cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh và trong tiến trình lịch sử cách mạng
Việt Nam; trao đổi, chia sẻ chuyên môn, học thuật; tăng cường giao lưu, hợp tác giữa
Trường Đại học Hoa Lư với các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục và đào tạo trong và
ngồi tỉnh; góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu, dạy học, bảo vệ chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng trong các học viện, đại học,
trường đại học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục và đào tạo.
Hội thảo quy tụ đông đảo các nhà quản lý, các nhà khoa học, các nhà giáo với
trên 60 bài viết xoay quanh chủ đề, đề cập những nội dung cơ bản như sau: 1. Chủ

nghĩa Mác - Lênin - Giá trị bền vững và sức sống thời đại; 2. Hồ Chí Minh tiếp thu,
kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam;
3. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử cách mạng Việt
Nam hiện đại; 4. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng trong các trường đại học. Và nhiều vấn đề khác
có liên quan đến chủ đề hội thảo.
Các báo cáo tham luận gửi về Hội thảo đã bám sát chủ đề, trong đó nhiều tham
luận, có nhiều điểm mới phong phú cả về chất liệu nội dung, cả về phương pháp, cách
thức tiếp cận góp phần làm sáng rõ nhiều mặt của sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng
này. Cũng khơng ít vấn đề gợi mở được đặt ra trong các bài viết tham luận, chúng tôi
xin được chắt lọc, tổng hợp thể hiện dưới hình thức đặt câu hỏi, để các quý vị đại biểu
trao đổi nhiều hơn, sâu sắc hơn trong Hội thảo hôm nay:
1. Giá trị và sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin trong bối cảnh thời đại, thế giới
và Việt Nam có nhiều thay đổi nhanh chóng, căn bản, mạnh mẽ, sâu sắc? Những sự
thay đổi (Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ; lực lượng sản xuất trên thế
giới; Cách mạng công nghiệp 4.0; tồn cầu hóa, quốc tế hóa; chủ nghĩa xã hội thế giới
bị thoái trào, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xơ, Đơng Âu sụp đổ; nhiều vấn đề tồn cầu, quốc
tế được đặt ra; quá trình đổi mới đất nước đồng bộ, toàn diện, sâu, rộng trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội…), tất cả có làm thay đổi bản chất, giá trị và sức sống thực sự
của chủ nghĩa Mác - Lênin?
2. Cần có nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn, sâu sắc hơn, đúng đắn hơn vai trị,
vị thế, tầm vóc, cống hiến và đóng góp nổi bật của Hồ Chí Minh trong vận dụng, phát

|

vii


triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam? Sự am tường, hiểu biết sâu sắc về
chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn cách mạng của Hồ Chí Minh được thể hiện như thế

nào? Tại sao, Hồ Chí Minh có thể kiên trì, vận dụng, phát triển sáng tạo phong phú,
nhiều mặt, sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam?
3. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã tác động, tạo ra những bước
ngoặt trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại như thế nào? Tại sao, Đảng
ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định cứ mỗi bước dân tộc ta “nâng mình” đi lên
phía trước; cứ mỗi bước đi lên của tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại càng
thấy rõ vai trị, cơng lao to lớn, không thể tách rời chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh với sự nghiệp cách mạng Việt Nam?
4. Tầm quan trọng, thuận lợi, khó khăn và giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng,
hiệu quả của việc nghiên cứu, dạy học, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các nhà trường ở nước ta hiện nay? Nhất là
trong điều kiện hiện nay, mũi nhọn của sự tấn công, chống phá điên cuồng, quyết liệt, tinh
vi vào trận địa tư tưởng, văn hóa, thực hiện âm mưu diễn biến hịa bình của các thế lực thù
địch lại tập trung hướng vào thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên của các trường đại học?
Kính thưa các vị đại biểu khách quý!
Hội thảo khoa học về sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng, diễn ra ở một thời điểm
và địa điểm mang nhiều ý nghĩa. Hội thảo khoa học về sự kiện: “100 năm Chủ tịch Hồ
Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) - sự kiện khơi nguồn, phát
tích để Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, mở ra một thời
đại mới trong lịch sử Việt Nam hiện đại; lại diễn ra tại mảnh đất Cố đơ - Hoa Lư - Ninh
Bình lịch sử - Nơi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 xứ quân, đóng đơ, dựng nước, lập
Quốc Hiệu - Đại Cồ Việt (chữ Hán: 大瞿越, 968 - 1054), mở nền “chính thống thủy”,
khơi nguồn, phát tích của 3 triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam.
Về dự Hội thảo khoa học mang nhiều ý nghĩa lần này, rất mong các đại biểu
khách quý cho nhiều ý kiến tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm; góp phần làm rõ chủ đề
Hội thảo cùng những vấn đề vừa được đặt ra, gợi mở trên đây.
Kính chúc các quý vị đại biểu khách quý về tham dự Hội thảo lời chúc sức khỏe,
hạnh phúc. Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn.
BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO


viii

|


MỤC LỤC
Trang

PHẦN I. CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
- GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN VÀ SỨC SỐNG THỜI ĐẠI

1

PGS.TS. VŨ CÔNG THƯƠNG
BẢN CHẤT KHOA HỌC, CÁCH MẠNG CỦA TRIẾT HỌC MÁC VÀ VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC
MÁC - LÊNIN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY

2

BÙI NGỌC QUANG
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN - GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN VÀ SỨC SỐNG THỜI ĐẠI

13

TS. ĐOÀN SỸ TUẤN - TS. MAI THU TRANG
NHỮNG CỐT LÕI TẠO NÊN SỨC SỐNG TRƯỜNG TỒN VÀ GIÁ TRỊ THỜI ĐẠI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC
- LÊNIN

26


TS. PHAN THỊ HỒNG DUYÊN
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ SỰ VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀO HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỤ THỂ CỦA ĐẤT NƯỚC

40

ThS. LÊ THỊ LAN ANH
VAI TRÕ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỚI VIỆT NAM - QUA NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ CỦA HỒ
CHÍ MINH

51

ThS. BÙI THỊ THU HIỀN
VAI TRÕ CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HĨA HIỆN NAY

63

ThS. NGUYỄN THỊ HOA NHÀI
CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI CỦA V.I. LÊNIN - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

70

Thiếu tá, TS. HOÀNG THỊ THÚY - Đại úy, TS. NGUYỄN THỊ HIỀN
TẬP TRUNG DÂN CHỦ - TỪ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG MỘT ĐẢNG MÁCXÍT CÁCH MẠNG
KIỂU MỚI CỦA V.I. LÊNIN ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC ĐÓ VÀO XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

PHẦN II. HỒ CHÍ MINH TIẾP THU, KIÊN ĐỊNH, VẬN DỤNG VÀ
PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀO VIỆT NAM


78
87

TS. TRẦN BÌNH TUYÊN
NHỮNG CƠ SỞ CƠ BẢN ĐỂ HỒ CHÍ MINH TIẾP XƯC, KHẲNG ĐỊNH, ĐI THEO, VẬN DỤNG VÀ
PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

88

TS. MAI THU TRANG
NHỮNG ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀO NƯỚC TA

97

|

ix


TS. HỒNG THỊ THUẬN
HÀNH TRÌNH HỒ CHÍ MINH ĐẾN VỚI CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ ÁNH SÁNG ĐỐI VỚI CÁCH
MẠNG VIỆT NAM

107

TS. PHẠM ĐỨC TIẾN
NGUYỄN ÁI QUỐC LỰA CHỌN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN ĐỂ XÁC LẬP HỆ TƯ TƯỞNG MỚI CHO
DÂN TỘC


117

PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TRUNG - GV. NGÔ HẢO NHI
SƠ THẢO LUẬN CƯƠNG CỦA V.I. LÊNIN - BƯỚC NGOẶT TRONG HÀNH TRÌNH CỨU NƯỚC CỦA
NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

131

GVC.TS. PHẠM QUANG TRUNG - GVC.TS. TRẦN VĂN LỰC
SƠ THẢO LẦN THỨ NHẤT NHỮNG LUẬN CƯƠNG VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ THUỘC ĐỊA
CỦA V.I. LÊNIN ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC

138

TS. ĐOÀN SỸ TUẤN - ThS. ĐÀO THỊ THU PHƯƠNG
SƠ THẢO LẦN THỨ NHẤT NHỮNG LUẬN CƯƠNG VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ THUỘC
ĐỊA CỦA V.I. LÊNIN VỚI CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

149

TS. ĐINH VĂN VIỄN
SƠ THẢO LẦN THỨ NHẤT LUẬN CƯƠNG VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ THUỘC ĐỊA CỦA V.I. LÊNIN VÀ
SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO XÂY DỰNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

160

TS. ĐỒN SỸ TUẤN - ThS. LÊ THỊ NGỌC THÙY
HỒ CHÍ MINH VỚI LUẬN CƯƠNG CỦA V.I. LÊNIN, CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN - QUA LĂNG KÍNH
CỦA CÁC NHÀ VĂN, NHÀ THƠ


170

TS. NGƠ XN DƯƠNG - TS. LÊ TRUNG KIÊN
HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG, BỔ SUNG VÀ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN MÁC - LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP Ở THUỘC ĐỊA TRONG CÁCH MẠNG GIẢI PHĨNG
DÂN TỘC

180

TS. DƯƠNG VĂN KHOA
HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG CỦA V.I. LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC

186

TS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
SỰ TIẾP NỐI TỪ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN ĐẾN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG VẤN ĐỀ
QUYỀN DÂN TỘC TỰ QUYẾT

194

ThS. VŨ THỊ BÍCH HẠNH
HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ VẦN ĐỀ DÂN
TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀO THỰC TIỄN CÁCH MẠNG VIỆT NAM

201

TS. TRẦN TRỌNG ĐẠO
QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẶC TRƯNG BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - SỰ VẬN DỤNG
SÁNG TẠO LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀO VIỆT NAM


|

x

210


ThS. NGUYỄN KHÁNH LY - ThS. HỒNG NAM HƯNG
HỒ CHÍ MINH TIẾP CẬN, VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI

218

PGS.TS.GVCC. TRẦN THỊ MINH TUYẾT
HỆ ĐỘNG LỰC CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - TỪ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN ĐẾN HỒ
CHÍ MINH

226

TS. VŨ THỊ MINH TÂM
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI - SỰ VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀO VIỆT NAM

237

TS. NGUYỄN THỊ LAN
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO SƠ KỲ ĐỐI VỚI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÃ HỘI LÝ TƯỞNG

248


TS. TRẦN THỊ ĐIỂU
TƯ TƯỞNG ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - DƯỚI GĨC ĐỘ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO LÝ LUẬN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ ĐOÀN KẾT VÀO VIỆT NAM

256

TS. NGUYỄN KHẮC TRAI
NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG

268

ThS. NGUYỄN THỊ NGA
HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG SÁNG TẠO QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ CON ĐƯỜNG ĐI
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀO ĐIỀU KIỆN THỰC TIỄN VIỆT NAM

277

ThS. VŨ THỊ THU HÀ
HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀO
VIỆT NAM

286

ThS. BÙI ĐỨC DŨNG
TÌM HIỂU SỰ VẬN DỤNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN TRÊN CƠ SỞ “DÂN
TỘC HỌC PHƯƠNG ĐÔNG” VÀ THỰC TIỄN CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI

PHẦN III. CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỚI TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

293
301

TS. KHUẤT THỊ THANH VÂN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG “TRƯỚC HẾT PHẢI CĨ ĐẢNG CÁCH MẠNG” - Ý NGHĨA
TRONG CƠNG TÁC XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG HIỆN NAY

302

ThS. PHẠM THANH XUÂN - ThS. TRƯƠNG MẠNH TIẾN
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - “CỘI NGUỒN LÝ LUẬN”, ÁNH SÁNG SOI ĐƯỜNG
CHO MỌI THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

313

|

xi


ThS. ĐINH KHẮC TRUNG
QUÁ TRÌNH KIẾN TẠO, XÁC LẬP, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG - QUA
CÁC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

325

ThS. NGUYỄN THỊ THU DUNG
ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ, ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP ĐẢNG

CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA VỚI CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI

336

NCS. NGÔ VĂN AN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VỚI NHÂN DÂN - GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN

344

ThS. LÊ VĂN THUẬT
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH GĨP PHẦN BỔ SUNG VÀ LÀM PHONG PHÖ THÊM KHO TÀNG LÝ LUẬN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ QUYỀN ĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA DÂN TỘC

351

TS. LÊ THỊ KHUYÊN
HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI SOI ĐƯỜNG ĐƯA CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIÀNH THẮNG LỢI

359

ThS. PHAN BÁ LINH
VAI TRÕ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

366

TS. NGUYỄN VĂN TRƯỜNG - ThS. LÊ ĐỨC THUẬN
HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP HÕA HỢP DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ 1945 - 1946

373


TS. LƯU MAI HOA
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC - SỰ VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA
MÁC - LÊNIN VÀO ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CỦA VIỆT NAM

382

ThS. TRẦN THỊ TÂN
PHÁT HUY TINH THẦN YÊU NƯỚC CHO THANH NIÊN VIỆT NAM THƠNG QUA NGHIÊN CỨU TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

390

ThS. PHẠM THỊ THU HẰNG
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT TƠN GIÁO VẬN DỤNG Ở NINH BÌNH HIỆN NAY

398

ThS. NCS. VI VĂN THẢO - ThS. NCS. TRỊNH THỊ VÂN
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA GIÁO DỤC TRONG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

406

Thượng tá, TS. BÙI XUÂN QUỲNH
GIÁ TRỊ NHÂN VĂN QUÂN SỰ HỒ CHÍ MINH VỚI XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỀ
CHÍNH TRỊ HIỆN NAY

414


ThS. NGƠ THỊ HƯỜNG
VẤN ĐỀ THỰC HÀNH DÂN CHỦ TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG
TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

xii

|

424


ThS. NGUYỄN VĂN MÃO
GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH VÀ VIỆC VẬN DỤNG Ở NƯỚC TA TRONG TÌNH
HÌNH HIỆN NAY

431

TS. HỒNG DIỆU THÚY
VĂN HĨA NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH - GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

441

ĐÀM THỊ THƯ - TRẦN QUANG CHUNG
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - NỀN MĨNG TƯ TƯỞNG CỦA NHỮNG CHỦ
TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI KINH TẾ CỐT LÕI VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI

PHẦN IV. NGHIÊN CỨU, DẠY HỌC VÀ BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG
CỦA ĐẢNG - CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TRONG CÁC HỌC VIỆN, CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG


449

461

PGS.TS. NGUYỄN THÁI SƠN - TS. PHẠM THÀNH TRUNG
GIÁ TRỊ KHOA HỌC BỀN VỮNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ VẤN
ĐỀ BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY

462

TS. NGUYỄN HỮU TÂM
NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ QUAN ĐIỂM “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LẤY CHỦ
NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀM NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG, KIM CHỈ NAM
CHO HÀNH ĐỘNG CỦA MÌNH”

470

ThS. VŨ TUỆ MINH - ThS. PHẠM THANH XUÂN
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VIỆC GÓP PHẦN BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM TRONG SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

478

TS. ĐOÀN SỸ TUẤN - ThS. TRẦN ĐỨC TUẤN - ThS. TRƯƠNG MẠNH TIẾN
DI CHƯC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - BẢN TRƯỜNG CA CÁCH MẠNG, ĐỊNH HƯỚNG, SOI
ĐƯỜNG CHO SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG VIỆT NAM

486

TS. ĐOÀN SỸ TUẤN - ThS. TRẦN ĐỨC TUẤN - ThS. TRƯƠNG MẠNH TIẾN

TƯ TƯỞNG, TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VÀ SÁNG TẠO CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ KHOA HỌC
KỸ THUẬT

495

ThS. NGUYỄN THANH HỊA - ThS. DƯƠNG TRỌNG HẠNH
NHỮNG CỐNG HIẾN NỔI BẬT CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI CHỦ NGHĨA DÂN TỘC VIỆT NAM

504

ThS. ĐỖ THỊ YÊN - ThS. NGUYỄN THỊ HÀO
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ VÀ
SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC

514

ThS. NGUYỄN THÚY MAI - ThS. VŨ THỊ HƯƠNG GIANG
SỰ VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

526

xiii

|


ThS. CAO THÀNH TẤN
TÍCH CỰC HĨA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH BẰNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
GIẢNG DẠY CÁC MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


535

TS. DƯƠNG VĂN KHOA - ThS. NGUYỄN HẢI TRUNG
SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY

548

ThS. TƯỞNG THỊ THẮM
MỘT SỐ YÊU CẦU NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN Y - DƯỢC HỌC
CỔ TRUYỀN VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

560

ThS. NGUYỄN XUÂN DŨNG - ThS. NGUYỄN VĂN TRÁNG
VẬN DỤNG GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIÁO DỤC SINH
VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HIỆN NAY

569

TS. PHAN THỊ HỒNG DUYÊN
GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY - MỘT VẤN ĐỀ CẦN
QUAN TÂM

579

TS. ĐOÀN SỸ TUẤN - CN. NGUYỄN THỊ THU THỦY
DẠY HỌC MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI TÌM TÕI Ở
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC


591

TS. ĐỒN SỸ TUẤN - ThS. LÊ THỊ LAN ANH - ThS. LƯƠNG DUY QUYỀN
NGHIÊN CỨU, TÌM HIỂU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GĨP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH MỚI MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

605

ThS. NGUYỄN BẰNG ĐĂNG NGỌC - ThS. DƯƠNG THỊ LIỆU LINH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

616

ThS. NGUYỄN THỊ MỸ LANG
NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

622

TS. NGUYỄN MINH HẢI - ThS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ở CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC

636

ThS. LÊ THỊ SÁU
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY


651

ThS. BÙI DUY BÌNH - BẾ THỊ HƯƠNG
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU GIÁO TRÌNH MƠN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN Ở
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY

xiv

|

660


“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)

PHẦN I

CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
- GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN VÀ SỨC SỐNG THỜI ĐẠI

1

|


Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại

BẢN CHẤT KHOA HỌC, CÁCH MẠNG CỦA TRIẾT HỌC
MÁC VÀ VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY

PGS.TS. Vũ Cơng Thương
Trường Đại học Sài Gịn
Tóm tắt
Chủ nghĩa Mác do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập vào giữa thế kỷ XIX với ba bộ
phận cấu thành (Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học), đầu thế
kỷ XX đã được V.I. Lênin phát triển thành chủ nghĩa Mác - Lênin là đỉnh cao của tư
duy nhân loại, được thừa nhận là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận duy nhất
đúng đắn và khoa học. Mặc dù đến nay, nhân loại đã trải qua nhiều biến cố,
quanh co, phức tạp, song với bản chất khoa học, cách mạng chủ nghĩa Mác nói
chung, triết học Mác nói riêng vẫn thể hiện sức sống trong xã hội hiện đại. Bài
viết trình bày bản chất khoa học, cách mạng của triết học Mác và vấn đề giảng
dạy triết học Mác - Lênin trong trường đại học hiện nay.
Từ khóa: Bản chất khoa học, cách mạng; triết học Mác, giảng dạy triết học Mác - Lênin.

I. MỞ ĐẦU
Sự ra đời của triết học Mác là một cuộc cách mạng thực sự trong tiến trình phát
triển của lịch sử tƣ tƣởng nhân loại. Với bản chất tự nó - bản chất cách mạng và khoa học
và với tƣ cách là “một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, nó cung cấp cho lồi ngƣời và
nhất là giai cấp công nhân những công cụ nhận thức vĩ đại” [6; tr.54], nó là hệ thống mở,
ln tự đổi mới nhƣ một nhu cầu tự thân để đáp ứng sự biến đổi không ngừng của thực
tiễn cuộc sống. Hiện nay, triết học Mác vẫn thực sự là một công cụ nhận thức sắc bén,
mang tầm thời đại. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy triết học Mác phù hợp với
điều kiện đổi mới đất nƣớc hiện nay có ý nghĩa quan trọng và cần thiết.
II. NỘI DUNG
2.1. Bản chất cách mạng và khoa học của triết học Mác
2.1.1. Thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác
Thứ nhất, thế giới quan duy vật và phép biện chứng duy vật là tinh hoa của trí tuệ
nhân loại đƣợc C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, tiếp

|2



“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)

thu một cách sáng tạo những thành tựu của tƣ duy nhân loại, những thành quả của các
nhà triết học tiền bối, nhất là phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy vật của
Phoiơbắc, đồng thời khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học hiện đại và thực
tiễn xã hội - lịch sử toàn nhân loại. Sau này đã đƣợc V.I. Lênin bổ sung và phát triển trên
cơ sở tổng kết thực tiễn cách mạng, nhất là thực tiễn cách mạng Nga và dựa vào những
thành quả mới nhất của khoa học, trƣớc hết là khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX.
Những khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật, phƣơng pháp luận cơ bản của
triết học Mác mang tính phổ qt, bao qt và có ảnh hƣởng đối với giới tự nhiên, đời
sống xã hội và tƣ duy con ngƣời trong mọi giai đoạn lịch sử. Do đó, phép biện chứng
duy vật trở thành thế giới quan và phƣơng pháp luận khoa học, là kim chỉ nam cho suy
nghĩ và hành động của con ngƣời trong nhận thức và cải tạo thế giới.
Trong nhiều năm qua, kể từ khi phép biện chứng duy vật ra đời cho đến nay, nhân
loại đã chứng kiến những biến đổi to lớn trong khoa học cũng nhƣ trong đời sống xã
hội. Những thành tựu của khoa học và công nghệ, nhất là thành tựu của cuộc cách
mạng 4.0 hiện nay khơng chỉ đóng vai trị trọng yếu của nền sản xuất xã hội, mà còn
tác động trực tiếp đến làm biến đổi mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thúc đẩy năng
suất lao động tăng lên vƣợt bậc. Trong điều kiện đó địi hỏi triết học Mác phải đƣợc bổ
sung và phát triển hơn nữa, nhƣ V.I. Lênin đã khẳng định “Chính vì chủ nghĩa Mác
khơng phải là một giáo điều chết cứng, một học thuyết nào đó đã hồn thành hẳn, có
sẵn đâu vào đấy, bất di bất dịch, mà là một kim chỉ nam sinh động cho hành động,
chính vì thế nó khơng thể khơng phản ánh sự biến đổi mạnh mẽ của điều kiện sinh hoạt
xã hội” [5; tr.103].
Thứ hai, chủ nghĩa duy vật lịch sử - một trong hai phát kiến vĩ đại của C. Mác là
cơ sở thế giới quan và phƣơng pháp luận khoa học của hoạt động nhận thức và cải tạo
xã hội.

Để xây dựng triết học duy vật biện chứng, C. Mác và Ph. Ăngghen đã kế thừa có
chọn lọc những tƣ tƣởng biện chứng trong triết học Hêghen, đem phép biện chứng
thống nhất với chủ nghĩa duy vật, tạo nên phép biện chứng duy vật - khoa học về mối
liên hệ phổ biến và phát triển, sử dụng nó để cải tạo thế giới. Đây là hình thức cao của
phép biện chứng, đối lập căn bản với phép biện chứng của Hêghen, mở rộng vào tất cả
các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tƣ duy và giải thoát chủ nghĩa duy vật khỏi tính hạn chế
siêu hình, làm cho nó trở nên “hồn bị” và đƣợc mở rộng “từ chỗ nhận thức thế giới tự
nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài ngƣời”, sáng tạo chủ nghĩa duy vật lịch sử với tƣ
cách là “thành tựu vĩ đại nhất của tƣ tƣởng khoa học”.
3

|


Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại

Thời đại ngày nay thế giới có nhiều diễn biến phức tạp “Q trình tồn cầu hóa
và hội nhập quốc tế tiếp tục đƣợc đẩy mạnh. Hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự tùy
thuộc lẫn nhau giữa các nƣớc, nhất là giữa các nƣớc lớn ngày càng tăng. Cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh
mẽ, thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức
đối với mọi quốc gia.
Tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp,
khó lƣờng; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên,
xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh cục bộ, chiến tranh
mạng,… tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực… Những biểu hiện của chủ nghĩa dân
tộc cực đoan, chủ nghĩa cƣờng quyền áp đặt, chủ nghĩa thực dụng ngày càng nổi lên
trong quan hệ quốc tế... Những vấn đề toàn cầu nhƣ an ninh tài chính, an ninh năng
lƣợng, an ninh nguồn nƣớc, an ninh lƣơng thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh,
có nhiều diễn biến phức tạp. Cộng đồng quốc tế ngày càng quyết liệt hơn với các thách

thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng và các hình thái
chiến tranh kiểu mới... Tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo trong khu vực và trên
Biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt, phức tạp” [4; tr.70-73]. Tất cả những biến đổi đó
khơng mâu thuẫn và “xung đột” với những nguyên lý và quy luật của chủ nghĩa duy vật
lịch sử với tƣ cách cơ sở thế giới quan và phƣơng pháp luận của nhận thức và cải tạo
xã hội.
Trong xã hội hiện đại, sản xuất vật chất vẫn giữ vai trò quyết định đối với sự tồn
tại, phát triển của xã hội. Nguồn gốc của sự vận động phát triển của xã hội, của lịch sử
nhân loại trên mọi phƣơng diện: kinh tế, chính trị, văn hóa,... suy đến cùng đều là do sự
phát triển của lực lƣợng sản xuất. Chính sự phát triển của lực lƣợng sản xuất đã dẫn
đến sự thay đổi của quan hệ sản xuất. Đến lƣợt mình, quan hệ sản xuất làm cho kiến
trúc thƣợng tầng thay đổi theo, do đó mà hình thái kinh tế - xã hội cũ đƣợc thay thế
bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn. Sự phát triển của xã hội từ
hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác đƣợc thực hiện thông
qua cuộc cách mạng xã hội (với những hình thức và phƣơng pháp cách mạng phong phú
và thích hợp). Trong xã hội có giai cấp thì đấu tranh giai cấp vẫn là một trong những
động lực phát triển của xã hội. Nói cách khác, quan điểm của triết học Mác về hình thái
kinh tế - xã hội, về giai cấp và đấu tranh giai cấp, về cách mạng xã hội, nhà nƣớc, tồn tại
xã hội, ý thức xã hội, con ngƣời,… vẫn là cơ sở khoa học cho việc xem xét và giải quyết
những vấn đề căn bản của xã hội hiện đại hiện nay.

|4


“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)

2.1.2. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong triết học Mác
Triết học Mác không chỉ là sự kế thừa những giá trị của các hệ thống triết học
trƣớc đó, mà điều quan trọng là sự khái quát kinh nghiệm thực tiễn của loài ngƣời, nhất
là thực tiễn cách mạng. C. Mác và Ph. Ăngghen đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề lý luận,

thực tiễn và mối quan hệ giữa chúng. Các ơng đã tích cực trực tiếp tham gia vào hoạt
động thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản, thành lập các tổ chức cộng sản, đồng
thời từ thực tiễn để khái quát, phát triển và kiểm nghiệm lý luận, nhờ đó làm cho lý
luận thống nhất với thực tiễn.
Việc đƣa phạm trù thực tiễn vào hệ thống lý luận của mình với tính cách là nền
tảng của tồn bộ đời sống xã hội, là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, là tiêu
chuẩn để kiểm tra chân lý, C. Mác và Ph. Ăngghen đã thực hiện một bƣớc ngoặt cách
mạng trong lĩnh vực lý luận, đem lại cho lý luận một nội dung mới, khác về chất so với
các hệ thống tƣ duy trƣớc đó. Điều đó đã đƣợc C. Mác đã khẳng định: “Các nhà triết
học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế
giới” [8; tr.12]. Ở luận đề 8, “Luận cƣơng về Phoiơbắc”, C. Mác viết: “Đời sống xã hội,
về thực chất, là có tính chất thực tiễn. Tất cả những sự thần bí đang đƣa lý luận đến chủ
nghĩa thần bí, đều đƣợc giải đáp một cách hợp lý trong thực tiễn của con ngƣời và
trong sự hiểu biết thực tiễn ấy” [8; tr.12].
Khẳng định vai trò quyết định của thực tiễn, song C. Mác và Ph. Ăngghen không
hạ thấp hay bỏ qua vai trò của lý luận, mà luận giải sâu sắc về mối quan hệ giữa lý luận
và thực tiễn. C. Mác viết: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên khơng thể thay thế đƣợc sự
phê phán của vũ khí, lực lƣợng vật chất chỉ có thể đánh đổ bằng lực lƣợng vật chất;
nhƣng lý luận cũng sẽ trở thành lực lƣợng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần
chúng” [7; tr.580]. Chính vì vậy, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trở thành
nguyên tắc nền tảng của triết học Mác.
Trong điều kiện đổi mới hiện nay, sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0, sự ra đời
của kinh tế tri thức… Song, triết học Mác luôn giữ vai trò định hƣớng thế giới quan và
phƣơng pháp luận cho hoạt động của con ngƣời; đồng thời, đƣợc thực tiễn kiểm
nghiệm, chứng minh và làm phong phú thêm bằng chính “hơi thở” của thời đại. Chính
vì vậy, Ph. Ăngghen đã nhấn mạnh rằng lý luận của các ông không phải là giáo điều,
mà là kim chỉ nam cho hành động. Tuy nhiên, do điều kiện hoàn cảnh lịch sử quy định
nên khi vận dụng triết học vào thực tiễn cách mạng ở mỗi dân tộc, quốc gia là khác
nhau. Việc vận dụng, bổ sung, phát triển triết học Mác phải dựa trên cơ sở bảo vệ, kế
5


|


Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại

thừa, phát huy bản chất cách mạng, khoa học vốn có của triết học Mác, không hoang
mang, dao động, mất phƣơng hƣớng. Cần chống việc nhân danh vận dụng, bổ sung,
phát triển triết học Mác để phủ định bản chất khoa học cách mạng vốn có của nó, rơi vào
chủ nghĩa xét lại; hoặc là nhân danh “bảo vệ” triết học Mác, khơng nhìn thấy những đổi
thay của thực tiễn, rơi vào giáo điều, kinh viện, bảo thủ. Vấn đề này, V.I. Lênin đã chỉ
rõ, tuyệt đối không coi lý luận của Mác là một cái gì đó nhất thành bất biến và khơng
thể xâm phạm, mà trái lại chúng ta tin rằng nó chỉ đặt cơ sở cho một khoa học, và
những ngƣời xã hội chủ nghĩa, nếu không muốn lạc hậu với đời sống thực tế, cần tiếp
tục bổ sung, phát triển triết học Mác phù hợp với thực tiễn.
2.1.3. Sự thống nhất giữa ổn định và tính phát triển, tính mở trong hệ thống lý luận
của triết học Mác
Là hệ thống lý luận khoa học, triết học Mác - Lênin là sự khái quát thực tiễn cách
mạng và lịch sử xã hội, là sự đúc kết những tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận.
Sức mạnh của lý luận đó chính là ở chỗ nó gắn bó hữu cơ với thực tiễn, đƣợc thực tiễn
kiểm nghiệm, bổ sung và phát triển trong thực tiễn. Toàn bộ các khái niệm, phạm trù,
nguyên lý và quy luật của triết học Mác là hệ thống lý luận mở và phát triển, đem lại
một cơ sở khoa học đúng đắn cho việc luận chứng và giải thích những hiện tƣợng của
đời sống xã hội, nhất là cho việc cải tạo thế giới hiện thực. Nó đem lại cho chúng ta
quan điểm tồn diện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử - cụ thể trong nhận thức,
xem xét các sự vật, hiện tƣợng cũng nhƣ trong hoạt động thực tiễn để có cách thức giải
quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Tính mở và phát triển của triết học Mác đƣợc thể hiện: một là, triết học Mác luôn
hƣớng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, cải tạo xã hội, phát triển khoa học - công
nghệ và phát triển sản xuất chứ không phải chỉ là thứ lý luận giáo điều, kinh viện; hai

là, triết học Mác ra đời là do C. Mác và Ph. Ăngghen đã kế thừa có chọn lọc những tinh
hoa của triết học trƣớc đó, đặc biệt là phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy
vật của Phoiơbắc để xây dựng hệ thống lý luận của mình. Hiện nay, hồn cảnh lịch sử xã hội đã có những biến đổi to lớn, vì vậy để xem xét, tiếp thu một cách có phê phán
những giá trị nhằm mở rộng tầm nhìn, phát triển và hồn thiện triết học Mác cần phải
đứng trên lập trƣờng của chủ nghĩa duy vật biện chứng; ba là, thế giới quan duy vật
biện chứng và phƣơng pháp luận biện chứng duy vật của triết học Mác là kim chỉ nam
cho hành động, mở đƣờng và chỉ dẫn cho con ngƣời tiếp tục nhận thức chân lý chứ
không đi tới chân lý tuyệt đích, cuối cùng.

|6


“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)

Trong triết học Mác, tính mở và tính phát triển thống nhất biện chứng với tính ổn
định của lập trƣờng duy vật biện chứng và phƣơng pháp luận cơ bản của nó. Mặc dù,
hiện nay thế giới đã, đang và tiếp tục có những biến đổi to lớn và phức tạp. Song, do
triết học Mác ra đời là tinh hoa trí tuệ của tồn nhân loại, thế giới quan và phƣơng pháp
luận khoa học của triết học Mác vẫn là kim chỉ nam cho hoạt động nhận thức, cải tạo
xã hội, nên ở bất cứ quốc gia, dân tộc nào đều có thể vận dụng sáng tạo triết học Mác
phù hợp thực tiễn đất nƣớc mình; đồng thời, do bản chất khoa học, cách mạng và đòi
hỏi bức thiết của thực tiễn thời đại tất yếu dẫn đến việc đổi mới lý luận triết học mácxít.
Tuy nhiên, việc đổi mới khơng phải là xét lại, phủ định, mà là tiếp tục khẳng định và làm
sâu sắc hơn bản chất khoa học và cách mạng của triết học Mác trong điều kiện mới.
2.2. Vấn đề đổi mới giảng dạy triết học Mác - Lênin trong trường đại học hiện nay
2.2.1. Sự cần thiết đổi mới giảng dạy triết học Mác - Lênin
Trong thời đại hiện nay, trí tuệ đƣợc coi là sức mạnh hàng đầu, khẳng định vai
trò, vị thế của một quốc gia, dân tộc. Vì vậy, bất kỳ quốc gia, dân tộc, ở giai đoạn phát
triển nào, muốn thúc đẩy và phát triển kinh tế không thể không quan tâm và đầu tƣ cho
giáo dục. Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo là một

trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là
điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng
trƣởng kinh tế nhanh và bền vững” [2; tr.108-109].
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và cơng nghệ, xu thế tồn cầu hóa thâm
nhập ngày càng sâu rộng vào mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Điều đó,
tạo ra những thay đổi lớn trong đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia, dân tộc trên
toàn thế giới. Trên lĩnh vực tƣ tƣởng, văn hóa, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục dùng
mọi thủ đoạn và âm mƣu “diễn biến hịa bình” tác động vào xã hội nƣớc ta, nhất là vào
thanh niên, sinh viên, trí thức,... nhằm làm tan rã hệ tƣ tƣởng, làm mất niềm tin vào chủ
nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, thực tế ở các trƣờng đại học vẫn
còn một số sinh viên có thái độ thờ ơ, coi nhẹ, thiếu niềm tin đối với các mơn Lý luận
chính trị, có nhận thức lệch lạc về mục đích, lý tƣởng sống làm ảnh hƣởng đến quá
trình giáo dục, đào tạo của nhà trƣờng cũng nhƣ việc hình thành nhân cách mỗi sinh
viên. Vấn đề bức xúc nhất trong giáo dục nƣớc ta hiện nay là “chất lƣợng giáo dục tồn
diện, trƣớc hết là chất lƣợng giáo dục chính trị, lý tƣởng, đạo đức, lối sống, đặc biệt ở
bậc cao đẳng, đại học” [3; tr.40-41]. Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định: “Đặc biệt
đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức,
7

|


Phần I. Chủ nghĩa Mác - Lênin - Giá trị trường tồn và sức sống thời đại

mờ nhạt lý tƣởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tƣơng
lai của bản thân và đất nƣớc” [1; tr.24]. Tình hình đó do nhiều ngun nhân cả chủ
quan và khách quan, song một trong những nguyên nhân cơ bản là do: “Cơng tác giáo
dục chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức và nhân cách cũng nhƣ việc giảng dạy các môn khoa
học xã hội và nhân văn,... bị xem nhẹ. Hiệu quả giảng dạy các môn khoa học Mác Lênin bị hạn chế” [1; tr.26]. Điều đó, đặt ra yêu cầu phải chú trong hơn nữa công tác
giảng dạy, học tập các mơn Lý luận chính trị nhằm hình thành cho sinh viên thế giới

quan và phƣơng pháp luận khoa học, xây dựng cho sinh viên niềm tin vào chủ nghĩa
Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, tin vào đƣờng lối đổi mới của Đảng, vào sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã
khẳng định: “Tăng cƣờng giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống cho học sinh,
sinh viên. Cải tiến việc giảng dạy và học tập các bộ môn khoa học Mác - Lênin và tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy
nghề” [2; tr.110-111].
2.2.2. Một số giải pháp chủ yếu đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy triết học Mác
- Lênin trong trường đại học hiện nay
Thứ nhất, đổi mới nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với
đối tƣợng sinh viên.
Với chức năng là môn khoa học cung cấp thế giới quan và phƣơng pháp luận
cũng nhƣ tƣ duy biện chứng cho ngƣời học, đổi mới nội dung và phƣơng pháp giảng
dạy triết học Mác - Lênin phù hợp với đối tƣợng sinh viên là một yêu cầu bức thiết,
một nhiệm vụ quan trọng. Việc xây dựng nội dung chƣơng trình phù hợp với đối tƣợng
dạy học quyết định đến việc lựa chọn phƣơng pháp dạy học phù hợp. Đối với sinh viên
các trƣờng đại học, họ cần đƣợc trang bị kiến thức về thế giới quan, phƣơng pháp luận
khoa học chung nhất. Song, do mục tiêu đào tạo của mỗi trƣờng, mỗi ngành khác nhau.
Do đó, trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra của mỗi trƣờng, mỗi ngành đào tạo, giảng viên
phải xác định đối tƣợng để vận dụng những phƣơng pháp giảng dạy và đáp ứng các kỹ
năng cần thiết phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Trƣớc những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn và qua 12 năm giảng dạy các mơn
Lý luận chính trị theo 3 môn ở trƣờng đại học bộc lộ một số hạn chế, gây áp lực rất
lớn bởi sự quá tải về nội dung chƣơng trình. Mơn Những ngun lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin (phần 1) so với nội dung môn Triết học Mác - Lênin trƣớc đây thì gần
nhƣ khơng có sự thay đổi, trong khi đó thời gian giảng dạy chƣơng trình mới chỉ bằng

|8



×