Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề thi vào lớp 10 chuyên Văn sở Quảng Ngãi năm 2017 - 2018 có đáp án | Ngữ văn, Đề thi vào lớp 10 - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.65 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT</b>
<b> QUẢNG NGÃI </b> <b> NĂM HỌC 2017 - 2018</b>


<b> </b> <b> Ngày thi: 07/06/2017 </b>
<b> Môn thi: Ngữ văn (Hệ chuyên) </b>
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)


NGƯỜI ĂN XIN


<i>Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi mơi tái</i>
<i>nhợt, áo quần tả tơi. Ơng chìa tay xin tơi.</i>


<i>Tơi lục hết túi nọ đến túi kia, khơng có lấy một xu, khơng có cả khăn tay, chẳng có gì</i>
<i>hết. Ơng vẫn đợi tơi. Tơi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay</i>
<i>run rẩy của ông: </i>


<i>- Xin ông đừng giận cháu! Cháu khơng có gì cho ơng cả. </i>
<i>Ơng nhìn tơi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:</i>


<i>- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.</i>


<i>Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ơng.</i>
(Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập một, trang 22, NXB GDVN, 2015)
<b>Câu 1. (1,0 điểm) </b>


Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
<b>Câu 2. (1,0 điểm) </b>


Nêu tác dụng của ngôi kể trong văn bản trên.
<b>Câu 3. (1,0 điểm)</b>



Qua văn bản trên, em hãy cho biết: ông lão được cậu bé “cho” gì và cậu bé “nhận” được
gì từ ơng lão?


<b>Câu 4. (2,0 điểm) </b>


Từ câu chuyện Người ăn xin, em có suy nghĩ gì về lối cư xử của con người trong cuộc
sống? (Trình bày trong một bài văn ngắn khoảng một trang giấy thi).


<b>Câu 5. (5,0 điểm)</b>


Về lối cư xử của con người, văn học Việt Nam cũng có những vần thơ gợi nhiều suy
ngẫm:


<i>Trần trụi với thiên nhiên</i>
<i>hồn nhiên như cây cỏ</i>
<i>ngỡ không bao giờ quên</i>
<i>cái vầng trăng tình nghĩa</i>
<i>Từ hồi về thành phố</i>
<i>quen ánh điện, cửa gương</i>
<i>vầng trăng đi qua ngõ</i>
<i>như người dưng qua đường</i>


(Ánh trăng – Nguyễn Duy)
<i>Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu</i>
<i>Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả</i>
<i>Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:</i>
<i>- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...</i>
(Bếp lửa – Bằng Việt)
Cảm nhận của em về những đoạn thơ trên.





</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT</b>
<b> QUẢNG NGÃI </b> <b> NĂM HỌC 2017 - 2018</b>


<b> </b> <b> Ngày thi: 07/06/2017 </b>
<b> Môn thi: Ngữ văn (Hệ chuyên) </b>


Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)


<b>HƯỚNG DẪN CHẤM</b>


<i>(Gồm có 04 trang)</i>
<b>Câu 1. </b>


* Thể loại văn bản: Truyện/ Truyện ngắn.


- <i>Điểm 0,5: Trả lời đúng theo 1 trong 2 phương án trên.</i>
- <i>Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.</i>


* Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự.
- <i>Điểm 0,5: Trả lời đúng như trên.</i>


- <i>Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.</i>
<b>Câu 2. </b>


- Tác dụng:


+ Câu chuyện vừa được thuật kể, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật cũng vừa
được bộc lộ.



+ Làm tăng thêm độ tin cậy và sức thuyết phục cho câu chuyện.
<i>Điểm 1,0: Nêu được 2 tác dụng trên.</i>


Điểm 0,5: Nêu được 1 trong 2 tác dụng trên.
<i>Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.</i>
<b>Câu 3. </b>


Cả ông lão và chú bé đều nhận được từ người kia tình cảm, sự thấu hiểu, cách cư xử
đầy tình người, sự tôn trọng lẫn nhau. Cụ thể là:


- Ông lão được chú bé “cho” sự quan tâm chân thành, tình thương cảm, lịng tơn trọng.
- Chú bé “nhận” được từ ông lão sự thông cảm và bài học: không cứ phải cho nhau tiền
của, vật chất mới là “cho”.


<i>Điểm 1,0: Trả lời đúng các ý trên; hoặc trả lời 2 ý cụ thể, theo nội dung câu hỏi. </i>
<i>Điểm 0,5: Trả lời đúng 1 trong các ý trên hoặc trả lời đủ các ý nhưng không rõ ràng. </i>
<i>Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.</i>


<b>Câu 4. </b>


<b>* Yêu cầu chung</b>


- Biết vận dụng kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.
- Văn bản phải có kết cấu rõ ràng. Viết đúng chủ đề, diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ,
khơng sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.


<b>* Yêu cầu cụ thể</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

b. Viết đúng cấu trúc văn bản. (0,25 điểm)



<i>Điểm 0,25: Đảm bảo đúng cấu trúc của văn bản: có đủ mở bài, thân bài, kết bài.</i>
<i>Điểm 0: Viết thành đoạn văn.</i>


c. Diễn đạt trơi chảy, khơng sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,25 điểm)
<i>Điểm 0,25: Đảm bảo các yêu cầu trên.</i>


<i>Điểm 0: Mắc một trong các lỗi: chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt.</i>


d. Triển khai luận điểm một cách hợp lí, đúng kiểu văn bản nghị luận. (1,25 điểm)
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo tính liên kết về
nội dung và hình thức. Phạm vi vấn đề “Lối cư xử” là rất rộng, thí sinh cần chú ý tập trung
vào định hướng của đề: “Từ câu chuyện Người ăn xin”. Có thể có các ý chính sau:


1. Cách cư xử là toàn bộ hành vi, thái độ của con người trong các hoạt động giao tiếp
đời sống. Đó khơng đơn thuần là có khéo léo hay khơng trong ứng xử, mà là sự biểu hiện
của thế giới tâm hồn, đời sống tinh thần và phẩm chất người của mỗi cá nhân.


2. Luận bàn:


- Lối cư xử lịch thiệp của con người trong cuộc sống: thái độ chân thành, tình u
thương, sự quan tâm, sẻ chia và lịng tơn trọng.


- Lối cư xử đáng phê phán: có thái độ miệt thị, khinh khi, xa lánh đối với những người
bần cùng, bất hạnh, yếu thế, kém may mắn trong cuộc sống.


- Giá trị nhân phẩm con người được bộc lộ chủ yếu trong mối quan hệ với người khác.
Lối cư xử đẹp làm con người trở nên đáng yêu, đáng mến, được tôn trọng. Và ngược lại.


+ Lối cư xử đẹp của con người không phải tự nhiên mà có, cần phải được hấp thụ, bồi
đắp và tu dưỡng từ sự tự ý thức của cá nhân.



3. Rút ra bài học cho bản thân từ ý nghĩa câu chuyện.


<i>Điểm 1,25: Đảm bảo các u cầu trên. Khuyến khích những bài có sáng tạo hợp lí.</i>
<i>Điểm 1,0: Đảm bảo cơ bản các ý theo yêu cầu.</i>


<i>Điểm 0,75: Đáp ứng 1/2 yêu cầu trên.</i>


<i>Điểm 0,5: Viết được một vài ý đúng nhưng triển khai chưa hợp lí.</i>
<i>Điểm 0,25: Viết dài dịng, lan man chưa rõ ý.</i>


<i>Điểm 0: Không đáp ứng các yêu cầu trên hoặc không làm bài.</i>
<b>Câu 5. (5,0 điểm)</b>


<b>* Yêu cầu chung</b>


- Có kỹ năng làm bài nghị luận văn học; có khả năng cảm thụ thơ ca.


- Bài viết đảm bảo bố cục đầy đủ, rõ ràng; luận điểm chính xác; diễn đạt trơi chảy, mạch
lạc, có cảm xúc; khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.


- Khuyến khích bài viết có sáng tạo.
<b>* Yêu cầu cụ thể</b>


a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. (0,5 điểm)


<i>Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần: mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn</i>
dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt
chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề. Bài viết thể hiện
được cảm xúc của người viết.



<i>Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài nhưng các phần chưa</i>
thể hiện đầy đủ các yêu cầu nêu trên; phần thân bài chỉ có một đoạn văn.


<i>Điểm 0: Bài văn đáp ứng không rõ ràng các yêu cầu nêu trên.</i>
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. (0,5 điểm)


Vấn đề cần nghị luận: Về lối cư xử của con người được biểu hiện trong hai đoạn thơ.
<i>Điểm 0,5: Xác định rõ vấn đề nghị luận. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. </i>


c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển
<i>khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận phân tích,</i>
<i>so sánh, bình luận để triển khai các luận điểm. (3,0 điểm)</i>


<i>Điểm 3,0: Đảm bảo các u cầu trên, có thể có nhiều cách trình bày, xây dựng luận</i>
điểm, song cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:


1. Dẫn dắt và nêu vấn đề. (0,25 điểm)


2. Biểu hiện cụ thể qua 2 đoạn thơ.(2,5 điểm)


a. Đoạn trích bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy): (1,0 điểm)


- Hình ảnh “vầng trăng” trong đoạn thơ là một biểu tượng đa nghĩa: nghĩa nhân tri kỉ,
kỉ niệm gắn bó, q khứ nghĩa tình.


- Vầng trăng và nhân vật trữ tình đã từng gắn bó với nhau qua những tháng năm dài,
sống chân thật, hồn nhiên, vô tư, trong sáng, không giấu giếm che đậy hay màu mè giả tạo.



- Nhân vật trữ tình đinh ninh, tâm niệm: “khơng bao giờ qn/ cái vầng trăng tình
nghĩa”.


- Những thay đổi của thời gian, không gian, tiện nghi vật chất đã khiến nhân vật trữ
tình lãng quên nghĩa nhân xưa, vầng trăng giờ như “người dưng qua đường”.


- Lời tâm sự cũng là lời thú nhận, chạm đến cõi lòng những ai giàu lương tri, cảnh tỉnh
những người mải chạy theo giá trị vật chất mà đánh rơi những giá trị tinh thần.


- Tâm sự đó được chuyển tải bằng một giọng điệu hồn hậu, chân thành, tự nhiên, giản
dị mà ý nhị, thâm trầm, chứa đựng nhiều ẩn ý.


b. Đoạn trích bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt): (1,0 điểm)


- Đứa cháu năm xưa sống bên bà suốt một thời khó nhọc giờ đã trưởng thành, đi xa,
được sống trong một thế giới rộng lớn với những niềm vui rộng mở.


- Nhưng người cháu vẫn không quên bếp lửa của bà và kỉ niệm về tình bà cháu, vẫn
mỗi ngày đều tự hỏi mình, thức dậy trong lịng nỗi nhớ khơn ngi về người bà u q.
Hình ảnh người bà và tấm lịng “ấp iu nồng đượm” của bà đã trở thành kỉ niệm thiêng liêng,
làm ấm lòng, nâng đỡ cháu trên những bước đường đời.


- Lịng kính u, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà là biểu hiện cụ thể và
đẹp đẽ của tình cảm gắn bó với gia đình, với quê hương, đất nước.


- Những tình cảm ấy được thể hiện bằng những lời thơ trong trẻo, mượt mà, giọng điệu
tâm tình, trầm lắng, giàu chất suy tư; kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự
sự.



c. So sánh hai đoạn thơ: (0,5 điểm)


- Khác nhau: về thời điểm sáng tác, về thể thơ, về lối cư xử của nhân vật trữ tình.
- Giống nhau: Lời thơ giản dị, tự nhiên, giàu chất suy tư, gợi nhắc và củng cố đạo lí
“uống nước nhớ nguồn” trong truyền thống thủy chung, ân nghĩa của dân tộc Việt Nam.
3. Đánh giá chung và nêu cảm xúc suy nghĩ của người viết (0,25 điểm)


<i>Điểm 2,5 – 2,75: Đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm phân</i>
tích chưa thực sự thuyết phục.


<i>Điểm 2,0 – 2,25: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận</i>
điểm trình bày chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa chặt chẽ.


<i>Điểm 1,5 – 1,75: Đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên. </i>
<i>Điểm 1,0 – 1,25: Đáp ứng 1/2 đến các yêu cầu trên.</i>
Điểm 0,25 – 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Điểm 0,5: Có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ, hình ảnh và các</i>
yếu tố biểu cảm); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt.


<i>Điểm 0,25: Diễn đạt hay, có một vài ý sáng tạo.</i>
<i>Điểm 0: Diễn đạt khơng có gì độc đáo và sáng tạo.</i>
<i>e. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. (0,5 điểm)</i>


<i>Điểm 0,5: Khơng mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.</i>
<i>Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.</i>
<i>Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.</i>





<b> Lưu ý: Trên đây là những gợi ý có tính chất định hướng, tổ chấm thảo luận và thống</b>
<i>nhất cách đánh giá, cho điểm phù hợp với thực tế bài làm của học sinh. Khuyến khích</i>
<i>những bài viết có sáng tạo.</i>


</div>

<!--links-->

×