Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm từ cây táo mèo trên địa bàn huyện bắc yên tỉnh sơn la (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.04 KB, 11 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù huyện Bắc Yên đã có nhiều bước phát triển song
vẫn cịn hết sức khó khăn. Địa hình hiểm trở, chia cắt và nền khí hậu phức tạp, khắc
nghiệt khiến chiến lược phát triển KT-XH, cải thiện đời sống nhân dân trở thành bài tốn
hóc búa với các cấp chính quyền. Việc trồng cây gì, ni con gì để đạt hiệu quả, đưa mức
sống nhân dân lên mức trung bình của cả nước địi hỏi những nghiên cứu, tính tốn chiến
lược và kế hoạch triển khai cụ thể, thực tế.
Trước đây, tỉnh đã có nhiều dự án đầu tư cấp nhà nước đưa các cây trồng vào thử
nghiệm trên tồn tỉnh Sơn La song khơng đạt hiệu quả do không phù hợp điều kiện thổ
nhưỡng và khí hậu. Thực tế đó u cầu địa phương cần đầu tư phát triển các cây trồng
bản địa phù hợp với ngành cơng nghiệp chế biến tạo địn bẩy kinh tế. Trong các cây trồng
đó, Táo mèo tỏ ra là loại cây có ưu điểm vượt trội.
Tuy tiềm năng và vai trò của cây Táo mèo với sự phát triển của huyện Bắc Yên rất
lớn song việc sản xuất kinh doanh còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp do những khó
khăn về vốn, kĩ thuật và nhân lực. Đây cũng là khó khăn đối với các ban ngành trong tỉnh
nói chung và với huyện Bắc Yên nói riêng. Nhận thấy ý nghĩa kinh tế và xã hội quan trọng
của các sản phẩm từ cây Táo mèo đối với đời sống đồng bào các dân tộc và sự phát triển
chung của huyện, xuất phát từ những lý do đó, em lựa chọn đề tài “Phát triển sản xuất
kinh doanh sản phẩm từ cây Táo mèo trên địa bàn huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La” làm
luận văn nghiên cứu của mình, tìm ra một số giải pháp để các sản phẩm từ cây Táo mèo
được mở rộng thị trường và phát triển chuyên nghiệp hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề chung về phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm từ
cây Táo mèo.
- Phân tích thực trạng phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm từ cây Táo mèo trên
địa bàn huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La. Chỉ rõ những kết quả đạt được, những tồn tại và hạn
chế từ đó tìm ra những ngun nhân và các vấn đề cần giải quyết.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu và các kiến nghị nhằm tăng cường phát triển sản



xuất kinh doanh sản phẩm từ cây Táo mèo trên địa bàn huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm từ
cây Táo mèo.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Trên địa bàn huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La. Cụ thể nghiên cứu
vùng Táo mèo tại 05 xã vùng cao của huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La và sản phẩm rượu
Vang, nước ép Táo mèo của Công ty TNHH Bắc Sơn, từ đó đánh giá thực trạng và để
xuất giải pháp cho cả vùng.
+ Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu thu thập và phân tích dữ liệu từ năm 2009
đến 2014 và đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
Để nghiên cứu đề tài tác giả thu thập dữ liệu từ các nguồn chủ yếu sau:
+ Các đề tài nghiên cứu khoa học đã công bố, các bài viết, luận văn thạc sỹ của các tác
giả về phát triển sản xuất kinh doanh các sản phẩm tại các địa phương.
+ Các tài liệu được đăng tải trong các giáo trình, sách tham khảo, và chuyên khảo, các
trang Website, các bài báo đăng trên các tạp chí liên quan.
- Phương pháp xử lý dữ liệu:
Thơng tin dữ liệu được phân loại, sắp xếp và hệ thống hóa, tổng hợp thơng tin phục vụ
cơng tác nghiên cứu đề tài. Đối với các thông tin là số liệu thống kê và số liệu khảo sát thực tế
thì tiến hành lập các bảng biểu, sơ đồ...sử dụng phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp, đối
chiếu, so sánh để rút ra những đánh giá kết luận phù hợp.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu khái qt các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.


Chương 2: Những vấn đề chung về phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm từ cây
Táo mèo.

Chương 3: Thực trạng phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm từ cây Táo mèo
trên địa bàn huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La.
Chương 4: Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm từ
cây Táo mèo trên địa bàn huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La
Chương 1 GIỚI THIỆU KHÁI QT CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Trong chương tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn đã
trình bày khái quát tóm tắt nội dung và các kết quả nghiên cứu đạt được của 5 cơng trình
đã cơng bố, từ đó rút ra những điểm có thể kế thừa và xác định định hướng nghiên cứu
của luận văn nhằm đảm, bảo khơng trùng với các cơng trình khoa học đã công bố.
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH
DOANH SẢN PHẨM TỪ CÂY TÁO MÈO
Trong chương 2 luận văn đã nêu nên cơ sở lý luận, phát triển được hiểu là một quá
trình tăng trưởng của nhiều yếu tố cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, khoa học – kỹ thuật… và đã nêu được khái niệm về phát triển sản xuất kinh doanh. Đó
là tồn bộ hoạt động của con người để tạo ra sản phẩm hữu ích có thể là vật chất hoặc
dịch vụ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và xuất khẩu thu lợi nhuận. Có thể hiểu
phát triển sản xuất kinh doanh là sự gia tăng về số lượng và chất lượng hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo yêu cầu
phát triển ổn định, bền vững. Phát triển sản xuất kinh doanh bền vững là sự cố gắng để
cân bằng giữa lợi ích thu được và sự đầu tư bằng việc hạn chế sự khai thác lạm dụng để
đảm bảo sản xuất kinh doanh tiếp tục tồn tại trong dài hạn mà không phá huỷ nguồn tài
nguyên cơ bản mà nó dựa trên. Thực tế đây là cách duy nhất để sản xuất kinh doanh có thể
phát triển tiếp tục lâu dài. Phát triển sản xuất kinh doanh được thể hiện trên cả 2 hướng là
phát triển sản xuất kinh doanh theo chiều rộng và triển sản xuất kinh doanh theo chiều sâu.


Đồng thời luận văn cũng nêu lên các tiêu chí phản ánh sự phát triển sản xuất kinh doanh theo
chiều rộng và theo chiều sâu. 7 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất kinh

doanh đã được trình bày khả chi tiết. Đó là các nhân tố: Tình hình kinh tế và chính trị trên
thế giới và khu vực và trong nước; Quan điểm, đường lối chính sách phát triển sản xuất
kinh doanh của nhà nước, địa phương; Điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên;
Yếu tố văn hóa xã hội; Sự phát triển của khoa học công nghệ; Cơ sở vật chất kỹ thuật và
thiết bị hạ tầng và các yếu tố khác.
Chương 2 luận văn cũng đã trình bày những đặc điểm của cây táo mèo tầm được tầm
quan trọng của phát triển các sản phẩm từ cây Táo mèo và tầm quan trọng của nó đối với
phát triển kinh tế xã hội các tỉnh miền núi, đặc biệt là đối với phát triển kinh tế xã hội trên
địa bàn huyện Bắc Yên: Táo mèo là cây trồng có tiềm năng phát triển hàng đầu. So với
các loại nông sản khác ở địa phương, cây Táo mèo có tiềm năng lớn, bền vững, sự phát
triển gắn liền nhiều vấn đề xã hội tích cực. Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, do đó cần
chú trọng phát triển cây Táo mèo và sản phẩm từ Táo mèo để tạo địn bẩy kinh tế, kích
thích các ngành khác cùng phát triển.

Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH SẢN PHẨM TỪ
CÂY TÁO MÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN TỈNH SƠN LA
Tác giả đã nghiên cứu 5 nội dung chính bao gồm: Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế
xã hội của huyện Bắc Yên có ảnh hưởng tới phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm từ
cây Táo mèo. Cây Táo mèo trên địa bàn huyện Bắc Yên; Thực trạng phát triển sản xuất kinh
doanh sản phẩm từ cây Táo mèo trên địa bàn huyện Bắc Yên trong thời gian qua; Một số chính
sách và biện pháp của Chính quyền huyện Bắc Yên đã thực hiện hỗ trợ thúc đẩy phát triển
sản xuất kinh doanh sản phẩm từ cây Táo mèo và Đánh giá chung phát triển sản xuất kinh
doanh sản phẩm từ cây Táo mèo trên địa bàn huyện Bắc Yên.
Trong phần các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Bắc Yên có ảnh hưởng
tới phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm từ cây Táo mèo luân văn đã tập trung phân
tích những đặc điểm mang tính đặc thù riêng có về điều kiện tự nhiên, địa hình phân bố;


đất đai thổ nhưỡng, khí hậu tại Huyện Bắc Yên có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và
tiềm năng phát triển của cây táo mèo. Trong phần này tác giả cịn đi sâu vào phân tích

thực trạng tình hình phát triển của cây táo mèo tại Huyện Bắc Yên trong thời gian qua.
- Về thực trạng phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm từ cây Táo mèo: Từ năm
2009 đến nay huyện Bắc Yên đã tập trung đầu tư cho phát triển cây Táo mèo, do đây là
cây được coi là có lợi thế kép đó là vừa đáp ứng được cả các mục tiêu phòng hộ và mục
tiêu kinh tế. Bởi vậy lựa chọn cây Táo mèo để phát triển sẽ mang lại lợi ích kinh tế và lợi
ích xã hội to lớn với địa phương nói riêng và cả khu vực miền núi nói chung. Việc phát
triển sẽ tạo tiền đề để địa phương đặt ra các chiến lược mới rút ngắn khoảng cách về
nhiều mặt với các xã vùng thấp của huyện. Xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững,
mang lại lợi ích kinh tế lớn, song lại rất phù hợp và cần thiết với khu vực miền núi, vùng
cao.
- Về kết quả đạt được
+ Thứ nhất : Diện tích Táo mèo tự nhiên lớn, việc trồng thêm Táo mèo cũng đang
được địa phương quan tâm chỉ đạo triển khai do lợi ích kinh tế. Hiện nay, địa phương đã
tiến hành giao đất đến từng hộ dân. Vùng nguyên liệu tập trung. Cơ sở hạ tầng đã được
quan tâm đầu tư đúng mức.
+ Thứ hai: Khả năng huy động nguồn vốn cao để đầu tư hỗ trợ cho nhân dân, tạo
được vùng nguyên liệu ổn định phục vụ sản xuất. Phát triển sản xuất kinh doanh sản
phẩn từ cây Táo mèo đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản
xuất gắn với thị trường.
+ Thứ ba: Tạo điều kiện cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển
sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, xố đói giảm nghèo, góp phần bảo vệ
rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ổn định quy hoạch phát triển KT-XH và giữ vững an
ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phương. Từng bước chuyển dịch cơ cấu
cây trồng theo hướng sản xuất hàng hố, trình độ, năng lực người lao động được nâng lên
một bước. Bộ mặt nông thôn dần thay đổi. Đời sống nhân dân tương đối ổn định, một bộ
phận được cải thiện, giảm khoảng cách phát triển giữa các vùng trên địa bàn huyện.


Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình phát triển cây táo mèo trên địa bàn
Huyện Bắc Yên, luận văn đã chỉ ra những mặt được, mặt tồn tại và các nguyên nhân yếu

kém về phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm từ cây Táo mèo trên địa bàn huyện Bắc Yên
trong thời gian qua. Những tồn tại hạn chế bao gồm:
+ Thứ nhất: Việc đầu tư vốn mua sắm đổi mới máy móc, trang thiết bị kĩ thuật, dây
truyền sản xuất và nguồn nhân lực cho việc ổn định và phát triển sản xuất sản phẩm từ
cây Táo mèo chưa được quan tâm đúng mức. Chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của
việc phát triển sản phẩm từ cây Táo mèo.
+ Thứ hai: Chưa đưa việc sản xuất kinh doanh sản phẩn từ cây Táo mèo thành chiến
lược. Chưa có chính sách phát triển ngắn và dài hạn, dành nguồn vốn cho phát triển sản
xuất kinh doanh sản phẩn từ cây Táo mèo để tạo mũi nhọn phát triển. Công tác quảng bá
sản phẩm chưa được quan tâm. Chưa có nguồn kinh phí phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp
tham dự các hội chợ triển lãm sản phẩn từ cây Táo mèo trong và ngoài nước. Chưa có
chiến lược cụ thể nhằm thu hút đầu tư, hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp trong và
ngoài tỉnh.
+ Thứ ba: Chưa có sự kết hợp với du lịch hoặc những chương trình ca múa nhạc
lớn phát sóng trên truyền hình. Hàng năm chưa tổ chức lễ hội để tơn vinh sản phẩn từ cây
Táo mèo. Tính chủ động của doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ cây Táo mèo thấp.
Chưa có chiến lược Marketing, đa dạng hố và định vị sản phẩm từ cây Táo mèo có giá
trị kinh tế cao. Nhân dân chưa thực sự thực hiện các biện pháp khắc phục có hiệu quả
những ảnh hưởng của thiên tai đến cây trồng. Chưa xây dựng được thị trường tiêu thụ sản
phẩm từ cây Táo mèo vững chắc.
- Nguyên nhân của những hạn chế
+ Thứ nhất: Điều kiện địa hình chia cắt mạnh, núi cao khe sâu. Trình độ dân trí
khơng đồng đều, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất. Vốn đầu tư từ các chương trình dự án cịn
thấp, dàn trải, hiệu quả chưa cao. Việc thu hoạch cịn thủ cơng, vùng ngun liệu tản mát,
giao thơng khó khăn nên chưa tận thu được nguồn táo.


+ Thứ hai: Việc sản xuất sản phẩm từ Táo mèo như táo muối xổi, ô mai, mứt, dấm,
vẫn chủ yếu do người dân địa phương tự làm một cách thủ cơng. Định hướng sản phẩm
cịn lúng túng, Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩn từ cây Táo mèo

còn thấp chưa đảm bảo. Chậm đổi mới về nội dung và phương thức tuyên truyền, chưa có
thị trường thu mua tập chung, ổn định, việc sản xuất phụ thuộc và chịu ảnh hưởng lớn của
các yếu tố điều kiện tự nhiên (khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa, thời vụ ...).
+ Thứ ba: Chưa có quy chế, chế tài, quy định dàng buộc đối với người dân đã được
Nhà nước đầu tư hỗ trợ sản xuất khi làm lãng phí các nguồn đã được hỗ trợ. Sâu, bệnh
hại phá hại cây trồng khơng được phát hiện phịng, trị kịp thời, mơ hình trình diễn sản
xuất nơng, lâm nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.
+ Thứ tư: Khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới, có hiệu quả áp dụng vào sản
xuất của các hộ dân chưa cao, kết hợp với phong tục tập quán lâu đời của nhân sản xuất
theo hướng không bền vững, phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên, nên hiệu quả
sản xuất theo hướng bền vững hiệu quả chưa cao. Đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó
khăn, chưa chủ động được nguồn vốn, việc đầu tư vào sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào sự
đầu tư hỗ trợ từ nguồn Ngân sách Nhà nước.
+ Thứ năm: Đầu tư hỗ trợ sản xuất chưa gắn với việc phát triển thị trường, việc
đầu tư lại để sản xuất vụ tiếp theo của các hộ dân sau khi thu hoạch từ nguồn giống được
hỗ trợ chưa cao.

Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH
DOANH SẢN PHẨM TỪ CÂY TÁO MÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN
TỈNH SƠN LA
Trong chương này luận văn đã trình bày quan điểm, định hướng phát triển sản xuất
kinh doanh sản phẩm từ cây Táo mèo của Huyện Bắc Yên. Đây là một trong những yếu
tố rất quan trọng tác động trực tiếp tới phát triển sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ cây
Táo mèo của Huyện Bắc Yên trong thời gian tớ đồng thời cũng là căn cứ quan trọng để
đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các sản


phẩm từ cây Táo mèo của huyện trong thời gian tới. Các quan điểm định hướng chủ yếu
bao gồm Xác định địa bàn, vùng phát triển sản phẩm từ cây Táo mèo, xây dựng lộ trình
mở rộng diện tích cho từng năm phù hợp với quy hoạch phát triển chung của huyện; cung

cấp nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất tạo thêm nhiều việc làm, từng bước nâng cao
thu nhập, cải thiện đời sống cho người nhân dân, góp phần thực hiện chính sách xố đói
giảm nghèo của huyện. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giải pháp nhằm
đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm từ cây Táo mèo. Lồng ghép
các nguồn vốn của các Chương trình dự án như: Chương trình 30a, 135, Dự án 661,
KFW7, Quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng, Giảm nghèo giai đoạn II, đầu tư vào các xã
có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất Táo mèo. Chú trọng công tác tuyên truyền
vận động, hướng dẫn, chỉ đạo nhân dân về bảo vệ và phát triển cây Táo mèo. Tổ chức rà
soát nhu cầu hỗ trợ của nhân dân để đảm bảo 100% hộ dân được hỗ trợ thực hiện đúng
theo quy trình, quy mơ đã được hỗ trợ. Xây dựng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác cho
tất cả sản phẩm từ cây Táo mèo tránh bị ép giá làm giảm uy tín và thương hiệu. Định
hướng phát triển kinh tế vùng nghiên cứu theo hướng mỗi hộ gia đình có 03 ha rừng Táo
mèo trở lên. Xây dựng lộ trình cụ thể giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 về
quy mơ diện tích và năng suất sản lượng và mở rộng địa điểm vùng trồng Táo mèo. Xác
định các bước đi, cơ chế chính sách, giải pháp nhằm đảm bảo phát triển có hiệu quả, bền
vững vùng trồng Táo mèo được lựa chọn trên địa bàn huyện Bắc Yên. Phát triển các cơ
sở sơ chế quy mô hộ, liên hộ. Giới thiệu, khuyến cáo việc đầu tư xây dựng tại các vùng
sản xuất tập trung hệ thống kho với trang thiết bị tự động hóa, bảo quản với quy mơ vừa
và lớn, hoặc phương thức đóng bao quy mô nhỏ nhằm hạn chế suy giảm chất lượng, đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đầu tư cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ (giao thông, thủy
lợi, điện...), hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh công nghệ cao, đưa
nhanh cơ giới vào sản xuất gắn với việc phát triển bảo quản, chế biến sau thu hoạch, để
phục vụ phát triển kinh tế. Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ
thuật cho đội ngũ cán bộ, công nhân, người dân về công nghệ bảo quản, chế biến sau thu
hoạch. Thu hút tiềm năng khoa học công nghệ, nguồn lực xã hội của các tổ chức, cá nhân
phục vụ cho lĩnh vực công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Tăng cường các hoạt


động khuyến nơng và khuyến khích chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về bảo
quản, chế biến cho người dân. Bố trí quy hoạch các nhà máy chế biến gắn liền với quy

hoạch vùng nguyên liệu tập trung Nâng cao tỷ lệ sản phẩm tinh chế, đa dạng về mẫu mã,
đáp ứng được thị hiếu, nhu cầu của thị trường.
Dựa trên quan điểm định hướng phát triển và khắc phục các hạn chế, nguyên nhân
của các hạn chế đã nêu ở chương 3, luận văn đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất
kinh doanh sản phẩm từ cây Táo mèo trên địa bàn huyện Bắc Yên
- Giải pháp về cơ chế, chính sách
+ Một là: Lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình dự án, đầu tư vào các
xã có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất Táo mèo. Đưa ra các giải pháp nhằm thúc
đẩy giá trị sản phẩm từ cây Táo mèo ngày càng được nâng lên, thị trường tiêu thụ ngày
càng mở rộng.
+ Hai là: Trình UBND tỉnh Sơn La phê duyệt Đồ án Quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng huyện Bắc Yên giai đoạn 2011-2020; Đồ án quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020; Đồ án quy hoạch phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và bố trí dân cư
huyện Bắc Yên đến năm 2020.
+ Ba là: Trình HĐND huyện phê chuẩn: Kế hoạch bảo vệ rừng huyện Bắc Yên giai
đoạn 2011-2015 (giai đoạn trung hạn 2014 - 2015); Kế hoạch sử dụng đất năm năm kỳ
đầu 2011-2015 huyện Bắc Yên.
+ Bốn là: Xây dựng lộ trình cụ thể giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 về
quy mơ diện tích và năng suất sản lượng và mở rộng địa điểm vùng trồng Táo mèo. Xác
định các bước đi, cơ chế chính sách, giải pháp nhằm đảm bảo phát triển có hiệu quả, bền
vững vùng trồng Táo mèo được lựa chọn trên địa bàn huyện Bắc Yên. Luôn chú trọng công
tác tuyên truyền, thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây
Táo mèo.
+ Năm là: Xây dựng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác cho tất cả sản phẩm từ
cây Táo mèo tránh bị ép giá làm giảm uy tín và thương hiệu. Tổ chức các lớp tập huấn


về kỹ thuật, quy trình thu hái, bảo quản sản phẩm từ cây Táo mèo, xây dựng lộ trình mở
rộng diện tích cho từng năm phù hợp với quy hoạch phát triển chung của huyện.
- Giải pháp tổ chức thực hiện

+ Một là: Xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu nơi mà hiện nay cây Táo mèo
đang mọc chủ yếu. Vùng nguyên liệu này sẽ được triển khai theo hình thức: “Giao đất
giao rừng, tín dụng nhỏ, xen canh gối vụ, bao thu mua”.
+ Hai là: Đào tạo, phổ biến kiến thức kĩ thuật cho người dân cần có hình thức hỗ
trợ đào tạo, phổ biến kiến thức kĩ thuật cho người dân theo cách: “Tinh giản tối đa, học
đi đôi với hành, đào tạo tại chỗ”
+ Ba là: Chú trọng việc Marketing các sản phẩm, đánh giá đúng tầm quan trọng của
việc phát triển sản phẩm từ cây Táo mèo, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ
cây Táo mèo thời gian đầu bằng cách đặt hàng một số sản phẩm làm đồ uống tiếp khách,
quà biếu, giới thiệu sản phẩm đến một số địa phương khác để hình ảnh sản phẩm từ cây
Táo mèo Bắc Yên vươn xa hơn, tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng ở các địa phương
khác.
+ Bốn là: Chú trọng đến nguồn giống để lưu giữ được các nguồn gien trội. Chăm
sóc tốt cây trồng, nâng cao việc tuyên truyền, hướng dẫn kĩ thuật cho người dân và hướng
dẫn cách xen canh theo hình thức “lấy ngắn ni dài” để người dân n tâm và tích cực
chăm sóc cây Táo mèo.
+ Bốn là: Đa dạng hoá sản phẩm chế biến từ cây Táo mèo, đa dạng hố bao bì các
sản phẩm. Định vị tốt sản phẩm theo nhu cầu của thị trường
+ Năm là: Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, các loại xe chuyên dụng để tạo
thuận lợi lớn cho việc vận chuyển nguyên liệu táo và sản phẩm từ táo đến các thị trường
tiềm năng.
+ Sáu là: Cần tham gia tích cực hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến bán hàng, đồng thời
tích cực tìm kiếm các nhà phân phối thuộc nhiều cấp độ để đưa sản phẩm đến tận tay
người tiêu dùng qua nhiều hình thức khác nhau.


+ Bảy là: Cần có giải pháp sản phẩm hồn chỉnh từ ổn định chất lượng, thiết kế bao
bì và thay đổi mức giá nhằm thích hợp hơn với nhu cầu và khả năng chi trả của nhiều bộ
phận khách hàng.
+ Tám là: Cần phát triển kênh phân phối ở địa phương và chủ động tìm kiếm và mở

rộng thị trường cho sản phẩm.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu luận văn, đề tài: Phát triển sản
xuất kinh doanh sản phẩm từ cây Táo mèo trên địa bàn huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La đã có
những đóng góp sau:
- Thứ nhất: Hệ thống hố cơ sở lý luận của phát triển sản xuất kinh doanh sản
phẩm từ cây Táo mèo trên địa bàn huyện.
- Thứ hai: Đã phân tích, đánh giá cơ bản về thực trạng phát triển sản xuất kinh doanh
sản phẩm từ cây Táo mèo trên địa bàn huyện Bắc Yên trong thời gian qua (2009-2014).
- Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất
kinh doanh sản phẩm từ cây Táo mèo trên địa bàn huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La.



×