Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quản lý đào tạo nghề hệ trung cấp tại trường cao đẳng nghề đắk lắk (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.62 KB, 7 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Cơng tác đào tạo nghề có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhân lực cho
sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương nói riêng và của đất nước nói chung;
tạo cơ hội, giải quyết việc làm cho người lao động. Mặt khác, qua dạy nghề người
lao động có thể tự tìm việc làm để cải thiện đời sống,…
Đặc trưng nổi bật của hệ thống giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao
động có kỹ năng, kỹ xảo hành nghề trên cơ sở nắm vững lý thuyết. Sức mạnh của
hệ thống giáo dục nghề nghiệp và chất lượng đào tạo Cao là sự đảm bảo hoạt động
có hiệu quả của thị trường lao động. Đó cũng là cơ sở để thị trường lao động có thể
thực hiện được các qui luật cung cầu, qui luật giá trị và qui luật cạnh tranh.
Các CSDN, công tác dạy nghề thường dạy theo khuôn mẫu chung, chưa
thường xuyên đổi mới và cập nhật các ứng dụng cơng nghệ mới, cịn lúng túng
trong việc sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại, trong khi sức sản xuất của
doanh nghiệp phát triển từng ngày. Giáo viên của trường nghề, CSDN mặc dù
được đào tạo cơ bản tại các trường Cao đẳng, đại học. Tuy nhiên về kỹ năng
nghề còn hạn chế, họ chủ yếu được đào tạo trên cơ sở lý thuyết, vấn đề thực
hành nghề và tiếp cận với thực tiễn sản xuất phần nào còn hạn chế. Đối với học
sinh học ở các trường đào tạo nghề, khơng ít bản thân học sinh cùng gia đình
nhận thức chưa tốt về lao động nghề nghiệp, về tính chất nghề nghiệp; rất ít
học sinh ngay từ đầu lựa chọn giải pháp học nghề, do vậy học sinh chỉ vào
trường nghề khi ít có khả năng vào học ở các trường Cao đẳng, đại học, vì thế
học sinh trường nghề hạn chế lớn về khả năng tiếp thu kiến thức.

Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Quản lý đào tạo nghề hệ trung cấp
tại trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk ” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.


Cơ cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo nghề hệ trung cấp tại cơ sở giáo
dục nghề nghiệp
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý đào tạo nghề hệ trung cấp tại trường Cao


đẳng nghề Đắk Lắk
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý đào tạo nghề hệ trung cấp tại
trường Cao đẳng nghề Đắk
Trong chương 1: tác giả đưa ra được khái niệm, mục tiêu quản lý, bộ máy quản
lý, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng của quản lý đào tạo nghề trung cấp tại cơ sở giáo
dục nghề nghiệp
Tác giả hình thành nên khung lý thuyết về quản lý đào tạo nghề hệ trung cấp tại cơ
sở giáo dục nghề nghiệp
Các yếu tố ảnh hưởng tới
quản lý đào tạo nghề hệ
trung cấp tại cơ sở giáo
dục nghề nghiệp

Các yếu tố thuộc về
cơ sở giáo dục
nghề nghiệp
Các yếu tố thuộc về
mơi trường bên ngồi
của cơ sở giáo dục
nghề nghiệp

Quản lý đào tạo nghề hệ
trung cấp tại cơ sở giáo dục
nghề nghiệp

Thực hiện mục tiêu
quản lý đào tạo nghề hệ
trung cấp của cơ sở đào
tạo nghề


- Xác định nhu cầu đào

- Số chương trình
đào tạo nghề hệ
trung cấp đã
thực hiện
- Số sinh viên học
nghề đã được đào
tạo tại trình độ
trung cấp
- Chất lượng của
sinh viên hệ trung
cấp nghề đã qua
đào tạo

tạo nghề
- Xây dựng các chương
trình đào tạo
- Quản lý tuyển sinhTổ chức thự hiện đào
tạo nghề hệ trung cấp
- Kiểm soát đào tạo
nghề hệ trung cấp

Trong chương 2: Tác giả khái quát Lịch sử hình thành, phát triển của trường
Cao đẳng nghề Đắk Lắk. Đưa ra được các chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của
trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk


Tác giả đưa ra bộ máy quản lý trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk, từ đó đi sâu
vào phân tích thực trạng:

- Thực trạng xác định nhu cầu đào tạo nghề hệ trung cấp
- Thực trạng xây dựng chương trình đào tạo nghề hệ trung cấp
- Thực trạng quản lý tuyển sinh đào tạo nghề hệ trung cấp
- Thực trạng tổ chức thực hiện đào tạo
- Thực trạng kiểm soát sự thực hiện
Tác giả nêu ra được những điểm mạnh, điểm yếu về quản lý đào tạo nghề hệ trung
cấp
Điểm mạnh trong quản lý đào tạo nghề hệ trung cấp
- Về xác định nhu cầu đào tạo
Nhà trường có khảo sát nhu cầu về lao động kỹ thuật của các tổ chức sử dụng
lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và địa bàn tỉnh Đắk Nông , nhà trường cũng đã
căn cứ vào nhu cầu của người học để đăng ký những nghề mới phù hợp với nhu
cầu lao động ở địa bàn và loại bỏ đi những nghề khơng cịn phù hợp trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk
- Về xây dựng chương trình đào tạo
Nhà trường có đầy đủ chương trình dạy nghề, được xây dựng, rà sốt điều chỉnh
thích hợp theo chương trình khung của Bộ lao động thương binh & xã hội.
Các chương trình đào tạo được xây dựng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu đào
tạo của Trường cũng như nhu cầu thực tế trong sản xuất của các doanh nghiệp
trong và ngoài nước nhằm nâng Cao chất lượng dạy nghề, gắn kết nhà trường với
doanh nghiệp, với thị trường lao động.
Chương trình đào tạo tại trường có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, quy định chuẩn
kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học sau khi tốt nghiệp đạt được và có tính
liên thơng hợp lý giữa các trình độ đào tạo
Giáo viên của trường có đủ giáo trình giảng dạy và được hiệu chỉnh, biên
soạn mới hàng năm


- Về quản lý tuyển sinh
Chất lượng đào tạo có chuyển biến tích cực, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp trung cấp

nghề có việc làm ngay sau khi ra trường đạt tỷ lệ Cao, Nhà trường tích cực tuyển sinh
người học ở nhiều trường trung học sơ sở và trung học phổ thông ở địa bàn tỉnh Đắk
Lắk và tuyển sinh sang cả địa bàn tỉnh Đắk Nơng
Trường có rất nhiều chính sách ưu đãi đối với học sinh, Nhà trường chỉ áp
dụng hình thức xét tuyển đối với hệ trung cấp tại trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk,
Nhà trường đào tạo nhiều nghành nghề phù hợp với nhu cầu lao động trong địa bàn
tỉnh Đắk Lắk
- Về tổ chức thực hiện đào tạo
Các khoa có biện pháp quản lý sinh viên khá chặt chẽ, áp dụng các hình
thức điểm danh, kiểm tra sĩ số học sinh từng ngày lên lớp nhằm đảm bảo giờ
học cho sinh viên. Bên cạnh đó, quy định, quy chế về khen thưởng, kỷ luật của
trường cũng được áp dụng một cách công bằng, nghiêm túc và khoa học giúp
cho học sinh hình thành những suy nghĩ và tư tưởng đúng đắn, tạo động lực và
tạo sự phấn khởi, hăng hái học tập cho học sinh, chấp hành ý thức tổ chức kỷ
luật, sống theo nề nếp, kỷ cương rèn luyện lối sống ý thức cộng đồng
Trường áp dụng các hình thức tổ chức thi, kiểm tra đánh giá kết quả đa dạng
với nhiều hình thức khác nhau nhằm kiểm tra được lý thuyết và kỹ năng nghề cho
sinh viên
Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, sáng tạo; cơ sở vật chất phù
hợp, trang thiết bị đào tạo, giáo trình nghiên cứu đều được trong tình trạng sẵn
sàng phục vụ cho nhu cầu đào tạo của mỗi nghành nghề khác nhau. Các hoạt động
dạy nghề của Nhà trường được thực hiện theo đúng mục tiêu, nội dung chương
trình đã được Hiệu trưởng phê duyệt
- Về kiểm soát thực hiện


Nhà trường có lấy ý kiến của các tổ chức sử dụng lao động trên địa bàn về
chương trình đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo mới hồn chỉnh hơn, loại bỏ
bớt một số môn học/môđun không cần thiết, thêm vào đó những mơn học/mơđun
cần thiết cho nghành nghề đào tạo

Nhà trường kiểm soát sự thực hiện kế hoạch tuyển sinh, để đăng ký về chỉ tiêu
tuyển sinh, nghành nghề tuyển sinh sát với thực tế
Điểm yếu trong quản lý đào tạo nghề hệ trung cấp
- Về xác định nhu cầu đào tạo
Tuy nhà trường có khảo sát nhu cầu đào tạo, đăng ký một số nghề mới nhưng
số lượng tuyển sinh của những nghề mới rất thấp, không thể mở lớp. Những nghề
mới đăng ký là do ý kiến chủ quan của cán bộ quản lý, mặt dù mới mở nhưng lại
không tuyển sinh được, số sinh viên thực tế nhập học luôn thấp hơn chỉ tiêu tuyên
sinh trong những năm gần đây
- Về xây dựng chương trình đào tạo
Nội dung chương trình, giáo trình giảng dạy chất lượng chưa Cao, chưa gắn chặt
lý luận với thực tiễn, tính lơgic, tính khoa học chưa Cao, thường khơng thỏa mãn nhu
cầu của người học và nhu cầu của thị trường lao động; nội dung đào tạo ít phù hợp với
sự thay đổi nhanh công nghệ sản xuất của doanh nghiệp
- Về quản lý tuyển sinh
Công tác tư vấn tuyển sinh chưa thực sự tốt, tâm lý trọng bằng cấp của người
dân, xã hội vẫn còn khá phổ biến, trong khi đó cơng tác thơng tin, tun truyền, tư
vấn của trường còn yếu, chưa làm cho xã hội, nhất là học sinh tốt nghiệp trung học
cơ sở, trung học phổ thông, thanh niên hiểu đúng và lựa chọn học nghề; mặt khác
các trường đại học, Cao đẳng được mở ra quá nhiều, điểm chuẩn hạ thấp, chỉ tiêu
tuyển ngày càng tăng đã thu hút phần lớn học sinh vào học đại học, Cao đẳng, do
đó tuyển sinh học nghề bị hạn chế


- Về tổ chức thực hiện đào tạo
Nhà trường tuyển sinh nghề không đồng đều, nhiều nghề tuyển sinh quá nhiều
người học nên số lượng giáo viên ở khoa đó khơng đáp ứng đủ, vì vậy phải có sự
bổ sung giáo viên từ khoa khác
Phương pháp giảng dạy của giáo viên vẫn còn nhiều trường hợp nặng về
lý thuyết, thiên về truyền thụ kinh nghiệm thơng qua thuyết trình, vẫn cịn một

số giáo viên khơng tích cực trong việc áp dụng phương tiện dạy học tiên tiến
Tình trạng giáo viên lên lớp chậm giờ, bỏ giờ, không soạn giáo án vẫn cịn tồn
tại
- Về kiểm sốt thực hiện:
Nhà trường khơng lấy ý kiến của người học nên không đánh giá được chất
lượng giảng dạy của giáo viên cũng như về chương trình đào tạo.
Từ đó tác giả nêu ra ngun nhân của các điểm yếu về quản lý đào tạo nghề
hệ trung cấp của trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk
Trong chương 3: Tác giả dựa vào định hướng hoàn thiện quản lý đào tạo
nghề hệ trung cấp của trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk đưa ra phương hướng phát
triển, phương hướng hoàn thiện quản lý của trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk
Tác giả cũng đưa ra được những giải pháp hoàn thiện quản lý đào tạo nghề hệ
trung cấp tại trường Cao đẳng nghề Đắ Lắk
Cuối cùng tác giả đưa ra kiến nghị với trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk, Bộ
Lao động thương binh & xã hội, Tổng cục dạy nghề và kiến nghị với Ủy ban Nhân
dân tỉnh Đắk Lắk
Qua q trình nghiên cứu, luận văn đã hồn thành các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Phân tích sự cần thiết của quản lý đào tạo nghề hệ trung cấp
- Phân tích thực trạng quản lý đào tạo nghề hệ trung cấp tại trường Cao đẳng
nghề Đắk Lắk
- Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, luận văn đã đưa ra những giải


pháp về quản lý đào tạo nghề hệ trung cấp nhằm thúc đẩy sự phát triển của đào tạo
nghề hệ trung cấp của trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk. Đồng thời đưa ra một số
kiến nghị để thực hiện các giải pháp quản lý đào tạo nghề hệ trung cấp tại trường
Cao đẳng nghề Đắk Lắk




×