Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

sang kien kinh nghiem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.77 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỬ DỤNG KÊNH HÌNH NHƯ THẾ NÀO ĐỂ</b>



<b>NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG GIỜ DẠY HỌC LỊCH SỬ</b>



<b>I. Đặt vấn đề.</b>


<b>1. Thuận lợi:</b>



- Hiện nay tại các trường THPT và THCS, đồ dùng dạy học được trang bị
khá đầy đủ và hình ảnh minh họa trên lược đồ và bản đồ ược in mầu rất đẹp và kí
hiệu dễ hiểu dễ nhớ.


- Trong những năm gần đây, khi thực hiện chương trình thay SGK mới, thì
việc sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học là một u cầu có tính tất yếu.
Nên khi đánh giá các tiết dạy của giáo viên yêu cầu về việc sử dụng có hiệu quả
các phương tiện dạy học là một tiêu chí quan trọng để cho điểm, xếp loại giờ dạy
của giáo viên.


- So với SGK cũ, thì SGK mới đã được các nhà soạn thảo sách đưa vào hệ
thống kênh hình phong phú và đa dạng hơn, in ấn đẹp và rõ nét hơn …


- Dụng cụ trực quan bao gồm mơ hình, tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, là những
đồ dùng dạy học quan trọng trong dạy học nói chung và mơn lịch sử nói riêng.


<b>2. Khó khăn trở ngại.</b>


- Tuy vậy trong quá trình giảng dạy các tiết lịch sử, nhiều hình minh họa
trong sách giáo khoa lịch sử lại chưa được giáo viên khai thác có hiệu quả. Lí do là
nhiều giáo viên chưa hồn tồn nắm rõ nội dung thông tin tri thức trong các hình
minh họa.



- Bên cạnh đó phương pháp sử dụng các kênh hình của giáo viên cũng cịn
lúng túng, đơi khi cịn chiếu lệ, đối phó…trong phạm vi phần viết này tôi xin trao
đổi thêm về việc “ Sử dụng có hiệu quả một số hình ảnh minh họa tiêu biểu
<i><b>trong SGK lớp 6 và lớp 9” kính mong sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp để sáng</b></i>
kiến kinh nghiệm của tơi được hồn chỉnh hơn và được áp dụng trong dạy học hiện
nay.


- Trước hết là những điểm cần lưu ý của giáo viên khi sử dụng các hình ảnh
minh họa trong SGK lịch sử.


- Tất cả các hình minh họa trong đều có liên quan đến nội dung bài học cụ
thể, giáo viên phải nắm được nội dung thơng tin phản ánh trong đó là gì, có liên
quan đến nội dung bài học cụ thể.


- Giáo viên phải nắm được nội dung thông tin phản ánh trong đó là những
gì, để khai thác kiến thức nội dung bài học ? Giá trị giáo dục tư tưởng của nó?
Giáo viên nắm rõ phương pháp sử dụng có hiệu quả các hình cụ thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>II. Những biện pháp giải quyết vấn đề.</b>


<b> KHỐI LỚP 6 MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA</b>
<b>Ví dụ 1.</b>


Đối với chương trình lịch sử lớp 6 khi dạy Bài 1. SƠ LƯỢC VỀ MÔN
<b>LỊCH SỬ trong bài có bức hình 1 chụp cảnh lớp học trường làng thời xưa trang 3</b>
đối với hình minh họa này, giáo viên cần nắm được nội dung thông tin và phương
pháp sử dụng như sau:


<b>* Nội dung:</b>



Đây là bức ảnh chụp
khung cảnh của một lớp học
trường làng thời xưa. Nhìn
vào lớp học ta thấy lớp học
được tổ chức ngoài trời,
ngay trước sân nhà. Khơng
có phòng học cũng như
khơng có bảng… Lớp học
gồm 7-8 học sinh, sách vở
được kê ngay dưới sân nhà.
Thầy dạy ngồi ngay trên bàn
dạy học.


<b>- Tất cả học sinh đều</b>
mặc quần trắng, áo the dài và
đặc biệt là khơng có một bạn
học sinh nữ trong lớp học.
Tất cả ngồi xếp bằng, tư thế
ngay ngắn, khoanh tay trước
ngực, chăm chú nhìn thầy
giáo giảng bài.


Hình 1. Một lớp học trường làng thời xưa
(Hình chỉ mang tính chất minh họa)
<b>* Phương pháp sử dụng.</b>


- Khi dạy mục 2 “Học lịch sử để làm gì ?”


Giáo viên giới thiệu khái quát nội dung bức tranh, rồi cho học sinh quan sát
từ trái sang phải, từ trên xuống dưới và gợi mở để học sinh thảo luận.



<i><b>? Em thấy lớp học thời xưa khác với lớp học của trường em ngày nay như</b></i>
<i><b>thế nào ? Vì sao có sự khác biệt đó ? Bức ảnh nói lên điều gì ?</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

yếu là nam khơng có nữ điều đó nói lên quan niệm lạc hậu về việc trọng nam khinh
nữ.


- Lớp học khơng có bàn, ghế. Học sinh ngồi ngay trên nền nhà cách dạy của
thầy là thầy đọc trị ghi, cịn đối với ngày nay thì khác xa hồn tồn... Thầy thiết
kế, trị thi cơng.


- Nhưng bên cạnh đó nó cũng phản ánh về tinh thần hiếu học của nhân dân
ta từ thời xa xưa.


<b>Ví dụ 2. Bài 12: NƯỚC VĂN LANG</b>


Khi dạy bài 12 “ NƯỚC VĂN LANG” trong bài có hình 35 (Lăng Vua
Hùng ở tỉnh Phú Thọ trang 37 SGK).


- Nội dung: Lăng Vua Hùng nằm trong quần thể di tích đền Hùng, trên núi
Nghĩa Lĩnh, thuộc địa phận huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Khu đền trải rộng trên
đồi cao, cách Hà Nội khoảng 80 km về phía Tây Bắc.


- Lăng vua Hùng được xây dựng chừng 66 m2<sub>, nằm trên một khoảng đất cao,</sub>


rợp bóng cây xanh, lăng quay mặt hướng đơng nam, kiến trúc theo khối vuông,
trên gồm 8 mái cổ chồng, trên đỉnh mái có hình rồng uốn lượn, có 3 chữ khắc
chìm: “Hùng Vương Lăng”. Trên tường đều khắc mặt hổ phù, bậc đắp kì lân, cửa
chính của lăng nổi lên hai câu đối:



<i><b>“ Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản, sông Đà, non nước vẫn quay về đất tổ</b></i>
<i><b> Văn minh đương buổi mới, con Hồng, cháu Lạc, giống nịi cịn biết nhớ mộ</b></i>
<i><b>ơng”</b></i>


- Trong lăng là mộ vua
Hùng dài 1.3 m, rộng 80cm và cao
1m. Tương truyền rằng, sau khi
đánh đuổi giặc Ân, Hùng Huy
Vương đã vắt áo giáo lên cành cây
cạnh miếu thờ thần rồi hóa thân ở
đó.


- Truyền thuyết còn ghi
rằng, trước khi băng hà, Hùng
Huy Vương căn dặn: “Sau khi ta
chết hãy chôn ta trên núi cả ( núi
Nghĩa Lĩnh), ở đó ta cịn trơng
nom bờ cõi cho con cháu sau này.
Cịn tương truyền rằng, lăng Hùng
Vương là do nhân dân ta dựng lên
để thờ và nhớ ơn tổ tiên.





</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

(Hình chỉ mang tính chất minh họa)


<b>* Phương pháp sử dụng</b>


- Khi dạy xong mục 3 của bài, giáo viên giành ít phút cho học sinh quan sát


bức ảnh, đồng thời gợi nhớ lên sự tưởng nhớ trong lịng các em đối với cơng ơn
dựng nước của các vua Hùng. Sau khi cho học sinh quan sát lăng vua Hùng và đặt
câu hỏi:


<i><b>- Tại sao nhân dân ta lại xây dựng lăng vua Hùng ?</b></i>


- Giáo viên chốt lại: Nhân dân ta xây dựng lăng vua Hùng để tưởng nhớ
công ơn của các vua Hùng. Qua đó thể hiện trình độ kiến trúc của nhân dân ta từ
thời xa xưa.


- Vì vậy hội đền Hùng hàng năm được mở vào ngày 10/3 Âm lịch và ngày
nay hàng năm được coi là ngày Quốc giỗ của dân tộc. Bắt đầu từ năm 2007 Chính
phủ đã quyết định ngày 10/3 Âm lịch hàng năm là ngày lễ lớn của cả dân tộc và
mọi người đều được nghỉ lễ. Lưu ý cho học sinh ghi nhớ câu ca dao:


<b>Dù ai đi ngược về xuôi</b>


<b>Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng ba</b>
<b>Ví dụ 3.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Nội dung khu thánh địa Mĩ Sơn nằm tại thung lũng Mĩ Sơn ( nay là xã Duy
Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 70 km về phía
Tây Nam.


- Với khoảng 70 cơng trình kiến trúc được xây dựng từ thế kỉ VII đến thế kỉ
VIII. Đây là khu thánh địa thiết kế theo kiểu Ấn Độ Giáo quan trọng nhất của quốc
gia ChămPa , phần lớn các đền thờ chính ở Mĩ Sơn được xây dựng để thờ thần
Vi-Sa nhưng dưới các tên gọi khác nhau.


- Những tháp này được xây bằng gạch nung màu đỏ sẫm, sa thạch được làm


bằng trụ cửa, thân hình tháp…Mĩ Sơn khơng chỉ được mọi người biết đến bởi cơng
trình kiến trúc nổi tiếng mà nơi đây cịn nổi tiếng bởi hàng trăm tác phẩm điêu
khắc vô giá. Đó là sự kết hợp những yếu tố bản địa với các nền văn hóa bên ngồi
một cách chọn lọc và sáng tạo.


- Năm 1999 thánh địa Mĩ Sơn được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa
thế giới.


<b>* Phương pháp:</b>


- Bức ảnh khu thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam) được sử dụng khi dạy học
mục 2 – Tình hình kinh tế, văn hóa từ thế kỉ II đến thế kỉ X, nhằm cụ thể hóa
những thành tựu nghệ thuật của người Chăm.


- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức hình và miêu tả những nét cơ
bản về cơng trình kiến trúc này (dựa vào nội dung trên)


<b>Ví dụ 4: </b>


<b>Bài 27: NGƠ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG</b>
<b>BẠCH ĐẰNG NĂM 938</b>


Trong bài có hình 55 trang 75- lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Với hình ảnh này giáo viên cần nắm được.


- Về nội dung: Sơng Bạch Đằng cịn có tên là sơng Rừng, hai bên bờ nhất là
phía tả ngạn cây cối um tùm, hạ lưu thấp, độ dốc không cao nên ảnh hưởng của
thủy triều rất mạnh, chênh lệch của nước là 3m, khi nước lên lịng sơng rộng mênh
mơng hàng nghìn mét, sâu hơn chục mét.



- Thời gian nước lên xuống.


- Biết quân địch tiến vào nước ta theo sông này, Ngơ Quyền hạ lệnh cho
hàng vạn binh sĩ bí mật vào rừng chặt gỗ, đầu bịt sắt nhọn rồi đóng xuống lịng
sơng Bạch Đằng, số cọc đóng xuống hàng ngàn chiếc, khi nước triều lên bãi cọc
chìm một biển nước mênh mơng. Hai bên bờ sơng và phía trên bãi bố trí quân mai
phục sẵn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Lúc nước triều rút Ngô Quyền hạ lệnh phản công, những mũi tên của quân
ta từ hai bên bờ mai phục bay ra như mưa, hàng trăm chiến thuyền của ta xuất
hiện. Địch bị bất ngờ chống trả yếu ớt rồi tháo chạy, ra đến gần cửa sông nước
triều rút mạnh hơn và bãi cọc nhô lên làm thuyền giặc vỡ tan tành, quân ta từ hai
bên bờ mai phục đồng loạt tấn công, làm quân địch thiệt hại rất lớn. Hoằng Tháo
cũng bỏ mạng tại đây…


- Thất bại nặng làm cho vua Nam Hán kinh hoàng, hạ lệnh rút quân từ bỏ
mộng xâm lược nước ta.


<b>* Phương pháp.</b>


- Lược đồ này được sử dụng khi dạy mục 1, 2 của bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i><b>? Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào ? </b></i>
<i><b>? Em có nhận xét gì về tài thao lược, ý chí quyết chiến, quyết thắng của</b></i>
<i><b>Ngơ Quyền ? </b></i>


<i><b>? Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa như thế nào trong cuộc</b></i>
<i><b>kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta?</b></i>


<i><b> MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG SGK LỚP 9</b></i>



<b>Ví dụ 1</b>

:

<b>Bài 22: CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI</b>


<b>NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Nội dung bức ảnh chụp buổi lễ tuyên thệ của các chiến sĩ trong buổi thành
lập “ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân”, tại khu rừng nằm giữa hai tổng
Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám ở huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng , ngày
22/12/1944.


- Người đứng trước hàng quân là Võ Nguyên Giáp được giao trọng trách
thành lập đội.


- Toàn đội gồm có 34 đội viên trong đó có 31 nam 3 nữ, các chiến sĩ ăn mặc
giản dị, trang bị thô sơ…


- Đứng dưới cờ đỏ sao vàng toàn đội đã long trọng tuyên thề 10 lời thề danh
dự thể hiện lịng trung thành vơ hạn với Đảng với nhân…


Hình 37: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
<b>* Phương pháp sử dụng :</b>


- Hình 37 được sử dụng khi dạy mục I. Mặt trận Việt Minh ra đời.


+ Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu xong các hoạt động của Mặt trận
Việt Minh giáo viên giới thiệu với học sinh hình 37.


+ Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 37.


+ giáo viên yêu cầu học sinh nêu lên những hiểu biết của mình cũng như


nhận xét về đội “Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i><b>? Qua đó em hiểu thêm gì về truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân</b></i>
<i><b>dân Việt Nam?</b></i>


<i><b>? So sánh với lực lượng quân đội ta ngày nay ?</b></i>


+ Sau khi học sinh thảo luận trả lời giáo viên bổ sung kiến thức theo nội
dung cơ bản trên.


<b>Ví dụ 2</b>


<b>Bài 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH</b>
<b>QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945-1946)</b>


<b>Hình 41. Cử tri Sài Gịn bầu quốc hội khóa I. Giáo viên có thể nắm nội dung</b>
thơng tin và phương pháp sử dụng hình 41 như sau:


- Nội dung:


+ Ngày 6/1/1946 lần đầu tiên mọi công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên đều
được quyền bầu cử và ứng cử vào quốc hội.


+ Ngay trong vùng có chiến tranh, nhân dân miền Bắc nói chung và nhân
dân Sài Gịn nói riêng vẫn đi bỏ phiếu dưới mưa bom, bão đạn của giặc.


+ Khơng khí bỏ phiếu ở Sài Gòn thật tưng bừng náo nhiệt trang trọng và
chật ních người. Nơi bỏ phiếu được trang hồng đẹp, có lá cờ tổ quốc, khẩu hiệu
tuyên truyền…



Điều đó chứng tỏ rằng cử tri cả nước ai cũng mong muốn chọn ra được
những đại biểu chân chính, có đức, có tài thay mặt nhân dân quản lí chính quyền
vừa mới giành được trong cách mạng tháng Tám.


<b>* Phương pháp sử dụng:</b>


- Bức ảnh này được sử dụng khi dạy mục II. Bước đầu xây dựng chế độ mới.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức ảnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i><b>? Quan sát bức ảnh em thấy quang cảnh, địa điểm nhân dân Sài Gòn đi</b></i>
<i><b>bỏ phiếu như thế nào?</b></i>


<i><b>? Em có suy nghĩ gì về tinh thần của nhân dân ta nói chung và nhân dân</b></i>
<i><b>Sài Gịn nói riêng trong ngày bầu cử? Tinh thần đó nói lên điều gì?</b></i>


<i><b>? Quang cảnh ngày đó có gì giống và khác với quang cảnh bầu cử ngày</b></i>
<i><b>nay?</b></i>


- Sau khi học sinh thảo luận, trả lời giáo viên miêu tả bổ sung và chốt lại vấn
đề như trên.


- Đối với các hình minh họa có liên quan đến các sự kiện kinh tế- xã hội
trong những năm gần đây thì giáo viên dễ dàng sử dụng hơn…


<b>VD 3. Bài 33: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN</b>
<b>CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2000)</b>


- SGK đưa ra 8 hình minh họa. Giáo viên có thể vận dụng các hiểu biết của
mình về tình hình kinh tế- xã hội nước ta để minh họa thêm…



- Về hình 86 trang 176 cơng trình thủy điện Yali giáo viên có thể sử dụng
bức ảnh như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>* Nội dung.</b>


- Công trình thủy điện Y-a-li được xây dựng trên sơng Sê san thuộc hai tỉnh
Kon Tum và Gia Lai.


- Đập ngăn nước cao sừng sững đang tuôn nước xuống. Sẽ tạo ra một nguồn
điện lớn cho tổ quốc.


- Đây là công trình thủy điện lớn thứ hai ở nước ta sau thủy điện Hịa
Bình.Cơng suất 720 MW.


- Đây là cơng trình thủy điện lần đầu tiên do kĩ sư, cán bộ Việt Nam tự thiết
kế và thi công. Cùng với các nhà máy khác trên cả nước cung cấp nguồn điện lớn
cho sinh hoạt và sản xuất…


<b>* Phương pháp sử dụng:</b>


- Giáo viên sử dụng bức ảnh này khi minh họa cho nội dung về thành tựu kế
hoạch 5 năm (1996 2000) chứ không phải kế hoạch 5 năm (1991 1995) như


sách giáo khoa in.


- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức ảnh và nêu câu hỏi:


<i><b>? Em hiểu gì về cơng trình thủy điện Y-a-li ? Vai trị của nó trong sự</b></i>
<i><b>nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?</b></i>



- Sau khi học sinh thảo luận trả lời, giáo viên bổ sung và chốt lại nội dung
với những nội dung và tri thức cơ bản dễ nhớ nhất.


- Ở đây giáo viên có thể giới thiệu thêm về nhà máy thủy điện Sơn La để cho
bài học thêm phong phú.


<b>+ Về hình 89 trang 178: Thành phố bên sông Hàn.</b>


- Thành phố Đà Nẵng nằm trên bờ sông Hàn với những dãy nhà khang trang
hiện đại, đó là văn phịng, cơ quan của nhiều xí nghiệp…


- Ấn tượng là có nhiều con đường chạy dọc bờ sơng với nhiều làn xe tấp
nập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b> * Phương pháp sử dụng.</b>


- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức ảnh, nhận xét và nêu hiểu biết của
mình về thành phố Đà Nẵng và so sánh với thành phố Cà Mau.


- Giáo viên khái quát lại nội dung cần nhớ.
<b>* Đối với học sinh tỉnh Cà Mau: </b>


Yêu cầu học sinh sưu tầm ảnh cầu Mĩ Thuận, nhà máy khí- điện- đạm, khu
du lịch Đất Mũi… làm cho bài học thêm phong phú vừa góp phần bồi dưỡng cho
học sinh niềm tự hào về công cuộc đổi mới của Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Và bồi dưỡng lòng tự hào về tổ quốc, tình yêu quê hương đất nước cũng là một
mục tiêu quan trọng mà các bài học lịch sử cần có.


<b>III. Kết quả và việc phổ biến ứng dụng.</b>
<b>1. Kêt quả. </b>



<b>a. Khối lớp 6</b>


<b> TRƯỚC KHI CHƯA ỨNG DỤNG</b>
<b> Năm học 2007-2008</b>
<b>TS</b>


175


<b>Giỏi</b> <b>Khá</b> <b>Trung bình</b> <b>Yếu</b>


SL % SL % SL % SL %


8 4.57 46 26.29 96 54.86 25 14.29


<b>Sau khi ứng dụng kết quả thu được qua giáo viên dạy năm học 2008-2009</b>
<b>(Năm học 2008-2009)</b>


<b>TS</b>


170


<b>Giỏi</b> <b>Khá</b> <b>Trung bình</b> <b>Yếu</b>


SL % SL % SL % SL %


19 11.18 75 44.12 71 41.76 5 29.94


<b> b. Khối lớp 9 </b>



<b>TRƯỚC KHI CHƯA ỨNG DỤNG</b>
<b>(Năm học 2007-2008)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

6 5.22 35 30.43 58 50.43 10 8.7
<b> </b>


<b> Sau khi ứng dụng kết quả thu được qua giáo viên dạy năm học 2008-2009</b>
<b> (Năm học 2008-2009)</b>


<b>TS</b>
107


<b>Giỏi</b> <b>Khá</b> <b>Trung bình</b> <b>Yếu</b>


<b>SL</b> <b>%</b> <b>SL</b> <b>%</b> <b>SL</b> <b>%</b> <b>SL</b> <b>%</b>


15 14.01 63 58.88 29 27.10 00 00


<b>2. Tác dụng.</b>


- Trong quá trình dạy và nghiên cứu tìm hiểu về các tranh hình trong sách
lịch sử, tơi nhận thấy việc sử dụng các tranh hình trong SGK lịch sử là một vấn đề
hết sức cần thiết và quan trọng đối với giáo viên và học sinh.


- Những hình ảnh trong SGK lịch sử nếu biết rõ nội dung và phương
pháp sử dụng sẽ giúp bài học thêm sinh động, tạo hứng thú cho học sinh và giúp
các em hình thành các biểu tượng, khái niệm, kĩ năng một cách có hiệu quả hơn.


- Như chúng ta đã biết, trong dạy học khơng có một phương pháp nào là
vạn năng, điều quan trọng đó là biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy


học mới đem lại hiệu quả cao nhất.


- Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu tìm hiểu kiến thức, tơi thấy
kết quả của việc sử dụng có hiệu quả các kênh hình và trước khi chưa sử dụng có
sự khác nhau rõ rệt, số lượng học sinh giỏi, khá sẽ thay đổi khi giáo viên nắm vững
nội dung các tranh hình và sử dụng, ứng dụng đúng lúc…


 <b> Những yêu cầu chung đối với người giáo viên:</b>


- Dù giảng dạy ở bộ môn nào, người giáo viên cũng phải đạt được những
yêu cầu chung mà lí luận dạy học và quan điểm của Đảng đã nêu rõ. Bất cứ giáo
viên bộ môn nào cũng đều phải có tư tưởng, tình cảm đúng đắn lành mạnh, trong
sáng có tấm lịng nhiệt thành đối với nghề nghiệp, có thế giới quan khoa học và
nhân sinh quan tiến bộ để góp phần hình thành thế hệ trẻ theo mục tiêu đào tạo của
Đảng.


- Bất cứ người giáo viên bộ môn nào cũng phải không ngừng nâng cao
sự hiểu biết kiến thức của bộ môn, mở rộng sự hiểu biết kiến thức chung có liên
quan đến bài giảng, có phương pháp giảng dạy tốt, khơng ngừng hoàn thiện, cải
tiến phương pháp giảng dạy và nghiệp vụ.


- Để trau dồi năng lực nghiệp vụ sư phạm, giáo viên phải coi trọng vai
trị của sự tích lũy, của việc tham khảo, của sự cải tiến đổi mới, của việc tự kiểm
tra, đánh giá mình. Trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ sư phạm và bản lĩnh
nghề nghiệp của giáo viên không ngừng được nâng cao, già dặn, vững chắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

trong bài giảng lịch sử ln có mối quan hệ với hiện tại và tương lai. Có thể nào để
giảng dạy lịch sử tốt mà giáo viên lại khơng có những hiểu biết về thời sự, khơng
đọc báo cùng những tập san, tạp chí khoa học (chuyên ngành và có liên quan).



- Sách, báo hàng ngày cung cấp cho người giáo viên lịch sử những tư
liệu cần thiết, gợi lên cho họ những suy nghĩ cụ thể liên quan tới bài giảng. đương
nhiên khi gắn bó với thời sự, sử dụng báo chí người giáo viên lịch sử phải có chỗ
đứng rõ ràng và vững chắc trên cơ sở đường lối quan điểm của Đảng và nhà nước.
đây là vấn đề thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận có ý nghĩa thiết
thực, quan trọng đối với mỗi giáo viên...


- Nghiệp vụ sư phạm địi hỏi người giáo viên phải ln ln tự kiểm tra
và tự đánh giá mình. Tự kiểm tra về năng lực chuyên môn, về chỗ mạnh, chỗ yếu
của bản thân, về mối quan hệ với học sinh, về sự công bằng phải có ở một giáo
viên.


- Tơi hi vọng với sáng kiến này sẽ được áp dụng rộng rãi trong việc dạy
học mơn lịch sử nói riêng và mơn học khác nói chung . Mong sự đóng góp ý kiến
của HĐKH trường cũng như HĐKH các cấp xem xét.




Xin chân thành cảm ơn !


Trường THCS xã Tân Ân, Ngọc Hiển năm học 2007-2008
Người viết SKKN


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI</b>
<b>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</b>


<b>- Tên đề tài: “ Cần hiểu biết và sử dụng kênh hình như thế nào để nâng cao</b>
<b>hiệu quả trong giờ dạy học môn lịch sử”</b>


<b>- Tác giả: Hồ Sỹ Hưng</b>



<b>Trường THPT Ngọc Hiển</b> <b>Phòng GD&ĐT huyện Ngọc Hiển</b>


Nội dung Xếp loại Nội dung Xếp loại


- Đặt vấn đề
- Biện pháp


- Kết quả phổ biến, ứng
dụng


- Tính khoa học
- Tính sáng tạo


- Đặt vấn đề
- Biện pháp


- Kết quả phổ biến, ứng
dụng


- Tính khoa học
- Tính sáng tạo


<i>Xếp loại chung:</i>


<i> Ng</i>
<i>ày tháng … tháng … năm 2008</i>


<b>Hiệu trưởng</b>



<i>Xếp loại chung:</i>


<i> Ngà</i>
<i>y tháng ….. năm 2008</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT Cà
Mau, Giám đốc Sở GD & ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại:
………….


Ngày tháng năm 2008
<b>Giám đốc</b>


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


1. Phương pháp dạy học lịch sử NXB Giáo dục năm 2001


<i>(Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị chủ biên)</i>


2. Danh nhân Hồ Chí Minh cuộc đời và những sự kiện, NXB Hà Nội năm
2001


<i>(Trần Đình Huỳnh chủ biên)</i>


3. Đại cương lịch sử Việt Nam toàn tập NXB giáo dục năm 2001


<i>( GS Trương Hữu Quýnh, GS Đinh Xuân Lâm, PGS Lê Mậu Hân chủ biên)</i>


4. Sách giáo khoa Lịch sử 6, sách giáo khoa Lịch sử 9
5. Hướng dẫn sử dụng kênh hình Lịch sử 6, Lịch sử 9



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×