Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

SKKN: Phương pháp giảng dạy nội dung các mạch điện tử cơ bản thuộc chương trình Công nghệ lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.76 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NỘI DUNG CÁC
MẠCH ĐIỆN TỬ CƠ BẢN THUỘC CHƯƠNG
TRÌNH CƠNG NGHỆ LỚP 12


Mục lục
---------Phần I. Khái quát về đề tài.......................................................................................2
I.1. Lý do chọn đề tài....................................................................................2
I.2. Mục đích của đề tài................................................................................2
I.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài...........................................................3
I.4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài............................................................3
I.5. Phương pháp nghiên cứu đề tài.............................................................3
I.6. Thời gian nghiờn cứu..............................................................................3
Phần II. Nội dung của đề tài....................................................................................4
II.1. Vấn đề cơ bản để có thể dạy tốt một số mạch điện tử cơ bản trong
chương trình Cơng nghệ lớp 12...............................................................................4
II.2. Cấu trúc nội dung chương II: Một số mạch điện tử cơ bản.........................5
II.3. Giáo án giảng dạy.................................................................................5
Tiết 7: Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu - Nguồn một chiều....6
Tiết 8: Mạch khuếch đại - Mạch tạo xung.............................................8
Phần III. Kết luận và kiến nghị.............................................................................12
III.1. Kết luận.............................................................................................12
III.2. Kiến nghị...........................................................................................12
Tài liệu tham khảo.................................................................................................13



Phần I. Khái quát về đề tài
I.1. Lý do chọn đề tài:
Tiếp theo đề tài“ Phương pháp giảng dạy nội dung linh kiện bán“ thuộc chương
trình mơn Cơng nghệ 12 mà tơi đó nghiờn cứu năm học 2009 - 2010, năm học này
tôi tiếp tục lựa chọn lĩnh vực kỹ thuật điện tử để nghiên cứu, viết đề tài SKKN về
phương pháp giảng dạy một số mạch điện tử cơ bản với hy vọng tổng kết, khái quát
được phương pháp giảng dạy nội dung KTĐT lớp 12 đạt hiệu quả cao, có thể áp
dụng được trong trường THPT số 1 Bảo Thắng
Nước ta đã và đang hội nhập sâu, rộng với quốc tế. Hơn bao giờ hết, chúng ta
cần một đội ngũ trí thức và cơng nhân lành nghề đáp ứng công cuộc đổi mới đất
nước. Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, đến năm 2020 cơ bản nước ta là
một nước cơng nghiệp. Vì vậy trang bị cho các em HS lớp 12 trước khi rời ghế nhà
trường những kiến thức cơ bản về kỹ thuật để các em có định hướng chọn ngành
nghề và tiếp tục học trong các trường kỹ thuật là điều hết sức cần thiết
Nội dung Kỹ thuật điện tử thuộc chương trình Công nghệ lớp 12 giúp các em
hiểu biết thông thường về lĩnh vực điện tử, làm cơ sở để các em áp dụng vào cuộc
sống của bản thân và cộng đồng hoặc học tiếp các chuyên ngành kỹ thuật sau này.
Kỹ thuật điện tử là ngành kỹ thuật ứng dụng những quy luật tương tác giữa các hạt
điện tử ( êlêctron) với các trường điện từ và các chất, quy luật của dòng điện tử trong
mạch điện để chế tạo các thiết bị điện tử và hệ thống điện tử dùng trong sản xuất và
đời sống.
Xuyên suốt nội dung kỹ thuật điện tử là kiến thức về linh kiện bán dẫn. Nội
dung dòng điện trong chất bán dẫn các em đã được học trong chương trình Vật lí lớp
11. Tiếp theo đề tài “ Phương pháp giảng dạy nội dung linh kiện bán dẫn trong
chương trình Cơng nghệ 12” mà tôi đã thực hiện năm học trước, tôi đã không ngừng
nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm để đổi mới phương pháp giảng dạy phân môn Kỹ
thuật điện tử trong chương trình mơn học Cơng nghệ lớp 12.
Với kiến thức về các linh kiện điện tử mà các em đã nắm vững sau khi học
chương I, các em đã hiểu về đặc điểm cấu tạo và nguyên lí làm việc của các linh kiện
đó. Từ đó các em sẽ rất dễ tiếp thu kiến thức về các mạch điện tử đơn giản thường

gặp trong thực tế. Trong chương II các em sẽ được vận dụng một cách lôgic kiến
thức chương I để tìm hiểu các mạch điện tử đơn giản đó là các mạch chỉnh lưu, mạch
nguồn một chiều, mạch khuếch đại đảo dùng vi mạch thuật toán và mạch tạo xung đa
hài tự dao động
Qua q trình giảng dạy tơi thấy khi các em đã hiểu về mạch điện sẽ có những
em rất thích khám phá, tìm hiểu thực tế như muốn được hành nghề ln. Về nhà có
những em đã tự tháo các thiết bị ra để tìm hiểu về các mạch. Với tham vọng tơi sẽ có
một bộ SKKN về PP giảng dạy phân môn Kỹ thuật điện tử trong chương trình Cơng


nghệ phổ thông, năm học 2011 - 2012 tôi tiếp tục thực hiện ý tưởng đó. Trong năm
học này tơi lựa chọn đề tài sáng kiến, kinh nghiệm “ Phương pháp giảng dạy nội
dung các mạch điện tử cơ bản thuộc chương trình Cơng nghệ lớp 12”
I.2. Mục đích của đề tài:
Tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu về kiến
thức, về thái độ học tập và hình thành kỹ năng cho HS qua việc học phần “ Các mạch
điện tử cơ bản” trong chương trình Cơng nghệ lớp 12
I.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Với giới hạn nội dung của đề tài, tơi chỉ nghiên cứu các q trình tư duy nhận
thức của học sinh và đưa ra phương pháp, những hướng dẫn cụ thể trong giảng dạy
nội dung “ Các mạch điện tử cơ bản” thuộc chương trình Cơng nghệ 12
I.4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu mối liên hệ giữa Vật lí và Kỹ thuật, đặc biệt là khơi dậy sự ham mê
tìm hiểu của tuổi học trị để hướng các em vào bài giảng, tiếp thu kiến thức tốt nhất
và có thể áp dụng vào trong thực tế qua các tiết học bài 7 và bài 8: Các mạch điện tử
cơ bản
I.5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
- Khảo sát khả năng, tâm lí của học sinh khi học tập mơn học nói chung và nội
dung kỹ thuật điện tử nói riêng
- Tìm hiểu điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật đáp ứng nhu cầu

giảng dạy bộ môn của nhà trường
- Thu thập tài liệu tham khảo và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài
- Trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp để viết đề tài
I.6. Thời gian nghiờn cứu:
- Từ đầu 9 năm 2011 đến hết tháng 11 năm 2011


Phần II. Nội dung của đề tài
II.1. Vấn đề cơ bản để có thể dạy tốt về các mạch điện tử cơ bản trong
chương trình Cơng nghệ lớp 12
* Thực trạng của việc truyền đạt cả thầy và tiếp thu của trũ về kiến thức
một số mạch điện tử cơ bản thuộc chương trỡnh mụn Cụng nghệ lớp 12
Kiến thức kỹ thuật điện tử nói chung và các mạch điện tử nói riêng là phần kiến
thức khó khơng chỉ đối với mơn Cơng nghệ mà khó cả đối với mơn Vật lí. Bởi muốn
nắm vững nguyên lí của từng linh kiện bán dẫn, cả thầy và trũ phải nắm vững bản
chất dũng điện trong chất bán dẫn. Nội dung kiến thức về dũng điện trong chất bán
dẫn được học trong chương trỡnh Vật lớ 11. Đây là phần kiến thức ít được học sinh
quan tâm vỡ kiến thức phần này ớt cú bài tập tớnh toỏn và cũng ớt gặp trong cỏc đề
thi. Lên lớp 12 học sinh lại quên đi nhiều, vỡ vậy nếu khụng cú kỹ thuật truyền đạt
liên môn một cách tinh giản, gọn nhẹ thỡ hoặc là học sinh khụng hiểu gỡ sau tiết
giảng ngoài sự kể lại bài cdo thầy độc diễn hoặc là học sinh sẽ thấy ngấy ngán vỡ
quỏ tải do thầy lo sợ học sinh khụng cú cơ sở kiến thức tiếp thu bài
Vậy vấn đề cơ bản là gỡ ?
* Về kiến thức:
Để giảng cho học sinh dễ hiểu và có kiến thức cơ sở vững chắc giáo viên cần
nghiên cứu, nắm vững bản chất dòng điện trong chất bán dẫn; sự tạo thành điện
trường riêng lớp tiếp giáp P - N; đường đặc tính vơn - ampe của các linh kiện bán
dẫn; ngun lí làm việc của điơt, các loại tranzito.
Do điều kiện thời lượng của môn học dành cho nội dung lí thuyết của chương
này rất ngắn nên giáo viên cần có cách nào đó giúp học sinh nắm được một cách dễ

dàng về nguyên lí của điốt và các loại tranzito. Ngoài ra giáo viên cần củng cố và
khắc sâu kiến thức vật lí các em đã học đó là: Dịng điện chỉ đi từ miền P sang miền
N. Vì vậy tiếp giáp P - N chỉ phân cực thuận khi miền P phải được kích điện thế
dương so với miền N( Dĩ nhiên UPN phải đủ để mở cửa lớp tiếp giáp).
- Đối với điôt tiếp mặt chỉ thơng khi UAK > 0 và khố khi UAK < 0
- Đối với tranzito điều kiện để tranzito làm việc là tiếp giáp emitơ- bazơ ( Tiếp
giáp emitơ- J1) phải phân cực thuận và tiếp giáp colectơ- bazơ ( Tiếp giáp cơlêctơbazơ- J2) phải phân cực ngược. Nói một cách khác, hai nguồn nuôi U1 và U2 phải mắc
sao cho dòng Ib phải đi vào cực bazơ đối với tranzito NPN và từ cực bazơ đi ra đối
với tranzito PNP. Dịng Ib được hiểu như có tác dụng mồi để có dịng Ic từ emitơ sang
colectơ. ( Phần ngun lí tranzito được học ở vật lí 11, trong chương trình Cơng nghệ
được đề cập ở phần thơng tin bổ sung nhưng GV phải dành thời lượng nhất định để
giải thích hoạt động của tranzito, khơng kiểm tra học sinh học phần này )


* Về phương tiện giảng dạy:
Để giảng dạy đạt hiệu quả cao và đảm bảo giảm tải cho học sinh khi tiếp thu bài
về các mạch điện tử, phương tiện dạy học tốt nhất đó là phương tiện trỡnh chiếu, mụ
phỏng. Nếu thiếu phương tiện trỡnh chiếu, mụ phỏng thỡ học sinh sẽ khó khăn khi
tỡm hiểu hoạt động của của mạch điện, GV phải khai thác nhiều đến kiến thức vật lí
thỡ HS mới cú thể hiểu bài, dẫn đến quá tải cho học sinh
II.2. Cấu trúc nội dung chương II: Các mạch điện tử cơ bản ( SGK Cơng
nghệ lớp 12)
- Lí thuyết: ( 3 tiết)
Học sinh được tìm hiểu về các cách chỉnh lưu dịng xoay chiều thành dịng
một chiều; Tìm hiểu về cấu tạo và ngun lí mạch nguồn một chiều thực tế; Tìm hiểu
về mạch khuếch đại đảo dùng vi mạch thuật toán ( Vi mạch khuếch đại thuật tốn là
vi mạch điển hình ứng dụng các linh kiện bán dẫn được tổ hợp trên một đơn vị diện
tích nhỏ. IC này đã được học sinh học trong chương trình vật lí lớp 11); Tìm hiểu về
mạch dao động đa hài tự dao động. Mạch này có ứng dụng rất phổ biến để lắp ráp
mạch đèn nháy trang trí.

Như vậy, chương II các em được học 3 loại mạch rất cơ bản trong KTĐT đó
là loại mạch chỉnh lưu, loại mạch khuếch đại và loại mạch tạo xung. So với chương
trình cũ: Các mạch chỉnh lưu khơng có tụ lọc mà ở đây chỉ cần cho HS hiểu được
ngun lí nắn dịng xoay chiều thành dòng một chiều. Yêu cầu san phẳng dòng một
chiều sau chỉnh lưu đã chuyển sang mạch nguồn một chiều thực tế. Học sinh được
hiểu rõ vai trị của tụ hố cùng với cuộn cảm tạo nên mạch lọc, đó là sự phối hợp
giữa thành phần dung kháng và cảm kháng để lọc nguồn; IC ổn áp 7812 có vai trị là
phẳng dịng một chiều cịn nhấp nhơ. Mạch khuếch đại theo SGK cũ là mạch khuếch
đại dùng các linh kiện rời rạc ghép R- C hoặc dùng MBA. Mạch khuếch đại theo
SGK mới là mạch khuếch đại dùng vi mạch. Điều đó thể hiện tính giảm tải khi học
sinh phải tìm hiểu về mạch khuếch đại và thể hiện tính liên thơng giữa mơn cơng
nghệ với mơn vật lí. Mạch dao động đa hài tự dao động cũng là một loại mạch
khuếch đại dùng các linh kiện rời rạc nhưng đây là loại mạch tạo xung, có ứng dụng
nhiều trong thực tiễn các em biết, một loại xung vuông đối xứng thường gặp là hiện
tượng của đèn nháy trang trí. Sau khi các em đã nắm được nguyên lí, đọc được sơ đồ
của các mạch cơ bản, các em sẽ được học bài 9 với mục tiêu nắm được nguyên lí
thiết kế các mạch điện tử cơ bản
- Thực hành: ( 2 tiết)
Một tiết giúp các em tìm hiểu và làm quen với mạch nguồn một chiều thực tế;
một tiết giúp các em tìm hiểu và làm quen với mạch tạo xung đa hài tự dao động, các
em biết cách thay đổi xung đối xứng thành xung bất đối xứng
II.3. Giáo án giảng dạy


Chương 2.
Một số mạch điện tử cơ bản
Tiết 7. Khái niệm về mạch điện tử - Chỉnh lưu - nguồn một chiều
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I- Mục tiêu:

1. Kiến thức: GV cần làm cho HS:
- Biết được khái niệm, phân loại mạch điện tử
- Biết được vai trũ cỏc linh kiện trong cỏc mạch chỉnh lưu
- Biết được nhiệm vụ của từng khối trong mạch nguồn một chiều thực tế
2. Kỹ năng:
HS nhận biết được cỏc loại mạch điện tử và cỏc bộ nguồn một chiều trong thực tế
3. Thái độ:
Nhận thức rõ mục tiêu bài học có ý nghĩa thực tiễn để có thái độ học tập hứng thú
II- Chuẩn bị:
1. Nội dung:
Nghiên cứu bài 7 trong SGK và kiến thức vật lí có liên quan ( Lớp 11)
2. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ các hình 7.1, 7.2, 7.3, 7.4, 7.7 SGK
- Phương tiện trình chiếu
III- Các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số ( 2 phút)
2. Kiểm tra đầu giờ: Không
3. Bài mới:
Khởi động vào bài mới : Các em đã biết, trong các thiết bị điện tử có nhiều khối
như khối khuếch đai, khối nắn dịng…Ngun lí cơ bản của các mạch điện tử như
thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học ngày hơm nay
Hoạt động của thày và trị
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và phân loại mạch điện tử (10 phút)
Mô tả hoạt động: GV giới thiệu cho HS biết được khái niệm và cách phân loại
mạch điện tử
I- Khái niệm, phân loại mạch điện tử
1. Khái niệm: ( SGK)
GV dùng tranh H7.1 kết hợp các dẫn 2. Phân loại:
chứng và giải thích cụ thể để phân loại - Theo chức năng và nhiệm vụ có mạch

mạch điện tử.
khuếch đai, mạch tạo sóng hình sin,
mạch tạo xung, mạch nguồn chỉnh lưu,


HS nêu lại khái niệm, phân loại mạch mạch lọc và mạch ổn áp
điện tử
- Theo phương thức gia công, xử lí tín
hiệu có mạch điện tử tương tự, mạch
điện tử số
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mạch chỉnh lưu ( 15 phút)
Mô tả hoạt động: GV dựa vào sơ đồ mạch điện các cách chỉnh lưu để giảng cho HS
hiểu được nguyên lí của các mạch chỉnh lưu
ĐVĐ: Thiết bị điện tử dùng điện một chiều nhưng điện ta thường dùng là điện XC
vì thế yêu cầu đặ ra là phải đổi điện XC thành điện một chiều( chúng ta thường biết
có bộ nắn điện).
1. Mạch chỉnh lưu.
GV giảng về mạch chỉnh lưu chỉ yêu cầu Mạch điện có nhiệm vụ đổi điện XC
học sinh nắm được vai trũ cỏc linh kiện thành điện một chiều gọi là mạch chỉnh
trờn mạch điện, không yêu cầu học sinh lưu
nắm được nguyên lí các mạch điện
a) Mạch chỉnh lưu một nửa chu kì
GV giảng ngun lí trên sơ đồ H7-2. - Mạch điện: H7-2
Minh hoạ bằng phần mềm mô phỏng
- HĐ: Dòng XC lấy qua cuộn thứ cấp
của MBA chỉ qua điơt trong những nửa
chu kì mà nó phân cực thuận. Trong
những nửa chu kì điốt phân cực ngược
GV giảng giải sơ đồ ngun lí và đồ thị nó khố khơng cho dòng điện qua tải.
dòng chỉnh lưu ( H 7-3).

Kết quả: Dòng điện đi qua tải là dòng
điện một chiều, gián đoạn từng nửa chu
? Vì sao cần chia số vịng dây cuộn tứ cấp kì
2 phần bằng nhau?
b) Mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kì dùng
( Để trong 2 nửa chu kì dịng điện chỉnh 2 điốt ( Chỉnh lưu hình tia)
lưu như nhau, tải làm việc ổn định)
-Mạch điện: H7-3. Cuộn thứ cấp được
chia 2 phần với số vòng dây bằng nhau.
Đầu cuối của tải được nối với điểm giữa
của cuộn thứ cấp ( Điểm TT)
- HĐ: Hai điốt thay nhau chỉnh lưu trong
mỗi nửa chu kì mà nó phân cực thuận
GV giảng theo sơ đồ NL và đồ thị dòng Kết quả: Dòng điện đi qua tải là dịng
chỉnh lưu. Minh hoạ bằng phần mềm mơ điện một chiều, có trong cả 2 nửa chu kì.
phỏng
Điện áp một chiều ln ln ở phía K
? Em có NX gì về cực tính của điện áp của Đ
một chiều lấy ra trên tải ?
c) Mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kì dùng
( Nghĩa là dịng điện qua tải chỉ đi theo 4 điôt ( Mạch cầu)
một chiều)
- Mạch điện: H7-4. Dùng 4 điơt mắc
GV giới thiệu kí hiệu mạch chỉnh lưu cầu thành mạch cầu như hình vẽ
H7-5
- HĐ: Từng cặp 2 điốt thay nhau chỉnh


GV hướng dẫn HS NX ưu nhược điểm 3 lưu trong mỗi nửa chu kì mà chúng phân
mạch

cực thuận
Kết qủa: Trong cả 2 nửa chu kì điện áp
một chiều lấy ra trên tải có cực dương
ln ở phía catot của các điơt
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nguồn một chiều (15phút)
Mục tiêu : HS hiểu và nắm được các khối và chức năng của mỗi khối trong mạch
nguồn một chiều
Mô tả hoạt động: Mạch nguồn một chiều thực tế là mạch điện gép lại từ các khối
học sinh đó tỡm hiểu ở trờn. Vỡ thế khi tỡm kiểu mạch nay, giỏo viờn nờn dựng
phương tiện máy chiếu để mô phỏng cho học sinh nhận thấy rừ từng khối. Vai trũ
từng khối được thể hiện trên đồ thị dạng sóng của điện áp. Sau cùng, thầy đưa ra một
số câu hỏi để khảo sát sự tiếp thu bài của học sinh
GV giảng giải nguyên lí mạch điện và vai 1. Sơ đồ khối chức năng của mạch
trò từng khối trong mạch theo sơ đồ.
nguồn một chiều: SGK
Chiếu cho học sinh quan sát từng khối
2. Mạch nguồn một chiều thực tế

-

Tiết 8.

Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn học bài ở nhà ( 5 phút)
Trong H7-3, nếu mắc ngược chiều cả 2 điốt sẽ ra sao?
H7-4, nếu có một điốt mắc ngược hoặc bị đánh thủng sẽ xảy ra hiện tượng
gì?
Nguồn một chiều có vai trị gì trong các TBĐT ?
Mạch nguồn một chiều có bắt buộc phải đủ 5 khối như H7-6 khơng ? Phân
tích mạch nguồn một chiều nếu thiếu lần lượt từng khối
Về nhà chuẩn bị trước bài 8, trả lời câu hỏi SGK


Mạch khuếch đại - Mạch tạo xung
Ngày soạn: .
Ngày giảng:

I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được chức năng, sơ đồ và nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại thuật
toán và mạch tạo xung đơn giản
2. Kỹ năng:
Đọc được sơ đồ mạch KĐ đảo dùng OA và mạch tạo xung đa hài tự kích
3. Thái độ:
Hứng thú học để liên hệ thực tế về các mạch khuếch đại
II- Chuẩn bị:
1. Nội dung:


Nghiên cứu bài 8 trong SGK
2. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ các hình 8.1, 8.2, 8.3, 8.4 SGK
- Phương tiện trình chiếu
III- Các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số ( 2 phút) :
2. Kiểm tra đầu giờ: ( 5 phút)
- Trình bày cách phân loại mạch điện tử ?
3. Bài mới:
ĐVĐ: Các em đã biết, tín hiệu điện trong mạch điện tử có thể rất yếu. Vì thế mạch
khuếch đại có vai trị khuếch đại tín hiệu lên nhiều lần. Bài học hơm nay chúng ta sẽ
tìm hiểu một loại vi mạch KĐ và một VD về ứng dụng mạch KĐ đó là mạch tạo
xung đa hài tự kích

Hoạt động của thày và trị
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu về mạch KĐ dùng IC thuật toán ( 15 phút)
Mục tiêu : HS được biết về IC khuếch đại thuật toán và nguyờn lí làm việc của mạch
khuếch đại điện áp dùng OA
GV giới thiệu về IC khuếch đại thuật toán 1. Chức năng của mạch KĐ
OA:
2. Sơ đồ và nguyên lí của mạch KĐ
? Vật lí 11 đã học, em nào nhắc lại đặc a) Giới thiệu về IC khuếch đại thuật
điểm của IC khuếch đại
toán và mạch KĐ dùng IC (Sgk)
thuật tốn ?

GV nhấn mạnh thêm :
Khi tín hiệu đưa đến đầu vào khơng đảo thì
tín hiệu ra cùng dấu tín hiệu vào và ngược
lại
Đầu vào đảo thường dùng để thực hiện hồi
tiếp âm bên ngoài cho OA
GV giảng về mạch điện, sau đó có thể
chứng minh cơng thức hệ số KĐ điện áp và

b) Nguyên lí làm việc của mạch KĐ
điện áp dùng OA
- Mạch điện có hồi tiếp âm thông qua
R ht
- Đầu vào không đảo được nối với
điểm chung của mạch điện( Nối trung
tính về mặt XC)
- Tín hiệu đến qua R 1 đưa đến đầu vào

đảo của OA
Kết quả điện áp đầu ra ngược dấu điện
áp đầu vào và có biên độ lớn gấp nhiều


giải thích vì sao đây là mạch KĐ đảo ( Giả lần điện áp đầu vào
thiết OA lí tưởng)
Hệ số KĐ điện áp:
U ra
R
Sau đó minh hoạ hoạt động và hiện tượng
Kd =
= ht
U vµo
R1
bằng phần mềm mơ phỏng
?Hãy giải thích lại sơ đồ nglí và HĐ của
mạch KĐ đảo dùng OA? ?
Nếu hồi tiếp âm R ht bị đứt thì mạch điện có
hiện tượng gì ?
? Để mạch điện làm việc ổn định ta phải
làm gì ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mạch tạo xung đa hài ( 20 phút)
Mục tiêu : HS nắm được chức năng mạch tạo xung và hiểu được nguyên lí mạch tạo
xung đa hài tự dao động
HS học theo SGK. Một em đọc chức năng của
mạch tạo xung
- Nhắc lại SGK về k/n mạch tạo xung đa hài tự
dao động
GV giảng về sơ đồ mạch theo tranh vẽ H8.3


Trước khi giảng nguyên lí mạch tạo xung, GV
giảng lại về nguyên lí hoạt động tranzito để HS
hiểu rõ về điện trở gánh, điện trở định thiên, dòng
Ib mở cửa cho tranzito làm việc
GV dùng tranh vẽ giảng ngun lí giải thích hiện
tượng khi có xung ra và đồ thị dạng xung.
? Xung ra khi điện thế tại colectơ có giá trị ntn ?(
nhỏ nhất- tức sụt áp trên điện trở gánh lớn nhất)
Gọi vài em trình bày lại hoạt động của mạch

1. Chức năng của mạch tạo
xung: SGK
2. Sơ đồ và nguyên lí làm việc
của mạch tạo xung đa hài tự
dao động
- Khái niệm: SGK
- Sơ đồ mạch tạo xung đa hài tự
d.đ dùng tranzito ghép colectơbazơ :
Mạch gồm 2 tầng KĐ ghép
colectơ tầng này sang bazơ tầng
kia thông qua tụ C1 và C2. R1 và
R2 là các điện trở tải mắc ở
colectơ. R3, R4 là các điện trở
định thiên tạo dòng Ib mở cửa
tranzito làm việc
- Nguyên lí làm việc : SGK
+ Ic1 tăng, sụt áp trên R1 tăng,
điện áp tại C của T1 giảm, tụ C1
phóng, T1 thơng bão hồ. Đó là

trạng thái CB thứ nhất, có xung
ra tại C của T1
+ Khi C1 phóng thì C2 tích, T1
thơng thì T2 khố. Sau đó C2 sẽ
phóng và C1 lại tích, T1 lại khố
và T2 sẽ thơng. TTCB thứ 2 khi
có xung ra tại C của T2


+ Chọn R1 = R2, R3 = R4 = R, C1
= C2 = C, T1 giống T2 thì xung ra
đối xứng với độ rộng xung
  0,7RC và chu kì xung Tx =
1,4RC
Củng cố, hướng dẫn học bài ở nhà ( 5 phút)
- Mạch tạo xung đa hài đ.xứng và mạch không đ.xứng giống và khác nhau như thế
nào ?
- Thay đổi chu kì của xung đa hài làm thế nào ?
- Về nhà học nắm vững nguyên lí mach KĐ dùng OA và mạch tạo xung đa hài tự
kích.


III- Kết luận và kiến nghị
III.1. Kết luận:
Trong khuôn khổ và phạm vi của đề tài, tơi đó cố gắng nghiờn cứu đưa ra
phương pháp giảng dạy theo tinh thần đổi mới dựa trên sự đúc rút kinh nghiệm giảng
dạy qua nhiều năm. Cỏc tiết dạy phần cỏc mạch điện tử cơ bản tơi đó ỏp dụng giảng
dạy tại lớp 12A1 và 12A6 năm học trước đây. Kết qquả cho thấy học sinh rất hứng
thỳ học bài và cỏc em hiểu bài, vận dụng ngay tại lớp với tỉ lệ khỏ cao. Các bài giảng
được tổ bộ môn và Ban Giỏm khảo dự giờ đánh giá rất thành công

III.2. Kiến nghị
Kính mong nhà trường tạo điều kiện giảng dạy bằng phương tiện kỹ thuật tốt
hơn. Cụ thể nếu nhà trường có phũng học đa chức năng, có các thiết bị trỡnh chiếu
thỡ những bài dạy cho cỏc mụn KHTN và KT cũng như những môn khác sẽ đạt hiệu
quả rất cao, học sinh hứng thú học và có tác dụng giáo dục tốt cho học sinh hỡnh
thành kỹ năng hành dụng, tư duy kỹ thuật được sớm phát triển từ khi cũn ngồi trờn
ghề nhà trường phổ thông.

Bảo Thắng, ngày 10 tháng 01 năm 2012
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Đại Dương


Tài liệu tham khảo
--------Sách giáo khoa Công nghệ lớp 12 - Nhà xuất bản Giáo dục, 2008
Sách giáo viên Công nghệ lớp 12 - Nhà xuất bản Giáo dục, 2008
Sách giáo khoa Vật lí lớp 11 - Nhà xuất bản Giáo dục, 2008
Sách giáo viên Vật lí 11 - Nhà xuất bản Giáo dục, 2008
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997 - 2000 dùng cho GV THPT Nhà xuất bản Giáo dục, 1997
6. Giáo trình Linh kiện bán dẫn dùng cho các trường Đại học và Trung học
chuyên nghiệp - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
7. Giáo trình vơ tuyến điện tử - Trường Đại học Thái nguyên
1.
2.
3.
4.
5.




×