Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi Olympic 10 - 3 môn Địa lớp 10 năm 2019 THPT Trần Quốc Toản có đáp án | Lớp 10, Địa lý - Ôn Luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.55 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐẮK LẮK</b>


<b>ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TOẢN</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN</b>



<b>Câu 1: (4 điểm)</b>


a. Trình bày chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời trong khu vực nội chí tuyến.
b. Những nơi nào trên địa cầu có giờ khu vực và giờ địa phương trùng nhau? Tại sao?


c. Thành Phố Hồ Chí Minh có tọa độ 100<sub>47’B, hãy tính thời gian mặt trời lên thiên đỉnh tại vĩ</sub>
độ này.


- <b>Đáp án và thang điểm</b>


NỘI DUNG ĐIỂM


<b>a. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời:</b>


Đây là hiện tượng chuyển động thấy bằng mắt nhưng khơng có thực của
Mặt Trời. Trong một năm, những tia sáng Mặt Trời chiếu vng góc với
tiếp tuyến bề mặt Trái Đất tại các địa điểm trong khu vực nội chí tuyến
khiến ta cẩm thấy mặt trời di chuyển giữa hai chí tuyến.


- Ngày 21/3: Tia sáng Mặt Trời chiếu vng góc với tiếp tuyến bề mặt đất
tại xích đạo.


- Ngày 22/6: Tia sáng Mặt Trời chiếu vng góc với tiếp tuyến bề mặt đất
tại chí tuyến bắc.


- Ngày 23/9: Tia sáng Mặt Trời chiếu vng góc với tiếp tuyến bề mặt đất


tại xích đạo lần thứ 2.


- Ngày 22/12: Tia sáng Mặt Trời chiếu vng góc với tiếp tuyến bề mặt đất
tại chí tuyến nam.


Vậy Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần tại 2 đường chí tuyến; 2 lần trong khu vực
nội chí tuyến; khơng lên thiên đỉnh ở ngoại chí tuyến.


<b>b. Những nơi trên địa cầu có giờ khu vực và giờ địa phương trùng</b>
<b>nhau. Nguyên nhân.</b>


Các địa phương nằm trên kinh tuyến giữa của các múi giờ đều có giờ khu
vực và giờ địa phương trùng nhau. Vì giờ địa phương của các đường kinh
tuyến giữa các múi giờ được quy ước là giờ khu vực của các múi đó.


<b>c. Tính thời gian mặt trời lên thiên đỉnh tại Thành Phố Hồ Chí Minh có</b>
<b>tọa độ 100<sub>47’B:</sub></b>


Khi Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích Đạo lên chí tuyến Bắc hết 93
ngày và di chuyển được một quãng đường là 230<sub>27. Nên một ngày mặt trời </sub>
di chuyển được 00<sub>15’8”.</sub>


Như vậy khi Mặt Trời chuyển động từ Xích Đạo lên 100<sub>47’B sẽ mất khoản </sub>
thời gian là: 100<sub>47’: 0</sub>0<sub>15’8”= 43 ngày.</sub>


=> Thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất tại Thành Phố Hồ Chí
Minh là: ngày 21/3 + 43 ngày = ngày 3/5.


=> Thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ hai tại Thành Phố Hồ Chí
Minh là: ngày 23/9 - 43 ngày = ngày 11/8.



0,50


0,25
0,25
0,25
0,25
0,50


1,00


0,25


0,25
0,25
0,25


<b>Câu 2: (4 điểm)</b>


a. Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật. Tại sao trên Trái Đất có nhiều loại đất khác
nhau?


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>- Đáp án và thang điểm</b>


<b>a. Mối quan hệ giữa đất và sinh vật. Nguyên nhân hình thành nên nhiều loại</b>
<b>đất khác nhau trên Trái Đất</b>


<b>Mối quan hệ giữa đất và sinh vật:</b>
<b>* Sinh vật tác động đến đất:</b>



- Sinh vật đóng vai trị chủ đạo trong việc hình thành đất: Thực vật cung cấp xác
vật chất hữu cơ cho đất, rễ thực vật giúp phá hủy đá; Vi sinh vật phân hủy chất hữu
cơ và tổng hợp thành mùn; Động vật sống trong đất làm thay đổi một số đắc tính lí
hóa của đất.


<b>* Đất tác động đến sinh vật:</b>


Các đặc tính lí hóa và độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của
thực vật.


Mỗi loại đất thích nghi với một số loại cây trồng nhất định. Ví dụ : Đất đỏ bazan
thích nghi với cây cà phê, điều, cao su... Đất phù sa thích nghi với các cây lương
thực.


Độ phì của đất ảnh hưởng chủ yếu đến sự phát triển của thực vật. Nếu đất màu mỡ
sẽ cho năng suất cao và ngược lại.


<b>* Trên Trái Đất có nhiều loại đất khác nhau vì:</b>


- Quá trình hình thành của mọi loại đất đều chịu tác động đồng thời của các nhân tố
đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người...


Trong các nhân tố trên, mỗi nhân tố có một vai trị nhất định trong việc hình thành
đất, khơng thể thay thế nhau và mức độ tác động của mỗi nhân tố ở từng nơi khác
nhau.


Mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến quá trình hình thành đất ở mỗi nơi cũng
khác nhau.


<b>b. Khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của</b> <b>quy luật thống nhất và hồn</b>


<b>chỉnh của lớp vỏ địa lí</b>


<b>* Khái niệm: </b>Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về
mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi
bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ đạ lí.


<b>* Nguyên nhân của quy luật :</b>


Do tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp của nội lực và ngoại lực, ví thế chúng khơng tồn tại một cách cô lập
mà chúng luôn thâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất năng lượng với nhau, khiến
chúng có mối quan hệ mật thiết để tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.


<b>* Biểu hiên của quy luật:</b>


Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lai ,
phụ thuộc lẫn nhau. Nếu một thành phần thay đổi kéo theo sự thay đổi những thành
phần khác và toàn lãnh thổ.


0,50


0,50


0,50


0,25


0,25


1,00



0,50


0,50


<b>Câu 3: (4 điểm)</b>


a. Phân biệt cơ cấu dân số già với cơ cấu dân số trẻ. Trình bày những thuận lợi, khó khăn của
2 loại cơ cấu dân số trên.


b. Giả sử tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta là 1,32% và không đổi trong suốt thời gian
từ năm 2005- 2025. Hãy trình bày cách tính và điền kết quả vào bảng sau:


Năm 2005 2007 2010 2025


Số dân( triệu người) ? 85,1 ? ?


c. Vì sao tỉ lệ gia tăng dân số nước ta đã giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b> Đáp án và thang điểm</b>


<b>a. Phân biệt cơ cấu dân số già với cơ cấu dân số trẻ. Trình bày những thuận</b>
<b>lợi, khó khăn của 2 loại cơ cấu dân số trên.</b>


<b>* Phân biệt cơ cấu dân số già với cơ cấu dân số trẻ:</b>


- Cơ câu dân số trẻ thường có tỉ lệ số dân ở các nhóm tuổi như sau: 0-14 tuổi >
35%, 15- 59 tuổi là 55%, và trên 60 tuổi < 10%.


- Cơ câu dân số già thường có tỉ lệ số dân ở các nhóm tuổi như sau: 0-14 tuổi <


25%, 15- 59 tuổi là 60%, và trên 60 tuổi > 15%.


<b>* Những thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số già và dân số trẻ:</b>
<b>- Dân số trẻ:</b>


+ Thuận lợi: Nguồn lao động dự trữ dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, lao
động trẻ năng động, sáng tạo, nhạy bén với thời cuộc, tiếp thu nhanh những tiến bộ
của nhân loại.


+ Khó khăn:Gây sức ép cho kinh tế - xã hội, môi trường và chất lượng cuộc sống.


<b>- Dân số già:</b>


+ Thuận lợi: Có nguồn lao động hiện tại dồi dào, có trình độ và có kinh nghiệm.
+ Khó khăn:Thiếu nguồn lao động dự trữ và chi phí chăm sóc người già cao.


<b>b. Giả sử tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta là 1,32% và không đổi</b>
<b>trong suốt thời gian từ năm 2005- 2025. Trình bày cách tính và điền kết quả</b>
<b>vào bảng :</b>


<b>* Trình bày cách tính </b>


- Gọi Do là tổng số dân của năm gốc( Năm 2005)
- Dn là tổng số dân năm cần tính


- Tg là tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên
- n là khoảng cách năm giữa Dn và Do
- Cơng thức tính: Dn = Do ( 1+ Tg)n


* Kết quả :




Năm 2005 2007 2010 2025


Số dân( triệu người) 82,89 <b>85,1</b> 88,51 107,75


<b>c. Tỉ lệ gia tăng dân số nước ta đã giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh vì:</b>


- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta đã giảm nhưng vẫn còn cao( 1,32% năm
2005)


- Quy mô dân số nước ta lớn


=> Dân số vẫn tăng nhanh. (Với tỉ lệ trên, mỗi năm dân số nước ta tăng thêm hơn 1
triệu người)


0,25
0,25


0,25


0,25
0,25
0,25


1,00


0,50


0,5



<b>Câu 4: (4 điểm)</b>


a. Những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp? Chứng minh rằng
các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản còn các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quan
trọng tới sự phát triển, phân bố nơng nghiệp.


b. Vì sao công nghiệp dệt may và công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phân bố rộng
rãi ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển ?


<b>- Đáp án và thang điểm</b>


<b>a.Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Chứng</b>
<b>minh rằng các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản còn các nhân tố kinh tế - xã</b>
<b>hội có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển, phân bố nông nghiệp.</b>


<b>* Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp:</b>


- Các nhân tố tự nhiên: Đất đai, khí hậu, nước, sinh vật.


- Các nhân tố kinh tế - xã hội: Dân cư - lao động, Sở hữu ruộng đất, Tiến bộ khoa
học kỹ thuật trong nông nghiệp, thị trường tiêu thụ, chính sách phát triển . . .


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>* Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản :</b>


- Đất đai: Là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để có thể tiến hành trồng trọt, chăn
ni.Quỹ đất , tính chất và độ phì của đất ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu, năng suất
và sự phân bố cây trồng vật ni.


- Khí hậu và nguồn nước:



+ Ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen
canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở từng địa phương.


+ Sự phân mùa của khí hậu quy định tính mùa trong sản xuất nơng nghiệp.


+ Khí hậu cũng có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát sinh và lan tràn dịch bệnh cho
vật nuôi, cây trồng làm cho nơng nghiệp tăng tính bấp bênh.


- Sinh vật: Là cơ sở để thuần dưỡng tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn
tự nhiên cho gia súc và tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi.


* <b>Các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển,</b>
<b>phân bố nông nghiệp.</b>


- Dân cư và nguồn lao động: Vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp vừa là thị trường
tiêu thụ nông sản.Truyền thống và tập quán ăn uống ảnh hưởng tới sự phân bố cây
trồng vật nuôi.


- Các quan hệ sở hữu ruộng đất: Ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển nơng nghiệp
và các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.


- Tiến bộ khoa học - kỹ thuật: Thể hiện ở các biên pháp cơ giới hóa, thủy lợi hóa,
hóa học hóa, điện khí hóa... giúp hạn chế được những ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên, chủ động hơn trong trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng
suất và sản lượng.


- Thị trường tác động mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp và giá cả nông sản, điều tiết
đối với sự hình thành và phát triển chun mơn hóa nơng nghiệp.


<b>b. Cơng nghiệp dệt may và công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phân</b>


<b>bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển</b>
<b>vì:</b>


- Cơng nghiệp thực phẩm và cơng nghiệp dệt may thuộc nhóm ngành cơng nghiệp
nhẹ, chủ yếu cung cấp vật phẩm tiêu dùng cần thiết hằng ngày của con người.
- Là những ngành cần ít vốn đầu tư, thời gian quay vòng vốn nhanh, thu lại lợi
nhuận tương đối dễ dàng.


- Giải quyết việc làm cho nhiều lao động đặc biệt lao động nữ.Khơng địi hỏi khắt
khe đối với người lao động về thể chất và trình độ chun mơn kỹ thuật.


- Có nguồn ngun liệu từ tự nhiên phong phú đa dạng, sẵn có tại chỗ giúp tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp, các sản phẩm của nhiều ngành cơng nghiệp khác, góp phần
nâng cao thu nhập cải thiện đời sống người dân, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế đất nước.


- Các nước đang phát triển là những nước có lao động dồi dào, có thị trường tiêu
thụ rộng lớn, có nguồn nguyên liệu phong phú đa dạng từ nông lâm ngư nghiệp.
- Phần lớn các nước đang phát triển đều tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vì
thế thiếu vốn, cơng nghệ. Vì vậy phát triển các ngành này đem lại hiệu quả kinh tế
cao giúp tích lũy vốn và tác động mạnh mẽ đến nhiều ngành kinh tế khác.


0,50


0,25
0,25
0,25
0,25


0,25



0,25
0,25


0,25


0,25
0,25
0,25
0,25


0,25
0,25


<b>Câu 5: (4 điểm)</b>Cho bảng số liệu:


SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM


GIAI ĐOẠN 2000 - 2009



Năm 2000 2005 2007 2009


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp
của Việt Nam giai đoạn 2000-2009.


b. Nhận xét và giải thích sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Việt Nam giai đoạn
2000-2009.


<b>- Đáp án và thang điểm</b>



<b>a. Vẽ biểu đồ:</b>


- Xử lí số liệu: ( Lấy năm 2000 làm gốc, tính tốc độ tăng trưởng của các năm cón
lại.


- Vẽ biểu đồ đường ( đúng, chính xác, có tính thẩm mỹ)


<b>b. Nhận xét và giải thích:</b>


Sản lượng các sản phẩm than, dầu mỏ, điện dều tăng qua các năm:


- Từ năm 2000 - 2009 sản lượng than tăng nhanh : 32500 nghìn tấn( gấp 3,8 lần).
- Từ năm 2000 - 2009 sản lượng dầu tăng không đáng kể và có sự biến động: tăng
thêm 60 nghìn tấn. Trong đó giai đoạn 200 2005 tăng 2200nghìn tấn, cịn từ 2005
-2009 giảm 2140 nghìn tấn.


- Từ năm 2000 - 2009 sản lượng điện tăng nhanh liên tục qua các năm: 53961 triệu
kwh( gấp 3,0 lần).


Sản lượng than dầu mỏ và điện tăng là do nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng
tăng và những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành công nghiệp khai thác.


- Than khai thác nhiều và tăng nhanh nhờ vào nguồn tài nguyên sẵn có và nhu cầu
sử dụng ngày càng nhiều.


- Dầu mỏ là năng lượng thiết yếu được khai thác ở nước ta từ 1986, nhưng do trữ
lượng có hạn và hạn chế trong kỹ thuật khai thác nên sản lượng có biến động.
- Điện là ngành công nghiệp trẻ, hiện đại, nhu cầu rất lớn, phúc vụ đắc lực cho tiến
trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nên sản lượng tăng liên tục.



1,00
1,50
1.50


</div>

<!--links-->

×