Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường mầm non quận bình tân thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Ngọc Trang

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI
CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN BÌNH TÂN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phạm Thị Ngọc Trang

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI
CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN BÌNH TÂN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số

: 8140114

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. DƯ THỐNG NHẤT



Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả

PHẠM THỊ NGỌC TRANG


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
TS. Dư Thống Nhất đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện
luận văn.
Các thầy cơ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp
đỡ, hỗ trợ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên tại các trường Mầm non Hương Sen, Mầm
non Cẩm Tú, Mầm non Hoa Hồng, Mầm non Sen Hồng, Mầm non Tân Tạo, Mầm
non Hoàng Anh, Mầm non Ánh Sao ở quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh đã
cung cấp thông tin, tư liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn.
Những người thân trong gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ và hỗ trợ
tôi trong thời gian qua.
Luận văn khơng sao tránh khỏi những sơ sót, khiếm khuyết khi nghiên cứu và
biên tập. Kính mong được sự chỉ dẫn và hỗ trợ tiếp tục của quý thầy cô, và quý đồng
nghiệp.
Tác giả luận văn


PHẠM THỊ NGỌC TRANG


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN Lí HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ
TRONG

KIỂM

ĐỊNH

CHẤT

LƯỢNG

GIÁO

DỤC

Ở TRƯỜNG MẦM NON ........................................................................8
1.1. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................8
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu ở nước ngoài ...............................................................8
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu trong nước .................................................................11

1.2. Những khái niệm cơ bản ..................................................................................16
1.2.1. Kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non .....................................16
1.2.2. Tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non ........19
1.2.3. Quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục
ở trường mầm non ....................................................................................21
1.3. Lí luận về hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở
trường mầm non ..........................................................................................................24
1.3.1. Mục đích hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo
dục ở trường mầm non .............................................................................24
1.3.2. Nội dung hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo
dục ở trường mầm non .............................................................................25
1.3.3. Phương pháp thu thập minh chứng khi tổ chức hoạt động tự đánh
giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non ..................27
1.3.4. Qui trình tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường
mầm non...................................................................................................28


1.3.5. Kết quả và chu kì hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng
giáo dục ở trường mầm non .....................................................................29
1.3.6. Điều kiện tổ chức hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng
giáo dục ở trường mầm non .....................................................................30
1.4. Lí luận về quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng
giáo dục ở trường mầm non .........................................................................................32
1.4.1. Phân cấp quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng
giáo dục ở trường mầm non .....................................................................32
1.4.2. Quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục
ở trường mầm non ....................................................................................33
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí hoạt động tự đánh giá trong
kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non .....................................................37
1.5.1. Các yếu tố khách quan ..............................................................................37

1.5.2. Các yếu tố chủ quan ..................................................................................38
Tiểu kết Chương 1 .......................................................................................................40
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ
TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC
TRƯỜNG MẦM NON TẠI QUẬN BÌNH TÂN TP. HCM ............42
2.1. Khái quát về địa bàn khảo sát thực trạng .........................................................42
2.1.1. Vài nét về đặc điểm tình hình KT-XH tại Quận Bình Tân TPHCM ........42
2.1.2. Tình hình giáo dục mầm non của quận Bình Tân, Thành phố Hồ
Chí Minh ..................................................................................................43
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng và cách thức xử lí số liệu ......................................44
2.2.1. Mục tiêu khảo sát ......................................................................................44
2.2.2. Khái quát về các phương pháp nghiên cứu thực trạng .............................44
2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng
giáo dục ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân TPHCM........................48
2.3.1. Thực trạng chung về việc triển khai hoạt động tự đánh giá
trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non tại quận
Bình Tân...................................................................................................48


2.3.2. Thực trạng nhận thức về mục đích, ý nghĩa hoạt động tự đánh giá
trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường Mầm non tại
quận Bình Tân TPHCM ...........................................................................49
2.3.3. Thực trạng việc lựa chọn nội dung và thực hiện quy trình hoạt động
tự đánh giá trong kiểm định chất lượng ở trường mầm non quận
Bình Tân...................................................................................................52
2.3.4. Thực trạng việc sử dụng các phương pháp thu thập minh chứng cho
hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các
trường mầm non tại Quận Bình Tân TPHCM .........................................56
2.3.5. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV trường mầm non về quyền tự
chủ và trách nhiệm xã hội trong việc tổ chức TĐG .................................57

2.3.6. Thực trạng về kết quả tự đánh giá của CBQL, GV về các nội dung
hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các
trường mầm non tại quận Bình Tân TPHCM ..........................................60
2.4. Thực trạng quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng
giáo dục ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân TPHCM........................61
2.4.1. Thực trạng về phân cấp quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm
định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non tại quận Bình Tân
TPHCM ....................................................................................................61
2.4.2. Thực trạng về quản lí hoạt động tự đánh giá khi thực hiện hoạt động
tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm
non tại quận Bình Tân TPHCM ...............................................................62
2.4.3. Thực trạng việc lập kế hoạch hoạt động tự đánh giá trong kiểm định
chất lượng giáo dục ở các trường mầm non ............................................63
2.4.4. Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tự đánh giá
trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non ........................64
2.4.5. Thực trạng việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động tự đánh giá
trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non ........................66


2.4.6. Thực trạng việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt
động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường
mầm non...................................................................................................67
2.4.7. Thực trạng về kết quả quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định
chất lượng giáo dục ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân
TPHCM ....................................................................................................68
2.4.8. Mối tương quan giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các
chức năng quản lí .....................................................................................69
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động tự đánh giá
trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non tại Quận
Bình Tân TPHCM ..........................................................................................72

2.5.1. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan ............................................72
2.5.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan .........................................73
2.6. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng ............................................................74
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................76
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ
TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC
TRƯỜNG MẦM NON TẠI QUẬN BÌNH TÂN TPHCM ..............77
3.1. Những nguyên tắc lựa chọn biện pháp quản lí hoạt động tự đánh giá
trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non tại Quận
Bình Tân TPHCM ..........................................................................................77
3.1.1. Ngun tắc đảm bảo tính mục đích ..........................................................77
3.1.2. Nguyên tắc gắn lí luận với thực tiễn .........................................................77
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ.........................................78
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..............................................................78
3.2. Biện pháp quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng
giáo dục ở các trường mầm non tại quận Bình Tân TPHCM ........................79
3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức tập huấn cho thành viên Hội đồng TĐG về
nghiệp vụ TĐG tại nhà trường. ................................................................79


3.2.2. Biện pháp 2: Xin chủ trương của các cấp lãnh đạo về việc chi hỗ trợ
cho các cá nhân tham gia hoạt động TĐG trong KĐCLGD tại
trường MN ...............................................................................................81
3.2.3. Biện pháp 3: Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngồi
nhà trường trong việc q trình tổ chức hoạt động TĐG trong
KĐCLGD tại trường MN.........................................................................82
3.2.4. Biện pháp 4: Hiệu trưởng qui định rõ thời gian hoàn thành các đầu
việc, người phụ trách và yêu cầu cho các sản phẩm của từng đầu
việc ...........................................................................................................83
3.2.5. Biện pháp 5: Hiệu trưởng xác định tiêu chuẩn kiểm tra cho từng nội

dung hoạt động TĐG trong KĐCLGD ....................................................85
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ......................................................................87
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của biện pháp đề xuất ........................88
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm..............................................................................88
3.4.2. Nội dung, phương pháp khảo nghiệm ......................................................88
3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm ............................................................................89
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ................................................................................89
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................100
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Diễn giải

BGH

:

Ban giám hiệu

CBQL

:

Cán bộ quản lí


GD&ĐT

:

Giáo dục và Đào tạo

GV

:

Giáo viên

GDMN

:

Giáo dục mầm non



:

Hoạt động

HĐTĐG

:

Hoạt động tự đánh giá


KĐCLGD

:

Kiểm định chất lượng giáo dục

KQTH

:

Kết quả thực hiện

MĐTH

:

Mức độ thực hiện

MN

:

Mầm non

NV

:

Nhân viên


QL

:

Quản lí

TB

:

Trung bình

TĐG

:

Tự đánh giá

TPHCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

TTCM

:

Tổ trưởng chun môn



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm 7 trường được khảo sát ............................................................44
Bảng 2.2. Số lượng CBQL, GV, nhân viên tham gia khảo sát .................................45
Bảng 2.3. Số năm công tác .......................................................................................45
Bảng 2.4. Số năm làm CBQL ...................................................................................45
Bảng 2.5.

Số năm tham gia công tác TĐG trong KĐCLGD ở các trường
mầm non ...................................................................................................45

Bảng 2.6. Bảng trung bình các mức độ theo thang đo 4 bậc ....................................47
Bảng 2.7. Kết quả hệ số tin cậy Cronbach's Alpha (α) của các thang đo .................48
Bảng 2.8. Thực trạng triển khai hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất
lượng giáo dục ..........................................................................................48
Bảng 2.9. Kết quả nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tự đánh giá
trong kiểm định chất lượng giáo dục .......................................................49
Bảng 2.10. Kết quả nhận thức về ý nghĩa của hoạt động tự đánh giá trong kiểm
định chất lượng giáo dục trường mầm non ..............................................50
Bảng 2.11. Kết quả nhận thức về mục đích của hoạt động tự đánh giá trong
kiểm định chất lượng giáo dục ở trường mầm non ..................................50
Bảng 2.12. Những nội dung thực hiện TĐG trong KĐCLGD ...................................53
Bảng 2.13. Quy trình thực hiện tự đánh giá trong kiểm định chất lượng...................54
Bảng 2.14. Phương pháp thu thập minh chứng cho hoạt động tự đánh giá ...............56
Bảng 2.15. Kết quả nhận thức của CBQL, GV, NV về quyền tự chủ trong việc
tổ chức TĐG .............................................................................................57
Bảng 2.16. Kết quả nhận thức của CBQL, GV, NV về trách nhiệm xã hội trong
việc tổ chức TĐG .....................................................................................58
Bảng 2.17. Kết quả thực hiện các nội dung hoạt động tự đánh giá ở các trường

mầm non ...................................................................................................60
Bảng 2.18. Tầm quan trọng của công tác quản lý họat động TĐG ............................62
Bảng 2.19. Mức độ thực hiện chức năng lập kế hoạch trong hoạt động TĐG ...........63
Bảng 2.20. Mức độ thực hiện chức năng tổ chức trong hoạt động TĐG ...................64
Bảng 2.21. Mức độ thực hiện chức năng chỉ đạo trong hoạt động TĐG ...................66


Bảng 2.22. Mức độ thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá trong hoạt động
TĐG..........................................................................................................67
Bảng 2.23. Kết quả quản lý hoạt động TĐG trong kiểm định chất lượng
giáo dục ở các trường mầm non ...............................................................68
Bảng 2.24. Tương quan Pearson về tính cần thiết của chức năng quản lí ..................69
Bảng 2.25. Tương quan Pearson giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện
các chức năng quản lí ...............................................................................70
Bảng 2.26. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan ............................................72
Bảng 2.27. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan ........................................73
Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL, GV, NV về tính cần thiết của các giải pháp
liên quan đến HĐ TĐG trong KĐCLGD ở trường Mầm non..................89
Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp liên quan đến quản lí hoạt
động TĐG trong KĐCLGD .....................................................................91


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các thành tố cơ bản tạo nên chất lượng giáo dục ..................................... 17
Sơ đồ 1.2. Các thành tố trong quản lí. ........................................................................ 21
Sơ đồ 1.3. Vịng trịn quản lí P-D-C-A ....................................................................... 23


1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nâng cao chất lượng giáo dục là yêu cầu cấp bách, đồng thời là vấn đề được
quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục và của toàn xã hội. Đối với cấp mầm non thì
đây là vấn đề được quan tâm hơn bao giờ hết vì tầm quan trọng của nó với sự nghiệp
phát triển đất nước nói chung, sự nghiệp giáo dục nói riêng và sự nghiệp của chính
con em mỗi gia đình. Do đó, người ta hay nhìn vào chất lượng đội ngũ, chất lượng cơ
sở vật chất, chất lượng đầu vào và chất lượng đầu ra của một trường để ra quyết định
có nên cho con cái vào trường đó học hay không; dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt
giữa các trường học về chất lượng giáo dục. Mọi hoạt động giáo dục được thực hiện
đều hướng tới mục đích góp phần đảm bảo, nâng cao chất lượng giáo dục. Từ những
yêu cầu thực tiễn trên, đã có rất nhiều những quy định của nhà nước về việc nâng cao
chất lượng giáo dục của trường mầm non.
Thực hiện theo Luật Giáo dục (2019) số 43/2019/QH14 của Chính Phủ quy
định về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non “bảo đảm phù hợp với sự phát
triển tâm sinh lý của trẻ em; hài hịa giữa bảo vệ, chăm sóc, ni dưỡng với giáo dục
trẻ em; phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ;
tơn trọng sự khác biệt; phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu học.
[Luật Giáo dục (2019)]. Cùng với đó, Cơng văn số 5942/BGDĐT-QLCL ngày
28 tháng năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về công tác tự đánh giá
trong trường mầm non, với mục tiêu“Xác định trường mầm non đáp ứng mục tiêu
giáo dục trong từng giai đoạn; lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao
chất lượng các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường;
thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất
lượng của nhà trường; để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không
công nhận trường mầm non đạt kiểm định chất lượng giáo dục”. Đồng thời, mục tiêu
của công tác tự đánh giá sẽ giúp “Khuyến khích đầu tư và huy động các nguồn lực
cho giáo dục, góp phần tạo điều kiện đảm bảo cho nhà trường không ngừng nâng cao
chất lượng, hiệu quả giáo dục; để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, công nhận
hoặc không công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia”.



2

Tự đánh giá chất lượng giáo dục ở trường mầm non là một trong những công
đoạn đầu tiên trong tổng thể các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; phản ánh
tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chủ thể đối với hoạt động giáo dục. Đồng thời
thông qua tự đánh giá chất lượng giáo dục để phát hiện những ưu điểm và hạn chế, từ
đó phát huy và điều chỉnh trong quá trình giáo dục phù hợp với tơn chỉ mục đích và
nâng cao chất lượng giáo dục của cơ sở, tạo điều kiện cho các bước kiểm định, đánh
giá chất lượng tiếp theo. Kiểm định chất lượng là một mắt xích trong q trình đảm
bảo chất lượng giáo dục “Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm
xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà
trường và cơ sở giáo dục khác. Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện
định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định
chất lượng giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát” (Điều 17,
Luật Giáo dục (2005). Đồng thời, công tác quản lí hoạt động tự đánh giá cũng là một
nhiệm vụ quan trọng, trong đó nhấn mạnh vai trị của Hiệu trưởng trường mầm non
ra quyết định thành lập Hội đồng TĐG. Số lượng thành viên, thành phần tham gia và
nhiệm vụ của Hội đồng TĐG theo quy định tại Điều 24 và 25 Thông tư số
19/2018/TT-BGDĐT “Lập kế hoạch tự đánh giá; thu thập, xử lý và phân tích các
minh chứng; viết báo cáo tự đánh giá; bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá khi cơ
quan quản lý trực tiếp yêu cầu; công bố báo cáo tự đánh giá; lưu trữ cơ sở dữ liệu về
tự đánh giá của nhà trường” (Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT).
Như vậy, kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá cơ sở giáo dục;
bao gồm tự đánh giá và đánh giá ngoài để xác định mức độ cơ sở giáo dục đáp ứng
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và việc công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của cơ quan quản lí nhà nước. Trong đó, tự đánh
giá của cơ sở giáo dục là khâu đầu tiên trong quy trình kiểm định chất lượng giáo
dục. Đó là q trình nhà trường tự tổ chức kiểm tra đánh giá, tự xem xét, dựa trên cơ

sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Nội
dung của q trình đó là tự xem xét, tự đánh giá về hiện trạng và hiệu quả các hoạt
động giáo dục. Từ đó, có kế hoạch đổi mới cơng tác quản lí, nâng cao chất lượng
giáo dục đáp ứng các tiêu chí giáo dục. Tuy nhiên, thực tiễn cơng tác quản lí tự đánh


3

giá trong kiểm định chất lượng giáo dục nói chung và quản lí tự đánh giá trong kiểm
định chất lượng giáo dục trường mầm non nói riêng tại thành phố Hồ Chí Minh bên
cạnh những thuận lợi, thì việc thực hiện cơng tác này vẫn cịn nhiều hạn chế trên các
bình diện về chính sách kiểm định, cơ chế, phát triển đội ngũ chuyên gia, sự đồng
thuận của các cơ sở giáo dục và của xã hội đối với công tác kiểm định chất lượng
giáo dục. Tại quận Bình Tân việc triển khai, thực hiện công tác này đã đạt được kết
quả tích cực. Tuy nhiên, việc tự đánh giá cịn nhiều khó khăn, mà phần lớn do nhiều
người đang hiểu theo nhiều cách khác nhau và sự bất cập về quản lí trong q trình
thực hiện tự đánh giá. Vì vậy, để nhiệm vụ này đạt hiểu quả cao và thúc đẩy cho việc
nâng cao chất lượng giáo dục trường mầm non, thì vai trị của cơng tác quản lí hoạt
động tự đánh giá trong kiểm định cần phải nghiên cứu và làm rõ hơn.
Xuất phát từ những lí do trên, đề tài: “Quản lí hoạt động tự đánh giá trong
kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non quận Bình Tân TP. Hồ Chí
Minh” được lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc nghiên cứu lí luận và xác định thực trạng hoạt động tự đánh giá
trong kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường mầm non Quận Bình Tân TP. Hồ
Chí Minh đề tài đề xuất và khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của một số biện pháp
quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại địa bàn trên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục bậc mầm
non.

Đối tượng nghiên cứu: Quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất
lượng giáo dục ở các trường mầm non Quận Bình Tân TP. Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết khoa học
Thực tiễn cơng tác quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng
giáo dục của các trường mầm non trên địa bàn Quận Bình Tân TP. Hồ Chí Minh cịn
hạn chế về việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện. Nếu khảo sát tồn diện thực trạng
cơng tác quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục sẽ có cơ


4

sở đề xuất một số biện pháp để cải tiến hiệu quả quản lí hoạt động tự đánh giá tại các
trường mầm non.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định
chất lượng giáo dục tại các trường mầm non.
- Khảo sát thực trạng về công tác quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định
chất lượng giáo dục ở các trường mầm non quận Bình Tân Tp. Hồ Chí Minh.
- Đề xuất các biện pháp quản lí nhằm cải tiến chất lượng quản lí hoạt động tự
đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non Quận Bình Tân
Tp. Hồ Chí Minh.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu về cơng tác quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm
định chất lượng giáo dục của chủ thể QL là hiệu trưởng theo quy định của Bộ giáo
dục về kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non quận Bình Tân TP. Hồ
Chí Minh.
- Đối tượng: Khảo sát CBQL, GV, NV là thành viên Hội đồng TĐG ở các
trường mầm non quận Bình Tân TP. Hồ Chí Minh. Bao gồm: 7 trường mầm non
cơng lập ở Quận Bình Tân đã thực hiện TĐG (Mầm non Cẩm Tú, Mầm non Hương
Sen, Mầm non Hoa Hồng, Mầm non Hoàng Anh, Mầm non Tân Tạo, Mầm non Sen

Hồng, Mầm non Ánh Sao).
- Thời gian khảo sát thực trạng: từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020.
7. Phương pháp luận nghiên cứu
7.1. Cơ sở phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Hoạt động tự đánh giá ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân TPHCM được
xem xét là một hệ thống với các yếu tố hợp thành có liên hệ với nhau: mục tiêu, chủ
thể, nội dung, qui trình, kết quả tự đánh giá.
Quản lí hoạt động tự đánh giá ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân
TPHCM được xem xét là một hệ thống và hệ thống ấy được hợp thành bởi các yếu tố
chủ thể QL, mục tiêu QL, nội dung QL, chức năng QL, phương pháp QL, công cụ


5

QL, đối tượng QL, kết quả QL. Các yếu tố hợp thành hệ thống ấy phải được đặt
trong mối quan hệ với nhau. Chủ thể QL thực hiện các nội dung, chức năng QL bằng
cách sử dụng các phương pháp QL và công cụ QL tác động trực tiếp lên đối tượng
QL nhằm đạt được những mục tiêu QL đã đề ra.
7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Quan điểm lôgic được chúng tôi vận dụng vào việc sắp xếp cấu trúc của đề tài
theo lơgic nghiên cứu: lí luận được lấy làm nền tảng và soi đường cho việc nghiên
cứu thực tiễn; để tài chứa đựng câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết là câu trả lời có tính
chất phỏng đốn cho câu hỏi đó; việc nghiên cứu thực trạng nhằm tìm kiếm bằng
chứng để chứng minh cho giả thuyết; nếu giải quyết được chứng minh, giả thiết sẽ
trở thành kết luận của đề tài.
Quan điểm lịch sử được chúng tơi vận dụng để đánh giá thực trạng trong hồn
cảnh hiện tại. Thực trạng quản lí hoạt động tự đánh giá được nghiên cứu trong q
trình phát triển của nó.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn

Đề tài này dựa trên căn cứ thực tiễn quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm
định chất lượng giáo dục ở các trường mầm non quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh để
khảo sát và thơng qua khảo sát chúng tơi nhận thấy cịn nhiều hạn chế. Chúng tôi tập
trung khảo sát thực trạng quản lí hoạt động tự đánh giá của CBQL, GV là thành viên
hội đồng TĐG, GV tham gia hoạt động tự đánh giá ở các trường mầm non Quận
Bình Tân Tp. Hồ Chí Minh. Qua đó, đề ra các biện pháp nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả của cơng tác quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo
dục ở các trường mầm non.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại và hệ thống
hóa các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong và ngồi nước liên quan đến quản lí hoạt
động tự đánh giá ở trường mầm non, lí luận về quản lí, lí luận về quản lí hoạt động tự
đánh giá ở trường mầm non nhằm xác lập cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu.


6

7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
*Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích: Thu thập thơng tin làm rõ thực trạng quản lí HĐTĐG trong
KĐCLGD tại các trường mầm non ở quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nội dung bảng hỏi: Dự kiến phiếu hỏi với hệ thống các câu hỏi kín và các
câu hỏi mở dành riêng cho từng đối tượng CBQL, GV và NV gồm các phần:
+ Thực trạng tổ chức hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường MN tại
quận Bình Tân TPHCM;
+ Thực trạng quản lí HĐTĐG trong KĐCLGD ở các trường mầm non tại quận
Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí HĐTĐG trong
KĐCLGD ở các trường mầm non tại quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đối tượng khảo sát: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, GV, NV tham gia hoạt
động TĐG tại các trường mầm non ở quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh.
- Cách thực hiện: Thiết kế và sử dụng bảng hỏi dành cho đối tượng là CBQL,
GV, NV là thành viên Hội đồng TĐG của trường.
*Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: Thu thập thơng tin về đối tượng nghiên cứu để làm minh chứng và
bổ sung vào kết quả nghiên cứu thực trạng.
- Nội dung: Sử dụng các câu hỏi mở liên quan đến hoạt động tự đánh giá và
quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại trường
mầm non.
- Khách thể phỏng vấn sâu: là thành viên hội đồng tự đánh giá. Tổng số khách
thể phỏng vấn là 10 người; trong đó gồm 6 cán bộ quản lý, 2 giáo viên và 2 nhân
viên tham gia hội đồng tự đánh giá.
- Hình thức phỏng vấn sâu: chúng tôi áp dụng phỏng vấn gián tiếp thông qua
thư điện tử, nội dung câu hỏi gửi qua thư điện tử, kết quả được lưu lại bằng văn bản.
*Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
- Mục đích: Thu thập thơng tin về đối tượng nghiên cứu để làm minh chứng và
bổ sung vào kết quả nghiên cứu thực trạng.


7

- Nội dung: Các sản phẩm cần nghiên cứu: Kế hoạch TĐG của 6 trường mầm
non ở Quận Bình Tân; Báo cáo TĐG của 6 trường mầm non ở Quận Bình Tân.
- Cách thức thực hiện: Liên hệ các trường khảo sát, tiến hành nghiên cứu các
sản phẩm của các trường khảo sát, ghi nhận kết quả vào biên bản.
7.2.3. Phương pháp xử lí dữ liệu
*Phương pháp xử lí dữ liệu định lượng
- Mục đích: Xử lí và phân tích thông tin được thu thập nhằm đánh giá về mặt
định lượng, đảm bảo độ tin cậy của các kết quả thu được.

- Nội dung: Số liệu về thực trạng quản lí HĐTĐG trong KĐCLGD ở các trường
mầm non tại quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh.
- Cách thực hiện: Nhập liệu vào Phần mềm R, tính tốn, phân tích thống kê mơ
tả và phân tích thống kê suy luận các số liệu sau khi thu thập được từ việc nghiên cứu
thực trạng, nghiên cứu thực nghiệm quản lí HĐTĐG trong KĐCLGD ở các trường
mầm non tại quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh.
*Phương pháp xử lí dữ liệu định tính
- Mục đích: Xử lí và phân tích thơng tin được thu thập nhằm đánh giá về mặt
định tính, đảm bảo độ tin cậy của các kết quả thu được.
- Nội dung: Các thông tin thu được về thực trạng quản lí HĐTĐG trong
KĐCLGD ở các trường mầm non tại quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh.
- Cách thực hiện: Mã hóa dữ liệu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dụng chính của luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất
lượng giáo dục ở trường mầm non.
Chương 2. Thực trạng quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng
giáo dục ở trường mầm non Quận Bình Tân TPHCM
Chương 3. Biện pháp quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng
giáo dục ở trường mầm non Quận Bình Tân TPHCM.


8

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ
ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu ở nước ngồi

Đến nay, các cơng trình nghiên cứu về quản lí chất lượng, KĐCLGD và TĐG
chất lượng giáo dục phổ biến của các tác giả trên thế giới, gồm:
“A knowledge management perspctive on Art Education” đã thể hiện mục đích:
nghiên cứu các loại kiến thức các nguồn kiến thức, quy trình kiến thức, cũng như các
yếu tố ảnh hưởng đến các quy trình của giáo dục bậc đại học. Nghiên cứu được thực
hiện bằng cách sử dụng một phương pháp nghiên cứu các trường hợp diễn giải tại
Singapore với phương pháp phỏng vấn các bên liên quan khác nhau của cộng đồng
giáo dục, việc thực hiện các quan sát tại chỗ đã được thực hiện tại 19 sự kiện giáo
dục khác nhau các loại kiến thức ở bậc giáo dục Đại học tại Singapore không phân
biệt giáo dục Đại học hệ chính quy hay hệ vừa làm vừa học, chương trình tuy có
khác biệt nhưng nội dung và hàm lượng kiến thức khơng có sự khác biệt. Nguồn tri
thức chung là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến chất lượng giáo dục. Các yếu tố
ảnh hưởng đó là: hệ thống giáo dục Singapore cạnh tranh cao; cơ chế quản lí và
chính sách; các giá trị và lợi ích cá nhân; khối lượng công việc và năng lực thực sự
của giáo viên (Alton Y.K. Chua, 2011).
Fariba Damirchilia và Masomeh Tajarib với mục đích của nghiên cứu về mối
quan hệ giữa chương trình giảng dạy, nội dung chương trình, phương pháp đánh giá,
phương pháp giảng dạy, cung ứng thiết bị công nghệ và chất lượng giáo dục bậc đại
học đã cho ra tác phẩm “Explaining Internal Factors effective on Education Quality
Improvement Based on Views of Students from Zanjan Azad Universities” từ đó giải
thích các yếu tố nội bộ có ảnh hưởng đến sự cải thiện và thúc đẩy chất lượng giáo
dục từ quan điểm của học viên tại các trường đại học Zanjan Azad (Fariba
Damirchilia, Masomeh Tajarib, 2011).
Trong suốt quá trình nghiên cứu “ Publicly Provided Education”, Eric A.
Hanushek đã đề cao việc chi tiêu công trong giáo dục, và nguồn này được sử dụng

v


9


với sự cam kết về chất lượng. Ông đã chứng minh được rằng: giáo dục có ảnh hưởng
mạnh mẽ vào sức mạnh và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia. Do đó, mà
việc cung cấp giáo dục ở mọi bậc học là một hoạt động thuộc khu vực nhà nước. Nền
kinh tế quốc gia sẽ phát triển nếu đảm bảo một nền giáo dục thích hợp và được xếp
trong danh mục các hoạt động ưu tiên của quốc gia để cung cấp cho sự an toàn, an
ninh và phát triển cho các công dân của họ. Và, giống như các lĩnh vực ưu tiên cơ
bản khác các chính phủ khơng chỉ cung cấp một phần lớn kinh phí cho các trường
học, mà cịn phải thường xun quản lí, giám sát, đánh giá hiệu quả các hoạt động
của các trường học. Kết quả đầu ra của trường học được gọi là số lượng và chất
lượng giáo dục sẽ là những đóng góp to lớn vào thu thập và phúc lợi của các cá nhân
người học. Từ đó sẽ có nhiều ảnh hưởng tích cực đến đời sống văn hóa, xã hội và sự
phồn thịnh quốc gia thơng qua sự đóng góp của người học cho nền kinh tế. Cuối
cùng Eric A. Hanushek cho rằng việc đầu tư cho giáo dục, bất kể ở đâu do thành
phần nào cung cấp thì vấn đề chất lượng giáo dục, chất lượng đầu ra vẫn phải được
đặt lên hàng đầu (Eric A. Hanushek, 2010).
Peter Materu (Peter Materu, 2008), một chuyên gia giáo dục cấp cao trong phát
triển con người khu vực châu phi, cơng trình nghiên cứu “Quality Assurance
Practices in Higher Education in Africa” của ông đã khẳng định: các tổ chức giáo
dục đại học đóng vai trị then chốt trong sự phát triển của các quốc gia. Giáo dục đại
học được hầu hết các quốc gia thừa nhận tầm quan trọng bởi nó tạo ra kiến thức động lực chính của phát triển kinh tế tồn cầu. Vì vậy, nó được nhiều quốc gia đầu tư
rất quan tâm đúng mực. Một cách để đảm bảo rằng giáo dục đại học có chất lượng là
sự quan tâm của xã hội, sự đầu tư thích đáng của các ban ngành. Mặt khác sự phát
triển kinh tế, xã hội, phong cách, thị hiếu và điều kiện kinh tế xã hội cũng có ảnh
hưởng lớn đến chất lượng giáo dục. Theo đó, giải pháp mà cơ quan đảm bảo chất
lượng giáo dục châu Phi đưa ra là nhất thiết xã hội nào cũng cần phải thành lập cơ
quan đảm bảo chất lượng giáo dục độc lập với các cơ sở đào tạo và kết quả hoạt động
của các cơ sở đào tạo sẽ được đánh giá bằng các tổ chức bên ngoài, các trường đại
học sẽ đào tạo sinh viên còn các tổ chức độc lập khác sẽ kiểm tra, đánh giá. Do đó,
buộc các trường phải tự đảm bảo chất lượng sản phẩm của họ là những sinh viên ra

trường được xã hội và thế giới công nhận.
v


10

Trong “The role of educational quality and quantity in the process of economic
Development”, Institute of Intentional Economic, Spain, đã phát triển một lí thuyết
về đầu tư vốn con người để nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng trường học hệ đại
học đối với tăng trưởng kinh tế. Tác giả đã nghiên cứu và trình bày một mơ hình
quyết định học của học viên dẫn đến kết quả tăng trưởng từ sự tích lũy vốn vật chất
và con người. Đồng thời Amparo Castello-Climenta và Ana Hidalgo-Cabrillanab đề
xuất một giải pháp, trong đó cho phép chúng ta xác định cơ chế tại nơi làm việc và
cung cấp một lí thuyết nền tảng để kiểm tra kết quả thực nghiệm về chất lượng giáo
dục liên quan mãnh liệt đến tăng trưởng kinh tế. Lí thuyết của Amparo CastelloClimenta và Ana Hidalgo-Cabrillanab đã dựa trên các giả định sau: Đầu tiên, chất
lượng hệ thống giáo dục là ngoại sinh và được thúc đẩy bởi lợi nhuận về việc cung
cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao. Thứ hai, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
đào tạo là vô cùng đa dạng và không đồng nhất. Thứ ba, mỗi cá nhân trước khi quyết
định chọn trường đại học được giả định có những kỹ năng cơ bản được giảng dạy
trong trường tiểu học, trung học trước đó. Mọi người có thể lựa chọn để tiếp tục giáo
dục đại học của họ, nhưng quyết định này đòi hỏi sự đầu tư các nguồn lực cá nhân và
việc chi tiêu tiền bạc vào một trường đại học. Theo đó, Amparo Castello-Climenta và
Ana Hidalgo-Cabrillanab tập trung nghiên cứu và việc đầu tư để phát triển giáo dục
chất lượng cao (Amparo Castello-Climenta và Ana Hidalgo-Cabrillanab, 2011).
Gerry McNamara, Joe O’Hara (Gerry McNamara, Joe O’Hara, 2008),
Alexander Bilcik và Jozef Kadnar (Alexander Bilcik và Jozef Kadnar, 2011); Nada
Pozar Matijasic, Mateja … đều chỉ ra tầm quan trọng của tự đánh giá trong quản lí
chất lượng trường trung học; những vấn đề cần đánh giá trong trường học.
Alexander Bilcik và Jozef Kadnar đã luận bàn, trình bày, phân tích làm rõ về
q trình tự đánh giá, về một số quy định tự đánh giá trong trường trung học. Cuốn

sách Chỉ dẫn đánh giá và đảm bảo chất lượng trong trường trung học (Scottish
Qualifications Authority, 1999), đã nêu ra trình tự các bước của quá trình tự đánh giá
và tự điều tiết. Nghiên cứu của các nhà khoa học và tài liệu nói trên đã chỉ ra điểm
bắt đầu của quá trình tự đánh giá ở các nhà trường (Alexander Bilcik và Jozef
Kadnar, 2011).
v


11

Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá; quyền tự chủ và trách nhiệm xã
hội đối với việc tự đánh giá ở trường trung học đã được Gerry McNamara, Joe
O’Hara (Gerry McNamara, Joe O’Hara, 2008) và các nhà kiểm định chất lượng giáo
dục Scotlen (Scottish Qualifications Authority, 1999) đưa ra.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu trong nước
Các công trình nghiên cứu về quản lí chất lượng, KĐCLGD và TĐG chất lượng
giáo dục tiêu biểu của các tác giả trong nước hiện nay, gồm:
Phạm Thành Nghị (Phạm Thành Nghị,2000, 2013); Phạm Sỹ Tiến (Phạm Sỹ
Tiến, 2008) đưa ra quan niệm của mình về chất lượng và một số khái niệm khác có
liên quan đến chất lượng như đánh giá, kiểm tốn; kiểm định chất lượng giáo dục…
thơng qua việc hệ thống hóa lại một số quan niệm trên thế giới.
Những cơ sở lí luận khoa học về đảm bảo chất lượng, về các cách tiếp cận đảm
bảo chất lượng trên thế giới; về các mơ hình, ngun tắc, lĩnh vực quản lí chất lượng
trong trường học đã được nhiều tác giả cung cấp như Nguyễn Đức Chính cùng các
cộng sự (2002); Nguyễn Kim Dung (Nguyễn Kim Dung, 2008), Đặng Thành Hưng
(Đặng Thành Hưng, 2004); Phạm Thành Nghị (Phạm Thành Nghị, 2000, 2013).
Trên cơ sở phân tích các vấn đề lí luận về quản lí chất lượng, hệ thống thơng tin
quản lí, Nguyễn Trung Kiên đã đưa ra các luận cứ khoa học để đề xuất hệ thống quản
lí chất lượng cử nhân sư phạm trong Đại học đa ngành, đa lĩnh vực theo tiếp cận
quản lí chất lượng tổng thể và ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lí chất

lượng đào tạo, theo đó đề xuất các giải pháp nhằm triển khai hệ thống quản lí chất
lượng đã được đề xuất. Đề xuất các giải pháp triển khai vận hành hệ thống quản lí
chất lượng đào tạo hệ cử nhân sư phạm theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể và
ứng dụng công nghệ thông tin trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực. Xây dựng và
chuẩn hóa các quy trình quản lí chất lượng, xây dựng hệ thống tin học, hệ thống
thơng tin quản lí đồng bộ hỗ trợ hiệu quả cơng tác quản lí chất lượng. Luận án được
nghiên cứu sẽ có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ
cán bộ quản lí ở trường đại học Giáo dục nói riêng và các trường đại học nói chung.
Đề xuất quy trình hóa, đề xuất triển khai tin học hóa các quy trình thủ tục góp phần

v


12

bảo đảm và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo hệ cử nhân sư phạm trong Đại
học đa ngành đa lĩnh vực (Nguyễn Trung Kiên, 2014).
Nguyễn Lộc cho rằng các nước Châu Âu sử dụng hệ thống đánh giá chất lượng
gồm hai yếu tố: yếu tố tác động và yếu tố kết quả với trọng số bằng nhau là 50%. Hai
yếu tố này bao gồm chín thành phần cụ thể: lãnh đạo, quản lí, con người, chính sách
và chiến lược, nguồn lực, q trình, hài lịng của nhân viên, hài lòng của phụ huynh
tác động xã hội và thành tích (Nguyễn Lộc, 2009).
Phạm Minh Hạc và cộng sự khẳng định giáo dục đương nhiên nằm trong hệ
thống xã hội nên luôn tương tác, chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện phát triển
kinh tế, xã hội trong nước: Quá trình hội nhập quốc tế; cơ chế thị trường, thu nhập
dân cư; đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, truyền thống xã hội, và đương nhiên
sự quan tâm của xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục đào tạo (Phạm
Minh Hạc, 2002).
Nguyễn Văn Tuấn (Nguyễn Văn Tuấn, 2008), “Tiêu chuẩn chất lượng giáo
dục”, nghiên cứu của tác giả đã nêu ra các yếu tố đánh giá chất lượng giáo dục đại

học của một số trường đại học trên thế giới. Với môi trường đại học, tác giả đưa ra
chỉ tiêu đánh giá với các chữ số khác nhau, được thể hiện qua một số tiêu chí: tiêu
chí theo cơng trình nghiên cứu; số sinh viên tốt nghiệp, cơ sở vật chất và chất lượng
giáo viên; tỉ lệ cựu sinh viên đóng góp vào ngân quỹ nhà trường; chất lượng giáo
dục; quy mô sinh viên, tài chính, thư viện học tập, tiêu chí điểm chuẩn học tập, tỉ lệ
sinh viên và năng lực giáo viên.
Việc vận dụng mơ hình AUN (Asean University Network) – QA ( Quality
Assesment), sử dụng bộ tiêu chuẩn AUN-QA vào đánh giá cấp trường cấp chương
trình cho các trường đại học ở Việt Nam đã được Nguyen Thanh Trong và Mai Thi
Huyen Trang đưa ra một vài nhận định rằng chất lượng trong giáo dục đại học không
đơn giản là khái niệm một chiều về chất lượng học thuật mà là một khái niệm đa
chiều, là hệ thống quan điểm về nhu cầu và sự mong đợi của các bên liên quan. Nó
bao quát tất cả các chức năng và hoạt động của việc đánh giá chất lượng đào tạo đại
học: hoạt động giảng dạy và chương trình giáo dục, hoạt động nghiên cứu và học
thuật, đội ngũ giảng viên, nhân viên, học viên,tòa nhà học tập, cơ sở vật chất, trang
v


×