Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

SKKN: Sử dụng sơ đồ grap trong dạy học tiếng Việt ở THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 41 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013

Sử dụng sơ đồ grap trong dạy học tiếng Việt
ở trung học phổ thơng

Đỗ Thị Minh Hiếu

-1-

Trường THPT Khối Châu


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013
PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong cơng tác giảng dạy nói chung, dạy Ngữ văn nói riêng, vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học theo nguyên lí coi người học là trung tâm của q trình dạy học
đang địi hỏi một cách cấp thiết nhất là trong thời đại ngày nay. Bản chất của q trình
dạy học này chính là phát huy cao độ tính tích cực, tự giác, độc lập, sáng tạo của người
học. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định đổi mới phương pháp bắt đầu từ đổi mới tư duy, “
nâng cao phẩm chất tư duy: cái gốc của mọi vấn đề”. Theo Nguyễn Đình Chú, nâng cao
phẩm chất tư duy là nâng cao trình độ tư duy trừu tượng ( tư duy lơ gích, tư duy hệ thống)
và nâng cao trình độ tư duy triết học. Đây là hai năng lực, phẩm chất tư duy có liên quan
mật thiết với nhau. Có nghĩa là muốn q trình dạy học đạt hiệu quả cao, cần đổi mới
phương pháp dạy học. Muốn đổi mới phương pháp dạy học, cách thức học cần bắt đầu từ
việc đổi mới tư duy.
Thực tế cho thấy, hiện nay nhiều học sinh chưa chủ động học tập, kiến thức nắm
không chắc chắn do chưa chú trọng đến việc rèn kĩ năng tư duy. Bởi vậy nhiệm vụ của
giáo viên là cần giúp các em có được phương pháp học tập khoa học, và đạt hiệu quả.
Chương trình học mơn Ngữ văn của học sinh phổ thơng những năm gần đây có
nhiều đổi mới. Chương trình được xây dựng như một chỉnh thể văn hố mở, nhìn chung


nhấn mạnh đến cả ba phương diện: về tri thức xã hội và nhân văn, về kĩ năng và về giáo
dục tình cảm thẩm mĩ. Mối quan hệ hữu cơ giữa hiểu biết, kĩ năng và thái độ đã được coi
trọng. Nhận thức về bản chất và vị trí mơn Ngữ văn được xác định rõ ràng hơn. Sách giáo
khoa đã chú trọng đến việc gắn kết phần đọc văn với tiếng Việt và làm văn; đặc biệt yêu
cầu dạy học văn tích hợp nội dung với các môn học khác.
Dạy học sinh nắm bắt những kiến thức về ngơn ngữ nói chung và tiếng Việt nói
riêng trên cơ sở những kiến thức đã học ở trung học cơ sở, nhằm hình thành và nâng cao
những kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về những yêu cầu của việc sử
dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong giao tiếp, đặc biệt là rèn kỹ năng sử dụng có hiệu quả các
loại phong cách ngơn ngữ là cơng việc của người giáo viên dạy Ngữ văn. Trong đó mục
tiêu nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Việt khi nói, khi viết, và năng lực phân tích lĩnh hội
văn bản khi nghe, khi đọc. Những kỹ năng này được luyện tập, củng cố năng cao qua các
hoạt động thực hành. Đồng thời với các kỹ năng ngôn ngữ là các kỹ năng nhận thức, tư
duy cũng được phát triển và hoàn thiện. Ngoài ra kiến thức và kỹ năng có trong phần
tiếng Việt cịn giúp học sinh có điều kiện thuận lợi để học tập những môn học khác trong
đó có ngoại ngữ. Đây quả thực là việc làm quan trọng, khó khăn, địi hỏi sự cơng phu,
niềm đam mê của người dạy mơn học này.
Qua việc tìm hiểu về sơ đồ grap và sơ đồ tư duy của Tony Buzan, tơi thấy vai trị,
tác dụng lớn của nó trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Đặc biệt là có thể sử dụng
sơ đồ vào nhiều mơn học, bài học đạt hiệu quả cao. Mấy năm qua tôi đã ứng dụng sơ đồ

Đỗ Thị Minh Hiếu

-2-

Trường THPT Khoái Châu


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013
tư duy vào việc giảng dạy môn ngữ văn và thấy phương pháp này có thể khắc phục được

tình trạng học sinh học thụ động, máy móc, thiếu tính hệ thống, kém tính hiệu quả. Cụ thể
như sau:
+ Năm học 2009 -2010 tôi đã tổng kết kinh nghiệm : “ Ứng dụng sơ đồ tư duy vào
việc đọc hiểu các bài văn nghị luận trong chương trình phổ thơng” , được SGD & ĐT
Hưng Yên xếp loại C
+ Năm học 2010 - 2011 tôi đã tổng kết kinh nghiệm “ Phương pháp dạy làm văn
nghị luận từ ứng dụng sơ đồ tư duy của Tony Buzan” , được SGD & ĐT Hưng Yên xếp
loại B.
+ Năm học 2011 - 2012 tôi đã tổng kết kinh nghiệm: “ Nâng cao năng lực đọc
hiểu văn bản theo hướng đánh giá của PISA từ ứng dụng sơ đồ tư duy trong giờ học
Ngữ văn cấp trung học phổ thông.” được SGD & ĐT Hưng Yên xếp loại B.
Nay tôi tiếp tục tổng kết kinh nghiệm giảng dạy này trong đề tài: “Sử dụng sơ đồ
grap trong dạy học tiếng Việt ở trung học phổ thông.” nhằm giúp các em có phương
pháp tư duy khoa học chính xác và có hệ thống, từ đó mà ứng dụng vào việc học Tiếng
Việt, sử dụng tiếng Việt và nhiều phương diện của cuộc sống. Đồng thời làm tư liệu phục
vụ thiết thực hơn nữa cho công tác giảng dạy của tôi ở trường THPT trong những năm
học tới. Theo tôi, phương pháp này đáp ứng được mục tiêu đổi mới dạy học mà sự nghiệp
phát triển giáo dục nước nhà đang địi hỏi.

II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Qua việc tìm hiểu đặc điểm của Tiếng Việt.
Tìm hiểu sơ đồ grap và tư duy.
Căn cứ vào tình hình thực tế của quá trình giảng dạy như :
- Chương trình học Tiếng Việt của học sinh phổ thông.
- Đối tượng học sinh và thực trạng việc học Tiếng Việt, sử dụng của các
em.
- Đặc điểm bài học.
Người viết sẽ tìm phương pháp: dạy học sinh ứng dụng sơ đồ grap trong học tiếng Việt
ở trung học phổ thông” nhằm giúp học sinh rèn thói quen tư duy hệ thống, mạch lạc, rõ
ràng, từ đó mà học tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt có hiệu quả cao hơn.


III/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Với dung lượng của một đề tài nhỏ, để bài viết có sự tập trung, tơi sẽ đi sâu tìm hiểu
một số dạng bài dạy tiếng Việt, tìm cách sơ đồ hoá các dạng bài này theo phương pháp

Đỗ Thị Minh Hiếu

-3-

Trường THPT Khoái Châu


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013
lập bản đồ tư duy của Tony Buzan và sử dụng sơ đồ grap nhằm hướng dẫn học sinh
cách học tiếng Việt mà theo tôi là đạt hiệu quả nhất. Ở các thể loại khác tôi sẽ nghiên
cứu vào dịp khác.

IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với bài nghiên cứu này, người viết sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây :
- Phương pháp giải thích.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp chứng minh.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp tổng hợp.
Đối với phương pháp dạy học, người viết sử dụng kết hợp các phương pháp như sau:
- Phương pháp dạy học vấn đáp ở các mức độ:
+ Vấn đáp tái hiện.
+ Vấn đáp giải thích, phân tích, minh hoạ.
+ Vấn đáp tìm tịi ...

- Phương pháp dạy học phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề .
- Phương pháp dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ.

Đỗ Thị Minh Hiếu

-4-

Trường THPT Khối Châu


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013
PHẦN NỘI DUNG
A/CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I/ VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CĨ TÍNH NGUYÊN TẮC
CỦA VIỆC DẠY HỌC TIẾNG VIỆT TRONG TRƯỜNG PHỔ THƠNG
I. 1. VỊ TRÍ CỦA PHÂN MƠN TIẾNG VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG
Tiếng Việt là một phân mơn có vị trí và vai trị vơ cùng quan trọng trong việc giáo
dục, bồi dưỡng, phát triển năng lực cũng như nhân cách của học sinh trong nhà trường.
Xét vị trí của mơn văn trong mối quan hệ với quá trình dạy học bao gồm: văn học,
tiếng Việt, lí luận văn học, và các mơn khoa học xã hội khác thì Tiếng Việt chính là cơng
cụ để thực hiện tất cả q trình học tập, bao gồm từ việc tiếp thu kiến thức đến việc thực
hành tổng hợp: tổng hợp về kiến thức và tổng hợp về kĩ năng, kĩ năng nói và kĩ năng viết,
kĩ năng tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản. Học ngôn ngữ tiếng Việt cũng là nền tảng
quan trọng trong việc học ngoại ngữ nhất là trong thời kì hội nhập ngày nay. Bởi vậy dạy
học tiếng Việt có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.
I. 2. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT Ở
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
I.2.1 Đặc điểm của chương trình tiếng Việt ở THPT
- Trong chương trình phổ thơng hiện nay, tiếng Việt được biên soạn xen kẽ với các
phần Văn học và Làm văn và được trình bày trong một cuốn sách giáo khoa. Phần tiếng

Việt còn được thể hiện ở các mục chú giải từ ngữ sau mỗi văn bản, ở những mục đề cập
đến việc dùng ngôn ngữ trong làm văn, ở bảng tra cứu về từ ngữ Hán Việt...
- Chương trình Tiếng Việt hiện nay biên soạn theo các nguyên tắc sau đây:
+ Nguyên tắc tích hợp ( xen kẽ và phối hợp phần tiếng Việt với Làm văn và Văn
học ở những nội dung gần gũi. Ví dụ ở chương trình lớp 10 khi học về phần Văn học dân
gian thì phần Tiếng Việt học sinh sẽ học về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, về đặc điểm
của ngơn ngữ dạng nói, và luyện tập về phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ..).
+ Nguyên tắc đi từ nội dung quen thuộc, gần gũi đến những kiến thức mới. Ví dụ
từ hoạt động giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày đến phân biệt ngơn ngữ dạng nói, dạng
viết, đến các loại phong cách ngôn ngữ chức năng như phong cách ngôn ngữ sinh hoạt,
phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngơn ngữ chính luận, phong cách ngơn ngữ
báo chí, phong cách ngơn ngữ hành chính, cơng vụ, phong cách ngôn ngữ khoa học.
+ Những vấn đề học sinh đã được học ở Trung học cơ sở về từ và câu thì cơ bản
khơng học lại mà khi cần thiết và có điều kiện chỉ ơn tập và nâng cao dưới hình thức thực
hành.

Đỗ Thị Minh Hiếu

-5-

Trường THPT Khoái Châu


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013
- Về phương pháp trình bày của các bài học Tiếng Việt chủ yếu trình bày theo
hướng quy nạp. Kiến thức được hình thành thơng qua hoạt động tìm hiểu theo câu hỏi
hoặc bài tập thực hành. Qua hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, học sinh tích cực tìm
hiểu kiến thức, luyện tập kĩ năng. Việc củng cố kiến thức, nâng cao và mở rộng kiến thức,
kĩ năng cũng thông qua luyện tập, thực hành. Phần ghi nhớ sẽ chốt lại những kiến thức và
kĩ năng chủ yếu nhất. Chỉ có vài bài thiên về cung cấp lí thuyết có dung lượng kiến thức

nhiều và mới thì được viết theo kiểu trình bày thơng tin, như bài “khái qt về lịch sử
tiếng Việt” và bài “ Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngơn ngữ viết”
- Về quan hệ giữa lí thuyết và thực hành, các bài Tiếng Việt láy phương châm
thực hành làm chủ đạo.
I.2.2 Những căn cứ và đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực.
Căn cứ định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thể chế hoá trong luật
giáo dục năm 2005: “ Phương pháp giáo dục phổ thơng phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm riêng của từng lớp học, môn học;
bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho các em”. Cốt lõi của vấn đề
đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động của học sinh, chống lại thoí
quen học tập thụ động, máy móc ở học sinh.
-

Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực:
Dạy học thơng qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

-

Học tập chú trọng rèn luyện phương pháp tự học của học sinh.

-

Dạy học tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.

-

Kết hợp đánh giá của thày và tự đánh giá của trị.

I.2.3. Một số vấn đề có tính ngun tắc trong việc dạy học văn:


I.2.3.1: Nguyên tắc chung.

- Coi trọng nhân tố chủ thể của học sinh, tránh lối dạy học áp đặt, khuôn sáo, công
thức. Tinh thần cơ bản khơng chỉ là dạy cái gì mà là dạy như thế nào? Cần dạy học sinh
cách học, cách tư duy, dạy tự học, dạy phương pháp học. Giáo viên là người tổ chức,
hướng dẫn học sinh hoạt động, nhằm giúp các em biết cách tư duy chiếm lĩnh tri thức và
hình thành kĩ năng.
- Macxim Gorki khẳng định “ văn học là nhân học”, “ văn là người”, ông cha ta dặn rằng
„nét chữ nết người”. Dạy Ngữ văn, người dạy học phải coi trọng yếu tố chủ thể học sinh

Đỗ Thị Minh Hiếu

-6-

Trường THPT Khoái Châu


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013
bởi rằng mỗi câu, mỗi chữ, mỗi lời nói, trang viết đều là tín hiệu về năng lực, nhân phẩm
của người sử dụng tiếng Việt. Cần rèn cho học sinh biết phát huy tiềm năng sáng tạo của
mình qua việc học ngơn ngữ. Dạy Văn và tiếng Việt trong mối quan hệ mật thiết với đời
sống, với khuynh hướng, với tài năng và với ước vọng của mỗi học sinh. Giáo viên cần
tạo điều kiện cho học sinh được thực sự sáng tạo, được thực sự bộc lộ con người mình với
những hiểu biết, tư tưởng, tình cảm thực sự là của mình. Phải làm cho học sinh thấy được
việc học tiếng Việt không phải là chuyện xa lạ mà là một hoạt động bắt nguồn từ cuộc
sống, gắn bó thiết thực với đời sống mỗi con người, gắn liền với những nhu cầu giao tiếp
và những thành công của mỗi con người.

I.2.3.2 Một số nguyên tắc cụ thể trong việc dạy học Tiếng Việt nói riêng, dạy Ngữ

văn nói chung:
Thứ nhất: Nguyên tắc mục tiêu:
Nhận diện -> Lí giải -> Vận dụng.
Thứ hai: Nguyên tắc kết hợp lí thuyết với thực hành.
Lí thuyết <-> Thực hành.
Thứ ba: Nguyên tắc sư phạm:
Dễ -> Khó; Đơn giản -> Phức tạp ;
-

ứng dụng -> Sáng tạo.

Thứ tư: Nguyên tắc khoa học và hệ thống:
Cơ bản và chính xác.
Lặp lại và nâng cao.
Tích hợp và tích cực.

Thứ năm: Nguyên tắc thích hợp và thiết thực.
- Thích hợp và thiết thực về mục đích.
- Thích hợp và thiết thực về đề tài.
- Thích hợp và thiết thực về yêu cầu.
I.2.3.3 Tiến hình bài dạy học tiếng Việt
* Đối với loại bài hình thành kiến thức và kĩ năng mới
Tiến trình dạy học thơng thường bao gồm 3 bước:
- Bước 1: Tìm hiểu ngữ liệu.
- Bước 2: Hình thành kiến thức và kỹ năng.
- Bước 3: Luyện tập, thực hành để củng cố mở rộng kiến thức và kỹ năng.
* Đối với loại bài củng cố kiến thức và kĩ năng:
Tiến trình dạy học thơng thường là giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt làm bài
tập. Qua đó củng cố kiến thức và kĩ năng mà học sinh đã được học.


Đỗ Thị Minh Hiếu

-7-

Trường THPT Khoái Châu


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013

II/VÀI NÉT VỀ SƠ ĐỒ GRAP
II. 1. Sơ đồ grap là gì?
Sơ đồ grap (Sơ đồ hóa) là thao tác mã hóa kiến thức cơ bản của bài học, giúp người
học ghi nhớ kiến thức một cách lôgic, biết nhận diện, lý giải mối quan hệ nội tại của vấn
đề, vận dụng các kỹ năng phân tích, đối chiếu, tổng hợp kiến thức để thực hành giải quyết
các vấn đề thực tiễn.

II. 2. Các dạng thức sơ đồ grap ( sơ đồ hóa) :
Hình trịn đồng tâm:

Dùng nhiều hình trịn xoay quanh nội dung cơ bản

Đỗ Thị Minh Hiếu

-8-

Trường THPT Khoái Châu


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013
Hình vng thứ bậc:


Hình vng theo chiều ngang:

Kết hợp hình trịn, hình vng:

Đỗ Thị Minh Hiếu

-9-

Trường THPT Khối Châu


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013

Dạng thức bảng biểu:

II.3 Hiệu quả sử dụng sơ đồ grap
Sơ đồ grap mang đến những giá trị lớn hơn nhiều so với việc đặt bút viết tuần tự
từ đầu đễn cuối trang, nhất là những người có năng khiếu vẽ đẹp, tạo cho sơ đồ sự hấp
dẫn.
-

Sử dụng vào nhiều việc, nhiều đối tượng khác nhau.

-

Ghi nhớ chi tiết cấu trúc đối tượng hay sự kiện mà chúng chứa dù các mối liên hệ
phức tạp, chằng chéo.

Đỗ Thị Minh Hiếu


-10-

Trường THPT Khoái Châu


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013
-

Tổng kết dữ liệu.

-

Hợp nhất thông tin từ nhiều nguồn nghiên cứu khác nhau.

-

Động não về một vấn đề phức tạp.

-

Trình bày thơng tin để chỉ ra cấu trúc của tồn bộ đối tượng.

-

Ghi chép những vấn đề mà mình quan tâm như: bài giảng, phóng sự...

-

Sử dụng sơ đồ vào việc học tập các môn học, của các đối tượng, cho các loại bài...


Tóm lại: Sử dụng sơ đồ giúp con người:
-

Sáng tạo hơn.

-

Tiết kiệm thời gian hơn.

-

Ghi nhớ tốt hơn.

-

Tổ chức phân loại tốt hơn.

-

Nhìn vấn đề tồn thể hơn ( khơng chỉ nhìn thấy cây mà cịn thấy cả rừng)

-

Hợp tác tốt hơn.

-

Kiểm tra kiến thức và ứng dụng dễ dàng hơn.


-

Việc học tập trở nên thú vị hơn..

III/ TÌNH HÌNH THỰC TẾ VIỆC DẠY VÀ HỌC VĂN TIẾNG VIỆT TRONG
TRƯỜNG PHỔ THƠNG HIỆN NAY
III.1/ Tình hình thực tế:
III.1.1/ Thực trạng:
Nhìn thẳng vào thực trạng dạy và học Tiếng Việt trong nhà trường hiện nay vẫn dễ
nhận học sinh mắc lỗi rất nhiều. Trong đó có lỗi khi nói, lỗi khi viết ( tạo lập văn bản).
Lỗi khi nói:
-

Phát âm sai phụ âm: Ví dụ lẫn phụ âm „l” với „n”, ngh với ng,

-

Phát âm sai nguyên âm và vần : Ví dụ lẫn „ ê vói e, xem phim phát âm là xem
phin.

-

Dùng từ sai nghĩa: Ví dụ Điểm yếu với Yếu điểm, Lãng mạn với lãng mạng.
Lỗi khi viết ( tạo lập văn bản)
- Viết sai lỗi chính tả:

Đỗ Thị Minh Hiếu

-11-


Trường THPT Khối Châu


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013
- Viết tắt tùy tiện :
- Viết hoa tùy tiện :
- Ngắt câu, ngắt đoạn không rõ ràng. Sử dụng dấu câu khơng chính xác.
- Viết câu sai quy tắc ngữ pháp, thiếu sự rõ ràng, chính xác.
- Sử dụng từ ngữ sai phong cách chức năng ngôn ngữ .
Hầu hết các em làm bài vì điểm, làm để nộp cho đủ số lượng bài cho đủ điều kiện của
môn học. Lẽ ra việc làm văn bày tỏ quan điểm, thái độ, tình cảm của mình là chuyện hứng
thú sáng tạo của cá nhân người viết thì đối với các em lại trở thành cơng việc gị bó, bắt
buộc, khó nhọc, đáng sợ. Hiện tượng làm văn theo lối sao chép máy móc, trình bày cẩu
thả tuỳ tiện, thiếu mạch lạc, thiếu rõ ràng, kém sức thuyết phục là tình trạng phổ biến ở
các em học sinh hiện nay, kể cả ở lớp 12 - lớp của những công dân đã ở độ tuổi 17, 18.
III.1.2/ Kết quả khảo sát tình hình thực tế:

-

Đối tượng khảo sát:
2 lớp thuộc khối 10. Đó là các lớp: 10A1, 11 A1

-

Sĩ số lớp 10 A1: 33 học sinh, 11 A1: 37
Đặc điểm: Học chương trình chuẩn.

-

Điều kiện học tập như nhau.


-

Hình thức khảo sát:
Khảo sát kiến thức đầu năm .
Hình thức: Kiểm tra tự luận tại lớp.

-

Thời gian làm bài: 45 phút.

Nội dung bài khảo sát:
Cụ thể như sau:
+ Đề dành cho 11A1:
Bài kiểm tra đầu năm
- Mục tiêu bài khảo sát:
+ Giúp HS củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và học kỳ II của
lớp 10. Viết được bài nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập
của HS THPT.
+ Giáo viên nắm bắt tình hình học làm văn của học sinh đầu năm để có hướng
giảg dạy sát đối tượng.
- Đề bài
Trình bày quan niệm của anh ( chị ) về lối sống giản dị.
- Yêu cầu của đề
+ Về kiến thức :

Đỗ Thị Minh Hiếu

-12-


Trường THPT Khoái Châu


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013
. Hiểu được lối sống giản dị là lối sống bình thường, mộc mạc, đơn giản, khơng
rườm rà, cầu kì. Người có lối sống giản dị là người sống gần gũi với thiên nhiên, với con
ngưịi ; có cách cảm, cách nghĩ mộc mạc.
. Thấy được vẻ đẹp và ý nghĩa của lối sống giản dị
Gần gũi với mọi người, dễ thích nghi với hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh, được
yêu mến...,
Giản dị là tiêu chuẩn để xác định phẩm chất tốt đẹp của con người, là truyền
thống đẹp của người Việt Nam
. Phân biệt giản dị với cẩu thả, xuề xoà, khơng có mục đích, khơng có phương
pháp, khơng lịch sự, khơng đẹp...
. Phê phán lối sống xa hoa, lãng phí, đua địi hoặc bng xi, cẩu thả.
+ Về kĩ năng :
. Sử dụng đúng kiểu văn bản nghị luận với các thao tác chủ yếu GT, PT,CM, BL.
. Bài đủ 3 phần, diễn đạt lưu lốt, mạch lac, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ , câu.

+ Đề dành cho 10 A1:
Bài kiểm tra đầu năm.
- Mục tiêu bài khảo sát:
+ Giúp HS củng cố kiến thức về văn biểu cảm đã học ở THCS. Viết được bài
nghị luận văn thể hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc của mình trước mơi trường học tập mới
của mình.
+ Giáo viên nắm bắt tình hình học tập, khả năng sử dụng ngơn ngữ, vận dụng kiến
thức tiếng Việt, kiến thức làm văn của học sinh vào việc tạo lập một văn bản cụ thể để có
hướng giảg dạy sát đối tượng.
- Đề bài
Anh (chị ) hãy Phát biểu cảm nghĩ của bản thân về những ngày đầu tiên bước vào

trường trung học phổ thông.
Yêu cầu của đề:
+ Về nội dung:
- Phải bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ về sự việc hiện tượng ( những ngày đầu
bước vào trường THPT.)
- cảm xúc phải chân thành, không khuôn sáo, không giả tạo.; phải lưu lại ấn tượng
suy nghĩ, cảm xúc ở người đọc.
+ Về hình thức và kĩ năng:
- Xây dựng bố cục hợp lí , đạt hiệu quả thể hiện nội dung trên.
- Sử dụng hợp lí, sáng tạo các phép tu từ, để bài có sức gợi cảm.

Đỗ Thị Minh Hiếu

-13-

Trường THPT Khoái Châu


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013
- Tránh lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Kết quả thống kê:
-

Xác định kết cấu bài viết:
+ 12/ 70 bài khơng có kết cấu đủ 3 phần.

-

Về diễn đạt và dùng từ:

+ 62/ 70 mắc lỗi về diễn đạt, trong đó có 42/ 70 mắc lỗi về phong cách chức năng

(dùng từ ngữ của văn bản nói thuộc phong cách ngơn ngữ sinh hoạt)
-

Về chính tả:
+ Có 2/ 70 bài khơng mắc lỗi chính tả.
+ Có 31/ 70 bài mắc dưới 5 lỗi.
+ Có 18/ 70 bài mắc dưới 8 lỗi.
+ Có 19/ 70 bài mắc từ 9 lỗi trở lên.

Qua khảo sát, người viết thấy tình trạng học sinh sử dụng tiếng Việt trong việc tạo lập
văn bản còn thiếu sức thuyết phục chủ yếu là lỗi:
- Nội dung trình bày thiếu mạch lạc, rõ ràng, thiếu tính khoa học.
- Dùng từ thiếu chính xác.
- Viết hoa, viết tắt, sử dụng dấu câu tùy tiện.
- Sử dụng các kiểu câu và sử dụng từ ngữ không linh hoạt.
- Không nắm chắc đặc trưng cơ bản của phong cách chức năng ngôn ngữ nên lúng
túng trong việc dùng từ, diễn đạt, dùng phương pháp biểu đạt..
Kết quả thể hiện trên bảng sau:

Bảng thống kê số liệu khảo sát

Đỗ Thị Minh Hiếu

-14-

Trường THPT Khoái Châu



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013

Vấn đề khảo sát

Số
lượng

Số thực hiện
khá và tốt

Số thực hiện ở
mức TB

Số thực hiện
duới mức TB

Bố cục đủ và rõ 3 phần

70

35

23

12

Bài có nội dung
rõ ràng

70


15

21

34

Kĩ năng sử dụng phương
thức biểu đạt

70

2

25

43

Sử dụng từ ngữ

70

16

34

20

Diễn đạt


70

8

41

21

Chính tả

70

2

31

37

III.2/ Ngun nhân của tình trạng học sinh sử dụng tiếng Việt chưa đạt hiệu quả
cao.
- Học sinh nắm kiến thức chưa chắc chắn, chưa nhớ rõ bản chất của vấn đề.
- ảnh hưởng của tiếng địa phương và thói quen giao tiếp của địa phương
- ý thức sử dụng chuẩn ngôn ngữ tiếng Việt chưa cao. Khơng ít người biết là phát âm
sai, dùng từ sai nhưng khơng có ý thức sửa chữa, luyện tập.
- Do thói quen cẩu thả, tùy tiện nên nhiều học sinh mắc nhiều lỗi khi viết.

Đỗ Thị Minh Hiếu

-15-


Trường THPT Khoái Châu


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013
- Do ý thức học bộ môn chưa tốt.
- Sử dụng từ ngữ sai phong cách chức năng ngôn ngữ .
- Do tác động của xã hội ( nền kinh tế thị trờng, vấn đề chọn trịng thi, vấn đề tìm việc
làm...), sự lạnh nhạt với văn chơng, sự xuống cấp về cảm xúc thẩm mĩ và nhân văn là tình
trạng chung của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

IV/ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC TIẾNG VIỆT TRONG
TRƯỜNG PHỔ THƠNG HIỆN NAY.
Chương trình ngữ văn ở trung học phổ thơng từ năm 2006 có nhiều thay đổi. Riêng
phần tiếng Việt tiếp tục ôn tập và nâng cao nội dung học sinh học từ cấp trung học cơ sở
dưới hình thức thực hành như các vấn đề về từ, về câu, về các biện pháp tu từ. Đồng thời
cung cấp những kiến thức về những vấn đề mới như: Lịch sử tiếng Việt và chữ Việt,
Những yêu cầu sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp, các phong cách ngôn ngữ...
Cụ thể chương trình chuẩn gồm các bài học:
* Chương trình lớp 10 gồm các bài:
+ Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ( 2 tiết)
+ Đặc điểm của ngơn ngữ nói và ngôn ngữ viết (1 tiết)
+ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( 2 tiết).
+ Thực hành phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ( 1 tiết)
+ Khái quát lich sử tiếng Việt ( 1 tiết).
+ Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ( 1 tiết).
+ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ( 1 tiết).
+ Thực hành các phép tu từ: phép điệp, phép đối ( 2 tiết).
+ Ôn tập phần tiếng Việt ( 1 tiết).
* Chương trình lớp 11 gồm các bài:
+ Từ ngơn ngữ chung đến lời nói cá nhân(2 tiết)

+ Thực hành về thành ngữ, điển cố (1 tiết)
+ Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng (1 tiết)
+ Ngữ cảnh (1 tiết)
+ Phong cách ngôn ngữ báo chí ( 2 tiết).
+ Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu (1 tiết)
+ Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản (1 tiết)
+ Nghĩa của câu ( 2 tiết).
+ Phong cách ngơn ngữ chính luận ( 2 tiết).

Đỗ Thị Minh Hiếu

-16-

Trường THPT Khoái Châu


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013
+ Ôn tập phần tiếng Việt ( 1 tiết).
* Chương trình lớp 12 gồm các bài:
+ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. ( 1 tiết).
+ Phong cách ngôn ngữ khoa học ( 2 tiết).
+ Thực hành một số phép tu từ ngữ âm ( 1 tiết).
+ Thực hành một số phép tu từ cú pháp ( 1 tiết).
+ Thực hành về hàm ý ( 1 tiết).
+ Phong cách ngôn ngữ hành chính ( 2 tiết).
+ Tổng kết phần tiếng Việt ( 2 tiết).

B/CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
BẰNG CÁCH SỬ DỤNG SƠ ĐỒ GRAP

I/PHƯƠNG PHÁP CHUNG.
1. Dạy học sinh nắm rõ và tuân thủ nguyên tắc chung
- Học theo nguyên tắc tích hợp:
- Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
- Tùy từng bài học, phần học để lựa chọn loại sơ đồ cho phù hợp:
Ví dụ: Có thể sử dụng sơ đồ tư duy với dạng bài:
+ Tóm tắt nội dung bài học, phần học.
+ Tổng kết vấn đề.
+ Ơn tập
Có thể sử dụng sơ đồ grap với dạng bài:
+ So sánh đặc điểm của các từ loại, kiểu câu, kiểu văn bản ....
+ Thống kê vấn đề đã học...
* Đối với loại bài hình thành kiến thức và kĩ năng mới
Tiến trình dạy học thơng thường bao gồm 3 bước:
- Bước 1: Tìm hiểu ngữ liệu.
- Bước 2: Hình thành kiến thức và kỹ năng. ( Ghi nhớ)
- Bước 3: Luyện tập, thực hành để củng cố mở rộng kiến thức và kỹ năng

Đỗ Thị Minh Hiếu

-17-

Trường THPT Khoái Châu


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013

Tìm hiểu ngữ liệu

Hình thành kiến thức và

kỹ năng.

Ghi nhớ

Luyện tập, thực hành

* Đối với loại bài củng cố kiến thức và kĩ năng:
Học sinh lần lượt làm bài tập. Qua đó củng cố kiến thức và kĩ năng mà học sinh đã
được học.

2 Cách sử dụng sơ đồ grap:
* Lập sơ đồ grap theo cách thức sau đây:
Linh hoạt trong các lựa chọn các dạng thức của sơ đồ đã giới thiệu ở phần trước:
- Hình trịn đồng tâm : Các nội dung xoay quanh một vấn đề trung tâm.
- Hình vng thứ bậc: Từ vấn đề lớn cụ thể hóa bằng các nội dung nhỏ hơn sau đó
rút ra vấn đề có tính chất chung, khái qt.
- Hình vng theo chiều ngang ( tương tự như hình vng thứ bậc ).
- Kết hợp hình trịn với hình vng: có nội dung trọng tâm, có kết quả, ý nghĩa
được suy ra từ nội dung .
- Bảng biểu: So sánh để thấy điểm giống, điểm khác của các đơn vị kiến thức nào
đó. Hoặc liệt kê, tổng hợp kiến thức theo hệ thống...
- Sử dụng mũi tên một chiêu, hài chiều thể hiện sự tưởng tác hoặc ảnh hưởng lại
qua của vấn đề nào đó...

Đỗ Thị Minh Hiếu

-18-

Trường THPT Khối Châu



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013

II/ ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ GRAP
TRONG MỘT SỐ BÀI DẠY TIẾNG VIỆT
II.1. ỨNG DỰNG SƠ ĐỒ GRAP.
1. Sử dụng dạng thức sơ đồ grap kiểu hình vng theo chiều ngang
Dạng thức này có thể sử dụng:
+ Giới thiệu nội dung bài học:
Ví dụ: bài “ Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt” ( Lớp 10)

Nội dung bài học
Sử dụng đúng chuẩn

Yêu cầu
sử dụng
tiếng
Việt

Chuẩn ngữ âm,
chữ viết
Chuẩn về từ ngữ
Chuẩn về ngữ pháp
Chuẩn về
phong cách ngôn ngữ

Sử dụng hay,đạt hiệu quả
cao trong giao tiếp

Sử dụng sáng tạo

có tính nghệ thuật,
đạt hiệu quả cao.

Ví dụ: bài “Phong cách ngơn ngữ báo chí” ( Lớp 11)

Đỗ Thị Minh Hiếu

-19-

Trường THPT Khoái Châu


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013

Nội dung bài học
Tìm hiểu một số thể loại
VBBC

Ngơn ngữ báo chí

Phong
cách
Ngơn
ngữ
Báo
chí

Nhận xét chung về VBBC
và NNBC


Tiết 1

Phương tiện diễn đạt
vàđặc trưng của NNBC

Phương tiện diễn đạt
của NNBC

Đặc trưng của NNBC

Tiết 2

Ví dụ bài : “Phong cách ngôn ngữ khoa học” ( Lớp 12)

Nội dung bài học
Văn bản Khoa học
VB Khoa học
Ngôn ngữ khoa học
Phong
cách
Ngôn
ngữ
Khoa
học

Ngôn ngữ khoa học

Biểu hiện ở nội dung
Đặc trưng của NNKH


Phương tiện diễn đạt

+ Sử dụng dạng thức sơ đồ grap kiểu hình vng theo chiều ngang cho phần rút ra
kiến thức cần ghi nhớ cho mỗi phần trong bài:
- Ví dụ phần đặc điểm của bản tin thuộc bài “ Phong cách ngơn ngữ báo chí” ( lớp
11):

Đỗ Thị Minh Hiếu

-20-

Trường THPT Khoái Châu


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013

b1. Đặc điểm của bản tin
Thơng tin thời gian, địa điểm chính xác

Bản tin

Thơng tin sự kiện chính xác

Ngắn gọn, cập nhật

- Ví dụ phần đặc điểm của phóng sự thuộc bài “ Phong cách ngơn ngữ báo chí” (
lớp 11):

b2. Đặc điểm của phóng sự
Thơng tin sự việc một cách đầy đủ, chính xác


Phóng sự

Mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và
miêu tả bằng hình ảnh

Cung cấp một cái nhìn đầy đủ, sinh động
và hấp dẫn

- Ví dụ phần đặc điểm của tiểu phẩm thuộc bài “ Phong cách ngơn ngữ báo chí” (
lớp 11):

Đỗ Thị Minh Hiếu

-21-

Trường THPT Khoái Châu


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013

b3. Đặc điểm của tiểu phẩm
Thể loại ngắn gọn
Giọng thân mật, dân dã,
có sắc thái mỉa mai,châm biếm

Tiểu phẩm

Thể hiện chính kiến về thời cuộc


-

Ví dụ bài “ Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt” ( lớp 10): Thể hiện quá trình
trước, sau:

u cầu về sử dụng Tiếng Việt

Sử
dụng

tính
nghệ
thuật.

Sử
dụng
đúng
chuẩn

Đỗ Thị Minh Hiếu

-22-

Trường THPT Khoái Châu


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013

II.Yêu cầu sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao


Sử
dụng
hay,
đạt
hiệu
quả
cao.

Sáng tạo theo phương thức
chung, tạo nghĩa chuyển.

Sử dụng các biện pháp tu từ.

Phối hợp thanh điệu, vần
điệu để tạo âm hưởng cho
lời diễn đạt.

2 Sử dụng dạng thức sơ đồ grap kiểu kết hợp hình vng các chiều
Dạng thức này có thể ứng dụng cho phần tổng hợp kiến thức cần nhớ phần mục,
hoăc trong bài. Đặc biệt thấy được sự liên quan giữa các phần trong bài.
Ví dụ: Trình bày phạm vị giao tiếp của Văn bản hành chính trong bài “Phong cách
ngơn ngữ hành chính”

Đỗ Thị Minh Hiếu

-23-

Trường THPT Khoái Châu



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013

Giữa các cơ quan
với nhau
Phạm
vi
giao
tiếp
trong
Văn
bản
hành
chính

Nghị quyết, thơng tư, chỉ thị,
quyết định…

Giữa cơ quan nhà
nước với cá nhân
Giấy khai sinh, bản khai
lí lịch, giấy cấp đất…

Trên

sở
pháp lí

Giữa các cá nhân
với nhau
Hợp đồng mua bán chuyển

nhượng, giấy ủy quyền…

4/23/2013

5

- Ví dụ phần tổng kết giờ học bài “ Phong cách ngơn ngữ báo chí” ( lớp 11):

Đỗ Thị Minh Hiếu

-24-

Trường THPT Khoái Châu


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2012 - 2013

Chức năng cơ bản của ngơn ngữ báo chí
Cung cấp tin tức thời sự

Ngơn
ngữ
báo
chí

Phản ánh dư luận xã hội


sự
tiến bộ

của
xã hội

Nêu quan điểm chính kiến
nhất định
Bao gồm hầu hết các phạm vi sử dụng của xã hội

3. Sử dụng dạng thức sơ đồ grap kiểu hình vng thứ bậc
* Dạng thức này phù hợp với những phần kiến thức thể hiện sự phân loại thứ bậc
của các nội dung lớn, nhỏ ( hàm chứa trong nhau)
- Ví dụ phần phân loại báo chí thuộc bài “ Phong cách ngơn ngữ báo chí” ( lớp 11)
và phần các dạng tồn tại của Phong cách ngôn ngữ khoa học thuộc bài “phong cách ngôn
ngữ khoa học”.

Đỗ Thị Minh Hiếu

-25-

Trường THPT Khoái Châu


×