Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp và khả năng kiểm soát huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện thống nhất năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ

TƠ NGUYỄN PHI KHANH

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ
TĂNG HUYẾT ÁP VÀ KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP
TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ

TƠ NGUYỄN PHI KHANH

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ
TĂNG HUYẾT ÁP VÀ KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP
TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2016
Chuyên ngành: Dược lý – Dược lâm sàng


Mã số: 60.72.04.05
Luận văn Thạc sĩ Dược học

THẦY HƯỚNG DẪN: TS.BS. LÊ ĐÌNH THANH
PGS.TS. ĐỖ THỊ HỒNG TƯƠI

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng đư ợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.

Tác giả

TƠ NGUYỄN PHI KHANH


ii

TĨM TẮT

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG
HUYẾT ÁP VÀ KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP TRÊN BỆNH
NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
NĂM 2016
Mở đầu: Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề toàn cầu. Trong những năm gần đây,

cùng với sự phát triển trong lĩnh vực công nghiệp dược phẩm, nhiều thuốc điều trị
THA đ ã đư ợc nghiên cứu, phát triển, đư a vào sử dụng, tuy nhiên tỉ lệ bệnh nhân
chưa đạt huyết áp mục tiêu vẫn cao, và gây tăng tỉ lệ tử vong. Do đó đánh giá tình
hình sử dụng thuốc hạ huyết áp (HA) và các yếu tố liên quan đến tình trạng khơng
kiểm sốt HA để từ đó nâng cao hiệu quả điều trị tăng huyết áp (THA) là cần thiết.
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc hạ HA, đồng thời xác định các yếu tố
liên quan đến tỉ lệ đạt HA mục tiêu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên 411 hồ
sơ bệnh án THA nguyên phát đi ều trị nội trú tại khoa nội tim mạch, bệnh viện
Thống Nhất nhập viện từ 01/07/2016 – 31/12/2016.
Kết quả: Bệnh nhân trên 60 tuổi chiếm đa số (81,8%), tuổi trung bình là 70,4 ±
12,2 tuổi. Số lượng bệnh kèm trung bình trên một bệnh nhân là 2,3 ± 1,2 bệnh. Phác
đồ phối hợp 2 thuốc hạ HA được sử dụng nhiều nhất chiếm tỉ lệ 46,7%. Phác đ ồ
phối hợp thuốc ức chế canxi (CCB) và ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) là kiểu
phối hợp được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu (22,9%). Nhóm thuốc được sử
dụng nhiều nhất là nhóm CCB, chiếm tỉ lệ 70,3%, tiếp theo là nhóm ARB, chiếm tỉ
lệ 65,5%. Tỉ lệ bệnh án có tương tác thuốc theo tài liệu tương tác thuốc và chú ý khi
chỉ định của Bộ Y tế là 29,9%; theo phần mềm Lexicomp® là 53,8%. Cặp tương tác
thường gặp nhất là rosuvastatin – pantoprazol (3,4%). Yếu tố liên quan đến không
đạt HA mục tiêu là bệnh thận mạn và bệnh đái tháo đường típ 2.
Kết luận: Nhóm CCB là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất. Bệnh thận mạn và
bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là các bệnh thường gặp ở bệnh nhân THA, và cũng có
liên quan với khả năng kiểm soát HA của bệnh nhân THA.


iii

ABSTRACT

SURVEY ON THE USE OF HYPERTENSION DRUGS AND BLOOD

PRESSURE CONTROL RATES IN HYPERTENSIVE PATIENTS AT
THONG NHAT HOSPITAL IN 2016
Introduction: Hypertension is one of the global problems. In recent years, with the
development of pharmaceutical industry, a lot of hypertension drug have been
developed and put into circulation however, the uncontroll hypertension still
happens and causes the increase of mortality. Therefore, evaluating the use of
hypertension drugs and factors associated with the control of blood pressure in
hypertensive patients, to elevate control rate of hypertension is necessary.
Objective: Survey structure used antihypertension drugs used, and factors
associated with blood pressure control in hypertensive patients.
Material and methods: Cross-sectional study in 411 medical reports of patients
with primary hypertension who inpatient treatment at the Department of Cardiology
of Thong Nhat hospital and admit to hospital from July 2016 to December 2016.
Results: Patient aged with 60 years or older accounted for the majority part. The
mean age was 70,4 ± 12,2 years. The mean number of comorbidities was 2,3 ± 1,2.
The most common antihypertensive therapy involved in the study was two drug
combination therapy (46,7%). The most usual two drug combination therapy
involved in the study was CCB + ARB (22,9%). CCB and ARB were prescribed the
most frequently than other antihypertensive dugs with 70,3% and 65,5%
respectively. The rate of

medical reports have drug-drug interaction is 29,9%

according to the document of The Ministry of Health, 53,8% according to
Lexicomp® software. The most common interaction is rosuvastatin – pantoprazol
(3,4%). The factors associated with uncontrolled hypertension were chronic kidney
disease and diabetes.
Conclusion: The CCB group was the most commonly used drug regimen.
Chronic kidney disease and diabetes were not only common comorbidities but also
associated factors with uncontrolled hypertension in hypertensive patients.



iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh

Tiếng Việt

THA

Tăng huyết áp

HA

Huyết áp

BN

Bệnh nhân

CKD

Chronic Kidney Disease

Bệnh suy thận

ĐTĐ

Đái tháo đường


HTMHVN

Hội tim mạch học Việt Nam

ACEI
ARB

Angiotensin-converting

Thuốc

ức

chế

men

Enzyme Inhibitors

angiotensin

Angiotensin II Receptor

Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II

Blockers
CCB

Calcium Channel Blockers


Thuốc chẹn kênh calci

BB

b - Blockers

Thuốc chẹn thụ thể b

PPI

Proton-pump inhibitor

Thuốc ức chế bơm Proton

LT

Thuốc lợi tiểu

YTNC

Yếu tố nguy cơ

YTNCTM

Yếu tố nguy cơ tim mạch

WHO

World Health Organization


Tổ chức Y tế Thế giới

chuyển


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
TÓM TẮT .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ........................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..............................................................................................x
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
TĂNG HUYẾT ÁP (THA) ..................................................................................3
1.1.1. Định nghĩa.........................................................................................................3
1.1.2. Cơ chế tăng huyết áp .........................................................................................3
1.1.3. Nguyên nhân .....................................................................................................4
1.1.4. THA tâm thu đơn độc .......................................................................................4
1.1.5. Các yếu tố nguy cơ tim mạch, biến chứng và tổn thương cơ quan đích của
THA ............................................................................................................................5
1.1.6. Nguyên tắc điều trị ............................................................................................6
1.1.7. Phác đồ điều trị .................................................................................................7
1.1.8. Điều trị không dùng thuốc (thay đổi lối sống) ..................................................9
1.1.9. Các nhóm thuốc chính trong điều trị.................................................................9
1.1.9.1. Thuốc chẹn kênh calci ...................................................................................9
1.1.9.2. Thuốc ức chế men chuyển angiotensin ........................................................10

1.1.9.3. Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II .............................................................11
1.1.9.4. Thuốc lợi tiểu ...............................................................................................11
1.1.9.5. Thuốc chẹn b - receptor ...............................................................................12
1.1.10. Phối hợp thuốc điều trị ..................................................................................12
1.1.10.1. Theo ESH/ESC năm 2013 .........................................................................12
1.1.10.2. Theo Hội tim mạch học Việt Nam 2015 ....................................................13
TƯƠNG TÁC THUỐC......................................................................................13


vi

1.2.1. Tương tác thuốc – thuốc .................................................................................13
1.2.2. Tương tác thuốc – thức ăn, đồ uống ...............................................................14
1.2.3. Công cụ tra cứu tương tác thuốc .....................................................................14
1.2.3.1. Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định.........................................................14
1.2.3.2. Phần mềm Lexicomp® .................................................................................15
MỘT SỐ NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT VỀ THA VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
THA ..........................................................................................................................15
1.3.1. Việt Nam .........................................................................................................15
1.3.2. Trên thế giới ....................................................................................................16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................18
ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT ....................................................................................18
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................18
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu ......................................................................................18
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ ..........................................................................................18
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................18
2.3.1. Cỡ mẫu ............................................................................................................18
2.3.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................18
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .........................................................................19
2.4.1. Khảo sát đặc điểm của bệnh nhân THA..........................................................20

2.4.2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân THA .................................21
2.4.3. Khảo sát tỉ lệ đạt HA mục tiêu ở bệnh nhân THA ..........................................22
2.4.4. Khảo sát ảnh hưởng của một số đặc điểm bệnh nhân lên tỉ lệ đạt HA mục tiêu
...................................................................................................................................22
2.4.5. Xử lý kết quả và phân tích thống kê ...............................................................24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..............................................................25
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN .................................................25
3.1.1. Tuổi và giới tính..............................................................................................25
3.1.2. BMI .................................................................................................................26
3.1.3. Huyết áp của bệnh nhân lúc nhập viện ...........................................................27


vii

3.1.4. Lý do nhập viện ..............................................................................................27
3.1.5. Các bệnh kèm theo ..........................................................................................29
3.1.6. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân lúc nhập viện.....................................31
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN THA ........................32
3.2.1. Các nhóm thuốc điều trị THA được sử dụng ..................................................32
3.2.2. Loại phác đồ thuốc điều trị THA ....................................................................35
3.2.3. Cơ cấu thuốc điều trị THA trong phác đồ đơn trị, phối hợp ...........................36
3.2.4. Viên phối hợp cố định liều điều trị THA ........................................................42
3.2.5. Các nhóm thuốc khác sử dụng trên bệnh nhân THA ......................................43
3.2.6. Số lượng thuốc phối hợp trên một bệnh nhân .................................................47
3.2.7. Tỉ lệ các bệnh án có tương tác thuốc ..............................................................47
3.2.8. Tỉ lệ các cặp tương tác thuốc theo mức độ tương tác thuốc ...........................48
3.2.9. Một số cặp tương tác thường gặp ...................................................................49
KHẢO SÁT TỈ LỆ ĐẠT HA MỤC TIÊU CỦA BỆNH NHÂN THA .............52
KHẢO SÁT YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỈ LỆ ĐẠT HA MỤC TIÊU CỦA
BỆNH NHÂN THA ..................................................................................................55

KẾT LUẬN ...............................................................................................................60
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ xi
PHỤ LỤC ................................................................................................................xix


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các yếu tố nguy cơ (YTNC) tim mạch, biến chứng và tổn thương cơ
quan đích của THA .....................................................................................................5
Bảng 1.2. Phân tầng nguy cơ tim mạch (theo Bộ Y tế năm 2010) .............................6
Bảng 1.3. Can thiệp thay đ ổi lối sống làm giảm huyết áp theo Hội tim mạch học
quốc gia Việt Nam ......................................................................................................9
Bảng 2.1. Phân loại BMI của WHO đối với người châu Á .....................................21
Bảng 2.2. Định nghĩa biến số ...................................................................................23
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới tính .....................25
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo BMI và giới tính .............................26
Bảng 3.3 Phân độ HA lúc nhập viện theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị THA”
năm 2010 của Bộ Y tế ...............................................................................................27
Bảng 3.4. Số lượng, tỷ lệ bệnh lý kèm theo trên một bệnh nhân .............................30
Bảng 3.5. Giá trị xét nghiệm điện giải......................................................................31
Bảng 3.6. Phân bố tỉ lệ bệnh nhân rối loạn điện giải theo giới.................................31
Bảng 3.7. Thuốc điều trị THA sử dụng trong phác đồ đơn trị .................................38
Bảng 3.8. Thuốc điều trị THA sử dụng trong phác đồ phối hợp 2 thuốc ................38
Bảng 3.9. Thuốc điều trị THA sử dụng trong phác đồ phối hợp 3 thuốc .................40
Bảng 3.10. Thuốc điều trị THA sử dụng trong phác đồ phối hợp 4 thuốc ...............41
Bảng 3.11. Viên phối hợp cố định liều điều trị THA ...............................................42
Bảng 3.12. Các thuốc khác được sử dụng cho bệnh nhân THA với tỉ lệ trên 1% ....44
Bảng 3.13. Đặc điểm về số lượng thuốc phối hợp trên một bệnh nhân ...................47

Bảng 3.14. Tỉ lệ các bệnh án có tương tác thuốc......................................................47
Bảng 3.15. Một số cặp tương tác thường gặp...........................................................49
Bảng 3.16. Tỉ lệ bệnh nhân đạt, không đạt HA mục tiêu theo phân loại tuổi ..........52
Bảng 3.17. Tỉ lệ bệnh nhân đạt, không đạt HA mục tiêu theo giới ..........................53
Bảng 3.18. Tỉ lệ bệnh nhân đạt, không đạt HA mục tiêu theo phân loại BMI .........53
Bảng 3.19. Các yếu tố liên quan đến tỉ lệ bệnh nhân đạt HA mục tiêu ....................55
Bảng 3.20. Các yếu tố liên qua đến tỉ lệ bệnh nhân đạt HA mục tiêu ......................56
Bảng 3.21. Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến số ........................................57


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các yếu tố của huyết áp và cơ chế tăng huyết áp .......................................3
Hình 1.2. Phác đồ điều trị tăng huyết áp chung và nhóm có chỉ định bắt buộc theo
Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2015 .....................................................................7
Hình 1.3. Phác đồ điều trị THA theo JNC VIII 2014.................................................8
Hình 1.4. Phối hợp thuốc điều trị THA theo ESH/ESC năm 2013 ..........................12
Hình 1.5. Phối hợp thuốc điều trị THA theo Hội tim mạch học Việt Nam 2015.....13


x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tần suất lý do nhập viện của bệnh nhân THA .....................................28
Biểu đồ 3.2. Tần suất các bệnh lý kèm theo trên bệnh nhân THA ...........................29
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc điều trị THA .......................................32
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ sử dụng thuốc điều trị THA .........................................................32
Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ các loại phác đồ thuốc điều trị THA ............................................35
Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ phác đồ thuốc điều trị THA .........................................................37

Biểu đồ 3.7. Tỉ lệ tương tác thuốc theo Phần mềm Lexicomp® ...............................48
Biểu đồ 3.8. Tỉ lệ tương tác thuốc theo “Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định” ...48


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh mạn tính trong đó có sự gia tăng dai dẳng áp lực
máu ở động mạch. Theo thống kê năm 2014 của Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ người
từ 18 tuổi trở lên bị THA chiếm khoảng 22% dân số thế giới [69]. THA cũng là
nguyên nhân gây 9,4 triệu trường hợp tử vong hằng năm trên toàn cầu [67].
Tại Việt Nam, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế cũng như thay đổi lối sống dẫn đến
ngày càng gia tăng các yếu tố nguy cơ của THA, tỉ lệ bệnh THA theo đó cũng dần
chiếm tỉ lệ cao trong dân số. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, trong năm 2014
cho thấy tỉ lệ người từ 18 tuổi trở lên bị THA ở Việt Nam chiếm 22,2% [68]. Một
nghiên cứu thực hiện năm 2009 trên 9832 người từ 25 tuổi trở lên trong quần thể
ước tính khoảng 44 triệu người, nhằm khảo sát tỉ lệ THA ở Việt Nam báo cáo
74,9% người có huyết áp bình thường (33 triệu người), 25,1% người (11 triệu
người) bị THA. Đặc biệt, trong những người bị tăng THA, 51,6% (5,7 triệu người)
không được phát hiện THA; 38,9% (2,1 triệu người) bị THA không được điều trị;
63,7,% (2 triệu người) bị THA nhưng chưa kiểm soát được [53].
Năm 2013, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với THA, Tổ chức Y tế thế
giới đã chọn THA là chủ đề của Ngày Sức khoẻ Thế giới. Theo WHO, THA được
xem như cơn khủng hoảng về chăm sóc sức khoẻ cộng đồng trên toàn thế giới, một
kẻ giết người thầm lặng [61] do THA diễn tiến âm thầm, khơng có triệu chứng rõ,
khi xuất hiện triệu chứng thì tình trạng bệnh đã nặng hoặc có biến chứng. THA có
thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau, đa phần có nguy cơ gây tử vong cao như:
bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, suy tim…), đột quỵ, suy thận…
Do vậy, THA được đánh giá là yếu tố nguy cơ chính đối với các bệnh tim mạch,
khoảng 54% trường hợp đột quỵ và 47% trường hợp bệnh tim do thiếu máu cục bộ

có THA [34].
Từ những lý do trên, THA được các hệ thống chăm sóc y tế trên thế giới đặc biệt
quan tâm. Các phương pháp điều trị cũng như những thuốc giúp kiểm soát huyết áp
liên tục được nghiên cứu, phát triển. Nhờ đó, ngày nay y học thế giới đã có những
bước tiến lớn trong việc điều trị THA. Tuy nhiên, kiểm sốt hồn tồn bệnh THA


2

vẫn còn là một thách thức lớn đối với các nhà điều trị. Các trường hợp bệnh nhân
THA đư ợc đi ều trị với các thuốc kiểm soát huyết áp khác nhau nhưng không đ ạt
huyết áp mục tiêu vẫn tồn tại. Do đó, đánh giá khả năng kiểm sốt huyết áp trong
điều trị THA bằng thuốc hạ huyết áp để từ đó nâng cao hiệu quả điều trị THA là cần
thiết. Vì vậy, đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp và
khả năng kiểm soát huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại bệnh
viện Thống Nhất năm 2016” được thực hiện với các mục tiêu:
-

Khảo sát đặc điểm của bệnh nhân THA, tình hình sử dụng thuốc điều trị trên
bệnh nhân THA đi ều trị nội trú tại khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Thống
Nhất năm 2016.

-

Khảo sát tỉ lệ đạt HA mục tiêu ở bệnh nhân THA, mốimối liên quan của một
số đặc điểm của bệnh nhân (tuổi, BMI, bệnh kèm ...) lên tỉ lệ đạt HA mục
tiêu ở bệnh nhân THA điều trị nội khoa tại khoa Nội tim mạch, Bệnh viện
Thống Nhất năm 2016.



3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
TĂNG HUYẾT ÁP (THA)
1.1.1. Định nghĩa
THA là hiện tượng tăng trị số HA tới mức có thể gây ra tổn thương các cơ quan
đích (võng mạc, não, tim, thận,…).Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng
huyết áp ban hành năm 2010 của Bộ Y tế, THA là khi huyết áp tâm thu ³ 140 mg
Hg và hoặc huyết áp tâm trương ³ 90 mm Hg. Tuy nhiên, cần lưu ý ngưỡng huyết
áp định nghĩa này chỉ áp dụng đối với HA đo theo đúng quy trình tại bệnh
viện/phịng khám [1].

1.1.2. Cơ chế tăng huyết áp

Tự điều hồ

Huyết áp

=

Cung lượng tim

Thể tích

X

Tần số

Sức cản mạch ngoại vi


Kích thước lịng mạch

tâm thu

Tăng huyết áp

Tăng tiền gánh

Co thắt

Phì đại

Cường giao cảm
Thể tích máu tăng
Tăng nhập Na+

Stress

Thận giữ Na+

Tăng hoạt tính hệ
Renin angiotensin

Hình 1.1. Các yếu tố của huyết áp và cơ chế tăng huyết áp [7]


4

Cơ chế bệnh sinh của THA rất phức tạp. HA phụ thuộc vào cung lượng của tim và
sức cản mạch ngoại vi. Hai yếu tố này lại phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố khác,

như hoạt đ ộng của hệ thần kinh trung ươ ng và thần kinh thực vât, của vỏ và tuỷ
thượng thận, của hormon chống bài niệu (ADH), của hệ Renin – Angiotensin –
Aldosteron, của tình trạng cơ tim, tình trạng thành mao mạch, khối lượng máu,
thăng bằng muối và thể dịch [7].

1.1.3. Nguyên nhân
THA được chia làm 2 loại: THA nguyên phát, THA thứ phát.
THA nguyên phát (vô căn): Phần lớn THA ở người trưởng thành là không rõ
nguyên nhân, các trường hợp này đư ợc gọi là THA nguyên phát, chiếm khoảng
90% các trường hợp THA [6].
THA thứ phát: là các trường hợp THA có thể xác định được nguyên nhân, chiếm
khoảng 10% các trường hợp THA. Nguyên nhân của THA có thể được phát hiện
thông qua khai thác tiền sử, khám lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng thường quy
[6]. Trong THA thứ phát, THA chỉ là một triệu chứng của những tổn thương ở một
số cơ quan như: thận, nội tiết, tim mạch, não… Điều trị nguyên nhân, HA sẽ trở lại
bình thường [7]. Một số trường hợp THA cần lưu ý tìm kiếm nguyên nhân bao gồm:
THA ở người trẻ (dưới 30 tuổi); THA kháng trị; THA tiến triển hoặc ác tính. Các
nguyên nhân thường gặp của THA thứ phát bao gồm: bệnh thận cấp hoặc mạn tính
(viêm cầu thận cấp/mạn, viêm thận kẽ, sỏi thận, thận đ a nang, thận ứ nước, suy
thận), hẹp đ ộng mạch thận, u tuỷ thượng thận, cường aldosteron tiên phát (hội
chứng Cohn), hội chứng Cushing, bệnh lý tuyến giáp/cận giáp, tuyến yên, do thuốc,
liên quan đ ến thuốc (kháng viêm không steroid, thuốc tránh thai, corticoid, Cam
thảo, hoạt chất giống giao cảm trong thuốc cảm/thuốc nhỏ mũi…), hẹp eo đ ộng
mạch chủ, bệnh Takayasu, nhiễm đ ộc thai nghén, ngừng thở khi ngủ, yếu tố
tâm thần [6].

1.1.4. THA tâm thu đơn độc
Theo hướng dẫn đi ều trị THA của Hội tim mạch học Việt Nam, năm 2015, THA
tâm thu đơn độc là trường hợp bệnh nhân có HA tâm thu lớn hơn 140 mmHg và HA



5

tâm trương bé hơn 90 mmHg [4]. THA tâm thu đơ n đ ộc có thể xuất hiện ở bệnh
nhân trẻ tuổi cũng như bệnh nhân lớn tuổi. Đối với bệnh nhân trẻ tuổi, các nghiên
cứu chứng minh cho việc cần thiết phải điều trị là chưa đầy đủ, do đó chỉ cần thay
đổi lối sống và theo dõi chặt chẽ tình trạng HA [42]. Ngược lại, đối với bệnh nhân
lớn tuổi, THA tâm thu đơn đ ộc là loại THA thường gặp, có liên quan với sự gia
tăng tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh lý mạch vành, đột quỵ [30].

1.1.5. Các yếu tố nguy cơ tim mạch, biến chứng và tổn thương cơ quan
đích của THA
Bảng 1.1. Các yếu tố nguy cơ (YTNC) tim mạch, biến chứng và tổn thương cơ
quan đích của THA [6]
Các YTNC THA
tim mạch
Rối loạn lipid máu
Đái tháo đường
Có microalbumin niệu hoặc mức lọc cầu thận ước tính < 60 ml/ph
Tuổi (nam > 55 tuổi, nữ > 65 tuổi)
Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm (nam trước 55, nữ trước 65)
Thừa cân/béo phì; béo bụng
Hút thuốc lá, thuốc lào
Uống nhiều rượu, bia
Ít hoạt động thể lực
Stress và căng thẳng tâm lý
Chế độ ăn nhiều muối (yếu tố nguy cơ đối với THA), ít rau quả.
Biến chứng
của THA
hoặc tổn

thương cơ
quan do
THA

Đột quỵ, thiếu máu não thống qua, sa sút trí tuệ, hẹp động mạch
Phì đại thất trái (trên điện tâm đồ hay siêu âm tim), suy tim
Nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực
Bệnh mạch máu ngoại vi
Xuất huyết hoặc xuất tiết võng mạc, phù gai thị
Protein niệu, tăng creatinin huyết thanh, suy thận…

v Phân tầng nguy cơ tim mạch
Trong chẩn đoán THA, sau khi đã xác định được huyết áp của bệnh nhân cũng như
xác định được các yếu tố nguy cơ tim mạch và biến chứng/tổn thương cơ quan đích,


6

nhất thiết cần phân tầng nguy cơ tim mạch đ ể có chiến lược quản lý, theo dõi và
điều trị lâu dài cho bệnh nhân [6].
Bảng 1.2. Phân tầng nguy cơ tim mạch (theo Bộ Y tế năm 2010)
Huyết áp
Bệnh cảnh

HA bình
Tiền THA THA độ 1 THA độ 2 THA độ 3
thường

Khơng có YTNC
tim mạch


Nguy cơ
thấp

Nguy cơ
trung bình

Nguy cơ
cao

Có từ 1-2 YTNC

Nguy cơ

Nguy cơ

Nguy cơ

Nguy cơ

Nguy cơ

thấp

thấp

trung bình

trung bình


rất cao

Có ³ 3 YTNC tim
mạch hoặc hội
chứng chuyển hoá
hoặc tổn thương cơ
quan đ ích hoặc đ ái
tháo đường

Nguy cơ
trung
bình

Nguy cơ
cao

Nguy cơ
cao

Nguy cơ
cao

Nguy cơ
rất cao

Đã có biến cố hoặc
có bệnh tim mạch
hoặc có bệnh thận
mạn tính


Nguy cơ
rất cao

Nguy cơ
rất cao

Nguy cơ
rất cao

Nguy cơ
rất cao

Nguy cơ
rất cao

tim mạch

1.1.6. Nguyên tắc điều trị
THA là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng phác đồ, đủ liều, hàng
ngày và điều trị lâu dài. Cần đưa huyết áp về mức “huyết áp mục tiêu” và giảm tối
đa “nguy cơ tim mạch”. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì
phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp
thời. Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích nhưng
khơng nên hạ huyết áp quá nhanh đ ể tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan
đích, trừ tình huống cấp cứu [6].


7

1.1.7. Phác đồ điều trị


Hình 1.2. Phác đồ điều trị tăng huyết áp chung và nhóm có chỉ định bắt buộc theo
Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2015 [4]
ACEI: Angiotensin-converting Enzyme Inhibitors (Thuốc ức chế men chuyển
angiotensin); ARB: Angiotensin II Receptor Blockers (Thuốc chẹn thụ thể
angiotensin II); CCB: Calcium Channel Blockers (Thuốc chẹn kênh calci), BB: b Blockers (thuốc chẹn thụ thể b).


8

Hình 1.3. Phác đồ điều trị THA theo JNC VIII 2014 [29]


9

1.1.8. Điều trị không dùng thuốc (thay đổi lối sống)
Các biện pháp điều trị không dùng thuốc là điều trị bằng thay đổi lối sống, được áp
dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển bệnh, hạ huyết áp, giảm số thuốc
cần dùng.
Bảng 1.3. Can thiệp thay đổi lối sống làm giảm huyết áp theo Hội tim mạch học
quốc gia Việt Nam [4]
Cách thức

Khuyến nghị

Số mmHg giảm được

Giảm cân nặng

Duy trì BMI lý tưởng (20 – 25 kg/m2)


5-10 mm Hg
khi giảm mỗi 10 kg

Chế độ ăn

Ăn nhiều trái cây, rau, ít mỡ (giảm

DASH

chất béo tồn phần và loại bão hoà)

8-14 mm Hg

Hạn chế muối Giảm lượng muối ăn
< 100 mmol/ngày
ăn
(< 2,4 g natri hoặc < 6 g muối)

2-8 mm Hg

Vận động
thân thể

Khuyến khích tập thể dục mức độ vừa
hoặc đi bộ 30 phút/ngày

4-9 mm Hg

Uống chất có
cồn điều độ


Nam: < 21 đơn vị/tuần
Nữ: < 14 đơn vị/tuần

2-4 mm Hg

DASH: Chế độ ăn ngăn ngừa tăng huyết áp

1.1.9. Các nhóm thuốc chính trong điều trị
1.1.9.1. Thuốc chẹn kênh calci
v Cơ chế tác dụng:
Thuốc chẹn kênh calci ức chế dòng ion Ca2+ đi vào tế bào cơ tim và cơ trơn thành
mạch do đó gây dãn mạch, giảm sức cản ngoại vi, hạ huyết áp. Có 4 týp kênh calci
là L (long acting), T (transient), N (neuron) và P (purkinze), nhưng các thuốc chẹn
kênh calci chủ yếu chỉ tác đ ộng trên týp L, đây là týp có trong cơ tim và cơ trơn
mạch máu. Các thuốc chẹn kênh calci được chia thành 2 phân nhóm chính:
Phân nhóm dihydropyridin: nifedipin, amlodipin, felodipin… Các thuốc chẹn kệnh
calci thuộc phân nhóm dihydropyridin đều gắn kết vào cùng một vị trí (vị trí N) trên
tiểu đơn vị a1 của kệnh calci týp L và ưu tiên tác dụng trên mạch hơn là trên tim.
Phân nhóm dihydropyridin đư ợc sử dụng rộng rãi trong đi ều trị THA do chủ yếu


10

làm dãn mạch, giảm sức cản ngoại vi làm hạ HA mà ít làm giảm co bóp cơ tim cũng
như làm chậm nhịp tim. [6]
Phân nhóm non - dihydropyridin: verapamil, diltiazem, hai thuốc này gắn kết vào
hai vị trí khác nhau nhưng cùng trên tiểu đơn vị a1 của kênh calci, do đó nhiều đặc
tính dược lực học tương tự nhau. Khác với phân nhóm dihydropyridin, các thuốc
thuộc phân nhóm này có tác dụng chủ yếu trên tim hơn trên mạch. Thuốc tác động

vào mô nút, làm chậm nhịp nên hay đư ợc dùng trong các trường hợp nhịp nhanh
trên thất. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng làm dãn mạch vành nên được sử dụng
trong các trường hợp đau thắt ngực [6].
v Tác dụng phụ:
Tác dụng nhẹ, không cần ngừng điều trị: cơn nóng bừng, nhức đầu, chóng mặt (do
phản xạ giãn mạch, tăng nhịp tim nên dùng cùng với thuốc chẹn b - receptor), buồn
nơn, táo bón. Tác dụng nặng hơn, liên quan đ ến tác dụng đi ều trị do ức chế quá
mạnh kênh Ca2+: tim đập chậm, nghẽn nhĩ thất, suy tim sung huyết, ngừng tim [6].

1.1.9.2. Thuốc ức chế men chuyển angiotensin
v Cơ chế tác dụng:
Thuốc này có cơ chế tác dụng là gắn vào ion kẽm của men chuyển angiotensin I dẫn
đến làm giảm tốc độ chuyển angiotensin I thành angiotensin II - đây là một chất có
tác dụng co mạch mạnh. Do đó, thuốc ức chế men chuyển có tác dụng giãn mạch,
làm giảm sức cản ngoại vi, hạ huyết áp. Bên cạnh đó, các thuốc ức chế men chuyển
cịn có thể tác động lên hệ thống kalikrein - kinin (làm giảm phân huỷ dẫn đến tăng
nồng độ bradykinin) và làm tăng tổng hợp prostaglandin, từ đó cũng làm giảm sức
cản ngoại vi và hạ huyết áp [6].
v Tác dụng phụ:
Các thuốc ức chế men chuyển phần lớn được dung nạp tốt trên bệnh nhân, tuy nhiên
vẫn cần lưu ý một số tác dụng phụ không mong muốn như: ho, hạ huyết áp, suy
thận, tác dụng trên thai nhi, phù mạch, tăng kali máu.
Một số thuốc ức chế men chuyển angiotensin: captopril, enalapril, lisinopril,… [6]


11

1.1.9.3. Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II
v Cơ chế tác dụng:
Cơ chế của nhóm này là ngăn sự gắn angiotensin II vào thụ thể AT1 ở các nơi như

cơ trơn mạch, tuyến thượng thận nên làm giãn mạch và giảm tiết aldosteron [6].
v Tác dụng phụ:
Thuốc khơng có tác dụng ức chế men chuyển angiotensin, enzym xúc tác cho quá
trình chuyển angiotensin I thành angiotensin II và cho quá trình giáng hố
bradykinin. Vì vậy, thuốc khơng ảnh hưởng đến đáp ứng của bradykinin và không
gây ra tác dụng không mong muốn ho khan như các thuốc nhóm ức chế men
chuyển. Ngồi việc giảm tác dụng khơng mong muốn gây ho khan, các thận trọng
và chống chỉ định tương tự như nhóm ức chế men chuyển angiotensin [6].
Một số thuốc ức chế thụ thể angiotensin II dùng điều trị THA: losartan, candesartan,
irbesartan…[6]

1.1.9.4. Thuốc lợi tiểu
v Cơ chế tác dụng
Thuốc lợi tiểu làm tăng thải Na+ dẫn đ ến tăng thải nước, làm giảm thể tích tuần
hồn, giảm cung lượng tim và hạ huyết áp. Các thuốc lợi tiểu khi dùng với liều
lượng nhỏ, hiện tượng giảm thể tích tuần hồn được các cơ chế bù trừ cân bằng, làm
tác dụng hạ huyết áp tức thời khơng cịn. Tuy nhiên thuốc lợi tiểu cịn có cơ chế thứ
hai bền vững hơn là tác động trực tiếp vào thành mạch, làm giảm sức cản ngoại vi,
phát huy tác dụng hạ huyết áp sau vài ngày và duy trì tác dụng trong suốt thời gian
dùng thuốc. Trong nhóm thuốc lợi tiểu, có 3 phân nhóm: thuốc lợi tiểu thiazid/
tương tự thiazid; thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali và thuốc lợi tiểu quai. Mỗi phân nhóm
có vai trị khác nhau trong điều trị THA [6].
-

Thuốc lợi tiểu thiazid: hydroclorothiazid, bendroflumethiazid…

-

Thuốc lợi tiểu tương tự thiazid: indapamid, clorthalidon…


-

Thuốc lợi tiểu quai: bumetanid, furosemid, torsemid.

-

Thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali: amilorid, eplerenon, spironolacton, triamteren.


12

1.1.9.5. Thuốc chẹn b - receptor
v Cơ chế tác dụng:
Thuốc chẹn b - receptor có cấu trúc hố học tương tự như các chất chủ vận của b receptor, do đó ức chế cạnh tranh với catecholamin ở b - receptor, gây tác dụng trên
tim (giảm nhịp tim, giảm sức co bóp cơ tim, làm giảm cung lượng tim) và hạ huyết
áp trên thận, làm giảm tiết renin gây hạ huyết áp [6].
v Tác dụng phụ:
Các tác dụng không mong muốn chính của các thuốc chẹn b - receptor là ngủ gà,
đau cơ chân khi vận động, rối loạn cương dương, ác mộng và làm tăng nặng bệnh
mạch máu ngoại vi cũng như hội chứng Raynaud, gây rối loạn chuyển hố glucose,
lipid… Một số thuốc chẹn b - receptor có thể làm chậm nhịp tim [6].

1.1.10. Phối hợp thuốc điều trị
1.1.10.1. Theo ESH/ESC năm 2013
Lợi tiểu Thiazid

Chẹn thụ

ARB


thể b

Thuốc hạ

CCB

HA khác
ACEI
Hình 1.4. Phối hợp thuốc điều trị THA theo ESH/ESC năm 2013 [42]
Đường nét liền màu xanh: Ưu tiên phối hợp, đường nét đứt màu xanh: Phối hợp có
ích (với một vài giới hạn), đường nét liền màu đỏ: Tránh phối hợp, đường nét đứt
màu đen: Có thể phối hợp nhưng ít có được kiểm chứng.


13

1.1.10.2. Theo Hội tim mạch học Việt Nam 2015
Lợi tiểu thiazid

BB đưa vào liệu trình nếu có chỉ định bắt
buộc đối với BB

ACEI
hoặc ARB

CCB

Hình 1.5. Phối hợp thuốc điều trị THA theo Hội tim mạch học Việt Nam 2015 [4]

TƯƠNG TÁC THUỐC

Tương tác thuốc là một phản ứng giữa một thuốc với một tác nhân thứ hai (thuốc,
thực phẩm, hoá chất khác). Phản ứng đó có thể xảy ra khi tiếp xúc với cơ thể hay
hoàn toàn ở bên ngoài cơ thể khi bào chế, bảo quản, thử nghiệm hay chế biến các
thuốc. Có 2 loại tương tác thuốc: Tương tác thuốc với thuốc, tương tác thuốc với
thức ăn, đồ uống [10].

1.2.1. Tương tác thuốc – thuốc
Tương tác thuốc – thuốc là hiện tượng xảy ra khi nhiều thuốc được sử dụng đồng
thời. Sự phối hợp này làm thay đ ổi tác dụng hoặc đ ộc tính của một trong những
thuốc đó. Tương tác thuốc – thuốc gồm 2 loại: tương tác dược động học và tương
tác dược lực học [5].


×