Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Xử trí của cha mẹ khi trẻ bị sốt và các yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
------------

NGUYỄN THỊ TRÚC LINH

XỬ TRÍ CỦA CHA MẸ KHI TRẺ BỊ SỐT
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
------------

NGUYỄN THỊ TRÚC LINH

XỬ TRÍ CỦA CHA MẸ KHI TRẺ BỊ SỐT
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Chuyên ngành: Điều dưỡng
Mã số: 60.72.05.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. BS. Nguyễn Duy Phong
PGS. ĐD. Alison S. Merrill

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2017


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................................ 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4
1.1.

Sinh lý điều hòa thân nhiệt: ............................................................................... 4
1.1.1. Định nghĩa thân nhiệt: ................................................................................. 4
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể: ................................................. 4
1.1.3. Sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt .................................................... 5

1.2.

Sốt ..................................................................................................................... 5
1.2.1. Định nghĩa ................................................................................................... 5
1.2.2. Cơ chế gây sốt: ............................................................................................ 5
1.2.3. Các rối loạn chuyển hóa trong sốt ............................................................... 7
1.2.4. Nguyên nhân gây sốt: .................................................................................. 8
1.2.5. Ý nghĩa của sốt ............................................................................................ 8
1.2.6. Vị trí lấy nhiệt độ ......................................................................................... 9

1.3.


Điều trị ............................................................................................................... 9
1.3.1. Phương pháp dùng thuốc ............................................................................ 9
1.3.2. Phương pháp không dùng thuốc ................................................................ 11
1.3.3. Phương pháp dân gian ............................................................................... 12
1.3.4. Các dấu hiệu đưa trẻ đến cơ sở y tế ........................................................... 13

1.4.

Giáo dục sức khỏe ........................................................................................... 14

1.5.

Các nghiên cứu trước đây ................................................................................ 16
1.5.1. Một số nghiên cứu nước ngoài .................................................................. 16
1.5.2. Một số nghiên cứu trong nước .................................................................. 18

1.6. Áp dụng lý thuyết Điều dưỡng vào nghiên cứu ..................................................... 19
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 22
2.1.

Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 22

2.2.

Địa điểm nghiên cứu........................................................................................ 22


2.3.


Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 22

2.4.

Dân số nghiên cứu ........................................................................................... 22

2.5.

Cỡ mẫu: ........................................................................................................... 22

2.6.

Kỹ thuật chọn mẫu ........................................................................................... 22

2.7.

Tiêu chí chọn mẫu ........................................................................................... 22
2.7.1. Tiêu chí chọn vào ...................................................................................... 22
2.7.2. Tiêu chí loại ra ........................................................................................... 23
2.7.3. Đặc điểm và bối cảnh nghiên cứu ............................................................. 23

2.8.

Thu thập số liệu ............................................................................................... 23
2.8.1. Công cụ thu thập số liệu ............................................................................ 23
2.8.2. Các bước thu thập số liệu .......................................................................... 25
2.8.3. Xử lý và phân tích số liệu .......................................................................... 25
2.8.4. Kiểm sốt sai lệch ...................................................................................... 25
Định nghĩa biến số và phân loại biến số: ......................................................... 26


2.9.

2.9.1. Biến số độc lập .......................................................................................... 26
2.9.2. Biến phụ thuộc ........................................................................................... 26
2.9.3. Biến số nền ................................................................................................ 26
2.9.4. Biến số kiến thức về sốt............................................................................. 26
2.9.5. Biến số về nhận thức của cha/mẹ .............................................................. 27
2.9.6. Biến số về xử trí sốt của cha/mẹ ................................................................ 27
2.9.7. Nguồn thông tin cha/mẹ nhận được .......................................................... 29
2.10.

Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................... 29

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ............................................................................................. 30
3.1.

Đặc điểm nhân khẩu – xã hội học, kiến thức, nhận thức, xử trí của cha/mẹ

khi trẻ bị sốt và nguồn thông tin cha/mẹ nhận được. .................................................... 30
3.2.

Xác định các mối tương quan: ......................................................................... 35

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN.......................................................................................... 43
4.1.

Đặc điểm nhân khẩu-xã hội học ...................................................................... 43


4.2.


Kiến thức về sốt của cha/mẹ trẻ....................................................................... 46

4.3.

Nhận thức những lợi ích và bất lợi về sốt, thuốc, lau mát ............................... 49

4.4.

Xác định nguồn thơng tin cha/mẹ chăm sóc trẻ sốt nhận được ....................... 51

4.5.

Xử trí sốt của cha/mẹ và các mối tương quan ................................................. 53
4.5.1. Xử trí của cha/mẹ khi trẻ bị sốt bằng phương pháp sử dụng thuốc........... 53
4.5.2. Xử trí của cha/mẹ khi trẻ bị sốt bằng phương pháp không sử dụng
thuốc: ................................................................................................................... 56

4.6.

Nhận xét về đề tài ............................................................................................ 59
4.6.1. Điểm mạnh ................................................................................................ 59
4.6.2. Điểm yếu ................................................................................................... 60

4.7.

Ứng dụng của nghiên cứu ................................................................................ 60

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 61
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................ 62



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

TIẾNG ANH

NICE

National Institute for Health

TIẾNG VIỆT

and Care Excellence
HPM

Health Promotion Model

Mơ hình nâng cao sức khỏe

CRT

Capillary Refill Time

Thời gian đổ đầy mao mạch

Respiratory rate

Nhịp thở


RR
PPVL

Phương pháp vật lý

SCC

Sốt càng cao

KTNĐ

Kiểm tra nhiệt độ

LM

Lau mát

HM

Hậu môn

KT

Kiến thức

KS

Kháng sinh



DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1. 1. Sơ đồ cơ chế phát sinh cơn sốt của Rosendoff ........................................6
Sơ đồ 1. 2. Mơ hình nâng cao sức khỏe ....................................................................20


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1. Đặc điểm nhân khẩu - xã hội học (n =100) .............................................30
Bảng 3. 2. Kiến thức về sốt của cha/mẹ (n=100) ......................................................31
Bảng 3. 3. Nhận thức những lợi ích và bất lợi về sốt, thuốc, lau mát (n=100) .........32
Bảng 3. 4. Xử trí của cha/mẹ khi trẻ bị sốt bằng phương pháp sử dụng thuốc .........32
Bảng 3. 5. Xử trí của cha/mẹ khi trẻ bị sốt bằng phương pháp không sử dụng thuốc
(n =100) .....................................................................................................................34
Bảng 3. 6. Nguồn cung cấp thông tin về kiến thức sử dụng thuốc hạ sốt và kháng
sinh của cha/mẹ (n=100) ...........................................................................................35
Bảng 3. 7. Mối tương quan giữa việc xử trí sốt của cha/ mẹ với đặc điểm dân tộc (n
= 100) ........................................................................................................................36
Bảng 3. 8. Mối tương quan giữa việc xử trí sốt của cha/ mẹ với số con (n = 100)..36
Bảng 3. 9. Mối tương quan giữa việc xử trí sốt của cha/ mẹ với tuổi (n = 100) ......37
Bảng 3. 10. Mối tương quan giữa việc xử trí sốt bằng thuốc của cha/ mẹ với kiến
thức về NĐ bình thường (n=100) ..............................................................................37
Bảng 3. 11. Mối tương quan giữa việc xử trí sốt bằng thuốc của cha/ mẹ với kiến
thức về THS làm giảm NĐ (n=100) ..........................................................................38
Bảng 3. 12. Mối tương quan giữa việc xử trí sốt bằng thuốc của cha/ mẹ với kiến
thức THS làm giảm đau (n =100) .............................................................................39
Bảng 3. 13. Mối tương quan giữa việc xử trí sốt bằng thuốc của cha/ mẹ với kiến
thức THS làm hại gan, thận (n =100)........................................................................39
Bảng 3. 14. Mối tương quan giữa việc xử trí sốt khơng dùng thuốc của cha/ mẹ với
kiến thức THS hại gan, thận (n =100) .......................................................................40
Bảng 3. 15. Mối tương quan giữa việc xử trí sốt khơng dùng thuốc của cha/ mẹ với

kiến thức về nhiệt độ sốt (n = 100) ...........................................................................40
Bảng 3. 16. Mối tương quan giữa việc xử trí sốt của cha/ mẹ với nhận thức lau mát
làm trẻ quấy khóc ......................................................................................................41
Bảng 3. 17. Mối tương quan giữa việc giảm nhiệt độ phòng của cha/ mẹ với nhận
thức THS giúp trẻ dễ ngủ ..........................................................................................42
Bảng 3. 18. Mối tương quan giữa xử trí khơng dùng thuốc của cha/ mẹ với nhận
thức lau mát làm trẻ quấy khóc .................................................................................42

Bảng 4. 1. So sánh trình độ học vấn..........................................................................45
Bảng 4. 2. Bảng so sánh giữa các nghiên cứu về nguồn cung cấp thông tin ............52


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt được định nghĩa là nhiệt độ trực tràng trên 380C, nhiệt độ miệng trên
37,80C và nhiệt độ nách trên 37,50C. Sốt là một triệu chứng thường gặp trong thời
thơ ấu, thường liên quan đến một bệnh nhưng nhanh chóng tự giới hạn. Sốt làm cho
trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc, chán ăn và sốt là một trong những lý do phổ biến
nhất cha mẹ đưa con em mình đến cơ sở y tế [44]. Cha mẹ lo ngại về cơn sốt 57%,
họ cho rằng sốt cao là một chỉ số về mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, ở
nhiệt độ 400C hoặc thấp hơn là một dấu hiệu phản ứng thích nghi của cơ thể do quá
trình lây nhiễm hơn là mức độ nghiêm trọng của bệnh[42],[64],[41]. Khi có sốt, hệ
đề kháng của cơ thể tăng do tăng hoạt động hệ miễn dịch, thực bào, tổng hợp kháng
thể, ngoài ra sốt làm giảm lượng sắt trong huyết thanh, giảm hấp thu sắt từ ruột
khiến vi khuẩn không sinh sản được [20]. Do vậy, sốt không phải luôn luôn cần
được điều trị. Sốt nên được giảm ở những trẻ em như bị bệnh tim từ trước, hơ hấp,
thần kinh và sốt có thể hỗ trợ trong việc chẩn đốn chính xác bệnh[40],[55],[66].
Nghiên cứu của tác giả Phạm Hải Yến năm 2013 trong số các trẻ có sốt khi
nhập viện thì tỷ lệ trẻ sốt cao nhất ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi chiếm 80,4%; tỷ

lệ trẻ sốt nhập viện thấp nhất ở lứa tuổi < 6 tháng là 2,5%[19]. Qua nghiên cứu của
tác giả Trần Thụy Khánh Linh [60], Bertille [39], Enarson [46], Chiappini E [41],
Laura J [56] được công bố năm 2012, 2014 và 2015 cho ta thấy kiến thức của cha
mẹ có nhiều sự thay đổi, họ có sự hiểu biết và xử trí sốt tốt hơn các cha mẹ trong
quá khứ: Thường xuyên đo nhiệt độ cho trẻ, sử dụng các biệt pháp hạ sốt không
dùng thuốc như cho trẻ uống nhiều nước, mặt quần áo thoáng mát, lau mát bằng
nước ấm. Tuy nhiên cha mẹ vẫn thiếu kiến thức về nhiệt độ bình thường, nhiệt độ
sốt, nhiệt độ uống thuốc hạ sốt và lau mát. Tất cả cha mẹ đều sử dụng thuốc hạ sốt
và lau mát khi nhiệt độ dao động từ 37 oC đến 38,5oC[46],[41],[60]; 38,1% cha mẹ
cho rằng sốt khi nhiệt độ 37oC[39]. Nhận thức của cha mẹ về sốt có thể làm trẻ bị
co giật, hơn mê, tổn thương não và thậm chí là tử vong còn chiếm tỷ lệ khá cao 74%
, nên cha mẹ luôn muốn được điều trị sốt cho trẻ (90,3%)[39]. Các bà mẹ xử trí sai
là mặc thêm quần áo cho con chiếm 41,5% và 32% chườm đá, chanh, rượu, cạo gió,


2

cắt lễ[14], cha mẹ tin rằng việc kết hợp hai loại thuốc hạ sốt là có lợi hơn và sử
dụng kháng sinh để hạ nhiệt cho trẻ[60]. Việc xử trí sốt của cha/mẹ bị ảnh hưởng
bởi đặc điểm nhân khẩu-xã hội học như trình độ học vấn, những cha mẹ hồn thành
bậc cao đẳng, đại học cho rằng sốt khơng phải lúc nào cũng nguy hiểm nên họ ít
điều trị sốt hơn những cha mẹ khác[46] và bà mẹ có kiến thức đúng thì xử trí đúng
cao hơn so với bà mẹ có kiến thức khơng đúng[19].
Cha mẹ là những người chăm sóc, chịu trách nhiệm về sức khỏe trẻ. Nếu cha
mẹ thiếu kiến thức cũng như xử trí sốt ở trẻ thì sẽ có những sai lầm khi chăm sóc,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng trẻ. Qua nhiều thập kỷ đã có
nhiều tác giả nghiên cứu về chủ đề này, tuy nhiên kết quả thay đổi theo thời gian,
địa điểm nghiên cứu cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tại tỉnh Bình
Phước nói chung, Bệnh viện Bình Long nói riêng chưa có nghiên cứu nào về chủ đề
này. Chính vì vậy chúng tơi tiến hành đề tài “ Xử trí của cha mẹ khi trẻ bị sốt và các

yếu tố liên quan”.
Câu hỏi nghiên cứu: Mối liên quan giữa việc xử trí trẻ sốt của cha mẹ với đặc điểm
nhân khẩu - xã hội học, nhận thức và kiến thức như thế nào?


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tổng quát: Xác định cách thức xử trí của cha mẹ khi trẻ bị sốt và các yếu tố liên
quan.
Cụ thể:
1. Xác định đặc điểm nhân khẩu - xã hội học của cha/mẹ trẻ.
2. Xác định tỷ lệ kiến thức, nhận thức và xử trí sốt của cha/mẹ trẻ.
3. Xác định mối tương quan giữa việc xử trí trẻ sốt với các yếu tố: nhân khẩu &
xã hội học, kiến thức, nhận thức của cha/mẹ.


4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sinh lý điều hòa thân nhiệt:
1.1.1. Định nghĩa thân nhiệt:
Người là loại động vật hằng nhiệt, sự điều hoà nhiệt độ trung tâm của cơ thể
trong một khoảng hẹp xung quanh 370C khi tiếp xúc với một khoảng biến đổi nhiệt
độ rộng của môi trường[13].
Thân nhiệt chia làm hai vùng, một là vùng nhiệt độ trung tâm nằm trong giới
hạn 36 – 37,40C và có ba cách đo (trực tràng, dưới lưỡi và hõm nách)[13], hai là
vùng nhiệt độ ngoại vi nằm trong giới hạn 290C - 350C (da vùng đầu, ngực, bụng,
vùng cánh tay và cẳng chân, vùng bàn tay, bàn chân)[13].
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể:

Thân nhiệt cơ thể chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tuổi, nhịp ngày đêm,
giới, vận động cơ, nhiệt độ môi trường, cảm xúc, ăn chay, sự suy yếu của hệ thần
kinh[13],[47],[68].
Trẻ em thường có thân nhiệt cao hơn người lớn do tăng các hoạt động vật lý
lẫn chuyển hóa, sự hoạt động của cơ bắp dẫn đến sự gia tăng sự chuyển hóa[13],
thân nhiệt khác nhau vào các thời điểm trong ngày, giảm tối thiểu vào buổi đêm khi
đang ngủ và tăng nhẹ vào sáng sớm, đạt tối đa vào buổi chiều [13]. Sự xúc động sẽ
kích thích thần kinh giao cảm giải phóng epinephrine and norepinephrine làm tăng
chuyển hóa và tăng sản xuất nhiệt[68]. Khi ăn chay việc cung cấp thức ăn không đủ
dẫn đến giảm sản xuất nhiệt, người tâm thần, trầm cảm, bất tỉnh, sử dụng ma túy thì
tất cả hoạt động của cơ thể giảm do vậy dẫn đến giảm nhiệt độ[13],[47].
Nhiệt độ cơ thể còn bị ảnh hưởng bởi giới tính, nam có thân nhiệt cao hơn nữ
do khối lượng cơ nhiều hơn, nhưng khi nữ đến tuổi dậy thì do ảnh hưởng của lượng
hormone nên khi rụng trứng hoặc mang thai trong ba, bốn tháng đầu thì nhiệt độ
tăng[47],[68]. Nhiệt độ con người cịn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ mơi trường bên
ngồi nhưng không nhiều do con người biết cách thay đổi như mặc thêm hoặc cởi
bớt quần áo, sưởi ấm.


5

1.1.3. Sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt
1.1.3.1. Sự sinh nhiệt
Nhiệt là sản phẩm phụ của chuyển hoá và vận động cơ [21],[12]. Sự sinh
nhiệt chịu ảnh hưởng của hormone tuyến giáp thyroxin, hệ giao cảm và nhiệt
độ[12]. Nhiệt độ sản xuất ra hàng ngày rất lớn nếu khơng có sự thải nhiệt thì trong
24 giờ nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên 400C[12].
1.1.3.2. Sự thải nhiệt
Hầu hết lượng nhiệt sinh ra trong cơ thể được tạo thành từ các cơ quan ở sâu
như gan, não, tim và cơ (khi có vận cơ)[21], nhiệt được vận chuyển đến da là nơi có

thể thải nhiệt vào mơi trường xung quanh. Quá trình thải nhiệt là một quá trình vật
lý[21].
1.2.

Sốt

1.2.1. Định nghĩa
Ở người, thân nhiệt luôn luôn hằng định ở 370C mặc dù nhiệt độ mơi trường
bên ngồi có nhiều biến động [31]. Trong ngày thân nhiệt thay đổi, thấp nhất lúc
sáng sớm và cao nhất lúc về chiều, biên độ biến đổi thân nhiệt trong ngày trung
bình là 0,60C; Cao hơn biên độ này là sốt[31].
Hoặc sốt khi thân nhiệt cơ thể vượt quá giới hạn bình thường, nhiệt độ ở
nách 37,50C[31].
1.2.2. Cơ chế gây sốt:
Sốt có thể do nhiều yếu tố gây ra gồm chất gây sốt ngoại sinh (pyrogens).
Chất gây sốt ngoại sinh gây sốt thông qua một chất trung gian gọi là chất gây
sốt nội sinh, đó là interleukin 1 (IL - 1) và interleukin -6 (IL-6)[12].


6

Kháng nguyên

Đại thực bào

Vi khuẩn, virus,
chất hoạt hóa nội
sinh

Chất gây sốt nội sinh


Trung tâm điều nhiệt

Acid arachidonic

PGE2

cAMP

Điểm điều nhiệt

Tăng sản nhiệt
Giảm thải nhiệt

Sốt
Sơ đồ 1. 1. Sơ đồ cơ chế phát sinh cơn sốt của Rosendoff [12]


7

1.2.3. Các rối loạn chuyển hóa trong sốt
1.2.3.1. Các rối loạn chuyển hóa trong sốt[20]
Rối loạn chuyển hóa năng lượng: Khi nhiệt độ gia tăng thì chuyển hóa năng
lượng, sự tiêu thụ oxy gia tăng (khi nhiệt độ tăng 10C, chuyển hóa tăng 3,3%, tiêu
thụ oxy tăng 13%).
Rối loạn chuyển hóa glucid: Khi sốt có tăng chuyển hóa glucid, giảm dự trữ
glycogen, tăng đường huyết, tăng lactic acid.
Rối loạn chuyển hóa lipid: Khi sốt kéo dài, dự trữ glycogen giảm, tăng sử
dụng lipid, tăng thể ketone trong máu.
Rối loạn chuyển hóa protid: Gia tăng thối hóa protein từ cơ, giảm tổng hợp

protein, cân bằng nitơ âm. Chuyển hóa protid có thể tăng đến 30%.
Tăng nhu cầu các vitamin, nhất là các vitamin thuộc nhóm B và C.
Đang trong giai đoạn phát sốt thì có sự tăng các nội tiết tố như : Aldosterone
và ADH làm giảm sự bài tiết nước tiểu. Khi sốt lui có sự tăng bài tiết nước tiểu, vã
mồ hôi để tăng sự thải nhiệt.
1.2.3.2. Các rối loạn chức phận trong sốt [20].
Rối loạn thần kinh: Khi sốt có thể có những rối loạn ở hệ thần kinh với các
biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, nhức mỏi tồn thân, mê sảng, ở trẻ con có thể
có co giật. Các biểu hiện tùy thuộc vào tác nhân gây sốt và tính phản ứng cơ thể.
Rối loạn tuần hồn: Nhịp tim tăng, thường thân nhiệt tăng 10C thì tim tăng 10
nhịp. Khi bắt đầu sốt huyết áp tăng do co mạch ngoại vi, khi sốt giảm huyết áp giảm
do giãn mạch.
Rối loạn hơ hấp: Khi sốt có sự tăng thơng khí do nhu cầu oxy tăng.
Rối loạn tiêu hóa: Thơng thường có các biểu hiện như đắng miệng, chán ăn,
khô niêm mạc môi miệng, giảm tiết dịch và nhu động của ống tiêu hóa gây ăn chậm
tiêu, táo bón.
Ngồi ra ở hệ nội tiết người ta thấy có sự tăng tiết ACTH, Cortisol. Đối với
chức năng gan, có sự tăng chuyển hóa đến 30-40%.


8

1.2.4. Nguyên nhân gây sốt:
Vi trùng: Các vi trùng gây bệnh phần lớn đều gây sốt, có thể là do kháng
nguyên hay độc tố hoặc là các sản phẩm của vi khuẩn ly giải, cũng có thể là một số
chất gây sốt tiết ra từ các tổ chức bị tổn thương, hoại tử[20].
Ký sinh trùng: Thường ít khi gây sốt như nhiễm giun đường ruột, amip ruột,
nấm. Bệnh ký sinh trùng gây sốt đặc hiệu là bệnh sốt rét với sốt từng cơn, hàng
ngày hoặc cách nhật[20]
Virus: Bệnh do virus ít khi gây sốt kéo dài, trên lâm sàng thường gặp là các

virus đường hô trên như hợp bào hô hấp, cúm. Các virus khác gây bệnh đặc hiệu
hơn có sốt cao cấp tính như: Sốt xuất huyết Dengue, Sởi, Sởi Đức, Quai bị, Thủy
đậu, viêm gan A, B, C ...,[20].
Nguyên nhân không do nhiễm khuẩn: Bệnh huyết thanh, bệnh tự miễn, bệnh
ung thư, bệnh do rối loạn chuyến hóa[20].
1.2.5. Ý nghĩa của sốt
1.2.5.1. Lợi ích
Sốt là một hiện tượng có lợi cho cơ thể. Hiện tượng sốt đã có từ hàng triệu
năm[20]. Khi có sốt, hệ đề kháng của cơ thể tăng do tăng hoạt động của hệ miễn
dịch, tăng thực bào, tăng tổng hợp kháng thể [20].
Sốt làm giảm lượng sắt trong huyết thanh do có sự tăng thu sắt bởi hệ thống
tế bào đơn nhân thực bào, giảm hấp thu sắt từ ruột khiến vi khuẩn không sinh sản
được [20].
1.2.5.2. Bất lợi của sốt
Bên cạnh những lợi ích mà sốt mang lại thì sốt cũng gây ra một số vấn đề:
mất nước, chán ăn, đau đầu, co giật [20] và ở trẻ nhỏ cha/mẹ sợ ảnh hưởng của sốt
nhất là co giật[38],[42],[69]. Ở trẻ dưới 5 tuổi, co giật xảy ra khi tiền sử gia đình,
bản thân bị co giật và thường lành tính[51]. Sốt trên 410C có nguy cơ co giật và tổn
thương não[4].


9

1.2.6. Vị trí lấy nhiệt độ
Để xác định mức độ sốt cần đo nhiệt độ chính xác bằng nhiệt kế. Nhiệt kế có
nhiều loại, chủ yếu là loại nhiệt kế thủy ngân, lấy nhiệt độ có thể ở nách, miệng và
hậu môn[31]. Đối với những bé dưới 3 tháng tuổi thì cặp nhiệt độ ở hậu mơn là
phương pháp được sử dụng và cho kết quả chính xác nhất, tuy nhiên gây cảm giác
khó chịu[18]. Đối với cặp nhiệt độ ở nách thường đơn giản, an tồn, thuận tiện nhất
vì ít phải đưa vào bên trong cơ thể và không gây kích thích cho trẻ nên đây là cách

mà các bà mẹ thường dùng. Tuy nhiên, so với đo ở hậu mơn thì đo ở nách kém
chính xác hơn, vì nhiệt độ cơ thể chịu ảnh hưởng nhiều vào yếu tố mơi trường bên
ngồi[18],[31],[2934]. Đo nhiệt độ ở miệng chỉ nên dùng cho bé trên 5 tuổi[2934].
Ngồi ra cịn có thể lấy nhiệt độ qua nhiệt kế băng dán ở trán trẻ hoặc nhiệt
độ cảm ứng nhiệt qua điện tử ở tai trẻ, cách lấy nhiệt độ này nhanh ít gây khó chịu
cho trẻ song cần có dụng cụ đo, mà dụng cụ thì chưa phổ biến hiện nay[31]. Đo
nhiệt độ ở tai không được chỉ định cho bé dưới 3 tháng tuổi do thời điểm này, ống
tai của bé còn hẹp[18].
1.3.

Điều trị
Việc điều trị sốt còn nhiều bàn cãi. Sốt có thể giữ vai trị chống nhiễm khuẩn

mặc dù sốt có thể làm trẻ khó chịu. Sốt cao khơng phải ln ln là yếu tố quyết
định xem trẻ có cần được chữa trị hay khơng. Thay vào đó là xem hành vi và vẻ
ngoài của trẻ. Sốt thường đi kèm các triệu chứng khác, những triệu chứng này cần
được xem xét[10].
1.3.1. Phương pháp dùng thuốc
Không dùng thuốc hạ sốt thường quy ở trẻ sốt vẫn sinh hoạt bình thường vì
sốt là phản ứng bảo vệ có lợi làm kiềm hãm sự phát triển của siêu vi và vi khuẩn[4].
Bất kỳ loại thuốc điều trị nào, kể cả thuốc hạ sốt thơng thường cho trẻ em
cũng phải có chỉ định từ bác sĩ điều trị mới thật sự an toàn cho trẻ[27]. Trong những
trường hợp chưa kịp đưa trẻ đến khám bác sĩ, cha/mẹ có thể đến nhà thuốc mua
thuốc hạ sốt cho trẻ uống qua lời tư vấn của dược sĩ phụ trách nhà thuốc, hoặc tối
thiểu cha/mẹ cần đọc thật kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc cho trẻ[27]. Sử


10

dụng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt ≥ 390C do sốt cao trẻ dễ có biến chứng[4]. Hiện

nay có nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ: Acetaminophen là thuốc hạ nhiệt được chọn
vì hiệu quả và an tồn cho trẻ, liều dùng 10-15 mg/kg uống hay tọa dược mỗi 4-6
giờ hoặc tối đa 60mg/kg/24 giờ [4],[31]. Acetaminophen có tác dụng giảm đau,
giảm sốt nhưng khơng có tác dụng kháng viêm, không sử dụng nhiều hơn khuyến
cáo, sử dụng quá liều có thể gây hại cho gan[44]. Ibuprofen là thuốc kháng viêm
khơng Steroid có tác dụng hạ sốt, giảm đau và kháng viêm được sử dụng ở người
lớn, trẻ em ít nhất trên 6 tháng tuổi, không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi mà không hỏi ý
kiến bác sĩ và không sử dụng trong các trường hợp loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,
sốt xuất huyết, liều dùng 5-10 mg/kg/lần uống mỗi 6- 8 giờ [4],[10]. Các thuốc này
giúp trẻ dễ chịu hơn và giảm thân nhiệt trẻ khoảng 1 – 1,5º C, liều lượng của
Acetaminophen hay Ibuprofen nên được tính theo cân nặng của trẻ, không nên theo
tuổi[10], nên lấy lại nhiệt độ trước khi uống liều tiếp theo[31], không khuyến cáo
thường quy kết hợp hoặc dùng xen kẽ Acetaminophen và Ibuprofen vì hầu hết đáp
ứng với một loại thuốc[4],[10] kết hợp đồng thời hoặc xen kẽ so với chỉ dùng đơn lẻ
một loại thuốc đang còn trong giai đoạn đánh giá lại về hiệu quả và tính an
tồn[4],[10]. Trong trường hợp sốt cao không đáp ứng với Acetaminophen đơn
thuần có thể phối hợp thêm Ibuprofen sau 1 đến 2 giờ nếu khơng có chống chỉ định
Ibuprofen[4]. Aspirin hiện nay ít được sử dụng do biến chứng xuất huyết tiêu hóa,
liên hệ đến hội chứng Reye’s[4], dùng lượng lớn thuốc giảm đau khơng kê toa như
Aspirin, Acetaminophen và Ibuprofen có thể gây tổn hại khơng chỉ cho gan mà cịn
làm hại cho thận[26], vì chúng có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho thận bằng
cách làm hẹp mạch máu, gây cản trở dòng chảy của nước tiểu, trực tiếp gây thương
tích cho thận hoặc gây phản ứng dị ứng làm tổn thương đến thận[26]. Thuốc hạ sốt
có thể sử dụng sớm hơn khi thân nhiệt trên 380C trong các trường hợp bệnh lý tim
mạch, viêm phổi để giảm nhu cầu oxy do tăng nhịp tim khi sốt, giảm nguy cơ suy
tim hoặc trẻ có tiền sử co giật do sốt[4]. Các thuốc hạ sốt khơng có hiệu quả trong
việc ngăn ngừa sự tái phát của co giật do sốt cao, mặc dù thuốc hạ sốt có thể cải
thiện sự dễ chịu cho trẻ[7].



11

Nếu trẻ sốt li bì, trẻ nơn ói nhiều, trẻ không thể uống được, nhất là những trẻ
đang ngủ say mà cha/mẹ không muốn đánh thức trẻ, cha mẹ sẽ cho trẻ dùng viên
đạn nhét hậu môn để hạ sốt[27]. Thuốc nhét hậu mơn hoặc dùng qua đường uống có
tác dụng hạ sốt tương đương nhau[71]. Dùng thuốc nhét hậu mơn nên ngắn hạn, sau
đó chuyển sang dạng uống vì nhét hậu mơn có thể gây ngứa, kích thích trực
tràng[27].
Sử dụng kháng sinh trong trường hợp có bằng chứng nhiễm khuẩn hoặc lâm
sàng có dấu hiệu gợi ý hội chứng nhiễm trùng [5],[8],[11],[4]. Sử dụng kháng sinh
theo toa bác sĩ có thể giúp trẻ mau lành bệnh hơn và giúp phòng ngừa vi khuẩn trở
nên kháng thuốc[5],[8] nhiều bậc cha mẹ khi thấy con sốt, ho, chảy mũi liền hỏi bạn
bè hoặc tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh cho con uống mà không biết việc làm này
vô cùng nguy hiểm, không dùng kháng sinh theo toa thuốc cũ hay toa của trẻ khác
[5],[8],[11]. Do vậy, để chữa bệnh cho trẻ an tồn, tránh các tác dụng phụ, giảm chi
phí điều trị… cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa để
được tư vấn về chăm sóc, theo dõi phát hiện dấu hiệu bệnh nặng, tình trạng nhiễm
khuẩn và sử dụng thuốc hợp lý[11].
1.3.2. Phương pháp không dùng thuốc
Uống nhiều nước, nằm chỗ thoáng, mặc quần áo mỏng, tiếp tục ăn uống bình
thường và nghỉ ngơi[4],[10].
Lau mát: Khi trẻ sốt  39 0C- 400C[9] hoặc khi sốt cao kèm co giật hoặc sau
khi uống thuốc hạ sốt 30 phút trẻ vẫn còn sốt cao[4]. Mục đích của lau mát là làm
giảm nhiệt độ cơ thể, giảm kích thích và làm êm dịu thần kinh[6], lau bằng nước ấm
thấp hơn thân nhiệt bệnh nhân 20C[6],[9],[4] không lau bằng cồn[9],[4]. Lau ở
những vùng da có mạch máu nơng, lớn như nách, bẹn. Bốn khăn đắp 2 bên nách, 2
bên bẹn, 1 khăn lau khắp người như tay, chân, lưng, không đắp khăn lên trán và
ngực[6]. Lau trong 15 – 30 phút hoặc khi nhiệt độ trẻ ≤ 38,50C thì ngưng vì lau hơn
30 phút sẽ làm cho trẻ khơng thoải mái, quấy khóc, kích thích, rùng
mình[6],[4],[50]. Trong 15 -30 phút đầu việc lau mát kết hợp với thuốc hạ sốt thì có

tác dụng hạ nhiệt tốt hơn so với chỉ dùng thuốc[50],[77] nhưng sau 30 -120 phút thì


12

nhóm chỉ dùng thuốc kiểm sốt nhiệt độ tốt hơn nhóm lau mát kết hợp với dùng
thuốc[50],[77]. Lấy nhiệt độ trẻ ngay sau ngưng lau mát, sau đó 30 phút, và mỗi 2
giờ kế, lặp lại lau mát mỗi 2 giờ nếu cần[6].
Lau mát bằng nước ấm cho trẻ được coi là một phương pháp hạ sốt làm tăng
thải nhiệt của cơ thể. Nhưng lau mát không tác động lên điểm điều nhiệt, tác dụng
khơng kéo dài[12], gây khó chịu cho trẻ, tăng kích thích, làm trẻ quấy khóc, gây tốn
thời gian cho nhân viên y tế, người chăm sóc. Theo phác đồ điều trị của Bệnh viện
Nhi Đồng 1 việc lau mát cho trẻ bằng nước ấm khi trẻ sốt cao kèm đang co giật
hoặc sau khi uống thuốc hạ nhiệt 30 phút trẻ vẫn còn sốt ≥ 400C [4].
Miếng dán hạ sốt: Khơng phải thuốc, khơng có tác dụng chữa trị bệnh. Đa
số các miếng dán hoạt động theo cách dùng chênh lệch nhiệt độ để giúp vùng được
dán giảm được nhiệt độ. Cơ chế hạ nhiệt của miếng dán hạ nhiệt được quảng cáo là
thu nhiệt và phân tán ra ngồi nhưng thực tế chưa có nghiên cứu khoa học nào
chứng minh tác dụng của phương pháp này[16],[22] vì thế hầu hết các miếng dán
chỉ đem đến cảm giác mát lạnh, thành phần chủ yếu là hydrogel. Cách thức này
được xác định là không mang lại hiệu quả tối ưu vì chỉ có thể giảm nhiệt độ ở
những vùng được dán. Ngoài ra, sản phẩm chỉ dán ngồi da nên khơng có tác dụng
trị bệnh từ bên trong[22]. Miếng dán có nguy cơ dị ứng da, ảnh hưởng hệ hô hấp với
các trẻ sốt do viêm phổi, do miếng dán khiến hệ hô hấp của trẻ càng tổn thương do
phải hoạt động nhiều hơn[22]. Việc dùng miếng dán hạ sốt có thể khiến bệnh nặng
và nguy hiểm đến tính mạng vì cảm giác hạ nhiệt của thân thể trẻ nhỏ dễ khiến phụ
huynh lầm tưởng con đang khỏi bệnh[16],[22].
1.3.3. Phương pháp dân gian
Việt Nam là một nước có truyền thống lâu đời trong việc dùng cây cỏ để
phòng và trị bệnh, nhờ những kinh nghiệm thực tiễn của cư dân bản địa và sự tiếp

thu tinh hoa phòng và chữa bệnh của nền y học cổ truyền phương Đơng. Nhưng
quan trọng nhất chính là sự đa dạng về tộc người cùng với sự khác biệt về điều kiện
thổ nhưỡng, khí hậu, phong tục tập qn, văn hóa trong từng cộng đồng dân tộc đã
dẫn tới sự đa dạng những kinh nghiệm gia truyền trong việc chữa bệnh và cách sử


13

dụng cây cỏ xung quanh mình làm thuốc chữa bệnh. Theo sách “Cây thuốc Việt
Nam và những bài thuốc thường dùng” tập 1 của tác giả Nguyễn Viết Thân và sách
“Từ điển cây thuốc Việt Nam” của tác giả Võ Văn Chi, nhà xuất bản Y học Hà Nội
2012 thì:
Quả chanh được dùng làm thuốc giải nhiệt, giúp ăn ngon miệng, lợi tiêu
hóa, long đờm, trị ho, nơn ra mật. Đơn thuốc từ chanh: Trị sốt rét dai dẳng, cảm
cúm, hen phế quản, ho gà, rắn cắn[28].
Húng chanh: Lá và ngọn non thường được dùng trị cảm cúm, ho hen, ho ra
máu, sốt cao, sốt không ra mồ hôi, chữa viêm họng, khàn tiếng. Liều dùng 10-15g,
dạng thuốc sắc hoặc giã lấy nước uống. Ở Malaixia dùng lá giã xoa lên người khi bị
sốt [28],[17].
Diếp cá: Bài thuốc chữa viêm phế quản mãn, sốt nhẹ về chiều, ho hen, khó
ngủ: 12g diếp cá, 20g Thiên môn, 15g Kim ngân hoa, 20g Sa sâm, Mạch môn 20g
(2). Chữa sởi-trẻ em sốt không rõ nguyên nhân: 15g diếp cá, 25g Cỏ nọc sởi, 15g
Kim ngân hoa, Kinh giới 15g, sắc uống mỗi ngày một thang [17].
Rau ngót: Cơng dụng chữa sót nhau, tưa lưỡi trẻ em, ban sởi, viêm phổi, bí
tiểu tiện, lợi tiểu, thông huyết[17].
Cha/mẹ sử dụng phương pháp dân gian từ quả chanh tươi cắt lát mỏng chà
sống lưng, lòng bàn tay, chân hoặc rau nhọ nồi, diếp cá, húng chanh, rau ngót giã
lấy nước uống và bã đắp lên trán. Chúng tơi chưa tìm thấy nghiên cứu nào hoặc
sách Đơng Y viết về cách xử trí của cha mẹ từ các cây cỏ nói trên là an tồn và hiệu
quả, như vậy việc sử dụng phương pháp dân gian là không dựa vào y học chứng cứ.

1.3.4. Các dấu hiệu đưa trẻ đến cơ sở y tế
Trong đa số trường hợp, sốt có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Tuy
nhiên, điều quan trọng là cha mẹ cần biết khi nào nên đưa trẻ đi khám [10].
Trẻ có các dấu hiệu bất thường như: Khơng chơi, li bì, khó đánh thức, co giật,
thở nhanh, thở khó, thở bất thường, tiêu chảy, phân có nhày máu, trẻ sốt kèm phát
ban da hoặc có bệnh nền: tim mạch, ung thư, lupus, hồng cầu liềm,..[15],[10].
Trẻ < 3 tháng tuổi: Sốt ≥ 38ºC, ngay cả khi bề ngoài của trẻ vẫn có vẻ tốt[10].


14

Trẻ > 3 tháng tuổi: Sốt ≥ 38ºC hơn 3 ngày hay khi vẻ ngồi của trẻ khơng tốt
(bứt rứt, không chịu bú, …)[10].
Trẻ 3 – 36 tháng: sốt ≥ 39ºC[10].
Trẻ lớn: sốt ≥ 40ºC[10].
1.4. Giáo dục sức khỏe
Sốt là phản ứng có lợi cho sức khỏe, ngày nay với sự phát triển của y học thì
chăm sóc trẻ sốt có sự thay đổi bằng cách áp dụng trên chứng cứ. Theo NICE
(National Institute for Health and Care Excellence) xuất bản năm 2013 thì chăm sóc
trẻ sốt khơng chỉ đơn thuần dừng lại ở đánh giá nhiệt độ của trẻ mà cần đánh giá
toàn diện về màu sắc da, vận động, hơ hấp, tuần hồn, thiếu nước và những vấn đề
khác. Đây là bảng phân loại nguy cơ mắc bệnh nặng dựa trên màu sắc đèn giao
thông của NICE 2013, bản dịch Tiếng Việt có sự tham khảo từ bản dịch của tác giả
Trần Thụy Khánh Linh[66],[60].
Bảng 1.1 : Hệ thống đèn giao thông xác định nguy cơ mắc bệnh nặng ở trẻ của
NICE 2013.

Màu

Đỏ - Nguy cơ cao


Vàng – Nguy cơ vừa

 Nhạt/đốm/tái/màu xanh

 Da xanh xao (do  Màu sắc da, môi,
cha/mẹ người chăm

sắc

Xanh – Nguy cơ thấp
lưỡi binh thường

sóc tường thuật lại)
Đáp
ứng
vận
động

 Khơng có phản ứng với  Khơng đáp ứng bình  Phản
các tín hiệu xã hội
 Có nhân viên y tế bên
cạnh.
 Khơng thức hoặc khơng

thường với các tín

hiệu xã hội, hoặc

hiệu xã hội


 Tỉnh chỉ khi kích  Giao tiếp/cười
thích kéo dài, hoặc

tỉnh khi kích thích

 Hoạt

 Yếu, khóc the thé

hoặc

 Thở rên

bình

thường với các tín

động

giảm,

 Cánh

 Vẫn

mũi

tỉnh


táo/đánh

thức nhanh chóng
 Khóc

 Khơng cười


ứng

to

bình

thường/khơng khóc
phập


15

hấp

 Thở nhanh:

phồng, hoặc

RR> 60 nhịp/phút

 Thở nhanh


 Dấu lõm ngực trung bình

o RR

đến nghiêm trọng

>

50

nhịp/phút, trẻ từ
6 – 12 tháng
o RR

>

40

nhịp/phút, trẻ >
12 tháng, hoặc
 Oxy bão hòa < 95%
(không hổ trợ oxy),
hoặc
 Ran nổ
Thiếu

 Da kém đàn hồi

nước


 Da niêm khô, hoặc
 Bú kém hoặc
 CRT ≥ 3 giây, hoặc

 Màu da và mắt bình
thường
 Da niêm ẩm

 Giảm số lượng nước
tiểu.
Khác

 Phát ban rõ

 Sốt ≥ 5 ngày

 Cổ cứng

 Phù chi hoặc khớp

nào

 Động kinh

 Không cử động tứ chi

“vàng” và “đỏ”

 Dấu hiệu thần kinh khu  Nổi u mới > 2cm
trú

 Cơn động kinh khu trú
 Nôn mật xanh

CRT= capillary refill time-thời gian đổ đầy mao mạch
RR=respiratory rate-nhịp thở

 Khơng có dấu hiệu
trong

cột


16

Trẻ có một trong dấu hiệu cột “đỏ” thì nguy cơ mắc bệnh nặng rất cao. Trẻ
có nguy cơ vừa nếu xuất hiện sốt và bất kỳ dấu hiệu nào trong cột “vàng”. Trẻ thuộc
nguy cơ thấp khi dấu hiệu nằm trong cột “xanh”.
Theo nghiên cứu “Sốt ở trẻ và xử trí sốt dựa trên chứng cứu khoa học” của
tác giả Trần Thụy Khánh Linh và cộng sự được công bố năm 2011 thì chăm sóc trẻ
sốt là khơng gây nguy hại cho trẻ và có ba phương pháp được khuyến cáo: Mặc
thống (khơng cởi hết quần áo, khơng mặc nhiều lớp, khơng đội nón đối với trẻ sơ
sinh), cung cấp đủ dịch và tạo sự thoải mái cho trẻ (giảm bứt rứt, làm dịu, không
đánh thức trẻ dậy ban đêm để uống thuốc hạ sốt)[61].
1.5.

Các nghiên cứu trước đây

1.5.1. Một số nghiên cứu nước ngoài
Theo tác giả Bertille và cộng sự (2013)[39]: 61% cha mẹ xác định ngưỡng
sốt là 380C, 66% cha mẹ sử dụng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ thấp hơn 38.50C, 99%

cha mẹ sử dụng phương pháp khơng dùng thuốc (uống nhiều nước, mặc quần áo
thống, giảm nhiệt độ phòng). Theo tác giả Balafama A, Alex-Hart và cộng sự
(2011)[32]: Triệu chứng kèm với sốt là chán ăn 71,5%; 76,2% sờ trán để đo nhiệt
độ cho trẻ; xử trí phổ biến nhất là cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol 70,9%; lau
mát 50,3%, mặc quần áo thoáng mát là 14,6%, biến chứng của sốt cha mẹ cho là co
giật 67,7%. Vấn đề tồn tại: Cha mẹ xác định nhiệt độ cho con bằng các sờ trán còn
khá cao, cha mẹ ít quan tâm đến phương pháp khơng dùng thuốc hơn dùng thuốc, ở
nghiên cứu này không thấy tác giả đề cập đến việc uống nước của trẻ.
Theo tác giả Abubaker và cộng sự (2014)[34]: 38,4% cha mẹ xác định chính
xác ngưỡng nhiệt độ sốt, các bà mẹ xác định ngưỡng nhiệt độ sốt cao hơn người cha
(40,6%; 33%); 68,8% các bà mẹ biết ngưỡng nhiệt độ sử dụng thuốc hạ sốt hơn
người cha 47,2%; những người cha ưa thích sử dụng thuốc hạ sốt hơn những người
mẹ (22,8%; 12,7%), trong khi đó những người mẹ thường sử dụng biện pháp lau
mát hơn người cha. Có mối liên quan về đặc điểm giới tính (cha, mẹ) với kiến thức
cũng như xử trí sốt ở trẻ. Kiến thức về sốt và xử trí sốt của người cha khơng tốt


17

bằng người mẹ, khi giáo dục sức khỏe cũng cần quan tâm người cha nhiều, không
chỉ nghiêng về người mẹ.
Theo tác giả Enarson MC và cộng sự (2012)[46]: Có 42,7% cha mẹ có trình
độ đại học, 25,8% trình độ cao đẳng, trung học là 23,8% và tiểu học là 7,7%; 74%
cha mẹ cảm thấy rằng sốt là nguy hiểm và 90,3% luôn muốn được điều trị sốt. Hầu
hết cha mẹ kiểm tra nhiệt độ cho trẻ 4 giờ một lần, 31% là 2 đến < 4 giờ một lần và
6,4% không kiểm tra nhiệt độ cho trẻ. Những cha mẹ có trình độ học vấn cao (đại
học, cao đẳng) thì họ khơng thích điều trị sốt so với nhóm cha mẹ có trình độ học
vấn thấp hơn (trung học, tiểu học); 55,7% cha mẹ đánh thức trẻ dậy vào ban đêm để
uống thuốc hạ sốt. Nhóm cha mẹ trẻ tuổi thì hay gọi điện cho bác sĩ và điều dưỡng
hơn những nhóm cha mẹ lớn tuổi. Nhóm chủng tộc có sự khác biệt về việc gọi điện

cho nhân viên y tế khi trẻ sốt, ví dụ người da trắng và người da đen thì ít gọi điện
cho nhân viên y tế hơn những người có màu da khác (Đơng Á, Nam Á, Tây Ban
Nha)[60]. Từ kết quả cho ta thấy có mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu xã hội
học như tuổi, trình độ học vấn, chủng tộc với xử trí sốt của cha mẹ trẻ. Những cha
mẹ lớn tuổi, cha mẹ có con đã lớn ít có khả năng tìm kiếm sự chăm sóc y tế cho trẻ.
Ngồi ra những bậc phụ huynh hoàn thành bậc cao đẳng, đại học cho rằng sốt
không phải lúc nào cũng nguy hiểm nên họ ít điều trị sốt hơn những phụ huynh
khác.
Theo tác giả Laura J và cộng sự (2015)[56]: Hầu hết cha mẹ xác định nhiệt
độ bình thường từ 36 đến 38oC, ngưỡng sốt là từ 37 đến 39,5oC; 4,7% cha mẹ cho
rằng sốt là tốt và nó khơng nguy hiểm; 61,9% cha mẹ cho biết những lợi ích của sốt
như sốt là một dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch đang làm việc. Tuy nhiên nỗi
sợ hãi về sốt khơng ln ln dựa trên bằng chứng đó: Sốt gây tổn thương não khi
sốt 40, 41oC; đa số cha mẹ sử dụng nhiệt kế trực tràng để xác định sốt cho trẻ
(61,9%); đa số cha mẹ sử dụng phương pháp không dùng thuốc để hạ sốt (đảm bảo
trẻ uống đủ nước) và tạo sự thoải mái cho trẻ; các cha mẹ khơng thích sử dụng
thuốc hạ sốt cho trẻ, chỉ dùng thuốc khi cần thiết, họ tin rằng việc sử dụng thuốc có
thể dẫn đến một cái gì đó tồi tệ hơn[60]. Qua nghiên cứu này ta thấy có mối liên


×