Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Đảng bộ huyện hải lăng tỉnh quảng trị lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo (2000 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
*****

PHẠM THỊ HOÀI THƯƠNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN HẢI LĂNG TỈNH QUẢNG TRỊ LÃNH
ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO (2000 - 2010)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

TP. Hồ Chí Minh – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
*****

PHẠM THỊ HOÀI THƯƠNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN HẢI LĂNG TỈNH QUẢNG TRỊ LÃNH
ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO (2000 – 2010)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Mã số:

60.22.56



Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Hùng

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài. ..................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. ....................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ..................................................... 7
5. Cơ sở lí luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu........................ 8
6. Đóng góp của luận văn. ...................................................................... 9
7. Bố cục của luận văn: .......................................................................... 10
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO
VÀ THỰC HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO. ....................................... 11
1.1. Quan niệm về đói nghèo và tiêu chí xác định đói nghèo. ............ 11
1.1.1. Quan niệm về đói nghèo. ............................................................ 11 
1.1.2. Tiêu chí xác định đói nghèo. ....................................................... 19 
1.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đói nghèo và xóa đói
giảm nghèo. ............................................................................................. 24
1.2.1. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về đói nghèo. ............ 24 
1.2.2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam về xóa đói giảm
nghèo. .................................................................................................... 28 
CHƯƠNG 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN HẢI LĂNG LÃNH ĐẠO Q TRÌNH
THỰC HIỆN XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010.
..................................................................................................................... 36
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hải Lăng và
cơng tác xóa đói giảm nghèo của huyện trước năm 2000. .................. 36
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên. ................................................. 36 

2.1.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội. ...................................................... 42 


2.1.3. Cơng tác xóa đói giảm nghèo của huyện Hải Lăng trước năm 2000.
 

 ..................................................................................................... 48 

2.2. Quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Hải Lăng
về xóa đói giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2010............................. 55
2.2.1. Quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện về xóa đói
giảm nghèo giai đoạn từ 2000 đến 2005. .............................................. 55 
2.2.2. Quan điểm, chủ trương, sự chỉ đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo
của Đảng bộ huyện Hải Lăng từ năm 2006 đến năm 2010. ................. 74 
CHƯƠNG 3:NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ
XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÓA
ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN HẢI LĂNG TỈNH
QUẢNG TRỊ .............................................................................................. 94
3.1. Nhận xét chung ................................................................................ 94
3.1.1. Về thành tựu ................................................................................ 94 
3.1.2. Về hạn chế................................................................................... 99 
3.2. Một số kinh nghiệm rút ra từ sự lãnh đạo thực hiện cơng tác xóa
đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị ...... 101
3.3. Một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo cơng tác
xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị..... 105
3.3.1. Một số kiến nghị với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị .. 105 
3.3.2. Một số đề xuất với Đảng bộ và Ủy ban nhân dân huyện Hải Lăng,
tỉnh Quảng Trị. .................................................................................... 107 
KẾT LUẬN .............................................................................................. 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 115

PHỤ LỤC
 


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan những gì được thực hiện trong luận văn này là quá
trình nghiên cứu của tác giả sau khi thu thập các tài liệu liên quan, phân tích,
tìm hiểu về đề tài, tìm hiểu thực tế q trình lãnh đạo thực hiện cơng tác xóa
đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị giai đoan 2000 –
2010.
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân
tơi, được thực hiện dựa trên các tài liệu chính thống, các dữ liệu có nguồn gốc
rõ ràng, phù hợp với nội dung luận văn.
Tác giả

Phạm Thị Hoài Thương


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, tập thể.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Hùng –
Người trực tiếp hướng dẫn luận văn đã có những chỉ dẫn khoa học và tận tình
giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý thầy cô giáo trong Hội đồng khoa
học, Khoa Lịch sử, Phòng sau đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn đã tận tình giảng dạy và nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian tơi học
tập tại trường.
Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các cán bộ và cơ quan
nơi tôi trực tiếp khai thác tư liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè – những người đã
luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tơi trong tồn bộ q trình hồn thành
luận văn của mình.
Mặc dù đã cố gắng song luận văn vẫn có những thiếu sót, tác giả rất
mong nhận được những thơng tin đóng góp của q thầy cô và đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2015
Tác giả

Phạm Thị Hồi Thương


DANH MỤC BẢNG PHỤ LỤC

Bảng 1: Tổng hợp kết quả khảo sát hộ nghèo cuối năm 2006
Bảng 2: Tổng hợp số liệu hộ nghèo tại thời điểm cuối năm 2007
Bảng 3: Tổng hợp kết quả rà soát hộ nghèo cuối năm 2008
Bảng 4: Tổng hợp kết quả rà soát hộ nghèo cuối năm 2009
Bảng 5: Tổng hợp hiện trạng thu nhập bình quân đầu người năm 2010
Bảng 6: Kết quả điều tra xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2010


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

 

KÍ HIỆU

CÁC CỤM TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT


BCĐ XĐGN

Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo

BLĐTB&XH

Bộ ao động thương binh và xã hội

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CN - TTCN –
TM&DV

Cơng nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp –
thương mại và dịch vụ

CT&TTANXH

Chính trị và trật tự an ninh xã hội

CSXH

Chính sách xã hội

HĐBT

Hội đồng Bộ trưởng


PTNT

Phát triển nơng thơn

QP - AN

Quốc phịng – an ninh

XĐGN –
GQVL

Xóa đói giảm nghèo – giải quyết việc
làm

UBMTTQVN

Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam


1

MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử xã hội lồi người, đặc biệt từ khi có giai cấp đến nay, vấn
đề phân biệt giàu nghèo đã xuất hiện và đang tồn tại như một thách thức lớn
đối với sự phát triển và bền vững của từng quốc gia, từng khu vực và toàn bộ
nền văn minh hiện đại. Đói nghèo và chống đói nghèo ln ln là quan tâm
hàng đầu của các quốc gia trên thế giới, bởi vì giàu mạnh gắn liền với sự hung
thịnh của một quốc gia. Đói nghèo thường gây ra xung đột chính trị, xung đột
giai cấp, dẫn đến bất ổn định về xã hội, chính trị. Mọi dân tộc tuy có thể khác

nhau về khuynh hướng chính trị, nhưng đều có một mục tiêu là làm thế nào để
quốc gia mình, dân tộc mình giàu có.
Đói nghèo là một vấn đề mang tính tồn cầu, nó đã diễn ra trên khắp các
châu lục với những mức độ khác nhau. Đặc biệt là ở các nước lạc hậu, chậm
phát triển, nghèo đói đang là một vấn đề nhức nhối, một thách thức đối với sự
phát triển, hay tụt hậu của một quốc gia.
Cho đến hơm nay, đói nghèo vẫn là nỗi ám ảnh thường trực đối với cả
loài người. Thế giới đã chứng kiến những thảm họa của chiến tranh, thảm họa
của thiên tai, dịch bệnh với bao nỗi kinh hoàng. Thế nhưng hậu quả do những
nạn đói gây ra cũng vơ cùng khủng khiếp. Điều đáng sợ hơn nữa là: Nếu như
các cuộc chiến tranh dù khốc liệt vô cùng nhưng rồi trước sau cũng được giải
quyết, nếu như những thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra từng bước cũng
sẽ được khắc phục thì vấn đề nghèo đói của nhân loại lại là một vấn đề vừa
cấp bách, vừa phức tạp lại như một căn bệnh kinh niên khó bề chạy chữa.
Việt Nam là một trong những nước nghèo trên thế giới. Do sự phát triển
chậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu về kinh tế và trình độ phân công lao
động xã hội kém, dẫn tới năng suất lao động xã hội và mức tăng trưởng xã hội

 


2

thấp. Với chủ trương phát triển một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước thì đây vừa là một nhiệm vụ chiến
lược của công cuộc phát triển kinh tế xã hội, vừa là phương tiện để đạt được
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Vì
vậy mà Đại hội VIII của Đảng đã xác định xóa đói giảm nghèo là một trong
những chương trình phát triển kinh tế xã hội vừa cấp bách trước mắt vừa cơ
bản, lâu dài. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát

triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo thì cho đến nay tất cả các tỉnh, thành
trong cả nước đã xây dựng chương trình xóa đói giảm nghèo phù hợp vơi điều
kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương, từng khu vực
nhằm xóa đói giảm nghèo và lạc hậu góp phần tích cực vào cơng cuộc cải
cách nền kinh tế.
Quá trình thực hiện chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo ở nước
ta thời gian qua đã đạt được một số thành tựu nhất định. Việt Nam được ngân
hàng thế giới đánh giá là nước có thành tích vượt trội trong xóa đói giảm
nghèo. Tuy nhiên, kết quả xóa đói giảm nghèo ở nước ta thời gian qua chưa
vững chắc, số hộ nghèo theo chuẩn mới cịn cao. Đại hội đại biểu tồn quốc
lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam nhận định: thành tựu xóa đói giảm
nghèo chưa thật vững chắc, số hộ nghèo và đói nghèo ở một số vùng cực lớn,
tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn cao. Đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa,
vùng thường bị thiên tai cịn gặp nhiều khó khăn, nhiều vùng dân tộc thiểu số
có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn so với bình qn cả nước. Thực trạng đó địi hỏi
nước ta cần nỗ lực hơn nữa trong tìm tịi giải pháp hiệu quả để tiếp tục tổ chức
thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương cho phù hợp.
Có một miền quê thắp sáng ngàn vạn bát hương cháy hết thời gian trên
hai nghĩa trang uy nghi, trầm mặc. Chỉ một dịng sơng vỏn vẹn hơn 100m mà
cả dân tộc phải ròng rã hơn 20 năm chiến đấu hy sinh mới qua được bờ bên

 


3

kia; Nơi chưa qua hạn đã đến mùa mưa bão để câu thơ cứ đau đáu cõi lịng:
"Gió Lào ơi thôi đừng thổi nữa, những đồi sim không đủ quả nuôi người".
Quảng Trị - mảnh đất của những thử thách khắc nghiệt, trải qua biết bao
nhiêu vận hạn cũng không khuất phục nổi những con người kiên cường trên

mảnh đất này. Truyền thống cần cù, chịu thương chịu khó đã hình thành cho
người Quảng Trị một bản lĩnh khơng chịu khuất phục trước khó khăn, gian
khổ để vươn lên chiến thắng thiên tai, địch họa. Quá trình tồn tại và phát triển
của Quảng Trị là quá trình con người tự chinh phục, đấu tranh, sáng tạo để
khẳng định mình. Ý thức tin tưởng vào ngày mai "cịn da lơng mọc, còn chồi
nảy cây" đã trở thành nền tảng cho người Quảng Trị vượt lên tất cả và chiến
thắng. Đất và người Quảng Trị cứ thế chạm khắc vào lịch sử dân tộc với bao
biến cố thăng trầm dâu bể.
Đi qua bao biến cố của lịch sử, Quảng Trị lại trở về giữa lịng dân tộc
bằng chính nội lực của mình. Là một tỉnh Bắc Trung Bộ, Bắc giáp tỉnh Quảng
Bình, Nam giáp Thừa Thiên - Huế, Đông giáp Biển Đông, Tây giáp nước
CHDCND Lào, Quảng Trị có các điểm huyết mạch giao thông quan trọng:
quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh với hai nhánh chạy
dọc ở phía Tây và quốc lộ 9 được nâng cấp thành đường Xuyên Á nối Đông
Bắc Thái Lan, Myanmar, Lào qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng
biển miền Trung: Cửa Việt, Chân Mây, Vũng Áng, Đà Nẵng tạo ra một điểm
thuận lợi để giao lưu kinh tế và phát triển kinh tế khu vực miền Trung.
Hải Lăng là huyện phía Nam của tỉnh Quảng Trị cách thị xã Đơng Hà về
phía Nam khoảng 21km, cách thành phố Huế về phía Bắc khoảng 50km. Hiện
nay Hải Lăng vẫn là một huyện nghèo, diện tích đất chật, người đơng, dân cư
phân bố khơng đều, trình độ dân trí hạn chế, kết cấu hạ tầng thấp kém, kinh tế
phát triển chưa đồng đều giữa các vùng. Thu nhập bình quân đầu người cịn
thấp, tỉ lệ hộ đói nghèo của huyện còn cao.

 


4

Trong những năm qua, huyện Hải Lăng đã tích cực thực hiện chương

trình xóa đói giảm nghèo và thu được một số kết quả đáng kể. Tuy nhiên kết
quả giảm nghèo chưa chắc chắn, nguy cơ đói nghèo cao. Cịn những hạn chế
đó là do việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ở các địa bàn khơng
đều, nhận thức ý nghĩa tầm quan trọng của chương trình xóa đói giảm nghèo
của các cấp lãnh đạo và người dân cịn chưa đầy đủ. Thực tế đó đặt ra u cầu
đòi hỏi huyện Hải Lăng tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng thực hiện
chương trình xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới.
Xóa đói giảm nghèo là một yêu cầu khách quan của quá trình phát triển
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó để góp phần nâng
cao nhận thức về xóa đói giảm nghèo, rút ra những kinh nghiệm, ưu, hạn chế
trong thực hiện xóa đói giảm nghèo ở địa phương, góp phần nghiên cứu lịch
sử Đảng bộ huyện Hải Lăng lãnh đạo nhân dân thực hiện chủ trương của
Đảng trong công tác xã hội, xây dựng cuộc sống mới, tác giả đã chọn đề tài
“Đảng bộ huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị lãnh đạo thực hiện xóa đói
giảm nghèo (2000 – 2010)” làm đề tài luận văn nghiên cứu chuyên ngành
lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đói, nghèo và xóa đói giảm nghèo là vấn đề lớn, bức thiết ở nước ta
hiện nay, đã và đang thu hút các cơ quan, các nhà khoa học nghiên cứu tìm
giải pháp. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình, các nhà khoa học đã được
đăng tải trong các sách, tạp chí và trong các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ
và các phương tiện thơng tin đại chúng khác. Có thể kể ra một số cơng trình
khoa học liên quan đến đề tài:
Về phía cơng trình nghiên cứu có:
- PGS. Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Hân: Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều

 


5


kiện kinh tế thị trường, Nxb Chính trị Quốc gia, 1996. Cuốn sách này nêu lên
các quan niệm về phân hóa giàu nghèo và tình trạng đói nghèo ở nước ta và
trên thế giới; đánh giá thực trạng đời sống, các khó khăn và u cầu của phụ
nữ nghèo nơng thôn; đưa ra các khuyến nghị cho việc hoạch định chính sách
xóa đói giảm nghèo, giúp phụ nữ nơng thơn vươn lên…
- Nguyễn Thị Hằng: Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nơng thơn nước ta
hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, 1997. Tác phẩm trình bày cơ sở lí luận của
vấn đề xóa đói giảm nghèo, tiêu chí xác định hộ đói nghèo, thực trạng và
nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở nước ta. Trên cơ sở đó, tác giả đề ra một số
phương hướng, biện pháp chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo cho người nơng
dân…
Bên cạnh các cơng trình tiêu biểu nêu trên, trên các báo, tạp chí cũng
đăng các bài viết của nhiều tác giả như:
- TS Lê Xuân Bá, Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb
Nông nghiệp, 2001.Các tác giả đã phản ánh tổng quan về nghèo đói trên thế
giới, đưa ra các phương pháp đánh giá về đói nghèo hiện nay; đưa ra một số
quan điểm, giải pháp chung về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.
- Nguyễn Đức Triều, Hội nơng dân Việt Nam trong cơng tác xóa đói
giảm nghèo, Tạp chí Cộng sản số 24 tháng 8 năm 2002 đề cập đến vai trị của
tổ chức hội nơng dân trong cơng tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta…
Về phía cơng trình luận văn, luận án có:
- Trần Thị Hương Giang (2008), Phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Quảng Trị
trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, Luận văn Thạc sĩ
Chủ nghĩa xã hội khoa học, Trường DH KHXHVNV Tp. HCM. Tác giả đã
phân tích về kinh tế thị trường và tác động của nó đối với sự phân hóa giàu
nghèo ở tỉnh Quảng Trị, đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế khoảng cách

 



6

giàu nghèo ở tỉnh Quảng Trị.
- Phạm Thanh Hải (2010), Xóa đói giảm nghèo ở huyện Châu Phú tỉnh
An Giang hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Chủ nghĩa xã Hội Khoa học, Trường
ĐH KHXHVNV Tp.HCM. Tác giả đi phân tích thực trạng và ngun nhân
đói nghèo, cơng tác xóa đói giảm nghèo, giải pháp xóa đói giảm nghèo ở
huyện Châu Phú tỉnh An Giang.
- Nguyễn Thị Túy (2011), Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo thực hiện
cơng tác xóa đói giảm nghèo (2001-2010). Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch
sử Trường ĐH KHXHVNV Tp.HCM. tác giả đi phân tích thực trạng, nguyên
nhân dẫn đến đói nghèo của tỉnh Đồng Nai, những chủ trương, đường lối của
đảng bộ tỉnh Đồng Nai trong lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ 2001-2010,
đánh giá kết quả đạt được, thành tựu, hạn chế , kinh nghiệm, đưa ra các giải
phap…
- Bùi Viết Trung (2011), Đảng bộ tỉnh Bình Phước lãnh đạo thực hiện
chính sách xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số (1997 2010). Luận văn đi phân tích những chủ trương của đảng về xóa đói giảm
nghèo, chủ trương đường lối của Đảng bộ Bình Phước trong lãnh đạo xóa đói
giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số, các kết quả đạt được, thành
tựu, hạn chế, kinh nghiệm, giải pháp…
- Nguyễn Thị Hương Thùy (2012), Đời sống của đồng bào dân tộc
thiểu số Kon Tum dưới tác động của chính sách giảm nghèo, luận văn Thạc sĩ
Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ
Chí Minh. Tác giả làm rõ thực trạng, nguyên nhân đói nghèo của đồng bào
dân tộc thiểu số thành phố Kon Tum, phân tích sự tác độngc của các chính
sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Nhìn chung từ cách tiếp cận và nghiên cứu của các chuyên ngành khác

 



7

nhau các cơng trình trên đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực
tiễn của vấn đề đói nghèo và cơng tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình đó có giá trị tham
khảo tốt để thực hiện đề tài luận văn. Tuy nhiên, đến nay chưa có cơng trình
khoa học nào nghiên cứu một cách tồn diện dưới góc độ của khoa học
chun ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam về sự lãnh đạo của Đảng bộ
huyện Hải Lăng đối với công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện từ
năm 2000 đến năm 2010.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu sự lãnh của Đảng bộ huyện Hải Lăng tỉnh Quảng
Trị về thực hiện xóa đói giảm nghèo từ năm 2000-2010; từ đó rút ra những ưu
điểm, hạn chế và những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả vai trò
lãnh đạo của Đảng bộ huyện trong cơng tác xóa đói giảm nghèo.
3.2.Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những
nhiệm vụ cụ thể sau đây:
* Nghiên cứu nhận thức (cơ sở lý luận) về xóa đói giảm nghèo.
* Nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hải Lăng tỉnh
Quảng Trị về thực hiện xóa đói giảm nghèo từ năm 2000-2010.
* Nghiên cứu những bài học kinh nghiệm và đưa ra những đề xuất, kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả vai trò lãnh đạo của Đảng bộ trong cơng tác xóa
đói giảm nghèo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:


 


8

Nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Hải Lăng lãnh đạo thực hiện xóa
đói giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2010.
4.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hải Lăng
thực hiện xóa đói giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2010.
- Về không gian: Huyện Hải Lăng (Tỉnh Quảng Trị).
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình Đảng bộ Huyện
Hải Lăng lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo từ năm 2000 đến 2010.
5. Cơ sở lí luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
5.1.Cơ sở lí luận, thực tiễn:
- Cơ sở lí luận:
Hệ thống những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xóa đói giảm nghèo.
Các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI, VII, VIII, IX, X,
XI; những tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam
có liên quan đến luận văn có ý nghĩa quan trọng về mặt lí luận và phương
pháp luận đối với những vấn đề được đề cập trong luận văn.
Một số cơng trình nghiên cứu, bài viết của các nhà khoa học ở trong
nước; số liệu thống kê, điều tra xã hội học của các cơ quan nghiên cứu, tổng
hợp, lưu trữ. Những vấn đề có liên quan đến luận văn mà các nhà khoa học,
các nhà nghiên cứu, các cơng trình khoa học đi trước đã nêu ra được xem như
là những chỉ dẫn, gợi ý khoa học có ý nghĩa phương pháp luận cho tác giả
luận văn.
- Cơ sở thực tiễn của luận văn:


 


9

Trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, tác giả luận văn sẽ trực tiếp nghiên cứu thực tiễn những
chính sách xóa đói giảm nghèo của huyện Hải Lăng hiện nay. Tác giả luận
văn chú ý nghiên cứu thực tiễn xóa đói giảm nghèo qua một số tài liệu tổng
hợp của các cơ quan nghiên cứu; thực tiễn cơng tác xóa đói giảm nghèo ở địa
phương qua phỏng vấn một số nhân chứng cụ thể. Trên cơ sở đó, người viết
cố gắng phân tích, khái quát nhằm rút ra những kết luận khoa học, phát hiện
những vấn đề có tính quy luật, những nhân tố khách quan và chủ quan chủ
yếu tác động đến chính sách xóa đói giảm nghèo của huyện Hải Lăng từ năm
2000 đến năm 2010.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả luận văn chú ý vận dụng các phương pháp: lịch sử, logic, điền
dã, so sánh, phân tích, tổng hợp…trong đó phương pháp lịch sử và phương
pháp logic là hai phương pháp chủ yếu.
6. Đóng góp của luận văn
- Một là, góp phần làm rõ những chủ trương, chính sách của Đảng bộ
huyện Hải Lăng về xóa đói giảm nghèo.
- Hai là, đưa ra một số giải pháp và những kinh nghiệm cơ bản để giải
quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo của huyện trong giai đoạn hiện nay.
- Ba là, góp phần cung cấp thêm nguồn tài liệu về quá trình Đảng bộ
huyện Hải Lăng lãnh đạo thực hiện cơng tác xóa đói, giảm nghèo nói riêng, tư
liệu lịch sử về huyện Hải Lăng nói chung và làm cơ sở giáo dục truyền thống
cho thế hệ trẻ trong quá trình xây dựng huyện Hải Lăng hiện nay.

 



10

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung về đói nghèo và thực hiện xóa
đói giảm nghèo.
Chương 2: Đảng bộ huyện Hải Lăng lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm
nghèo từ năm 2000 đến năm 2010.
Chương 3: Nhận xét chung và một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao
hiệu quả lãnh đạo cơng tác xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện Hải Lăng
tỉnh Quảng Trị.

 


11

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐÓI NGHÈO
VÀ THỰC HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
 

1.1.

Quan niệm về đói nghèo và tiêu chí xác định đói nghèo

1.1.1. Quan niệm về đói nghèo
Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất tồn cầu. Nó

khơng chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó cịn tồn
tại ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào
điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc
gia mà tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau.
Cho đến nay, đói nghèo vẫn là nổi ám ảnh đối với các quốc gia trên thế
giới. Loài người chúng ta đã chứng kiến những thảm họa của các cuộc chiến
tranh tàn sát, thiên tai, dịch bệnh và những hậu quả do nạn đói gây ra vơ cùng
khủng khiếp. Nó cướp đi nhiều sinh mạng, làm cho hàng triệu người không
được hưởng thụ những thành quả của nền văn minh tiến bộ mà còn gây ra hậu
quả nghiêm trọng đối với sự phát triển, tàn phá môi trường sinh thái. Vấn đề
nghèo đói nếu khơng được giải quyết thì khơng một mục tiêu nào của thế giới
cũng như quốc gia đặt ra như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, ổn định
hịa bình, cơng bằng, bình đẳng, bảo đảm các quyền con người được thực
hiện. Vì thế, vấn đề nghèo đói được tồn nhân loại quan tâm, chú ý và giải
quyết.
Nhìn chung mỗi quốc gia đều có quan niệm riêng về đói nghèo và đưa ra
các chỉ số để xác định giới hạn nghèo đói. Giới hạn nghèo đói của các quốc
gia được xác định bằng mức thu nhập tối thiểu để người dân có thể tồn tại
được, đó là mức thu nhập mà một hộ gia đình có thể mua sắm được những vật

 


12

dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, mặc, ở và các nhu cầu thiết yếu khác theo
mức giá hiện hành.
Đói là tình trạng con người ăn khơng đủ no, khơng đủ năng lượng tối
thiểu cần thiết để duy trì sự sống hằng ngày và không đủ sức để lao động, để
tái sản xuất sức lao động. Đói ở đây chỉ thuần túy là đói ăn nằm trong phạm

trù kinh tế vật chất, nó khác với đói thơng tin, đói hưởng thụ văn hóa thuộc
phạm trù đời sống văn hóa tinh thần. Thơng thường nhận diện đói ở hai dạng:
Đói kinh niên và đói cấp tính. Đói kinh niên là bộ phận dân cư đói nhiều năm
liền cho tới thời điểm đang xét. Đói cấp tính là bộ phận dân cư rơi vào tình
trạng đói đột xuất do nhiều ngun nhân như gặp tai nạn, thiên tai, rủi ro khác
tại thời điểm đang xét.
Nghèo là tình trạng mà thu nhập thực tế của người dân chỉ dành hầu như
toàn bộ cho ăn, thậm chí khơng đủ chi cho ăn, phần tích lũy hầu như khơng
có. Các nhu cầu tối thiểu ngồi ăn ra thì các mặt khác như ở, mặc, y tế, giáo
dục, đi lại, giao tiếp chỉ đáp ứng một phần rất ít ỏi khơng đáng kể.
Giữa đói và nghèo có quan hệ mật thiết với nhau, nó phản ánh mức độ và
cấp độ khác nhau. Nghèo là một kiểu đói tiềm tàng và đói là tình trạng hiển
nhiên của nghèo. Đã lâm vào tình trạng đói thì đương nhiên là nghèo, đói là
nấc thang thấp nhất của nghèo, nếu nghèo kéo dài và khơng ra khỏi vịng luẩn
quẩn của cảnh trì trệ, túng thiếu thì dễ lâm vào tình trạng đói.
Đói nghèo là một phạm trù mang tính lịch sử, từ thực trạng của quá trình
phát triển kinh tế xã hội, có thể sinh ra, tồn tại, phát triển và có thể mất đi ở
mỗi con người, mỗi gia đình và mỗi quốc gia.
Từ trước đến nay đã có nhiều quan niệm khác nhau về đói nghèo

 


13

• Theo quan niệm của thế giới
Tại hội nghị về chống đói nghèo do Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan tháng
9/1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao và cho rằng: “Nghèo
đói là tình trạng một bộ phận dân cư khơng có khả năng thỏa mãn những yêu

cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ kinh
tế-xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã
hội thừa nhận”[24; 14] Đây là một khái niệm chung nhất về nghèo, một khái
niệm có tính chất mở nên nó có thể được áp dụng ở nhiều quốc gia với điều
kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ phát triển khác nhau. Ưu
điểm nổi bật là định nghĩa này đưa ra được đó chính là những nhu cầu cơ bản
của con người, nếu khơng được thỏa mãn thì họ chính là những người nghèo.
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về sự phát triển xã hội được tổ chức tại
Copenhagen (Đan Mạch) năm 1995 đã đưa ra nhận định: “Người nghèo là
những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đô la (USD) mỗi ngày cho một người, số
tiền coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”.[24; 14]
Abapie Sen - chuyên gia hàng đầu của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO)
thì đưa ra nhận định: “Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá
trình phát triển của cộng đồng”[46; 8]
Nhà kinh tế học người Mĩ Galbraith cũng đưa ra nhận định: “Con người
bị coi là nghèo khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ có
thể tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập của cộng đồng. Khi đó họ
khơng thể có những gì mà đa số trong cộng đồng coi như cái cần thiết tối
thiểu để sống một cách đúng mức”[36; 7].
Định nghĩa của Ngân hàng quốc tế: Nghèo đói là “cá nhân hay hộ gia
đình khơng có khả năng để đạt được mức sống tối thiểu, được đo bằng những

 


14

nhu cầu cơ bản hoặc nhu cầu cá nhân cần thiết để thỏa mãn các nhu cầu
đó”[36;35]
Ngân hàng thế giới còn đưa ra quan điểm: “Nghèo là một khái niệm đa

chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất, nghèo không chỉ gồm các chỉ
số dựa trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như
dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, khơng có quyền
phát ngơn và khơng có quyền lực”[46;9] .
Để xác định mức độ nghèo khổ, Liên Hợp Quốc đã đưa ra đường giới
hạn nghèo khổ, giới hạn này biểu hiện dưới dạng thu nhập gia đình tính theo
đầu người: “Ở các nước đang phát triển, những người có mức sống dưới 1
USD/ngày thì bị coi là nghèo khổ. Đối với những nước phát triển thì đường
nghèo khổ được xác định là 14 USD/ngày tính theo sức mua tương
đương”[47;17].
Tổ chức y tế thế giới thì định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một
người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình
quân trên đầu người hằng năm của quốc gia[88]
Ở mỗi quốc gia khác nhau thì tình trạng nghèo đói cũng khác nhau về
mức độ và số lượng, nó được thay đổi theo không gian và thời gian. Ở quốc
gia này, với mức thu nhập như thế thì được coi là nghèo đói nhưng ở quốc gia
khác đối với những người có thu nhập như vậy thì khơng được coi là nghèo
đói. Do vậy, để đánh giá đúng mức độ của nghèo đói, thế giới dùng khái niệm
“nghèo khổ” và nhận định nghèo khổ theo bốn khía cạnh sau:
- Về thời gian: Phần lớn người nghèo khổ là những người sống dưới mức
“chuẩn” trong suốt một thời gian dài để phân biệt với số người nghèo khổ
“tình thế” như những người thất nghiệp, hoặc do khủng hoảng kinh tế, thiên
tai, chiến tranh, tệ nạn xã hội, rủi ro…

 


15

- Về khơng gian: Về mặt này thì nghèo đói diễn ra chủ yếu ở khu vực

nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, tình trạng nghèo đói ở
thành thị, nhất là các nước đang phát triển có xu hướng tăng do dịng người di
cư từ nơng thơn ra thành thị sinh sống ngày một đông.
- Về giới: Theo thống kê thì những người nghèo đói là phụ nữ đông hơn
là nam giới. Trong những hộ nghèo nhất thì đa phần là do người phụ nữ làm
chủ hộ hay chủ gia đình, cịn trong những hộ nghèo do đàn ơng làm chủ hộ thì
người phụ nữ lại khổ hơn nam giới.
- Về môi trường: Đối với những nước ở vùng sinh thái khắc nghiệt thì tỉ
lệ người nghèo khá đơng. Ở những nước này, tình trạng nghèo đói và sự
xuống cấp về môi trường sinh thái ngày một trầm trọng thêm.
Qua việc phân tích bốn khía cạnh của nghèo khổ, để chi tiết hơn nhiều
nước còn phân chia nghèo đói thành hai loại: nghèo tuyệt đối và nghèo tương
đối.
- Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng của một bộ phận dân cư khơng có khả
năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Những nhu cầu
cơ bản tối thiểu cho cuộc sống là những đảm bảo ở mức tối thiểu về ăn, mặc,
ở, giao tiếp xã hội, vệ sinh y tế và giáo dục. Ngoài ra cịn có những ý kiến cho
rằng nhu cầu tối thiểu bao gồm có quyền được tham gia vào các quyết định
của cộng đồng.
- Nghèo tương đối: Là tình trạng của một bộ phận dân cư ở mức sống
trung bình của cộng đồng.
Như thế, sự thiếu thốn “của cải” trong mối quan hệ với nhu cầu thiết yếu
của con người được xem là nghèo khổ tuyệt đối. Còn khi xem xét thực trạng
mức sống và vị trí (về kinh tế – xã hội) các nhóm hoặc các cá nhân khác ở

 


16


phương diện mức độ tiêu thụ và thu nhập của họ, cơ hội tiếp cận các nguồn
lực… sẽ cho ta quan niệm về nghèo tương đối.
Trên đây là những khái niệm chung nhất về đói nghèo, tuy vậy, những
khái niệm đó vẫn chưa thể hiện rõ chuẩn mực đánh giá về mặt định lượng,
chưa tính đến sự khác biệt, chênh lệch giữa các vùng lãnh thổ, quốc gia, các
điều kiện cụ thể. Sự phát triển của sản xuất, tăng trưởng kinh tế làm tăng thêm
nhu cầu của đời sống con người, tạo ra những biến đổi của xã hội. Do đó, khái
niệm về “nghèo” và “đói nghèo” cũng biến động theo nó. Thực tế cho thấy
các chỉ số xác định đói nghèo thường được gắn liền với điều kiện kinh tế - xã
hội. Hiện tượng đói nghèo có tính lịch sử và đang có sự biến động trong sự
vận động chung của đất nước.
• Một số quan niệm về nghèo đói ở Việt Nam
Theo từ điển Tiếng Việt: “Nghèo là khơng có tiền, khơng có các vật
dụng cần thiết cho đời sống. Nghèo đói là nghèo khơng có đủ ăn, nghèo đến
mức thiếu ăn”.[63, 1001]
Theo báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004, đói nghèo được hiểu và
nhìn nhận như sau:
Đói nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện:
• Thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập.
• Thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn.
• Dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi.
• Khơng được hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho
con người.
• Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.

 


17


• Thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia trong quá trình phát triển cộng
đồng…
Năm 1997, Việt Nam đưa ra khái niệm hộ đói và hộ nghèo theo chương
trình quốc gia để áp dụng cho thời kì 1996 - 2000:
- Khái niệm về hộ đói: Hộ đói là một bộ phận dân cư có mức sống dưới
mức tối thiểu khơng đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay
nói cách khác đó là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường
xuyên phải vay nợ và thiếu khả năng trả nợ.
- Khái niệm về hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình
chỉ thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp
hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Ngồi ra cịn có khái niệm xã nghèo và vùng nghèo.
* Xã nghèo là xã có những đặc trưng như sau:
- Tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 40% số hộ của xã.
- Khơng có hoặc thiếu rất nhiều những cơng trình cơ sở hạ tầng như:
Điện sinh hoạt, đường giao thông, trường học, trạm y tế và nước sinh hoạt.
- Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ cao.
* Khái niệm về vùng nghèo:
Vùng nghèo là chỉ địa bàn tương đối rộng có thể là một số xã liền kề
nhau hoặc một vùng dân cư nằm ở vị trí rất khó khăn hiểm trở, giao thơng
khơng thuận tiện, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, khơng có điều kiện phát triển sản
xuất đảm bảo cuộc sống và là vùng có số hộ nghèo và xã nghèo cao.
Mặc dù có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về nghèo đói ở mỗi quốc gia
trên thế giới và cả ở Việt Nam, nhưng tựu chung lại thì chúng ta có thể hiểu
Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư vì những lí do nào đó khơng

 



×