ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ HỒNG ĐIỆP
Đảng bộ Hà Nam lãnh đạo thực hiện xóa đói
giảm nghèo trong những năm 1997 - 2005
LUẬN ÁN THẠC SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI, 2008
-1-
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ………………………………………………………… …….3.
NỘI DUNG………………………………………………………. ……..8.
Chương 1: Thực trạng đói nghèo ở Hà Nam và sự lãnh đạo của Đảng
bộ Hà Nam đối với công tác XĐGN trong những năm 1997 – 2000...8.
1.1 Vài nét về tỉnh Hà Nam và thực trạng đói nghèo ở Hà Nam sau ngày
tái lập tỉnh (1997)…………………………………………... ..….. 8.
1.2 Đảng bộ Hà Nam tổ chức thực hiện nhiệm vụ XĐGN trong những
năm 1997 – 2000………………………………………….. ……. 23.
Chương 2: Đảng bộ Hà Nam tăng cường chỉ đạo thực hiện XĐGN
trong những năm 2001 – 2005………………………………………..41.
2.1 Chủ trương mới của Đảng cộng sản Việt Nam về XĐGN và sự vận
dụng của Đảng bộ Hà Nam……………………………….... …… 41.
2.2 Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị thực hiện nhiệm
vụ XĐGN…………………………………………………... …… 50.
2.2.1 Tăng cường năng lực lãnh đạo của Đảng và năng lực quản lý
của hệ thống chính quyền các cấp…………………… …… 50.
2.2.2 Đảng bộ Hà Nam phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức
đoàn thể……………………………………………… …… 56.
2.3 Đảng bộ Hà Nam chỉ đạo tổ chức thực hiện các dự án, chính sách
XĐGN……………………………………………………… …… 76.
2.3.1 Dự án hỗ trợ người nghèo trong giáo dục……………. …….
76.
2.3.2 Dự án hỗ trợ hỗ trợ người nghèo trong y tế…………...
…….79.
2.3.3 Dự án hỗ trợ người nghèo về nhà ở…………………... ……
81.
2.3.4 Dự án định canh định cư, di dân, kinh tế mới………... …… 85.
-22.3.5 Dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề……… ……
90.
2.3.6 Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư………………………..…… …… 93.
2.3.7 Dự án tín dụng ưu đãi hộ nghèo…………………….. …… 100.
2.3.8 Dự án đào tạo cán bộ làm công tác XĐGN…………. ……
105.
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm đúc kết từ quá trình
Đảng bộ Hà Nam lãnh đạo công tác XĐGN từ 1997 –
2005……….112.
3.1 Hà Nam đã hoàn thành về cơ bản các mục tiêu trong chương trình
mục tiêu quốc gia XĐGN………………………………... ……..112.
3.2 Đảng bộ Hà Nam đã thực hiện tốt vai trò lãnh đạo trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ XĐGN……………………………….. …… 117.
3.3 Một số kinh nghiệm đúc kết từ quá trình lãnh đạo thực hiện XĐGN
của Đảng bộ Hà Nam……………………………………... …….121.
3.3.1 Thường xuyên xây dựng Đảng bộ, củng cố chính quyền vững mạnh
làm hạt nhân tổ chức và lãnh đạo công tác XĐGN……... …… 121.
3.3.2 Huy động sức mạnh của toàn dân trên cơ sở phát huy nội lực của
các hộ nghèo……………………………………………. ……. 124.
3.3.3 Lồng ghép các chương trình, dự án, kết hợp thực hiện các chính
sách nhằm tăng nguồn lực XĐGN một cách bền vững….. …….128
KẾT LUẬN…………………………………………….……… ……
133.
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….. …… 136.
PHỤ LỤC …………………………………………………...... …….146.
-3-
MỞ ĐẦU
1.
1. Lý do chọn đề tài
Đói nghèo hiện đang là vấn đề nhức nhối của tất cả các quốc gia
trên thế giới, nhất là ở các nước chậm phát triển và đang phát triển, trong
đó có Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà ra đời đã phải đối mặt với 3 loại giặc nguy hiểm là: giặc đói, giặc dốt
và giặc ngoại xâm nên chống “giặc đói” là một trong ba nhiệm vụ của
toàn Đảng, toàn dân mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra từ ngay sau khi
cách mạng tháng Tám thành công.
Hiện nay, khi đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu
thì trong quá trình lãnh đạo công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Đảng và nhà nước ta luôn nhận thức rõ hậu quả của vấn đề đói nghèo đối
với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, coi xoá đói giảm nghèo
(XĐGN) có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong công cuộc đổi mới đất
nước và hội nhập với thế giới. XĐGN là một nhân tố có ý nghĩa chính trị
– kinh tế – xã hội hàng đầu để đi đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội dân chủ, công bằng, văn minh. Vì vậy, nghị quyết Đại hội đại biểu
Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã đề ra mục tiêu XĐGN, đặc biệt từ năm
1998 XĐGN đã được xác định là một trong các chương trình mục tiêu
quốc gia và được xếp ở danh mục đầu tiên với hàng loạt các văn bản của
Đảng và Chính phủ.
Thực hiện chủ trương trên, XĐGN đã trở thành một phong trào
mạnh mẽ ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Quần chúng đã, đang
và sẽ tạo ra muôn hình muôn vẻ các mô hình XĐGN; tạo ra các điển hình
XĐGN thành công, hiệu quả và được nhân rộng ở nhiều địa phương.
Thực tế những năm gần đây đã chứng minh: sự tiến bộ rõ rệt trong đời
sống của người dân và tỷ lệ đói nghèo giảm đáng kể là thành công lớn
trong lãnh đạo XĐGN của Đảng ta.
-4Hà Nam là một tỉnh mới được tái lập vào năm 1997 nên vẫn còn là
một tỉnh nghèo của cả nước với nhiều vấn đề còn đang đặt ra. Ngay từ đại
hội đầu tiên khi vừa tái lập tỉnh - Đại hội lần thứ XV (năm 1998), Đảng
bộ Hà Nam đã xác định mục tiêu XĐGN và chỉ đạo cho các cấp các
ngành, các đoàn thể xây dựng chương trình, kế hoạch hành động triển
khai đến cơ sở và nhân dân trong tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà
Nam, công tác XĐGN đã được triển khai rộng khắp và đạt được những
thành tựu to lớn.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề đang được đặt ra đòi hỏi phải có sự tổng
kết quá trình Đảng bộ Hà Nam lãnh đạo thực hiện XĐGN nhằm đánh giá
một cách khách quan những thành tựu, hạn chế đồng thời đúc kết những
kinh nghiệm tiếp tục hoàn thiện chủ trương, giải pháp chỉ đạo tổ chức
thực hiện công tác XĐGN nói riêng và chủ trương, giải pháp phát triển
kinh tế - xã hội nói chung của Đảng bộ tỉnh Hà Nam.
Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Đảng bộ Hà Nam lãnh đạo thực hiện
xoá đói giảm nghèo trong những năm 1997 - 2005” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Đói nghèo và XĐGN ở nước ta là vấn đề được Đảng, nhà nước và
nhiều cơ quan, cán bộ nghiên cứu ở các cấp các ngành cũng như toàn xã
hội đặc biệt quan tâm, nhất là từ năm 1998 khi Chính phủ đưa ra Chương
trình mục tiêu quốc gia về XĐGN. Nhiều cuộc hội thảo đã được tiến
hành, nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề XĐGN ở nước ta đã được
xuất bản như: “Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về XĐGN”(1999)
của Bộ LĐTB&XH - Nxb Lao động xã hội; “Vấn đề XĐGN ở nông thôn
nước ta hiện nay”(1997) của Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Xuân Thiều Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội; “XĐGN với tăng trưởng kinh tế” (1997)
của Trần Đình Hoan, Nguyễn Thị Hằng, Bùi Trọng Thanh; “Nghèo đói và
XĐGN ở Việt Nam ”(2001) của Chu Tiến Quang - Nxb Nông nghiệp…
-5Bên cạnh đó, còn có nhiều tác phẩm, bài viết về công tác XĐGN ở
các địa phương trên cả nước đăng trên các báo, tạp chí như: “XĐGN ở
vùng khu IV cũ” (1995) của Lê Đình Thắng, Nguyễn Thanh Hiền - Nxb
Nông nghiệp; “XĐGN ở Từ Liêm – Hà Nội”(2004) của Hoàng Văn
Cường- Nxb Nông nghiệp; “Đói nghèo ở Miền núi Nghệ An – Nguyên
nhân và biện pháp khắc phục” của Bạch Đình Ninh trên tạp chí cộng sản
số 10.1999; “XĐGN ở Hà Tĩnh” của Trần Đình Đàn trên tạp chí cộng sản
số 8.2001 …
Nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học cũng lấy XĐGN làm đề
tài nghiên cứu dưới những góc độ, phương diện khác nhau như: “Quân
đội tham gia XĐGN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”(2004) - Luận
án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Trọng Xuân ở Học viện chính trị quân sự;
“Vận dụng lý thuyết giới trong XĐGN ở một số tỉnh Miền Trung” (2004) Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Thuận ở Đại học kinh tế quốc
dân; “Những giải pháp kinh tế xã hội chủ yếu nhằm XĐGN ở Hà Tĩnh”
(2001) - Luận án tiến sĩ kinh tế của Trần Đình Đàn ở Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh…
Trên địa bàn Hà Nam, nhiều năm nay cũng đã có những báo cáo,
tổng kết về XĐGN của các cơ quan nhà nước và đoàn thể như: Ban chỉ
đạo XĐGN tỉnh và các huyện thị, Sở lao động thương binh và xã hội, Cục
thống kê tỉnh, Hội nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Mặt trận Tổ
quốc tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh …
Có thể khẳng định đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về nghèo
đói và XĐGN ở nước ta. Những công trình nêu trên là cơ sở để tác giả kế
thừa và tiếp tục nghiên cứu về vấn đề XĐGN cũng như cung cấp những
tư liệu có giá trị đối với luận văn. Tuy vậy, cho đến nay chưa có công
trình khoa học nào nghiên cứu sâu, toàn diện về XĐGN ở Hà Nam. Trong
khi đó nhiều năm qua dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ Tỉnh, Hà Nam đã
từng bước thực hiện thắng lợi công tác XĐGN, rút ra được nhiều bài học
kinh nghiệm quan trọng.
-6-
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối đầy
đủ về quá trình Đảng bộ Hà Nam lãnh đạo thực hiện công tác XĐGN
trong những năm 1997 – 2005 nhằm mục đích tổng kết, đánh giá một giai
đoạn lãnh đạo công tác XĐGN của Đảng bộ tỉnh Hà Nam, khẳng định
những thành tựu, chỉ ra những hạn chế của quá trình lãnh đạo, chỉ đạo
thực tiễn, đúc kết những kinh nghiệm góp phần thực hiện hoàn thiện chủ
trương, giải pháp tổ chức thực hiện công tác XĐGN một cách có hiệu quả
hơn. Trên cơ sở đó, làm rõ vai trò của Đảng bộ Hà Nam trong công tác
lãnh đạo thực hiện công tác XĐGN nói riêng và lãnh đạo sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội nói chung nhằm từng bước nâng cao đời sống nhân
dân, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, góp phần làm cho dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
Để đạt được những mục đích trên luận văn thực hiện những nhiệm
vụ chủ yếu sau:
- Đánh giá thực trạng đói nghèo của Hà Nam sau ngày tái lập
tỉnh.
- Trình bày hệ thống các quan điểm, chủ trương chính sách của
Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng bộ Hà Nam về XĐGN.
- Hệ thống lại quá trình lãnh đạo thực hiện XĐGN của Đảng bộ
Hà Nam và đánh giá kết quả thực hiện XĐGN của Hà Nam trong những
năm 1997 – 2005.
- Rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ Hà Nam trong lãnh đạo
thực hiện XĐGN.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Luận văn nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Nam vận dụng và
tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đối với
nhiệm vụ XĐGN trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong những năm 1997 –
2005.
-7-
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã sử dụng, khai thác nhiều nguồn
tư liệu khác nhau: các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng
sản Việt Nam và văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XV
(1998), lần thứ XVI (2000) và lần thứ XVII (2005); các Chỉ thị, Nghị
quyết, Nghị định thông tư của Đảng, nhà nước và Đảng bộ tỉnh Hà Nam
về XĐGN; các báo cáo tổng kết hàng năm của Tỉnh uỷ, UBND, các sở
ban ngành, đoàn thể tỉnh Hà Nam; các công trình nghiên cứu về XĐGN;
các số liệu, các kết quả điều tra, khảo sát từ thực tiễn địa phương Hà
Nam… Những nguồn tư liệu cơ bản này được khai thác từ Trung tâm lưu
trữ của Tỉnh uỷ Hà Nam, UBND tỉnh Hà Nam và các huyện thị, Sở văn
hoá thông tin Hà Nam, Sở LĐTB &XH Hà Nam, Thư viện quốc gia Hà
Nội, Thư viện tỉnh Hà Nam…
Để xem xét vấn đề nghèo đói và XĐGN một cách khách quan, sát
thực tiễn, luận văn đã vận dụng các quan điểm của Đảng cộng sản Việt
Nam về nghèo đói và XĐGN. Trên cơ sở đó, vận dụng và kết hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic,
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh, sử dụng
các kết quả của các cuộc điều tra, khảo sát thực tiễn ở tỉnh Hà Nam…
6. Đóng góp của luận văn.
- Luận văn góp phần hệ thống hoá các quan điểm, chủ trương chính
sách của Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng bộ Hà Nam về XĐGN.
- Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống quá trình Đảng bộ Hà
Nam tổ chức thực hiện XĐGN trong những năm 1997 – 2005.
- Từ những kết quả nghiên cứu luận văn đã đúc kết một số kinh
nghiệm trong quá trình Đảng bộ Hà Nam lãnh đạo thực hiện XĐGN, góp
phần vào việc tổng kết lịch sử của Đảng bộ Hà Nam sau gần 10 năm tái
lập tỉnh .
7. Kết cấu của luận văn.
-8Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận
văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Thực trạng đói nghèo ở Hà Nam và sự lãnh đạo của Đảng
bộ Hà Nam đối với công tác XĐGN trong những năm 1997 – 2000.
Chương 2: Đảng bộ Hà Nam tăng cường chỉ đạo thực hiện XĐGN
trong những năm 2001 – 2005.
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm đúc kết từ quá trình Đảng bộ
Hà Nam lãnh đạo công tác XĐGN trong những năm 1997 – 2005.
-9Chương 1: THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO Ở HÀ NAM VÀ SỰ LÃNH
ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HÀ NAM ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XĐGN
TRONG NHỮNG NĂM 1997 – 2000
1.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam và thực
trạng đói nghèo ở Hà Nam sau ngày tái lập tỉnh 1997.
1.1.1 Vài nét về tình hình kinh tế xã hội của tình Hà Nam.
Hà Nam vốn thuộc phủ Lỵ Nhân thuộc trấn Sơn Nam và năm 1831
Minh Mạng quyết định lập các tỉnh thì “Phủ Lỵ Nhân đổi là phủ Lý Nhân
thuộc tỉnh Hà Nội, xứ Bắc Kỳ” [3,8]. Ngày 20.10.1890 Toàn quyền Đông
Dương ra nghị định thành lập tỉnh Hà Nam. Từ đó đến nay, đã có nhiều
lần chia tách và sáp nhập tỉnh, nhiều sự điều chỉnh về địa giới hành chính
đã diễn ra: năm 1965 Hà Nam sáp nhập với Nam Định thành tỉnh Nam
Hà và sáp nhập với Ninh Bình vào năm 1976 thành Hà Nam Ninh rộng
lớn, rồi lại chia tách tỉnh Nam Hà và Ninh Bình như cũ vào năm 1992 và
ngày 1.1.1997 tỉnh Hà Nam được tái lập gồm các huyện Thanh Liêm,
Kim Bảng, Bình Lục, Lý Nhân, Duy Tiên và thị xã Phủ Lý.
Địa giới của tỉnh Hà Nam hiện nay nằm ở phía Tây Nam Đồng
bằng Bắc Bộ vào khoảng 20,410 vĩ Bắc, 105,310 kinh Đông với diện tích
tự nhiên là 840 km2. Phía Bắc của tỉnh Hà Nam giáp với tỉnh Hà Tây,
phía Nam giáp với tỉnh Nam Định, phía Đông qua sông Hồng là Hưng
Yên và Thái Bình, phía Tây Nam là Ninh Bình và phía Tây giáp Hoà
Bình. Hà Nam có 116 xã, phường, thị trấn thuộc thị xã Phủ Lý và 5 huyện
Thanh Liêm, Kim Bảng, Bình Lục, Lý Nhân, Duy Tiên; trong đó có 15 xã
miền núi thuộc hai huyện Thanh Liêm và Kim Bảng.
Hà Nam nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam của Đồng bằng sông Hồng,
trên tuyến đường giao thông xuyên Việt quan trọng vào bậc nhất nước ta
nên Hà Nam có một mạng lưới hệ thống giao thông hình thành sớm, rất
thuận lợi, phong phú và phát triển cả về đường bộ, đường thuỷ và đường
sắt tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu phát triển kinh tế xã hội
(KTXH) của Hà Nam với các tỉnh khác. Đất đai của Hà Nam đa dạng, có
- 10 cả đồng bằng, đồi núi thuận tiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp với
nhiều loại sản phẩm. Hà Nam có nguồn đá vôi và đất sét với trữ lượng
hàng tỷ m3 là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất vật
liệu xây dựng.
Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên của Hà Nam cũng có những khó
khăn riêng. Từ bên tả ngạn sông Đáy đến giáp sông Hồng là vùng đồng
bằng, trong đó 2/3 diện tích là đồng chiêm trũng thuộc các huyện Thanh
Liêm, Bình Lục, Lý Nhân, Duy Tiên. “Đồng ruộng ở Hà Nam nằm sâu
trong đất liền do có các đồi núi và hệ thống đê đập che chắn, nước phù
sa ít được tràn vào nên những vùng đất này bị úng triền miên, màu đất
thường đen hoặc nâu nhạt, độ phì nhiêu kém, độ pH cao không thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp” [3,11]. Bên hữu ngạn sông Đáy là vùng đồi
núi với độ cao phổ biến là hơn 100m thuộc các huyện Thanh Liêm và
Kim Bảng. Hà Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm ướt với
nhiệt độ trung bình năm cao 23,4oC, lượng mưa lớn 1900mm, độ ẩm cao
85%. Điều kiện khí hậu đó đã khiến cho các quá trình phong hoá vật lý và
hoá học tại Hà Nam diễn ra mạnh mẽ, tạo tiền đề cho sự xói mòn, rửa trôi
của nước chảy theo dòng tạm thời (mương, rãnh) và nước chảy thường
xuyên (sông, suối) làm phá trụi lớp phủ thực vật, bào mòn và cuốn trôi
đất đá, cắt xẻ địa hình. Trong điều kiện như vậy các vùng đồi và núi thấp
không còn canh tác được nữa. Đây cũng là một đặc điểm chi phối hoạt
động phát triển kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp của
Hà Nam.
Hà Nam còn là một vùng đất vốn có bề dày truyền thống lịch sử
văn hoá. Nơi đây là vùng đất “địa linh nhân kiệt” được nhiều người biết
đến với di sản “văn hoá Liễu Đôi” nổi tiếng; vùng “thánh địa Tiền Lê
Bảo Thái” đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc
gia; vùng đất của những võ tướng, danh nhân như Cao Thị Liên, Lê
Hoàn, Trần Bình Trọng, Đinh Công Tráng, phó bảng Trương Công Giai,
Hoàng giáp Lê Tung, thám hoa Nguyễn Quốc Hiệu, Tam nguyên Yên Đổ
- 11 Nguyễn Khuyến, Nam Cao, Nguyễn Hữu Tiến… Đặc biệt, dòng họ Bùi ở
làng Châu Cầu (Phủ Lý) nhiều đời liên tục có người đỗ khoa bảng đã
được vua Tự Đức khen ngợi “Thiên hạ đỗ đại khoa thì nhiều nhưng cùng
một thời ba đời đỗ đại khoa thì chỉ có họ Bùi, Châu Cầu" [3,19]. Những
truyền thống đó lại được phát huy mạnh mẽ khi Đảng ta ra đời lãnh đạo
cuộc đấu tranh chống đế quốc, thực dân, phong kiến giành độc lập cho
dân tộc và tự do hạnh phúc cho nhân dân. Đảng bộ Hà Nam tự hào là một
trong những Đảng bộ được thành lập rất sớm, ngay sau khi Đảng cộng
sản Việt Nam ra đời. Liền sau đó Đảng bộ Hà Nam đã lãnh đạo quần
chúng nhân dân, nhất là nông dân đứng lên:“nổi trống Bồ Đề” ngày
20.10.1930 lịch sử để trong thư gửi Quốc tế nông dân ngày 5.11.1930,
đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã nêu rõ: “Hà Nam là một trong những tỉnh
có phong trào nông dân phát triển qua cao trào cách mạng 1930 - 1931”
[3,69]. Những tên tuổi ấy, những truyền thống ấy đã trở thành niềm tự
hào của quê hương Hà Nam và đó cũng là những điều kiện thuận lợi, là
nguồn động lực, là hành trang vô giá để nhân dân Hà Nam sẵn sàng vượt
lên mọi khó khăn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội
Hà Nam nói chung và công cuộc XĐGN nói riêng.
Với truyền thống vẻ vang đó, Đảng bộ và nhân dân Hà Nam đã
nhiều lần vinh dự tự hào được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và làm
việc với tỉnh Hà Nam, thể hiện sự quan tâm chăm lo của Người tới đời
sống của nhân dân tỉnh nhà. Trong khí thế vui mừng phấn khởi của cuộc
bầu cử quốc hội khoá I thành công, ngày 11.1.1946 Đảng bộ và nhân dân
Hà Nam tưng bừng được đón Bác Hồ kính yêu về thăm và làm việc với
tỉnh nhà. Người đã căn dặn Đảng bộ và nhân dân Hà Nam “Đồng bào,
chiến sĩ và cán bộ phải nêu cao tinh thần đoàn kết, chống ngoại xâm, trừ
nạn đói, bảo vệ nền độc lập tự do”[3,159]. Thực hiện lời dạy của Bác,
Đảng bộ và nhân dân Hà Nam đã phấn đấu thu được nhiều thành tựu cả
về kinh tế – chính trị – xã hội – văn hoá góp phần vào thắng lợi chung
- 12 của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như trong công cuộc xây
dựng đất nước sau những năm tháng chiến tranh.
Thời kỳ đổi mới, Đảng bộ Nam Hà đã nhận thức rõ đặc điểm kinh
tế xã hội, những thuận lợi và khó khăn của Hà Nam để trên cơ sở đó vận
dụng năng động sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng vào hoàn cảnh
điều kiện cụ thể của địa phương nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển
KTXH góp phần XĐGN, từng bước chăm lo và nâng cao đời sống cho
nhân dân và tạo nhân tố tích cực trong phát triển.
Sau 10 năm đổi mới, KTXH của Nam Hà, trong đó có Hà Nam đã
đi vào ổn định và từng bước phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu tư tốt hơn,
đời sống người dân được quan tâm cải thiện và nâng cao, bộ mặt nông
thôn ngày càng đổi mới: “Số hộ có mức sống khá trở lên chiếm 33,1%,
hộ đói nghèo giảm còn 14,2%. Phong trào XĐGN, giúp nhau làm kinh tế
gia đình, giải quyết việc làm được các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân
dân và các tổ chức xã hội quan tâm. Đời sống và tinh thần của nhân dân
không ngừng được cải thiện, 82,6% số hộ nông dân có nhà xây mái ngói,
mái bằng. Phương tiện giao thông, thông tin liên lạc được tăng cường
đầu tư, 100% số xã và 93,5% số hộ ở nông thôn đã dùng điện, gần 35%
số hộ có ti vi, mạng lưới điện thoại mở rộng tới các xã và một số gia
đình” [66,21-22].
Kế thừa và quán triệt chủ trương đổi mới của Đảng cộng sản Việt
Nam trong thời kỳ thực hiện CNH - HĐH đất nước, BCH Lâm thời Đảng
bộ tỉnh Hà Nam ngay từ khi được tái lập đã luôn quan tâm lãnh đạo sâu
sát sự nghiệp chăm lo đời sống cho nhân dân, phát triển KTXH. Để có
những bước chuyển vững chắc hơn, Đảng bộ và nhân dân Hà Nam đã tiến
hành Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XV (7.1998) và đề ra
nhiệm vụ phát triển KTXH trong ba năm 1998 – 2000 theo đường lối chủ
trương chung của Đảng cộng sản Việt Nam: “…Thúc đẩy nhanh quá
trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP. Phát triển
- 13 lực lượng sản xuất đi đôi với củng cố tăng cường quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng và
quản lí của nhà nước…Phấn đấu đưa Hà Nam trở thành một tỉnh giàu
mạnh, văn minh” [56,51 - 52]. Vượt qua những khó khăn, thử thách ban
đầu của một tỉnh mới được tái lập, được sự quan tâm và lãnh đạo của Bộ
chính trị, trung ương Đảng, sự giúp đỡ của các Bộ, ngành trung ương, đặc
biệt là dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Nam, nền KTXH của tỉnh sau
một năm tái lập thực sự đã có nhiều chuyển biến và thu được nhiều kết
quả đáng phấn khởi: giá trị sản lượng nông nghiệp đạt 1.067,6 tỷ đồng,
diện tích lúa gieo trồng cả năm đạt 73.633 ha, năng suất lúa đạt 93,32
tạ/ha, sản lượng lương thực quy thóc đạt 371.436 tấn, lương thực bình
quân đầu người năm 1997 đạt 451 kg. Giá trị sản xuất công nghiệp năm
1997 đạt 315,8 tỷ đồng [56,27].
Ngoài hai lĩnh vực kinh tế cơ bản thì các ngành kinh tế khác cũng
đã từng bước ổn định và bước đầu đạt được một số kết quả tạo tiền đề
phát triển trong những năm tới. Lĩnh vực giao thông vận tải có bước phát
triển mạnh, nhất là xây dựng và cải tạo đường giao thông nông thôn. Với
quyết tâm cải thiện từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người
dân nông thôn, góp phần XĐGN, năm 1997 toàn tỉnh đã nâng cấp 1.463
km đường các loại với tổng số vốn là 105 tỷ đồng (tính cả công lao động)
trong đó vốn nhà nước cấp là 3 tỷ đồng. Năm 1997, Hà Nam là tỉnh dẫn
đầu cả nước về phong trào làm đường giao thông nông thôn, được Chủ
tịch nước tặng cờ luân lưu [79,4]. Đó là biểu hiện rõ nhất cho quyết tâm
XĐGN của Đảng bộ và nhân dân Hà Nam sau ngày tái lập tỉnh.
Sự ổn định và từng bước phát triển về kinh tế đã tác động không
nhỏ về mặt xã hội góp phần làm cho Hà Nam ngày càng thay da đổi thịt.
Về dân cư: Cũng như nhiều tỉnh ở Đồng bằng Sông Hồng, dân số Hà
Nam đã trải qua nhiều biến động lớn, tuy số lượng tuyệt đối về số dân của
tỉnh Hà Nam có tăng nhưng tỷ trọng số dân của tỉnh trong tổng số dân của
cả nước vẫn giảm. Theo các số liệu thống kê cho biết năm 1997 dân số
- 14 của tỉnh Hà Nam là 782.068 người chiếm 1,05% số dân của cả nước thì
năm 1999 là 799.843 người chiếm 1,04%, năm 2003 là 817.557 người
chiếm 1,01% và đến năm 2005 dân số của Hà Nam là 820.000 người,
chiếm 1,03% dân số của cả nước [16,16]. Điều đó cho ta thấy dân số tỉnh
Hà Nam chiếm tỷ trọng rất thấp so với số dân cả nước. Trên thực tế năm
2005, do địa hình Hà Nam có cả đồng bằng – trung du – miền núi nên sự
phân bố dân cư trong tỉnh không đồng đều, tập trung chủ yếu ở vùng
đồng bằng trong đó 4 huyện, thị đồng bằng là Phủ Lý, Duy Tiên, Lý
Nhân, Bình Lục chỉ chiếm 57,74% diện tích đất đai nhưng chiếm đến
67,63% dân số với mật độ trung bình là 1124 người/km2; còn hai huyện
có vùng núi là Thanh Liêm và Kim Bảng (có 15 xã miền núi) chiếm
42,26% diện tích nhưng chỉ có 32,37% dân số với mật độ trung bình là
735 người/km2 [16,15].
Hà Nam vẫn còn là một tỉnh nông nghiệp, nguồn thu nhập chính
của phần lớn dân cư trong tỉnh dựa vào nông nghiệp, dân số Hà Nam
sống tập trung chủ yếu ở nông thôn, mặc dù trong những năm gần đây tỷ
lệ dân số sống ở thành thị đang ngày một tăng. Sau khi tái lập tỉnh vào
năm 1997 dân số của tỉnh Hà Nam là 782.068 người trong đó dân số sống
ở thành thị là 60.904 người chiếm 7,79% và dân số sống ở nông thôn là
721.164 người chiếm 92,21% tổng số dân toàn tỉnh. Theo số liệu thống
kê thì đến năm 1999 tỷ lệ dân cư thành thị của Hà Nam chiếm 7,98%, dân
cư nông thôn chiếm 92,02% và năm 2003 dân số thành thị là 9,41%, dân
số nông thôn chiếm 90,59% tổng dân số toàn tỉnh Hà Nam. Dân số của
Hà Nam năm 2005 là 820.000 người, trong đó dân số thành thị chiếm
10,6%, dân số nông thôn chiếm 89,4% tổng dân số toàn tỉnh Hà Nam.
Nước ta là một nước nông nghiệp, Hà Nam cũng là một tỉnh thuần
nông với hơn 70% lực lượng lao động và hơn 90% dân cư sống ở nông
thôn nên đói nghèo ở nước ta nói chung và Hà Nam nói riêng đang diễn
ra chủ yếu ở khu vực này và đối tượng này. Không thể đẩy mạnh phát
triển KTXH, thực hiện một cách căn bản chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
- 15 cả nước theo yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH - HĐH) nếu
không tập trung những điều kiện và biện pháp XĐGN ở nông thôn tạo
tiền đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong tổng thể chiến
lược phát triển KTXH cũng như chiến lược phát triển con người, phát
triển nguồn nhân lực của cả nước nói chung và Hà Nam nói riêng. Đại hội
IX của Đảng đã chỉ rõ “…Ra sức bồi dưỡng sức dân ở nông thôn và phát
huy vai trò giai cấp nông dân trong sự nghiệp đổi mới, tập trung sự chỉ
đạo và các nguồn lực cần thiết cho CNH - HĐH nông nghiệp, phát triển
nông thôn… phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm, XĐGN, cải thiện
đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mới” [19,125].
Về lao động: Hà Nam có một tiềm năng và lực lượng lao động
đông đảo và dồi dào, số người hàng năm bước vào độ tuổi lao động càng
tăng, trung bình mỗi năm tăng khoảng 8.100 người. Năm 1995 nguồn lao
động tỉnh Hà Nam có 401.368 người, chiếm 52,5% tổng số dân của tỉnh,
trong đó số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 356.368
người, chiếm 46,62% tổng số dân và 88,71% tổng nguồn lao động của cả
tỉnh, số người còn lại là ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động. Số
người có khả năng lao động đang đi học là 30.892 (chiếm 7% số lao
động), số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động làm nội trợ,
không làm việc và không có việc làm là 23.499 người (chiếm 5,3% số lao
động). Năm 1997 nguồn lao động của tỉnh Hà Nam tăng lên 416.365
người, chiếm 53,24% tổng số toàn tỉnh, năm 2000 nguồn lao động của Hà
Nam có 443.244 người, năm 2001 có 471.154 người và năm 2002 có
472.458 người [16,17]. Cũng như các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, lao
động khu vực thành thị của Hà Nam chiếm tỷ trọng thấp, lao động khu
vực nông thôn chiếm tỷ trọng khá cao. Năm 1999 lực lượng lao động
thành thị chiếm 6,12%, nông thôn chiếm 93,88% và năm 2000 lao động ở
khu vực thành thị có 43.245 người chiếm 8,95% tổng số lao động, còn lại
là 440.119 người chiếm 91,05% lao động ở khu vực nông thôn [16,17].
- 16 Nhìn chung, cơ cấu lao động ngày nay của Hà Nam đã có sự dịch
chuyển theo hướng công nghiệp hoá. Đường lối phát triển KTXH do đại
hội Đảng toàn quốc và đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam trong những năm
gần đây đề ra đã và đang tạo ra những chuyển biến trong cơ cấu lao động
và cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế, các huyện thị. Lao
động trong khu vực nông nghiệp ngày càng giảm, trong khu vực công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp… ngày càng tăng.
Đây là xu hướng tất yếu đang diễn ra ở Hà Nam nói riêng và cả nước
cũng như các nước đang phát triển nói chung.
Nhưng Hà Nam cũng đang phải giải quyết nhiều vấn đề còn tồn tại
trong sử dụng nguồn lao động: Tuy lực lượng lao động dồi dào như vậy
nhưng lại phân bố không đồng đều giữa các huyện thị trong tỉnh và giữa
các ngành kinh tế. Phủ Lý là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa
học kỹ thuật (KHKT) của tỉnh nên thu hút rất nhiều lao động. Còn Lý
Nhân và Bình Lục là hai huyện thuần nông nghiệp nên tập trung ở đây ít
lao động nhất tỉnh Hà Nam (tỷ lệ lao động so với tổng số dân là 49,43%
và 48,55%). Trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động ở Hà Nam còn
rất thấp, trong tổng số 472.458 lao động năm 2002 thì có 361.939 người
không có trình độ chuyên môn kĩ thuật chiếm 76,6%, có 68.638 người có
trình độ từ sơ cấp học nghề trở lên chiếm 14,5%, có 41.881 người từ công
nhân kĩ thuật có bằng trở lên chiếm 8,9%. Hơn nữa, khi xem xét cơ cấu
dân số theo tuổi thì tỷ lệ nữ trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 51% và
số người hết tuổi lao động thấp hơn nhiều so với số người đến tuổi lao
động. Số lượng đông đảo người trong độ tuổi có khả năng lao động không
có việc làm (thất nghiệp) đang gây ra một áp lực lớn và tăng thêm tính
phức tạp trong đối với vấn đề giải quyết việc làm của Hà Nam. Tỷ lệ thất
nghiệp ở khu vực thành thị của Hà Nam năm 2000 là 6,98% tổng số dân
từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế hoặc 7,11% so với số dân trong độ
tuổi lao động, với lực lượng lao động nữ các tỷ lệ này là 7,09% và 7,18%.
Trong khi đó ở khu vực thành thị cả nước các tỷ lệ tương ứng là 6,37%,
- 17 6,44% và 6,19%, 6,26%. Điều này chứng tỏ ở khu vực thành thị của Hà
Nam tỷ lệ người thất nghiệp cao hơn bình quân chung của cả nước.
Như vậy, dân số của tỉnh Hà Nam chủ yếu sống ở nông thôn, lao
động của tỉnh chủ yếu là lao động nông - lâm nghiệp. Hà Nam có nguồn
lao động khá phong phú, dồi dào sẽ là một tiềm năng cho phát triển các
ngành kinh tế của tỉnh nhưng thu nhập và năng suất lao động, nhất là
trong nông nghiệp quá thấp, trình độ tay nghề của lao động còn kém, lao
động chưa qua đào tạo không có trình độ chuyên môn kĩ thuật còn chiếm
tỷ trọng cao. Đặc biệt, tỷ lệ lao động thất nghiệp ở Hà Nam còn khá cao.
Hiện nay, Hà Nam còn hơn 10 vạn người trong độ tuổi lao động chưa có
việc làm, chưa kể tình trạng làm chưa đủ giờ trong ngày, không đủ ngày
trong tháng. Do đó thực hiện XĐGN, giải quyết việc làm, nâng cao đời
sống của nhân dân trong những năm đầu tái lập tỉnh trở thành vấn đề gay
gắt, nổi cộm nhất được Đảng bộ tỉnh Hà Nam rất quan tâm.
1.1.2 Thực trạng đói nghèo ở Hà Nam sau ngày tái lập tỉnh năm 1997
Theo từ điển Tiếng Việt “Nghèo” là “Thiếu tiền của dưới mức đủ
để sống, là ở vào tình trạng không có hoặc có rất ít những gì thuộc yêu
cầu tối thiểu của đời sống vật chất”. Tại hội nghị về chống nghèo đói do
Uỷ ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ
chức vào tháng 9.1993 tại Bangkok (Thái Lan) đã đưa ra khái niệm về
nghèo đói như sau: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không
có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những
nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển KTXH, phong tục tập quán
của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận” [9,20].
Năm 1995, hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội được tổ
chức tại Copenhagen (Đan Mạch) đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về
nghèo đói như sau:“Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp
hơn dưới một đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như
đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại” [9,20]. Còn theo chuyên
- 18 gia hàng đầu của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ông Abapie Sen –
người được giải Noben kinh tế năm 1998 thì cho rằng “Nghèo đói là sự
thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng”
[9,20].
Trên đây là quan niệm về nghèo đói của các tổ chức và chuyên
gia trên thế giới, còn ở Việt Nam những người nghèo sẽ nói gì về chính
cuộc sống của mình? Một người nghèo ở miền núi phía Bắc khi được hỏi
đã trả lời “Nghèo đói là gì ư? Là hôm nay con tôi ăn khoai, ngày mai
không biết con tôi ăn gì? Bạn nhìn nhà ở của tôi thì biết, trong nhà nhìn
thấy mặt trời, khi mưa thì trong nhà cũng như ngoài sân” [9,20]. Một
người nghèo ở Hà Tĩnh thì quan niệm “nghèo đói đồng nghĩa với nhà ở
bằng tranh tre, nứa lá tạm bợ, xiêu vẹo, dột nát; không đủ đất đai sản
xuất, không có trâu bò; không có tivi; con cái thất học; ốm đau không có
tiền đi khám chữa bệnh…” [9,20]. Như vậy, từ quan niệm có hệ thống
của các tổ chức đến quan niệm mang tính kinh điển của Abapie Sen và
cuối cùng là tiếng nói của người trong cuộc đều phản ánh ba khía cạnh
chủ yếu sau của người nghèo: Thứ nhất là không được hưởng thụ những
nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người. Thứ hai là có mức
sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư. Và cuối cùng
là thiếu cơ hội được lựa chọn tham gia vào các quá trình phát triển của
cộng đồng.
Đó là những quan niệm về nghèo đói chung, còn ở Việt Nam
cũng đã có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn xã nghèo, hộ nghèo. Bộ
lao động thương binh và xã hội (LĐTB&XH) đã đưa ra chuẩn đói nghèo
quốc gia nhằm mục đích: xác định ai là người nghèo, xã nào là xã nghèo,
số lượng và địa chỉ cụ thể nhằm lập danh sách hộ nghèo từ các thôn xã và
danh sách xã nghèo từ các huyện trở lên để định hướng sự trợ giúp của
chương trình quốc gia về XĐGN, có chính sách giải pháp hữu hiệu nhằm
XĐGN phù hợp với khả năng kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ.
- 19 Hơn nữa, Việt Nam cũng cần có một tiêu chí để đánh giá diễn biến đói
nghèo hàng năm, so sánh mức độ nghèo giữa các nhóm dân cư, giữa nông
thôn, thành thị và các vùng để có các giải pháp phù hợp với từng đối
tượng, từng vùng. Theo đó, xã nghèo là xã có tỉ lệ hộ đói nghèo từ 25%
trở lên theo chuẩn nghèo mới và chưa đủ hạ tầng cơ sở thiết yếu như:
đường giao thông, trường học, trạm y tế, chợ, điện, nước sinh hoạt. Hộ
nghèo là những hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới ngưỡng đói
nghèo. Nghèo có nhiều mức độ khác nhau nhưng tựu trung lại có hai mức
độ là nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối, trong đó nghèo tương đối là
tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của
cộng đồng tại địa phương đang xét; còn nghèo tuyệt đối là tình trạng một
bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu để
nhằm duy trì cuộc sống. Theo hai mức độ nghèo trên thì chuẩn nghèo
tương đối thay đổi theo thời gian, tuỳ thuộc vào mức sống chung của xã
hội tăng lên và ở mỗi nước, mỗi vùng lại có một ngưỡng riêng để chỉ sự
nghèo đói. Do vậy, chuẩn mực nghèo đói được Bộ LĐTB&XH đưa ra tuỳ
theo từng giai đoạn khác nhau, đã có nhiều chuẩn nghèo được áp dụng để
đánh giá tình trạng nghèo đói và mới đây nhất là chuẩn nghèo năm 2005.
Trước năm 1997 chuẩn nghèo được Bộ LĐTB&XH đưa ra là: Hộ
đói: là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong một hộ một tháng
quy ra gạo dưới 13 kg, tính cho mọi vùng. Hộ nghèo: là hộ có thu nhập
dưới 15 kg/người/tháng đối với vùng nông thôn, miền núi, hải đảo; dưới
20 kg/người/tháng đối với vùng nông thôn đồng bằng, trung du; dưới 25
kg/người/tháng đối với vùng thành thị.
Tuy nhiên, sau giai đoạn này nền kinh tế nước ta đã có sự tăng
trưởng khá, thu nhập và mức sống dân cư đã có sự thay đổi rõ rệt. Đó là
những căn cứ để Bộ LĐTB&XH ra công văn số 1751/LĐTB&XH ngày
20.5.1997 quy định lại chuẩn mực nghèo đói giai đoạn 1997 – 2000: Hộ
đói: là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong một hộ một tháng
- 20 quy ra gạo dưới 13 kg tương đương 45.000 đồng. Hộ nghèo: là hộ có thu
nhập bình quân đầu người trong một hộ một tháng quy ra gạo tuỳ theo
từng vùng ở các mức tương ứng như sau: Vùng nông thôn, miền núi, hải
đảo: dưới 15 kg/người/tháng tương đương 55.000 đồng; Vùng nông thôn
đồng bằng, trung du: dưới 20 kg/người/tháng tương đương 70.000 đồng;
Vùng thành thị: dưới 25 kg/người/tháng tương đương 90.000 đồng.
Căn cứ vào chuẩn mực chung của cả nước, Đảng bộ tỉnh Hà Nam
đã chỉ đạo các cấp, các ngành tiến hành đánh giá thực trạng đói nghèo của
tỉnh. Tỷ lệ đói nghèo của Hà Nam theo chuẩn cũ là 14,5% vào năm 1996
nhưng từ khi áp dụng chuẩn nghèo mới của công văn số 1751/LĐTBXH
ngày 20.5.1997 thì tỷ lệ đói nghèo của Hà Nam năm 1997 là 15,43%.
Ngày 1.1.1997 Hà Nam được tách ra từ tỉnh Nam Hà. So với trước
đổi mới, kinh tế xã hội của Hà Nam có bước phát triển. Nhưng để thực
hiện CNH - HĐH, Hà Nam gặp rất nhiều khó khăn: điều kiện tự nhiên
không thuận lợi, đất đai nông nghiệp bình quân đầu người thấp, mật độ
dân số khá cao, công nghiệp địa phương lạc hậu và nhỏ bé, thương mại và
du lịch dịch vụ chưa phát triển, nền kinh tế của Hà Nam phát triển chậm
trên nền tảng điểm xuất phát thấp, thu nhập sản xuất thấp, nguồn thu ngân
sách hạn hẹp, chưa có nguồn thu chủ lực, cơ cấu kinh tế biến đổi chậm,
GDP bình quân đầu người thấp hơn so với của cả nước và của nhiều tỉnh
trong vùng… Hà Nam là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng
có nền kinh tế mang nặng tính thuần nông, nguồn thu chủ yếu của nhân
dân trong tỉnh dựa vào sản xuất nông nghiệp, 74,7% số hộ nông dân có
thu nhập chính từ nông nghiệp. Đất nông nghiệp Hà Nam chiếm 70%
diện tích đất tự nhiên với hơn 90% dân số sống ở nông thôn, bình quân
ruộng đất thấp khoảng 633 m2/người. Thu nhập bình quân đầu người 170
đô la (USD) và tổng GDP của Hà Nam đóng góp vào GDP của cả nước
mới đạt 0,6%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển đổi rất chậm chạp thể hiện
tính chất của cơ cấu kinh tế truyền thống và về cơ bản vẫn là một nền
- 21 kinh tế nặng về nông nghiệp nên trong cơ cấu kinh tế của Hà Nam tỷ lệ
lớn nhất vẫn là nông – lâm nghiệp chiếm 49,6% năm 1996 và chiếm
48,3% năm 1997. Còn tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong
cơ cấu kinh tế tuy có tăng hơn nhưng rất ít không đáng kể. Công nghiệp –
xây dựng năm 1996 chiếm 18,8% thì đến năm 1997 là 19,1%, còn các
ngành dịch vụ năm 1996 chiếm 31,6% thì đến năm 1997 lên được 32,6%.
Vấn đề thu ngân sách trên địa bàn Hà Nam rất thấp và gặp nhiều khó
khăn, chủ yếu là nhờ vào trợ cấp của trung ương. Tỷ lệ thu ngân sách nhà
nước từ GDP mới đạt 5,2% trong khi chi ngân sách nhà nước trên địa bàn
là 13,5%, thâm hụt 8,3%. Vì vậy, trong xếp hạng chỉ số phát triển kinh tế
thì Hà Nam đứng thứ 38/61 tỉnh của cả nước và thuộc nhóm các tỉnh phát
triển thấp về kinh tế. Sự đói nghèo và kinh tế trì trệ đang là thách thức
quyết liệt đối với Hà Nam.
Mặc dù các cấp lãnh đạo và nhân dân trong tỉnh đã rất cố gắng nỗ
lực nhưng do điều kiện phát triển KTXH của Hà Nam còn nhiều khó
khăn, trình độ phát triển thấp nên tỷ lệ đói nghèo của tỉnh vẫn còn khá
cao, đặc biệt là trong những năm đầu sau khi tái lập tỉnh. Đời sống của
nhân dân trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn nhất là ở 15 xã miền núi của
hai huyện Thanh Liêm và Kim Bảng. Cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ
cho đời sống hàng ngày của nhiều hộ dân, xã phường, huyện còn thiếu
thốn, yếu kém. Nhiều hộ đói ăn, thiếu mặc, nhà ở hết sức tạm bợ, lụp xụp,
không đảm bảo vệ sinh, thiếu tiện nghi sinh hoạt. Bên cạnh đó là sự thiếu
thốn về kinh nghiệm, kiến thức, vốn, đất đai và công cụ sản xuất… Theo
báo cáo của Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh năm 1997 Hà Nam có khoảng
3,32% tỷ lệ dân đang sống ở mức đói và 12,11% tỷ lệ dân sống ở mức
nghèo, tỷ lệ mù chữ của người trưởng thành ở Hà Nam là 6,6%; tỷ lệ dân
không được tiếp cận với nước sạch 13,6%; tỷ lệ dân không được tiếp cận
vệ sinh là 4,2%, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 34,9%...
- 22 Hơn nữa, trên địa bàn 6 huyện thị của toàn tỉnh thì tỷ lệ hộ đói
nghèo cũng chênh lệch với nhau đáng kể. Huyện có tỷ lệ đói nghèo cao
nhất năm 1997 là Duy Tiên với 19,87% và Thanh Liêm với 17%, tiếp
theo đó là Huyện Bình Lục 16,02%, Lý Nhân 14,81%, Kim Bảng 11,78%
và cuối cùng thấp nhất là Thị xã Phủ Lý với tỷ lệ 6,91% [80,5]. Kết quả
điều tra năm 1997 cho thấy mặc dù tỷ lệ nghèo đói ở thành thị (Phủ Lý) là
6,91% có thấp hơn so với vùng nông thôn nhưng đó là điều làm cho Đảng
bộ tỉnh trăn trở: vì sao ở thành thị - khu trung tâm kinh tế - chính trị - văn
hoá - xã hội của cả tỉnh mà vẫn còn tình trạng nghèo đói cao đến như
vậy? Một điểm đáng lưu ý khác là ở Hà Nam có 15 xã được nhà nước
công nhận là xã miền núi lại tập trung ở 2 huyện là Kim Bảng (gồm 7 xã:
Ba Sao, Liên Sơn, Thanh Sơn, Tân Sơn, Khả Phong, Tượng Lĩnh, Thi
Sơn ) và Thanh Liêm (gồm 8 xã: Thanh Lưu, Thanh Nghị, Thanh Hải,
Thanh Thuỷ, Thanh Tân, Thanh Tâm, Liêm Sơn và thị trấn Kiện Khê).
Nhưng ở hai huyện này tỷ lệ hộ đói lại rất thấp. Huyện Kim Bảng là
huyện duy nhất trong 6 huyện thị của Hà Nam không có hộ đói vào năm
1997. Huyện Thanh Liêm tuy có tỷ lệ hộ đói nghèo chung cao thứ 2 tỉnh
Hà Nam nhưng tỷ lệ hộ đói (là 2%) lại chỉ đứng sau Kim Bảng (không
còn hộ đói) và Phủ Lý (tỷ lệ hộ đói là 0,03%). Còn huyện có tỷ lệ hộ đói
cao nhất là huyện Lý Nhân (5,46%) mặc dù tỷ lệ đói nghèo chung của
huyện này chỉ đứng thứ 4/6 huyện thị [79,5].
Bảng 1: Tỷ lệ đói nghèo của tỉnh Hà Nam năm 1997
TT
Đơn vị
1
2
3
4
5
6
Phủ Lý
Bình Lục
Duy Tiên
Kim Bảng
Thanh Liêm
Lý Nhân
Tổng
Tỷ lệ đói
nghèo
(%)
6,91
11,78
16,02
19,87
17,00
14,81
15,43
Chia ra
tỷ lệ đói Tỷ lệ nghèo
(%)
(%)
0,03
6,88
11,78
4,00
12,02
5,30
14,57
2,00
15,00
5,46
9,35
3,32
12,11
- 23 Nguồn: Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chương trình XĐGN tỉnh Hà Nam
Trên đây là những nét cơ bản nhất về thực trạng đói nghèo của
tỉnh Hà Nam sau ngày tái lập tỉnh. Nói chung, điều kiện sống của nhân
dân còn gặp vô vàn khó khăn, thiếu thốn, các nhu cầu và điều kiện tối
thiểu của cuộc sống cũng chưa được đảm bảo, Hà Nam vẫn còn là tỉnh
nghèo so với cả nước. Thực trạng nghèo đói trên của Hà Nam bắt nguồn
từ nhiều nguyên nhân khác nhau cụ thể là:
Nguyên nhân khách quan: Hà Nam là tỉnh có địa hình khá phức
tạp, vừa có vùng núi, vùng bán sơn địa, vùng đồng bằng, lại mang trong
mình những khó khăn vất vả của vùng đất chiêm trũng vốn được mệnh
danh là “Sống ngâm da, chết ngâm xương”, vùng đất “nửa năm đi bằng
chân, nửa năm đi bằng tay” và đặc biệt là “Chiêm khê, mùa thối”. Đây là
thử thách không nhỏ đối với sự phát triển KTXH của Hà Nam nhất là
trong kinh tế nông nghiệp, từ đó đã tác động không nhỏ tới đời sống của
nhân dân Hà Nam.
Bên cạnh đó, các yếu tố chủ quan cũng là nguyên nhân quan trọng
dẫn đến thực trạng đói nghèo của Hà Nam. Trước hết phải kể đến nguyên
nhân thiếu các điều kiện sản xuất cơ bản như: thiếu vốn, thiếu lao động,
thiếu đất và công cụ sản xuất, thiếu việc làm, thiếu kinh nghiệm sản xuất
và kiến thức làm ăn, thiếu thị trường… Vốn là một yếu tố quan trọng để
phát triển kinh tế nhưng cũng là vấn đề khó khăn nhất của các hộ nghèo,
họ phụ thuộc rất nhiều vào các cấp tỉnh, huyện, xã, nhưng ở Hà Nam do
ngân sách của tỉnh hạn chế nên việc khuyến khích sản xuất cũng như đầu
tư vào các dự án còn hạn chế và thiếu đồng bộ. Người nghèo cũng gặp
nhiều khó khăn do thiếu các thị trường cung cấp các vật tư nông nghiệp
như: cây, con giống, phân bón, nguyên vật liệu đối với các nghề thủ
công… và đặc biệt là thị trường đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Họ thường bị
các chủ buôn ép giá và do không biết cách bán hàng, cách bảo quản sản
- 24 phẩm… nên sản phẩm họ làm ra thường thu về lợi nhuận không cao.
Đồng thời, cũng phải kể đến nguyên nhân thường thấy ở các hộ nghèo là
do gia đình đông con, đông người ăn theo lao động hoặc là thiếu lao
động, do tai nạn rủi ro, do hộ nghèo lười lao động hoặc mắc các tệ nạn xã
hội… càng làm cho đời sống của họ luôn trong tình trạng nghèo đói, khó
khăn. Ở Hà Nam, do vừa tách tỉnh nên đội ngũ cán bộ còn thiếu, nhất là
đội ngũ cán bộ KHKT còn rất ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của quá trình
sản xuất, chưa cập nhật được những kỹ thuật tiến bộ cho nhân dân, nhất
là cho các hộ nghèo nên năng suất và hiệu quả sản xuất thường không
cao, điều đó cũng làm cho nhân dân không thoát được ra khỏi sự nghèo
đói… Qua khảo sát và báo cáo thực trạng hộ đói nghèo của Hà Nam vào
năm 1997 có thể rút ra một số nguyên nhân cơ bản của tình trạng đói
nghèo là do: thiếu vốn 37,9%; thiếu lao động 3,12%; thiếu việc làm
22,58%; thiếu đất sản xuất 5,4%; do không biết cách làm ăn 7,8%; do
đông con và đông người ăn theo 11,3%; do lười biếng và mắc các tệ nạn
xã hội 4,8%; do các nguyên nhân khác 7,1% [79,8].
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng đói nghèo và nguyên nhân
của đói nghèo, Đảng bộ tỉnh đã đề ra những chủ trương, chính sách sát
hợp và đúng đắn, lãnh đạo các ban ngành, cơ quan đoàn thể các cấp trong
tỉnh ra sức XĐGN, xây dựng KTXH, từng bước cải thiện và nâng cao đời
sống cho nhân dân Hà Nam.
1.2 Những chủ trương và biện pháp XĐGN của Đảng bộ Hà
Nam trong những năm 1997 – 2000.
1.2.1: Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về XĐGN
Đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu. Trong những năm
qua, nhờ chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước nền kinh tế nước ta
tăng trưởng nhanh, đại bộ phận đời sống nhân dân đã được nâng lên một
cách rõ rệt, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Song một bộ phận không
nhỏ dân cư, đặc biệt là dân cư ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa… đang chịu