ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
LÊ HƯƠNG GIANG
ĐẢNG BỘ TỈNH ĐIỆN BIÊN LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO
TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2011
LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
LÊ HƯƠNG GIANG
ĐẢNG BỘ TỈNH ĐIỆN BIÊN LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO
TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2011
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đoàn Ngọc Hải
HÀ NỘI - 2012
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 4
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 4
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................................... 5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 7
3.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 8
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 8
4.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 8
4.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 8
5. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu ........................................................... 8
5.1 Nguồn tư liệu .................................................................................................. 8
5.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 9
6. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 9
7. Bố cục luận văn ................................................................................................. 9
Chƣơng 1 : ĐẢNG BỘ TỈNH ĐIỆN BIÊN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA
ĐÓI, GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2006 ...................................11
1.1 Yêu cầu khách quan thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở Điện Biên trong những
năm 2004-2006 ....................................................................................................11
1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở Điện Biên tác động đến thực hiện xóa
đói, giảm nghèo ...................................................................................................11
1.1.2 Thực trạng đói nghèo và thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở Điện Biên trước
năm 2004 .............................................................................................................15
1.1.3 Các nhân tố tác động và yêu cầu thực hiện xóa đói, giảm nghèo trong những
năm mới tách tỉnh (2004 – 2006) .........................................................................18
1
1.2 Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Điện Biên về xóa đói, giảm nghèo
từ năm 2004 đến năm 2006 ..................................................................................21
1.2.1 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Điện Biên về xóa đói, giảm nghèo ................ 21
1.2.2 Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Điện Biên về xóa đói, giảm nghèo ................. 25
Chƣơng 2 : ĐẢNG BỘ TỈNH ĐIỆN BIÊN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH THỰC
HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011 .............. 33
2.1 Thời kỳ phát triển mới tác động đến thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở
Điện Biên ............................................................................................................. 33
2.2 Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Điện Biên về thực hiện xóa đói,
giảm nghèo từ năm 2006 đến năm 2011 ............................................................... 38
2.2.1 Chủ trương Đại hội X của Đảng (tháng 4 năm 2006) về xóa đói, giảm nghèo
..............................................................................................................................38
2.2.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Điện Biên về xóa đói, giảm nghèo ................ 39
2.2.3 Đảng bộ tỉnh Điện biên chỉ đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo từ năm 2006
đến năm 2011 .......................................................................................................49
Chƣơng 3 : KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐIỆN
BIÊN TRONG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ
NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2011 ..............................................................................69
3.1. Kết quả lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Điện Biên thực hiện xóa đói,
giảm nghèo. ......................................................................................................... 69
3.1.1. Thành tựu ................................................................................................... 69
3.1.2. Hạn chế. .....................................................................................................81
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu ......................................................................... 86
3.2.2. Tuyên truyền, vận động, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho đồng bào các
dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. .............................................................88
2
3.3.3. Phát huy sức mạnh tổng hợp và huy động mọi nguồn lực trong cuộc vận động
xóa đói, giảm nghèo. ............................................................................................ 88
3.3.4. Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng và nâng cao năng lực giám sát thực hiện
xóa đói, giảm nghèo, tổ chức giao ban, tổng kết, rút kinh nghiệm định kì ở các cấp
quản lý ................................................................................................................. 90
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................... 95
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 105
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đã đi qua mười năm đầu thế kỷ XXI, nhưng đói nghèo vẫn là vấn
đề cấp thiết mang tính toàn cầu. Đói nghèo không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là
vấn đề chính trị, xã hội không phải của riêng quốc gia nào. Không một quốc gia
nào lại không quan tâm đến chính sách đói nghèo trong quá trình phát triển của
mình. Vì thế, các nhà lãnh đạo, các tổ chức quốc tế luôn giành sự quan tâm đặc
biệt cho vấn đề giải quyết đói nghèo hiện nay.
Qua các thời kỳ lịch sử, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã ban hành nhiều
chủ trương, chính sách về công tác xóa đói, giảm nghèo. Xóa đói, giảm nghèo là
một chủ trương, chính sách xã hội rộng lớn của Đảng và Nhà nước. Ngay sau Cách
mạng Tháng 8 thành công, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: giặc đói là thứ
giặc nguy hiểm không kém giặc ngoại xâm. Từ quan điểm đó, Đảng và Nhà nước
đã có nhiều chủ trương, biện pháp để giải quyết nạn đói, góp phần quan trọng vào
việc chỉ đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở các tỉnh, các địa phương theo nhịp
điệu chung của đất nước và đã giành được những thành tựu quan trọng, song bên
cạnh đó vấn đề đói nghèo và giải quyết đói nghèo vẫn còn nhiều bất cập cả trong
nhân thức và chỉ đạo thực tiễn. Hiện trạng đó đặt ra cho Đảng, Nhà nước cùng các
địa phương nhiều nhiệm vụ mới cần được nghiên cứu, giải quyết để thực hiện đời
sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân để thực hiện ước nguyện của Chủ tịch Hồ
Chí Minh: ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Điện Biên, là một tỉnh có số đông bà con các dân tộc thiểu số cư trú; điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, do đó để ổn định cuộc sống cho
nhân dân các dân tộc, xóa được đói, giảm được nghèo ở Điện Biên là một vấn đề
hết sức cấp thiết, đòi hỏi phải có sự đầu tư mạnh mẽ về cả trí lực và vật lực. Công
4
tác xóa đói, giảm nghèo vừa là mục tiêu nhiệm vụ, vừa là biện pháp, phương thức
hoạt động có ý nghĩa chiến lược của Đảng bộ tỉnh Điện Biên. Nhiều năm qua, nhờ
sự chỉ đạo sát, đúng của các cấp ủy Đảng, của Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Điện Biên
lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo đạt nhiều kết quả quan trọng. Nhưng bên
cạnh đó vấn đề đói nghèo ở Điện Biên vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều vấn đề bức
xúc chưa được giải quyết, đồng thời lại nảy sinh thêm nhiều vấn đề mới cần được
tháo gỡ.
Nghiên cứu quá trình “Đảng bộ tỉnh Điện Biên lãnh đạo thực hiện xóa
đói, giảm nghèo từ năm 2004 đến năm 2011”, nhằm khẳng định sự đúng đắn,
sáng tạo trong chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh thực hiện xóa đói, giảm
nghèo; đánh giá thành tựu, hạn chế chỉ ra nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm
để vận dụng vào giai đoạn mới là một việc làm cần thiết
Với ý nghĩa nêu đó, tôi lựa chọn đề tài trên làm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ,
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề xóa đói, giảm nghèo là chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà
nước, có ý nghĩa chính trị, kinh tế - xã hội to lớn, đã thu hút nhiều cơ quan, nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu, tiêu biểu là các nhóm công trình nghiên cứu sau.
Thứ nhất: các công trình nghiên cứu về xóa đói, giảm nghèo trên phạm vi cả
nước và các tỉnh bạn đã được công bố: Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam
(1996), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Thị Hằng, Trần Đình Hoan, Bùi
Trọng Thành (1997), vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay,
Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội; Đào Tấn Nguyên (2004), Giải pháp tín dụng
góp phần thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của ngân hàng chính sách xã
hội Việt Nam, luận án tiến sỹ kinh tế; Bộ lao động thương binh xã hội (1999),
Những giải pháp tăng cường nguồn lực thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo,
5
Hội thảo khoa học, Hà Nội; Bộ lao động thương binh xã hội (2000), chuẩn nghèo
đói ở Việt Nam, Hội thảo khoa học, Hà Nội.
Bùi Minh Đạo (2000), giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện
nay, Tạp chí Cộng sản, số 597, tháng 6 năm 2000; Trần Đình Đàn (2001), những
giải pháp kinh tế, xã hội chủ yếu nhằm xóa đói, giảm nghèo ở Hà Tĩnh, luận án
tiến sỹ kinh tế, Học viện Quốc Gia Hồ Chí Minh; Đỗ Thị Diệu (2007), Đảng bộ
Thái Bình lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo tronh những năm
1991-2005, luận văn thạc sỹ lịch sử Đảng; Hoàng Trường Giang (2009), Đảng bộ
Thái Bình lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 1996 đến năm
2006, luận văn thạc sỹ lịch sử Đảng.
Các công trình trên nghiên cứu những vấn đề chung nhất về xóa đói, giảm
nghèo. Một số công trình tập trung trình bày quá trình thực hiện xóa đói, giảm
nghèo trong những năm đổi mới và đề xuất phương hướng, giải pháp tiếp tục thực
hiện xóa đói, giảm nghèo trong thời gian tới đạt kết quả cao hơn. Một số công trình
nghiên cứu về xóa đói, giảm nghèo ở các địa phương phản ảnh tính đặc thù của
từng địa phương.
Thứ hai: các công trình nghiên cứu của tỉnh Điện Biên
Hai công trình đầu tiên có đề cập tới vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở Tỉnh Điện
Biên Đông là hai cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu (của Tỉnh ủy Lai Châu phát
hành vào năm 2002, tập 1 và 2. Tuy nhiên đây là hai tác phẩm nghiên cứu lịch sử
Đảng, nội dung chủ yếu là phân tích vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng qua các
giai đoạn lịch sử, nhất là trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đổi
mới. Vấn đề xóa đói, giảm nghèo chỉ là một phần rất nhỏ, được trình bày khái quát,
sơ lược, chưa mang tính tổng thể về xóa đói, giảm nghèo ở Tỉnh Điện Biên.
Cuốn Điện Biên 100 năm xây dựng và phát triển, cho chúng ta những dấu ấn
cụ thể về toàn cảnh Điện Biên trong 100 năm qua, trong đó có đề cập đến vấn đề
kinh tế - văn hóa – xã hội, có đề cập đến chính sách xóa đói, giảm nghèo. Nhưng
6
mới chỉ dừng lại ở việc khái quát những vấn đề chung nhất về đói nghèo và xóa
đói, giảm nghèo ở Điện Biên.
Đến năm 2006, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên có, Chương trình mục tiêu
xóa đói, giảm nghèo, Giai đoạn 2006-2010. Và Báo cáo tổng kết chương trình xóa
đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 và chương trình giảm nghèo nhanh và bền
vững giai đoạn 2011-2015. Thông qua báo cáo, chúng ta có được những số liệu cụ
thể về các xã, bản, hộ ở Tỉnh Điện Biên trong quá trình thực hiện xóa đói giảm
nghèo.
Năm 2009, Đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm
nghèo nhanh và bền vững huyện Điện Biên Đông giai đoạn 2009-2020, Đề án phát
triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Mường Ẳng giai
đoạn 2009-2020, Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền
vững huyện Mường Nhé giai đoạn 2009-2020, Đề án phát triển kinh tế - xã hội
nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Tủa Chùa giai đoạn 2009-2020.
Thông qua đó chúng ta có được số liệu cụ thể về mục tiêu xóa đói giảm nghèo của
các huyện trong giai đoạn 2009-2020.
Nhưng cho đến nay, chưa có một công trình hoàn chỉnh nào nghiên cứu về “
Đảng bộ tỉnh Điện Biên lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo từ năm 2004 đến
năm 2011” dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng. Nhưng các công trình khoa học
trên là những tài liệu quý, tác giả có thể tham khảo, vận dụng trong quá trình thực
hiện luận văn của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm sáng tỏ tính đúng đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Điện
Biên trong vận dụng chủ trương của Đảng về xóa đói, giảm nghèo ở Tỉnh; đánh giá
thành tựu, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm có giá trị tham khảo vận dụng vào
giai đoạn mới để thực hiện xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả cao hơn.
7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ yêu cầu khách quan Đảng bộ tỉnh Điện Biên lãnh đạo thực hiện
xóa đói, giảm nghèo trong những năm 2004-2011.
- Phân tích, luận giải, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Điện Biên trong quá trình thực hiện xóa đói, giảm nghèo(2004-2011).
- Đánh giá thành tựu, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra những kinh ngiệm
chủ yếu vận dụng vào thực hiện xóa đói, giảm nghèo trong giai đoạn cách mạng
mới đạt hiệu quả cao hơn.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Điện Biên thực hiện xóa
đói, giảm nghèo ( 2004-2011).
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo, đánh giá kết quả, đúc
rút những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Điện Biên thực hiện xóa đói,
giảm nghèo.
- Về không gian: trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Điện Điện
Biên lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo từ năm 2004 đến 2011, những trong
quá trình thực hiện luận văn tác giả cũng đề cập đế một số vấn đề có liện quan đến
đề tài trước năm 2004 và sau năm 2011.
5. Nguồn tƣ liệu, phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tư liệu
8
Luận văn sử dụng các nguồn tư liệu sau :
+ Hệ thống các văn kiện của Đảng và Nhà nước; các nghị quyết, chỉ thị,
hướng dẫn của Đảng bộ tỉnh Điện Biên và các huyện trong tỉnh có liên quan; các
quy định của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên và các huyện ở
Điện Biên.
+ Các công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan đã được công bố.
+ Tư liệu khảo sát của tác giả.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp của
hai phương pháp này là chủ yếu, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như
so sánh, phân tích, tổng hợp, phương pháp chuyên gia, từ đó rút ra những luận
điểm khoa học để thực hiện luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đện Biên thực
hiện công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2004 đến năm 2011, qua đó khẳng định
sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ địa phương lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm
nghèo ở cơ sở, góp phần làm phong phú hơn hoạt động lãnh đạo của Đảng về một
lĩnh vực rất nhậy cảm đang được xã hội quan tâm – xóa đói, giảm nghèo.
Luận văn đánh giá về kết quả của Đảng bộ tỉnh Đện Biên lãnh đạo thực hiện
xóa đói, giảm nghèo; rút ra một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo vận dụng vào
giai đoạn cách mạng mới.
Luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy
Lịch sử Đảng trong các học viện và nhà trường.
7. Bố cục luận văn
9
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
luận văn gồm 3 chương, 6 tiết:
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Điện Biên lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo từ năm
2004 đến năm 2006
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Điện Biên lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện xóa đói, giảm
nghèo từ năm 2006 đến năm 2011
10
Chƣơng 1
ĐẢNG BỘ TỈNH ĐIỆN BIÊN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÓA ĐÓI, GIẢM
NGHÈO TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2006
1.1 Yêu cầu khách quan thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở Điện Biên trong
những năm 2004-2006
1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở Điện Biên tác động đến thực hiện
xóa đói, giảm nghèo
* Điều kiện tự nhiên:
Về vị trí địa lý: Tỉnh Điện Biên được thành lập theo Nghị quyết số
22/2003/QH11 của Quốc hội khóa XI về việc chia và điều chỉnh địa giới hành
chính một số tỉnh (ngày 26-11- 2003), Tỉnh Lai Châu cũ được chia thành tỉnh Lai
Châu mới và tỉnh Điện Biên.
Điện Biên là tỉnh miền núi, vùng biên giới, nằm ở phía Tây Bắc nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trên tọa độ 20o54’ - 22o33’ vĩ Bắc, 102o10’ 103o56’kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu; phía Đông – Đông Bắc giáp tỉnh
Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), với đường biên giới dài
38,5km; phía Tây – Tây Nam giáp với tỉnh Luông Pha Băng và Phong Xa Lỳ
(Lào), với đường biên giới dài 360km.
Điện Biên có diện tích tự nhiên 9.562,9 km2 (chiếm 2,9% diện tích cả
nước); có 9 đơn vị hành chính là: Thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay,
các huyện : Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Ảng, Điện Biên Đông, Mường Trà,
Mường Nhé, Tủa Chùa. Tỉnh lỵ đặt tại thành phố Điện Biên Phủ.[27]
Địa hình: Điện Biên có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, mức độ chia cắt
ngang và chia cắt sâu lớn, được cấu tạo bởi những dãy núi cao và các thung lũng,
sông suối nhỏ, hẹp và dốc, phân bố khắp nơi trong địa bàn tỉnh. Núi cao tập trung ở
phía Nam, thuộc ranh giới huyện Điện Biên, Điện Biên Đông và Tuần Giáo. Đó là
11
các dãy núi thượng nguồn sông Mã và Nậm Rốm, đỉnh cao nhất là Pú Huổi Luông
(2.178m).[27]
Khí hậu: Điện Biên có khí hậu nhiệt đới, gió mùa, vùng núi mùa đông lạnh,
suốt mùa đông duy trì tình trạng khô hanh điển hình của khí hậu gió mùa, còn mùa
hè có nhiều mưa. Nét đặc trưng khí hậu ở tỉnh là sự phân hóa đa dạng theo dạng
địa hình và theo mùa. Điện Biên có nhiều nắng, khoảng 1.820 -2.035 giờ/năm.
Nhiệt độ trung bình năm thay đổi theo độ cao địa hình. Vùng thấp dưới 300m nhiệt
độ trung bình năm cao, đạt 23 độ. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: gió, khô nóng,
sương mù – sương muối, dông lốc, mưa đá có tần suất tương đối lớn gây ảnh
hưởng đáng kể dến sản xuất, đời sống và sức khỏe con người.[27]
Thủy văn: Điện Biên nằm trong khu vực đầu nguồn thuộc 3 con sông lớn:
sông Đà, sông Mã, sông Mê Kong. Đặc điểm chung của sông suối trong tỉnh Điện
Biên là độ dốc lớn, lắm thác, nhiều ghềnh (nhất là các sông suối thuộc hệ thống
sông Đà, sông Nậm Rốm), có tiềm năng về thủy điện. Lưu lượng dòng chảy phân
bố không đều trong năm chủ yếu tập trung vào mùa lũ nên việc khai thác sử dụng
khó khăn, đòi hổi đầu tư lớn. Vì vậy cần có giải pháp hợp lý về công tác thủy lợi
kết hợp tăng độ che phủ của rừng, nhất là rừng đầu nguồn để đảm bảo nguồn nước
cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong tương lai.[27]
Thổ nhưỡng: Đất đai tỉnh Điện Biên phong phú, đa dạng qua nhiều quá
trình hình thành khác nhau. Theo nguồn gốc phát sinh có thể chia thành 7 nhóm
chính, đó là: đất phù sa (12-622, 13ha), đất đen và nhiệt đới (95,22ha), đất feratit
(629.806,26ha), đất mùn - vàng đỏ trên núi (291.818,08ha), đất mùn Atit trên núi
cao (1.136, 35ha), đất đỏ vàng (1.467, 04ha), đất dốc tụ (1.460, 64ha).
Tài nguyên đất ở Điện Biên khá rộng về diện tích, phong phú đa dạng về
chủng loại. Sự phong phú này cho phép hoạch định phát triển sản xuất nông – lâm
nghiệp theo hướng đa dạng tầng cây, đa dạng nghành nghề, đa dạng sản phẩm hàng
hóa, kết hợp sản xuất nông - lâm nghiệp, với phát triển du lịch sinh thái, du lịch
12
cộng đồng. Bên cạnh đó, sự phát triển về chủng loại đất còn tạo điều kiện cho Điện
Biên đa dạng về thảm thực vật. Bên cạnh đó Đất đỏ hoang hóa chưa sử dụng còn
nhiều. Hiện tại, toàn tỉnh có 195.902,6ha đất trống, đồi trọc chưa được khai thác
chiếm 20,39% quỹ đất.[27]
Tài nguyên khoáng sản: Việc điều tra địa chất và khoáng sản, địa bàn tỉnh
đã được Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường tiến
hành điều tra. Kết quả đã ghi nhận có 83 mỏ, điểm mỏ khoáng sản và biểu hiện
khoáng sản gồm 17 loại khoáng sản rắn, và một số nguồn nước nóng, nước
khoáng. Cụ thể như: mỏ đồng ở huyện Mường Trà, mỏ kẽm ở huyện Tủa Chùa,
nhà máy xi măng Điện Biên; mỏ sắt, vàng ở Điên Biên Đông….[27]
* Tình hình kinh tế - xã hội
Sản xuất nông- lâm nghiệp, công nghiệp, thương mai – dịch vụ: có bước
phát triển cả về quy mô và chất lượng theo hướng sản xuất hàng hóa. Sản lượng
lương thực bình quân đầu người năm 2008 đạt 420kg/ người/ năm, đảm bảo an
ninh lương thực tại chỗ; hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh như
lúa, gạo Điện Biên, Tuần Giáo; chè, cây cao su Tủa Chùa; cà phê Mường Ảng...
Việc quy hoạch và phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh đã tạo bước đi đột phá
trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn; nhiều sản phẩm
nông nghiệp địa phương đã tạo dựng được uy tín trên thị trường. Sản xuất công
nghiệp phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân từ 13-15%/ năm, đã thu hút các
thành phần kinh tế đầu tư khai thác tiềm năng thủy điện, khoáng sản, sản xuất xi
măng, vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản... tạo tiền đề quan trọng để thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thương
mại dịch vụ phát triển nhanh cả về mạng lưới, quy mô và chất lượng; tiềm năng du
lịch lịch sử, du lịch sinh thái, bản sắc văn hóa dân tộc, lợi thế cửa khẩu biên giới đã
và đang được đầu tư, khai thác và phát triển để trở thành ngành kinh tế quan trọng
trong cơ cấu kinh tế địa phương.[27]
13
Cơ sở hạ tầng: Các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh đã và đang được nâng
cấp, cải tạo; hệ thồng giao thông, trường học, bệnh viện, trạm xá, lưới điện nông
thôn, cấp nước sinh hoạt... tiếp tục được quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở
rộng bằng nhiều nguồn vốn. Đến nay, toàn tỉnh đã có 104/106 xã, phường có
đường ô tô đến trung tâm xã với 70/106 xã đi lại được quanh năm; các xã, phường,
thị trấn đều có điện thoại và điểm bưu điện văn hóa xã; 70% dân số được sử dụng
điện, 80% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch và 75% dân cư nông thôn
được cấp nước sinh hoạt, 100% xã có trạm y tế; bộ mặt đô thị và vùng dân cư nông
thôn có nhiều đổi thay theo hướng hiện đại kết hợp với giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc, đặc biệt là thị xã Điện Biên Phủ trước đây đã phát triển thành thành phố trực
thuộc tỉnh.[27]
Dân số, dân tộc: Tính đến ngày 31-12-2007, dân số của tỉnh Điện Biên là
468.282 người, mật độ dân số bình quân 49 người/ km2, là một trong những tỉnh
có mật độ dân số thấp nhất cả nước (mật độ dân số trung bình cả nước 254
người/km2) và thấp hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của vùng Tây Bắc
(69 người/km2). Tuy vậy dân số phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực
thành phố Điện Biên Phủ 750,9 người/km2, thị xã Mường Lay 124,1 người /km2,
Mường Nhé 16,3 người/km2..Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 17,20%.
Điện Biên có 21 dân tộc cùng chung sống (Thái, Mông, Kinh, Giao, Khơ
Mú, Hà Nhì, La hủ, Giáy, Lào, Phù lá, Cống, Si la, Kháng, Lô Lô, Hoa, Lự, Tày,
Nùng, Mường, Xinh Mun, Mảng). Trong đó dân tộc Thái chiếm tỉ lệ cao nhất
40,43%, tiếp đến dân tộc H’Mông 30,86%, dân tộc kinh 19,11%, còn lại các dân
tộc khác chiếm 9,6%.[27]
Văn hóa: Văn hóa – xã hội được chăm lo phát triển, có nhiều tiến bộ. Đã duy
trì và củng cố được kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành phổ
cập trung học cơ sở, chất lượng dạy và học được nâng lên, hệ thống trường lớp
được mở rộng đến các xã, bản và đang từng bước kiên cố hóa. Chất lượng khám
14
chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên, làm tốt công tác y tế dự
phòng, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Các hoạt động văn hóa thể thao phát triển
mạnh, hướng về cơ sở phục vụ nhu cầu văn hóa cho đồng bào; phát thanh, truyền
bình, báo chí xuất bản, văn học, nghệ thuật có nhiều đổi mới về chất lượng và nội
dung. Tỷ lệ dân số được phủ sóng phát thanh đạt 100%, tỷ lệ dân số được phủ sóng
truyền hình đạt 82% góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ dân trí cho
nhân dân. Đời sống nhân dân được cải thiện và nâng lên một bước, hàng năm đã
giải quyết việc làm cho hơn 5.000 lao động, giảm tỷ lệ đói nghèo bình quân hàng
năm 5%.[27]
1.1.2 Thực trạng đói nghèo và thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở Điện Biên trước
năm 2004
* Một số khái niệm về đói nghèo và xóa đói, giảm nghèo
Nghèo, là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống tối thiểu không thỏa
mãn nhu cầu về ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp...Đó là một bộ phận dân
cư có mức sống thấp hơn mức sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để
duy trì cuộc sống.
Nghèo đói, là tình trạng một bộ phận không được hưởng và thảo mãn những
nhu cầu con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
Chuẩn đói nghèo: các quốc gia khác nhau đã có các chỉ tiêu khác nhau đánh
giá mức độ giàu nghèo. Việt Nam đưa ra chuẩn đói nghèo, nhưng ở mỗi giai đoạn
có chuẩn khác nhau: từ tháng 02 năm 1997 đến tháng 01 năm 2000, Hộ đói là hộ
có thu nhập dưới 13kg gạo/người/ tháng, tương đương với 45.000 đồng. Năm
2000, Bộ Lao động Thương binh xã hội đưa ra ngưỡng nghèo mới làm căn cứ xác
định mục tiêu đói nghèo cho giai đoạn 2001-2005. Ngưỡng nghèo đó được ấn định
cho từng khu vực: nông thôn, miền núi, hải đảo là 80.000 đồng/ người/ tháng; nông
thôn đồng băng 100.000 đồng/ người/ tháng; thành thị 150.000 đồng/ người/ tháng.
15
Giai đoạn 2006-2010 chuẩn đói nghèo được chia làm hai khu vực thành thị và
nông thôn. Ở nông thôn hộ có thu nhập thấp hơn 200.000 đồng/ người/ tháng; ở
thành thị hộ có thu nhập thấp hơn 260.000 đồng/ người/ tháng.
* Đói nghèo ở Điện Biên trước năm 2004
Trước năm 2004, tỉnh Điện Biên thuộc tỉnh Lai Châu cũ, Phong trào xóa
đói, giảm nghèo ở tỉnh Lai Châu đã có từ cuối năm 1992, nhưng còn nhiều vấn đề
bất cập, chưa trở thành trương trình, mục tiêu cụ thể. Đến năm 1993, Chính phủ tổ
chức điều tra đời sống nông thôn và thành thị trên phạm vi toàn quốc. Kết quả điều
tra được công bố trên toàn quốc năm 1994 và được sử dụng để nghiên cứu các
chính sách kinh tế xã hội trong tình hình mới.
Theo hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh xã hội, tỉnh đã tiến hành
khảo sát và xây dựng chương trình xóa đói, giảm nghèo cho 4 huyện: Tủa Chùa,
Sìn Hồ, Tuần Giáo, Điện Biên, mỗi huyện khảo sát ở 8 xã. Từ đó hình thành
chương trình xóa đói, giảm nghèo ở Lai Châu và được Ban thường vụ Tỉnh ủy
thông qua (khóa 8), ra Nghị quyết 15 về xóa đói, giảm nghèo từ 1996-2000. Từ đó
đến nay xóa đói, giảm nghèo ở Lai Châu đã trở thành một chương trình có mục
tiêu rõ ràng.
Về ưu điểm: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ X đã xác định mục tiêu
xóa đói, giảm nghèo 2000-2004. Đảng bộ huyện, thị xã có nghị quyết phát triển
kinh tế xã hội và mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Một số huyện, thị xã có nghị quyết
chuyên đề về xóa đói, giảm nghèo.
Nguồn lực phục vụ trực tiếp cho xóa đói, giảm nghèo đã đáp ứng được một
phần nhu cầu về vốn cho vay. Ngân hàng phục vụ người nghèo ra đời hoạt động
hiệu quả cao. Nguồn vốn 120, nguồn vốn Việt – Đức đã góp phần đáng kể trong
việc cho vay đầu tư sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông thôn.
Đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo đã được tập huấn nghiệp vụ và
đã có kinh nghiệm bước đầu về tổ chức xóa đói, giảm nghèo ở xã, bản. Được sự
16
giúp đỡ tích cực của Bộ Lao động Thương binh xã hội và mốt số ngành Trung
ương về nguồn lực và hướng dẫn nghiệp vụ. Về phối hợp giữa một số ngành trong
công tác xóa đói, giảm nghèo chặt chẽ hơn, một số đoàn thể đã hoạt dộng có hiệu
quả (hội nông dân, hội phụ nữ). Nhân dân đã quen với việc vay trả và tổ chức sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Về hạn chế: Một số cấp ủy, chính quyền chưa đặt công tác xóa đói, giảm
nghèo vào chương trình điều hành của mình hàng quý, hàng năm; việc ủy thác cho
các ngành chuyên môn, nên việc tổ chức phối hợp và tháo gỡ khó khăn còn nhiều
vưỡng mắc.
Ban chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo của tỉnh chưa thường xuyên duy trì sinh
hoạt để thống nhất hành động. Một số cơ quan thành viên được phân công phụ
trách địa bàn chưa tích cực hoạt động. Mới có 32/106 xã có Ban chỉ đạo xóa đói,
giảm nghèo, trong đó còn một số Ban chỉ đạo hoạt động yếu.
Công tác hướng dẫn nông dân sản xuất, phòng trừ dịch bệnh còn yếu; quy
mô sản phẩm nhỏ, phân tán, lưu thông khó khăn. Phần lớn nhân dân vùng cao chưa
chấp nhận cơ chế vay để sản xuất kinh doanh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo như: do tập quán sống du canh, du
cư, do lười biếng, nghiện hút thuốc phiện, do không biết cách làm ăn và do thiếu
vốn. Song ở đây tỉnh mới chỉ giải quyết được bước đầu về tạo vốn sản xuất, có một
số trường hợp vốn cho vay chưa đúng với đối tượng và hộ đói nghèo đã sử dụng
sai mục đích. Việc hướng dẫn sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế hộ còn quá
yếu. Nhiều hộ chưa biết tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế hộ, phòng chống dịch
bệnh trong sản xuất còn chưa tốt. Việc phối hợp giữa xóa đói, giảm nghèo với
tuyên truyền giáo dục xóa bỏ cây thuốc phiện, với định canh định cư... chưa chặt
chẽ nên hiệu quả trong công tác xóa đói, giảm nghèo trước 2004 còn nhiều hạn chế
[56, tr.1-4].
17
1.1.3 Các nhân tố tác động và yêu cầu thực hiện xóa đói, giảm nghèo trong
những năm mới tách tỉnh (2004 – 2006)
* Tác động của tình hình thế giới và trong nước
Tác động của tình hình thế giới: Thế giới đang đứng trước thời khắc trọng
đại của lịch sử là đã tiến vào thập niên đầu của thế kỷ XXI với một nền văn minh
rực rỡ nhưng cũng ngổn ngang những vấn đề gay gắt mang tính toàn cầu. Nó chứa
đựng trong mình cả niềm vui và sự bất hạnh, cả nụ cười và nước mắt, cả hạnh phúc
và lo toan. Một trong những nỗi lo toàn cầu, nỗi đau nhân loại là sự đói nghèo trầm
trọng trên một phạm vi vô cùng rộng lớn. Như thế đủ thấy đói nghèo và giải quyết
vấn đề nghèo đói mang tính phổ biến, không chỉ là công việc của riêng Việt Nam.
Tuy nhiên, để hiểu về chương trình xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam một cách đầy
đủ, cần thiết phải có cách nhìn tổng quan, cần “biết người biết ta” để rút ra những
bài học và tìm ra những phương pháp hữu hiệu. Cho đến đầu thế kỷ XXI, đói
nghèo vẫn là nỗi ám ảnh thường trực đối với cả loài người. Thế giới đã chứng kiến
những thảm hoạ của chiến tranh, thảm hoạ của thiên tai, dịch bệnh với bao nỗi kinh
hoàng. Thế nhưng hậu quả do những nạn đói gây ra cũng vô cùng khủng khiếp.
Điều đáng sợ hơn nữa là: Nếu như các cuộc chiến tranh dù khốc liệt vô cùng nhưng
rồi trước sau cũng được giải quyết, nếu như những thảm hoạ do thiên tai, dịch bệnh
gây ra từng bước cũng sẽ được khắc phục thì vấn đề nghèo đói của nhân loại lại là
một vấn đề vừa cấp bách, vừa phức tạp lại như một căn bệnh kinh niên khó bề chạy
chữa.
Đói nghèo là nỗi bất hạnh và là một phi lý lớn. Trong khi nền văn minh thế
giới đã đạt được những thành tựu to lớn về tiến bộ khoa học - công nghệ, làm tăng
đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng thêm vượt bậc sự giàu có cho con người, thảm
cảnh đeo đẳng mãi trên lưng con người lại vẫn là sự nghèo đói. Hàng tỷ người,
thực tế là một phần ba số dân thế giới vẫn khốn cùng và đói khát. Thiệt thòi lớn
nhất là trẻ em, hằng ngày có gần 100 triệu trẻ em không có cái ăn, trên 100 triệu trẻ
18
em vô gia cư chỉ sống nhờ của bố thí hoặc sống dựa vào sự lao động quá sức, kể cả
bằng các nghề đặc biệt là móc túi, mại dâm; trên 50 triệu trẻ em làm việc trong
những ngành có hại; hàng trăm triệu trẻ em tuổi từ 6 - 11 không được cắp sách đến
trường. Đói nghèo diễn ra trên tất cả các châu lục với những mức độ khác nhau.
Đặc biệt ở các nước đang phát triển, sự đói nghèo của dân cư đang là một vấn đề
nhức nhối rất cấp bách phải tháo gỡ nhưng cũng vô cùng khó khăn trong việc thực
hiện xoá đói, giảm nghèo. Sự nghèo đói thì ai cũng thấy và không nước nào thiếu
những chương trình hoặc những chính sách để thực hiện việc xoá đói, giảm nghèo.
Có rất nhiều các tổ chức của Liên Hợp Quốc và của cộng đồng quốc tế thực hiện
sứ mệnh vẻ vang này trên phạm vi hành tinh. Người ta đã tổ chức những chiến dịch
lớn với hàng vạn tấn lương thực, hàng triệu USD để cứu giúp những người hoạn
nạn ở các nước châu Phi, châu Á vừa qua. Sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần là rất
đáng kể. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù đây là công việc mà toàn cầu quan tâm
nhưng rồi các nước đói vẫn hoàn đói, sự trợ giúp của cộng đồng đối với một bộ
phận dân cư khốn khó cũng chỉ như muối bỏ biển, chưa đủ độ, chưa triệt để.
Vấn đề xoá đói, giảm nghèo luôn gắn bó và chịu ảnh hưởng của quan hệ
giai cấp và các chế độ xã hội khác nhau. Hiện tượng bị tha hoá và tự tha hoá con
người dưới chế độ tư bản chủ nghĩa luôn là một lực cản đối với công việc xoá đói,
giảm nghèo. Chính xã hội, mà mục tiêu duy nhất và cuối cùng là lợi nhuận, là tiền
bạc đã làm phân hoá xã hội, đẩy nhiều người vào cảnh nghèo nàn khốn khó.
Khoảng cách chênh lệch mức sống giữa sự xa xỉ với sự bần hàn càng bị nặng nề
hơn bởi chính sự vô trách nhiệm của các nước phát triển phương Tây, của giai cấp
những người giàu có. Thái độ “sống chết mặc bay” vẫn phổ biến trong hành vi cư
xử ở xã hội của những kẻ say lợi nhuận. Vì vậy, quan điểm cũng như hành động
của giới chức phương Tây trong việc giải quyết nghèo đói trên thế giới hiện nay
chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp, chỉ là để làm giảm cơn đau khốn khó, hoặc cùng
lắm đó là việc làm mang tính nhân đạo mà thôi.
19
Tác động của tình hình trong nước: Theo số liệu của chương trình phát triển
Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, vào năm 2004. Chỉ số phát triển con người ở Việt
Nam xếp hàng 112 trên 117 nước, chỉ số phát triển thế giới xếp 87 trên 144 nước
và chỉ số nghèo tổng hợp xếp hạng 41 trên 95 nước. Cũng theo số liệu của chương
trình phát triển Liên Hiệp Quốc, tỉ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là
12,9%, theo chuẩn thế giới là 29% và tỉ lệ hộ nghèo lương thực là 10,87%. Vào
đầu thập niên 90 Chính phủ Việt Nam đã phát động chương trình xóa đói giảm
nghèo cùng với lời kêu gọi của ngân hàng thế giới. UNDP cho rằng, mặc dù Việt
Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và kết quả rất ấn tượng giảm tỉ lệ
nghèo, song vẫn còn tồn tại tình trạng nghèo cùng cực ở một số vùng. Để đạt được
mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, Việt Nam cần phải giải quyết tình trạng nghèo
cùng cực.
* Yêu cầu đặt ra đối với vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở Điện Biên trong những năm
2004- 2006:
Ðiện Biên hiện có 6 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố trực thuộc tỉnh với 93 xã,
phường, thị trấn, (có 64 xã trong diện đặc biệt khó khăn). Những năm qua kinh tế
xã hội tỉnh Ðiện Biên tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân các dân tộc từng bước
được cải thiện. Tuy vậy, còn nhiều khó khăn: là tỉnh miền núi, xa các trung tâm
kinh tế lớn; xuất phát điểm về kinh tế thấp, sản xuất hàng hoá phát triển chậm; điều
kiện sản xuất, đời sống một bộ phận đồng bào vùng cao còn nhiều khó khoan. Kết
cấu hạ tầng kinh tế- xã hội chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư phát
triển. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, toàn tỉnh có 64 xã và 918 bản đặc biệt khó khăn với
46.492 hộ thuộc diện đặc biệt khó khăn, trong đó: 26.483 hộ nghèo theo chuẩn
mới, tỷ lệ nghèo vùng đặc biệt khó khăn là 56,96% (cao hơn tỷ lệ nghèo chung của
tỉnh là 12,9%); trình độ dân trí không đồng đều; năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở
nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. . . đã tác động đến việc tổ chức
thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo.[60, tr.1]
20
1.2 Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Điện Biên về xóa đói, giảm
nghèo từ năm 2004 đến năm 2006
1.2.1 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Điện Biên về xóa đói, giảm nghèo
* Chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về xóa đói, giảm nghèo
Quan điểm về xóa đói, giảm nghèo: Đảng cộng sản Việt Nam coi cơ sở
phương pháp luận quan trọng và cơ bản nhất để phân tích vấn đề đói nghèo và xoá
đói giảm nghèo là giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bất công, thực hiện công
bằng xã hội. Chủ nghĩa xã hội là quá trình kiến tạo hạnh phúc và cũng là quá trình
đấu tranh vì sự công bằng, đấu tranh để thủ tiêu nguồn gốc bất công xã hội. Trong
văn kiện Đại hội IX của Đảng, Đảng ta đã khẳng định “khuyến khích làm giầu hợp
pháp, đồng thời ra sức xóa đói, giảm nghèo”.[24, tr. 163]
Quan điểm giảm nghèo bền vững đã được đề cập và thể hiện trong Nghị
quyết Đại hội IX của Đảng là: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xóa
đói giảm nghèo. Quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng nghèo, xã
nghèo; đồng thời nâng cấp, cải tạo các tuyến trục giao thông nối vùng nghèo, xã
nghèo với nơi khác, tạo điều kiện thuận lợi cho vùng nghèo, vùng khó khăn phát
triển. Đi đôi với việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phải rất coi trọng việc tạo nguồn
lực cần thiết để dân cư ở các vùng nghèo, xã nghèo đẩy mạnh sản xuất, phát triển
ngành nghề, tăng nhanh thu nhập…Nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo
tránh tình trạng tái nghèo”.
Mục tiêu về xóa đói, giảm nghèo: Thực hiện chủ trương của Đảng, đầu
năm 2000, Chính phủ chính thức phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá
đói, giảm nghèo (Chương trình 133) cho giai đoạn 2001-2005. Tháng 7/2001, Thủ
tướng Chính phủ tiếp tục bổ sung Chương trình 135, chương trình hỗ trợ phát triển
cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn. Mục tiêu chính của chương trình này là hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở hạ
tầng như: hệ thống điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế....tại 1715 xã
21
nghèo. Kết quả là đến năm 2000 tỷ lệ nghèo của cả nước còn 10% theo chuẩn cũ.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy, không thể chỉ theo đuổi mục tiêu giảm nhanh
tỷ lệ hộ nghèo mà cần giữ vững kết quả giảm nghèo đã đạt được, tăng khả năng
bền vững, hiệu quả của công tác giảm nghèo, đặc biệt trong điều kiện phát triển
kinh tế thị trường. Mục tiêu chiến lược xóa đói, giảm nghèo thời kỳ 2001-2010 do
Đại hội IX đề ra là: “phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo”.[24,
tr. 211]
Những giải pháp thực hiện: Để thực hiện quan điểm, phương hướng, mục
tiêu xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam (2001-2005), Đảng đã đề ra một số giải pháp
chủ yếu sau:
Một là, xoá đói giảm nghèo vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, vừa là nhiệm vụ
trọng tâm trước mắt.
Tính lâu dài của xoá đói giảm nghèo là do: xoá đói, giảm nghèo là nội dung,
và nhiệm vụ cần thực hiện để bảo đảm công bằng xã hội. Thực tiễn cho thấy, có
những nguyên nhân nảy sinh nghèo đói không phải do môi trường xã hội, không
do điều kiện kinh tế - địa lý, mà do hoàn cảnh và đặc điểm của từng cá nhân, từng
hộ gia đình. Những trường hợp này luôn có khả năng xuất hiện và việc xoá đói
giảm nghèo mang tính thường trực. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam phát
triển kinh tế nhiều thành phần là một định hướng chiến lược. Nền kinh tế vận hành
theo cơ chế thị trường luôn có xu hướng phân hoá hai cực giàu nghèo. Vì vậy,
cùng với việc tăng cường sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa thường xuyên và liên tục, lâu dài, thì nhiệm vụ xoá đói, giảm nghèo, nhất là
giảm nghèo, cũng là vấn đề liên tục và lâu dài mới giải quyết được. Dân giàu nước
mạnh là mục tiêu cơ bản của chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu này là một quá
trình phấn đấu gian khổ, lâu dài.
Xoá đói, giảm nghèo vừa có tính cơ bản và cần thực hiện liên tục, lâu dài,
lại là một công việc cần kíp, trước mắt, bởi vì sự nghiệp cách mạng và công cuộc
22
đổi mới luôn đặt ra nhiệm vụ: mỗi bước phát triển kinh tế - xã hội là một bước cải
thiện đời sống của nhân dân; bởi vì đây không chỉ là việc thực hiện truyền thống,
đạo lý của dân tộc “thương người như thể thương thân”, mà còn là nhiệm vụ để
bảo đảm ổn định xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hai là, tăng trưởng kinh tế là điều kiện giúp cho việc xoá đói, giảm nghèo,
nhưng đây là hai nhiệm vụ có tính độc lập tương đối và không phải là một giải
pháp duy nhất. Có người cho rằng, muốn xoá đói, giảm nghèo trước hết phải đầu tư
phát triển sản xuất để tăng trưởng kinh tế. Chỉ đến khi kinh tế đã phát triển đến giai
đoạn nhất định sẽ hết đói nghèo, vì thế không nên đặt vấn đề xoá đói, giảm nghèo
là nhiệm vụ lâu dài và trọng yếu. Thực ra tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến
việc giải quyết vấn đề nghèo đói, bởi vì nguyên nhân chính yếu của đói nghèo nói
chung là do kinh tế chưa phát triển. Tuy nhiên, đói nghèo lại do nhiều nguyên nhân
khác mang tính đặc thù. Vả lại trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay, chúng ta
chấp nhận kinh tế nhiều thành phần cùng vận động, phát triển cũng là phải chấp
nhận tình trạng phân hoá giàu nghèo tương đối. Vì vậy, xoá đói, giảm nghèo không
những là công việc cần thiết mà là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng. Chúng ta xác
định sự phân hoá giàu nghèo không thể tránh khỏi, nên cũng quyết tâm không để
xảy ra tình trạng làm giàu vô tội vạ trên lưng người khác, cũng như tình trạng “kẻ
ăn không hết, người lần không ra”, không thể để người nghèo bị bỏ rơi trước con
mắt của cộng đồng.
Ba là, xoá đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội không có nghĩa là
kìm hãm sự phát triển kinh tế, không có nghĩa là cào bằng.
Kinh nghiệm của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu trước
đây đã cho thấy, nếu đặt công bằng xã hội lên trên hết và tách rời với phát triển
kinh tế thì trước hết dẫn tới sự triệt tiêu các động lực phát triển. Tuy nhiên, nếu đặt
hiệu quả kinh tế là mục tiêu duy nhất thì sẽ làm tăng tình trạng phân hoá hai cực,
làm tăng sự khốn khó đối với không ít quần chúng nhân dân. Bởi vậy, trong khi
23