Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Tây âu trong chính sách đối ngoại của mỹ giai đoạn 1991 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.67 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2010

Tên công trình

TÂY ÂU TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
GIAI ĐOẠN 1991 – 2008

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Trương Thị Yến Diệu, Lớp lịch sử Đảng, Khóa 2007 – 2011
Thành viên: Đào Phương Dung, Lớp Lịch sử thế giới, Khóa 2007 – 2011
Nguyễn Hữu Kỷ Tỵ, Lớp Lịch sử Đảng, Khóa 2007 – 2011
Trần Thị Mến, Lớp Lịch sử thế giới, Khóa 2007 – 2011
Đinh Văn Sơn, Lớp Lịch sử thế giới, Khóa 2007 – 2011
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Phan Văn Cả, Giảng viên khoa Lịch sử, trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4/2011


MỤC LỤC

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH ................................................................................................1
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ SAU
CHIẾN TRANH LẠNH .....................................................................................................9
1.1 Tình hình thế giới .....................................................................................................9


1.2. Tình hình nước Mỹ ................................................................................................ 12
1.3. Mục tiêu, nội dung trong chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh lạnh ..... 14
CHƯƠNG 2: TÂY ÂU TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ GIAI ĐOẠN
1991 – 2008 ....................................................................................................................... 24
2.1. Vị thế của Tây Âu trong chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh .............. 24
lạnh ............................................................................................................................... 24
2.2. Tây Âu trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời G. Bush .................................... 30
2.3. Tây Âu trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời B. Clinton ................................. 33
2.4. Tây Âu trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ G.W.Bush ........................... 37
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI TÂY
ÂU GIAI ĐOẠN 1991 – 2008 ........................................................................................... 45
3.1.Tác động tích cực .................................................................................................... 54
3.2.Tác động tiêu cực .................................................................................................... 56
KẾT LUẬN....................................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 62


1

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Đề tài của chúng tơi được chia làm ba phần:
-

Mở đầu

-

Nội dung chính của đề tài:

Chương 1: Cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh lạnh

Chương 2: Tây Âu trong chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1991 – 2008
Chương 3: Tác động của chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Tây Âu giai đoạn 1991
– 2008
-

Kết luận
Trong đó nội dung chính của đề tài cụ thể là:
Chương 1 gồm những nội dung chính như sau:
1. Tình hình thế giới
2. Tình hình nước Mỹ.
3. Mục tiêu, nội dung của chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh lạnh.
Mục tiêu chiến lược của Mỹ sau chiến tranh lạnh là ngăn chặn xuất hiện

một đối thủ, bảo vệ lợi ích quốc gia và phải lãnh đạo thế giới. Trong đó, mục tiêu lớn
nhất của chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn là thiết lập một nền hịa bình kiểu Mỹ –
PAX AMERICAN - một trật tự thế giới mới do họ điều khiển.
Nội dung của chính sách đối ngoại của Mỹ trong giai đoạn này được thể
hiện trong nội dung của các chiến lược: Chiến lược “Vượt trên ngăn chặn”, Chiến
lược “Cam kết và Mở rộng”, Chiến lược “ngăn chặn, răn đe” và “tấn công phủ đầu”.
Chương 2, gồm những nội dung chính là:
1. Vị thế của Tây Âu trong chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh lạnh:
là khu vực có vị trí địa chiến lược rất quan trọng, Tây Âu là cái đầu cầu chính trị
trọng yếu của Mỹ trên lục địa Âu – Á, là trọng điểm trong chiến lược ngoại giao của
Mỹ.


2

2. Tây Âu trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời G. Bush
3. Tây Âu trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời B. Clinton

4. Tây Âu trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ G.W.Bush
 Khi nhìn lại chiến lược, chính sách đối ngoại của Mỹ qua ba đời Tổng
thống sau chiến tranh lạnh, có thể thấy nước Mỹ ln thực thi chính sách ngoại giao
trên thế mạnh, dựa vào sức mạnh, cả “sức mạnh cứng” lẫn “sức mạnh mềm” của Mỹ.
Cũng có thể thấy tính nhất qn, xuyên suốt, không thay đổi trong mục tiêu chiến
lược của Mỹ là bá chủ thế giới cũng như sự linh hoạt, biến hóa về ưu tiên chiến lược
và biện pháp, sách lược, thủ thuật, thủ đoạn ngoại giao của các chính quyền Mỹ qua
ba đời Tổng thống. Cũng có thể thấy rõ bản chất chính sách đối ngoại của Mỹ là theo
đuổi một chính sách thực dụng, đặt lợi ích lên vị trí số một và điều này ln chi phối
tư duy và hành động đối ngoại của Mỹ. Qua mỗi thời kỳ, căn cứ vào những thay đổi,
biến chuyển của tình hình trong nước và quốc tế, cũng như vào tương quan lực lượng
trong nền chính trị nội bộ và tồn cầu, Mỹ lại có những điều chỉnh chiến lược, chính
sách đối ngoại và an ninh nhằm duy trì và thúc đẩy các lợi ích quốc gia – nhân tố chi
phối suốt chiều dài lịch sử ngoại giao của nước Mỹ. Những điều chỉnh đó có thể
đúng hay khơng đúng, thành công hoặc không thành công, nhận được sự đồng tình
hoặc khơng đồng tình của nước này hay nước kia, nhưng bất luận thế nào cũng đã tác
động mạnh đến chính sách đối ngoại của hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có
các nước ở khu vực Tây Âu.
Trong chương 3, nhóm chúng tơi trình bày tác động của chính sách đối ngoại
của Mỹ đối với Tây Âu giai đoạn 1991 – 2008:
1. Khái quát tình hình châu Âu sau chiến tranh lạnh và những mục đích mà
châu Âu muốn đạt được sau khi chiến tranh lạnh kết thúc
2. Những tác động tích cực và tiêu cực của chính sách đối ngoại của Mỹ đối
với Tây Âu giai đoạn 1991 – 2008.
- Những tác động tích cực gồm:


3

+ Thúc đẩy những chính đảng thân phương Tây tiến hành những cuộc cách

mạng chính trị nhằm lật đổ những chính phủ thân Nga cũng đã tạo thuận lợi cho quá
trình mở rộng của Liên minh châu Âu.
+ Giúp các nước Tây Âu đóng một vai trị lớn hơn trong quan hệ quốc tế.
- Đã tạo điều kiện thúc đẩy việc hình thành một lực lượng phản ứng nhanh của
châu Âu, để châu Âu có thể tự giải quyết những cuộc khủng hoảng của mình.
- Những tác động tiêu cực gồm:
+ Cùng với việc EU mở rộng thì khối quân sự NATO cũng được mở rộng một
cách nhanh chóng. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn trong khu vực.
+ Đứng trước sự mở rộng của NATO về phía Đông – đứng trước sự đe dọa
của các nước phương Tây, Nga đã điều chỉnh “chính sách đối ngoại định hướng Âu –
Á”. Như vậy, mối quan hệ giữa các nước phương Tây đã được xác định lại. Tây Âu
đã mất đi cơ hội q giá của mình để có thể lơi kéo nước Nga về phía mình, thay vào
vào đó là sự nghi kị - ngờ vực về phía Nga.
+ Việc Mỹ tiếp tục tiến hành trương trình lá chắn tên lửa (MND) ở châu Âu
cũng đã làm cho tình hình khu vực trở nên căng thẳng. Và đây là một nước cờ của
Mỹ trong việc duy trì sự phụ thuộc của Tây Âu về mặt an ninh.
 Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Tây Âu hay rộng ra là đối với châu
Âu có tác động rất lớn đến q trình hoạch định chính sách chung của khu vực, đến
tình hình an ninh châu Âu.


4

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực đã khơng cịn, một trật tự thế giới
mới bắt đầu hình thành theo nhiều xu hướng. Một là, với việc Liên Xô sụp đổ, Mỹ đã
trở thành siêu cường duy nhất của thế giới và mong muốn thiết lập trật tự đơn cực do
Mỹ lãnh đạo. Hai là, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và
các nước công nghiệp mới, những quốc gia này lại mong muốn hình thành trật tự đa

cực, trật tự mà họ chiếm một vị trí nhất định trên trường quốc tế, hạn chế sự ảnh
hưởng của Mỹ,…
Trong chiến tranh lạnh, Mỹ đã tìm kiếm và lôi kéo đồng minh để tạo sức mạnh
đối đầu cùng với Liên Xô, Tây Âu là một trong những đồng minh chiến lược của Mỹ.
Sau chiến tranh lạnh, mặc dù Tây Âu khơng cịn giữ vai trị quan trọng trong việc
chống chủ nghĩa cộng sản, nhưng với Mỹ thì khu vực châu Âu – là khu vực có vị trí
địa chiến lược rất quan trọng trong việc thực hiện ước mơ bá chủ thế giới của Mỹ.
Chính vì vậy, mà Mỹ đã không thể phớt lờ Tây Âu trong chính sách đối ngoại của
mình, mà ngược lại nó cịn giữ một vị trí quan trọng.
Tại sao Mỹ lại quan tâm đến khu vực Tây Âu ? Tây Âu đã đang và sẽ chiếm vị
trí như thế nào trong chính sách đối ngoại của Mỹ ? Mỹ đã thực hiện chính sách nào
ở Tây Âu để khiến Tây Âu phụ thuộc Mỹ ? Mỹ sẽ có những lợi ích gì trong quan hệ
với Tây Âu sau chiến tranh lạnh ? Và Tây Âu đã chịu những ảnh hưởng gì từ những
chính sách của Mỹ sau chiến tranh lạnh ?.. Vì tất cả những lý do trên, nên chúng tơi
quyết định chọn làm đề tài “Tây Âu trong chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn
1991 - 2008”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Cho đến nay, quan hệ Mỹ - Tây Âu sau chiến tranh lạnh đã được một số nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên, mối quan hệ này được thể hiện
ở nhiều khía cạnh khác nhau điển hình như:


5

Trong cuốn Quan hệ giữa ba trung tâm tư bản (Mỹ - Tây Âu – Nhật Bản) sau
chiến tranh lạnh của tác giả Phạm Thành Dung, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội,
2004. Nội dung của cuốn sách đề cập đến bối cảnh thế giới sau chiến tranh lạnh với
những thay đổi hết sức to lớn, đồng thời cũng đã đề cập đến mối quan hệ Mỹ - Tây
Âu sau chiến tranh lạnh có nhiều sự thay đổi. Tây Âu trước và sau chiến tranh lạnh
ln có một vị trí địa chiến lược quan trọng đối với lợi ích của Mỹ. Sau chiến tranh

lạnh, Mỹ đã thay đổi chiến lược của mình trong quan hệ với Tây Âu.
Tuy nhiên, cuốn sách này chưa đề cập và khái quát một cách rõ ràng lên được
vấn đề : Dưới các đời Tổng thống Mỹ (sau chiến tranh lạnh) thì Tây Âu đã có vị trí
như thế nào, sự thay đổi chiến lược của Mỹ ra sao ? Và sự thay đổi chiến lược của
Mỹ đối với Tây Âu đã đem lại lợi những thuận lợi và khó khăn gì đối với Mỹ ?.
Cuốn Bàn cờ lớn của tác giả Zbigniew Brzezinski, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà
Nội , 1999. Cuốn sách này đã nói rõ vị trí địa chiến lược của khu vực châu Âu sau
chiến tranh lạnh. Nó giữ vai trị trung tâm về chính trị. Nói lên những khó khăn và
thuận lợi của châu Âu sau chiến tranh lạnh. Đồng thời cuốn sách này đã nhấn mạnh
một điều: Nếu ai cai quản được châu Âu thì sẽ cai quản được cả thế giới. Sau chiến
tranh lạnh, Mỹ vẫn nhận thấy châu Âu có vị trí và vai trị quan trọng trong chính sách
đối ngoại của mình. Từ đó Mỹ đã tiến hành thay đổi chiến lược của mình đối với
châu Âu, gây sức ảnh hưởng tại khu vực này, và từ đó thực hiện ước mơ bá chủ của
mình ở thế giới.
Mặc dù làm nổi rõ được vị trí địa chiến lược của khu vực châu Âu trên trường
quốc thế, nhưng cuốn sách này lại khơng nói rõ và khái qt một cách chi tiết vai trị
vị trí địa chiến lược của Tây Âu như thế nào.
Trong cuốn Quan hệ Nga – Mỹ - Tây Âu sau chiến tranh lạnh của Bộ Ngoại
Giao (đề tài nghiên cứu khoa học cấp viện), Hà Nội, 2001. Đề tài này đã nói rõ được
tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh đã tác động mạnh mẽ đến sự điều chỉnh chính
sách đối ngoại của các quốc gia. Nói lên được vị trí của Tây Âu, và Mỹ trong chính
sách đối ngoại của nhau. Đồng thời cũng nói lên được mục tiêu chiến lược của Mỹ,
và Tây Âu sau chiến tranh lạnh.


6

Mặc dù vậy, cuốn sách này chỉ nói một cách khái quát, chưa đi sâu và làm rõ
vấn đề. Tất cả chỉ viết lướt qua. Khơng nói rõ lên vị trí của Tây Âu dưới các đời
Tổng thống Mỹ sau chiến tranh lạnh

Cuốn Hoa kỳ: Cam kết và mở rộng (Chiến lược toàn cầu mới của Mỹ) của Lê
Bá Thuyên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997. Quyển sách đề cập đến nội dung
chiến lược toàn cầu mới của Mỹ sau chiến tranh lạnh trong đó tác giả đã trình bày sự
điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời B. Clinton và các chính sách đối
với châu Âu. Tuy nhiên, chiến lược này được Mỹ thực hiện trên tồn thế giới. Vì vậy,
vấn đề châu Âu ở đây chỉ là một bộ phận được được trình bày trong nội dung chiến
lược toàn cầu mà chưa được đi vào phân tích cụ thể hơn nữa.
Cuốn Mỹ - EU trong trật tự thế giới mới của tác giả Robert Kagan, Nxb.
Thơng Tấn, Hà Nội, 2004. Tác giả đã trình bày quan điểm của mình về Mỹ và châu
Âu từ đó đưa ra sự mâu thuẫn nội tại của Mỹ và Tây Âu sau chiến tranh lạnh và trong
trật tự thế giới mới, Mỹ và Tây Âu đang cố gắng tìm cách để thích ứng lẫn nhau. Tuy
nhiên, quyển sách chỉ đi sâu vào mâu thuẩn của Mỹ và Tây Âu mà chưa đi sâu vào
các chính sách của hai bên cũng như tác động của những chính sách đó.
Như vậy, đa số các cuốn sách tác giả chỉ trình bày nội dung và sự điều chỉnh
chiến lược toàn cầu của Mỹ dưới thời các tổng thống Mỹ từ năm 1991 – 2008 mà
chưa đi sâu tìm hiểu tác động của các chính sách đó với khu vực châu Âu nói chung
và khu vực Tây Âu nói riêng. Đồng thời chưa làm rõ được vị trí địa chiến lược của
Tây Âu đối với Mỹ. Tất cả những điều này, đã được cơng trình nghiên cứu của chúng
tơi làm rõ trong nội dung của đề tài.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Qua nghiên cứu đề tài này, nhóm chúng tơi mong muốn sẽ đạt được những
mục tiêu :
- Biết và hiểu nội dung chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1991 -2008 đối
với Tây Âu, từ đó thấy được các tác động của chính sách đó đối với Tây Âu.


7

- Khẳng định vị trí chiến lược của Tây Âu đối với Mỹ sau khi chiến tranh lạnh

kết thúc.
3. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu nội dung chính sách đối ngoại của Mỹ thông qua các đời tổng thống,
các chiến lược quốc gia của Mỹ sau chiến tranh lạnh. Tìm hiểu tình hình Tây Âu sau
chiến tranh lạnh. Dựa trên các tài liệu để phân tích, tổng hợp các nội dung chính, sắp
xếp nội dung theo trình tự logic, thực hiện mục tiêu đề tài đã đặt ra.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên phương pháp luận Marxit đề tài chủ yếu sử dụng hai phương pháp
nghiên cứu quen thuộc dùng trong một đề tài nghiên cứu lịch sử là phương pháp lịch
sử và phương pháp logic. Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân
tích, so sánh.
5. Giới hạn của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu: các chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Tây Âu, các
tác động của chính sách đó với Tây Âu.
Thời gian: 1991 – 2008.
6. Đóng góp mới của đề tài
Dựa trên tài liệu tham khảo của các nhà nghiên cứu, nhóm đã tổng hợp, phân
tích, hệ thống hóa theo cách hiểu của nhóm:
- Trình bày cụ thể về chính sách ngoại giao của Mỹ qua từng đời tổng thống
theo một hướng chính là chính sách đối với Tây Âu giai đoạn 1991 – 2008.
- Xác định vị trí của Tây Âu trong chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoan
1991 – 2008.
- Đưa ra những tác động do chính sách của Mỹ đối với Tây Âu dựa trên sự
tổng hợp sự kiện và tư liệu của nhóm.
- Ít nhiều thể hiện quan điểm của nhóm đối với từng vấn đề trong đề tài.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Góp phần vào việc nghiên cứu quan hệ và chính sách của các nước lớn trên
thế giới.



8

Là phần tư liệu nhỏ cho quá trình nghiên cứu và học tập.
8. Kết cấu của đề tài:
Đề tài của nhóm chúng tơi được chia thành 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở hình thành chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh lạnh
Chương 2: Tây Âu trong chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1991 – 2008
Chương 3: Tác động của chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Tây Âu giai
đoạn 1991 - 2008
Ngồi ra cịn có, phần mục lục, phần tóm tắt đề tài,phần mở đầu, phần kết
luận, và phần tài liệu tham khảo.


9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
SAU CHIẾN TRANH LẠNH

1.1 Tình hình thế giới
Ngày 08.12.1991, Liên bang Xơ Viết chính thức bị giải thể sau 70 năm tồn tại.
Sự tan rã của Liên Xô – siêu cường cạnh tranh toàn diện với Mỹ về ý thức hệ, kinh
tế, chính trị và quân sự đã tạo cho Mỹ lợi thế trở thành siêu cường duy nhất. Chiến
tranh lạnh kết thúc, môi trường quốc tế trở nên thuận lợi hơn cho việc thực hiện mưu
đồ bá chủ thế giới của Mỹ. Sau khi Liên Xô tan rã, Nước Nga đang trong giai đoạn
chuyển đổi khó khăn, phải mất nhiều năm nữa mới có thể thách thức vị trí của Mỹ.
Trung Quốc đang trên đà phát triển mạnh, nhưng cũng phải mất nhiều thập kỷ nữa
mới có thể ngang tầm với Mỹ. Châu Âu cũng chưa thể trở thành một thực thể chính
trị an ninh thống nhất với một tiếng nói chung, Nhật Bản vẫn là một cường quốc
khơng tồn diện. Mỹ với sức mạnh vượt trội cả về kinh tế và quân sự đã giành thắng
lợi trong cuộc chiến dài hơi này, đã trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới. Giờ

đây, trật tự hai cực đã khơng cịn, Mỹ mong muốn thiết lập trật tự thế giới đơn cực,
trật tự mà Mỹ là siêu cường duy nhất chi phối và lãnh đạo thế giới.
Tuy nhiên, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ đã giương ngọn cờ “chống Liên
Xô, chống chủ nghĩa cộng sản”, để tập hợp lực lượng, đặt các đồng minh và thế giới
tư bản dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Nhưng nay ngọn cờ tập hợp lực lượng đó khơng cịn
nữa, việc tập hợp lực lượng trong thời kỳ mới nhằm phục vụ chiến lược toàn cầu sau
chiến tranh lạnh của Mỹ gặp nhiều khó khăn. Lần đầu tiên từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai, Nhật Bản và Đức thoát khỏi sự phụ thuộc nặng nề vào sự hiện diện của quân
đội Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp của Washington đối với họ giảm nhiều. Khuynh hướng
li tâm và khuynh hướng hướng tâm đan xen nhau đang ngày càng phát triển và đang
tập hợp lực lượng để tạo những liên minh mới cạnh tranh với nhau gay gắt. Paul
Kennedy nhận xét: “sức mạnh kinh tế và sức mạnh quân sự trong hệ thống quốc tế


10

ln có tính chất tương đối…tất cả mọi xã hội đều có xu hướng dứt khốt phải thay
đổi cho nên cán cân quốc tế không bao giờ đứng yên”1
Cùng với sự sụp đổ của trật tự hai cực thì tình hình thế giới đã có nhiều biến
động. Nếu như trong thời kỳ chiến tranh lạnh những mâu thuẫn về dân tộc – tôn giáo
trên thế giới bị che lấp bởi sự bất đồng của hệ tư tưởng thì sau chiến tranh lạnh những
mâu thuẫn này đã được dịp bùng phát, đồng thời cũng nảy sinh những mâu thuẫn mới
phức tạp và khó giải quyết.
Sau chiến tranh lạnh thì nền kinh tế thế giới dưới tác động của cuộc cách mạng
khoa học và cơng nghệ hiện đại đã có những biến chuyển sâu sắc. Trình độ quốc tế
hóa của lực lượng sản xuất ngày càng cao, phân công lao động quốc tế ngày càng
phát triển. Xu thế nhất thể hóa nền kinh tế khu vực và tồn cầu hóa nền kinh tế thế
giới diễn ra mạnh mẽ, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước tăng lên rõ rệt. Ngày nay,
không những nền kinh tế các nước khác phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế của Mỹ, mà
nền kinh tế của Mỹ cũng ngày càng phụ thuộc vào nền kinh tế của các nước khác và

nền kinh tế thế giới. Từ đấy, dẫn đến một nghịch lý là tuy Mỹ có nền kinh tế lớn nhất
nhưng khơng cịn khả năng chi phối nền kinh tế toàn cầu như trước kia. Mặt khác,
nền kinh tế các nước tư bản phát triển đang rơi vào một thời kỳ suy thoái trầm trọng,
cuộc khủng hoảng cơ cấu kinh tế có tính phổ biến trên thế giới diễn ra gay gắt và có
khả năng kéo dài đến cuối thể kỷ XX. Cuộc khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ và
khủng hoảng cơ cấu đã tạo ra một cuộc khủng hoảng “kép”, đã làm cho chủ nghĩa tư
bản quốc tế - trong đó có chủ nghĩa tư bản Mỹ - vấp phải khó khăn ngày càng sâu sắc
và không dễ dàng giải quyết.
Mâu thuẫn giữa ba trung tâm của chủ nghĩa tư bản quốc tế diễn ra ngày càng
gay gắt cũng là những thách thức phức tạp đối với Mỹ. Nhật Bản và Tây Âu vừa là
đồng minh vừa là đối thủ, có lực lượng hùng mạnh về kinh tế, có nhiều tham vọng,
tranh chấp quyết liệt với Washington. Sự xuất hiện của Liên minh châu Âu theo Hiệp
ước Maastricht (02.1991) (trong đó Đức và Pháp đóng vai trị quan trọng), vành đai
1

Paul Kennedy (1994), Sự hưng thịnh và suy vong của các cường quốc, NXB Thông tin Lý luận, Hà Nội,
tr.192-193.


11

kinh tế Đơng Á - Thái Bình Dương (với Nhật Bản giữ vai trò nồng cốt), và sự ra đời
của khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) do Mỹ chi phối, ba loại thị trường chung
này có sức mạnh kinh tế gần tương đương nhau, cạnh tranh quyết liệt với nhau. Điều
này đã phản ánh mâu thuẫn ngày càng diễn ra gay gắt giữa ba trung tâm của chủ
nghĩa tư bản, tạo thành những lực kiềm chế đáng kể đối với Mỹ.
Một loại thách thức phức tạp khác, đó là những rối ren chính trị, xung đột vũ
trang, nội chiến kéo dài ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xơ (cũ) và Nam Tư (cũ):
những khó khăn trắc trở trong việc chuyển sang nền kinh tế thị trường tự do tư bản
chủ nghĩa ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu… có nguy cơ chơn vùi những thành quả bước

đầu mà Mỹ và phương Tây giành được ở khu vực này. Thêm vào đó nền kinh tế bị
khủng hoảng sâu sắc, đời sống đông đảo nhân dân sa sút nghiêm trọng, sự bất mãn
ngày càng tăng trong dân chúng có khả năng đưa đến những rối loạn chính trị, xã hội,
cũng như khả năng những người cộng sản ở Liên Xơ (cũ) có thể phục hồi lực lượng,
là những viễn cảnh mà nước Mỹ rất lo lắng. Bên cạnh đó, người Mỹ cũng lo ngại
rằng kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô trước đây sau khi bị chia ra làm bốn có thể bị
phân tán sang nhiều nước khác vốn “không hữu nghị” với Mỹ sẽ tạo ra mối đe dọa
trực tiếp về hạt nhân đối với lợi ích chiến lược của mình.
Những mâu thuẫn và khó khăn trên đây khiến cho kế hoạch của Mỹ muốn hình
thành một châu Âu thống nhất từ bờ Đại Tây Dương đến dãi Uran và Vladivostok
trong đó Washington có ảnh hưởng chi phối, khó lịng thực hiện.
Trong lúc này, Mỹ cũng coi các nước xã hội chủ nghĩa như: Trung Quốc, Cuba,
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Việt Nam – là những thách thức đối với sự
lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Bởi vì xét đến cùng chủ nghĩa xã hội luôn là mối đe dọa
quan trọng nhất đối với mơ hình chủ nghĩa tư bản ở Mỹ. Vẫn khơng thể khẳng định
rằng tương lai sẽ có hay khơng sự xuất hiện một Liên Xô thứ hai để cạnh tranh với
Mỹ. Để bảo vệ cho mơ hình chủ nghĩa tư bản được xem là dân chủ và tiến bộ nhất thì
Mỹ phải và sẽ thủ tiêu chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Chính quyền Bush đã từng nói
rõ ý đồ muốn xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở các nước này vào cuối thế kỷ. Trung Quốc
với đà phát triển nhanh về kinh tế, lớn mạnh về các mặt, được các nhà chiến lược Mỹ


12

coi là có thể trở thành đối thủ nguy hiểm nhất của Mỹ ở châu Á và trên thế giới trong
vài thập kỷ tới.
1.2. Tình hình nước Mỹ
Chiến tranh lạnh kết thúc, thách thức từ Liên Xô trước đây không còn nhưng
nước Mỹ đứng trước những thách thức phức tạp hơn trước vốn xuất phát ngay trong
nội tình của chính nước Mỹ. Nhiều học giả Mỹ cho rằng, tuy nước Mỹ đã chiến thắng

trong cuộc chiến tranh lạnh, nhưng nước Mỹ ra khỏi cuộc chiến tranh lạnh trong tình
trạng mình đầy thương tích1.
Về kinh tế, kinh tế Mỹ tiếp tục suy thoái và thiếu sức để hồi phục. Cuộc chạy
đua vũ trang cực kỳ tốn kém ngốn của Mỹ hơn 3000 tỷ USD trong thập kỷ 80 của thế
kỷ XX đã khiến cho nền kinh tế tài chính Mỹ vấp phải những khó khăn trầm trọng.
Nạn thâm hụt ngân sách và thâm hụt trong cán cân buôn bán ngày càng tăng, trở
thành căn bệnh kinh niên. Thất nghiệp ở mức cao (18 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp
thực tế là 10%)2 và mang tính chất cơ cấu.
Từ giữa thập kỷ 80, Mỹ trở thành con nợ và nay là nước mắc nợ lớn nhất thế
giới. Theo Claude Jilien, giám đốc tờ Thế giới ngoại giao (Pháp), khi tổng thống
Ronald Reagan vào nhà trắng (1981), nợ Liên bang là 994 tỷ USD. Mười hai năm
sau, tổng thống G.Bush trao lại cho B.Clinton số nợ Liên bang lên tới 4400 tỷ USD.
Kể cả số nợ của liên bang và các bang, các công ty và tư nhân vay, tổng số nợ của
nước Mỹ lên tới con số kỷ lục 11200 tỷ USD 3. Năm 1985, Mỹ đã trở thành nước
mắc nợ nhiều nhất trên thế giới, đến năm 1990 nợ nước ngoài của Mỹ đã lên đến 664
tỷ dollar, mỗi tháng trả lãi 8 – 10 tỷ USD4. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng cơ cấu
kinh tế trầm trọng diễn ra trong suốt thập kỷ 80 có khả năng kéo dài đến cuối thế kỷ.
Vị trí của Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm sút rõ rệt. Ngày nay, sự suy yếu của nền

1

Lê Linh Lan (2004), Về chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.35.
Lý Thực Cốc (1996), Mỹ thay đổi lớn chiến lược tồn cầu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 76.
3
Lê Bá Thuyên (1994), Chiến lược toàn cầu của Mỹ và tác động của nó trong quan hệ quốc tế hiện nay –
Luận án phó tiến sĩ khoa học lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.70.
4
Lý Thực Cốc (1996), Mỹ thay đổi lớn chiến lược tồn cầu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 73.
2



13

kinh tế Mỹ trở thành thách thức nghiêm trọng nhất đối với tham vọng lãnh đạo toàn
cầu của Hoa Kỳ.
Về quân sự, chiến lược quân sự toàn cầu “ngăn chặn” đã khơng cịn phù hợp.
Việc xây dựng một chiến lược quân sự toàn cầu mới với một học thuyết quân sự mới,
phù hợp với so sánh lực lượng đang thay đổi trên thế giới là điều cần thiết. Và sự
thay đổi này là nhằm đối phó với những thách thức mới, những đối tượng tác chiến
mới, phục vụ có hiệu quả tham vọng lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Một vấn đề phức tạp
khác, đó là làm sao vừa phải đảm bảo có một quân đội mạnh đủ sức làm cơ sở cho
chiến lược tồn cầu mới mà vừa có thể cắt giảm quân số và trang bị quân sự, cắt
giảm chi tiêu quốc phịng để có tiền đầu tư cho việc phục hồi và phát triển kinh tế.
Về chính trị, có sự xung đột gay gắt giữa hai khuynh hướng hướng nội (Chủ
nghĩa biệt lập mới) và khuynh hướng hướng ngoại (Chủ nghĩa quốc tế mới), mâu
thuẫn giữa yêu cầu củng cố trong nước và tham vọng bành trướng thế lực trên toàn
cầu. Trong giới lãnh đạo cũng như trong công chúng Mỹ, cuộc đấu tranh giữa hai
trường phái biệt lập và quốc tế vẫn chưa kết thúc. Bên cạnh đó, các mâu thuẫn giai
cấp, chủng tộc, sự mất lòng tin của đồng bào dân chúng đối với thể chế chính trị
trong nước… làm suy yếu nước Mỹ về mặt chính trị. Giáo sư Samuel Huntington
trong bài “The Lonely Superpower” trên Foreign Affairs nhận xét: “Mỹ khơng có cơ
sở chính trị nội bộ để tạo dựng một thế giới đơn cực cho dù đa số giới tinh hoa Mỹ
có thể bỏ qua hoặc lấy làm tiếc về điều đó”1
Về văn hóa xã hội, sự thách thức cũng rất nghiêm trọng. Chênh lệch giàu nghèo
ngày càng sâu sắc. Năm 1990, ở Mỹ có 35 triệu người nghèo (14%) dân số) phần lớn
là người da đen và da màu. Khoảng cách giữa thu nhập của các hạng người không
ngừng tăng lên trong khi số người khá giả phải nộp thuế ngày càng ít. Y tế, giáo dục
xuống cấp rất nặng nề: 37 triệu người Mỹ khơng có bảo hiểm ốm đau và nước Mỹ
đứng hàng cuối cùng trong các nước công nghiệp hóa về tỷ lệ tử vong trong trẻ em,


1

Lê Linh Lan (2004), Về chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.37-38.


14

tuổi thọ trung bình và khám chữa bệnh1. Tội ác, ma túy, mại dâm, bạo lực tràn lan:
50% cocain tiêu thụ trên thế giới là tiêu thụ ở Mỹ, 375000 trẻ em ra đời ở Mỹ đã phụ
thuộc vào một chất ma túy, tỷ lệ phạm tội giết người cao gấp 5 lần so với Tây Âu, tỷ
lệ phạm tội hiếp dâm cao gấp 7 lần, số vụ cưỡng đoạt cao gấp 10 lần, trong một nước
mà trong dân có đến 60 triệu khẩu súng lục và 120 khẩu súng trường. Trong các
trường học Mỹ, có đến 350.000 trẻ em mang súng theo người2. Tình trạng tâm lý
tuyệt vọng xã hội lan tràn trong đông đảo người dân trong nước. Tất cả những vấn đề
này đang thúc đẩy sự phân hóa xã hội Mỹ.
Trước tình hình như trên, ta thấy ở Mỹ đang đứng trước hai vấn đề lớn cũng
như nhà sử học Mỹ Paul Kennedy nhận xét: Một là, liệu Mỹ có thể giữ được một sự
cân đối hợp lý giữa những yêu cầu quốc phòng mà quốc gia đó nhận thức được và
những phương tiện mà quốc gia đó có trong tay để duy trì những cam kết đó hay
khơng? Hai là, liệu Mỹ có thể giữ được những cơ sở của sức mạnh về kỹ thuật và
kinh tế khỏi bị xói mịn tương đối trước những mơ hình sản xuất tồn cầu ln ln
biến đổi hay khơng?3
 Như vậy, từ những thách thức từ cả bên trong lẫn bên ngoài đã buộc những
người đứng đầu Nhà Trắng phải có những bước đi đúng đắn để có thể điều hịa lợi
ích bên trong lẫn bên ngồi, vừa thực hiện được việc phát triển kinh tế nhưng cũng
vừa phải đảm bảo được an ninh. Và một trong những bước đi đó là việc Mỹ phải điều
chỉnh chính sách đối ngoại của mình sao cho phù hợp với tình hình mới.
1.3. Mục tiêu, nội dung trong chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh lạnh
Sau khi Liên Xô tan rã, chính sách đối ngoại của Mỹ đã có sự điều chỉnh lớn.
Sự điều chỉnh này được bắt đầu thông qua những cuộc tranh luận gay gắt, giữa bốn

loại quan điểm, bốn dòng tư duy trong nội bộ Mỹ:

1

Maridon Tuareno (1996), Sự đảo lộn của thế giới địa chính trị thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
tr. 432.
2
Paul Kennedy(1994), Chuẩn bị thế kỷ XXI, (bảng dịch ra tiếng Pháp), Pari, Ô. Giacop, , tr. 361- 368.
3
Paul Kennedy (1994), Sự hưng thịnh và suy vong của các cường quốc, NXB Thông tin Lý luận, Hà Nội,
tr.173.


15



Quan điểm “nước Mỹ trước hết” (America first) chủ trương rằng nay chiến

tranh lạnh đã chấm dứt, Mỹ cần rút lui trên phạm vi toàn cầu, quay về giải quyết
những vấn đề của bản thân nước mình - “trở về với nước Mỹ”.


Quan điểm của chủ nghĩa dân tộc mới (neo – nationalism) những người theo

quan điểm này thừa nhận rằng Mỹ ngày nay không thể đi theo chủ nghĩa biệt lập và
cho rằng nhân dân Mỹ sẵn sàng để cho quốc gia mình đóng vai trị sen đầm thế giới.
Họ chủ trương một thứ chủ nghĩa đơn phương toàn cầu với niềm tin về một “sự
thống trị có giới hạn”, đưa ra những địi hỏi về một “chính sách đối ngoại mới của
trách nhiệm có giới hạn”.



Quan điểm của chủ nghĩa đa phương (multilateralism), những người theo

quan điểm này chủ trương Mỹ nên “nhất thể hóa” với châu Âu và Nhật Bản trong
một thể thống nhất “siêu chủ quyền” giữ vai trò thống trị thế giới cả về kinh tế, văn
hóa và chính trị.


Quan điểm của chủ nghĩa duy lý thực tế. Đại diện tiêu biểu cho quan điểm này

là R. Nixon, cựu tổng thống Mỹ kịch liệt bác bỏ chủ nghĩa biệt lập, chủ trương vận
dụng quan điểm của chủ nghĩa duy lý thực tế nhằm đảm bảo vai trị của Mỹ trên thế
giới. Theo quan điểm đó, Mỹ cần đặt ra những mục tiêu trong khuôn khổ những giới
hạn về tiềm lực của mình, đồng thời làm theo những giới hạn về sức mạnh của nước
Mỹ.
Sự tranh luận gay gắt của bốn dòng quan điểm này cũng là đại diện cho sự đấu
tranh gay gắt của hai khuynh hướng chủ yếu trong nội bộ Mỹ lúc bấy giờ: chủ nghĩa
hướng nội - chủ nghĩa biệt lập mới (Neoisolationism) và những người theo chủ nghĩa
hướng ngoại – chủ nghĩa quốc tế (Internationalism).
Cuộc đấu tranh giữa hai quan điểm hướng nội và hướng ngoại liên quan đến
cuộc xung đột giữa hai phe bảo thủ và tự do của Mỹ. Trong nội bộ Đảng dân chủ và
Đảng cộng hòa đều có phái bảo thủ và phái tự do. Cuộc đấu tranh giữa hai quan điểm
hướng nội và hướng ngoại, giữa bảo thủ và tự do kéo dài trong nhiều thập kỷ, diễn ra
gay gắt đặc biệt trong cuộc tổng tuyển cử năm 1992.


16

Tuy nhiên, ảnh hưởng của chủ nghĩa bảo thủ và chủ nghĩa tự do dần dần xuống

thấp. Chúng tỏ ra kém hiệu lực trong việc giải quyết những thực tế mới ở Mỹ và trên
thế giới, nên không được đông đảo cử tri Mỹ ủng hộ. Trong lúc đó, đường lối trung
gian dung hòa và kết hợp hai loại quan điểm trên tỏ ra chiếm ưu thế.
Thông qua các văn kiện, tuyên bố chính thức, các chủ trương chính sách cùng
các hành động thực tế của chính quyền Mỹ từ 1991 đến nay, chúng ta thấy chính sách
đối ngoại mới của Mỹ nổi lên những mục tiêu và nội dung lớn:

1.3.1. Mục tiêu của chính sách đối ngoại mới của Mỹ sau chiến tranh lạnh

Xuất phát từ quan điểm cơ bản của chiến lược quốc gia là coi trọng hàng đầu
vấn đề kinh tế trong nước nhưng có kết hợp, dung hòa giữa chủ nghĩa hướng nội và
chủ nghĩa quốc tế, Mỹ rất coi trọng công tác đối ngoại và chính sách ngoại giao. Vì
để thực hiện mục tiêu chiến lược: lãnh đạo thế giới của Mỹ, Washington tất yếu phải
xây dựng một chính sách ngoại giao bành trướng có tính tấn cơng và ráo riết thực
hiện chính sách đó. Thứ hai, khi xác định trọng điểm số một của chiến lược quốc gia
là tập trung vào kinh tế trong nước, đồng thời Mỹ cũng khẳng định mục tiêu chủ yếu
của chính sách đối ngoại trong thời kỳ mới là phục vụ nền kinh tế trong nước. Công
tác đối ngoại được coi cơ sở quan trọng để thực hiện nhiệm vụ chiến lược số một của
Mỹ là kinh tế. Thứ ba, quyền lợi và cam kết của Mỹ các khu vực trên thế giới là rất to
lớn, sâu rộng. Mỹ càng cần duy trì những quyền lợi đó, khơng những thế, mở rộng,
giành thêm những quyền lợi khác nữa bằng chính trị, ngoại giao và khi cần thiết cả
bằng quân sự, nhằm duy trì những lợi ích “sinh tử”, thực hiện những “cam kết quốc
tế” mà suy cho cùng là vì lợi ích thiết thân của Mỹ.
Như vậy, có thể thấy rằng những mục tiêu chiến lược của Mỹ sau chiến tranh
lạnh là ngăn chặn xuất hiện một đối thủ, bảo vệ lợi ích quốc gia và phải lãnh đạo thế
giới. Ba nét chủ đạo trong mục tiêu chiến lược này là “chi phối một cực”, “năng lực
đối phó về quân sự” và “coi trọng lợi ích quốc gia của Mỹ”. Chính trong “Báo cáo về
lợi ích nước Mỹ” (07-1996) đã khẳng định năm lợi ích sống cịn của Mỹ, trong đó đề



17

cập tới việc ngăn chặn sự xuất hiện của thế lực bá quyền ở Á – Âu, ngăn chặn việc
xuất hiện một cường quốc có khả năng thách thức sự chi phối của Mỹ đối với các đại
dương. Báo cáo còn chỉ rõ: 40 năm của thời kỳ chiến tranh lạnh là khoảng thời gian
khác thường, Mỹ buộc phải cắt bỏ lợi ích của mình nhằm duy trì thể chế đồng minh
phương Tây để “phong tỏa Liên Xô”. Từ nay, Mỹ sẽ thực hiện “Mỹ là trung tâm”,
coi trọng lợi ích của mình và xem xét tới cơng việc của nước Mỹ trước hết.
Mỹ phải lãnh đạo thế giới cũng là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách
ngoại giao sau chiến tranh lạnh. Đây cũng là mục tiêu xuyên suốt không thay đổi của
Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai cho tới nay. Bất kỳ một tổng thống Mỹ nào dù
thuộc Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ đều tuân thủ mục tiêu cơ bản này. Trong lời
nói đầu của bản chiến lược an ninh quốc gia tháng 8 năm 1991, Tổng thống G.Bush
viết: “chúng ta hiện có trong tay một khả năng đặc biệt mà ít thế hệ có được để xây
dựng một hệ thống quốc tế mới phù hợp với các ý tưởng và các giá trị của chúng ta:
rằng Mỹ “phải là người lãnh đạo”1. Tổng thống B. Clinton, trong ngay diễn văn
nhậm chức, cũng khẳng định rằng: nước Mỹ phải tiếp tục lãnh đạo thế giới, “sự lãnh
đạo của nước Mỹ trên thế giới chưa bao giờ quan trọng hơn lúc này”2 rằng Mỹ “sẽ
không lùi bước trước những thách thức hoặc không nắm lấy những cơ hội của thế
giới mới này”3. Mục tiêu lớn nhất của chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn là thiết lập
một nền hịa bình kiểu Mỹ – PAX AMERICAN - một trật tự thế giới mới do họ điều
khiển.
1.3.2. Nội dung của chính sách đối ngoại mới của Mỹ sau chiến tranh lạnh
Để thực hiện mục tiêu trên, chính sách đối ngoại mới của Mỹ sau chiến tranh
lạnh đã được triển khai thông qua nhiều chiến lược lớn. Nội dung của chính sách đối
ngoại của Mỹ trong giai đoạn này cũng có thể được hiểu là nội dung của các chiến
lược. Cụ thể là:

1


Thông tấn xã Việt Nam, Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ, Tài liệu tham khảo đặc biệt số 170, 8 – 1991, tr.13.
Dẫn lại Lê Linh Lan (2004), Về chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.4142.
3
Thông tấn xã Việt Nam, Diễn văn nhậm chức của tổng thống Mỹ Bill. Clintơn (20-1-1993), Tài liệu tham
khảo đặc biệt số 21, ngày 28-1-1993, tr.7.
2


18



Chiến lược “Vượt trên ngăn chặn”

Được đưa ra vào năm 1989, trong bản Báo cáo về chiến lược an ninh quốc gia
mới tháng 03-1990. Nội dung chiến lược này khẳng định mục tiêu của Mỹ là “vượt
lên ngăn chặn”, tìm kiếm sự hịa nhập của Liên Xơ và hệ thống quốc tế với tư cách là
một thành viên có tính chất xây dựng, đưa Liên Xô vào một mối quan hệ ngày càng
có tính chất hợp tác, đặt cơ sở cho mối quan hệ sâu sắc hơn, thúc đẩy tự do dân chủ
và cải cách chính trị - kinh tế ở Liên Xơ. Đưa diễn biến hịa bình vào trong lịng các
nước xã hội chủ nghĩa, từng bước xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và cuối
cùng là xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Sử dụng Hội đồng Bảo an Liên
Hợp Quốc làm cơ sở pháp lý cho vai trò lãnh đạo của Mỹ.
Có thể thấy rằng, Chính quyền G.Bush đưa ra chiến lược này chính là sự kế
thừa và phát triển “chiến lược ngăn chặn” mà Mỹ theo đuổi lâu dài từ sau chiến tranh
thế giới II đến nay. Về tổng thể, chiến lược này là con đẻ của giai đoạn kết thúc
“chiến lược ngăn chặn”. Sự kiện Liên Xô, Đông Âu thay đổi dữ dội đã chứng minh
chiến lược ngăn chặn đã có tác dụng chỉ đạo thực tiễn chiến lược. Tuy nhiên, chiến
lược này của G.Bush tỏ ra không cịn phù hợp với tình hình trong nước và thế giới vì
thế mà G.Bush đã thất bại trong lần tranh cử năm 1992 và sự thất bại này đã mở

đường cho sự ra đời chiến lược mới của chính quyền B. Clinton.
 Chiến lược “Cam kết và Mở rộng”
Trong bối cảnh quốc tế sau chiến tranh lạnh, khi chiến lược ngoại giao “ngăn
chặn” đã khơng cịn phù hợp, Mỹ đã tiến hành điều chỉnh chuyển sang một chiến
lược mới, chiến lược “cam kết và mở rộng”. Yêu cầu bao trùm của chiến lược này
như tổng thống B.Clinton nêu rõ, là “mở rộng và tăng cường cộng đồng các nền dân
chủ theo nền kinh tế thị trường của thế giới”. Điều đó có nghĩa là Mỹ tìm cách củng
cố và mở rộng quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản trên thế giới, từ đó thiết lập một trật tự
quốc tế tư bản chủ nghĩa do Mỹ chỉ huy.
Chiến lược đối ngoại của chính quyền Bill Clinton được hình thành trên cơ sở:
 Mỹ là số 1, với sự thắng thế của “sức mạnh mềm” (softpower). Hình ảnh nước Mỹ
như “ngơi nhà đang toả sáng từ trên đỉnh đồi” (the shining house on top of the hill)


19

là để chứng minh rằng Mỹ có dư “sứ mạnh mềm”, đủ để các nước noi theo một cách
tự nguyện;  Sự cần thiết phải có đối thủ, dựa trên lập luận của Fukuyama trong
cơng trình “The End of History” rằng Mỹ cần phải có đối thủ để làm cho Mỹ mạnh
hơn, theo nguyên tắc “kiểm soát và đối trọng” (check and balance)…
Hai vấn đề quan trọng hàng đầu của chính sách ngoại giao mới của Mỹ là “can
thiệp” và “mở rộng”. Chính quyền Clinton khẳng định quan điểm “can thiệp” nhằm
bác bỏ ý kiến cho rằng ngày nay khi mối đe dọa của Liên Xơ khơng cịn, nước Mỹ có
thể khơng cần lo lắng đối với thế giới bên ngoài, nghĩa là bác bỏ quan điểm của chủ
nghĩa biệt lập mới ở Mỹ. Can thiệp có nghĩa là Mỹ vẫn cần tham gia vào các vấn đề
quốc tế, không chỉ tham gia mà là lãnh đạo. Trong một thế giới thông tin cực kỳ
nhanh nhạy, xu thế nhất thể hóa kinh tế khu vực và tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới
tăng lên, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng lớn, các nhà chiến lược của
chính quyền Clinton cho rằng đi theo chủ nghĩa cơ lập là sai lầm: Rằng với tư cách
cường quốc quân sự và kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ không những phải can thiệp mà

còn đi đầu. Chủ trương can thiệp và mở rộng trong chính sách ngoại giao mới của
chính quyền Clinton phản ánh bản chất bành trướng thực dân kiểu mới của chủ nghĩa
đế quốc Mỹ trong giai đoạn hiện nay.
Để phục vụ việc phục hưng nền kinh tế Mỹ: tăng cường thực lực để kiềm chế
Nhật Bản và Tây Âu trong quỹ đạo của Mỹ; thúc đẩy Liên Xơ (cũ) và các nước Đơng
Âu chuyển hồn tồn sang nền kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa; chuyển
trọng tâm chiến lược an ninh quốc gia và chính sách ngoại giao sang đối phó với tình
hình các khu vực, giải quyết các cuộc xung đột khu vực theo hướng có lợi cho Mỹ,
chính quyền Clinton rất chú trọng thực hiện “chính sách ngoại giao phịng ngừa”
nhằm can thiệp, thương lượng, gây sức ép giải quyết các mâu thuẫn, khủng hoảng ở
các khu vực theo hướng có lợi cho Mỹ, trước khi chúng có thể bùng nổ thành xung
đột quyết liệt về chính trị hoặc vũ trang, gây mất ổn định đối với trật tự mới mà Mỹ
muốn thiết lập.
Tổng thống B. Clinton nêu rõ ba cột trụ của chính sách đối ngoại của Mỹ trong
thời kỳ sau chiến tranh lạnh đó là: “Bảo vệ vững chắc an ninh của Mỹ bằng một lực


20

lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu cao; hỗ trợ cho sự hồi sinh kinh tế của nước Mỹ;
thúc đẩy dân chủ ở nước ngoài”1.
B.Clinton cho rằng Mỹ phải đem lại sự hỗ trợ đối với trào lưu dân chủ và tự do
hóa kinh tế đang thịnh hành trên khắp thế giới. Xây dựng lực lượng vũ trang Mỹ
mạnh, đủ sức khống chế các đồng minh đồng thời là đối thủ, khống chế các khu vực,
đủ khả năng đối phó với những mối đe dọa của những thập kỷ tới.
Tổng thống Clinton chủ trương về phương diện quân sự, đã đến lúc phải từ bỏ
việc xây dựng một quân đội nhằm vào chiến tranh lạnh, để xây dựng một quân đội
được trang bị tốt hơn, có thể đối phó một cách nhanh nhạy với những mối đe dọa
tiềm tàng của những thập kỷ tới. Sử dụng quân đội làm lực lượng răn đe các đối thủ
và khi cần thiết sẵn sàng đánh trả đơn phương nhằm đảm bảo “những lợi ích sống

còn” của Mỹ trên thế giới.
Anthony Lake, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Clinton, trong diễn văn
đọc tại trường Đại học Johns Hopkins ngày 21.9.1993, nêu rõ bốn nội dung quan
trọng của chiến lược “cam kết và mở rộng”. Đó là:
+“Tăng cường củng cố cộng đồng các nền dân chủ thị trường lớn” (các nước tư
bản phát triển nhất). Nhằm tạo ra nòng cốt cho sự phát triển mở rộng.
+“Giúp đỡ duy trì và củng cố các nền dân chủ mới và kinh tế thị trường ở
những nơi có thể, nhất là trong những nước có tầm quan trọng và cơ hội đặc biệt”
(các nước SNG và Đơng Âu).
+“Đối phó với sự xâm lược và ủng hộ sự tự do hóa ở các nước thù địch với nền
dân chủ và thị trường (nhằm vào một số nước xã hội chủ nghĩa còn lại, một số các
nước khác như Iran, Irắc, Libi…).
+“Theo đuổi chương trình nhân đạo” bằng cung cấp viện trợ và cả bằng hành
động giúp đỡ nền dân chủ và kinh tế thị trường bám rễ ở những khu vực thuộc mối
quan tâm nhân đạo lớn2.

1

Vũ Đăng Hinh (2004), Nước Mỹ vấn đề, sự kiện và tác động, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.181.
Anthony Lake , Bốn mục tiêu mới của Mỹ cho một chiến lược sau chiến tranh lạnh, Tài liệu tham khảo đặc
biệt số 247, ngày 9.10.1993, Thông tấn xã Việt Nam, tr. 4.

2


21

Như vậy, thực chất chiến lược của chính quyền B. Clinton nhằm mục tiêu chủ
yếu là duy trì vị trí siêu cường duy nhất của Mỹ thời kỳ sau chiến tranh lạnh trên cơ
sở mở rộng can thiệp và dân chủ kiểu phương Tây trên thế giới. Với chiến lược này,

các hoạt động đối ngoại của Mỹ thời kỳ này khá năng động, thực dụng và nắm bắt
được những xu thế mới của thời đại.
Chiến lược của G.W.Bush: từ “ngăn chặn, răn đe” sang “tấn công phủ đầu”
Trước sự kiện 11.-09
Khi lên nắm chính quyền, G.W.Bush đặt lợi ích của Mỹ lên trên hết dựa trên ưu
thế sức mạnh quân sự, kinh tế bằng mọi cách đảm bảo vai trò bá chủ thế giới của Mỹ,
chủ trương can thiệp theo chiều sâu trên cơ sở chủ nghĩa đơn phương.
Bảo vệ an ninh, mở rộng phát triển kinh tế và mở rộng quan niệm giá trị Mỹ
luôn là “ba trụ cột lớn” của chính sách ngoại giao Mỹ. Từ chính quyền B. Clinton
cho đến chính quyền G.W Bush cũng khơng hề thay đổi quan điểm này. Tuy nhiên,
nếu như chính quyền B. Clinton chú trọng hơn vào chính sách đối nội với việc mở
rộng và phát triển kinh tế lên vị trí hàng đầu trong “ba trụ cột lớn” và tìm cách cải
thiện quan hệ với các địch thủ cũ, thì Chính quyền G.W. Bush thực hiện chính sách
đối ngoại giống như G.Bush là kết hợp chặt chẽ ngoại giao với quốc phòng, kinh tế
với quốc phòng và ngày càng coi trọng vấn đề an ninh quân sự hơn so với thời Chính
quyền B. Clinton.
Như vậy, trước sự kiện 11.09.2001, chính sách ngoại giao thời G.W.Bush vẫn
tiếp tục tuân theo quan niệm an ninh quân sự truyền thống “ngăn chặn và răn đe”.
Sự kiện 11.09 đã làm thay đổi đánh giá chiến lược của Mỹ. Mỹ cho rằng, chiến
lược “ngăn chặn, răn đe” trước đây khơng cịn hiệu quả trước mối đe dọa mới – chủ
nghĩa khủng bố.
Sau sự kiện 11.09
Sau sự kiện 11.09 Mỹ lợi dụng vị thế người bị hại và ưu thế nội lực tổng hợp
của mình nhằm khẳng định tính đơn cực hóa của trật tự thế giới mới và tăng cường
can thiệp tồn diện, chính quyền G.W.Bush đã thúc đẩy nhanh tốc độ điều chỉnh
chiến lược phòng vệ.


22


Nhân danh chống khủng bố, chính quyền G.W.Bush phân chia thế giới thành
hai nhóm nước: chống khủng bố và khủng bố, thực chất là đi với Mỹ hay là chống
Mỹ, thế giới chỉ còn lại chư hầu của Mỹ hay khơng phải chư hầu của Mỹ.
Tháng 09.2002, chính quyền G.W.Bush đưa ra học thuyết chiến lược mới: “học
thuyết Bush”, khẳng định Mỹ có quyền tiến hành tấn cơng trước nhằm vào các quốc
gia có thể gây hiểm họa tiềm tàng. Việc đưa ra “địn tấn cơng mở đầu” cho thấy
chính sách đối ngoại của Mỹ đã chuyển từ “phòng thủ dự phịng sang tấn cơng để
phịng thủ” đây là sự điều chỉnh chiến lược rõ rệt nhất của Mỹ kể từ sau sự kiện 11.9
đến nay.
Nhìn tổng thể mục tiêu chiến lược của Mỹ khơng có gì thay đổi nhiều nhưng nét
nổi bật hiện nay chính là càng nghiêng về xu hướng coi trọng thủ đoạn quân sự để đạt
tới mục tiêu. Trọng điểm tiến hành điều chỉnh chiến lược của Mỹ là đặt việc chống
chủ nghĩa khủng bố và ngăn ngừa sự vươn lên của các nước lớn thách thức vai trò
lãnh đạo thế giới của Mỹ vào vị trí tương đối cân bằng. Vì sự trả đũa của Mỹ sẽ được
áp dụng không chỉ với các lực lượng khủng bố mà cả với các đối thủ tiềm tàng của
Mỹ.
Ý tưởng “đánh đòn phủ đầu” được coi là nguyên tắc chiến lược phòng vệ chống
khủng bố của Mỹ. Các quan chức Mỹ giải thích chiến lược “đánh địn phủ đầu” cịn
có thể bao gồm các hành động trừng phạt kinh tế, phong tỏa các khoản tiền giữa ngân
hàng, tăng cường hoạt động thu thập tình báo…chứ khơng thuần túy dùng hành động
quân sự.
Xuất phát từ nguyên tắc chủ đạo đặt quân sự lên trên hết, phương châm ngoại
giao của Mỹ là chống khủng bố làm tiền đề và căn cứ vào mục tiêu chống khủng bố
cụ thể để tìm đồng minh. Khi một nhiệm vụ nào đó hồn thành liên minh đó được lập
tức giải tán, sau đó lại liên kết liên minh mới trên cơ sở xác định mục tiêu chống
khủng bố mới.
G.W.Bush đã vạch ra chính sách ngoại giao “hội nhập”. Tuy nhiên, ngoại giao
của Mỹ cũng coi tấn cơng là biện pháp tốt nhất để phịng ngự, nên đã thay đổi thứ tự
ưu tiên về việc lựa chọn đồng minh và chính sách ngoại giao. Nguyên tắc chỉ đạo để



23

lựa chọn đồng minh và chính sách ngoại giao là xem xét quốc gia nào đó đi với Mỹ
hay là chống Mỹ. Hình thức hợp tác của Mỹ đã được đa dạng hóa, khi cần thực hiện
chủ nghĩa đơn phương thì họ thực hiện, khi thấy cần liên minh thì họ tìm liên minh,
bao gồm cả liên minh khơng cố định.
Như vậy, Chính quyền Bush đã điều chỉnh chiến lược từ “ngăn chặn, răn đe”
sang chiến lược “địn tấn cơng phủ đầu” nhằm thiết lập trật tự thế giới mới đơn cực
do Mỹ đứng đầu với chủ nghĩa đơn phương.

Tóm lại, khát quát về chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh lạnh ta thấy
rằng Mỹ với tham vọng bá quyền của mình muốn thiết lập nên chủ nghĩa đơn phương
nhưng lại bị nhiều yếu tố chi phối từ tình hình thế giới đến tình hình trong nước. Để
hồi phục sức mạnh của một siêu cường và thực hiện được tham vọng của mình, Mỹ
đã từng bước điều chỉnh chính sách đối ngoại và đã từng bước thu được những kết
quả đáng kể đặc biệt sau sự kiện ngày 11.09. Tuy ở mỗi thời kỳ chính sách đối ngoại
có điều chỉnh, thay đổi nhưng bản chất của nó thì luôn phục vụ cho mục tiêu lãnh đạo
thế giới, bảo vệ chế độ tư bản chủ nghĩa ở Mỹ và trên thế giới.


×