Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Phương pháp thuyết trình trong việc dạy và học môn khẩu ngữ tiếng hán trung cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.25 KB, 45 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----oOo---ĐỀ TÀI
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG - 2008

PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH
TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN KHẨU NGỮ
TIẾNG HÁN TRUNG CẤP

Người hướng dẫn khoa học:
Th.S. NGUYỄN THỊ MINH THÚY
Chủ nhiệm đề tài:
NGUYỄN THU HUYỀN
SV. nghành Ngữ văn Trung Quốc
Khóa 2004 – 2008

TP.HỒ CHÍ MINH – 2008


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KHẨU NGỮ TRUNG CẤP VÀ PHƯƠNG
PHÁP THUYẾT TRÌNH ................................................................................ 4
1. Một số vấn đề về học khẩu ngữ.............................................................. 4
1.1. Đặc điểm của khẩu ngữ ................................................................... 4
1.2. Tác dụng và ý nghĩa của dạy và học khẩu ngữ ................................ 6
1.3. Nguyên tắc chủ yếu của dạy và học khẩu ngữ ............................... 7
2. Đặc điểm của dạy và học khẩu ngữ tiếng Hán trung cấp ..................... 7
2.1. Đặc điểm khẩu ngữ tiếng Hán trung cấp ......................................... 8


2.2. Yêu cầu học khẩu ngữ tiếng Hán trung cấp .................................... 9
2.3. Một số phương pháp thường dùng trong dạy và học khẩu ngữ tiếng
Hán ....................................................................................................... 10
3. Khái quát về phương pháp thuyết trình.............................................. 11
3.1. Định nghĩa ..................................................................................... 11
3.2. Đặc điểm của thuyết trình .............................................................. 11
3.4. Kết cấu cơ bản của một bài thuyết trình ........................................ 12
CHƯƠNG II: CƠNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ Q TRÌNH TIẾN HÀNH
GIỜ THUYẾT TRÌNH TRÊN LỚP ............................................................ 14
1. Cơng việc của giáo viên ........................................................................ 14
1.1. Xử lý giáo trình .............................................................................. 14
1.2. Phân công sinh viên ....................................................................... 14
2. Công tác chuẩn bị của sinh viên .......................................................... 15
2.1. Chọn chủ đề ................................................................................... 15
2.2 Thu thập tài liệu và dụng cụ trực quan có liên quan đến chủ đề của
bài thuyết trình ...................................................................................... 17
2.3. Chuẩn bị đề cương bài thuyết trình ............................................... 18
2.4. Viết bài thuyết trình ........................................................................ 19
2.5. Luyện tập ........................................................................................ 22
3. Tiến hành thực hiện thuyết trình ở trên lớp. ...................................... 23
3.1. Nhiệm vụ của người thuyết trình ................................................... 23
3.2. Nhiệm vụ của giáo viên .................................................................. 25
3.3. Nhiệm vụ của người nghe .............................................................. 26
4. Giáo viên cho điểm bài thuyết trình của học sinh ............................... 27
4.1. Tác dụng và ý nghĩa của việc đánh giá và cho điểm ...................... 28
4.2. Tiêu chí chủ yếu của việc đánh giá và cho điểm bài thuyết trình .. 28
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KỸ NĂNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THUYẾT TRÌNH ......................................................................................... 29
1. Một số kỹ năng kết thúc và mở đầu thường dùng .............................. 29
1.1. Kỹ năng cho phần mở đầu ............................................................. 29

1.2. Kỹ năng kết thúc............................................................................. 31
2. Một số kỹ năng khi lên thuyết trình .................................................... 32
2.1. Kỹ năng khắc phục trở ngại về tâm lý và phương pháp rèn luyện


tâm lý..................................................................................................... 33
2.2. Vận dụng ngơn ngữ hình thể ......................................................... 33
2.3. Vận dụng tính hài hước, dí dỏm .................................................... 35
2.4. Kỹ năng xử lý tình huống ngồi ý muốn và trả lời câu hỏi của thính
giả.......................................................................................................... 36
2.5. Vận dụng phần mềm PowerPoint trong thuyết trình ..................... 37
3. Một số kiến nghị mở rộng phạm vi sử dụng phương pháp thuyết trình
trong khoa NVTQ .................................................................................... 38
KẾT LUẬN ................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41


1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người chúng ta đã sớm biết dùng ngôn ngữ để giao lưu về tư tưởng,
truyền đạt tin tức, thống nhất về hành vi và biết lao động sản xuất. Đây chính là
một trong những tiêu chí để phân biệt giữa con người và các động vật khác.
Trong đó, khẩu ngữ là công cụ giao tiếp đầu tiên của con người. Chiều dài của
lịch sử đã chứng minh nhận định này. 60 nghìn năm trước, con người đã có khả
năng giao tiếp bằng lời nói, nhưng văn tự chỉ mới xuất hiện cách đây mấy
nghìn năm. Vì thế việc rèn luyện khả năng nói đối với mỗi người và đặc biệt
đối với những người học ngoại ngữ mà nói là vơ cùng quan trọng. Học ngoại
ngữ là ngoài tiếng mẹ đẻ, chúng ta cịn học thêm một ngơn ngữ của đất nước

khác. Vì thế, chúng ta cũng giống như đứa trẻ lên ba đang bi bơ tập nói nhưng
khơng phải là bắt chước, chúng ta đã có tư duy vì thế phải tìm phương pháp để
nói chuẩn và hay.
Dạy Hán ngữ - là ngôn ngữ thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu của nó là : bồi
dưỡng kỹ năng giao tiếp của người học bằng tiếng Hán. “Bồi dưỡng” có nghĩa
là vận dụng các phương pháp dạy học để nâng cao kỹ năng nói của người học.
Vậy thì, chúng ta sẽ dạy như thế nào? Liệu có phương pháp lí tưởng nào chăng?
Câu trả lời là khơng có. Điều này cũng dễ hiểu vì khơng có cái gì là tuyệt đối cả.
Có rất nhiều phương pháp dạy khẩu ngữ, mỗi phương pháp đều có những ưu
điểm và nhược điểm riêng của nó. Cho nên, các nhà nghiên cứu về phương
pháp dạy học vẫn khơng ngừng để tìm ra những phương pháp mà ưu điểm
chiếm ưu thế. Thuyết trình chính là một trong những phương pháp đó.
Do có nhiều ưu điểm nên trong quá trình vận dụng, nó ln nhận được sự
hoan nghênh của người học. Tuy nhiên, phạm vi sử dụng phương pháp thuyết
trình trong dạy khẩu ngữ vẫn cịn nhiều hạn chế. Các khoa ngoại ngữ cũng đã
sử dụng phương pháp thuyết trình trong giờ học khẩu ngữ nhưng số tiết cịn ít


2
và chất lượng còn chưa tốt. Nhằm nâng cao chất lượng, chúng ta nên nghiên
cứu về việc sử dụng phương pháp thuyết trình trong dạy khẩu ngữ tiếng Hán.
Hơn nữa, trong xã hội hiện đại hiện nay luôn đặt ra cho sinh viên mới tốt
nghiệp những yêu cầu về công việc ngày càng cao. Ngồi yếu tố có chun
mơn vững, tố chất cá nhân, chúng ta còn phải chuẩn bị một số kỹ năng cần thiết
về cơng việc như thích ứng, hợp tác, lãnh đạo, thuyết trình…vv. Trong đó,
thuyết trình là một kỹ năng không thể thiếu của mỗi người trong thời đại mới.
Trong dạy học nếu như chúng ta có thể sử dụng phương pháp thuyết trình thì sẽ
giúp nâng cao kỹ năng khẩu ngữ của sinh viên rất nhiều.
Vì những lí do đã nói ở trên, tơi đã quyết định chọn vấn đề: “Phương
pháp thuyết trình trong dạy và học môn khẩu ngữ tiếng Hán trung cấp” để

làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
Tơi đã lấy việc vận dụng phương pháp thuyết trình trong dạy khẩu ngữ
tiếng Hán để làm mục đích nghiên cứu và từ đó thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ một số vấn đề về dạy khẩu ngữ tiếng Hán
- Tìm hiểu về việc vận dụng phương pháp thuyết trình trong dạy khẩu ngữ
tiếng hán trung cấp.
- Đưa ra một số ý kiến đối với việc vận dụng phương pháp thuyết trình
trong dạy khẩu ngữ tiếng Hán.
3. Phạm vi nghiên cứu
Thuyết trình là một trong những phương pháp giảng dạy đã, đang và sẽ
được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều các ngành học ở các trường đại học, cao
đẳng trong cả nước. Phương pháp giảng dạy này cũng rất phù hợp đối với sinh
viên học Hán ngữ trung và cao cấp, nhưng trong khuân khổ bản nghiên cứu
khoa học này tôi chỉ đi nghiên cứu ở mức giới hạn là việc vận dụng phương
pháp thuyết trình trong dạy và học mơn khẩu ngữ trên lớp ở giai đoạn Hán ngữ


3
trung cấp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình viết bản nghiên cứu khoa học này, tôi đã sử dụng những
phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: thu thập, hệ thống hóa, phân tích các
tài liệu trong sách và trên mạng làm lý luận cơ bản để nghiên cứu.
- Phương pháp diễn dịch, quy nạp, tổng hợp.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài đã hệ thống hóa lại tồn bộ kiến thức về khẩu ngữ và phương pháp
thuyết trình từ đó đưa ra một số cách để sinh viên có thể nắm vững và vận dụng
phương pháp thuyết trình. Có thể vận dụng phương pháp này vào dạy học mơn

khẩu ngữ có ý nghĩa lớn đối với việc học tập của sinh viên. Làm tăng kiến thức,
rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông cho sinh viên.
6. Kết cấu của bản nghiên cứu khoa học
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tham khảo, nội dung chủ yếu mà
bản nghiên cứu khoa học gồm ba chương:
Chương I : Khái luận về phương pháp thuyết trình và dạy nói tiếng Hán
trung cấp
Chương II: Công tác chuẩn bị và tiến hành thực hiện giờ thuyết trình trên
lớp
Chương III: Một số kỹ năng để nâng cao chất lượng của bài thuyết trình.


4
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KHẨU NGỮ TRUNG CẤP VÀ PHƯƠNG
PHÁP THUYẾT TRÌNH

1. Một số vấn đề về học khẩu ngữ
1.1. Đặc điểm của khẩu ngữ
Chúng ta luôn nghĩ “miệng” có hai chức năng đó là ăn và nói. Con người
muốn sống thì phải ăn, muốn sống một cách vui vẻ thoải mái và có ý nghĩa thì
phải nói.
Từ thời viễn cổ, trong quá trình lao động đã sinh ra nhu cầu nói, khí quản
dần dần được hồn thiện, từ đó khẩu ngữ được hình thành và phát triển. Nó đã
trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng của con người. Vì vậy con người
khơng chỉ học để biết nói mà con phải học nói sao cho dễ hiểu, nói sao cho hay.
Vậy khẩu ngữ có những đặc điểm gì, trước hết chúng ta cần làm rõ khẩu ngữ là
gì?
1.1.1. Khẩu ngữ là gì?
Theo từ điển wikipeditd (Bách khoa toàn thư), khẩu ngữ là khả năng biểu
đạt bằng lời nói. Con người trong giao tiếp cuộc sống trước khi sử dụng văn tự

thì chủ yếu là dùng khẩu ngữ. Khẩu ngữ do hai nhân tố âm thanh và ý nghĩa tạo
thành. Âm thanh là hình thức của khẩu ngữ, ý nghĩa là nội dung của khẩu ngữ,
nếu thiếu một trong hai nhân tố này thì khẩu ngữ khơng tồn tại.
1.1.2. Đặc điểm của khẩu ngữ
* Sử dụng rộng rãi, giao lưu nhanh chóng
Dùng văn viết trong giao tiếp sẽ bị hạn chế bởi trình độ văn hố và cơng
cụ để viết. Trong thời kỳ nền văn hố cịn lạc hậu, mặc dù chữ viết đã ra đời
nhưng đại đa số người dân vẫn còn mù chữ. Ngày nay, sự nghiệp giáo dục văn
hố đã phát triển, nhưng cũng khơng ít người dùng văn viết chưa được thành
thạo. Ngược lại, khi truyền đạt tin tức, giao lưu tư tưởng dùng khẩu ngữ sẽ


5
nhanh chóng và cụ thể hơn văn viết rất nhiều, thấy sao nói vậy, nghĩ gì nói đấy.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật hiện đại thì hai đặc
trưng sử dụng rộng rãi và giao lưu nhanh chóng của khẩu ngữ từng bước được
hiện rõ. Do vậy, khẩu ngữ có tính phổ biến rộng rãi.
* Lấy âm thanh để truyền đạt ý, giao lưu trực tiếp
Biểu đạt của ngôn ngữ không phải là viết cho người xem, mà là nói cho
người nghe. Cho nên, mỗi âm tiết cũng cần phải nói cho chuẩn xác, mỗi câu
cũng phải nói cho rõ ràng, làm cho người nghe có thể hiểu được. Dùng âm
thanh để truyền đạt ý đã trở thành một trong những đặc trưng của khẩu ngữ.
Hơn nữa, dùng khẩu ngữ đều là cách giao lưu trực tiếp, mặt đối mặt. Loại giao
lưu này luôn là song hướng hoặc đa hướng, từ đó người nói có thể ngay lập tức
nhận được tin tức phản hồi.
* Ngẫu hứng cấu tạo ý, ngơn từ tự phát
Nói khơng giống như viết là phải suy nghĩ nhiều lần, cân nhắc từng câu
chữ. Nếu như chọn từ không phù hợp, câu văn sẽ có nhiều nghĩa, dễ gây hiểu
nhầm, điều này sẽ làm trở ngại khi giao lưu. Do trong quá trình giao lưu giữa
hai người, có thể tuỳ ý thêm vào, thường xuyên thay đổi chủ đề, do đó yêu cầu

đối với người nói là phải phản ứng nhanh, ngẫu hứng cấu tứ, ngơn từ tự phát,
một khi đã nói ra thì khó rút lại. Người Trung Quốc xưa có câu: “qn tử nhất
ngơn, tứ mã nan truy” cũng nói rõ đặc trưng này của khẩu ngữ.
*Thông dụng dễ hiểu, sinh động trực quan
Một đặc trưng lớn nhất của khẩu ngữ là dựa vào âm thanh để truyền đạt
tin tức, mà âm thanh lấy âm tiết làm đơn vị. Mỗi một âm tiết qua rất nhanh, có
những âm tiết cịn giống nhau nên dễ bị nhầm lẫn. Điều này bắt buộc khẩu ngữ
phải thông dụng dễ hiểu, ngôn từ chuẩn xác, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng chỗ, có
tiết tấu, như vậy khi nói người nghe mới hiểu hết được ý.
Khẩu ngữ có hồn cảnh quy định nhất định, tức là người nói vì bị hạn chế
về khơng gian và thời gian, thường nói khơng hết nghĩa, để biểu đạt hết ý nghĩa,


6
người nói thường dùng cử chỉ, ánh mắt, biểu hiện của mình để phụ trợ. Như
vậy sẽ hình thành tính trực quan và sinh động, người nghe khơng những có thể
nghe thấy mà cịn nhìn thấy biểu hiện của người nói để hiểu vấn đề một cách
chính xác.
1.2. Tác dụng và ý nghĩa của dạy và học khẩu ngữ
Dạy và học khẩu ngữ là phương pháp quan trọng vừa là bồi dưỡng năng
lực đọc hiểu, tăng thêm kiến thức về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng. Vì vậy nó
có những tác dụng và ý nghĩa sau:
1.2.1. Dạy và học khẩu ngữ là nhu cầu bức thiết của sự phát triển xã hội
Sự phát triển của kinh tế và sự tiến bộ của xã hội làm cho nhu cầu cuộc
sống của con người tăng lên, nhịp sống nhanh hơn, sự giao tiếp với nhau ngày
càng nhiều hơn. Như vậy, vị trí của khẩu ngữ trong giao tiếp ngày càng được
coi trọng. Việc tiến hành dạy và học khẩu ngữ một cách quy phạm nhằm nâng
cao trình độ khẩu ngữ của sinh viên là một nhiệm vụ cần thiết và quan trọng
của giáo viên và sinh viên khoa ngoại ngữ.
1.2.2. Dạy và học khẩu ngữ là nhu cầu nâng cao toàn diện về khả năng

ngôn ngữ.
Học ngoại ngữ cần phải đồng thời coi trọng cả bốn kỹ năng : nghe, nói,
đọc, viết. Trong đó, khẩu ngữ là miệng nói tai nghe, làm cho “nghe” và “nói”
có mối quan hệ mật thiết. “Nghe” là để tiếp nhận, “nói” là để biểu đạt. Khơng
có tiếp nhận thì khơng cần biểu đạt, nếu biểu đạt mà khơng phải để cho người
khác tiếp nhận thì đã mất đi ý nghĩa của biểu đạt. Chúng bổ sung cho nhau, gắn
bó với nhau, thúc đẩy nhau. Đây cũng là lí do mà đa số các giáo trình đều kết
hợp dạy “nghe” và “nói”.
Khơng chỉ có thế, mơn đọc hiểu và viết văn cũng nhờ việc dạy khẩu ngữ
mà có sự cải thiện. Để nói đến lĩnh vực gì đó người nói nhất định phải có sự
hiểu biết về lĩnh vực đó. Những kiến thức này có được khơng phải là nhờ sự
tích lũy từ việc đọc sách, báo và lên mạng tra tài liệu hay sao? Hơn nữa, muốn


7
đạt được kết quả cao nhất, người nói nhất định phải có sự chuẩn bị tốt ví dụ
như: viết ra một bản đề cương hoặc một số nội dung chủ yếu. Vì vậy, ngồi
mục đích chủ yếu là nâng cao kỹ năng biểu đạt của khẩu ngữ thì việc dạy và
học khẩu ngữ cịn có tác dụng tốt đối với việc bồi dưỡng kỹ năng đọc hiểu và
viết văn.
1.2.3. Dạy và học khẩu ngữ thúc đẩy sự phát triển năng lực về tư duy.
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy. Như trên đã nói, dạy và học khẩu ngữ
giúp nâng cao tồn diện về khả năng ngơn ngữ. Như vậy, phát triển ngôn ngữ
tất nhiên thúc đẩy phát triển tư duy. Nói một cách cụ thể, việc rèn luyện khẩu
ngữ có thể bồi dưỡng tính logic và tính nhạy bén của tư duy.
1.3. Nguyên tắc chủ yếu của dạy và học khẩu ngữ
Bất kỳ một năng lực nào cũng phải qua rèn luyện mà nên. Việc bồi dưỡng
cho học sinh năng lực biểu đạt khẩu ngữ nếu không đảm bảo được tính khoa
học, tính hệ thống, tính nghiêm túc thì rất khó làm được. Vì thế, trong q trình
học khẩu ngữ bắt buộc tuân thủ các nguyên tắc sau:

1. Luyện nói trên cơ sở nghe
2. Thơng qua luyện nói để bồi dưỡng năng lực nghe
3. Nắm vững các mẫu câu, các loại câu
4. Khi nói cần có động tác, cử chỉ, biểu cảm đi cùng
5. Giáo viên cần phải cổ vũ học sinh nói, sửa lỗi cho học sinh
6. Chú ý nói đúng, chuẩn, khơng lạc đề
7. Kết hợp luyện tập giữa cá nhân và tập thể lớp
2. Đặc điểm của dạy và học khẩu ngữ tiếng Hán trung cấp
Người Việt Nam bắt đầu học ngoại ngữ ít nhất cũng phải mất bốn năm.
Thường thì năm đầu tiên gọi là giai đoạn sơ cấp, năm hai là giai đoạn trung cấp,
năm thứ ba và năm thứ tư là giai đoạn cao cấp. Tính chất này quyết định vị trí


8
chủ chốt của môn học bồi dưỡng nâng cao kỹ năng giao tiếp.
Nhiệm vụ của việc dạy và học khẩu ngữ tiếng Hán giai đoạn trung cấp là
cầu nối giữa giai đoạn sơ cấp và cao cấp. Nó vừa là sự phát triển của việc dạy
và học khẩu ngữ tiếng Hán giai đoạn sơ cấp, cũng vừa là nền tảng của việc
hoàn thiện dạy và học khẩu ngữ tiếng Hán giai đoạn cao cấp. Tuy nhiên vẫn
nên lấy việc bồi dưỡng năng lực nói làm mục đích, lấy việc rèn luyện kỹ năng
giao tiếp làm hạt nhân. Do vậy, dạy và học khẩu ngữ tiếng Hán trung cấp có
đặc điểm và nội dung khác với hai giai đoạn kia.
2.1. Đặc điểm khẩu ngữ tiếng Hán trung cấp
Giai đoạn bắt đầu học ngoại ngữ, người học giống như một đứa trẻ học
nói, bắt đầu từ những chữ cái. Những tri thức và kỹ năng mới đều được người
học nắm bắt rất nhanh. Trải qua giai đoạn sơ cấp, sinh viên cũng đã tích luỹ
được kiến thức về ngơn ngữ và thời gian luyện tập kỹ năng ngôn ngữ tương đối
nhiều. Giai đoạn sơ cấp là giai đoạn cung cấp các kiến thức, kỹ năng cho giai
đoạn trung cấp. Do vậy, khi kết thúc giai đoạn sơ cấp sinh viên đều có kỹ năng
nhất định về nghe, nói, đọc, viết. Sau khi tiến vào giai đoạn trung cấp, cùng với

sự nâng cao kỹ năng và trình độ vận dụng ngơn ngữ, các xu hướng khác nhau
biểu hiện ra ngoài của người học ngày càng hiện rõ, mà xu hướng lặp lại các
mẫu câu đơn thuần ngày càng làm mất đi tác dụng thúc đẩy việc học. Điều này
cũng nói lên, mong muốn vận dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo của người học
ngày càng mãnh liệt hơn. Với hơn 2500 từ và kết cấu ngữ pháp cơ bản đã học,
sinh viên có thể tự tạo ra câu của mình và biểu đạt ý của mình. Những biện
pháp nắm được tuy có hạn nhưng khi đưa vào vận dụng thì lại là vơ hạn. Đặc
điểm này chính là một trong những điều kiện thuận lợi của việc dạy và học
môn khẩu ngữ tiếng Hán trung cấp.
Đặc điểm thứ hai là năng lực biểu đạt của sinh viên giai đoạn trung cấp.
Theo tiêu chuẩn của cuộc “trắc nghiệm trình độ tiếng phổ thơng”- do uỷ ban
văn tự ngôn ngữ quốc gia Trung Quốc và bộ giáo dục cùng các ban ngành có


9
liên quan đưa ra sau khi hoàn thành giai đoạn sơ cấp và trước khi vào giai đoạn
trung cấp, người học khi đọc văn bản và đối thoại tự do, tiêu chuẩn ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp chính xác, khơng sai, ngữ điệu tự nhiên, diễn đạt lưu loát, chỉ
được phép sai sót chút ít ở phần âm và thanh điệu. Trên thực tế, số người đạt
được tiêu chuẩn này không nhiều. Do vậy, khi bước vào giai đoạn trung cấp
vẫn phải rèn luyện nghiêm túc các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thì mới hi vọng
bồi dưỡng được những người có năng lực cao trong giao tiếp tiếng Hán.
2.2. Yêu cầu học khẩu ngữ tiếng Hán trung cấp
Có thể nói, giai đoạn trung cấp có tác dụng lớn đối với q trình từng
bước hồn thiện kỹ năng giao tiếp của người học. Vì vậy, học khẩu ngữ tiếng
Hán trung cấp đặt ra những yêu cầu sau:
2.2.1. Rõ ràng
Chỉ ngôn ngữ của sinh viên phải phù hợp với tiêu chuẩn của tiếng phổ
thơng. Khi nói phải rõ lời, âm lượng to, rõ, truyền đạt nội dung chuẩn xác, rõ
ràng để người nghe tiếp nhận nội dung một cách nhanh và chính xác.

2.2.2. Lưu lốt
Chỉ cách diễn đạt lưu lốt, khơng bị ngập ngừng, ấp úng, lắp bắp hay bất
kỳ trở ngại gì. Mặt khác của lưu lốt cịn thể hiện ở chỗ các thành phần câu đầy
đủ, phối hợp thích đáng, mẫu câu khơng lộn xộn. Chỉ có biểu đạt lưu lốt, kết
cấu ngữ pháp trơi chảy mới có thể đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp.
2.2.3. Sinh động
Chỉ ngữ điệu tự nhiên, tiết tấu hợp lý, biểu ý chính xác, cấu tứ chặt chẽ,
câu từ, phương pháp biểu đạt đa dạng, có sức thu hút cao.
2.2.4. Tự nhiên
Chỉ việc vận dụng khẩu ngữ để biểu đạt tư tưởng, tình cảm đạt tới trình độ
tương đối thuần thục, vận dụng một cách tự nhiên. Đây cũng là một yêu cầu
tương đối cao. Để có thể làm được điều này, đầu tiên phải bổ sung kiến thức và


10
hiểu sâu sắc về sự việc cần diễn đạt, đây là nền tảng của diễn đạt, nếu khơng thì
khơng thể lựa chọn được hình thức tư duy và lời nói tương ứng. Thứ hai là phải
tự tin vào bản thân, như thế khi nói nhất định sẽ thành cơng.
Những u cầu và mục tiêu được đưa ra một cách rõ ràng từ bốn phương
diện cơ bản đã nêu trên. Học khẩu ngữ cũng chính là để thực hiện bốn yêu cầu
và mục tiêu này.
2.3. Một số phương pháp thường dùng trong dạy và học khẩu ngữ tiếng
Hán
2.3.1. Thảo luận
Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, tất cả sinh viên đưa ra ý kiến, cách nghĩ
của mình xoay quanh một vấn đề trung tâm nào đó. Thảo luận trên lớp là hình
thức tốt để cho học sinh dùng tiếng Hán biểu đạt quan điểm, tư tưởng của mình.
2.3.2. Biện luận
Biện luận khẩu ngữ trên lớp là cách tổ chức cho sinh viên trong mỗi một
vấn đề nào đó sẽ đưa ra nhiều ý kiến khác nhau và chứng minh cho ý kiến của

mình. Từ đó luyện cho sinh viên khả năng biểu đạt khẩu ngữ, khả năng nghe
hiểu, khả năng nắm bắt được trọng điểm vấn đề của người nói và khả năng
phản ứng nhanh trong những buổi luyện tập trên lớp.
2.3.3. Thuyết trình
Sinh viên trình bày về một vấn đề gì đó trước lớp. Viết xong nói thường là
thể tự sự, có nhân vật nhất định, tình tiết và hồn cảnh. Thuyết trình lại là thể
loại nghị luận, nên yêu cầu về tính logic của các luận điểm, luận cứ và tư duy là
rất khắt khe. Đây là phương pháp dạy cho người học cách tư duy bằng tiếng
Hán, tức là khả năng dùng tiếng Hán để phán đoán và tổng hợp vấn đề.
Trong các phương pháp đã nói ở trên, thuyết trình là một phương pháp
gần đây được sử dụng nhiều. Trong q trình vận dụng, phương pháp này
khơng chỉ được người học ngoại ngữ mà còn được mọi người đón nhận và yêu


11
thích. Đồng thời, nó cịn có tình ứng dụng rất lớn. Do tính ưu việt của thuyết
trình, dưới đây là sự nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn đối với phương pháp này.
3. Khái quát về phương pháp thuyết trình
3.1. Định nghĩa
Theo từ điển tiếng việt của Hồ Ngọc Đức định nghĩa: thuyết trình là trình
bày một cách hệ thống và sáng tỏ một vấn đề trước đơng người.
Thuyết trình bao gồm hai phương diện là “thuyết” và “trình”. “Thuyết” là
chỉ “nói”, “trình” là những cử chỉ, hành động, ngữ điệu bổ trợ cho “nói” làm
tăng hiệu quả biểu đạt. Thuyết trình lấy “thuyết” làm chủ, “trình” làm phụ trợ.
Thuyết trình có thể dùng để giao lưu tư tưởng tình cảm, đưa ra chủ
chương, cũng có thể dùng để giới thiệu tình huống, truyền bá kiến thức. Nó có
tác dụng giáo dục, tuyên truyền. Cùng với sự phát triển của xã hội, các hoạt
động xã hội của con người ngày càng nhiều, các văn bản đã dần được thay thế
bằng “nói”, yêu cầu đối với khả năng nghe nói ngày càng cao. Do vậy, luyện
tập thuyết trình, nâng cao khả năng biểu đạt bằng lời nói đối với việc giao tiếp,

sinh hoạt, cơng việc, học hành của chúng ta có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
3.2. Đặc điểm của thuyết trình
3.2.1. Tính xã hội
Thuyết trình là một hoạt động xã hội, nó khơng phải là nói cho một mình
mình nghe mà là đứng nói trước một nhóm người nhất định. Nội dung của bài
thuyết trình cũng bị hạn chế của xã hội, nó phản ánh những vấn đề mà xã hội
quan tâm.
3.2.2. Tính âm thanh
Thuyết trình là hình thức thơng qua ngôn ngữ bằng lời để truyền đạt ý,
cho nên khi nói thì phải “thượng khẩu nhập nhĩ”. “Thượng khẩu” có nghĩa là
khi thuyết trình thì cũng phải tự nhiên, thân thiết như lúc nói chuyện bình
thường. “Nhập nhĩ” tức là làm cho người nghe khơng gặp trở ngại gì khi nghe,


12
giống như nghe nói chuyện hàng ngày.
3.2.3. Tính cổ vũ
Ngơn ngữ của thuyết trình có tính cổ vũ mạnh mẽ. Bài thuyết trình của
chúng ta nếu như có thể làm cho người nghe khóc, tức giận hay phấn chấn thì
bắt buộc khi thuyết trình phải chọn lựa những ví dụ dễ làm cho tâm trạng con
người thay đổi nhất, khái quát đơn giản thực chất của nó, chỉ ra mối quan hệ
tích cực của người nghe.
3.2.4. Tính hiện trường
“Thuyết” là nói trước đơng người tức là “đối mặt”, có hồn cảnh nhất định,
lời nói của người thuyết trình khơng thể khơng chú ý đến hồn cảnh ngơn ngữ.
Cho nên, trước khi thuyết trình đều phải tưởng tượng trước hồn cảnh của buổi
thuyết trình hoặc là khi đứng trước những phản ứng của người nghe, người
thuyết trình phải dựa theo những phản ứng này để điều chỉnh lời nói của mình.
3.4. Kết cấu cơ bản của một bài thuyết trình
Một bài nói thường phân thành ba bộ phận: mở đầu, nội dung và kết luận.

Sắp xếp nội dung và kết cấu hợp lý và khoa học sẽ làm cho người nghe dễ dàng
tiếp nhận và nắm bắt. Ở đây, tôi chỉ giới thiệu đơn giản tác dụng và công năng
chủ yếu của các bộ phận của một bài thuyết trình. Cách viết và quá trình thực
hiện như thế nào sẽ được nói rõ ở chương sau.
3.4.1. Mở đầu
Có nhiều cách để mở đầu cho một bài thuyết trình, có thể nói trực tiếp,
hoặc là giới thiệu hoàn cảnh của chủ đề mình nói, kể một câu chuyện mà bản
thân đã trải qua trong cuộc sống để nhập đề, cũng có thể đặt một giả thiết để
người nghe suy nghĩ hay dẫn ra một câu danh ngơn…vv. Nhưng đều phải phải
có lợi cho việc giao lưu tư tưởng tình cảm với người nghe, thu hút sự chú ý của
người nghe, làm cho họ có hứng thú để tiếp tục nghe.


13
3.4.2 Thân bài
Bộ phận này chính là nội dung chủ yếu của bài thuyết trình. Tác dụng của
nó là tiến hành nói rõ, luận chứng, phân tích cho những quan điểm, vấn đề đã
được nêu ra ở phần mở đầu. Nhiệm vụ của nó là giải quyết vấn đề, nói rõ quan
điểm, thuyết phục người nghe.
3.4.3. Kết luận
Kết luận cũng là một bộ phận không thể thiếu của một bài thuyết trình.
Nhiệm vụ của nó là tổng kết lại nội dung chính đã nói, làm cho người nghe
nắm bắt hiểu rõ được vấn đề mà người nói đưa ra. Sau khi nói xong phần kết,
người thuyết trình phải trả lời những vấn đề mà người nghe đặt ra, giao lưu với
người nghe những quan điểm, ý kiến, tư tưởng của mình về chủ đề thuyết trình.


14
CHƯƠNG II: CƠNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ Q TRÌNH TIẾN
HÀNH GIỜ THUYẾT TRÌNH TRÊN LỚP

1. Cơng việc của giáo viên
Dạy kỹ năng khẩu ngữ tiếng Hán chủ yếu được tiến hành qua hai giai
đoạn, giai đoạn đầu tiên là dạy cho người học cách đọc tiếng Hán, và chỉ sau
khi người học đã có được một số vốn tiếng Hán nhất định thì giáo viên mới tiến
hành dạy mơn học khẩu ngữ. Khi học sinh bước vào giai đoạn học trung cấp thì
đã có được những kiến thức, kỹ năng nói tiếng Hán nhất định, do vậy vận dụng
phương pháp thuyết trình vào dạy mơn khẩu ngữ lúc này là rất hợp lý.
Đối với sinh viên giai đoạn này mà nói, thuyết trình là một phương pháp
dạy học tương đối mới mẻ. Giáo viên trước khi quyết định sử dụng phương
pháp này cần chú ý đến những nhân tố có liên quan. Để đạt được hiệu quả như
mong muốn, giáo viên phải làm tốt hai công việc sau.
1.1. Xử lý giáo trình
Vận dụng phương pháp thuyết trình khơng phải là phủ định những ưu
điểm của phương pháp khác. Phương pháp thuyết trình trong q trình vận
dụng có thể kết hợp cùng phương pháp khác, một mặt hoàn thành nhiệm vụ dạy
học theo giáo trình, mặt khác bồi dưỡng kỹ năng tổng hợp cho người học. Trên
thực tế, thời gian thuyết trình chỉ chiếm một tỉ lệ nhất định trong tổng thời gian
học môn khẩu ngữ, thường là 1/3 đến1/2.
Công việc xử lý giáo trình của giáo viên tức là giáo viên dựa theo các chủ
đề của giáo trình và giáo án dạy học để đưa ra chủ đề thuyết trình cho sinh viên
của mình. Có nhiều trường hợp sinh viên tự chọn chủ đề dựa theo giáo trình,
nhưng tốt nhất là chọn đề tài dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
1.2. Phân cơng sinh viên
Phân cơng sinh viên cũng có ý nghĩa quan trọng. Trong khoa NVTQĐHKHXH&NV, mỗi lớp có khoảng 40 sinh viên, mỗi học kỳ học 15 tuần. Như


15
vậy, ngoài việc dùng hai ba tuần đầu để giới thiệu về phương pháp dạy mới này,
tức phương pháp thuyết trình và cách thức của nó ra, mỗi tuần cho ba đến bốn
sinh viên lên thuyết trình hoặc có thể phân ra nhóm để thuyết trình, mỗi nhóm

ba đến bốn sinh viên.
Sinh viên có thể được gọi theo danh sách lớp hoặc xung phong để quyết
định đề tài và thời gian thuyết trình. Trước khi thuyết trình thì sinh viên cũng
cần phải chuẩn bị một số cơng việc có liên quan.
2. Công tác chuẩn bị của sinh viên
Làm bất kể một việc gì, cơng đoạn chuẩn bị đều khơng thể thiếu, không
thể coi nhẹ. Chuẩn bị một cách kỹ lưỡng có tác dụng rất lớn đối với sự thành
cơng của một bài thuyết trình. Các chuyên gia đã đưa ra bốn nguyên tắc đó là:
plan (kế hoạch), prepare (chuẩn bị), practice (luyện tập) và present (thuyết
trình). Nguyên tắc này đã làm rõ hơn tính quan trọng của cơng tác chuẩn bị. Có
người cho rằng: “chuẩn bị là tất cả”, nói như vậy cũng khơng phải là nói q.
Chuẩn bị tốt, khơng chỉ có lợi đối với việc giảm áp lực của người thuyết trình
mà cịn làm tăng sự tự tin của họ.
2.1. Chọn chủ đề
Chọn chủ đề có khi do giáo viên phân, có khi do sinh viên tự chọn, nhưng
tốt nhất là dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sinh viên chọn theo sở thích và sở
trường của mình. Bài thuyết trình của sinh viên vừa khơng được tách rời khỏi
đề cương của chủ đề mà giáo viên hướng dẫn lại vừa phải có trọng điểm. Như
thế mới phát huy được tính chủ động và tính sáng tạo của sinh viên, từ đó tăng
thêm hiệu quả và chất lượng của bài thuyết trình.
Đương nhiên, nếu chọn một chủ đề mới không phải là không tốt. Chủ đề
mới trên một số phương diện cũng có ưu điểm nhất định của nó. Thứ nhất, làm
tăng sự hiếu kỳ và thu hút được sự chú ý của người nghe. Thứ hai, mở rộng
kiến thức cho người thuyết trình nhưng người thuyết trình sẽ phải đối mặt với
thử thách mới. Chọn con đường này người thuyết trình phải là người có bản


16
lĩnh, lòng kiên định và phải theo đến cùng. Khi đã làm được thì kết quả đạt
được sẽ cao, bài thuyết trình có tính thuyết phục mạnh mẽ.

Dưới đây là một số vấn đề mà khi chọn đề tài phải lưu tâm:
* Bạn có hứng thú với vấn đề gì?
* Bạn có tự tin nhất với chủ đề nào?
* Vấn đề nào mà đến bây giờ bạn vẫn chưa hiểu rõ, cần tìm hiểu thêm?
* Thâm nhập vào tìm hiểu vấn đề này có tác dụng gì?
* Bạn hiểu về vấn đề này như thế nào?
* Bạn chọn đề tài có phải thuộc vấn đề nhạy cảm?
Trả lời tốt những vấn đề trên chính là đã chọn được một đề tài thích hợp.
Nhưng chọn chủ đề khơng chỉ đơn giản như vậy, nếu chủ đề thuyết trình phạm
vi rộng thì nội dung sẽ khơng sâu, khơng tồn diện, người nghe khó lĩnh hội.
Có được chủ đề thuyết trình, nhất định phải đặt cho nó một tiêu đề. Cho
dù sự chuẩn bị là rất tốt, nhưng khơng có một tiêu đề hay thì bài thuyết trình đó
vẫn chưa hồn thiện, chưa lý tưởng. Vậy thì làm sao để có một tiêu đề hay?
Câu trả lời là nó cần phải đảm bảo được ba nhân tố sau: ngắn gọn, khái quát
được nội dung và có sức hấp dẫn. Một tiêu đề có rõ ràng, ý nghĩa sâu sắc
nhất định sẽ thu hút được sự chú ý và tính tị mị của người nghe. xin hãy xem
một số ví dụ sau:
Tiêu đề thơng thường

Tiêu đề hay

Cuộc sống của người câm điếc

Thế giới yên lặng

Chiến tranh Irắc ảnh hưởng đối

Chiến tranh Irắc đánh vào túi

với nền kinh tế Mỹ

Trường học có nên cho phép học
sinh sử dụng điện thoại

tiền của Mỹ như thế nào?
Học sinh sử dụng điện thoại, tác
hại và lợi ích


17
Tình hình ơ nhiễm mơi trường ở
tp.HCM

Người Sài Gịn sống chung với
rác

2.2 Thu thập tài liệu và dụng cụ trực quan có liên quan đến chủ đề của
bài thuyết trình
2.2.1 Thu thập tài liệu:
Thành cơng của bài thuyết trình được quyết định bởi nội dung của nó, tức
là chất lượng và số lượng của những tin tức. Trong thời buổi khoa học kỹ thuật
phát triển như ngày nay, tìm một tài liệu hay tin tức nào đó là một cơng việc
khơng mấy khó khăn, chúng ta có thể tìm nó trong sách vở, báo chí, thư viện,
tivi hay trên mạng internet…vv. Trong đó, tư liệu và tin tức trên mạng vô cùng
phong phú và mới mẻ. Nhưng không phải nguồn tư liệu và tin tức nào cũng có
thể tin được, dùng được. Vì vậy, sau khi thu thập được, những tư liệu này cịn
phải trải qua q trình xử lý, chọn lựa.
Để làm tăng sức thuyết phục, tính chuẩn xác, đáng tin trong nội dung của
bài thuyết trình, chúng ta nên sử dụng những ví dụ, bảng thống kê, lời trích dẫn.
Chúng sẽ làm cho nội dung bài thuyết trình dễ hiểu và dễ nhớ hơn.
2.2.2 Chuẩn bị dụng cụ trực quan

Kết quả nghiên cứu hiện rõ, những tin tức được tiếp nhận của chúng ta chỉ
có 11% là thơng qua thính giác, cịn lại 83% là thơng qua thị giác. Nói một
cách khác, tác dụng của dụng cụ trực quan đối với việc tiếp nhận và truyền đạt
tin tức là rất quan trọng. Dụng cụ trực quan không chỉ giúp cho việc thu hút sự
chú ý của người nghe, mà còn làm tăng ấn tượng của người nghe đối với nội
dung bài thuyết trình, từ đó dễ dàng tiếp nhận, dễ nhớ. Vì vậy, ngồi việc thu
thập tài liệu ra thì cũng nên chuẩn bị một số dụng cụ như: tranh, hình ảnh, vật
mẫu, máy chiếu, máy tính,…vv.


18
2.3. Chuẩn bị đề cương bài thuyết trình
2.3.1. Tính quan trọng của đề cương
Đề cương thuyết trình là nội dung quan trọng trong thuyết trình. Lucas1 đã
so sánh đề cương thuyết trình giống như bản thiết kế của kiến trúc sư. Ơng ta
nói, bản thiết kế quan trọng như thế nào đối với kiến trúc sư, thì đề cương cũng
quan trọng như vậy đối với người thuyết trình. Viết đề cương là công việc liên
kết những hạng mục, tin tức có quan hệ lại với nhau, như thế có thể đảm bảo
được kết cấu chặt chẽ của một bài thuyết trình. Dựa vào đề cương người thuyết
trình sẽ biết nói nội dung nào trước, nội dung nào sau, không bị trùng lặp một
vấn đề, khơng lãng phí thời gian. Ngồi ra vừa xem đề cương vừa nghe thuyết
trình sẽ làm cho người nghe dễ nắm bắt được nội dung.
2.3.2. Viết đề cương như thế nào?
Trong phần 3.4 của chương I đã giới thiệu qua kết cấu cơ bản của một bài
thuyết trình. Nó bao gồm ba phần mở đẩu, nội dung và kết luận. Viết đề cương
có nghĩa là chúng ta viết ý chính của ba phần này. Chúng ta nên chuẩn bị hai đề
cương, một dàn ý để cho người nghe xem, còn một đề cương chi tiết để cho
mình.
* Tác dụng của dàn ý: là làm cho người nghe hiểu rõ được thứ tự trình
bày kết cấu của nội dung bài thuyết trình. Chỉ cần xem qua bản dàn ý người

nghe có thể biết được những vấn đề mà người thuyết trình sẽ nói tới, từ đó tăng
hiệu quả lĩnh hội của người nghe.
Nếu như có thể sử dụng chương trình Powerpoint, dàn ý chỉ cần viết
khoảng một trang A4 là được. Nếu khơng có điều kiện sử dụng Powerpoint,
chúng ta có thể viết lên bảng.
* Đề cương chi tiết : người thuyết trình dựa vào bản đề cương này để
trình bày bài thuyết trình của mình, nhưng tuyệt đối khơng được nhìn chăm

1

Tác giả của cuốn sách “The Art of Pucblic Speaking” .McGraw-Hill,Inc,1998


19
chăm để đọc ra. Người thuyết trình phải nắm chắc nội dung và kết cấu của bài
thuyết trình, thỉnh thoảng có thể liếc qua đề cương. Họ phải biết bắt đầu như
thế nào? Cái gì nói trước, cái gì nói sau, nhấn mạnh ở đâu? Viết đề cương chi
tiết cũng là giúp cho họ làm điều này. Trên thực tế, viết đề cương chi tiết chính
là xác định nội dung bài thuyết trình bao gồm những luận điểm nào, mỗi luận
điểm thì có những luận cứ nào.
Một đề cương chi tiết rõ ràng không chỉ hiện rõ kết cấu cụ thể của nội
dung thuyết trình, mà cịn thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các luận điểm với
nhau. Thuyết trình khơng phải là một kiểu học thuộc lịng. u cầu của thuyết
trình là trên cơ sở nắm được kết cấu cụ thể nội dung bài nói để triển khai nó.
Khi xác định những luận điểm chính, sinh viên nên hạn chế số lượng luận điểm
chính. Lucas cho rằng: “tất cả đều quan trọng có nghĩa là khơng có gì quan
trọng cả”. Do vậy, người thuyết trình chỉ nên giữ lại những luận điểm quan
trọng nhất, nổi bật nhất.
Vậy sắp xếp các luận điểm cũng là một vấn đề đáng lưu ý, mỗi người phải
dựa theo nội dung thuyết trình để sắp xếp trình tự sao cho hợp lý, thích đáng

nhất.
Sắp xếp thời gian cũng là một công việc không thể coi nhẹ. Lucas đưa ra
thời gian dùng để nói các luận điểm tương đương nhau, như vậy sẽ tránh được
việc quá tập trung vào một luận điểm mà quên đi hoặc không đủ thời gian cho
những luận điểm khác.
2.4. Viết bài thuyết trình
Diễn đạt khẩu ngữ, tuy chỉ là nói bằng miệng, nhưng nếu khảo sát tỉ mỉ tình
hình ứng dụng khẩu ngữ thì dễ phát hiện thấy là trong rất nhiều trường hợp nó
và văn bản có mối quan hệ ứng dụng dưới nhiều hình thức khác nhau. Người
thuyết trình cũng cần phải bỏ chút thời gian để viết bài thuyết trình. Đối với
khả năng diễn đạt khẩu ngữ của sinh viên trình độ trung cấp vẫn cịn nhiều hạn
chế, vì vậy viết bài là một trong những nhân tố bảo đảm chất lượng thuyết trình.


20
Hiện tại người thuyết trình đã có trong tay rất nhiều tài liệu có liên quan
đến chủ đề bài thuyết trình. Nhưng khơng phải là tất cả những tài liệu này đều
phù hợp với bài thuyết trình, hơn nữa chúng khơng có hệ thống. Nhiệm vụ của
người thuyết trình là chọn lựa những tài liệu phù hợp và hệ thống hóa chúng.
Bài thuyết trình là một loại văn bản mang tính tổng hợp cao, nhìn từ góc
độ viết văn, hầu như trong mỗi bài thuyết trình đều có thể thấy các thể loại văn
đan xen lẫn nhau đó là tự sự, nghị luận và trữ tình. Ở đây, tơi chỉ giới thiệu viết
bài thuyết trình theo hai thể loại tự sự và nghị luận.
2.4.1. Viết bài thuyết trình theo thể loại tự sự
Thơng thường mà nói, bất luận là loại nào cũng ít nhiều có chất tự sự. Đặc
điểm của loại bài thuyết trình lấy thể loại tự sự làm chủ là: dựa vào chất tự sự
cấu thành nội dung chủ điểm của bài thuyết trình, đồng thời chất trữ tình và
nghị luận cũng bổ sung thêm cho nó.
Chất tự sự tức là chủ yếu dùng để giới thiệu, tuyên truyền một ai đó hoặc
một sự vật, hiện tượng nào đó. Theo điều tra thì đa số sinh viên đều chọn cách

viết này.
Viết một bài đầu tiên phải đảm bảo được kết cấu tổng thể ba phần của nó.
Sau đó, tùy theo nội dung của mỗi bài thuyết trình có những luận điểm, luận cứ
khác nhau, như vậy chúng bổ sung cho nhau làm cho nội dung của bài thuyết
trình phong phú, chặt chẽ, sinh động dễ làm người khác cảm động. Ngược lại,
luận điểm mà thiếu đi những luận cứ thì chỉ là nói sng mà thơi.
2.4.2. Viết bài thuyết trình theo thể loại nghị luận
So với loại trên thì cách viết này khó hơn một chút, bài thuyết trình viết
theo thể loại nghị luận là nói đạo lý mà đạo lý đó phải cơng bằng hợp lý khơng
thiên vị, lập luận có căn cứ lý lẽ. Do vậy, loại này thường là ngơi thứ ba nói, lập
luận mang tính khách quan và đánh giá chính xác.
Hơn nữa ta thấy, thể loại tự sự chú trọng việc lấy cái mới để thu hút người


21
nghe, nhưng thể loại nghị luận thì lại yêu cầu người thuyết trình dựa vào hiểu
biết sâu rộng để thuyết phục, dẫn dắt người nghe. Điều đáng chú ý là hai yêu
cầu lập luận công bằng và hiểu sâu sắc đã nói ở trên tạo thành hai điểm khó của
bài thuyết trình loại nghị luận. Bởi vì sắc thái lý luận thường khơ khan, lý luận
mà nói sâu thì người nghe khó có thể lĩnh hội được, nếu nói sơ lược thì người
nghe có cảm giác thiếu, thứ hai là dễ gây ra mệt mỏi, thậm chí gây cảm giác
chán ghét cho người nghe. Hơn nữa ngơn ngữ có sắc thái lý luận ắt sẽ hạn chế
người thuyết trình bày tỏ tình cảm của mình, mà một khi thuyết trình chỉ cịn
lại những điều thuyết giáo khơ khan thì rất khó được đón nhận. Mâu thuẫn giữa
lý và tình trong loại này tạo thành đặc trưng riêng của nó.
2.4.3 Sửa bài thuyết trình
Sửa là khâu cuối cùng của việc viết bài thuyết trình. Người ta thường nói:
“viết tốt khơng bằng sửa hay” từ ý nghĩa này một bài thuyết trình hay chính là
nhờ sửa tốt. Tuy nhiên, sửa được cũng khơng phải là chuyện dễ bởi vì khi bắt
đầu viết bài thì đã tồn tâm tồn lực, nếu sửa đổi thì phải thêm một bước nữa,

cho nên mới nói viết đã khó sửa thì càng khó hơn. Sửa bài thường phải bắt đầu
từ những phương diện sau:
* Tư tưởng, quan điểm chủ đề
Đây là linh hồn của bài thuyết trình, là mấu chốt thành cơng của bài thuyết
trình. Cho nên, khi sửa đổi đầu tiên phải xem xét khả năng bao quát của chủ đề,
cái mà chủ đề nói lên là cái gì? Từ đó xác định rõ được tư tưởng, quan điểm
xuyên suốt của chủ đề.
* Kết cấu của bài thuyết trình
Tuy nội dung quyết định hình thức, nhưng đơi khi hình thức cũng ảnh
hưởng lớn đến nội dung, vì vậy phải kiểm tra lại kết cấu bài thuyết trình. Ví dụ
như các đoạn trong bài đã logic chặt chẽ với nhau chưa? Sắp xếp theo thứ tự
trước sau chưa? Mở đầu và kết thúc có nêu bật được vấn đề và có sức hút với
người nghe hay khơng?


22
* Tài liệu và ngơn ngữ
Trong q trình sửa đổi bài viết, phải dựa vào yêu cầu biểu đạt của chủ đề,
đối với việc lựa chọn tài liệu phải xem xét lại một lần nữa, nên thêm thì thêm,
nên bớt thì bớt. Trong biểu đạt ngơn ngữ phải chú ý cân nhắc, chuyên tâm trau
chuốt, nỗ lực làm cho từ ngữ bóng bảy, hay.
2.5. Luyện tập
Luyện tập là cơng đoạn chuẩn bị cuối cùng. Trước khi lên bục thuyết trình,
người thuyết trình bắt buộc nắm chắc được nội dung cần nói và sắp xếp trình tự
của nó. Nếu khơng có luyện tập sẽ không làm được điều này. Công đoạn luyện
tập bao gồm bài thuyết trình, kết hợp các luận điểm và các cơng cụ trực quan
bổ trợ cho nó, sắp xếp thời gian cho tốt, chuẩn bị một số phát sinh ngoài ý
muốn, thử trả lời một số câu hỏi mà thính giả sẽ đặt ra…vv. Trên nền tảng này,
phương pháp luyện tập tốt nhất là đứng trước gương hoặc là trước vài người
bạn. Đứng trước gương, người thuyết trình có thể tự chỉnh sửa cách diễn đạt

của mình. Đứng trước bạn bè, người thuyết trình sẽ nhận được góp ý từ họ và
cịn tăng thêm sự tự tin, như vậy sẽ giúp rất nhiều cho họ khi lên thuyết trình
chính thức.
Khi thuyết trình, người thuyết trình nên chú ý đến những vấn đề sau:
* Nội dung thuyết trình đã rõ ràng, chính xác hay chưa?
* Nói như vậy có thể làm cho người nghe hiểu rõ khơng?
* Kết hợp giữa các luận điểm và dụng cụ trực quan đã hợp lý chưa?
* Kết thúc như vậy có để lại cho người nghe ấn tượng sâu sắc, khó quên
hay khơng?
* Thời gian thuyết trình có đủ hay khơng?
Ở đây phải đặc biệt chú ý đến vấn đề cuối cùng, tại sao vậy? Thơng
thường, mỗi một sinh viên chỉ có 15 phút đến 20 phút để thuyết trình ( bao gồm
cả thời gian hỏi đáp), nhưng trên thực tế rất nhiều sinh viên vượt quá thời gian


×