Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

Vai trò văn hóa, xã hội của phật giáo người việt ở thành phố hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.33 MB, 211 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-oOoTRỊNH VĂN ĐỨC

VAI TRỊ VĂN HĨA, XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO
NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC
MÃ SỐ: 60.31.60

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.TRƯƠNG VĂN CHUNG

TP.Hồ Chí Minh- 05/2015


1

MỤC LỤC
VAI TRỊ VĂN HĨA, XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO NGƯỜI VIỆT
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 4
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 6
4. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................. 7
5. Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 11
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 13
7. Cấu trúc đề tài ......................................................................................................... 15

CHƯƠNG 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
VÀ KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO NGƯỜI VIỆT Ở TP.HỒ CHÍ MINH
1.1.Lý thuyết chức năng, chức năng và vai trị xã hội của tơn giáo........................ 16
1.1.1. Khái niệm chức năng ...................................................................................... 16
1.1.2.Lý thuyết chức năng ........................................................................................ 17
1.1.3.Các chức năng của tơn giáo ............................................................................ 18
1.1 4. Các vai trị xã hội của tơn giáo ...................................................................... 23
1.1.5. Tính hai mặt trong tác động xã hội của tôn giáo ............................................ 24
1.2.Khái quát về Phật giáo người Việt ở Tp.Hồ Chí Minh ...................................... 25
1.2.1.Quá trình hình thành, phát triển của Phật giáo giai đoạn 1698 - 1975 ............ 25
1.2.2.Tình hình Phật giáo Việt Nam từ sau ngày đất nước thống nhất: 1975 - nay ..39


2

CHƯƠNG 2
ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, XÃ HỘI
NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Các phương thức tác động của Phật giáo về văn hóa, xã hội ở Tp.Hồ
Chí Minh ....................................................................................................... 46
2.1.1.Các phương thức tác động của Phật giáo trong lĩnh vực văn hóa ................... 46
2.1.2.Các phương thức tác động của Phật giáo trong lĩnh vực xã hội ...................... 48
2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa người Việt ở Tp.Hồ Chí
Minh ............................................................................................................................. 51
2.2.1. Về đạo đức lối sống ....................................................................................... 51
2.2.2.Về giáo dục, truyền bá giáo lý Phật giáo vào xã hội ....................................... 56
2.2.3.Về phong tục, tập quán .................................................................................... 61
2.2.4.Về văn hóa lễ hội Phật giáo ............................................................................. 78
2.2.5.Văn hóa Phật giáo trong lĩnh vực nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa, ca
nhạc ............................................................................................................................... 81

2.3.Ảnh hưởng của Phật giáo về phương diện xã hội ở Tp.Hồ Chí Minh ............. 87
2.3.1.Phật giáo là nhân tố đoàn kết xã hội. ............................................................... 87
2.3.2.Phật giáo là nhân tố góp phần ổn định xã hội .................................................. 89
2.3.3.Phật giáo là một nguồn lực cho sự phát triển văn hóa, xã hội ......................... 90
CHƯƠNG 3
PHÁT HUY VAI TRỊ VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO
GÓP PHẦN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN TP. HỒ CHÍ MINH BỀN VỮNG
3.1.Các khái niệm ........................................................................................................ 96
3.1.1.Khái niệm vai trò xã hội .................................................................................. 96
3.1.2.Khái niệm xã hội hóa ....................................................................................... 97
3.1.3.Khái niệm phát triển bền vững ....................................................................... 98
3.2.Sự cần thiết ở vai trị văn hóa, xã hội của Phật giáo Tp.Hồ Chí Minh ............ 99
3.2.1.Thực trạng về mặt trái của đạo đức xã hội và các vấn đề xã hội ở Tp.Hồ
Chí Minh hiện nay ........................................................................................................ 99


3

3.2.2.Những đóng góp của Phật giáo cho sự phát triển văn hóa, xã hội ở Tp.Hồ
Chí Minh ..................................................................................................................... 104
3.2.2.1.Đóng góp của văn hóa Phật giáo vào sự phát triển xã hội ở TP.HCM ...... 104
3.2.2.2.Đóng góp về từ thiện và bảo trợ xã hội của Phật giáo vào sự phát triển
Xã hội ở Tp.Hồ Chí Minh ....................................................................................... 107
3.3. Những đề xuất đổi mới trong phát huy vai trị văn hóa, xã hội của Phật
giáo Tp.Hồ Chí Minh ............................................................................................... 111
3.3.1.Những điểm mạnh và hạn chế trong hoạt động xã hội hóa về văn hóa, xã hội
của Phật giáo Tp.Hồ Chí Minh ............................................................................................111
3.3.2.Những đề xuất đổi mới trong phát huy vai trò văn hóa, xã hội của Phật giáo
Tp.Hồ Chí Minh ...................................................................................................... 114
3.3.2.1.Đối với Nhà nước ...................................................................................... 114

3.3.2.2.Đối với Thành hội Phật giáo Tp.Hồ Chí Minh .......................................... 115
3.3.2.3.Tăng cường mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và Phật giáo ….. 122

KẾT LUẬN . ..............................................................................................................124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……. .......... ……………………………………………128
PHẦN PHỤC LỤC ............................................................................................. 135-210


4

ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
VAI TRỊ VĂN HĨA, XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO NGƯỜI VIỆT
ỞTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
MỞ ĐẦU
1-Lý do chọn đề tài
Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên (TCN); trải qua
hơn 2.550 năm (năm 2014 là năm Phật lịch 2.558), đến nay Phật giáo đã trở thành
một tơn giáo lớn, có tín đồ trên khắp thế giới và có ảnh hưởng sâu rộng đến đời
sống văn hóa tâm linh của nhiều dân tộc.
Phật giáo truyền vào Việt Nam khoảng đầu công nguyên. Với hệ thống triết
lý nhân sinh sâu sắc về con đường của sự giải thoát; về từ bi, hỷ xả, vơ ngã, vị
tha…đậm tính nhân văn; Phật giáo đã dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống người Việt
và gắn liền với truyền thống văn hóa của dân tộc. Tư tưởng Phật giáo đã đi vào tư
duy, tình cảm, lối sống của người Việt Nam trải qua nhiều thế hệ thuộc mọi tầng lớp
xã hội. Văn hóa Phật giáo là một bộ phận cấu thành căn bản của văn hóa Việt Nam
[50, tr.376].
Không chỉ là một tôn giáo lớn mà Phật giáo cịn là tơn giáo ln đồng hành
cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử với truyền thống u nước, đồn kết và
u chuộng hịa bình.Với chức năng, vai trò, cùng những giá trị nhân văn sâu sắc;
Phật giáo đã trở thành nhu cầu, chỗ dựa về tâm lý, tình cảm, bù đắp về mặt tinh

thần của một bộ phận quần chúng trong cuộc sống. Một số chuẩn mực đạo đức của
Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách, ảnh hưởng tích cực đến đời
sống xã hội và phù hợp đạo đức xã hội ở nước ta. Trong những năm gần đây, những
ngày lễ lớn như Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan v.v…cùng những hoạt động từ thiện xã
hội của Phật giáo đã diễn ra với quy mô ngày càng lớn, số người tham gia, tham dự
ngày càng đơng và có ý nghĩa tích cực về mặt văn hóa xã hội.
Thành phố (Tp) Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ
thuật, là cửa ngõ giao lưu và hội nhập quốc tế; có thành phần dân cư đa dạng cả về


5

tôn giáo và dân tộc. Thành phố luôn năng động, sáng tạo với các cuộc vận động xã
hội đi đầu trong cả nước trong những lúc khó khăn; trong đó Phật giáo là một trong
những nguồn lực khá quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, giáo dục, từ thiện
xã hội.Tuy nhiên cho đến nay, vẫn cịn có quan điểm khác nhau khi đánh giá về vai
trò văn hóa, xã hội của Phật giáo ở Tp.Hồ Chí Minh cả ưu điểm và hạn chế như:
Phật giáo góp phần đáng kể vào cơng cuộc xã hội hóa, vì vậy nên mở rộng nhu cầu
được tham gia vào công tác xã hội của Phật giáo. Hoặc cho rằng Phật giáo cịn gắn
với mê tín, dị đoan v.v…
Vậy cơ sở lý luận và chức năng vai trị văn hóa, xã hội của Phật giáo là gì?
Hoạt động trên lĩnh vực văn hóa xã hội của Phật giáo ở Tp.Hồ Chí Minh ra sao? Ý
nghĩa thực tiễn và những vấn đề đặt ra từ vai trị văn hóa, xã hội của Phật giáo ở
Thành phố? Phật giáo cần phải làm gì để tiếp tục phát huy những giá trị truyền
thống tốt đẹp của mình, góp phần cho sự nghiệp đổi mới và phát triển đi lên của
Thành phố hôm nay? Đây là những vấn đề khơng chỉ cần có sự giải đáp bằng nhận
thức lý luận khoa học mà cịn cần có sự thống nhất, đồng thuận cao trong xã hội;
giải quyết đúng đắn các vấn đề tôn giáo và Phật giáo sẽ góp phần quan trọng trong
thực hiện đường lối đại địan kết tồn dân tộc của Đảng, góp phần ổn định chính trị
xã hội, xây dựng đạo đức và nhân cách con người, tạo đà cho Tp.Hồ Chí Minh ngày

càng phát trỉển đến gần hơn với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng
bằng, văn minh”.
Tính cấp bách, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Tính cấp bách: Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
Việt Nam giai đoạn 2011-2020 là: “Phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở
thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị xã hội ổn định,dân chủ, kỷ
cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ
rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát
triển cao hơn trong giai đoạn sau”[21,tr.103].


6

Để làm được điều đó, phải trên cơ sở tạo sự đồng thuận, đoàn kết thống nhất
toàn dân tộc; huy động được mọi nguồn lực xã hội, trong đó có nguồn lực tơn giáo
và Phật giáo là có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong hiện nay; nhất là đối với
Thành phố Hồ Chí Minh - một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, giao
lưu văn hóa và hội nhập quốc tế quan trọng của cả nước.
Tính khoa học: Làm rõ thêm những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về vai
trị văn hóa, xã hội của Phật giáo người Việt trong sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp
hóa-hiện đại hóa của thời kỳ hội nhập quốc tế ở Tp. Hồ Chí Minh hiện nay. Xem
Phật giáo là một nguồn lực trong hoạt động xã hội hóa đời sống văn hóa, xã hội ở
Thành phố.
Tính thực tiễn : Qua đề tài, chúng tôi mong được góp phần nhỏ bé của mình
vào giá trị chung của các cơng trình nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam ở Tp.Hồ Chí
Minh; sự nhận thức đúng đắn về vai trị văn hóa, xã hội của tơn giáo và Phật giáo
hiện nay; phát huy những giá trị văn hóa và hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo
trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh; đồng thời phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu,
học tập của giáo viên và sinh viên.

Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu : “Vai trị văn hóa,
xã hội của Phật giáo người Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” để làm
luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu và thấy được những giá trị về vai trị văn hóa, xã hội của Phật
giáo người Việt ở Tp. Hồ Chí Minh. Xem đây như là một trong những nguồn lực
đóng góp cho sự phát triển đi lên của Thành phố trong thời gian qua. Đồng thời xin
được nêu lên vài suy nghĩ của cá nhân về một số giải pháp để phát huy vai trị văn
hóa, xã hội của Phật giáo Thành phố trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay một
cách tốt đẹp hơn.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1.Đối tượng nghiên cứu: Vai trị văn hóa, xã hội của Phật giáo người Việt
ở Tp.Hồ Chí Minh; trong đó trọng tâm là Phật giáo Bắc tông.


7

3.2.Phạm vi nghiên cứu: ở Tp. Hồ Chí Minh từ giai đoạn sau ngày 30/4/1975
đến nay.
4.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các vấn đề về Vai trị văn hóa xã hội của Phật giáo người Việt ở Tp.Hồ Chí
Minh là một đề tài rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực: văn hóa, xã hội, lịch sử, triết
học, tư tưởng, pháp lý.v.v…và đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về Phật giáo
Việt Nam, Phật giáo Tp.Hồ Chí Minh dưới nhiều góc độ khác nhau hết sức phong
phú và đa dạng, vì vậy rất khó trình bày theo trình tự thời gian. Ở đây, tác giả xin
được trình bày trên từng lĩnh vực có liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình.
-Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến văn hóa tôn giáo của Nguyễn
Duy Hinh - Lê Đức Hạnh với tác phẩm: Phật giáo trong văn hóa Việt Nam (Nxb
Văn hóa Thơng tin, Hà Nội-2011). Của Phan Thị Yến Tuyết (Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Tp.Hồ Chí Minh) với các giáo trình chun đề cao học Tín

ngưỡng và Tơn giáo tại Việt Nam (năm 2011), giáo trình Vùng văn hóa (Culture
area) và các vùng văn hóa ở Việt Nam (năm 2009), giáo trình Nhân học đại cương
về chức năng và lý thuyết tôn giáo (năm 2010). Các tác giả đã nghiên cứu sâu
những vấn đề về tư tưởng Phật giáo, về Phật giáo trong văn hóa Việt Nam; về mối
quan hệ giữa Dân tộc - Văn hóa và Tơn giáo, về lý thuyết vùng văn hóa và phân
vùng văn hóa ở Việt Nam; về phương pháp nghiên cứu liên ngành; những đặc trưng
của Vùng văn hoá Nam Bộ: các yếu tố địa lý, lịch sử, cư dân, kinh tế - văn hóa - xã
hội, về giao lưu và tiếp biến văn hóa…mà Thành phố Hồ Chí Minh là bộ phận trong
tiểu vùng văn hóa Đơng Nam Bộ của vùng văn hóa Nam Bộ.
Tác phẩm Nghệ thuật Phật giáo với đời sống hơm nay, Nxb Dân Trí, Hà Nội
- 2010, gồm các bài viết của nhiều tác giả được trình bày trong Hội thảo khoa học
với chủ đề “Nghệ thuật Phật giáo Việt Nam với đời sống hơm nay”. Dưới sự chủ trì
của các giáo sư Hồng Chương, Vũ Khiêu, Thái Kim Lan, Nguyễn Thuyết Phong
và Hòa Thượng Thích Thanh Tứ; đã có 30 bài tham luận trong số 45 bài của các
nhà nghiên cứu gởi đến hội thảo, cho thấy tiềm năng nghệ thuật Phật giáo là vô


8

cùng phong phú, đã tồn tại trong đời sống tâm linh của hàng triệu Phật tử và trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam như một dịng chảy văn hóa khơng hề ngưng đọng.
-Các cơng trình nghiên cứu về đạo đức Phật giáo có tập sách Đạo đức học
Phật giáo (nhiều tác giả), của Viện Nghiên cứu Phật học do Nxb Tp.Hồ Chí Minh
ấn hành năm 1995, gồm 34 bài viết, điển hình như của Thích Minh Châu, Thích
Thanh Từ, Minh Chi, Trần Văn Giàu, Hoàng Như Mai, Mạc Đường.v.v…cho thấy
đạo đức Phật giáo luôn gắn liền với đời sống tín ngưỡng, tơn giáo của dân tộc và
phù hợp với đạo đức xã hội hoặc trở thành đạo đức xã hội.
-Các cơng trình liên quan giữa Phật giáo và lịch sử tư tưởng – triết học, có
một số tác phẩm như: Lịch sử tư tưởng Việt Nam,do Nguyễn Tài Thư chủ biên (Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội-1993). Tác phẩm Lịch sử tư tưởng Triết học Việt Nam do

Nguyễn Trọng Chuẩn chủ biên (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội - 2006). Tác phẩm
Lịch sử triết học, của Hà Thiên Sơn (Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh – 1998).v.v…Các
tác giả đi sâu vào phân tích các trào lưu triết học Đơng - Tây; tư tưởng triết học của
các Thiền sư dưới các triều đại phong kiến Việt Nam; các tác giả đã xem tư tưởng
Phật giáo là một bộ phận cấu thành của lịch sử tư tưởng Việt Nam. Song song với
đạo Nho và Đạo giáo; đạo Phật từ Ấn Độ, Trung Quốc truyền sang Việt Nam và trở
thành một tôn giáo, một học thuyết về sự giải thoát lâu đời nhất ở Việt Nam.
-Các cơng trình liên quan giữa Phật giáo và lịch sử - chính trị Việt Nam, có
Nguyễn Lang với cơng trình Việt Nam Phật giáo sử luận tập I,II,III (Nxb Văn học,
Hà Nội – 1994); Mật Thể với cơng trình Việt Nam Phật giáo sử lược (Nxb Tôn
giáo, Hà Nội – 2004); Trần Trọng Kim với tác phẩm Phật giáo (Nxb Tôn giáo, Hà
Nội – 2011).v.v…đã cung cấp cho tác giả nhiều nguồn tư liệu quý giá về nguồn gốc
hình thành và lịch sử phát triển của Phật giáo từ khi du nhập vào nước ta đến trước
ngày Giải phóng Miền Nam năm 1975.
Các tác phẩm: Lý luận về tơn giáo và chính sách tơn giáo ở Việt Nam, của
Viện Nghiên cứu tơn giáo và tín nguỡng, thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội – 2007; tác phẩm Lý luận về tơn giáo và tình hình tơn
giáo ở Việt Nam của Đặng Nghiêm Vạn (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2005);


9

tác phẩm Mối liên hệ giữa Nhà nuớc và Giáo hội Phật giáo ở Việt Nam, của
Nguyễn Tất Đạt (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2011) .v.v…Các tác phẩm đã
trình bày rất sâu sắc các quan điểm, các vấn đề lý luận về tơn giáo; tình hình các tôn
giáo trên thế giới và ở Việt Nam; đường lối chính sách về tơn giáo của Đảng Cộng
sản và Nhà nuớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; về mối quan hệ giữa Nhà
nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam với nhiều phụ lục rất có giá trị cho việc
nghiên cứu về tơn giáo và vai trị văn hóa xã hội của Phật giáo Việt Nam
-Các cơng trình liên quan đến chức năng, vai trò xã hội của tơn giáo và

Phật giáo Việt Nam có Lại Bích Ngọc với tác phẩm Nguồn gốc, vai trị, chức năng
của tơn giáo trong lịch sử thế giới cổ - trung đại (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội –
2009); Trần Hồng Liên với tác phẩm Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt
Nam (Nxb Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh – 2010). Các cơng trình nghiên cứu trên cho
thấy sự tác động của tơn giáo nói chung và Phật giáo, đã tích cực góp phần vào sự
phát triển văn hóa, xã hội nước nhà.
-Các cơng trình liên quan đến vấn đề chính trị - xã hội của Phật giáo hiện
nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã xuất bản tác phẩm Đạo pháp - Dân tộc - Chủ
nghĩa xã hội và Hịa bình” (Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh - 2012) gồm 26
bài viết của các vị Hòa thượng: Thích Đức Nhuận, Thích Trí Thủ, Thích Thanh Từ,
Thích Minh Châu, Thích Thiện Nhơn.v.v...; các Giáo sư: Huyền Chân, Trần Quốc
Vượng, Minh Chi, Mạc Đường.v.v… và các nhà nghiên cứu: Trần Bạch Đằng,
Tống Hồ Cầm, Võ Đình Cường .v.v…Đây là cơng trình chào mừng Đại hội Đại
biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII (2012). Các bài viết đã nêu lên một cách sâu
sắc về tinh thần Phật giáo trong mối quan hệ giữa Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa
xã hội như phát biểu của Hòa thượng Thích Trí Thủ trong diễn văn khai mạc Hội
nghị Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam lần thứ hai, ngày 23/2/1983: “Phật
giáo đi với cách mạng không phải mới hôm nay mà từ ngày cách mạng mới thành
công và trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân cũ và mới. Sự kết hợp giữa
người cộng sản với người con Phật đều gặp nhau trên một mẫu số chung là tình yêu
Tổ quốc, tình yêu Dân tộc và tình yêu Nhân loại” [10,tr.85].


10

-Các cơng trình nghiên cứu về Phật giáo Nam Bộ và Phật giáo Tp.Hồ Chí
Minh có tác phẩm Phật giáo Nam Bộ từ thế kỷ 17 – 1975 (Nxb Tp.Hồ Chí Minh 1996) và tác phẩm Phật giáo Thành Phố Hồ Chí Minh (Nxb Tổng hợp TP.Hồ Chí
Minh – 2007) của Trần Hồng Liên; tác giả đã cung cấp cho người đọc những cứ liệu
phong phú về tình hình Phật giáo từ đặc điểm lịch sử, hệ phái,chùa chiền…đến các
phong trào Phật giáo ở từng giai đoạn từ thế kỷ XVII đến hiện nay đã giúp cho

người viết đề tài nhiều tư liệu giá trị về tình hình Phật giáo ở Nam Bộ và Tp.Hồ Chí
Minh.
Các Hội thảo khoa học quốc tế về Phật giáo được tổ chức tại Việt Nam sau
các sự kiện Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc – Vesak năm 2008 và năm 2014
được tổ chức tại Việt Nam; trong đó có nhiều bài viết về chức năng, vai trị văn hóa
xã hội của Phật giáo liên quan đến đề tài mà người viết đang nghiên cứu như: Kỷ
yếu Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề Văn hóa tơn giáo trong bối cảnh tồn
cầu hóa (Religious culture in the context of globalization) do Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 29/10/2009
[Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (2010), Văn hóa tơn giáo
trong bối cảnh tồn cầu hóa, Nxb Tôn giáo, Hà Nội]. Hội thảo khoa học quốc tế
với chủ đề Phật giáo Châu Á và Việt Nam trong tiến trình phát huy văn hóa dân tộc
(Asian and Vietnamese buddhism within the process of promoting national culture)
do Viện Triết học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Học viện Phật
giáo Việt Nam tại Hà Nội đồng tổ chức ngày 8-9/11/2013 tại tỉnh Quảng Ninh [Học
viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội ( năm 2013), Văn hóa tơn giáo trong bối cảnh
tồn cầu hóa, Nxb Tôn giáo, Hà Nội]. Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề Phật
giáo với các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc do Viện Nghiên cứu Phật
học Việt Nam và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.Hồ Chí Minh tổ
chức [Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn Tp.Hồ Chí Minh (2014), Phật giáo với các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên
Hiệp Quốc, Nxb Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí Minh].


11

Với tất cả 145 bài viết ở các Hội thảo Quốc tế về các vấn đề văn hóa xã hội
của Phật giáo của các nhà nghiên cứu có “tầm cỡ” là người nước ngoài và trong
nước, đã là nguồn tài liệu quý giá cung cấp cho người viết đề tài những kiến thức,
tư tưởng mới rất có giá trị có liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình, như: Lê

Mạnh Thát với bài viết Vai trò của Phật giáo trong nền văn hóa Việt Nam. Hịa
thượng Thích Gia Quang với bài viết Những giá trị của Phật giáo cần được phát
huy trong thời đại ngày nay. Tác giả Trương Văn Chung với bài viết Những đặc
điểm của tôn giáo Thành phố Hồ Chí Minh và bài viết Phật giáo Việt Nam - nguồn
lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Dương Văn Thịnh với bài viết Quan điểm về
tôn giáo của chủ nghĩa Mác - Lênin và ý nghĩa của nó đối với việc nhận thức vai trị
tơn giáo trong bối cảnh tồn cầu hiện nay. Nguyễn Đức Lữ với bài viết Đảng và
Nhà nước Việt Nam với vấn đề văn hóa tơn giáo
Nghiên cứu tơn giáo là điều khơng đơn giản vì tự thân ý nghĩa bản chất và
hiện tượng nội hàm, ngoại hàm của các tôn giáo trong đời sống xã hội rất lớn, tác
động và ảnh hưởng nhiều trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Đề tài “Vai trị văn
hóa, xã hội của Phật giáo người Việt ở Tp.Hồ Chí Minh hiện nay” được người viết
xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những thành tựu từ những tác phẩm cơng
trình khoa học đã có, cùng với việc khảo sát thực tế để làm rõ thêm những cái mới
về vai trò văn hóa, xã hội của Phật giáo người Việt ở Tp.Hồ Chí Minh. Để có được
những số liệu chính xác, cụ thể; tác giả cũng đã tham khảo thêm các tài liệu ở Trung
tâm Nghiên cứu Tôn giáo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.Hồ
Chí Minh ; của Mặt Trận Tổ quốc và Thành Hội Phật giáo Việt Nam TP.Hồ Chí
Minh. Từ việc tiếp cận về lịch sử nghiên cứu vấn đề kể trên, đã giúp cho tác giả
nguồn tri thức và tài liệu quý giá cho đề tài nghiên cứu của mình.
5.Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện dựa trên các lý thuyết:
5.1.Lý thuyết chức năng của Bronislaw Malinowski, Émile Durkheim và
Radciffe Brown. Lý thuyết này giúp cho tác giả làm rõ vai trò xã hội của tơn giáo,
Phật giáo. Tơn giáo có chức năng tâm lý và chức năng xã hội. Về chức năng tâm lý


12

nhằm đáp ứng nhu cầu tâm lý của tín đồ, nhất là về cái chết và sự tái sinh sau khi

chết; về tai ương, sự khổ và cách thoát khỏi tai ương, khổ não. Theo Malinowski,
môi trường sống càng bấp bênh thì con người lại càng cần đến lễ nghi phù phép thể
hiện qua đức tin và hành vi tín ngưỡng, tôn giáo.Về chức năng xã hội, theo
Durkheim và Radciffe Brown: Tơn giáo đóng vai trị củng cố các quy tắc, tiêu
chuẩn của cộng đồng, vừa đưa ra những chuẩn mực luân lý, đạo đức đối với cách cư
xử của cá nhân, đồng thời trang bị nền tảng về các giá trị và chuẩn mực đạo đức
chung cho xã hội được cân bằng, ổn định [79, tr.1]. Cả Các Mác, Ph.Ăngghen,
Durkheim đều nhìn thấy chức năng xã hội của tơn giáo. Tuy nhiên Các Mác và
Ăngghen đi từ bản thể của tôn giáo để đi đến chức năng tôn giáo, cịn Durkheim thì
coi chức năng tơn giáo là yếu tố quyết định duy nhất để xem xét và tìm kiếm, nhìn
nhận tơn giáo ở góc độ giá trị [84, tr.75].
5.2.Thuyết giao lưu – tiếp biến văn hóa: để giải thích vì sao khi Phật giáo
Ấn Độ, Trung Quốc du nhập vào Việt Nam, được người Việt dễ dàng tiếp nhận và
từng bước được Việt hóa, trở thành Phật giáo Việt Nam. Điển hình như Thiền phái
Trúc Lâm Yên Tử được hình thành trên cơ sở dung hợp 3 dịng Thiền Tỳ-Ni-ĐàLưu-Chi, dịng Thiền Vơ Thơng Ngơn và dịng Thiền Thảo Đường của người Trung
Quốc; như Phật giáo Hoà Hảo, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương,
đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam ở Nam Bộ. Thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa giúp tác
giả làm rõ đặc điểm của Phật giáo nói chung và Phật giáo người Việt ở Tp.Hồ Chí
Minh trong q trình giao lưu tiếp biến với Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc.
5.3.Lý thuyết Vùng văn hóa của các nhà Dân tộc học Việt Nam: Thể hiện
quan điểm của các nhà dân tộc học Việt Nam, giúp tác giả nghiên cứu Phật giáo
trong điều kiện kinh tế xã hội và lịch sử phát triển của Thành phố,nằm trong bối
cảnh của tiểu vùng văn hóa Đơng Nam Bộ và cả khơng gian văn hóa Nam Bộ; thấy
được những đặc trưng văn hóa, tộc người, tín ngưỡng tơn giáo của Tp.Hồ Chí Minh
và sự thể hiện vai trị văn hóa, xã hội của Phật giáo người Việt trong đời sống văn
hóa, xã hội của Thành phố.


13


5.4.Những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về tơn giáo; quan điểm, chính sách về tôn giáo của Đảng – Nhà nước ta: trang bị
cho tác giả về thế giới quan và phương pháp luận khi nghiên cứu, tiếp cận với tôn
giáo và Phật giáo như:
-Những bài viết về tôn giáo của Karl Marx, Friedrich Engels trong bộ Tuyển
tập Mác – Ăng-ghen; của Lê-nin trong bộ V.I.Lê-Nin Tồn tập và của Hồ Chí Minh
trong bộ Hồ Chí Minh Toàn tập.
-Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp
luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam như: Nghị quyết số 24NQ/TW ngày 16/10/1990 về “tăng cường cơng tác tơn giáo trong tình hình mới”;
Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 về “công tác tôn giáo”; Pháp lệnh Tín
ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004; Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 về
“quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo”.
6.Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, người viết đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu là:
-Phương pháp nghiên cứu liên ngành (interdisciplinary research): xem xét
Phật giáo trong mối quan hệ giữa nhiều ngành khoa học: Việt Nam học, Nhân học,
Triết học, Chính trị học, Văn hóa học, Xã hội học…trong đó Việt Nam học là ngành
chính và các ngành học cịn lại mang tính bổ trợ.
-Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case studies) kết hợp phương pháp
quan sát tham dự (Participant Observation), phương pháp phỏng vấn sâu (Indepth interviewing) và thực hiện bản hỏi nghiên cứu:
Để nghiên cứu về hoạt động văn hóa của Phật giáo người Việt ở Tp.Hồ Chí
Minh, tác giả đã chọn Quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh; vì so với các quận, huyện
của Thành phố vào thời điểm thành lập Quận năm 1997, Thủ Đức là quận có nhiều
Tự viện (101/1042 Tự viện, chiếm gần 10% tổng số Tự viện ở 24 quận – huyện
Tp.Hồ Chí Minh), số Tăng ni (606/5.547 người, chiếm 10,92%) và gần 50.000 tín
đồ Phật tử/119.446 dân số (chiếm 41,85% dân số), có 22 Đạo tràng tu Bát quan trai,


14


02 tổ chức Gia đình Phật tử, 12 phịng thuốc Đơng y từ thiện và 4 phịng phát hành
kinh sách: Hòa Nam, Nam Thiên Nhất Trụ, Tu viện Quảng Đức, Tịnh xá Ngọc
Thành. Thủ Đức có các chùa tiêu biểu như: Bửu Quang, Huê Nghiêm, Long Nhiễu,
Nam Thiên Nhất Trụ, Pháp Trí, Thiền viện Quảng Đức, Thiên Phước, Từ Quang,
Vạn Đức và Vạn Hạnh. Trong đó có các chùa Bửu Quang, Nam Thiên Nhất Trụ,
Vạn Đức là các chùa trong những chùa tiêu biểu của Phật giáo và ngành Văn hóa –
Thể thao - Du lịch Tp.Hồ Chí Minh. Quận Thủ Đức cịn là nơi trụ xứ của Chư tơn
Hịa thượng lãnh đạo Giáo hội như: HT Thích Trí Tịnh, đệ nhất Phó Pháp chủ Hội
đồng Chứng minh (HĐCM) kiêm Chủ tịch Hội đồng Trị sự (HĐTS) Giáo hội Phật
giáo Việt Nam (GHPGVN); Cố HT Thích Trí Đức, thành viên HĐCM GHPGVN;
HT Thích Huệ Hải, thành viên HĐCM GHPGVN, Chứng minh Ban Trị sự (BTS)
Thành hội Phật giáo TP.HCM; HT Thích Quảng Liên, Chứng minh BTS Thành hội
Phật giáo Tp.HCM; Cố HT Thích Trí Dũng, thành viên HĐCM GHPGVN, Chứng
minh miền Vĩnh Nghiêm, Chứng minh BĐDPG Quận Thủ Đức.
Đồng thời tác giả tiến hành khảo sát hoạt động Lễ Phật Đản tại chùa Vạn
Đức, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức là một ngơi chùa do HT Thích Trí Tịnh, Phó
Pháp chủ - Giám luật Hội đồng Chứng minh (HĐCM) kiêm Chủ tịch Hội đồng Trị
sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập từ năm 1954 và là Viện chủ. Chùa thuộc
hệ phái Bắc tông, diện danh lam tiêu biểu của Phật giáo Tp.Hồ Chí Minh (Chùa có
Chánh điện cao nhất Việt Nam); chùa có tổ chức Đạo tràng tu Bát quan trai và Đạo
tràng Pháp Hoa. Tác giả cũng tiến hành khảo sát hoạt động Lễ Vu lan tại Thiền viện
Tuệ Quang, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, một cơ sở Phật giáo Bắc tông
thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử duy nhất hiện nay tại Tp. Hồ Chí Minh, vốn là
chùa Huỳnh Võ thành lập từ năm 1930, năm 1996 đổi tên Thiền viện Tuệ Quang do
HT Thích Thanh Từ làm Viện chủ, chùa có Đạo tràng tu thiền Tuệ Quang gần 1.000
đạo hữu. Tác giả cũng phỏng vấn sâu (nửa cơ cấu) đối với Đại đức Thích Trúc
Thơng Phổ (Cử nhân Phật học, Trụ trì Thiền viện Tuệ Quang) về những vấn đề liên
quan đến văn hóa Phật giáo.



15

Để làm rõ hoạt động an sinh xã hội của Phật giáo Tp.Hồ Chí Minh, tác giả
cũng đã khảo sát và phỏng vấn (không cơ cấu) ở 05 cơ sở từ thiện xã hội nuôi trẻ
mồ côi, khuyết tật, người già không nơi nương tựa của Phật giáo ở các Quận Bình
Thạnh (chùa Diệu Pháp), Quận Gị Vấp (chùa Kỳ Quang II), Quận 2 (chùa Diệu
Pháp), Quận 8 (chùa Lâm Quang), Quận Nhà Bè (chùa Pháp Võ) để làm rõ hơn tinh
thần “nhập thế” và ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội hiện nay.
Để có thêm tư liệu cụ thể phục vụ việc nghiên cứu đề tài, tác giả cũng tự
mình thực hiện cuộc khảo sát nhỏ bằng hình thức bản hỏi (gồm 16 câu hỏi đóng)
trên địa bàn quận Thủ Đức, với các nội dung nhằm thăm dò mức độ tác động của
Phật giáo về phương diện văn hóa xã hội trong đời sống cộng đồng cư dân trên địa
bàn.
Ngoài ra, trong luận văn, tác giả cũng sử dụng các thao tác phân tích- tổng
hợp, so sánh - đối chiếu các dữ liệu; đồng thời đảm bảo tính khoa học, tính trung
thực và đạo đức khoa học khi nghiên cứu.
7.Cấu trúc đề tài:
Nội dung đề tài “Vai trị văn hóa, xã hội của Phật giáo người Việt ở Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay”, gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài và khái quát về Phật giáo người Việt ở
Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 2: Ảnh hưởng Phật giáo trong đời sống văn hoá, xã hội người Việt ở
Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3:Phát huy nguồn lực văn hóa, xã hội của Phật giáo góp phần xây
dựng, phát triển Thành phố Hồ Chí Minh bền vững.


16


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VÀ KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO
NGƯỜI VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. LÝ THUYẾT CHỨC NĂNG, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ XÃ HỘI CỦA
TÔN GIÁO
1.1.1. Khái niệm chức năng
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, chức năng chỉ: “Kết quả đối với một hệ
thống xã hội của một hiện tượng, sự kiện, yếu tố, thể chế xã hội có tác dụng góp
phần vào sự vận hành, sự duy trì hệ thống xã hội đó. Định nghĩa này giả định rằng
một hệ thống có sự thống nhất nhất định, gọi là sự thống nhất chức năng” [82,
tr.680].
Chức năng, trong ngôn ngữ lý luận xã hội học phương Tây có thuật ngữ
functionalism (chủ nghĩa chức năng, chức năng luận). Với tính cách là một quan
điểm, một lý thuyết, một phương thức phân tích, chủ nghĩa chức năng được xem là
lâu đời nhất và phổ biến nhất trong xã hội học. Quan điểm chức năng được hình
thành từ quan điểm của ngành giải phẫu học, đó là việc trả lời những câu hỏi: Có
những cơ quan nào trong cơ thể, các cơ quan đó làm cái gì, hoạt động như thế nào,
chúng có chức năng gì đối với tồn cơ thể? Các nhà lý thuyết chức năng đã phân
tích xã hội bằng cách loại suy (analogy) nó với cơ thể hữu cơ sinh học và xem xét
các thiết chế xã hội trong vai trò của chúng đóng góp cho xã hội là những giả thuyết
chính của lý thuyết chức năng, đây là tiền đề cơ bản của cách phân tích chức năng
trong xã hội học.
Có thể tóm tắt tư tưởng cơ bản của chức năng luận như sau: “Bất kỳ một hệ
thống ổn định nào cũng bao gồm những bộ phận khác nhau nhưng liên hệ với nhau,
chúng cùng nhau vận hành để tạo nên cái toàn bộ, tạo nên sự ổn định hệ thống. Có
thể xem là hiểu được một bộ phận trong hệ thống khi hiểu được cái cách mà nó
đóng góp vào sự vận hành của hệ thống. Sự đóng góp vào việc vận hành ổn định
của hệ thống được gọi là chức năng.” [15]



17

Thơng thường, khi nói đến chức năng xã hội của một đối tượng được nghiên
cứu, người ta nghĩ đến bản chất, đặc trưng, vai trò, ý nghĩa, tác dụng của nó đối với
xã hội và phân tích chúng. Bản chất và đặc trưng của đối tượng quy định chức năng
của nó. Ví dụ văn hóa có 4 đặc trưng: tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và
tính lịch sử. Từ 4 đặc trưng, đã quy định 4 chức năng cơ bản của văn hóa là: chức
năng tổ chức xã hội, chức năng điều chỉnh xã hội, chức năng giáo tiếp và chức năng
giáo dục – đảm bảo tính kế tục của lịch sử.[71, tr.11,12,13]
1.1.2.Lý thuyết chức năng
Chức năng luận xuất hiện vào thế kỷ thứ XIX từ các nhà Xã hội học như:
Herbert Spencer (người Anh:1820 – 1903) chịu ảnh hưởng bởi thuyết tiến hóa về
"sinh vật học" của Charles Darwin (1809-1882), Spencer đã đưa ra quan điểm tiến
hóa xã hội. Spencer giải thích rằng, chỉ cá nhân nào, hệ thống xã hội nào có khả
năng thích nghi nhất với mơi trường xung quanh mới có thể tồn tại được trong cuộc
đấu tranh sinh tồn.
Nhà xã hội học, nhân học người Pháp Émile Durkheim (1858 - 1917) được
coi là người đầu tiên xây dựng khái niệm chức năng một cách có hệ thống và áp
dụng vào nghiên cứu khoa học chặt chẽ đối với đời sống xã hội. Trong cơng trình
“Những hình thái sơ đẳng của đời sống tôn giáo” (Les formes élémentaires de la
vie religieuse), Émile Durkheim nghiên cứu chức năng tôn giáo đối với xã hội.
Theo ông, sự tồn tại của tôn giáo trong đời xã hội chứng tỏ nó có chức năng: góp
phần duy trì sự thống nhất đạo đức trong xã hội [46, tr.12]. Chức năng luận của
E.Durkheim được tiếp nối trong Nhân chủng học nửa đầu thế kỷ XX, với hai đại
diện nổi bật là Bronislaw Malinowski (người Anh, gốc Ba Lan: 1884 – 1942) với lý
thuyết chức năng tâm lý và Alfred Reginald Radcliffe-Brown (người Anh:1881 1958) với lý thuyết chức năng xã hội.
Đóng góp quan trọng của B.Malinowski là thuyết chức năng tâm lý của tôn
giáo. Trong tác phẩm “Ma thuật, Khoa học và Tôn giáo”(Magic, Science, and
Religion (1954[1925]), khi nghiên cứu về cuộc sống của cư dân của quần đảo
Trobriand ở Thái Bình Dương, Ơng cho rằng: “cư dân quần đảo Trobriand cũng



18

thông minh như bất cứ những ai khác và ma thuật được sử dụng trong những trường
hợp nằm ngoài sự kiểm sốt của lý trí. Vì vậy ma thuật (tín ngưỡng tơn giáo) có
chức năng tâm lý: nhằm đảm bảo cho các cá nhân trong những tình huống khơng
thể dự đốn được.”[57, tr.229]. Như vậy, mơi trường sống càng bấp bênh thì con
người lại càng cần đến lễ nghi, phù phép, ma thuật. Tơn giáo có chức năng tâm lý:
tất cả các tôn giáo đều cố gắng đáp ứng được nhu cầu tâm lý của tín đồ, như địi hỏi
tơn giáo phải đối mặt và giải thích về cái chết và sự sống sau khi chết. Tôn giáo
phải đưa ra lối thoát cho con người làm sao vượt qua được những khó khăn nơi trần
thế. Mơi trường sống càng rủi ro, bất trắc thì con người càng cần đến tơn giáo hơn.
Alfred Reginald Radcliffe-Brown đã tiếp tục phát triển lý thuyết chức năng
xã hội trong Nhân học. Ông cho xã hội là tổng hợp nhiều bộ phận chức năng có liên
quan hịa hợp với nhau và khẳng định rằng khơng thể nghiên cứu độc lập các khía
cạnh tách biệt của xã hội (…). Giống như một cơ thể, khi mọi bộ phận làm tốt chức
năng và phối hợp tốt với nhau thì xã hội khỏe mạnh.
Như vậy, tơn giáo với tư cách là một bộ phận xã hội cũng phải làm tốt chức
năng xã hội của mình: củng cố các quy tắc, tiêu chuẩn, giá trị và mục đích chung
của cộng đồng, vừa đưa được những chuẩn mực luân lý đạo đức cho cách xử sự của
cá nhân, đồng thời có vai trị đồn kết, ổn định cộng đồng.
1.1.3.Các chức năng của tôn giáo
Khái niệm tôn giáo rất phức tạp, theo Đặng Nghiêm Vạn: “Tôn giáo là niềm
tin vào các lực lượng siêu nhiên, vơ hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận
một cách trực giác và tác động qua lại một cách siêu thực (hay hư ảo) với con
người, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế, cũng như ở thế giới bên kia. Niềm
tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hồn cảnh
địa lý – văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành
bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo của từng cộng đồng xã hội/tôn giáo

khác nhau” [84, tr.167].
Tôn giáo thực hiện nhiều chức năng và đóng vai trị quan trọng trong đời
sống xã hội. Những chức năng chính như sau:


19

-Chức năng bù đắp tâm linh, còn gọi là chức năng đền bù hư ảo hay chức
năng hỗ trợ xã hội
Đây là chức năng xã hội đặc thù của tôn giáo, chỉ có ở tơn giáo.Trong mọi xã
hội, tơn giáo luôn là yếu tố bù đắp, an ủi, động viên con người trước những bất
hạnh, bất lực trong cuộc sống. Dù biết đó là hư ảo, song người ta vẫn hướng tới như
là một nhu cầu cần thiết, bù đắp về mặt tâm hồn, như một liều thuốc an thần khi
đứng trước tuyệt vọng, khổ đau.
Chức năng bù đắp tâm linh của tơn giáo cịn phát xuất từ tư tưởng vị tha,
khoan dung, sẵn sàng tha thứ và đón kẻ biết quay đầu vào bờ, (kẻ cướp cũng có thể
trở thành Phật). Vì vậy, ngồi việc tìm sự an ủi của tôn giáo khi gặp phải những
điều quá khổ đau, bất hạnh; người ta cịn tìm đến tơn giáo để sám hối, ăn năn sau
khi họ đã trót làm những việc lỗi lầm; mặc dầu những hành vi ấy hoàn tồn khơng
ai biết (như ở đạo Cơng giáo có hành vi xưng tội; ở Phật giáo có hành vi sám hối).
Chỉ khi làm như vậy, họ mới cảm thấy được an tâm, nhẹ bớt tội lỗi, bớt tự kỷ, để
vui sống và hướng đến chân, thiện, mỹ.
Như vậy, với chức năng bù đắp tâm linh, tôn giáo đã trở thành cứu cánh của
tín đồ trong đời sống tinh thần, một chỗ dựa đặc biệt khi họ vấp ngã, một con
thuyền tạm để qua cơn sóng dữ; giúp cho họ trở lại với đời bằng trái tim ấm nóng,
bằng ánh mắt lạc quan, bằng những hành vi, xử sự theo ý nghĩa của một con người.
Điều này không thể là hư ảo, cho dù sự bù đấp ấy chúng ta không thể nào cầm, nắm,
cân, đong, đo, đếm, được; nhưng người trong cuộc có thể cảm nhận được,đó là cảm
giác bớt đi âu lo, cảm giác được trút đi gánh nặng, cảm giác được sống trở lại… đó
là sự ổn định, sự cân bằng trạng thái tâm lý, là thực tế chứ không phải là hư ảo; như

C.Mác đã viết .. “tơn giáo là trái tim của thế giới khơng có trái tim…”[48, tr.13].
Như vậy, với chức năng bù đắp tâm linh, thì tơn giáo chính là sức khỏe tinh thần, là
liều thuốc an thần cho một số người những khi “tâm thần bất ổn”.
Luận điểm nổi tiếng của C. Mác: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” đã
làm nổi bật chức năng bù đắp tâm linh, đền bù hư ảo của tôn giáo. Giống như thuốc
phiện, tôn giáo đã tạo ra cái vẻ bề ngoài của “sự giảm nhẹ” tạm thời những nỗi đau


20

khổ của con người, an ủi cho những sự mất mát, thiếu hụt của con người trong cuộc
sống.
Chức năng bù đắp tâm linh, đền bù hư ảo; không chỉ là chức năng chủ yếu,
đặc thù mà còn là chức năng phổ biến của tôn giáo. Tôn giáo là một hiện tượng xã
hội phức tạp, nó khơng chỉ thực hiện một chức năng mà gồm một hệ thống chức
năng xã hội. Mặc dù là chức năng chủ yếu nhưng chức năng bù đắp tâm linh,đền bù
hư ảo không thể tách rời các chức năng khác của tôn giáo.
-Chức năng thế giới quan.
Khác với thế giới quan khoa học về nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc sự sống,
con người; thế giới quan tôn giáo biến cái tự nhiên thành cái siêu nhiên, cái trần thế
chịu sự quyết định của cái siêu trần thế. Thần quyền đứng trên và quyết định thế
quyền. Friedrich Engels viết: “…Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh
hư ảo - vào trong đầu óc con người – của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc
sống hằng ngày của họ; chỉ là sự phản ảnh, trong đó những lực lượng ở trần thế đã
mang hình thức những lực lượng siêu trần thế.”[49,tr.447].
Khi phản ánh một cách hư ảo hiện thực, tôn giáo tạo ra một bức tranh của
mình về thế giới nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của con người dưới một hình
thức phi hiện thực. Bức tranh tôn giáo ấy bao gồm hai bộ phận: thế giới thần thánh
và thế giới trần tục và trên cơ sở đó mà tơn giáo giải thích các vấn đề của tự nhiên
cũng như xã hội. Sự lý giải của tôn giáo về thế giới nhằm hướng con người tới cái

siêu nhiên , thần thánh, do đó nó đã xem nhẹ đời sống hiện thực. Quan niệm này có
thể tác động tiêu cực đến ý thức của tín đồ, đến thái độ của họ đối với xung quanh.
-Chức năng điều chỉnh
Tôn giáo đã tạo ra một hệ thống các chuẩn mực, những giá trị nhằm điều
chỉnh hành vi của những con người có đạo. Những hành vi được điều chỉnh ở đây
không chỉ là những hành vi trong thờ cúng mà ngay cả trong cuộc sống hàng ngày
trong gia đình cũng như ngồi xã hội của tín đồ. Vì vậy, hệ thống chuẩn mực, giá trị
trong lý thuyết đạo đức và xã hội mà tôn giáo tạo ra đã ảnh hưởng quan trọng đến
mọi hoạt động của con người. Tất nhiên ở đây chúng ta cần phải chú ý rằng những


21

chuẩn mực, giá trị tôn giáo đã bị tước bỏ khá nhiều những đặc trưng khách quan và
phụ thuộc vào những giá trị siêu nhiên, hư ảo. Tôn giáo điều chỉnh hành vi các tín
đồ thơng qua đức tin và các điều răn, các quy định của giáo luật, giáo lễ, chuyển từ
xấu qua tốt, từ ác qua thiện, từ nhận thức cá nhân thành nhận thức tập thể. Sự điều
chỉnh hành vi ấy đã trở nên mạnh mẽ khi được nhân danh đấng tối cao, nhân danh
một sức mạnh siêu nhiên, huyền bí.
Việc chuyển đổi hành vi được người tín đồ thực hiện gần như hồn tồn tự
nguyện, tự giác. Trước hết, là sự tự ý thức thông qua các lời khuyên, các điều răn
tôn giáo mà họ được dạy dỗ ngay từ khi còn nhỏ. Mặt khác, việc thực hiện các điều
răn theo quy định của giới luật cịn được xem là đạo đức tơn giáo và tạo cho người
tín đồ có cảm giác được an lành vì sự che chở bởi đấng siêu nhiên mà họ tôn thờ,
hoặc khi mà họ thực hiện theo quy định của giới luật. Hơn nữa, đạo đức tôn giáo
phần lớn phù hợp với đạo đức xã hội; do đó, việc chấp hành tốt đạo đức tơn giáo
cịn làm cho người tín đồ cảm thấy mình được nâng lên về giá trị xã hội, được xã
hội đề cao, trọng vọng.
Từ ý thức tự giác trong việc điều chỉnh hành vi, đã tạo nên giữa các tín đồ
những sợi dây liên kết, bởi vì giữa họ có chung đời sống tâm linh, cùng một đối

tượng để tôn thờ, cùng một mục tiêu để hướng tới, xây dựng cho mình lối sống đức
– hạnh. Xây dựng cuộc sống hiện thực một cách đức hạnh theo đạo đức tơn giáo
cũng chính là để dọn sẵn con đường hạnh phúc cho mình khi bước sang thế giới bên
kia.
-Chức năng giao tiếp
Chức năng giao tiếp của tôn giáo thể hiện khả năng liên hệ giữa những người
có chung đức tin. Sự liên hệ (giao tiếp) được thực hiện chủ yếu trong hoạt động thờ
cúng, sự giao tiếp với thánh thần được coi là sự giao tiếp tối cao. Ngồi mối liên hệ
giao tiếp trong q trình thờ cúng, giữa các tín đồ cịn có sự giao tiếp ngồi tơn giáo
như liên hệ kinh tế, liên hệ cuộc sống hàng ngày, liên hệ trong gia đình... Những
mối liên hệ ngồi tơn giáo có thể lại củng cố, tăng cường các mối liên hệ tôn giáo
của họ.


22

-Chức năng liên kết
Trong các xã hội trước đây, tôn giáo với tư cách là bộ phận tất yếu trong cấu
trúc thượng tầng đã đóng vai trị quan trọng của nhân tố liên kết xã hội, nghĩa là
nhân tố làm ổn định những trật tự xã hội đang tồn tại, dựa trên những hệ thống giá
trị và chuẩn mực chung của xã hội. Tuy nhiên không nên quan niệm một cách sai
lầm rằng tôn giáo bao giờ cũng là nhân tố liên kết xã hội chủ yếu, bảo đảm sự thống
nhất của xã hội. Sự thống nhất của xã hội trước hết được bảo đảm bởi hệ thống sản
xuất vật chất xã hội chứ khơng phải bằng cộng đồng tín ngưỡng. Hơn nữa trong
những điều kiện xã hội nhất định, tơn giáo có thể biểu hiện như là ngọn cờ tư tưởng
của sự chống đối lại xã hội, chống lại chế độ chính trị xã hội đương thời.
-Chức năng phản ánh
Từ lúc mới xuất hiện, đối với thế giới tự nhiên, tôn giáo phản ảnh nỗi sợ hãi
của con người trước sức mạnh và sự kỳ diệu của những hiện tượng tự nhiên. Đối
với thế giới xã hội, tôn giáo phản ánh nỗi bất lực và sự phản kháng của quần chúng

lao động trước sự áp bức, bóc lột của giai cấp cầm quyền, những bất công xã hội
cùng nỗi khát vọng về cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc, toàn thiện, toàn mỹ ở thế giới
bên kia.
Ngoài thế giới tự nhiên và xã hội lồi người, tơn giáo xuất hiện như là một
thế giới thứ ba, đó là thế giới thánh thần, thế giới tôn giáo, luôn được củng cố, phát
triển.Thế giới này đứng ngoài và điều khiển cả thế giới tự nhiên, thế giới lồi người
và có quyền năng vô tận về thế giới bên kia. Để được giao tiếp, được chia sẻ với thế
giới thánh thần, con người phải thông qua sinh hoạt tôn giáo với tư cách cá thể, vừa
với tư cách cộng đồng. Giáo hội từ đó ra đời cùng với giáo chủ, giáo lý, giáo lễ,
giáo luật.
Tơn giáo khun con người sống có đạo đức, sự vâng phục và chấp nhận
hiện thực bằng đức tin, thường xuyên thực hành các hình thức sinh hoạt và lễ nghi
tôn giáo. Tôn giáo phản ánh hiện thực qua lăng kính của một thế giới quan siêu
thực. Vì vậy, chức năng phản ánh của tôn giáo gắn liền với chức năng bù đắp tâm
linh, đền bù hư ảo: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức,..”[48,tr.13].


23

Tuy nhiên giữa hai chức năng này có sự khác biệt; một bên là phản ánh thiên về yếu
tố nhận thức, tư tưởng; còn đền bù, an ủi thiên về yếu tố tâm lý, tình cảm.
Các chức năng của tơn giáo luôn là một thể thống nhất không tách rời nhau.
Trong hệ thống chức năng của tôn giáo, mỗi chức năng lại hàm chứa các chức năng
khác. Điều này đã tạo cho tơn giáo có một sức mạnh vơ cùng lớn ln tiềm ẩn bên
trong. Đó là sức mạnh của đức tin, của sự điều chỉnh hành vi, sự giao tiếp - liên kết
xã hội và sự bù đắp tâm linh, là sức mạnh của tập thể hàng vạn, hàng triệu tín đồ ở
khắp mọi nơi, nhất là đối với các tôn giáo thế giới. Người ta sẵn sàng hy sinh, cả cái
chết (tử vì đạo), để bảo vệ tơn giáo, bảo vệ đức tin của mình; thậm chí trở nên mù
qng, cuồng tín, rất dễ bị kẻ xấu “có điều kiện” lợi dụng vào mục đích phi tơn
giáo.

1.1.4.Các vai trị xã hội của tơn giáo
Với tư cách là một bộ phận của ý thức xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng;
tôn giáo tác động trở lại đối với xã hội; cũng là sự thể hiện các vai trò xã hội của tơn
giáo. Có thể nhìn nhận một số vai trị của tơn giáo như sau:
-Vai trị tập hợp, liên kết cộng đồng
Với tác động của đức tin và các hình thức sinh hoạt tơn giáo: lễ hội, cúng bái,
cơng tác từ thiện xã hội.v.v…các tín đồ tơn giáo đã được tập hợp và liên kết lại,
đồng thời qua họ tạo sự lan tỏa và thu hút đối với những người khác. Trong chừng
mực nào đó, tơn giáo như là một trong những nhân tố làm ổn định những trật tự xã
hội dựa trên các hệ thống giá trị và chuẩn mực đạo đức mà nó hình thành.
-Vai trị sáng tạo các giá trị văn hóa nghệ thuật, giao lưu tiếp biến văn
hóa:
Tơn giáo tạo nên những thăng hoa cho các sáng tạo văn hóa, nghệ thuật; là
đề tài nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, nhiều bộ môn nghệ thuật. Tơn giáo
góp phần khá lớn vào kho tàng di sản văn hóa nhân loại: Các cơng trình kiến trúc,
các tác phẩm thi ca, âm nhạc, điêu khắc, hội họa. Đồng thời góp phần chuyển tải
các giá trị văn hóa, nghệ thuật qua giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các quốc gia,
dân tộc, vùng, miền trên thế giới.


24

-Vai trị điều chỉnh hành vi, góp phần xây dựng đạo đức nhân cách hướng
đến chân, thiện, mỹ
Tôn giáo tác động đến nhận thức, tình cảm con người qua hệ thống giáo lý,
giáo luật, giáo lễ của tôn giáo ngay từ trong gia đình tín đồ ra đến đời sống xã hội.
Đạo đức tôn giáo thường phù hợp hoặc trở thành tiêu chí đạo đức xã hội: khơng
trộm cướp, khơng tà dâm, khơng tham lam, khơng gian dối, hiếu kính với ơng bà,
cha mẹ,..từ đó tác động đến q trình hình hành nhân cách con người. Nhất là khi
một tơn giáo được coi là quốc giáo ở một quốc gia, thì sự ảnh hưởng của tơn giáo

này càng sâu đậm, mạnh mẽ, có tính hệ thống hơn.
-Vai trị giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc
Tơn giáo do con người sáng tạo ra, nhưng không phải là con người chung
chung, “không phải là một tồn tại trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngồi thế giới. Con
người chính là thế giới những con người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã
hội ấy sản sinh ra tơn giáo..” [48,tr.13]; vì vậy, những đặc điểm lịch sử, chính trị, xã
hội là những yếu tố quyết định đến bản chất, chức năng, vai trị của tơn giáo; đồng
thời tôn giáo cũng chịu sự tác động và là một bộ phận của nền văn hóa bản địa vốn
đã sản sinh ra nó hoặc tiếp nhận nó.
Tơn giáo có tính bảo thủ, điều đó làm cho tơn giáo chậm điều chỉnh trước các
biến đổi xã hội; tuy nhiên, tính bảo thủ đó lại góp phần gìn giữ các giá trị truyền
thống văn hóa dân tộc trong q trình giao lưu tiếp biến với các nền văn hóa khác,
nhất là trong q trình hội nhập, tồn cầu hóa như hiện nay. Sự xâm lăng văn hóa
của các dân tộc lớn đối với các dân tộc nhỏ, yếu đang âm thầm diễn ra rất nguy
hiểm và độc hại.
1.1.5.Tính hai mặt trong tác động xã hội của tôn giáo
Tôn giáo phản ánh sự trăn trở, khát vọng của con người về một xã hội tốt đẹp
nhưng tơn giáo lại là sự kìm hãm q trình hiện thực hóa khát vọng đó bằng sự cầu
xin, trơng nhờ, ở đấng siêu nhiên bên ngồi thế giới con người.


×