Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Đảng bộ thành phố hồ chí minh lãnh đạo tháo gỡ khó khăn trong phát triển kinh tế giai đoạn 1975 1985

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--- ---* * *--- ---

TRẦN VĂN TUYỀN

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÃNH ĐẠO THÁO GỠ KHÓ KHĂN
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 1975 - 1985

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
NGÀNH LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--- ---* * *--- ---

TRẦN VĂN TUYỀN

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÃNH ĐẠO THÁO GỠ KHÓ KHĂN
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 1975 - 1985

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


MÃ SỐ: 602256

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HÀ MINH HỒNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, dưới đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản
thân dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hà Minh Hồng. Các số liệu và hình ảnh
trong luận văn hồn tồn trung thực, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm.

Tác giả luân văn

Trần Văn Tuyền


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCT

:

Bộ chính trị

CNXH :

Chủ nghĩa xã hội.

CP


:

Chính phủ.

CT

:

Chính trị.

HTX

:

Hợp tác xã.



:

Nghị định.

NQ

:

Nghị quyết.

Nxb


:

Nhà xuất bản.

TNXP

:

Thanh niên xung phong.

TW

:

Trung ương.

UBND :
USD

:

XHCN :

Ủy ban nhân dân.
United States Dollar là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ.
Xã hội chủ nghĩa.


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................... 10
Chương 1: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀ NHỮNG KHĨ KHĂN CỦA THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ SAU GIẢI PHÓNG... 10
1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội và lịch sử thành phố Hồ Chí Minh...................... 10
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 10
1.1.2. Đặc điểm xã hội .................................................................................... 16
1.1.3. Đặc điểm lịch sử ................................................................................... 19
1.2. Thực trạng phát triển kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh sau giải phóng ... 29
1.2.1. Thuận lợi và khó khăn của thành phố Hồ Chí Minh sau giải phóng....... 29
1.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 10 năm sau giải
phóng .............................................................................................................. 32
1.2.2.1. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khan hiếm nguyên nhiên liệu, vật tư
thay thế ........................................................................................................... 32
1.2.2.2. Nông nghiệp suy giảm, khan hiếm lương thực và hàng tiêu dùng ....... 33
1.2.2.3. Giá cả, lưu thông phân phối không đồng bộ với cơ chế quản lý.......... 34
1.2.3. Nguyên nhân của những khó khăn ......................................................... 36
1.2.3.1. Cơ chế quản lý ................................................................................... 36
1.2.3.2. Các biện pháp cải tạo kinh tế không đúng .......................................... 37
1.2.3.3. Về đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và bước đi........................... 39
1.2.3.4. Về bố trí cơ cấu kinh tế....................................................................... 39
1.2.3.5. Thiên tai, chiến tranh ......................................................................... 39
1.2.3.6. Viện trợ giảm sút ................................................................................ 40
1.2.3.7. Bao vây cấm vận ................................................................................ 42


Chương 2: Q TRÌNH THÁO GỠ KHĨ KHĂN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (1975 - 1985) ....................................................... 44

2.1. Quan điểm, đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng và Thành ủy
thành phố Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế giai đoạn 1975 - 1985 .................. 44
2.1.1. Quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế ở miền
Nam giai đoạn 1975 - 1985 ............................................................................. 44
2.1.2. Quan điểm, đường lối, chủ trương phát triển kinh tế của Thành uỷ thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1975 - 1985 ......................................................... 53
2.2 Từng bước tháo gỡ khó khăn và giải pháp phát triển kinh tế của Đảng bộ
thành phố Hồ Chí Minh........................................................................................... 58
2.2.1. Nhận thức về những khó khăn trong phát triển kinh tế của Đảng bộ thành
phố Hồ Chí Minh ............................................................................................ 58
2.2.2. Những chủ trương và biện pháp tháo gỡ khó khăn ................................ 67
2.2.2.1. Đưa ra những quyết sách thử nghiệm ................................................. 67
2.2.2.2. Đấu tranh bảo vệ cách nghĩ, cách làm có hiệu quả ............................ 72
2.2.3. Những điển hình tháo gỡ khó khăn trong phát triển kinh tế ở thành phố
Hồ Chí Minh ................................................................................................... 76
2.2.3.1. Trên lĩnh vực nông nghiệp .................................................................. 76
2.2.3.2. Trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ................................ 78
2.2.3.3. Trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ ..................................................... 82
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG LÃNH ĐẠO
THÁO GỠ KHÓ KHĂN PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH (1975 - 1985) ........................................................................... 90
3.1. Kết quả của q trình tháo gỡ khó khăn ........................................................ 90
3.1.1. Những kết quả có ý nghĩa thành tựu ...................................................... 90
3.1.2 Những hạn chế và tồn tại........................................................................ 92
3. 2. Những đóng góp của thành phố Hồ Chí Minh từ việc tháo gỡ khó khăn
trong phát triển kinh tế ............................................................................................ 99


3.2.1. Từng bước tạo ra những điển hình và kinh nghiệm thực tế cho nhiều địa
phương ........................................................................................................... 99

3.2.2. Góp phần quan trọng vào việc hình thành đường lối đổi mới kinh tế của
Đảng ............................................................................................................. 101
3.3. Bài học kinh nghiệm........................................................................................ 105
3.3.1. Bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn ............................................. 105
3.3.2. Nói và làm, dám làm và dám chịu trách nhiệm .................................... 105
3.3.3. Có những cán bộ có tâm huyết, thương dân, vì dân, lắng nghe dân ..... 106
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................... 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 114
PHẦN PHỤ LỤC ....................................................................................................... 121


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VI (1986) được coi là thời điểm bắt đầu công
cuộc đổi mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, trước đó nhiều năm, trên khắp cả nước đã có
hàng loạt những tìm tịi, tháo gỡ khó khăn, tìm hướng đi, cách làm mới mà theo
cách gọi lúc bấy giờ là những cuộc "phá rào". Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh là
một trong những địa phương đi đầu trong vấn đề này.
“Phá rào” ở đây được hiểu là những biện pháp, cách làm nhằm khắc phục
những hạn chế do thể chế, nguyên tắc của mơ hình kinh tế kế hoạch hố tập trung
mang lại. Mơ hình kinh tế này được áp dụng ở miền Bắc trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ, nhằm xây dựng hậu phương vững chắc làm hậu thuẫn cho cách mạng
miền Nam. Trong điều kiện chiến tranh, mơ hình kinh tế ấy cùng với chế độ tập
trung quan liêu bao cấp đã đem lại hiệu quả to lớn cho việc huy động sức người sức
của vào cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tuy mơ hình
kinh tế này bộc lộ nhiều nhược điểm hạn chế, đã được một số lãnh đạo ở Trung
ương, các nhà khoa học, các lãnh đạo ở các địa phương từng bước nhận ra những
khiếm khuyết và tìm cách khắc phục, nhưng trong điều kiện chiến tranh nó vẫn phát

huy được nhiều “ưu việt” và đã góp phần quan trọng vào thắng lợi hoàn toàn của
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mở ra cho dân tộc thời kỳ mới - thời kỳ cả
nước thống nhất cùng đi lên CNXH.
Với thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, miền Nam
được hồn tồn giải phóng, đất nước thống nhất, việc xây dựng và phát triển đất
nước theo con đường CNXH là sự lựa chọn đúng đắn và nhất quán của Đảng và
Nhà nước Việt Nam; trong đó, việc lựa chọn mơ hình phát triển kinh tế - xã hội phù
hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới của đất nước sau chiến tranh và thống nhất hai
miền Nam - Bắc là yêu cầu bức thiết. Từ những thành công của miền Bắc trong hơn
20 năm xây dựng CNXH, mô hình kinh tế ấy được áp dụng cho cả nước.


2

Nhưng, tại sao quá trình xây dựng phát triển kinh tế - xã hội theo mơ hình ấy
khơng thành cơng? Thậm chí, đưa đến rất nhiều khó khăn và dẫn đến khủng hoảng
toàn diện ở cả hai miền Nam, Bắc trong giai đoạn 10 năm đầu sau giải phóng.
Chiến tranh biên giới, các thế lực phản động chống phá nhiều mặt, bao vây
cấm vận, thiên tai và những lý do khác là những nguyên nhân khách quan. Nhưng
phải chăng những khó khăn đó hồn tồn là do ngun nhân khách quan? Ngay từ
Đại hội V (năm 1982) Đảng ta đã xác định “Khó khăn cịn do khuyết điểm, sai lầm
của các cơ quan Đảng và Nhà nước ta từ trung ương đến cơ sở về lãnh đạo và quản
lý kinh tế, quản lý xã hội. Trên những mặt nhất định, khuyết điểm, sai lầm về lãnh
đạo và quản lý là nguyên nhân chủ yếu gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình hình
khó khăn về kinh tế và xã hội trong những năm qua” [41, tr. 48]. Tuy nhiên Đại hội
V vẫn chưa chỉ ra được những khuyết điểm, sai lầm cụ thể trong đường lối kinh tế.
Như vậy, những lý do chủ quan từ bên trong, nhất là trong lãnh đạo, quản lý,
kinh tế, mơ hình phát triển kinh tế - xã hội đã được Đảng ta từng bước nhận thức.
Nhưng điều quan trọng là làm thế nào để thốt ra khỏi những khó khăn ngày càng
trầm trọng đó?

Trước tình hình đó, nhiều địa phương trong cả nước đã tìm tịi những cách
thức, biện pháp tháo gỡ khó khăn, thử nghiệm những mơ hình, từng bước chuyển
đổi cơ chế… Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố đứng đầu là đồng chí
Nguyễn Văn Linh và đồng chí Võ Văn Kiệt - hai vị lãnh đạo có tư duy đổi mới ln
có những tìm tịi, những suy nghĩ để tháo gỡ những khó khăn do thực tiễn đặt ra,
Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trong những địa phương đi đầu trong những
cuộc “phá rào” này. Đây là một q trình hết sức khó khăn, phức tạp trong việc lãnh
đạo tháo gỡ những khó khăn trong phát triển kinh tế. Bằng những suy nghĩ và quyết
sách táo bạo nhưng thận trọng, lãnh đạo Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh đã bật
đèn xanh và cùng với những cơ quan, đơn vị, địa phương cơ sở, từng bước thực
hiện tháo gỡ, “phá rào”… Những điển hình như: Xí nghiệp dệt Thành Công, Phong
Phú, Phước Long, Thắng Lợi, Dệt đay 13; Nhà máy Thuốc lá Vĩnh Hội; Công ty Xe


3

khách Miền Đông; Công ty Lương thực thành phố Hồ Chí Minh; Ngân hàng
Vietcombank thành phố Hồ Chí Minh; Cơng ty Bột giặt miền Nam; Nhà máy bia
Sài Gịn; Xí nghiệp Cơ khí Caric, Silico, Sinco... đã có bước đi và tháo gỡ đúng,
góp phần quan trọng vào việc giải quyết những khó khăn về kinh tế của thành phố
Hồ Chí Minh trong giai đoạn này. Chính những tháo gỡ, những cuộc phá ráo ở
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung đã làm cho Đảng ta nhận
thức được thực tiễn khó khăn và những khuyết điểm, hạn chế của mơ hình kinh tế
kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp để tiến hành đổi mới vào năm 1986.
Việc thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố đông dân nhất cả nước vượt qua
muôn vàn khó khăn trong giai đoạn 1975 - 1985, chuẩn bị tiền đề cho công cuộc đổi
mới cho cả nước không chỉ nói lên bản lĩnh chính trị vững vàng cùng năng lực sáng tạo
trong công tác lãnh đạo xây dựng kinh tế - lĩnh vực còn hết sức mới mẽ đối với một
Đảng bộ vừa mới hoàn thành sứ mệnh trong cuộc chiến đấu giành độc lập. Những bài
học kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1975 - 1985 khơng chỉ có ý

nghĩa đối với thời kỳ đã qua – thời kỳ tìm lối ra cho nền kinh tế - xã hội của đất nước
mà cịn có ý nghĩa đối với thời kỳ đổi mới hiện nay trong việc tìm kiếm những giải
pháp cho việc phát triển nhanh và bền vững của Thành phố và cả nước.
Với những lý do trên đây, tôi chọn đề tài cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của mình là: Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh
lãnh đạo tháo gỡ khó khăn trong phát triển kinh tế giai đoạn 1975 - 1985, nhằm tìm
hiểu quá trình Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo tháo gỡ những khó khăn
trong phát triển kinh tế ở giai đoạn hết sức khó khăn, phức tạp này; từ đó rút ra bài
học kinh nghiệm phục vụ cho cơng tác lãnh đạo của thành phố Hồ Chí Minh và cả
nước trong thời kỳ đổi mới; cũng như làm rõ thành tựu, hạn chế của q trình này,
và góp phần hồn thiện thêm nhận thức về những đóng góp của Đảng bộ và nhân
dân Thành phố vào việc hình thành đường lối đổi mới của Đảng ta năm 1986.


4

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, vấn đề “phá rào” tháo gỡ những khó
khăn trong phát triển kinh tế trên bình diện cả nước cũng như ở thành phố Hồ Chí
Minh trong giai đoạn 1975 - 1985 đã được nhiều học giả trong và ngoài nước quan
tâm nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau, có thể phân loại thành các nhóm sau:
Thứ nhất, nhóm cơng trình nghiên cứu về những tháo gỡ đột phá trong lĩnh
vực kinh tế trước đổi mới trên phạm vi cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí
Minh, gồm một số tác phẩm, cơng trình:
Tư duy kinh tế Việt Nam chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975 - 1989
do Đặng Phong (chủ biên), Nxb Trí Thức, Hà Nội, 2008. Cuốn sách trình bày tình
hình kinh tế ngày càng khó khăn của nước ta những năm trước đổi mới và những sự
thay đổi, đột phá về tư duy kinh tế của Đảng ta trong giai đoạn này. Theo tác giả, để
có được những đổi mới về tư duy đó là nhờ sự chung đúc những trăn trở, ý tưởng,
sáng kiến của rất nhiều bộ óc, nhiều cơ sở, địa phương. Đó cũng là q trình vừa đi

vừa tìm đường, vừa đi vừa điều chỉnh, đấu tranh với cái cũ, đấu tranh với chính
mình, thuyết phục nhau, chờ đợi nhau, rồi từng bước đi tới đồng thuận.
Trên lộ trình đó, có những bộ óc bứt phá, vươn lên trước và lần lượt cuốn hút
cả tập thể tiến lên; có cả những sức ỳ, nghi kỵ, cản trở do chưa kịp nhận thức ra cái
mới; có những bộ óc đã từng trì trệ, bỗng bừng tỉnh, vượt lên, tỏa sáng; có những
trường hợp sau khi vượt trội, tỏa sáng lại ngưng trệ, lu mờ, bị đà tiến chung vượt
qua; lại có khơng ít bộ óc rất cấp tiến về mặt này, nhưng lại chưa chuyển biến kịp về
mặt kia.
Phá rào trong kinh tế vào đêm trước đổi mới do Đặng Phong (chủ biên) Nxb
Trí Thức Hà Nội, 2009. Tác phẩm đã trình bày những thiếu hụt, khủng hoảng và
ách tắc của kinh tế nước ta những năm sau giải phóng. Theo tác giả tình trạng đó do
nhiều nguyên nhân (khách quan và chủ quan) khác nhau, trong đó ngun nhân
chính là do ta áp dụng mơ hình kinh tế miền Bắc lên miền Nam một cách khiên
cưỡng, khơng phù hợp và có những đường lối, chủ trương phát triển kinh tế sai lầm


5

của Đảng ta khi đó. Trong cuốn sách này, tác giả cũng đã mô tả một cách sinh động
hàng loạt các mũi đột phá can đảm, gian nan, trầy trật, sáng tạo trên nhiều lĩnh vực
kinh tế khác nhau, với nhiều địa phương khác nhau. Theo tác giả “phá rào” tức là
vượt qua những hàng rào về quy chế đã lỗi thời để chủ động tháo gỡ những ách tắc
trong cuộc sống, đồng thời góp phần từng bước dẹp bỏ hàng loạt rào cản cũ kỹ để
mở đường cho công cuộc đổi mới. Trên cơ sở những đột phá đó, tác giả đã rút ra
những bài học lịch sử từ những đột phá đó.
Những bước đột phá của An Giang trên chặng đường đổi mới kinh tế do Đỗ
Hoài Nam và Đặng Phong (đồng chủ biên), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 2006.
Cuốn sách đã trình bày những khó khăn kinh tế của An Giang sau giải phóng và
những đột phá, tháo gỡ khó khăn của Đảng bộ và nhân nhân An Giang. Những đột
phá, tháo gỡ đó đã đem lại hiệu quả to lớn, đặc biệt là trên lĩnh vực nơng nghiệp.

Ngồi ra, cịn nhiều cơng trình nghiên cứu khác như: Một số vấn đề về lịch
sử kinh tế Việt Nam của Lê Quốc Sử được Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội phát hành
năm 1998; Lịch sử kinh tế Việt Nam của Phạm Văn Chiến được Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội phát hành năm 2003; Lịch sử kinh tế Việt Nam và các nước của Khoa
Kinh tế - Đại học quốc gia Hồ Chí Minh do Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh phát hành năm 2006; Những bài viết về kinh tế (1960 - 2008) của Lâm
Quang Huyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010; Các cuốn sách này tập trung
trình bày lịch sử kinh tế Việt Nam suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của
nước ta, trong đó có một phần nói về những khó khăn kinh tế và những đột phá,
những tháo gỡ khó khăn của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn 1975 - 1985 trong
đó có những đột phá, tháo gỡ của thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó đã cung cấp cho
tác giả có cái nhìn chung nhất những khó khăn, ách tắc của kinh tế nước ta khi đó
và những đột phá, tháo gỡ khó khăn của Đảng và nhân dân ta trên phạm vi cả nước,
trong đó có thành phố Hồ Chí Minh.


6

Thứ hai, nhóm cơng trình viết về thành phố Hồ Chí Minh có đề cập đến
những tháo gỡ khó khăn trong phát triển kinh tế của Đảng bộ và nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh trong giai đoạn này, gồm: các tác phẩm, cơng trình:
Thành phố Hồ Chí Minh 10 năm của Nguyễn Văn Linh, Nxb Sự Thật, 1985.
Cuốn sách này trình bày một cách sinh động, hệ thống tất cả các vấn đề từ kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội và con người của thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn
1975 - 1985. Trong đó, vấn đề kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh được tập trung
phân tích, đánh giá rất cặn kẽ từ những thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức;
những thành tựu, hạn chế của kinh tế thành phố Hồ Chí Minh trên từng ngành kinh
tế cụ thể trong 10 năm sau giải phóng. Theo đó, cuốn sách làm sáng tỏ sự vận dụng
sáng tạo, linh hoạt, dũng cảm những chủ trương phát triển kinh tế của Đảng ta khi
đó của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn khó khăn này. Cuốn sách

này đã tổng kết 10 năm cải tạo và xây dựng, với những thành tựu, tồn tại và những
bài học kinh nghiệm.
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 25 xây dựng và phát triển 1975 - 2000 của
Viện Kinh tế - Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được Sở Văn hóa Thơng tin thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2000. Cuốn sách đã trình bày
khái quát về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, vị trí, vai trị của thành phố Hồ Chí
Minh đối với khu vực và cả nước. Những thành tựu trong phát triển kinh tế trên các
ngành cụ thể của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1975 - 2000.
Thành phố Hồ Chí Minh hai mươi năm (1975 - 1995) của Ban Thường vụ
Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm
1996. Cuốn sách là tập hợp các bài viết trong đó phần nhiều là của những đồng chí
lãnh đạo chủ chốt của các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, cuốn sách nêu lên
những thuận lợi những khó khăn thử thách cụ thể cùng với những thành tựu đã đạt
được trên từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội ở thành phố dưới sự lãnh đạo của
Đảng bộ Thành phố.


7

Địa chí Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Tập I: Lịch sử, do Trần Văn Giàu
và Trần Bạch Đằng đồng chủ biên, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh phát
hành năm 1998; Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh hành trình 100 năm (1911 2011 do Hà Minh Hồng và Lê Hữu Phước đồng chủ biên, Nxb Tổng hợp thành phố
Hồ Chí Minh xuất bản năm 2011; 100 câu hỏi đáp về Sài Gòn - Gia Định - Thành
phố Hồ Chí Minh - Lịch sử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh của Phạm Văn Thắng,
Nxb Văn hóa Sài Gịn và Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm
2006... Các cơng trình này đã giúp tác giả có cái nhìn tổng quan về điều kiện tự
nhiên, xã hội, lịch sử, vị trí, vai trị của thành phố Hồ Chí Minh suốt chiều dài hơn
300 năm hình thành và phát triển.
Nhóm cơng trình thứ hai đã giúp tác giả thấy được những khó khăn của
thành phố Hồ Chí Minh sau khi giải phóng; những vấp váp sai lầm khi bắt tay vào
khôi phục và xây dựng lại Thành phố sau chiến tranh; những quan điểm, chủ trương

và biện pháp tháo gỡ khó khăn đúng đắn, sáng tạo và bản lĩnh của Đảng bộ và các
đồng chí lãnh đạo Thành phố trong giai đoạn 1975 - 1985.
Các nhóm cơng trình nghiên cứu trên đây đề cập một cách rất khái quát
những tháo gỡ, những cuộc “phá rào” trong phát triển kinh tế của các đơn vị và địa
phương trên cả nước, hoặc chỉ trình bày khái qt q trình Đảng bộ thành phố Hồ
Chí Minh lãnh đạo phát triển kinh tế trong giai đoạn này. Cho đến nay, dưới góc độ
Lịch sử Đảng chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống về
q trình Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo tháo gỡ những khó khăn trong
phát triển kinh tế giai đoạn 1975 - 1985. Do đó, đề tài luận văn lựa chọn nghiên cứu
là vấn đề cần được tiếp tục làm sáng tỏ về mặt khoa học và lịch sử.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình Đảng bộ thành phố Hồ Chí
Minh lãnh đạo tháo gỡ khó khăn trong phát triển kinh tế giai đoạn 1975 – 1985. Cụ
thể là các chủ trương, biện pháp và việc tổ chức thực hiện tháo gỡ khó khăn trong
phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn này.


8

Về thời gian: từ năm 1975 đến 1985; về không gian: Địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 1975 - 1985.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Để có được những phân tích, đánh giá thật sự khoa học, khách quan khi
nghiên cứu, đề tài dựa trên quan điểm lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh cùng quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát
triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Để khai thác tốt nguồn tư liệu hiện có và trình bày vấn đề theo hệ thống hợp
lý, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu, như: Phương pháp lịch sử được
sử dụng để trình bày nội dung của đề tài theo tiến trình lịch sử; Phương pháp lơgíc
được sử dụng trong các phần khái quát, tổng kết, đánh giá của luận văn. Ngoài ra,

đề tài còn sử dụng các phương pháp khác, như so sánh, tổng hợp, phân tích, quy
nạp, diễn dịch, thống kê, mô tả để thấy được những thay đổi, chuyển biến về nhận
thức, tư tưởng trong quá trình lãnh đạo và gắn liền với nó là sự biến đổi về cơ cấu
và kết quả hoạt động kinh tế thông qua các con số.
Các nguồn tư liệu sau đây được sử dụng để nghiên cứu đề tài: Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, IV, V, VI và các nghị quyết của Trung ương
Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khố III, IV, V, VI về phát triển kinh tế; Các
văn kiện đại hội, hội nghị của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh các khố I, II, III,
IV. Niên giám thống kê Thành phố; Luận văn kế thừa chọn lọc những kết quả
nghiên cứu từ các cơng trình nghiên cứu của các học giả trong và ngồi nước có liên
quan đến đề tài được đăng tải trên các báo, tạp chí và các loại ấn phẩm khác.
5. Đóng góp khoa học của luận văn
Luận văn bước đầu tổng kết lịch sử để rút ra những kinh nghiệm, những bài
học có tính lý luận trong q trình Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo tháo
gỡ những khó khăn trong phát triển kinh tế giai đoạn 1975 - 1985. Đồng thời, luận
văn góp phần cung cấp luận cứ khoa học lịch sử cho các nhà tổ chức hoạt động thực
tiễn để phục vụ yêu cầu tiếp tục lãnh đạo phát triển kinh tế của Thành phố cũng như


9

các địa phương khác trong tình hình cịn có nhiều khó khăn, vướng mắc như hiện
nay. Hơn nữa, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để phục vụ giảng dạy
và học tập bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và Lịch sử Đảng bộ
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm tình hình và những khó khăn của thành phố trong phát
triển kinh tế sau giải phóng

Chương 2: Q trình tháo gỡ khó khăn để phát triển kinh tế ở thành phố Hồ
Chí Minh (1975 - 1985)
Chương 3: Kết quả và bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo tháo gỡ khó khăn
phát triển kinh tế của Đảng bộ thành phồ Hồ Chí Minh giai (1975 - 1985)


10

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀ NHỮNG KHĨ KHĂN
CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ SAU GIẢI PHÓNG

1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội và lịch sử thành phố Hồ Chí Minh
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở tọa độ 100 10’- 100 38’ vĩ Bắc và 1060 22’1060 54’ kinh Đơng; phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh,
đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang, phía Nam giáp biển Đông, với
bờ biển dài 15km [75, tr.9]. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, gồm 8 tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà RịaVũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Thành
phố Hồ Chí Minh giữ vị trí địa chính trị quan trọng của đất nước và trong khu vực
Đông Nam Á; cửa ngõ quan trọng trong giao thương và hợp tác với các nước trên
thế giới.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam bộ và Đồng bằng Sông Cửu
Long, “Thành phố Hồ Chí Minh có địa hình tổng qt thấp dần từ Bắc xuống Nam
và từ Đơng sang Tây và có thể chia làm 3 tiểu vùng địa hình như sau: Vùng cao
nằm ở phía Bắc- Đơng Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc phía Bắc huyện Củ Chi,
phía Đơng Bắc quận Thủ Đức và quận 9) có dạng địa hình lượn sóng với độ cao
trung bình khoảng 10- 25 mét. Xen kẽ có những đồi gị và cao nhất là khu đồi Long

Bình (quận 9) cao 32 mét. Vùng thấp trũng chủ yếu ở phía Nam - Tây Nam và
Đơng Nam (thuộc quận 9, 8, 7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng
này có độ cao trung bình trên dưới 1 mét và cao nhất 2 mét, thấp nhất 0,5 mét. Vùng


11

trung bình phân bố ở khu vực trung tâm Thành phố bao gồm phần lớn nội thành cũ,
một phần các quận 2, Thủ Đức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Mơn với độ cao trung
bình khoảng 5 - 10 mét" [75, tr.10]. Nhìn chung, địa hình thành phố Hồ Chí Minh
khơng phức tạp, song cũng khá đa dạng và có điều kiện để phát triển nhiều mặt.
Đất đai - thổ nhưỡng ở thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở
hai yếu tố khác nhau:
Vùng phù sa cổ (thuộc trầm tích Pleitoxen) thuộc lưu vực sơng Đồng Nai
được hình thành từ rất sớm, tương ứng với miền đất cao: là loại đất xám nằm trên
dãy đất cao, phân bố chủ yếu phía Bắc, Tây Bắc và Đơng Bắc của Thành phố với
quy mô hơn 45.000 ha chiếm 23,4% diện tích đất Thành phố, bao gồm phần lớn các
huyện Củ Chi, Hóc Mơn, Bắc Bình Chánh, quận Thủ Đức, Bắc - Đông Bắc quận 9
và đại bộ phận khu vực nội thành cũ. Đặc điểm chung của vùng phù sa cổ là đất có
cấu tạo địa tầng cứng chắc, địa bàn đồi gị hoặc lượn sóng, có cao trình từ 20 - 25
mét xuống 3 - 4 mét và mặt nghiêng về hướng Đông Nam, đất xám pha cát trộn lẫn
với loại đất thịt nhẹ nên khả năng giữ nước kém, đất chua, độ pH khoảng 4,0 - 4,5
nên đất nghèo chất dinh dưỡng nhưng lại có tầng đất dày thích hợp với những cây
trồng nơng, lâm nghiệp và thuận lợi cho các cơng trình xây dựng cơ bản.
Vùng đất phù sa mới (thuộc trầm tích Holoxen): nằm ở miền đất thấp, chiếm
phần lớn diện tích đất đai thành phố Hồ Chí Minh, phân bố chủ yếu ở địa bàn phía
Nam, Đơng Nam, Tây Nam thành phố và dọc theo sơng Sài Gịn, sơng Đồng Nai
phía Đơng Bắc, kéo dài từ một phần quận 9, xuống quận 2, quận 7, Nhà Bè, Cần
Giờ ngược qua Bình Chánh, tiếp giáp với Long An. Đất có cấu tạo địa tầng mềm và
yếu. Thổ nhưỡng ở đây chịu ảnh hưởng của hệ thống sông rạch dày đặc, chằng chịt

nên đất đai sình lầy, bị nhiễm phèn và bị thủy triều tác động quanh năm. Loại đất
phù sa bị nhiễm phèn này có thể phân thành hai nhóm cơ bản sau:
Nhóm đất phèn phân bố ở 2 khu vực: thứ nhất ở phía Tây Nam kéo dài từ
Tam Tân - Thái Mỹ (Củ Chi) xuống phía Tây Nam huyện Bình Chánh (nơng trường
Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân) và phường Tân Tạo (Bình Tân)… đất ở đây hầu hết


12

thuộc lại đất phèn nhiều, phèn nặng), độ pH khoảng 2,3 - 3,0; Thứ hai là ở phía
Đơng nằm ven sơng Sài Gịn là vùng đất phèn nằm ven sơng Sài Gòn - Rạch Tra và
Bưng Sáu Xã quận 9). Phần lớn diện tích ở đây thuộc loại đất phèn trung bình và
phèn ít với độ pH khoảng 4,5 - 5,0. Đặc điểm thổ nhưỡng của vùng đất này chủ yếu
là đất sét, đất chặt và bí nước, giàu mùn và chất dinh dưỡng trung bình nên thích
hợp cho các loại cây khóm, mía, tràm, bạch đàn và một số loại cây lâm nghiệp khác.
Nhóm đất phèn mặn: chiếm phần lớn diện tích trong các loại đất đai - thổ
nhưỡng của Thành phố, phân bố tập trung ở phía Nam và phần lớn thuộc huyện Nhà
Bè kéo dài xuống phía Bắc huyện Cần Giờ với diện tích khoảng 10.500 ha bị nhiễm
phèn mặn theo mùa, thời gian bị mặn kéo dài từ tháng 12 đến tháng 6 hoặc tháng 7
năm sau. Đất thịt giàu mùn, chứa nhiều xác hữu cơ dưới mơi trường yếm khí, chất
dinh dưỡng khá; độ pH xuống tới 2,4 - 2,7. Chiếm phần lớn diện tích huyện Cần
Giờ rộng khoảng 35.000 ha là đất mặn giữa rừng ngập mặn. Đất thịt trung bình,
màu xám đen nhiều mùn nhão lẫn xác hữu cơ bán phân giải thường xuyên bị ngập
triều, giàu chất dinh dưỡng, độ pH tầng đất trên 5,8 - 6,5. Đất ngập mặn rất thích
hợp cho sinh trưởng của các loại cây rừng ngập mặn, có tác dụng giữ bờ biển, lấn
biển, bảo vệ mơi trường sinh thái, phát triển du lịch sinh thái và nuôi dưỡng hệ sinh
thái giàu tiềm năng ở vùng ven biển phía Nam. Loại đất phèn mặn có nhược điểm là
nền đất yếu, hạn chế trong xây dựng cơ bản, phát triển cơ sở hạ tầng những thuận
lợi cho giao thơng đường thủy.
Thành phố nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, nhiệt độ cao đều

trong năm và có hai mùa (mưa – khơ) rõ ràng, có tác động chi phối môi trường cảnh
quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau. “Lượng bức xạ dồi dào trung bình khoảng 140 Kcal/cm 2/năm, số giờ nắng
trung bình/tháng khoảng 160 - 270 giờ nhưng có sự khác biệt về cấu trúc mùa. Tổng
nhiệt độ hoạt động trung bình/năm 9.8780C, nhiệt độ trung bình hàng tháng từ
25,70C đến 380C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất khoảng 25,70C, thường rơi
vào tháng 12 hoặc tháng 01, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất khoảng 380C,


13

thường là tháng 4 và số ngày có nhiệt độ trung bình trên 250C chiếm đến 94% số
ngày trong năm” [75, tr.11].
Nằm trên dãy phía biển Đơng Nam kéo dài, hướng vào vịnh Thái Lan nên
khí hậu Thành phố cịn mang tính chất hải dương khá rõ, độ ẩm khơng khí thuộc
loại cao, đạt khoảng 80%. Tuy nhiên, độ ẩm cũng phân theo mùa: mùa có độ ẩm
tương đối cao trên 80% kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11, mùa có độ ẩm tương đối
thấp từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, đạt dưới 80%. Điều kiện nhiệt độ, ánh sáng
và độ ẩm như vậy rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng và vật ni đạt
năng suất sinh học cao, đẩy nhanh q trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các
chất thải, góp phần làm giảm ô nhiểm môi trường đô thị, đồng thời cũng tạo môi
trường phát sinh và lây truyền dịch bệnh.
Lượng mưa bình quân khoảng 1.915mm/năm, với số ngày mưa trung
bình/năm là 159 ngày. Tháng 6 và tháng 10 mưa nhiều nên thường xảy ra quá tải
khả năng tiêu thoát nước và gây ngập một số nơi sau những cơn mưa lớn. Trên
phạm vi Thành phố, lượng mưa phân bố khơng đều và có khuynh hướng tăng dần
theo trục Tây Nam - Đông Bắc. Đại bộ phận các quận nội thành và các quận phía
Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận phía Nam và Tây Nam. Đặc biệt là
huyện Cần Giờ có lượng mưa thấp hơn nhiều so với nội thành từ 1.100mm đến
1.300mm [75, tr.11]. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc canh tác nhưng

rất thuận tiện để phát triển các dịch vụ khác.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió
chủ yếu là Tây - Tây Nam và Bắc - Đơng Bắc: gió Tây - Tây Nam từ Ấn Độ Dương
thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s
và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5m/s; gió Bắc - Đơng Bắc từ
biển Đơng thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung
bình 2,4m/s. Ngồi ra, từ tháng 3 đến tháng 5 cịn có gió Tín phong (mậu dịch) thổi
hướng Nam - Đơng Nam với tốc độ gió trung bình khoảng 3,7m/s [75, tr.12].
Nhưng về cơ bản thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng khơng có gió bão nên rất


14

thuận tiện cho việc phát triển các ngành kinh tế nơng nghiệp cũng như du lịch dã
ngoại.
Thành phố có mạng lưới sơng ngịi và kênh rạch rất đa dạng. Hạ lưu sông
Đồng Nai chảy qua thành phố với lưu lượng bình quân 200 - 500m3/s đã cung cấp
khoảng 15 tỷ m 3 nước/năm và trở thành nguồn cung cấp nước ngọt chính của thành
phố. Sơng Sài Gịn chảy dọc trên địa phận thành phố dài khoảng 80 km có lưu
lượng trung bình vào khoảng 54m3/s với bề rộng khoảng 225 đến 370m và độ sâu
khoảng 20 mét [75, tr.15]. Kênh Rạch Chiếc nối thơng sơng Đồng Nai với sơng Sài
Gịn ở phần nội thành mở rộng, là điều kiện thuận lợi phát triển giao thơng thủy.
Ngồi ra, sơng Nhà Bè hình thành ở nơi hợp lưu hai sơng Đồng Nai và Sài Gịn
chảy ra biển Đơng bởi hai ngả chính Sồi Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành
Rái là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gịn. Ngồi các con sơng chính
cịn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt như: Láng The, Bàu Nông, Rạch Tra, Bến
Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm,
kênh Tẻ, Tàu Hũ, Canh Đôi… Hệ thống sông, kênh rạch giúp thành phố Hồ Chí
Minh thuận lợi trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng và tác động của chế
độ bán nhật triều bởi sơng Đồng Nai và sơng Sài Gịn nên thủy triều thâm nhập sâu

đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát
nước ở khu vực nội thành.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn tập trung ở huyện Cần Giờ, vốn là rừng nguyên
sinh phát triển trên nền đất giàu hữu cơ và bị nhiễm mặn nặng với diện tích rộng
khoảng 50.000 ha, phía Bắc giáp huyện Long Thành (Đồng Nai), phía Đơng Bắc
giáp biển Vũng Tàu, phía Nam giáp sơng Đơng Tranh và phía Tây giáp huyện Nhà
Bè, trải trên một địa bàn khá bằng phẳng và bị chia cắt bởi các sơng lớn, như sơng
Sài Gịn, sơng Đồng Nai, sơng Tranh cùng hệ thống chi lưu cấp 2 chằng chịt như:
Dần Xây, Hào Võ… tạo cho vùng rừng ngập mặn những đảo nhỏ liên kết với nhau.
Do cao trình khá thấp và tác động của thủy triều biển Đông nên nước biển thường
xun theo các dịng sơng thâm nhập vào sâu gây ngập hầu hết diện tích rừng hiện


15

có. Càng vào sâu bên trong, độ mặn giảm dần, ở Bình Khánh độ mặn chỉ xấp xỉ 0,3
- 1% nhưng tại Dần Xây tăng lên 2% và tại Hào Võ độ mặn đạt đến 3%. Tùy theo
mùa và lượng nước do các sơng Sài Gịn, sơng Đồng Nai cung cấp mà độ mặn có sự
chênh lệch khác nhau, từ đó tạo nên sự phong phú về tiềm năng và đa dạng của sinh
vật trong hệ sinh thái rừng.
Hệ thực vật ở đây khá phong phú, với 104 loại thuộc 48 họ, trong đó có 51
lồi có giá trị kinh tế [75, tr.19]. Phía Bắc huyện Cần Giờ thuộc vùng nước lợ, có
các loại cây: dừa nước, tràm, bạch đàn… Phía Nam chủ yếu là cây đước, sinh
trưởng mạnh mẽ và dày đặc, lấn dần các diện tích đất cịn trống. Thảm thực vật
ngập mặn Cần Giờ cịn có vai trò khá quan trọng là cung cấp chất hữu cơ cho đất,
tạo ra nguồn dinh dưỡng cho các sinh vật bậc thấp: giun, giáp xác… sinh sống,
đồng thời cung cấp nguồn dinh dưỡng khơng thể thiếu cho khoảng 200 lồi phù du
động vật sinh sơi phát triển. Ngồi những giá trị do hệ sinh thái rừng ngập mặn tạo
ra, với khả năng lọc khơng khí rất tốt, một ngày một ha rừng đước có thể đồng hóa
trên 100kg CO2, nên tồn bộ lương CO2 có trong khơng khí ở độ cao từ 20 - 200

mét của khu vực đã được lọc hết. Mỗi ngày, rừng ngập mặn có thể cung cấp xấp xỉ
500m 3/ha hơi nước làm dịu mát khí hậu, cung cấp lượng lớn O2 trong lành và đảm
bảo ẩm độ khơng khí thuận lợi cho thành phố. Hơn nữa, rừng ngập mặn với những
thực vật có áp suất thẩm thấu cao, có cơ chế sinh lý đặc biệt đã hấp thu được các
chất trong môi trường nước đã bị ô nhiễm.
Như vậy, hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ có thể được xem như lá phổi
xanh, giữ vai trò, hết sức quan trọng là làm trong sạch mơi trường sinh thái, mơi
trường nước, đất và khơng khí đang bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng ở thành
phố và các tỉnh thành lân cận. Rừng ngập mặn Cần Giờ khơng những là rừng phịng
hộ, chắn sóng, chắn gió bão, lấn biển… mà cịn là cánh rừng góp phần bảo vệ môi
trường sinh thái.
Với những đặc điểm tự nhiên trên, thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều tiềm
năng và thế mạnh để phát triển kinh tế, nhất là nằm ở vị trí trung tâm Nam bộ, là nơi


16

tiếp giáp giữa miền Đông và miền Tây Nam bô; nằm trên cửa ngõ hàng hải quốc tế.
Đồng thời, với điều kiện thổ nhưỡng, sơng ngịi, khí hậu, thủy văn và hệ sinh thái
thuận lợi cho phát triển kinh tế, đó là một vốn quý được thiên nhiên ban phát mà
khơng phải địa phương nào cũng có, cần phải khai thác tận dụng triệt để.
1.1.2. Đặc điểm xã hội
Theo một số nhà nghiên cứu, khi mới thành lập Sài Gòn, có khoảng 10 ngàn
lưu dân, đến đầu thế kỷ XX đã có 249.481 người [48, tr. 567]. Khi Cách mạng
Tháng Tám thành cơng (năm 1945), dân số Thành phố có khoảng nửa triệu người.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ (1945 - 1975)
dân số của Thành phố gia tăng nhanh, năm 1954 đạt tới con số 2 triệu người; đến
năm 1975; Thành phố có 3,9 triệu dân. Những năm sau giải phóng dân số thành phố
Hồ Chí Minh tăng khơng đáng kể thậm chí nhiều năm giảm. Từ 3,9 triệu dân vào
đầu năm 1975, dân số Thành phố giảm còn gần 3,5 triệu vào giữa năm 1976 và gần

3,3 triệu vào năm 1979. Dân số giảm là do: người dân trở về quê cũ làm ăn sau
những ngày ly tán do chiến tranh; Nhà nước chủ trương dãn dân, hình thành các khu
kinh tế mới; một số người di tản, vượt biên trái phép ra nước ngoài bởi nhiều
nguyên do. Sau năm 1981, dân số Thành phố tăng trở lại và từ năm 1985 tăng hàng
năm rõ rệt, đến năm 1989 dân số thành phố Hồ Chí Minh đã đạt 3.934.395 người
con số này đã vượt qua con số của năm 1975. Đến năm 1999, dân số thành phố tăng
lên 5.037.000 người [75, tr.20] và ngày 31/10/2010, theo số liệu của Cục Thống kê,
dân số thành phố Hồ Chí Minh đạt tới con số là 7.396.446 người [26, tr.8].
Đặc điểm của dân số thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 1975 đến
nay là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hướng ngày càng giảm. Nếu như vào những
năm đầu của thập niên 1970, tốc độ gia tăng tự nhiên ln ở mức cao và có lúc vượt
trên 4%, thì từ năm 1976 trở lại đây, tốc độ gia tăng tự nhiên đã có xu hướng giảm
khá nhanh, bình qn mỗi năm là 0,02%. Trong khi đó, tỷ lệ tăng dân số cơ học ngày
càng tăng với tốc độ gia tăng bình qn đạt gần 2,2%. Như vậy, ước tính mỗi năm
thành phố Hồ Chí Minh đã tăng thêm 150.000 người do gia tăng cơ học.


17

Về mặt phân bố dân cư theo lãnh thổ, những năm gần đây có xu hướng dịch
chuyển dân cư từ nội thành ra ngoại thành, các quận vùng ven, các quận mới nay
đều có tỷ lệ tăng dân số cơ học cao đây là xu thế phù hợp với yêu cầu giản dãn dân
và đơ thị hóa. Thành phố cịn là địa bàn có nhiều tơn giáo cùng tồn tại, như đạo
Phật, Cơng giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hịa Hảo, đạo Hồi nên tín đồ theo các đạo nói
trên chiếm một bộ phận đáng kể trong dân cư.
Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích tự nhiên 2.095,24km 2, chiếm
0,67% diện tích cả nước và được phân chia thành 24 quận huyện; với 317 phường,
xã. Khu vực nội thành gồm 19 quận: 1, 3, 5, 6, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Bình Thạnh,
Gị Vấp, Tân Bình, Tân Phú (nội thành cũ) và các quận 2, 9, 7, 12, Thủ Đức, và
Bình Tân (nội thành mở rộng); với diện tích 493,96km2 và bao gồm 254 phường.

Khu vực ngoại thành, gồm 5 huyện: Củ Chi, Hóc Mơn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần
Giờ, với diện tích 1601,28km 2 bao gồm 63 xã [15, tr.494].
Hệ thống cảng Sài Gòn giao lưu với các cảng trong nước và thế giới, hiện tại
có thể tiếp nhận tàu trọng tải 15 - 20 ngàn tấn, với năng lực hoạt động 10 triệu
tấn/năm và có khả năng mở rộng, nâng cấp lên 16 triệu tấn/năm. Quốc lộ 1A là con
đường huyết mạch của cả nước, nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh ven
biến miền trung ra phía Bắc và từ thành phố Hồ Chí Minh xuống Đồng bằng Sơng
Cửu Long; quốc lộ 22 đi Tây Ninh, qua tới Campuchia nối với đường xuyên Á;
quốc lộ 13 đi qua Bình Dương nối với quốc lộ 14 qua Bình Phước và xuyên suốt
Tây Nguyên; quốc lộ 51 đi Long An, Tiền Giang và các tỉnh Đồng bằng Sơng Cửu
Long. Ngồi ra, cịn nhiều tỉnh lộ nối thành phố với các tỉnh quanh vùng. Thành phố
Hồ Chí Minh là đầu mối cuối cùng của tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam, song
trong tương lai sẽ tiếp tục phát triển, nối với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và
đường sắt quốc tế. Sân bay Tân Sơn Nhất là một trong các sân bay quốc tế lớn trong
khu vực Đơng Nam Á, hiện tại có 16 đường bay trong nước, 26 đường bay quốc tế
tới hầu hết các châu lục, với một triệu hành khách và 100 ngàn tấn hàng hóa/năm
(số liệu do Cục Hàng khơng phía Nam cung cấp) [75, tr.39].


18

Cơ sở hạ tầng: so với cả nước, thành phố Hồ Chí Minh có cơ sở hạ tầng phát
triển kinh tế - xã hội sớm được xây dựng và hoàn chỉnh. Hệ thống hạ tầng giao
thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không, hệ thống kho tàng bến bãi
được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Hạ tầng đô thị như giao thông đô thị, thông tin liên
lạc, cung cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải cùng các dịch vụ khác từng
bước phát triển và hiện đại hóa.
Về nguồn vốn: vốn cho phát triển kinh tế là một tiềm năng lớn của thành phố
Hồ Chí Minh. Thu nhập bình qn đầu người ở thành phố Hồ Chí Minh thường gấp
ba, bốn lần so với cả nước là cơ sở để người dân tích lũy đầu tư. Thành phố thu hút

được vốn đầu tư nước ngoài với tỷ lệ cao, đóng góp 30% ngân sách quốc gia và nhà
nước đầu tư trở lại cho thành phố phát triển. Một nguồn vốn cũng khơng nhỏ là sự
đóng góp của kiều bào thông qua các dự án đầu tư, các chương trình dự án chuyển
giao cơng nghệ hoặc qua con đường kiều hối.
Nguồn nhân lực: con người là yếu tố quyết định trong phát triển kinh tế;
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ nguồn nhân lực, có thế mạnh để thu hút và sử
dụng nguồn nhân lực. Theo thống kê, có 38% các nhà khoa học hoạt động trên địa
bàn Thành phố; có 28% các trường đại học, cao đẳng cùng nhiều viện nghiên cứu
tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao ở thành phố Hồ Chí Minh. Đội ngũ cơng nhân
có tay nghề cao kỹ sư, các nhà quản lý giỏi, các doanh nhân nổi tiếng tập trung
nhiều ở thành phố Hồ Chí Minh. Con người thành phố Hồ Chí Minh có kiến thức,
có tay nghề, có kinh ngiệm quản lý luôn năng động sáng tạo thường xuyên được bổ
sung, thực sự là tiềm năng thế mạnh để phát triển kinh tế thành phố. Vấn đề là có
chính sách thu hút, sử dụng và điều chỉnh nguồn nhân lực đó đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Cơ cấu kinh tế, ngành nghề truyền thống: Theo thống kê năm 2010, cơ cấu
kinh tế Thành phố thể hiện một thành phố công nghiệp. Tỷ trọng trong GDP là: khu
vực I chiếm 1,2%; khu vực II chiếm 48,2%; khu vực III chiếm 50,6% [26, tr. 3]. Cơ
cấu này bảo đảm cho thành phố luôn giữ vững tỷ lệ tăng trưởng cao hơn cả nước.


×