Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động ngoại khóa bảo vệ môi trường của sinh viên các trường đại học tại thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 48 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH CHÂU MINH TIÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHĨA BẢO VỆ MƠI
TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Quản lí Tài Ngun và Mơi trường

2016 - 2020

ĐÀ NẴNG - 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH CHÂU MINH TIÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHĨA BẢO VỆ MƠI
TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Quản lí tài ngun và mơi trường
Mã số: 315032161142

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. Kiều Thị Kính


ĐÀ NẴNG - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.

Tác giả khóa luận

Đinh Châu Minh Tiên


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn cơ Kiều Thị Kính đã
chỉ bảotận tình trong suốt thời gian qua. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến các thầy cô giáo trong khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư Phạm,
Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện để tơi hồn thành khóa luận này.
Đà Nẵng, tháng 7 năm 2020

Sinh viên: Đinh Châu Minh Tiên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1.

Đặt vấn đề ...................................................................................................... 1

2.


Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2

3.

Ý nghĩa khoa học đề tài .................................................................................. 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3
1.1. Phát triển bền vững ......................................................................................... 3
1.1.1.

Khái niệm ............................................................................................. 3

1.1.2.

Nguyên tắc của phát triển bền vững ...................................................... 3

1.2. Vai trò trường đại học trong phát triển bền vững............................................. 4
1.3. Một số mơ hình trường đại học bền vững........................................................ 5
1.3.1.

Một số mơ hình trường đại học bền vững trên thế giới .......................... 5

1.3.2.

Một số mơ hình trường đại học bền vững tại Việt Nam ......................... 7

1.4. Một số mơ hình hoạt động ngoại khóa bảo vệ môi trường hướng đến xây dựng
trường đại học bền vững .......................................................................................... 8
1.4.1.


Nhóm mơ hình hoạt động quản lý, giảm thiểu phát sinh chất thải ......... 8

1.4.2.
viên

Nhóm mơ hình hoạt động tình nguyện, nâng cao nhận thức của sinh
........................................................................................................... 11

1.4.3.

Nhóm mơ hình hoạt động liên kết cộng đồng ...................................... 11

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 14
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:.................................................................... 14
2.1.1.

Đối tượng ........................................................................................... 14

2.1.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 14

2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 14
2.3.1.

Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 14

2.3.2.


Phương pháp điều tra xã hội học ......................................................... 15

2.3.3.

Phương pháp xử lý số liệu................................................................... 16

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 17
3.1. Thực trạng hoạt động ngoại khóa về bảo vệ mơi trường của các trường Đại
học tại thành phố Đà Nẵng ..................................................................................... 17


3.1.1.
Thực trạng hoạt động ngoại khóa về bảo vệ mơi trường của trường Đại
học Sư Phạm tại thành phố Đà Nẵng .................................................................. 18
3.1.2.
Thực trạng hoạt động ngoại khóa về bảo vệ môi trường của trường Đại
học Bách Khoa tại thành phố Đà Nẵng ............................................................... 20
3.1.3.
Thực trạng hoạt động ngoại khóa về bảo vệ môi trường của trường Đại
học Kinh tế tại thành phố Đà Nẵng .................................................................... 21
3.1.4.
Thực trạng hoạt động ngoại khóa về bảo vệ mơi trường của trường Đại
học Ngoại ngữ tại thành phố Đà Nẵng................................................................ 23
3.1.5.
Thực trạng hoạt động ngoại khóa về bảo vệ mơi trường của trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật tại thành phố Đà Nẵng .................................................... 24
3.1.6.
Thực trạng hoạt động ngoại khóa về bảo vệ môi trường của trường Đại
học Duy Tân, Kiến trúc và Đông Á tại thành phố Đà Nẵng ................................ 25

3.2. Kết quả phỏng vấn sinh viên các trường Đại học tại thành phố Đà Nẵng về
mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa BVMT ...................................................... 27
3.3 Các chính sách đối với hoạt động ngoại khóa bảo vệ mơi trường của các
trường đại học tại thành phố Đà Nẵng .................................................................... 29
3.4. Đề xuất giải pháp .......................................................................................... 31
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 33
4.1. Kết luận ........................................................................................................ 33
4.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 34
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 36


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Tên viết tắt

BVMT

Bảo vệ môi trường

ĐH

Đại học

ĐHBK

Đại học Bách Khoa

ĐHKT


Đại học Kinh tế

ĐHNN

Đại học Ngoại ngữ

ĐHSP

Đại học Sư Phạm

ĐHSPKT

Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên
nhiên và Tài ngun thiên nhiên
Liên chi Đồn

IUCN
LCĐ
TDTU
UNCED

Trường đại học Tơn Đức Thắng
Hội nghị Liên hiệp Quốc tế về Môi
trường và Phát triển


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng


Tên bảng

Trang

2.1

Phỏng vấn Bí Thư văn phịng Đồn của các
trường đại học thành phố Đà Nẵng

15

3.1

Thống kê số hoạt động ngoại khóa về bảo vệ
mơi trường của các trường đại học tại thành phố
Đà Nẵng

17

3.2

Các hoạt động ngoại khóa bảo vệ mơi trường
của trường đại học Sư phạm, thành phố Đà
Nẵng

18

3.3


Các hoạt động ngoại khóa bảo vệ môi trường
của trường đại học Bách Khoa, thành phố Đà
Nẵng

20

3.4

Các hoạt động ngoại khóa bảo vệ mơi trường
của trường đại học Kinh Tế, thành phố Đà Nẵng

22

3.5

Các hoạt động ngoại khóa bảo vệ mơi trường
của trường đại học Ngoại ngữ, thành phố Đà
Nẵng

23

3.6

Các hoạt động ngoại khóa bảo vệ môi trường
của trường đại học Sư Phạm Kỹ thuật, thành
phố Đà Nẵng

24

3.7


Các hoạt động ngoại khóa bảo vệ mơi trường
của trường đại học Duy Tân; Đại học Kiến
Trúc; ĐH Đông Á, thành phố Đà Nẵng

25

3.8

Phân tích ưu, nhược điểm hoạt động ngoại khóa
bảo vệ mơi trường của các trường đại học thành
phố Đà Nẵng và so sánh với thế giới

28

3.9

Các chính sách đối với hoạt động ngoại khóa
bảo vệ mơi trường của các trường ĐH tại thành
phố Đà Nẵng

30


DANH MỤC HÌNH
Số
hiệu
hình
vẽ


Tên hình vẽ

Trang

1.1

Mơ hình trường đại học xanh của Geng và cộng sự (2013)

15

1.2

Mơ hình trường đại học bền vững của Alshuwaikhat và
Abubakar (2008)

16

1.3

Xe buýt trong sân trường Đại học Tôn Đức Thắng

19

1.4

Sinh viên phân loại rác tại nguồn ở TDTU và thực hiện
chương trình ủ rác thải thu hồi khí sinh học tại Căn tin
TDTU

20


1.5

Sinh viên phân loại rác tại nguồn ở TDTU và thực hiện
chương trình ủ rác thải thu hồi khí sinh học tại Căn tin
TDTU

20

1.6

Mơ hình ủ phân và ni giun của sinh viên Khoa Môi trường
và bảo hộ lao động trường đại học TĐTU

21

1.7

Hội thảo về công nghệ xử lý nước thải Johkasou

22

1.8

Sinh viên hào hứng tham gia tuyên truyền về bảo vệ mơi
trường

23

2.1


Vị trí các trường ĐH tại thành phố Đà Nẵng

14

3.1

Biểu đồ số lượng hoạt động ngoại khóa BVMT (2018- 2020)
của các trường đại học thành phố Đà Nẵng

39

3.2

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên tham gia hoạt động ngoại
khóa BVMT của các trường đại học tại thành phố Đà Nẵng

40


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Với sự phát triển của xã hội hiện nay, tình trạng gia tăng dân số, cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường. Yêu cầu phát
triển bền vững đang là vấn đề được các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng quan tâmhàng đầu khi bài toán đặt ra là sự cân bằng giữa phát triển xã hội và bảo
vệ mơi trường. Do đó, tiêu chí “xanh” là mục tiêu hướng đến của tồn thế giới và đang
được đề cập trong nhiều lĩnh vực. Đây chính là vấn đề bức thiết khơng chỉ đối với các

quốc gia trên tồn cầu mà cịn đối với các thành phố hiện đại trong việc phát triển kinh
tế song song với bảo vệ môi trường.
Giáo dục môi trường được thực hiện ở nhiều cấp học, trong đó quan trọng nhấtlà
bậc đại học – nơi đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Nơi đây trang bị những kiến
thức cơ bản về khoa học môi trường, thực trạng sử dụng tài ngun thiên nhiên và tác
động của nó đến mơi trường. Từ đó, lan tỏa đến cộng đồng về kỹ năng nhận diện được
các hành vi xâm hại môi trường và đề xuất các biện pháp, việc làm cụ thể góp phần
bảo vệ, nâng cao hiểu biết về các vấn đề môi trường.
Thực tế cho thấy các trường đại học ngồi việc góp phần vào việc phát triển kinh
tế giáo dục xã hội ở nước ta thì cũng là nơi phát sinh ra một lượng chất thải không hề
nhỏ. Khối lượng rác thải ra mơi trường có thể tương đương với lượng rác của các
nguồn phát thải lớn được biết đến hiện nay như: các dịch vụ du lịch, bệnh viện...
Nguồn phát thải ở các trường đại học có thể kể đến bao gồm: rác thải sinh hoạt của
sinh viên, cán bộ viên chức, nước thải, lượng tiêu thụ điện năng, nhiên liệu vận hành
các máy móc, thiết bịphục vụ cho giảng dạy, trong phịng thí nghiệm... Để giải quyết
vấn đề trên, việc xây dựng trường đại học theo hướng xanh sẽ đóng góp tích cực trong
bảo vệ mơi trường.
Ý thức được vai trò của các trường đại học trong việc làm thay đổi nhận thức của
sinh viên và từ đó lan tỏa đến cộng đồng xã hội thì các trường đại học khơng chỉ dừng
lại ở vai trị định hướng, giảng dạy lý thuyết hay nghiên cứu, thống kê, đưa ra giải
pháp... mà còn tổ chức những hoạt động ngoại khóa về mơi trường cũng như tạo điều
kiện cho các bạn sinh viên áp dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề về
môi trường trong thực tế.Thơng qua các hoạt động ngoại khóa là biện pháp hiệu quả
nhất kích thích sự quan tâm, tìm tịi, sáng tạo về mơi trường từ đó phát triển các năng
lực như quan sát, phân tích, đánh giá và nghiên cứu để giải quyết vấn đề của sinh viên.
Từ thực tế đó, đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất
lượng các hoạt động ngoại khóa bảo vệ mơi trường của sinh viên các trường Đại
học tại thành phố đà nẵng” sẽ cho thấy rõ mục đích, tính hiệu quả, vai trị của các



2
hoạt động ngoại khóa về mơi trường ở các trường đại học tại Đà Nẵng cũng như đề
xuất giải pháp nâng cao chất lượng của các hoạt động đó.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Tìm hiểu vai trị, ý nghĩa của các hoạt động ngoại khóa về mơi trường cho
sinh viên.
 Đánh giá hiện trạng tổ chức các hoạt động ngoại khóa bảo vệ mơi trường tại
các trường đại học của thành phố Đà Nẵng
 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng của các hoạt động ngoại khóa bảo vệ
mơi trường.
3. Ý nghĩa khoa học đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin để đánh giá hiện trạng, tính hiệu quả các
hoạt động ngoại khóa bảo vệ mơi trường của các trường đại học tại Tp. Đà Nẵng từ đó
đề xuất giải pháp cải thiện hiệu quả và là tiền đề cho các nghiên cứu trong tương lai.


3

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Phát triển bền vững
1.1.1.

Khái niệm

Trong thực tế hiện nay sự phát triển của nền kinh tế - xã hội một mặt mang lại giá
trị cho con người, mặt khác gây áp lực lên môi trường. Việc phát triển kinh tế luôn tạo
ra những tác động tiêu cực đến môi trường nhưng để một quốc gia vững mạnh không
thể thiếu sự phát triển về xã hội, chính trị, giáo dục và kinh tế, vậy bài tốn đặt ralà sự
cân bằng giữa phát triển nhưng vẫn đảm bảo được mơi trường sống. Từ đó khái niệm
phát triển bền vững ra đời, đây được coi là định hướng phát triển của các quốc gia và

lĩnh vực.
Theo quan điểm của Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên
nhiên(IUCN) (năm 1980) thì: “Phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai
thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng
như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen
nhau” [2]. Định nghĩa này chú trọng đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên chứ chưa
đưa ra một bức tranh toàn diện về phát triển bền vững.
Một định nghĩa khác được các nhà khoa học trên thế giới đề cập một cách tổng
quát hơn, trong đó chú trọng đến trách nhiệm của mỗi một chúng ta: “Phát triển bền
vững là các hoạt động phát triển của con người nhằm phát triển và duy trì trách nhiệm
với cộng đồng đối với lịch sử hình thành và hồn thiện sự sống trên Trái Đất” [2].
Đã cónhiều khái niệm đưa ra giải thích về phát triển bền vững, tuy nhiên khái
niệm do Ủy ban Liên hợp quốc tế về Môi trường và Phát triển (UNCED) (1987) được
sử dụng rộng rãi hơn cả. Theo UNCED, “Phát triển bền vững thỏa mãn những nhu cầu
của hiện tại nhưng không làm giảm khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ mai
sau”[2].
1.1.2.

Nguyên tắc của phát triển bền vững

Để xây dựng một xã hội phát triển bền vững, Chương trình Mơi trường Liên Hợp
Quốc (1987) đãđề ra 9 nguyên tắc:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.


Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.
Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất.
Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được.
Tôn trọng khả năng chịu đựng được của Trái Đất.
Thay đổi tập tục, thói quen cá nhân
Để cho các cộng đồng tự quản lý mơi trường của mình
Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và
bảo vệ.


4
9. Xây dựng một khối liên minh tồn cầu.
Trong đó, nguyên tắc thứ 6 được các nhà môi trường đánh giá là nguyên tắc quan
trọng nhất. “Thay đổi tập tục, thói quen cá nhân” cho thấy vấn đề cần quan tâm hàng
đầu là ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, định
hướng hành động để xây dựng cuộc sống lành mạnh, bền vững hơn. Qua đó, ta thấy
vai trị của giáo dục được nhấn mạnh và cần thiết phải thực hiện ở mọi cấp độ giáo dục
bao quát trên các lĩnh vực về kinh tế, xã hội, tài nguyên thiên nhiên, môi trường,...
nhằm trang bị cho người dân các kiến thức, kỹ năng cần thiết để đảm bảo sự phát triển
bền vững[4].
1.2. Vai trò trường đại học trong phát triển bền vững
Trường đại học là nơi sáng tạo tri thức, nghiên cứu các cơng nghệ mới, đồng thời
góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với các kiến thức, kỹ năng và thái độ
về phát triển bền vững phục vụ cho đất nước. Để góp phần vào sự phát triển bền vững
thì trường đại học có 3 vai trị chính :
Thứ nhất, trường đại học cung cấp kiến thức và kỹ năng về phát triển bền vững
cho sinh viên thông qua hoạt động đào tạo, nghiên cứu. Đây là nơi tạo ra đội ngũ nhân
lực phục vụ cho quá trình phát triển của đất nước.

Thứ hai, trường đại học là mơi trường hình mẫu cho sinh viên, giảng viên, cán bộ
nhân viên tiếp thu, thực hành hành vi, hình thành thói quen ứng xử bền vững với mơi
trường khơng chỉ thơng qua các mơn học chính khóa mà cịn qua các hoạt động ngoại
khóa hay hoạt động hàng ngày. Mỗi thành viên trong trường đều cần ứng xử phù hợp,
không ngừng đóng góp ý tưởng, hành động cho mục tiêu phát triển bền vững. Từ đó,
lan tỏa nhận thức, các ý tưởng, mơ hình xanh đến cộng đồng.
Thứ ba, trường đại học giống như thành phố thu nhỏ có tác động trực tiếp với môi
trường qua hoạt động tiêu dùng, dịch vụ, xả thải và vận hành. Các vấn đề về quy hoạch
không gian, quản lý cơ sở vật chất, xây dựng và bảo trì các tịa nhà và khơng gian mở,
cung cấp điện, nước, chỗ sinh hoạt sinh viên và cán bộ và các tiện ích khác. Các hoạt
động này có thể tác động tiêu cực hoặc tích cực đến mơi trường. Các trường đại học có
sức tiêu thụ năng lượng lớn, vì vậy sự mở rộng nhanh chóng của các trường đại học
làm tăng sự suy giảm các hệ sinh thái tự nhiên.
Vì vậy, xây dựng mơ hình trường đại học xanh sẽ đóng góp cho sự phát triển lâu
dài của trường cũng như sự phát triển bền vững của đất nước.


5
1.3. Một số mơ hình trường đại học bền vững
1.3.1.

Một số mơ hình trường đại học bền vững trên thế giới

 Mơ hình trường đại học xanh của Geng và cộng sự (2013)

Cắt giảm

Tái sử dụng

Tái chế


Nguyên tắc
Tăng hiệu quả kinh tế và khả năng bảo vệ môi trường

Tăng tổng thể hiệu quả môi trường của một trường Đại học

Nước

- Giảm tiêu thụ nước sạch
- Tái sử dụng nước thải
- Thu gom & tái sử dụng nước mưa

Rác thải

- Phân loại
- Có hệ thống quản lý rác độc hại

- Có các khố đào tạo cơng cộng
- Liên kết quốc tế

Nghiên
cứu

Hoạt động

- Sử dụng năng lượng tái tạo
- Sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng
- Có hệ thống quản lý năng lượng thông minh

Giáo dục


Năng
lượng

Mục tiêu

Các đơn vị

Quản trị

Giáo dục

- Nghiên cứu giải pháp cho các vấn đề về môi
trường tại địa phương
- Nghiên cứu chính sách mơi trường
- Nghiên cứu kỹ thuật mơi trường hiện đại

Nghiên
cứu

Hình 1. 1: Mơ hình trường đại học xanh của Geng và cộng sự (2013)
Nguồn: Geng và cộng sự, 2013

Mục đích mơ hình này nhằm quản lý tất cả các hoạt động trong trường đại học trên
cơ sở bền vững bằng cách giảm thiểu năng lượng và sử dụng các vật liệu, đạt được lợi
ích kinh tế (giảm chi phí vận hành, bảo trì), giảm thiểu tác động sinh thái, tăng cường
nghiên cứu và giáo dục về phát triển bền vững và cải thiện mơi trường[4].
Để nâng cao tính bền vững của trường đại học, nguyên liệu, năng lượng, nước,
họat động quản trị, giảng dạy và nghiên cứu cần được giải quyết một cách có hệ thống.
Mơ hình này chủ yếu tập trung vào hoạt động cấu phần vận hành, tuy nhiên hạn chế

của mơ hình là chưa trình bày vai trị của các chủ thể tham gia mơ hình[4].


6
 Mơ hình trường đại học bền vững của Alshuwaikhat và Abubakar (2008)
Alshuwaikhat và Abubakar (2008) đã phát triển mô hình trường đại học bền vững
với 3 cấu phần chính: (1) hệ thống quản lý môi trường của trường đại học, (2) sự tham
gia của cộng đồng và trách nhiệm xã hội, (3) nghiên cứu và giảng dạy liên quan đến
phát triển bền vững[4].
Trường đại học bền vững về
môi trường

Hệ thống quản lý môi
trường của trường đại
học

Sự tham gia của cộng
đồng và trách nhiệm
xã hội

Nghiên cứu và giảng
dạy liên quan đến sự
bền vững

Sự quản lý và cải thiện môi
trường

Sự tham gia của cộng
đồng


Hội thảo, hội nghị,
seminar

- Tối thiểu tác động tiêu cực
trong q trình vận hành
- Sự phịng ngừa ơ nhiễm
- Hiệu quả sử dụng năng
lượng
- Duy trì tài nguyên
- Cải thiện môi trường
- Giảm rác thải
- Tái chế
Khuôn viên trường đại
học xanh
- Cơng trình xây dựng xanh
- Giao thơng xanh
- Duy trì khn viên trường

- Campus community
- Cựu học sinh
- Sự hợp tác

Dịch vụ cộng đồng
- Các bài giảng dành
cho công chúng
- Các dự án cộng đồng
- Các dịch vụ khác

Khóa học và nội
dung chương trình

học
- Sự bền vững
- Sức khỏe và sự an
toàn
Nghiên cứu và
phát triển
- Năng lượng tái tạo
- Bảo
vệ
mơi
trường
- Biến đổi khí hậu

Hình 1. 2: Mơ hình trường đại học bền vững của Alshuwaikhat và Abubakar (2008)
Nguồn: Alshuwaikhat và Abubakar, 2008

Theo Alshuwaikhat và Abubakar (2008), một trường đại học muốn phát triển bền
vững cần xác định tầm nhìn và cam kết quản lý bền vững. Hệ thống quản lý môi
trường của trường đại học trong mô hình này được thể hiện cụ thể, có sự kết hợp giữa
khía cạnh quản lý và khn viên trường đại học xanh. Bên cạnh đó mơ hình cịn đề cập
đến sự tham gia của cộng đồng trong việc phát triển khn viên trường bền vững. Sự
hợp tác này có thể được thực hiện ở cấp địa phương, quốc gia hay quốc tế[4].


7
Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động như hội nghị, hội thảo và seminar tạo điều
kiện cho các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp và sinh viên thảo luận các vấn đề môi
trường, nâng cao sự hiểu biết và trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững. Các khóa
học và nội dung chương trình học do các giảng viên biên soạn sau đó truyền đạt cho
người học nhằm nâng cao trách nhiệm, thúc đẩy phát triển bền vững về môi trường

như nghiên cứu các nguồn năng lượng tái tạo, các hình thức khác nhau để sản xuất
điện nhằm giảm phát thải điện than...[4].
Mặc dù cách tiếp cận khác nhau nhưng các mơ hình đều cho thấy, mơ hình trường
đại học xanh không chỉ quan tâm đến các hoạt động có tác động trực tiếp đến mơi
trường như giảm lượng khí thải, rác thải, quản lý rác thải, tiết kiệm năng lượng... mà
còn chú trọng đến các hoạt động có tác động gián tiếp, lâu dài như hoạt động kết nối
với cộng đồng, đào tạo, các chương trình nghiên cứu về các khóa học.
1.3.2.
Một số mơ hình trường đại học bền vững tại Việt Nam
Tại Việt Nam trong nhiều năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục
bảo vệ mơi trường ln được chú trọng. Hình thức giáo dục có thể tiến hành thơng qua
các chương trình chính khóa và ngoại khóa ở các cấp học, từ mầm non, phổ thông,
trung học, dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học.
Việt Nam có 2 trường đại học (Đại học Tôn Đức Thắng và Đại học Trà Vinh) lọt
top 300 trường phát triển bền vững nhất thế giới do tổ chức UI GreenMetric công bố
tháng 12 năm 2019. Hệ thống này xếp hạng các trường đại học dựa trên 06 tiêu chí:
o Cảnh quan và sự hiện đại.
o Thân thiện mơi trường của cơ sở hạ tầng.
o Chính sách năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu.
o Việc quản lý chất thải của đại học.
o Chính sách sử dụng và tái sử dụng nguồn nước.
o Hệ thống giao thông thông minh và năng lực giáo dục.
Trong quy hoạch của trường Đại học Tôn Đức Thắng thành phố Hồ Chí Minh,
diện tích cây xanh chiếm đến 77,75% không gian sinh hoạt chung và các khu học tập
đều có khoảng nhìn ra cây xanh, ngồi ra cịn có thảm cỏ, dịng nước tự nhiên, vườn
thực nghiệm sinh học, vườn rau sạch,... Ngoài ra các hoạt động nâng cao ý thức được
tổ chức bởi Đoàn, Hội sinh viên cũng được triển khai như: làm gạch sinh thái; cuộc thi
ý tưởng sáng tạo vì cộng đồng; tuyên truyền giảm thiểu rác thải nhựa thông qua chiến
dịch sinh viên TDTU với cuộc sống xanh; hoạt động D6 con đường xanh – sạch –
đẹp;...

Một số hoạt động ngoại khóa bảo vệ môi trường của trường đại học Trà Vinh như:
thứ 7 tình nguyện, chủ nhật xanh; hoạt động tuyên truyền “một bước chạy, cả thế giới
xanh”... Cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng hướng đến một trường đại học xanh
bền vững và thân thiện. Tháng 12/2019, trường Đại học Trà Vinh, thành phố Trà Vinh
đã chính thức vận hành hệ thống điện năng lượng mặt trời tại tòa nhà Khu Hiệu Bộ,
giúp giảm mức tiêu thu điệnvà tận dụng nguồn năng lượng sạch vào trong thực tế.


8
1.4. Một số mơ hình hoạt động ngoại khóa bảo vệ môi trường hướng đến xây
dựng trường đại học bền vững
1.4.1.
Nhóm mơ hình hoạt động quản lý, giảm thiểu phát sinh chất thải
Ở Mỹ, Trường đại học Bowling Green đã thiết lập các trạm tái chế xung quanh
trường. Sinh viên có thể bỏ chai nhựa, túi ni-long, giấy, thủy tinh, lon, bìa cứng... giúp
cho việc tái chế dễ dàng nhất có thể, tiết kiệm thời gian phân loại trước khi xử lý. Bên
cạnh đó, rác thải điện tử - vấn đề được quan tâm tại Hoa Kỳ và trường đại học là một
chủ thể sử dụng một lượng lớn các thiết bị điện tử. Các kế hoạch, chiến dịch vận động
tái chế, thu gom rác thải điện tử đã được thực hiện tại một số trường đại học như
Harvard, Michigan... Khn viên trường Harvard có hơn 50 điểm thu gom rác thải
điện tử. Trường đại học Nam Mississippi tổ chức các sự kiện Move out và Move in để
giúp đỡ các tổ chức từ thiện từ vật dụng vẫn còn sử dụng được của các sinh viên đã tốt
nghiệp hoặc đồ dùng không cần thiết đối với họ nữa như: quần áo, laptop,.... Hay ý
tưởng về chương trình ủ rác của trường đại học Cleveland từ thực phẩm thừa của căn
tin, quán cà phê trong trường. Từ đó, có thể tạo nên một Khu vườn cộng đồng như
trường Houston vừa cung cấp cho chính sinh viên trong trường hay thậm chí là qun
góp cho kho thực phẩm của địa phương các sản phẩm hữu cơ, rau quả tươi, tốt cho sức
khỏe[6][7].
Hay Tại Canada,Kế hoạch “Campus cycling” của trường đại học Victoria đưa ra
những chiến lược để tăng số lượng sinh viên sử dụng xe đạp trong khuôn viên trường,

không những mang tính chất truyền thơng về hành động giảm khí thải từ các phương
tiện giao thông như oto, moto... mà cịn giáo dục sinh viên thói quen hướng đến một
lối sống xanh[8].
Vấn đề mơi trường và biến đổi khí hậu đặt ra nhiều thử thách địi hỏi thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng phải có những giải pháp đúng đắn, lâu dài, đi liền với xu
hướng phát triển bền vững. Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã chung tay thực hiện
chương trình cắt giảm phát thải khí nhà kính, giảm phát thải khí carbon... qua các giải
pháp[10]:


9
 Tuyên truyền sinh viên chủ động sử dụng hệ thống giao thông công cộng
(xe bus); và ưu tiên sử dụng xe bus tiêu thụ nhiên liệu thân thiện với mơi
trường.

Hình 1. 3: Xe bt trong sân trường Đại học Tơn Đức Thắng.
Nguồn: />
 Triển khai chương trình phân loại rác tại nguồn, đẩy mạnh nghiên cứu khoa
học và thu hút đầu tư những dự án xử lý chất thải thu hồi năng lượng.

Hình 1. 4: Sinh viên phân loại rác tại nguồnở TDTU và thực hiện chương trình ủ rác thải thu
hồi khí sinh học tại Căn tin TDTU.
Nguồn: />

10

Hình 1. 5: Sinh viên phân loại rác tại nguồnở TDTU và thực hiện chương trình ủ rác thải thu
hồi khí sinh học tại Căn tin TDTU.
Nguồn: />
 Mở rộng tỷ trọng sử dụng năng lượng sạch từ Hệ thống sản xuất điện từ năng

lượng mặt trời nối lướicho tất cả các tòa nhà của TDTU.
 Tăng cường quản lý, kiểm tốn việc sử dụng năng lượng trong tồn campus.
Để giải quyết vấn đề trong quản lý và xử lý chất thải rắn trong sinh hoạt và tiếp
nối mơ hình phân loại rác, nhóm sinh viên Khoa Mơi trường, trường đại học Tơn Đức
Thắng, TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện thử nghiệm mơ hình xử lý chất thải hữu cơ (đã
qua phân loại) để sản xuất phân hữu cơ vi sinh (composting) kết hợp thu hồi khí sinh
học (biogas).

Hình 1. 6: Mơ hình ủ phân và ni giun của sinh viên Khoa Môi trường và bảo hộ lao động
trường đại học TĐTU.
Nguồn: />

11
1.4.2.
Nhóm mơ hình hoạt động tình nguyện, nâng cao nhận thức của sinh
viên
Cách tốt nhất để sinh viên tìm hiểu, cập nhật kiến thức mới và có hành động cụ thể
đối với sự phát triển bền vững là tiếp xúc gặp gỡ hoặc hịa nhập vào cộng đồng những
người có cùng chí hướng. Trường đại học Cincinnati, Mỹ đã tài trợ sinh viên chuyến
đi đến hội nghị thượng đỉnh, nơi những người tham gia có thể tìm hiểu về các sáng
kiến bền vững mới về giảm chất thải, tiết kiệm năng lượng,... Hay tổ chức chuyến
tham quan Green Energy Ohio, trường đại học Kent State, Mỹ. Mang đến cho sinh
viên cơ hội tham gia các chuyến tham quan về năng lượng mặt trời, các tịa nhà được
chứng nhận là cơng trình xây dựng xanh (LEED). Các chuyến tham quan này cung cấp
cho sinh viên những trải nghiệm thực hành về kiến trúc bền vững và năng lượng tái
tạo. Ngoài ra những hoạt động cho sinh viên thực hiện ở ngoài khuôn viên trường như
dọn dẹp đường phố sẽ tác động trực tiếp đến cộng đồng như chương trình Clean up
Cincy của đại học Cincinnati, Mỹ với các dự án xây dựng khu vườn cộng đồng, dọn cỏ
ven sông,...[6]
Ngày 22/11/2017, Khoa môi trường và Bảo hộ lao động trường đại học Tơn Đức

Thắng, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam đã tổ chức Hội thảo chuyên đề Ngành khoa học
môi trường và Công nghệ kỹ thuật môi trường với chủ đề “Công nghệ xử lý nước thải
Johkasou theo tiêu chuẩn và thiết kế Nhật Bản” với sự tham dự của giảng viên, sinh
viên Khoa và Công ty Okamura (Nhật Bản). Thông qua hội thảo, giảng viên và sinh
viên của Khoa đã được cập nhật các thông tin khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực xử
lý nước thải như: công nghệ xử lý nước thải theo tiêu chuẩn thiết kế Nhật Bản, hệ
thống cung cấp oxy tự động[13].

Hình 1. 7: Hội thảo về công nghệ xử lý nước thải Johkasou.
Nguồn: />
Ngày 23/09/2017, Khoa môi trường và Bảo hộ lao động trường đại học Tơn Đức
Thắng, TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức triển lãm sản phẩm được tái chế từ vật liệu đã qua
sử dụng do sinh viên thực hiện. Đây là hoạt động thường xuyên nhằm mục đích nâng
cao ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của giảng viên, sinh viên trong việc xây
dựng học đường thân thiện môi trường[12].
1.4.3.
Nhóm mơ hình hoạt động liên kết cộng đồng
Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong đã tạo ra một chương trình
học tập kết nối với cộng đồng – HKUST Connect nhằm mục đích nâng cao hiểu biết
và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua các nghiên cứu cộng đồng và dự án
hợp tác với cộng đồng để đảm bảo tính bền vững[5].


12
Hay một trải nghiệm thực tế hơn là Chương trình Hè “Mountain Forests & Risk
Management” của Học Viện Công Nghệ Liên Hợp (Eth Zurich),Thụy Sĩ. Chương
trình kéo dài 9 ngày mang đến cho học viên những kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm
thực tiễn trong rừng. Học viên phải làm việc nhóm và làm việc cùng các chuyên gia
địa phương, họ sẽ được học về rừng núi và tham gia nghiên cứu những chủ đề ứng
dụng cao hơn ở các vùng khác không chỉ riêng Thụy Sĩ[9].

Chiến dịch vận động làm vườn cho thực phẩm bền vữngcủa đại học De La Salle–
Dasmarinas, Philippines không những thu hút được các sinh viên trong trường mà cả
dân cư địa phương cùng hành động vì một mơi trường bền vững[5].
Chương trình “Sustainability Scholars” của trường đại học Alberta, Canadatài trợ
cho sinh viên tốt nghiệp để làm việc trên ứng dụng,dự án nghiên cứu tập trung vào tính
bền vững với các tổ chức đối tác từ cộng đồng. Các nghiên cứu sinh đến từ tất cả các
ngành, được sắp xếp làm việc với một cố vấn trong những đối tác cộng đồng của
chương trình để làm dự án nghiên cứu trong 250 giờ suốt mùa hè. Chương trình mang
lại cho sinh viên tốt nghiệp những kinh nghiệm cần thiết mà các nhà tuyển dụng tìm
kiếm[5].
Đầu năm học 2016-2017, Khoa mơi trường và Bảo hộ lao động trường đại học
Tơn Đức Thắng, TP. Hồ Chí Minh, Việt Namđã tổ chức chương trình truyền thơng về
mơi trường với sự kết hợp thực hiện giữa sinh viên Khoa và 20 sinh viên đến từ Đại
học Lewis & Clark (Hoa Kỳ).Sinh viên Khoa cùng các bạn sinh viên quốc tế đã chuẩn
bị những bandrol và poster về truyền thông môi trường với nội dung định hướng nâng
cao nhận thức của người dân và du khách nước ngoài về tầm quan trọng của bảo vệ
môi trường và tuyên truyền mọi người bỏ rác đúng nơi qui định.Mục tiêu của sự kiện
là hướng dẫn và vận động người dân bỏ rác vào thùng chứa rác của công viên và dọc
đường đi. Ngồi ra, các sinh viên góp phần nhặt sạch rác cho công viên để làm mẫu
cho mọi người đi đường cùng thực hiện; cũng như vận động người dân về ý nghĩa của
việc bảo vệ mỹ quan mơi trường[11].

Hình 1. 8: Sinh viên hào hứng tham gia tuyên truyền về bảo vệ mơi trường.
Nguồn: />
Đầu tháng 8/2019, chương trình “Global village VietNam” được tổ chức tại các
tỉnh miền Trung Việt Nam với sự tham gia của các bạn sinh viên đến từ nhiều trường
đại học của Việt Nam ví dụ: Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng; Đại học Khoa học


13

Xã hội và nhân văn – TP Hồ Chí Minh; đại học Khoa học, Xã hội và nhân văn – Hà
Nội;Đại học Lâm Nghiệp... cùng sinh viên đến từ các quốc gia khác nhau (Nhật Bản,
Hoa Kỳ,...). Khóa học mang đến những kỹ năng cần thiết để phát triển cộng đồng[13].

Hình 1.7 Một số hình ảnh của chương trình.
Nguồn: Global village ViẹtNam


14

CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
2.1.1.
Đối tượng
Cán bộ Đoàn và sinh viên các trường đại học tại thành phố Đà Nẵng.
 Đai học Đà Nẵng: Đại học Sư Phạm, Đại học Bách Khoa, Đại học Ngoại
Ngữ, Đại học Kinh Tế, Đại học Sư phạm Kỹ thuật.
 Đại học Tư thục: Đại học Duy Tân, Đại học Đông Á, Đại học Kiến trúc.
Nghiên cứu các hoạt động ngoại khóa về ĐHBV.
Tìm hiểu các chính sách của từng trường Đại học liên quan đến việc phát triển các
hoạt động ngoại khóa bảo vệ môi trường.
2.1.2.
Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian: Các trường đại học tại thành phố Đà Nẵng

Hình 2. 1: Vị trí các trường ĐH tại thành phố Đà Nẵng

 Phạm vi thời gian: Từ 24/06/2019 đến 30/04/2020.
2.2. Nội dung nghiên cứu

 Tìm hiểu thực trạng các hoạt động ngoại khóa bảo vệ mơi trường đã được tổ
chức tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
 Đánh giá hiệu quả sau khi các hoạt động ngoại khóa bảo vệ mơi trường diễn ra.
 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động đó.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1.
Phương pháp thu thập số liệu
o Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài: Tìm kiếm thu thập tài liệu trong và
ngoài nước liên quan đến giáo dục vì sự phát triển bền vững.
o Thu thập số liệu từ cán bộ Đồn; kênh truyền thơng của trường, Đoàn, Hội,
câu lạc bộ của các trường: Thu thập danh sách các hoạt động ngoại khóa


15
liên quan đến vấn đề môi trường mỗi năm của các trường tổ chức hoặc tham
gia. (tên hoạt động, địa điểm & thời gian tổ chức hoạt động....)
2.3.2.
Phương pháp điều tra xã hội học
o Phỏng vấn sâu cán bộ Đoàn, Hội sinh viên: Tìm hiểu số lượng sinh viên,
giảng viên tham gia; hoạt động ngoại khóa đó lâu dài hay ngắn hạn; bắt
buộc hay tình nguyện...
Bảng 2. 1: Phỏng vấn Bí Thư văn phịng Đồn của các trường đại học thành phố Đà
Nẵng.
STT

1

Họ và tên

Th.S Ngơ Thị Hồng Vân


2

Th.S Dương Gia Đức

3

Nguyễn Chí Dũng

4

Nguyễn Phương Anh

5
6
7

ThS. Nguyễn Hồng Sơn
ThS. Lê Đình Quang
Phúc
Th.S Trần Văn Thành

8

Th.S Ngơ Tuấn Anh

9

Phạm Văn Dương


Chức vụ
Phó Bí thư Đồn trường
ĐH Sư Phạm, Bí thư Liên
chi Đồn Sinh – Mơi
trường.
Bí thư Liên chi Đồn khoa
Mơi trường, trường ĐH
Bách Khoa
Phó bí thư LCĐ Khoa Mơi
trường, trường ĐH Bách
Khoa
Chủ nhiệm CLB mơi
trường, trường ĐH Bách
Khoa
Bí thư Đồn trường,trường
ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật
Cựu Bí thư Đồn Trường,
trường ĐH Kinh Tế
Bí thư Đồn trường ĐH
Ngoại Ngữ
Bí thư Đồn trường ĐH
Kiến Trúc
Bí thư Đồn trường ĐH
Đơng Á

Nội dung phỏng
vấn

Các hoạt động
ngoại khóa về bảo

vệ mơi trường
trường Đại học tổ
chức hoặc tham
gia

o Tìm hiểu về thái độ, nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường ở các sinh viên
bằng phiếu câu hỏi và phỏng vấn: Chú trọng phỏng vấn sinh viên năm 2 trở
lên đối với các hoạt động ngoại khóa chủ đề bảo vệ môi trường; nội dung
phỏng vấn bao gồm:


16
 Các hoạt động ngoại khóa sinh viên tham gia?
 Tần suất tham gia?
 Theo ý kiến bạn, cần có những giải pháp gì để đạt hiệu quả tốt hơn
trong giáo dục phát triển bền vững tại trường đại học của bạn?
2.3.3.
Phương pháp xử lý số liệu
o Sử dụng Excel để thể hiện số liệu bằng biểu đồ.
o Số liệu phỏng vấn sâu được xử lí bằng phương pháp phân tích cây vấn đề.


×