Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Nghiên cứu đa dạng bộ calanoida và bộ cyclopoida thuộc phân lớp giáp xác chân chèo copepoda và mối tương quan với chất lượng môi trường nước tại sông vu gia thu bồn, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 49 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

THÂN THỊ THU GIANG

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG BỘ CALANOIDA VÀ BỘ
CYCLOPOIDA THUỘC PHÂN LỚP GIÁP XÁC CHÂN CHÈO
COPEPODA VÀ MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CHẤT LƯỢNG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI SÔNG VU GIA – THU BỒN, TỈNH
QUẢNG NAM

Đà Nẵng – Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

THÂN THỊ THU GIANG

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG BỘ CALANOIDA VÀ BỘ
CYCLOPOIDA THUỘC PHÂN LỚP GIÁP XÁC CHÂN CHÈO
COPEPODA VÀ MỐI TƯƠNG QUAN VỚI CHẤT LƯỢNG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI SÔNG VU GIA – THU BỒN, TỈNH
QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 315032161109

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. TRẦN NGỌC SƠN

Đà Nẵng – Năm 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài: “Nghiên cứu đa dạng bộ Calanoida và bộ Cyclopoida thuộc
phân lớp giáp xác chân chèo Copepoda và mối tương quan với chất lượng môi trường
nước tại sông Vu Gia - Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam” là kết quả cơng trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả
Thân Thị Thu Giang


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc nhất đến thầy ThS. Trần Ngọc Sơn đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt thời
gian qua. Bên cạnh đó, tơi xin cảm ơn chị Phạm Thị Phương về những đóng góp và
hỗ trợ của chị để tơi hồn thành khóa luận này. Đồng thời tơi xin cảm ơn thầy cô
khoa Sinh - Môi trường cũng như là thầy cô trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà
Nẵng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị hỗ trợ cho
q trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ln đồng hành và tạo điều kiện
tốt nhất để tơi hồn thành khóa luận của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 2/7/2020
Sinh viên: Thân Thị Thu Giang


DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình

1. 1
1. 2
1. 3
1. 4
1. 5
2. 1
3.1
3. 2
3. 3
3. 4
3. 5
3. 6
3. 7
3. 8
3. 9
3. 10
3. 11
3. 12
3. 13

Tên hình
Các dạng phổ biến của Copepoda
Phân bố các đốt trên bộ phụ của Copepoda
Các giai đoạn phát triển của Cyclopoida
Tổng quan cấu tạo của bộ Calanoida
Tổng quan cấu tạo của bộ Cyclopoida
Bản đồ thu mẫu
Mật độ loài của bộ Calanoida và bộ Cyclopoida
Tương đồng giữa các vị trí lấy mẫu thơng qua sự xuất hiện lồi
Lồi Mongodiaptomus mekongensis

Hình vẽ lồi Mongolodiaptomus mekongensis
Hình vẽ các cặp chân ngực của lồi Mongolodiaptomus
mekongensis
Hình vẽ lồi Skisdiaptomus oregonensis
Hình vẽ các cặp chân ngực của lồi Skisdiaptomus oregonensis
Hình vẽ lồi Schmackeria bulbosa
Hình vẽ các cặp chân ngực của loài Schmackeria bulbosa
Loài Cryptocyclops bicolor
Hình vẽ lồi Cryptocyclops bicolor
Hình vẽ các cặp chân ngực của loài Cryptocyclops bicolo
Tương quan giữa mật độ và các chỉ tiêu chất lượng môi trường
nước mặt

Trang
3
4
5
8
9
14
19
20
21
21
22
23
23
24
25
26

26
27
30


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng
1. 1
2. 1
3. 1
3. 2
3. 3
3. 4
3. 5
3. 6

Tên bảng

Trang

Đặc điểm phân biệt ba bộ thuộc phân lớp giáp xác chân chèo
Các điểm thu mẫu động vật phù du bộ Calanoida, bộ Cyclopoida
(Copepoda) tại lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn
Danh mục thành phần lồi
Cơng thức số lượng gai lớn và tơ của các nhánh chân ngực lồi
Mongolodiaptomus mekongensis
Cơng thức số lượng gai lớn và tơ của các nhánh chân ngực loài
Schmackeria bulbosa
So sánh loài Thermocyclops crassus và lồi Mesocyclops leuckarti

bodanicola
Bảng kết quả phân tích chất lượng nước tại các điểm nghiên cứu
Bảng đánh giá mối tương quan giữa mật độ và các chỉ tiêu chất
lượng môi trường nước mặt

7
14
18
22
24
27
29
30


DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
T0
EC
TDS
NTU
DO
QCVN
TCVN

Nhiệt độ
Độ dẫn điện
Tổng chất rắn hòa tan
Độ đục
Oxi hòa tan
Quy chuẩn Việt Nam

Tiêu chuẩn Việt Nam


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................
DANH MỤC HÌNH VẼ ...............................................................................................
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................
DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .................................................................
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Mục tiêu đề tài ..................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa đề tài ....................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về đối tượng nhiên cứu Copepoda .................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm chung .......................................................................................... 3
1.1.2. Phân biệt ba bộ phụ của lớp phụ Copepoda ................................................. 7
1.1.3. Đặc điểm Bộ Calanoida .............................................................................. 7
1.1.4. Đặc điểm bộ Cyclopoida ............................................................................. 8
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ..................................................................... 9
1.2.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Nam...................................................... 9
1.2.2. Tổng quan về nước mặt ............................................................................. 10
1.3. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ..................................................................... 11
1.3.1. Trên thế giới ............................................................................................. 11
1.3.2. Ở Việt Nam............................................................................................... 12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 14
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 14
2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 15
2.3.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa ........................................................ 15

2.3.2. Phương pháp phân tích mẫu trong phịng thí nghiệm................................. 16
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 17
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 18
3.1. Thành phần loài và mối tương đồng giữa sự xuất hiện lồi đối với vị trí thu
mẫu. ....................................................................................................................... 18


3.2. Mơ tả lồi ........................................................................................................ 21
3.3. Đánh giá chất lượng môi trường nước tại sông Vu Gia - Thu Bồn, tỉnh Quảng
Nam. ...................................................................................................................... 28
3.4. Đánh giá mối tương quan giữa mật độ và các chỉ tiêu chất lượng môi trường
nước mặt. ............................................................................................................... 30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 32
1. Kết luận.............................................................................................................. 32
2. Kiến nghị ........................................................................................................... 32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 33
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ 36


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Copepoda hay còn gọi là phân lớp giáp xác chân chèo là thức ăn tự nhiên của hầu
hết các loài sinh vật biển trong giai đoạn đầu. Chúng là một trong những loài động vật
phù du phổ biến, dễ nhận biết và được tìm thấy ở hầu hết các môi trường sống như đại
dương, biển, nước ngọt và cả trong hang động dưới lòng đất. Chúng sống từ vùng
nhiệt đới cho đến vùng Bắc cực. Do đó, chúng là nguồn thức ăn hồn hảo cho cá biển,
tơm và nhiều lồi sinh vật khác trong thủy vực. Với cơ thể chứa các enzym và các axit
amin giúp chúng dễ dàng tiêu hóa, cung cấp các vi chất thiết yếu cho ấu trùng phát

triển [42]. Bên cạnh đó, Copepoda cịn là một mắt xích quan trọng trong chuỗi và lưới
thức ăn của thủy vực. Đồng thời, thơng qua đặc điểm của Copepoda có thể đánh giá
được phần nào năng suất của thủy vực cũng như môi trường nước tại đó. Đặc biệt,
Copepoda cịn có chức năng kiểm soát dịch hại. Tiêu biểu một nghiên cứu ở Úc đã chỉ
ra rằng sáu trong số bảy loài Copepod Mesocyclops, được thu thập từ phía Đơng Bắc
Australia, cho thấy tiềm năng kiểm soát sinh học của muỗi Aedes [31]. Trong cả biển
và nước ngọt trên toàn thế giới, Calanoida và Cyclopoida là một liên kết quan trọng
trong mạng lưới thức ăn dẫn từ các tế bào tảo nhỏ và động vật nguyên sinh nhỏ.
Calanoida và Cyclopoida là một trong ba bộ chính thuộc phân lớp giáp xác chân
chèo (Copepoda). Hiện nay, Calanoida bao gồm 43 họ với khoảng 2000 loài (kể cả
biển và nước ngọt) phần lớn các bộ Calanoida phân bố chủ yếu ở nước lợ, 25% phân
bố ở nước ngọt [26]. Cyclopoida hiện có 800 lồi đã được mơ tả, số lượng này bao
gồm một số lồi ở biển, nhưng phần lớn chúng sống ở môi trường nước ngọt hoặc
nước lợ. Ở vùng ôn đới Bắc Mỹ, có khoảng 114 lồi Cyclopoida và phân lồi trong 22
chi, trong đó có 1 chi và 3 lồi khác [29]. Cho đến nay, Việt Nam có nhiều đề tài
nghiên cứu và các nhà khoa học cũng đã cung cấp một danh mục phong phú các loài
giáp xác chân chèo, nhưng khơng tìm thấy bất kỳ hình ảnh minh họa hay mơ tả chi tiết
các lồi.
Có thể thấy rằng bộ Calanoida, Cyclopoida có ý nghĩa lớn đối với hệ sinh thái
thủy vực. Nhìn chung, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về phân lớp giáp xác
chân chèo Copepoda, bộ Calanoida và bộ Cyclopoida, nhiều nghiên cứu còn phát hiện
một số loài mới. Tuy nhiên, ở Việt Nam nghiên cứu về đa dạng Copepoda, bộ
Calanoida và bộ Cyclopoida còn khá mới mẻ. Đặc biệt, ở Quảng Nam chỉ có một
nghiên cứu về Calanoida tại hồ Phú Ninh [2]. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đa dạng bộ Calanoida và bộ Cyclopoida thuộc phân lớp giáp xác chân
chèo Copepoda và mối tương quan với chất lượng môi trường nước tại sông Vu
Gia- Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam” nhằm góp phần đánh giá mức độ đa dạng sinh học
tại các thủy vực trên địa bàn nghiên cứu và là cơ sở cho các nghiên cứu phát triển sử



2
dụng Copepoda nói chung bộ Calanoida, bộ Cyclopoida nói riêng làm thông số chỉ thị
cho chất lượng môi trường nước.
2. Mục tiêu đề tài
- Xác định được thành phần loài bộ Calanoida và bộ Cyclopoida có trong mơi trường
nước mặt tại sông Vu Gia -Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam.
- Đánh giá được mối tương quan giữa điều kiện môi trường với mật độ, thành phần
loài của bộ Calanoida và Cyclopoda tại sông Vu Gia - Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam.
3. Ý nghĩa đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thông tin cơ sở khoa học về đa dạng sinh học
của bộ Calanoida và bộ Cyclopoida tại sông Vu Gia – Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam.
- Là cơ sở cho nghiên cứu ứng dụng các loài trong bộ Calanoida, bộ Cylopoida trong
chỉ thị sinh học sau này.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về đối tượng nhiên cứu Copepoda
Phân lớp Copepoda (chân chèo) thuộc nhóm Crustacea (giáp xác), ngành
Arthropoda (chân khớp) là nhóm các sinh vật phân bố rộng trên tồn cầu, có thể là
sinh vật nổi, sống đáy hay ở vùng ven bờ của các thủy vực nước ngọt. Chúng có thể
tồn tại với số lượng nhỏ hay không tồn tại ở các thủy vực đầu nguồn như suối [1].
Copepoda sống được trong hầu như mọi mơi trường, có mặt ở tất cả các loại trầm
tích biển, trên đất, trong rêu ẩm và sống trong môi trường dưới lòng đất như hang động
và nước ngầm. Thậm chí, cịn sống được trong mơi trường cung cấp lượng chất dinh
dưỡng thấp như trầm tích, đại dương sâu, băng cực, đất bị rỉ nước và là thành phần
chính của hầu hết sinh vật phù du, sinh vật đáy và nước ngầm.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 24.000 lồi thuộc 2.400 giống và 210 họ đã
được mô tả. Trong đó có khoảng 2.800 lồi sống ở các thủy vực nước ngọt [19].

1.1.1. Đặc điểm chung
a. Hình thái
Chiều dài biến động trong khoảng 0.3-3.2mm nhưng đa phần có chiều dài nhỏ
hơn 2.0 mm. Cơ thể có màu nâu hay hơi xám, những lồi sống ở vùng triều có màu
sáng hơn, có thể có màu tím hay đỏ. Màu sắc là do sự phân bố của các hạt màu caroten
có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại tác hại của ánh sáng. Cơ thể tương đối thuần nhất
về cấu tạo, sự khác biệt giữa các loài được nhận dạng qua sự khác biệt của các đôi phụ
bộ.
Phân lớp Copepoda chia thành hai bộ là EuCopepoda và Branchiura trong đó có
6 bộ phụ là Caligoida, Lernaeopodoida, Arguloida (sống ký sinh) và Calanoida,
Cyclopoida, Harpacticoida (sống tự do). Nhóm sống tự do có cơ thể phân đốt, hình dài
hay hình trụ và chia thành 3 phần là đầu, ngực và bụng [1].

Hình 1. 1. Các dạng phổ biến của Copepoda


4
Vùng ngực có 7 đốt nhưng đốt thứ 1 và có thể đốt thứ 2 kết hợp với phần đầu
nằm trong vỏ giáp. Có thể hai đơi chân ngực thứ 4 và thứ 5 hay thứ 5 và thứ 6 hợp lại
thành một đốt.
Phần bụng có từ 3-5 đốt, thường thì có 4 đốt. Phần thân gồm các đốt bụng và đốt
ngực thứ 7 (có khi là đốt thứ 6). Phần đầu thật sự có 5 đơi phụ bộ đó là: Râu
A1(antennules), râu A2 (antennae), hàm trên (maxillae) 1 và hàm trên 2, hàm dưới
(mandibles). Đốt ngực đầu tiên dính với đầu có một đơi chân hàm (maxillipeds) và
từng đốt ngực cịn lại mang một đơi chân hàm (maxillipeds) và từng đốt ngực cịn lại
mang một đơi chân bơi. Trong một vài loài ở đốt ngực thứ 7 tiêu giảm và đốt này
khơng cịn phần phụ [1].

Hình 1. 2. Phân bố các đốt trên bộ phụ của Copepoda (Theo Giáo trình Đa dạng động
vật học, Dương Trí Dũng)

Chú thích: A1, A2: Râu1, râu 2; P1: Chân 1; P3: Chân 3; P4: Chân 4; P5: Chân 5.
Phần phụ đầu biến đổi tùy theo chức năng. Râu A1 dài và chỉ có 1 nhánh, bao
gồm 25 đốt, đây là cơ quan cảm giác nhưng cũng có thể dùng để vận động. Cả hai râu
A1 con đực của Cyclopoida và Harpacticoida là cơ quan sinh dục dùng trong lúc bắt
cặp. Riêng Calanoida chỉ có râu A1 bên phải làm nhiệm vụ sinh dục. Râu A2 ngắn
hơn, có 2 hay 1 nhánh có vai trò quan trọng trong việc cảm giác, riêng ở Harpacticoida
các râu này có thể dùng để nắm bắt được. Các đôi hàm biến đổi để lấy thức ăn [1].
Phần phụ ngực có các đơi chân ngực biến đổi từ lúc bắt đầu cho đến hai đơi chân
cuối. Nhóm sống tự do đôi chân thứ 6 luôn thiếu ở con cái hay biến đổi chỉ còn dạng
sơ khai (ở con đực). Đơi chân số 5 giảm hay tiêu giảm ở nhóm Cylopoida và
Harpacticoida nhưng ở Calanoida thì đơi chân này phát triển cân đối ở con cái và bất
đối xứng ở con đực, khi đó nó biến đổi thành cái móc.


5
Chạc đuôi: Đốt cuối cùng chẻ hai tạo ra hai nhánh đi. Cấu trúc của nó đơn giản
có hình trụ không phân nhánh và cũng không giống với phần phụ nào ở đầu và ngực.
Trên cơ thể của chúng có các dạng tơ và gai khác nhau nằm ở các phần phụ của
Copepoda như gai lớn, gai nhỏ, tơ ngắn, tơ dài với các chức năng khác nhau tùy theo
nơi sống của nhóm thường giúp con vật bơi, bị hay lấy thức ăn, cũng có khi cảm giác.
Ngồi ra phần tơ dài ở đi có tác động cân bằng hay ổn định khi bơi lội [1].
b. Các giai đoạn trưởng thành của Copepoda
Trong chu kỳ sống của Copepoda, thông thường có 4 dạng hình thái là: trứng, 6
giai đoạn ấu trùng (nauplius), 5 giai đoạn Copepodid và trưởng thành.
Trứng của Copepoda nở thành ấu trùng nhỏ gọi là ấu trùng. Chúng có 3 đơi phụ
bộ để sau đó biến thành râu A1, A2 và hàm dưới. Khi lột xác giai đoạn II, chúng chỉ có
thêm hàm trên. Có 4 giai đoạn ấu trùng và 5 giai đoạn tiền trưởng thành khi biến thành
con trưởng thành có khả năng sinh sản. Sau mỗi lần lột xác, con vật lớn lên và dài hơn
đồng thời có thêm bộ phụ. Cyclopoida có 5 giai đoạn ấu trùng cịn Harpacticoida có 4
hoặc 5 giai đoạn. Thời gian để hoàn thành một chu kỳ sống từ trứng cho đến khi sinh

sản biến động tùy theo lồi và điều kiện mơi trường [1].

Hình 1. 3. Các giai đoạn phát triển của Cyclopoida [21]
c. Di chuyển
Harpacticoida bò hay nhảy trên nền đáy hoặc giá thể, nhưng một số loài thuộc bộ
phụ Calanoida và Cylopoida di chuyển bằng cách bơi lội mặc dù trong thủy vực có
nhiều giá thể.


6
Ngay khi chân của Copepoda đập mạnh và tiếp theo là sự vận động của các đôi
râu, hoạt động này nhanh khoảng 1/12 giây. Trong cả hai nhóm Cyclopoida và
Calanoida, chạc đi có tác dụng như là bánh lái [1].
d. Dinh dưỡng
Tùy theo nhóm sinh vật mà có cách lấy thức ăn và lựa chọn loại thức ăn thích
hợp.Phần miệng của bộ Harpacticoida thích nghi với kiểu lấy thức ăn là cào lấy, sàng
lọc và tìm kiếm thức ăn từ đáy thủy vực.
Thức ăn của Calanoida chủ yếu là sinh vật phù du nhỏ hơn và mùn bã hữu cơ
được lọc qua râu A1 (quay, xoắn) và râu A2 (đập vở thức ăn) đưa vào dịng nước, từ
đây nó sẽ được lọc qua phần miệng nhất là ở hàm trên. Cũng có ý kiến cho rằng
Calanoida lấy thức ăn chủ động kết hợp với việc ăn lọc và chúng có khả năng lựa chọn
cỡ và loại tảo ưa thích.
Phần miệng của Cyclopoida biến đổi để thích nghi với lối ăn chủ động bằng cách
bắt lấy vật mồi, thức ăn của chúng là tảo và động vật đơn bào, động vật đa bào cỡ nhỏ
nhất là nhóm giáp xác khác. Hiện tượng ăn nhau xảy ra phổ biến khi chúng chưa
trưởng thành [1].
e. Sinh sản
Tập tính sinh sản hầu như giống nhau ở nhóm Copepoda sống tự do, nhưng các
lồi khác nhau có thời kỳ sinh sản khác nhau. Con đực dùng râu A2 và chân ngực 5
ôm lấy con cái, thời gian ơm nhau trong khoảng vài phút hay có khi lên đến vài ngày.

Con đực ôm con cái trước khi con cái lột xác để trưởng thành.
Con đực Calanoida có lỗ cảm giác nằm trên đốt sinh dục bất đối xứng, trong khi
ôm nhau con đực sẽ đưa tinh trùng vào túi chứa tinh của con cái nhờ sự hỗ trợ của
chân ngực .
Sự thụ tinh thật sự xảy ra khi hai cá thể đã tách rời nhau và con cái đẻ trứng, q
trình này hồn thành trong vài phút hay tháng sau khi bắt cặp.
Trứng thụ tinh sẽ được giữ trên mình con cái 1 hay 2 túi trứng cho đến khi nở
thành ấu trùng, khi trứng vừa nở thì nhóm trứng khác bắt đầu sinh ra và tiếp tục được
thụ tinh [1].
f. Vai trò
Copepoda tham gia vào chu trình vật chất trong thủy vực, chúng là nhóm sinh vật
trung gian trong bậc dinh dưỡng giữa vi khuẩn, tảo và động vật nguyên sinh với nhóm
sinh vật ăn phiêu sinh. Chúng có thể là nguồn thức ăn quan trọng cho giai đoạn cá con
của cá ăn thịt và cho các lồi cá đóng vai trị làm thức ăn cho động vật ăn thịt [1].
g. Phân bố
Đây là nhóm sinh vật có nguồn gốc biển, chúng trải qua quá trình tiến hóa để đi
vào vùng nước ngọt. Bộ Cyclopoida là những sinh vật nước ngọt phân bố rộng trên thế
giới.


7
Hầu hết Harpacticoida sống ở nước ngọt đều thuộc họ Canthocamptidae, chúng
phân bố rộng từ vùng biển đến vùng nước lợ và nước ngọt.
Copepoda chịu đựng điều kiện thiếu Oxy tốt hơn Cladocera đó là do khả năng
trao đổi chất tốt trong điều kiện thiếu Oxy ở nền đáy thủy vực [1].
1.1.2. Phân biệt ba bộ phụ của lớp phụ Copepoda
Bảng 1. 1. Đặc điểm phân biệt ba bộ thuộc phân lớp giáp xác chân chèo
Đặc điểm
Bộ Calanoida
Bộ Cyclopoida

Bộ Harpacticoida
Cơ thể
Phần trước cơ thể dài Phần trước cơ thể Phần trước cơ thể
hơn phần sau krất nhiều dài hơn phần sau rất chỉ hơi dài hơn
nhiều
phần sau
Vị trí điểm co Giữa đốt sinh dục và đốt Giữa đốt ngực IV Điểm co thắt không
thắt
ngực V
và đốt ngực V
rõ ràng giữa đốt
ngực IV và đốt
ngực V
Điểm co thắt Điểm co thắt khơng rõ Có hai túi trứng Thường chỉ có một
khơng rõ ràng ràng giữa đốt ngực IV mang ở hai bên
túi trứng mang ở
giữa đốt ngực và đốt ngực V
giữa
IV và đốt ngực
V
Râu A1
Dài từ 23-25 đốt, có thể Ngắn từ 6-17 đốt, Rất ngắn, có 5-9
dài từ cuối ngực đến dài từ đốt ngực thứ đốt dài từ đốt đầu
cuối chạc đuôi
3 đến cuối ngực
thứ 5 đến cuối đầu
Chân ngực V
Giống các chân ngực Chân ngực V tiêu Chân ngực V tiêu
khác
giảm

giảm
Khu vực sống
Sống nổi, hiếm thấy ở Sống ở vùng triều, Sống ở vùng triều,
vùng triều
chỉ một ít sống nổi
trên thực vật lớn và
cả nền đáy
1.1.3. Đặc điểm Bộ Calanoida
Phân loại Copepoda chủ yếu dựa trên các đặc điểm con trưởng thành. Calanoida
trưởng thành là lồi có kích thước lớn nhất của Copepoda nước ngọt, có chiều dài từ 1
đến 5 mm. Chúng thường được tìm thấy trong các vùng nước vĩnh cửu nơi chúng chủ
yếu là sinh vật phù du, ngồi ra cịn có trong các đầm lầy. Calanoida đóng một vai trị
quan trọng trong mạng lưới thức ăn thủy sản. Chúng cũng là một nguồn thức ăn quan
trọng cho ấu trùng, cá con và nhiều loài khác.
Calanoida dựa trên cả hai hình thức đực và cái trưởng thành. Hình dạng, hình
thức hoặc phân đoạn của chạc đi, chân 5 là các ký tự chẩn đốn chính trong việc
phân loại. Giới tính của Calanoida trưởng thành có thể được phân biệt dựa trên kích


8
thước tương đối và đặc điểm tình dục. Con cái lớn hơn và tinh trùng hoặc túi trứng
mang bên ngoài thường được nhìn thấy. Đoạn sinh dục ở con cái trưởng thành có một
chỗ phình ra xung quanh tuyến sinh dục. Ở Calanoida đực trưởng thành, râu này
thường thể hiện một cấu hình uốn cong. Trong râu phải thẳng có một rãnh sâu theo sau
là một đoạn dài mảnh. Chân 5 của Calanoida khơng được hình thành đầy đủ trong giai
đoạn con chưa trưởng thành như trong Cyclopoida. Trong các mẫu trưởng thành được
bảo quản, chân 5 của cả hai giới thường được tách ra khỏi chân kia và người ta có thể
dễ dàng thấy rằng sự phân chia, gai và móng của chân 5 đã được phát triển đầy đủ [1].

Hình 1. 4. Tổng quan cấu tạo của bộ Calanoida [23]

Chú thích: A1, A2: Râu A1, A2; P1, P2, P3, P4, P5: Lần lượt là chân 1, chân 2,
chân 3, chân 4, chân 5; CR: Chạc đuôi.
1.1.4. Đặc điểm bộ Cyclopoida
Phân loại Cyclopoida dựa trên hình thái của con cái trưởng thành. Số lượng các
phân đoạn râu, đặc điểm của chân 4 và 5 và đuôi là các ký hiệu chẩn đốn chính trong
các khóa nhận dạng. Phần trước của cơ thể dài hơn phần sau rất nhiều. Có điểm co thắt
giữa đốt ngực IV và đốt ngực V. Có hai túi trứng, mang ở hai bên. Râu A1 ngắn, có 617 đốt, dài từ đốt ngực thứ 3 đến gần cuối ngực. Chân ngực 5 tiêu giảm, sống ở vùng
triều, chỉ một ít sống nổi
Đối với hầu hết các Cyclopoida, có một đặc điểm rõ ràng để phân biệt giữa con
trưởng thành và con đó là chiều dài tương đối của một số hậu môn đến một nơi nào đó
trước đó. Ở hầu hết con trưởng thành hậu môn được quyết định ngắn hơn so với con
chưa trưởng thành [1].


9

Hình 1. 5. Tổng quan cấu tạo của bộ Cyclopoida [28]
Chú thích: : A1, A2: Râu A1, A2; P1, P2, P3, P4, P5: Lần lượt là chân 1, chân 2,
chân 3, chân 4, chân 5; Ur: Phần phụ ngực
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Nam
a. Vị trí địa lý
Quảng Nam có tọa độ địa lý từ 108026’16” đến 108044’04” độ kinh Đơng, và từ
15023’38” đến 15038’43” độ vĩ Bắc. Phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa
Thiên Huế, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía đơng giáp biển
Đơng, phía tây giáp tỉnh Sê Kơng của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
b. Đặc điểm khí hậu
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và
mùa khơ. Nhiệt độ trung bình 25,40C, mùa đơng nhiệt độ vùng đồng bằng có thể
xuống dưới 200C. Độ ẩm trung bình trong khơng khí đạt 84%. Lượng mưa trung bình

2.000 - 2.500mm, nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa tập
trung từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa
bão, nên các cơn bão đổ bộ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện
trung du miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sơng của tỉnh.
c. Đặc điểm địa hình
Quảng Nam có địa hình nghiêng dần từ tây sang đơng, hình thành ba kiểu cảnh
quan sinh thái rõ rệt là: Kiểu núi cao ở phía tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng
ven biển ở phía đơng. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn núi
cao trên 2.000m.


10
Ngồi ra, vùng ven biển phía đơng sơng Trường Giang là dải cồn cát chạy dài từ
Điện Ngọc (Điện Bàn) đến Tam Quan (Núi Thành). Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi
sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang [43].
d. Hệ thống sơng ngịi, ao hồ
Hệ thống sơng ngịi ở Quảng Nam dày đặc. Thu Bồn là một trong những con
sơng lớn của Quảng Nam có tổng diện tích lưu vực khoảng 9.000km2, sơng Tam Kỳ có
diện tích lưu vực 800 km2, ngồi ra cịn có các sơng có lưu vực khá lớn như: Cu Đê
(400 km2), Túy Loan (300 km2), Li Li (280 km2). Các sông này có lưu lượng dịng
chảy lớn, đầy nước quanh năm, có giá trị lớn về thủy điện, giao thơng cũng như thủy
nơng.
Sơng Thu Bồn với diện tích lưu vực rộng 10,350km2 , với diện tích 10.350 km2,
hệ thống sơng Thu Bồn - Vu Gia bao trùm hầu hết lãnh thổ thành phố Đà Nẵng và tỉnh
Quảng Nam, là một trong những lưu vực sông nội địa lớn nhất Việt Nam. Do lưu vực
có lựợng mưa lớn nên dịng chảy mặt trong sơng khá lớn. Mơđun dịng chảy trung bình
năm từ 60,0 ÷ 80,0 l/s. km2. Tổng lượng dịng chảy mặt hệ thống sông Thu Bồn vào
khoảng 24 km3 (24 tỷ m3). Mùa lũ từ tháng X - XII (3 tháng), có lượng dịng chảy
chiếm khoảng 64,8% Wnăm. Lượng dịng chảy trung bình tháng lớn nhất là tháng XI
chiếm khoảng 27,3% Wnăm. Mơ đun dịng chảy đỉnh lũ trên dịng chính Mmax từ

3.300 ÷3.800 l/s.km2. Lưu vực sơng Thu Bồn dốc, sơng suối ngắn, có dạng hình nan
quạt thuận lợi cho lũ tập trung về hạ lưu cùng lúc [10].
1.2.2. Tổng quan về nước mặt
a. Khái niệm
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước.
Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy
vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Thuật ngữ nước mặt bao gồm nước lưu
thông hoặc chứa trên bề mặt lục địa.
Sự bốc hơi nước trong đất, ao, hồ, sông, biển; sự thoát hơi nước ở thực vật và
động vật..., hơi nước vào trong khơng khí sau đó bị ngưng tụ lại trở về thể lỏng rơi
xuống mặt đất hình thành mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất từ nơi cao đến nơi
thấp tạo nên các dịng chảy hình thành nên thác, ghềnh, suối, sơng và được tích tụ lại ở
những nơi thấp trên lục địa hình thành hồ hoặc được đưa thẳng ra biển hình thành nên
lớp nước trên bề mặt của vỏ trái đất.
Trong quá trình chảy tràn, nước hịa tan các muối khống trong các nham thạch
nơi nó chảy qua, một số vật liệu nhẹ khơng hịa tan được cuốn theo dòng chảy và bồi
lắng ở nơi khác thấp hơn, sự tích tụ muối khống trong nước biển sau một thời gian
dài của quá trình lịch sử của quả đất dần dần làm cho nước biển càng trở nên mặn. Có
hai loại nước mặt là nước ngọt hiện diện trong sông, ao, hồ trên các lục địa và nước


11
mặn hiện diện trong biển, các đại dương mênh mông, trong các hồ nước mặn trên các
lục địa.
Nước mặt có nguồn gốc từ lớp nước dưới sâu mà sự xuất hiện của nó tạo nên các
sơng, suối, ao, hồ… Chúng được hợp lại thành dòng nước đặc trưng bằng một mặt tiếp
xúc nước - khí quyển và chuyển động với tốc độ đáng kể.
Nước mặt có thể được chứa vào các bể chứa tự nhiên (sông, ao, hồ..) hoặc nhân
tạo (các đập nước) được đặc trưng bằng bề mặt trao đổi nước – khí quyển.
b. Đặc điểm

- Trong nước mặt thường xun tồn tại các khí hịa tan.
- Nước mặt có nồng độ lớn các chất lơ lửng đặc biệt là trong dòng chảy
- Nước mặt là nơi cư trú và phát triển quan trọng của thực vật nổi ( tảo) và động vật
nổi. Trong điều kiện nhất định cuộc sống dưới nước có thể được phát triển mạnh. Bao
gồm sự phát triển của thực vật, động vật, cá.
- Chịu ảnh hưởng lớn từ điều kiện khí hậu và các tác động khác do hoạt động kinh tế
của con người.
- Đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo thời
gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và cịn phân bố rất
khơng đều giữa các hệ thống sơng và các vùng.
1.3. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
1.3.1. Trên thế giới
Nhìn chung, trên thế giới các nghiên cứu về phân lớp giáp xác chân chèo
Copepoda đã phát triển từ rất sớm đặc biệt là các nước thuộc châu Âu, sau này các
nước châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc,... cũng đã quan tâm nhiều đến việc
nghiên cứu về Copepoda. Trong đó, nhiều nghiên cứu đã phát hiện được các lồi mới
có giá trị cao về mặt bảo tồn. Ngồi ra, nhiều nghiên cứu cũng đã góp phần về phân
loại học đối với nhóm giáp xác chân chèo nước ngọt (Copepoda) dựa trên các đặc
điểm hình thái. Hệ thống phân loại của Sars (1903-1913) về cơ bản vẫn được sử dụng
trong thời gian dài [20]. Năm 1962, nghiên cứu của giáo sư Vladislav Ivanovich
Monchenko người Úc về thành phần lồi Cyclopoida nói riêng và Copepopoda nói
chung, trong nghiên cứu đã mơ tả 37 lồi mới, 9 chi mới và một phân họ Cyclopidae,
được tất cả các nhà phân loại trên thế giới công nhận [41].
So sánh độ đa dạng của Calanoida thông qua so sánh mật độ của Calanoida ở
Florida và ngoài khơi Fort Lauderdale, Florida. Ngoài ra, cịn có nghiên cứu nhận xét
về họ Pseudodiaptomidae của bộ Calanoida tại biển Ấn Độ [39] hay là nghiên cứu đa
dạng loài Calanoida ở biển đỏ [35]. Và đặc biệt là nghiên cứu ghi nhận một loài mới
Centropages brevfurcus của bộ Calanoida tại Vịnh Thái Lan [27] góp phần làm đa
dạng bộ Calanoida trên thế giới. Năm 2006, tại Philippines một loài mới thuộc họ
Pseudodiaptomus, chi Schmackeria bộ Calanoida được tìm thấy và mơ tả, góp phần



12
làm phong phú danh mục thành phần loài của bộ Calanoida và tính đến thời điểm hiện
tại 77 lồi thuộc chi Schmackeria đã được cơng nhận tại Philippines [38]. Copepoda
cịn được nghiên cứu để nuôi thu sinh khối như nghiên cứu trên từng cá thể, Copepoda
Schmackeria dubia có khả năng lọc nước, có thể ăn tảo và ăn tốt nhất tảo Isochrysis
galbana [11]. Năm 2018, tại vùng nước tạm thời ở vùng ngập lũ lưu vực hạ lưu sông
Mê Kông đã tìm thấy một lồi mới Mongolodiaptomus mekongensis thuộc bộ
Calanoida thu thập từ một số môi trường sống ở tỉnh Ubon Ratchathani của Thái Lan,
tỉnh Champasak của Lào, Bình Phước của Việt Nam và năm tỉnh của Campuchia từ đó
cho thấy sự phân bố rộng của lồi này trong mơi trường nước ngọt hiện nay [30].
Nghiên cứu được công bố vào năm 2015 của Biology đã chỉ ra rằng chất độc
Bifenthrin - một loại thuốc trừ sâu pyrethroid có tính độc cao giảm khi có mặt của 2
lồi Eurytemora afinis và Pseudodiaptomus forbesi của bộ Calanoida [18]. Nghiên cứu
lập danh sách kiểm tra cập nhật về họ Diaptomidae bộ Calanoida của Trung Quốc, dựa
trên đánh giá tài liệu và dữ liệu gốc từ khắp Trung Quốc trong giai đoạn 2012-2016
[22] đã làm phong phú danh mục loài của bộ Calanoida của Trung Quốc.
Năm 1966, mười loài Copepod Cyclopoid siphonostome đã được thu thập ở
Mauritius, tám trong số 10 loài này là mới đối với khoa học [24]. Năm 1991, tại Úc
một nghiên cứu đã chỉ ra sáu trong số bảy lồi Copepod Mesocyclops , được thu thập
từ phía đơng bắc Australia, cho thấy tiềm năng là tác nhân kiểm soát sinh học của
muỗi Aedes [31]. Năm 2015, tại Campuchia một lồi Cyclopoid mới thuộc chi
Metacyclops được tìm thấy và mơ tả, nghiên cứu này đánh dấu kỷ lục đầu tiên của chi
Metacyclops từ Campuchia và thứ tư từ Đông Nam Á [13]. Bên cạnh đó, nghiên cứu
năm 2018, nghiên cứu tại 17 hồ chứa của bang São Paulo bảy loài Copepoda
Cyclopoida (Eucyclops serrulatus, Tropocyclops prasinus cf meridionalis,
Thermocyclops Crassus, Thermocyclops minutus, metacyclops mendocinus,
mesocyclops longisetus và Microcyclops anceps) đã được tìm thấy, nghiên cứu này
cũng cung cấp các khóa để xác định Cyclopoida và xác định phân bố địa lý cũng như

điều kiện môi trường [17].
1.3.2. Ở Việt Nam
Nghiên cứu về Copepoda trong những năm gần đây ở Việt Nam cũng đang dần
được chú ý, quan tâm. Đối với nghiên cứu về Calanoida, Trần Đức Lương và Hồ
Thanh Hải cũng đã lập được danh sách cập nhật của các loài xảy ra trong nước, danh
sách kiểm tra nhằm cung cấp tình trạng phân loại và thông tin phân phối về chi
Diaptomids tại Việt Nam một cách toàn diện [9]. Nghiên cứu về đa dạng thành phần
các loài trong bộ Calanoida ở Việt Nam cũng gặt hái được khá nhiều thành công, năm
2001 một loài mới đã được xác định là Tropodiaptomus Foresti n. sp đã được tìm thấy
và mơ tả góp phần làm đa dạng danh mục thành phần loài ở Việt Nam [15]. Tại Nha
Trang cũng đã tìm thấy một lồi mới thuộc chi Tortanus [36]. Cũng có nhiều nghiên


13
cứu về đa dạng bộ Calanoida như nghiên cứu về giáp xác nhỏ tại Quảng Bình và có
xuất hiện 3 họ trong bộ Calanoida [5]. Ở Việt Nam, giáp xác chân chèo chi
Pseudodiaptomus cũng đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu về phân loại học
và phân bố ở cả các thủy vực nước ngọt, nước lợ và biển [4]. Nghiên cứu bổ sung hai
loài thuộc họ Diaptomidae thuộc bộ Calanoida ở vùng nước nội địa Việt Nam [40].
Năm 2007, với nghiên cứu của Trần Đức Lương và Hồ Thanh Hải đã xác định
được 6 loài giáp xác chân chèo mới cho khu hệ động vật nổi nước ngọt trong đó có
một lồi thuộc bộ Cyclopoida [3]. Bên cạnh đó, Trần Đức Lương, Hồ Thanh Hải, Lê
Hùng Anh và Lê Danh Minh cũng đã nghiên cứu đa dạng loài giáp xác nhỏ
(microcrustacea) ở các thủy vực trong hang động vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng,
tỉnh Quảng Bình, trong nghiên cứu này cũng chỉ ra được 30 loài giáp xác chân chèo
trong đó họ Cyclopidae có số lồi nhiều nhất với 18 loài [6]. Năm 2015, Trần Đức
Lương và Maria Holynska đã tìm thấy một lồi Cyclopoid mới là Mesocyclops
sondoongensis sp đây là loài đại diện sống trong hang động đầu tiên của Đơng Nam Á
nay được tìm thấy tại các hang động của Việt Nam [34].
Bên cạnh những nghiên cứu về đa dạng sinh học thì Việt Nam cịn có những

nghiên cứu về điều kiện mơi trường, đặc điểm sinh học của Copepoda chẳng hạn
nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vân và Huỳnh Thanh Tới về ảnh hưởng của mật độ
Copepoda (Cyclops vicinus) lên sự phát triển Artemia franciscana ở các độ mặn khác
nhau, nghiên cứu này đóng góp một ý nghĩa thực tiễn đối với việc chọn lựa và tăng
sinh khối thức ăn để đáp ứng nhu cầu cho các loài thủy sản [8]. Nghiên cứu một số đặc
điểm sinh học của Copepoda Schmackeria dubia nhằm tìm ra được loại thức ăn phù
hợp đối với sinh trưởng và phát triển của loài này của Vũ Ngọc Út và Huỳnh Phước
Vinh [11].


14

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng:
Thành phần lồi bộ Calanoida và bộ Cyclopoida tại sơng Vu Gia – Thu Bồn và
một số chỉ tiêu môi trường tại khu vực nghiên cứu (nhiệt độ, độ dẫn điện, pH, DO,
NH4+, NO3-, PO43- …).
- Phạm vi nghiên cứu:
Thủy vực sông Vu Gia – Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam

Hình 2. 1. Bản đồ thu mẫu
Bảng 2. 1. Các điểm thu mẫu động vật phù du bộ Calanoida, bộ Cyclopoida
(Copepoda) tại lưu vực sơng Vu Gia - Thu Bồn
STT Kí hiệu điểm
Địa điểm
Tọa độ
0
15 84’22’’B

1
D1
Vu Gia 1 ( Cầu Gò Nổi)
108022’76’’Đ
15083’22’’B
2
D2
Vu Gia 2
108018’84’’Đ
15086’21’’B
3
D3
Vu Gia 3
108015’50’’Đ


15
4

D4

Vu Gia 4

5

D5

Đại Lộc 1

6


D6

Đại Lộc 2

7

D7

Ái Nghĩa

8

D8

Giao Thủy

9

D9

Thu Bồn Tây

10

D10

Tĩnh Yên

15084’92’’B

108026’16’’Đ
15085’12’’B
108000’23’’Đ
15084’99’’B
108001’60’’Đ
15088’20’’B
108011’32’’Đ
15084’32’’B
108012’16’’Đ
15081’73’’B
108007’47’’Đ
15077’65’’B
108004’09’’Đ

- Thời gian nghiên cứu: 8/2019 -6/2020
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng danh mục thành phần loài thuộc bộ Calanoida và bộ Cyclopoida tại sông
Vu Gia - Thu Bồn trong thủy vực nước ngọt tại Quảng Nam.
- Đánh giá chất lượng môi trường nước tại khu vực Quảng Nam thông qua các chỉ tiêu
môi trường.
- Nghiên cứu mối tương quan giữa mật độ cá thể bộ Calanoida và bộ Cyclopoida của
phân lớp giáp xác chân chèo với các chỉ tiêu hóa lý mơi trường nước (nhiệt độ, pH,
DO, độ dẫn điện, độ muối,…).
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu mẫu ngồi thực địa
- Thu mẫu định tính: Mẫu động vật được thu bằng lưới thu động vật phù du với mắt
lưới 50μm, thu theo chiều ngang cách mặt nước từ 15 - 20cm, kéo lưới theo hình số
tám hay zic zac, thực hiện nhiều lần cho 1 mẫu. Trước khi mở bình phải lắc nhẹ cho
lượng động vật cịn vương trên lưới chảy xuống bình ở phía dưới trước khi chuyển
mẫu vào bình nhựa dung tích 150ml. Đối với sơng thì thu mẫu hai bên bờ sẽ hoặc

giữa dòng.
- Thu mẫu định lượng: Mỗi điểm thu mẫu, sử dụng xơ 5 lít thu 15 lít nước và lọc qua
lưới thu động vật phù du, mẫu được lấy từ bình đựng mẫu ở dưới cùng của lưới. Trước
khi mở bình phải lắc nhẹ cho lượng động vật cịn vương trên lưới chảy xuống bình
đựng ở phía dưới. Sau đó chuyển mẫu thu được vào bình nhựa để bảo quản mẫu.


16
- Thu mẫu nước: Các kĩ thuật lấy mẫu nước và đo đạc tại hiện trường, dụng cụ lưu
giữ mẫu, bảo quản mẫu, vận chuyển mẫu, tiếp nhận mẫu tuân thủ đúng theo hướng
dẫn:
+ TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-2:2006), Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 1:
Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
+ TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng
dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.
+ TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 6:
hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
- Bảo quản mẫu: Mẫu động vật được bảo quản trong cồn 50% và Formaldehyd (5%).
Mẫu nước được bảo quản theo hướng dẫn TCVN 6663-3:2003 (ISO 5667-3:1985)
Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
2.3.2. Phương pháp phân tích mẫu trong phịng thí nghiệm
2.3.2.1. Xử lý và phân tích mẫu
- Phân tích định tính:
Định loại theo phương pháp so sánh hình thái, giải phẫu các phần phụ trên kính
hiển vi điện tử có vật kính ( x10 - 40 lần) với sự hỗ trợ của các thiết bị quang học, vẽ
mơ tả và chụp hình. Tiến hình định loại theo các tài liệu phân loại học chuyên ngành:
Keys to Nearctic Fauna Thorp and Covich’s Freshwater Invertebrates của James H.
Thorp và D. Christopher Rogers [34]. Identification Handbook of Freshwater
Zooplankton of the Mekong River and It’s Tributaries [16]. Introduction to the
Copepoda [12].

- Phân tích định lượng
Làm sạch mẫu định lượng bằng cách loại bỏ cặn, rác trước khi đếm mẫu. Sau đó
cơ đặc mẫu đã làm sạch. Tiến hành đếm số lượng cá thể từng lồi trong mẫu đã cơ đặc.
Mật độ cá thể được xác định bằng công thức sau:
X (cá thể /m3) = (T*1000)/Vmt
Trong đó:
X: số lượng động vật phù du (cá thể/m3)
T: số cá thể đếm được trong mẫu
Vmt: thể tích mẫu thu qua lưới lọc ban đầu (15 lít)
2.3.2.2. Phân tích các đặc tính mơi trường
Phân tích các chỉ tiêu: độ pH, phân tích Nitrat, Nitrit, Photphat, Amoni, độ dẫn
điện, oxy hòa tan (DO), độ đục,…
- Xác định độ pH, độ dẫn điện, oxy hòa tan (DO), độ đục bằng máy đo đa chỉ tiêu V2
6920.
- Phân tích các chỉ tiêu Nitrat, Nitrit, Amoni, Photphat trong mơi trường nước
+Xác định N-NH4+ trong nước bằng thuốc thử nessler


×