Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Truyền thông sức khỏe sinh sản trong thanh thiếu niên đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.89 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỀ TÀI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TRUYỀN THÔNG SỨC KHỎE SINH SẢN
TRONG THANH THIẾU NIÊN

Người thực hiện: ĐÀO THỊ BÍCH TUYỀN 0742092

2009


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG .................. 21
SỨC KHỎE SINH SẢN TRONG THANH THIẾU NIÊN ........................................ 21
1.1. THANH THIẾU NIÊN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN .................................................................... 21
1.1.1. Việc tiếp cận với các nguồn cung cấp thơng tin về chăm sóc sức khỏe sinh
sản của thanh thiếu niên ...................................................................................... 29
1.1.2. Kiến thức và nhu cầu của thanh thiếu niên trong việc tiếp cận với các
nguồn thơng tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản .................................................. 34
1.2. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG SỨC KHỎE SINH SẢN
TRONG NHÓM THANH THIẾU NIÊN ............................................................... 44
1.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa – xã hội đến hoạt động truyền thơng sức
khỏe sinh sản trong nhóm thanh thiếu niên........................................................ 44
1.2.2. Việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng ................................... 46
1.2.3. Các ban ngành, đoàn thể xã hội với hoạt động truyền thơng sức khỏe sinh
sản trong nhóm thanh thiếu niên ........................................................................ 49


1.2.4. Yếu tố nhà trường và gia đình ................................................................... 52
CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THƠNG SỨC KHOẺ SINH SẢN TRONG
NHĨM THANH THIẾU NIÊN .................................................................................. 60
2.1. CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG
TRUYỀN THÔNG SỨC KHỎE SINH SẢN TRONG THANH THIẾU NIÊN .... 60
2.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GĨP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THƠNG SỨC KHỎE SINH SẢN ........................ 72
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 87


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, hiện nay thanh thiếu niên cịn được đánh giá là nhóm người

dễ gặp tổn thương về sức khoẻ, mà đặc biệt là sức khoẻ sinh sản (Dehne KL và
Riedner G, 2001). Ở Việt Nam tình hình cũng tương tự như vậy. Chất lượng chăm
sóc sức khoẻ sinh sản nói chung vẫn cịn yếu và nhiều hạn chế. Hơn thế nữa,
những khó khăn về kinh tế - xã hội vẫn tiếp tục là những trở ngại cho việc cải
thiện sức khoẻ sinh sản ở thanh thiếu niên.
Nhiều báo cáo nghiên cứu cho thấy, hiện nay ở Việt Nam có hàng loạt vấn
đề về sức khoẻ sinh sản thanh thiếu niên (Theo Uỷ ban Các vấn đề xã hội của
Quốc hội, 2000). Tỷ lệ thanh thiếu niên còn thiếu hiểu biết về các nội dung được

đánh giá là cơ bản và quan trọng của sức khỏe sinh sản như: khả năng sinh sản,
chu kỳ kinh nguyệt và khả năng thụ thai…còn khá cao.
Theo nguồn từ VietNamNet, thống kê mới nhất của Uỷ ban Dân số - Gia
đình - Trẻ em, Việt Nam hiện có khoảng 24 triệu thanh niên và vị thành niên (10 24 tuổi), chiếm 31,6% dân số. Tổng hợp báo cáo của Bộ Y tế thì 50% số này chưa
có tri thức đầy đủ về sinh lý tuổi dậy thì chưa hiểu biết về bộ phận sinh dục, chưa
nhận thức được các vấn đề tình dục và thai nghén; thậm chí chưa hề được nghe về
HIV/AIDS đã "tự tìm hiểu" bằng các ấn phẩm đồi trụy; 90% không biết cách sử
dụng một biện pháp tránh thai nào. Có đến 20% trẻ vị thành niên nạo phá thai (tỷ
lệ cao nhất thế giới), 5% sinh con trước tuổi 18. Tỷ lệ trẻ vị thành niên hút thuốc lá
là 14%, uống bia 47,2%, uống rượu 25,2%. Một số vị thành niên đang bị lạm dụng
tình dục dưới nhiều hình thức như cưỡng bức tình dục, bn bán mại dâm trẻ em.
Đến thời điểm hiện tại, dù Chiến lược Quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản


2

2001-2010 đã được triển khai, vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn giáo dục sức
khoẻ cho riêng đối tượng thanh thiếu niên.
Thực tế trên cho thấy, trình độ kiến thức tổng hợp của thanh thiếu niên về
sức khỏe sinh sản cịn rất thấp. Thiếu kiến thức và thơng tin về sức khoẻ sinh sản
kết hợp với những thay đổi về kinh tế - văn hoá – xã hội, điều nay đã dẫn đến
những hành vi có nguy cơ cao ở thanh thiếu niên hiện nay. Và thực tế là đã có
khơng ít những sự việc gây ra những hậu quả đáng tiếc như vừa kể trên, mà
nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản của một bộ
phận thanh thiếu niên.
Điều này phản ánh một thực tế là thanh thiếu niên không chỉ thấy thiếu
thông tin và quan tâm tới các vấn đề sức khỏe sinh sản, mà họ còn mong muốn
nhận biết được các thơng tin mang tính chất chính xác và có tính giáo dục cao.
Những vấn đề như: tình bạn, tình yêu là gì; tình bạn, tình yêu cao đẹp; xây dựng
tình yêu trong tình bạn, tâm sinh lý tuổi dậy thì; vấn đề giới, thơng tin về kế hoạch

hóa gia đình và tránh thai; thơng tin về các biện pháp tránh thai; các bệnh lây
nhiễm qua dường tình dục; cách phòng tránh HIV... là những điều mà hiện nay
thanh thiếu niên muốn biết.
Thanh thiếu niên có nhu cầu được giáo dục sức khỏe sinh sản thơng qua 3
kênh chính là: nhà trường, gia đình và tài liệu sách báo…. Trong đó sách báo được
thanh thiếu niên coi là phương tiện giáo dục tốt nhất, kế đến là gia đình và cuối
cùng là nhà trường. Thanh thiếu niên tin rằng sách báo sẽ cung cấp những thơng
tin chính xác và khi cần thì có thể dễ dàng tra cứu mà khơng ngại bị người khác
đánh giá là tị mị vào những chuyện “người lớn”.
Thanh thiếu niên có nhu cầu rất lớn trong việc tham gia các hoạt động
ngoại khóa trong nhà trường và các câu lạc bộ dành riêng cho họ. Việc tham gia
sinh hoạt câu lạc bộ là điều kiện để thanh thiếu niên có thể trao đổi với bạn bè
cùng lứa những vấn đề mà họ quan tâm. Thanh thiếu niên cũng cho thấy họ có nhu
cầu thơng qua sinh hoạt câu lạc bộ để nhận được tư vấn một cách đầy đủ hơn.


3

Tuy nhiên, có một thực tế cần phải nhìn nhận đó là sự hoạt động của các tổ
chức, các câu lạc bộ dành riêng cho thanh thiếu niên để họ có thể trao đổi về vấn
đề sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục – vấn đề rất được họ quan tâm dường như
hoạt động không mấy hiệu quả, thậm chí cịn mang tính phong trào.
Việc đưa những thơng tin cần thiết về chăm sóc sức khỏe sinh sản thanh
thiếu niên không mấy quan tâm ở nhiều khu vực, nhất là ở nông thôn. Và do vậy
mà việc tiếp cận của thanh thiếu niên với vấn đề này còn bị hạn chế, thêm vào đó,
thanh thiếu niên ở khu vực này có muốn tìm hiểu về vấn đề này cũng khơng biết
phải tìm hiểu ở đâu. Nhiều hình thức tun truyền không mang lại hiệu quả do
chưa nắm bắt được mong muốn của thanh thiếu niên, hình thức tổ chức và nội
dung thơng điệp cịn q ít, gây ra sự nhàm chán hoặc có những phần gây khó
hiểu…

Chuyện có hay không nên trang bị kiến thức sức khỏe sinh sản, sức khỏe
tình dục cho thanh thiếu niên từ lâu đã trở thành đề tài tranh cãi chưa có điểm
dừng. Mặc dù, thực tế đã chỉ ra rằng, những hiểu biết về vấn đề giới tính chính là
một trong những biện pháp giúp thanh thiếu niên hạn chế phần nào những hiểm
nguy rình rập, thế nhưng, hầu hết các bậc phụ huynh vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận
việc con mình tìm hiểu những vấn đề liên quan đến giới tính, tình bạn, tình
u…vì cho rằng nhiệm vụ chính của thanh thiếu niên là học tập.
Do vậy, khi nghiên cứu về vấn đề truyền thông cung cấp thông tin về sức
khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên, tác giả hy vọng có thể phần nào phản ánh được
thực trạng của việc thiếu kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe sinh sản ở thanh
thiếu niên, thực trạng của các hoạt động truyền thông cung cấp thông tin về vấn đề
này cho thanh thiếu niên (những việc đã làm được, những gì còn tồn tại và cần
phải được khắc phục trong thời gian tới…), và đưa ra một số giải pháp để góp
phần làm cho những hoạt động đó mang lại những hiệu quả thiết thực hơn để góp
phần nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên, hạn
chế phần nào những hậu quả đáng tiếc vẫn đang còn xảy ra trong giới trẻ.


4

1.2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu về hoạt động truyền thơng chăm sóc sức khỏe sinh sản

thanh thiếu niên tương đối nhiều, nhưng chỉ chủ yếu là các cơng trình nghiên cứu
của các tổ chức xã hội, tổ chức Phi Chính phủ…hoặc phần lớn các tài liệu chỉ
phản ánh việc tiếp cận của thanh thiếu niên với các phương tiện cung cấp thông tin
về sức khỏe sinh sản hay kiến thức của thanh thiếu niên về các vấn đề có liên quan
đến sức khỏe sinh sản, các hành vi sức khỏe…Có rất ít các nghiên cứu phản ánh

tập trung các vấn đề có liên quan như kiến thức tổng hợp của thanh thiếu niên về
vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản như thế nào? ảnh hưởng, tác động của các
phương tiện truyền thông ra sao? Nhận thức tầm quan trọng của việc cung cấp
thông tin sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên và tác động của cộng đồng đối
với vấn đề này ở mức độ nào?...
Trong các nghiên cứu về hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nhóm
đối tượng thanh thiếu niên phải kể đến cuốn "Sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên
Việt Nam – Điều tra ban đầu chương trình RHIYA", tài liệu là cơng trình nghiên
cứu của Viện Dân số và các vấn đề xã hội – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
thực hiện với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại
Hà Nội, chương trình EC/UNFPA RHIYA Việt Nam.
Tài liệu tổng hợp lại những nghiên cứu về kiến thức của thanh thiếu niên về
các vấn đề có liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản, như: sinh sản và việc tiếp
cận các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, các biện pháp phòng tránh thai, kiến thức
sử dụng các biện pháp phòng tránh thai, các kiến thức về HIV/AIDS và các bệnh
lây truyền qua đường tình dục, hành vi tình dục …
Tài liệu phản ánh việc tiếp cận với các phương tiện truyền thông cung cấp
thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản của thanh thiếu niên ở các độ tuổi, các
khu vực và trình độ văn hóa khác nhau (tuy nghiên cứu chỉ được thực hiện ở một
phạm vi nhất định).


5

Một xuất bản khác của Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, Tổ chức Quỹ Nhi
đồng Liên Hợp Quốc UNICEF và Tổ chức Y tế thế giới WHO, đó là “Điều tra
quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam”. Đây là báo cáo của cuộc điều
tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY), đánh dấu một bước
ngoặt trong công tác đối với vị thành niên và thanh niên Việt Nam. Tài liệu cung
cấp thơng tin cho các sáng kiến chương trình trong tương lai để thúc đấy sự phát

triển của thanh thiếu niên trên cả nước không chỉ trong lĩnh vực sức khỏe mà các
lĩnh vực khác như giáo dục, việc làm, văn hóa thơng tin và vai trị của gia đình.
Làm cơ sở cho q trình phát triển chính sách, chương trình để hỗ trợ thanh thiếu
niên. Cung cấp dữ liệu nền về thanh thiếu niên để xác định xu hướng phát triển
trong những năm sắp tới.
Trên đây chỉ là 2 trong số các nghiên cứu của các tổ chức xã hội, tổ chức
Phi Chính phủ…về hoạt động truyền thơng cung cấp thông tin về sức khỏe sinh
sản, phản ánh thực trạng tiếp cận với các nguồn thơng tin đó của thanh thiếu niên
và những kiến nghị cũng như một số giải pháp mà các nghiên cứu đã đưa ra.
Cũng với nội dung về chăm sóc sức khỏe cho thanh thiếu niên, một nghiên
cứu được thực hiện từ năm 1997 của 2 tác giả là TS. Nguyễn Quốc Anh và ThS.
Nguyễn Mỹ Hương là “Sức khỏe sinh sản vị thành niên – khảo sát đánh giá kiến
thức, thái độ và thực hành của vị thành niên, thanh niên Hải Phòng với các vấn đề
liên quan đến sức khỏe sinh sản”, được Nxb. Lao động xã hội xuất bản năm 2005.
Đúng với tên của mình, nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu lối sống, mối quan
hệ của thanh thiếu niên với gia đình, cộng đồng; khảo sát, đánh giá về kiến thức,
thái độ và hành vi của thanh thiếu niên ở Hải Phịng với các vấn đề có liên quan
đến sức khỏe sinh sản; việc tiếp cận với các nguồn thông tin về các bệnh lây
truyền qua đường tình dục; thái độ của đối tượng với việc quan hệ tình dục, nạo
phá thai, sử dụng các biện pháp tránh thai.


6

Một báo cáo với quy mô lớn khác là “Báo cáo điều tra ban đầu thực trạng
cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 7 tỉnh 1 tham gia
chương trình quốc gia 7 do UNFPA tài trợ”. Báo cáo là kết quả phối hợp thực hiện
giữa Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc UNFPA và Bộ Y tế. Báo cáo đánh giá thực trạng
cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản tại 7 tỉnh có hỗ trợ của UNFPA về trang thiết
bị, cơ sở hạ tầng, nhân lực và chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản tại tuyến

tỉnh, huyện và xã theo Chuẩn Quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe (ban hành
ngày 12/9/2002), các quy định kỹ thuật trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và một
số tiêu chuẩn đánh giá đặc trưng được áp dụng. Đánh giá kiến thức, thái độ và
thực hành của người cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản ở tuyến tỉnh, huyện, xã
tại 7 tỉnh theo Chuẩn Quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đánh giá
kiến thức, thái độ và thực hành của cán bộ quản lý chương trình và trực tiếp truyền
thơng về chăm sóc sức khỏe sinh sản ở tuyến tỉnh, huyện, xã tại 7 tỉnh. Mô tả hiểu
biết, thái độ và hành vi của các nhóm đối tượng khác nhau trong cộng đồng về
chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các tỉnh đánh giá.
Bên cạnh đó, có khá nhiều những báo cáo về đề tài sức khỏe sinh sản tại
một số địa phương của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những báo cáo này lại khơng
đề cập (hoặc có đề cập nhưng rất ít) về vấn đề kiến thức của thanh thiếu niên về
các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản, mức độ tiếp cận với các phương tiện
truyền thơng về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Hoặc các nghiên cứu chỉ mới dừng
lại ở việc cung cấp một bức tranh chung về kiến thức, thái độ và hành vi của thanh
thiếu niên nói chung trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản mà thôi.

1

7 tỉnh gồm: Hà Giang, Phú Thọ, Hịa Bình, Kom Tum, Ninh Thuận, Tiền Giang, Bến Tre


7

1.3. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và nhiệm vụ của
đề tài
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát
Việc nghiên cứu hoạt động truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản trong
nhóm thanh thiếu niên nhằm phản ánh lại hiệu quả của các chiều hướng truyền

thông cung cấp thông tin để thay đổi hành vi và nhận thức của thanh thiếu niên
hiện nay nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông giúp thanh
thiếu niên có thể dễ dàng tiếp cận và đón nhận thơng tin về chăm sóc sức khỏe
sinh sản.
Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu về hoạt động truyền thông sức khỏe sinh sản trong thanh thiếu
niên quan tâm đến các vấn đề như:
Kiến thức của thanh thiếu niên và nhu cầu của họ về chăm sóc sức khỏe
sinh sản, việc tiếp cận nguồn thông tin của thanh thiếu niên về nội dung này.
Nhận dạng hiệu quả hoạt động của các phương tiện truyền thông đã, đang
được sử dụng, cũng như những mặt chưa làm được của các chương trình truyền
thơng đó.
Nghiên cứu nhận thức của các ban ngành đồn thể, nhóm xã hội…đối với
việc cung cấp thơng tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên và tác
động của các nhóm này trong việc hoạch định các chính sách, xây dựng các
chương trình truyền thơng về vấn đề này.
Đưa ra một số giải pháp và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công
tác truyền thông sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài


8

Đối tượng nghiên cứu là kiến thức của thanh thiếu niên và việc tiếp cận với
các nguồn thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản của thanh thiếu niên để từ đó
phản ánh hiệu quả của những họat động truyển thơng cung cấp thơng tin về chăm
sóc sức khỏe sinh sản .
Đề tài đề cập đến các phương tiện truyền thơng cung cấp thơng tin về chăm
sóc sức khỏe sinh sản phổ biến nhất hiện nay, hiệu quả đã đạt được và những hạn
chế cần được nhìn nhận để đưa ra biện pháp khắc phục của các phương tiện đó.

Bên cạnh đó, đề tài cũng nhấn mạnh đến nhận thức, trách nhiệm của các cơ
quan hữu quan, các nhà lập kế hoạch trong việc đề ra các chương trình, chính sách
về chăm sóc sức khỏe sinh sản hướng đến đối tượng thanh thiếu niên.
Khách thể nghiên cứu
Vì nghiên cứu tập trung nhấn mạnh những mục tiêu trên nên khách thể của
nghiên cứu là thanh thiếu niên của Việt Nam nói chung, khơng có sự phân biệt rõ
về dân tộc, tơn giáo, học vấn…; các ban ngành đồn thể, tổ chức xã hội; yếu tố
nhà trường và gia đình.
Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài nghiên cứu phải hoàn thành 2 nhiệm
vụ cơ bản sau:
Thứ nhất:
Để phản ánh hiện trạng của công tác truyền thơng về vấn đề chăm sóc sức
khỏe sinh sản trong thanh thiếu niên hiện nay như thế nào, nghiên cứu sẽ tập trung
vào việc thu thập nội dung những câu hỏi về các vấn đề có liên quan đến sức khỏe
sinh sản của thanh thiếu niên trên các xuất bản báo chí (các báo như: Hoa học trị,
Mực tím, Tuổi trẻ cười); việc đáp ứng thông tin về vấn đề này của các báo này đối
với thanh thiếu niên như thế nào?


9

Phản ánh hiệu quả họat động của các cơ quan tổ chức, những nhà lập kế
hoạch...có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho thanh thiếu niên về vấn đề này qua
những bài phóng sự, những bài báo phản ánh trên các xuất bản báo chí, các trang
mạng.
Đề cập đến những phương tiện truyền thông được sử dụng chủ yếu, hiệu quả
đã đạt được và những gì cần khắc phục trong các phương pháp truyền thơng đó thì
nghiên cứu sẽ tổng hợp những thơng tin của các nghiên cứu đã có đề cập đến.
Bên cạnh đó, đề tài đề cập đến nhận thức của các cơ quan hữu quan, các tổ

chức xã hội, các nhóm xã hội… về tầm quan trọng của công tác thông tin – giáo
dục – truyền thông sức khỏe sinh sản cho đối tượng thanh thiếu niên. Và tác động
của các nhóm xã hội đó đến kiến thức, thái độ của thanh thiếu niên về sức khỏe
sinh sản.
Thứ hai:
Từ những kết quả đã thu thập được, đề tài đưa ra những giải pháp giúp nâng
cao hiệu quả của họat động truyền thơng chăm sóc sức khỏe sinh sản trong thanh
niên để góp phần nâng cao kiến thức và tạo sự thay đổi hành vi cho thanh niên về
vấn đề này.
Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị về hoạt động thông tin –
giáo dục - truyền thơng sức khỏe sinh sản trong nhóm thanh thiếu niên.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ lý luận trên cơ sở phương pháp thu
thập thơng tin, xử lý và phân tích, phương pháp phân tích – tổng hợp.
Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp thơng tin dựa trên cơ sở
những tài liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu tổng thuật báo
chí, các tài liệu tập huấn, các chương trình nghiên cứu của các tổ chức xã hội, tổ
chức Phi Chính phủ, các báo cáo khoa học...nhằm mục đích để phân tích và nhận


10

định về vấn đề này một cách khách quan, giúp hiểu rõ về đặc điểm của vấn đề cần
nghiên cứu.
Phương pháp xử lý thông tin chủ yếu dựa vào các phương tiện đơn giản,
nghĩa là xử lý bằng thủ công, khơng địi hỏi phải hình thức hóa chặt chẽ. Bằng
cách này có thể sơ bộ phân nhóm các thơng tin thu được.
1.5. Đóng góp mới của đề tài
Từ những kết quả mà đề tài đã có được qua q trình nghiên cứu như kiến
thức của thanh thiếu niên về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản; những hoạt động

của các ban ngành đoàn thể, các tổ chức đã làm để hướng đến vấn đề này; tác động
của các yếu tố như văn hóa, nhà trường, gia đình đến thanh thiếu niên...Đề tài đưa
ra những nhận định về hiệu quả của các phương tiện truyền thông đang được sử
dụng hiện nay, hệ thống lại những tồn tại và khó khăn của các phương tiện đó.
Bên cạnh đó, đề tài cũng nhấn mạnh đến ảnh hưởng của các nhà lập kế
hoạch, các cơ quan hữu quan, các nhóm xã hội….đến việc cung cấp thơng tin về
chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên, dựa trên cơ sở đó để có thể đưa
ra một số giải pháp nhằm giúp cho các nhóm đối tượng này xây dựng mơ hình
truyền thơng có hiệu quả về vấn đề này.
Đồng thời, đề tài có những kiến nghị đối với hoạt động truyền thơng cung
cấp thơng tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên và đưa ra một số
giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng của họat động truyền thơng chăm
sóc sức khỏe sinh sản trong thanh thiếu niên.
1.6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên lý thuyết cơng tác xã hội, đó là lý thuyết
hệ thống – sinh thái; dựa trên các khái niệm về sức khỏe sinh sản, các khái niệm
và yếu tố, mơ hình của một hoạt động truyền thông để xem xét và làm rõ các yếu
tố tác động đến kiến thức, thái độ của thanh thiếu niên về vấn đề chăm sóc sức


11

khỏe sinh sản, các định kiến và sự quan tâm của xã hội đối với việc tiếp cận các
kiến thức về của chăm sóc sức khỏe sinh sản của thanh thiếu niên.
Đề tài nghiên cứu cũng muốn góp phần vào việc nâng cao hiểu biết của các
cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các tổ chức Phi chính phủ...có liên quan, các
câu lạc bộ, đội nhóm dành cho thanh thiếu niên về tầm quan trọng của hoạt động
truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với thanh thiếu niên, nhu cầu cần
được tư vấn, cung cấp thông tin để nâng cao hiểu biết của thanh niên hiện nay. Để

từ đó có những họat động cụ thể, thiết thực hơn nữa đối với công tác truyền thông
cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên.
Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc thực
hiện, tổ chức các họat động truyền thơng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh
thiếu niên trong các địa phương, các bậc học, các tổ chức đội nhóm dành cho
thanh thiếu niên, các tổ chức xã hội...có trách nhiệm truyền thơng nâng cao nhận
thức, thay đổi hành vi cho thanh thiếu niên...
Ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn đầu tiên phải kể đến của nghiên cứu này đó là
nghiên cứu là một cơ hội giúp tác giả có thể học hỏi, nâng cao kiến thức, thực hiện
và vận dụng những gì đã được học trên nền lý thuyết của ngành công tác xã hội.
Đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm thực tiễn hết sức quý báu về
công tác nghiên cứu ngay khi còn là sinh viên.
Đề tài nghiên cứu và phản ánh họat động của các cơ quan, tổ
chức...có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho thanh thiếu niên về vấn đề chăm sóc
sức khỏe sinh sản, phản ánh nhận thức của thanh thiếu niên trong vấn đề này và
nhu cầu cần được cung cấp thông tin của họ. Đưa ra thực trạng của các phương
tiện truyền thông đang được sử dụng hiện nay, qua đó thấy được những hiệu quả
đã đạt được và những khó khăn cần khắc phục để nâng cao hiệu quả của họat động
truyền thông.


12

1.7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục một số tài liệu tham khảo,
phần nội dung gồm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng của hoạt động truyền thông sức khỏe sinh sản trong
thanh thiếu niên.
1.1. Thanh thiếu niên và những vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe

sinh sản.
1.2. Đánh giá hoạt động truyền thơng sức khỏe sinh sản trong nhóm thanh thiếu
niên
Chương 2: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của
hoạt động truyền thông sức khoẻ sinh sản trong nhóm thanh thiếu niên.
2.1. Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông
sức khoẻ sinh sản trong thanh thiếu niên.
2.2. Một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động
truyền thông sức khoẻ sinh sản.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1. Các khái niệm liên quan và các khái niệm được sử dụng trong đề tài
Khái niệm thanh thiếu niên
Dưới góc độ Xã hội học thì thanh thiếu niên là một nhóm dân cư phát triển
tồn diện về thể chất và tinh thần, có sức khoẻ, biến đổi nhanh về tâm sinh lý. Họ
đang ở độ tuổi năng động, hăng hái, sơi nổi, nhiệt tình, vơ tư, nhạy bén, ưa dân
chủ, chuộng cái mới song cũng dễ sa vào trạng thái cực đoan, chạy theo mốt, sống
thực dụng. Tuy vậy, họ rất ham học hỏi, ước mơ thành đạt, muốn sáng tạo, muốn
có thu nhập cao, muốn làm giàu chính đáng và trở nên nổi tiếng. Nhưng do thiếu
kinh nghiệm, lại chưa từng trải nên dễ bị chán nản, dễ hoang mang dao động trước


13

khó khăn, dễ bị kích động, nhẹ dạ cả tin, tiếp nhận thơng tin ít chọn lọc, tạo nên
yếu tố tiêu cực trong cuộc sống.
Khái niệm sức khỏe sinh sản
Sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên là một khái niệm của xã hội hiện đại.
Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm này khơng phải là cái gì hồn tồn mới lạ.
Thực ra, nó bao gồm chủ yếu các vấn đề “sức khỏe” và “văn hóa” của tâm – sinh
lý lứa tuổi, sự phát triển và biến đổi của tuổi dậy thì, tình bạn, tình yêu, tình dục,

mang thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hơn nhân, các biện pháp
tránh thai và những vấn đề xã hội nảy sinh từ các quan hệ này.
Trong các tài liệu được phổ biến hiện nay, sức khỏe sinh sản thanh thiếu
niên được hiểu là một trạng thái hoàn toàn mạnh khỏe và phát triển lành mạnh
của bản thân mỗi thanh thiếu niên về thể chất, tinh thần và xã hội. Đó là sự phát
triển toàn diện và hoàn thiện cơ thể, hệ thống cơ quan sinh sản, năng lực tình dục,
sự phát triển một cách hài hòa về nhân cách và tâm - sinh lý của tuổi dậy thì, tình
bạn, tình yêu, tình dục, thụ thai, các biện pháp tránh thai và các bệnh lây truyền
qua đường tình dục.
Chương trình hành động của Hội nghị Quốc tế về “Dân số và phát triển”
họp tại Cairo thủ đô của Ai Cập (1994) định nghĩa: “Sức khỏe sinh sản là trạng
thái khỏe mạnh hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là bệnh
tật hay ốm yếu, trong tất cả mọi thứ liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức
năng và q trình của nó. Do đó sức khỏe sinh sản hàm ý là con người có thể có
một cuộc sống tình dục thoả mãn, an tồn, có khả năng sinh sản và được tự do
quyết định khi nào và thường xuyên như thế nào trong việc này. Điều kiện cuối
cùng này ngụ ý nói về quyền của phụ nữ và nam giới được thông tin và tiếp cận
các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an tồn, hiệu quả, dễ dàng và thích hợp
nhằm điều hồ việc sinh đẻ không trái với pháp luật, quyền được tiếp cận với các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe thích hợp giúp cho người phụ nữ trải qua thai nghén
và sinh đẻ an toàn, và tạo cho các cặp vợ chồng những điều kiện tốt nhất để có


14

đứa con khỏe mạnh. Phù hợp với định nghĩa trên về sức khỏe sinh sản, chăm sóc
sức khỏe sinh sản là sự phối hợp các phương pháp, kỹ thuật và dịch vụ để đảm
bảo sức khỏe sinh sản. Nó cũng bao gồm sức khỏe tình dục nhằm nâng cao các
mối quan hệ cá nhân bên cạnh việc tư vấn và chăm sóc các bệnh về sinh sản và
bệnh lây qua đường tình dục”.

Cịn theo chương trình sức khỏe sinh sản của Bộ Y tế - Vụ Bảo vệ sức khỏe
bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam định nghĩa: sức khỏe sinh sản
là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, khơng chỉ đơn thuần là
khơng có bệnh tật hoặc tàn phế của hệ thống sinh sản. Điều này cũng hàm ý là mọi
người kể cả nam và nữ đều có quyền nhận thơng tin và tiếp cận các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an tồn, có hiệu quả và chấp
nhận được theo sự lựa chọn của mình, bảo đảm cho người phụ nữ trải qua quá
trình thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo cho các cặp vợ chồng cơ may tốt nhất để
sinh được đứa con lành mạnh.
Khái niệm sức khỏe tình dục
Năm 1975, Tổ chức Y tế thế giới đã phát biểu về sức khỏe tình dục như sau:
“Sức khỏe tình dục là sự tổng hợp các khía cạnh thể chất, tình cảm, tri thức và xã
hội của con người có tình dục, sao cho cuộc sống con người phong phú, tốt đẹp
hơn về nhân cách, về giao tiếp và tình u”.
Khái niệm truyền thơng
Theo Cooley thì truyền thơng là một dạng căn bản của hành vi con người
trong xã hội “Đó là cơ chế để các liên hệ của con người tồn tại và phát triển”.
M.Weber cho rằng có thể hiểu truyền thơng như là phương tiện của tương
tác xã hội, làm sáng tỏ các ý nghĩa chủ quan của một bên là hành động xã hội và
bên kia là định hướng xã hội.
Người ta thống kê được có khoảng 160 định nghĩa khoa học xã hội cho
thuật ngữ truyền thông (Merton) và đã phân chia truyền thông theo chuẩn cấu trúc:


15

loại có cấu trúc một chiều, truyền thơng như là truyền dẫn, như là hành động kích
thích phản ứng; loại có cấu trúc đối xứng, truyền thơng như là thơng hiểu, như là
trao đổi, như là tham gia, như là quan hệ. Ở đây vấn đề tương tác rất được coi
trọng.

Người ta nhất trí rằng: truyền thơng là một phạm trù cơ bản, qua đó các hệ
thống xã hội hình thành và phát triển. Do có truyền thơng mà các thành tố xã hội,
hệ thống con người, các hệ thống xã hội bao gồm cả hệ thống con, hệ thống lớn
liên tiếp được cải biến và phân hóa.
Q trình truyền thông nhằm thực hiện sự trao đổi qua lại về kinh nghiệm,
tri thức, tư tưởng, ý kiến, tình cảm. Người ta có thể sử dụng các hệ thống ký hiệu
khác nhau theo dạng phi ngôn từ hoặc để thông báo.
Trong hoạt động thông tin – giáo dục – truyền thông, các hình thức truyền
thơng được sử dụng chủ yếu là:
Truyền thơng đại chúng: gồm báo chí, phát thanh, truyền hình, bangrol,
…Đặc điểm của truyền thông đại chúng là bằng một nguồn truyền thơng, chúng ta
có thể đưa một nội dung thông điệp thống nhất tới đông đảo đối tượng. Song với
truyền thông đại chúng, chúng ta không thể biết được đối tượng tiếp nhận các
thơng điệp đó như thế nào ngay trong q trình truyền thơng.
Truyền thơng trực tiếp có sự hiện diện của cả người truyền thông tin và người
nhận thông điệp. Với kênh truyền thông trực tiếp, nguồn truyền thơng chỉ có thể
chuyển tải thơng điệp đến cho một nhóm đối tượng hạn chế. Song trong q trình
truyền thơng có thể điều chỉnh nội dung thơng điệp và cách thức truyền đạt cho
phù hợp với yêu cầu và trình độ của đối tượng.
Quảng cáo và một số loại hình truyền thơng khác: trong điều kiện kinh tế thị
trường như hiện nay, việc sử dụng quảng cáo trên bao bì, các tờ rơi…đang rất phát
triển. Những kênh truyền thơng này cũng cần được tận dụng để chuyển tải những
nội dung về sức khỏe sinh sản.


16

Trong thực tế, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản là sự giáo dục toàn diện
vào nhân cách con người, đó là q trình tác động vào con người, làm cho họ có
nhận thức và thái độ đúng đắn, đầy đủ về giới tính và quan hệ giới tính, hướng

hoạt động của họ vào việc rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp
với giới của họ, có quan hệ tốt và phù hợp với người khác giới, chuẩn bị cho họ
biết cách tổ chức tốt nhất cuộc sống riêng cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc,
xã hội phát triển.
Vì vậy, nội dung của giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản rất tồn diện
thường bao gồm 4 vấn đề chủ yếu sau đây:
Những tri thức về tâm sinh lý người trong đó có những đặc điểm về sinh lý
tính dục (những hiện tượng như kinh nguyệt, phát triển cơ thể, sinh nở, cho con
bú, kiến thức về sức khỏe giới tính, các bệnh lý tình dục...), trong đó có đời sống
tình dục.
Những đặc điểm giới tính về đạo đức, về xã hội thẩm mỹ như cách cư xử
với mọi người, với bạn khác giới, tác phong tư thế và phẩm chất đạo đức theo giới
tính riêng, quan niệm về cái đẹp giới tính, những vấn đề pháp luật liên quan đến
cuộc sống giới tính và gia đình như Luật hơn nhân gia đình, trách nhiệm của con
cái với cha mẹ...
Những vấn đề về quan hệ bạn khác giới và tình yêu nam nữ như bản chất
của tình yêu, sự cư xử trong tình yêu, quy luật của tình yêu, việc xây dựng tình yêu
chân thực, chân chính.
Những vấn đề về hơn nhân và đời sống gia đình như bản chất của hơn nhân,
điều kiện để có hơn nhân hạnh phúc, sự chuẩn bị của cuộc sống gia đình...
Những nội dung trên cần phải giáo dục một cách thích hợp cho các lứa tuổi
khác nhau ở những mức độ nhất định phù hợp với văn hoá, với phong tục tập
quán, với sự phát triển tâm sinh lý của con người... Vì vậy việc xây dựng một
chương trình nội dung thích hợp là một vấn đề rất quan trọng.


17

2.2. Lý thuyết vận dụng và khung lý thuyết
2.2.1. Lý thuyết vận dụng

Lý thuyết hệ thống và sinh thái
Trong cuốn Công tác xã hội cá nhân (2006), tác giả Lê Chí An đã viết:
Lý thuyết hệ thống sinh thái chỉ ra sự tác động mà các tổ chức, các chính
sách, các cộng đồng và các nhóm ảnh hưởng lên các nhân. Cá nhân được xem như
bị lôi cuốn vào sự tương tác không dứt với nhiều hệ thống khác nhau trong mơi
trường. Mục đích của Cơng tác xã hội là cải thiện mối quan hệ của thân chủ và các
hệ thống.
Lý thuyết hệ thống và sinh thái giúp cho người thực hành Cơng tác xã hội
phân tích thấu đáo sự tương tác giữa/ trong các hệ thống xã hội và hình dung
những tương tác này ảnh hưởng ra sao đến hành vi của con người.
Lý thuyết sinh thái là tập hợp con của lý thuyết hệ thống, có nhiều đóng
góp quan trọng cho ngành Công tác xã hội như cung cấp người thực hành một
khn khổ để phân tích sự tương tác luôn thay đổi, không ổn định của con người
luôn thay đổi trong môi trường của họ.
Một trong những đóng góp đó là định nghĩa ba cấp độ của hệ thống, có thể
hiểu ba cấp độ tác động lên cá nhân của hệ thơng sinh thái qua mơ hình như sau:


18

Lực bên
trong

Lực bên
ngồi


nhân

Vi mơ: yếu tố

sinh học, tâm lý,
xã hội

Trung mơ: yếu tố
gia đình, nhóm
bạn bè, trường
học, đồng nghiệp

Vĩ mơ: yếu tố cộng
đồng và nền văn
hóa, thiết chế,
tổ chức

Áp dụng vào nghiên cứu này, tác giả muốn xem xét sự ảnh hưởng của các
cơ quan, ban ngành đoàn thể, các nhóm xã hội; của các yếu tố định kiến xã hội,
các quan niệm thiếu tính khoa học; yếu tố gia đình, nhà trường; các yếu tố tâm
sinh lý… trong việc giáo dục thanh thiếu niên về kiến thức sức khỏe sinh sản; sự
ảnh hưởng của các yếu tố này trong việc xây dựng các loại hình truyền thơng giáo
dục sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên và các yếu tố đó sẽ làm thay đổi kiến
thức, thái độ và hành vi của thanh thiếu niên ra sao? Và thanh thiếu niên thể hiện
sự hiểu biết của mình như thế nào sau khi chịu sự tác động từ những hhình thức
giáo dục truyền thơng đó?
Từ mơ hình hệ thống sinh thái, tác giả muốn đề cập đến việc cần phải làm
sao đó phá bỏ những định kiến rào cản về quan niệm phải giải thích về sức khỏe
sinh sản với thanh thiếu niên từ góc độ tâm sinh lý, chuẩn mực xã hội; nhấn mạnh
đến việc các nhà lập kế hoạch, các ban ngành đồn thể, các nhóm xã hội


19


khác…cần phải chú trọng đến nhu cầu cần đáp ứng những thơng tin về chăm sóc
sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên, tầm quan trọng của các thông tin này đến
kiến thức, thái độ và hành vi sức khỏe sinh sản của thanh thiếu niên và việc thiếu
thông tin sẽ gây ra những hậu quả xã hội như thế nào. Từ đó tìm ra giải pháp hợp
lý để làm cho các chương trình thơng tin – giáo dục - truyền thơng đạt hiệu quả tốt
hơn.
2.2.2. Khung phân tích
Mơ hình về sự tác động của các nhân tố tới kiến thức và hành vi của
thanh thiếu niên về chăm sóc sức khỏe sinh sản (1)

Truyền thông sức khỏe sinh sản trong thanh thiếu niên

Yếu tố văn

Các phương tiện

Các nhóm xã

Nhóm bạn bè,

Yếu tố gia

hóa – xã hội

truyền thơng đại

hội khác

nhà trường


đình

Kiến thức và hành vi của thanh
thiếu niên về sức khỏe sinh sản


20

2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi được đặt ra trong nghiên cứu này là các yếu tố văn hóa – xã hội,
yếu tố gia đình, nhóm bạn bè, các nhóm xã hội khác và hoạt động của các phương
tiện truyền thơng có ảnh hưởng đến vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của thanh
thiếu niên như thế nào?
Cụ thể đó là việc thanh thiếu niên có kiến thức như thế nào về vấn đề chăm
sóc sức khỏe sinh sản? thanh thiếu niên tiếp nhận nguồn thơng tin đó qua những
phương tiện gì, các nguồn chủ yếu nào? Thường sử dụng các phương tiện đó vào
việc gì? những điều đó phản ánh cái gì?...
Một câu hỏi nữa được đặt ra là phải chăng nhu cầu về sức khoẻ sinh sản của
thanh thiếu niên ngày một cao, thế nhưng các chương trình truyền thơng cung cấp
thơng tin về vấn đề này cho thanh thiếu niên lại hoạt động chưa hiệu quả.
Thêm vào đó là sự quan tâm của các ban ngành, đồn thể, các tổ chức xã
hội dành cho cơng tác này còn yếu, chưa mang lại hiệu quả thiết thực trong cơng
tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên.


21

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
SỨC KHỎE SINH SẢN TRONG THANH THIẾU NIÊN


1.1. THANH THIẾU NIÊN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN
Thời gian gần đây, những nội dung về sức khỏe sinh sản đã được nhiều cấp,
nhiều ngành quan tâm. Và thực tế ở nước ta, việc tuyên truyền và phổ biến các
kiến thức về sức khoẻ sinh sản đã được tiến hành từ rất sớm. Cụ thể, nội dung
quan trọng của hầu hết các hoạt động dân số và cũng là những mục tiêu cần đạt
được của kế hoạch hố gia đình.
Vấn đề giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản được nhà nước ta quan tâm từ
rất lâu. Nguyên cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng ký chỉ thị 176a về vấn đề biên
soạn nội dung giảng dạy giáo dục giới tính trong học đường từ năm 1984. Sau hơn
20 năm, cũng với khá nhiều cơng trình nghiên cứu, nhưng đến nay giáo dục giới
tính, sức khỏe sinh sản vẫn chưa là một mơn học chính thức; kiến thức của giới trẻ
về vấn đề này vẫn rất mơ hồ. Từ đó cho đến nay đã có rất nhiều các cơng trình
nghiên cứu, các đề tài giải quyết vấn đề giáo dục giới tính dưới sự chỉ đạo của nhà
nước, của Bộ Giáo dục – Đào tạo, của Viện khoa học giáo dục. Đặc biệt là chương
trình VIE/88/P09 và VIE/88/P10 được thực hiện từ năm 1988 đến 1992. Chương
trình này đã được nghiên cứu rất quy mô, sâu rộng trên toàn quốc ở 18 tỉnh, thành,
trên hàng trăm ngàn phụ huynh và học sinh, trên hàng ngàn giáo viên với sự tham
gia của các nhà khoa học, các sở giáo dục và nhiều ngành có liên quan.
Chương trình nghiên cứu này đã khảo sát về nhiều vấn đề của giới tính, của
giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản và đời sống gia đình và việc giảng dạy giới
tính trong nhà trường phổ thông từ lớp 9 đến 12 và đã xây dựng một kế hoạch giáo
dục giới tính, sức khỏe sinh sản trong nhà trường phổ thông theo mấy hướng sau
đây:


22

Thứ nhất, kết hợp, tích hợp các nội dung giáo dục giới tính, sức khỏe sinh
sản trong các mơn học có liên quan như Sinh lý học, Giáo dục cơng dân...

Thứ hai, đưa các nội dung giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vào các
hoạt động ngoại khoá.
Thứ ba, soạn các bài giảng giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản thành một
môn riêng. Các nhà nghiên cứu trong chương trình đã soạn những sách giáo khoa
dạy về giới tính theo bốn khối lớp học: 9, 10, 11 và 12. Và bốn bộ này đã được
dạy thí điểm cho học sinh ở các trường phổ thông tại 18 tỉnh từ năm 1990 đến
1992.
Tuy nhiên, cho đến nay việc giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản trong nhà
trường vẫn chưa thực hiện tốt. Tình hình này do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là
ở trong ngành giáo dục: nhiều trường chưa thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Bộ, có
nhiều thầy cơ giáo khơng nắm được những nội dung nghiên cứu ở trên, chưa có kế
hoạch đào tạo giáo viên giảng dạy về giáo dục giới tính. Ngồi ra cịn có nhiều
ngun nhân khác như: chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của giáo dục
giới tính, sức khỏe sinh sản, chạy theo thành tích thi cử, thiếu giáo viên, do khơng
có thời gian trong chương trình đào tạo... nên việc giáo dục giới tính, sức khỏe
sinh sản khơng được quan tâm.
Tháng 10 năm 2000, Chính phủ đã phê chuẩn “Chiến lược Quốc gia về
chăm sóc sức khoẻ sinh sản 2001 – 2010” với các mục tiêu: “Đảm bảo đến năm
2010, tình trạng sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam sẽ được cải thiện đáng kể, khoảng
cách giữa các vùng và các đối tượng sẽ được thu hẹp bằng việc đáp ứng tốt hơn
các nhu cầu đa dạng về chăm sóc sức khoẻ sinh sản phù hợp với điều kiện địa
phương, đặc biệt quan tâm tới những vùng và đối tượng khó khăn”.
Thực hiện “Chiến lược Quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản 2001 –
2010”, Uỷ ban Dân số - Kế hoạch hố gia đình đã xác định các nhóm giải pháp cụ
thể cần triển khai. Thứ nhất, truyền thông thay đổi hành vi nhằm “tạo ra sự


23

chuyển đổi hành vi bền vững về dân số, sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hố gia đình

trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thơng tin với nội dung hình thức phù hợp
với từng khu vực, từng vùng, từng đối tượng”. Thứ hai, “chú trọng hình thức tư
vấn, đối thoại, vận động trực tiếp các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam
giới, thanh niên và vị thành niên…”. Thứ ba, “nâng cao chất lượng dịch vụ chăm
sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hố gia đình với các nội dung và hình thức phù
hợp trong khn khổ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tiến tới thoả mãn nhu cầu người
dân về chăm sóc sóc sức khoẻ sinh sản - kế hoạch hố gia đình, hạn chế đến mức
thấp nhất tình trạng có thai ngồi ý muốn, giảm mạnh tình trạng nạo phá thai, hút
thai, đặc biệt nạo thai, hút thai ở vị thành niên, góp phần nâng cao chất lượng dân
số”. (Uỷ ban Dân số - Kế hoạch hố gia đình, 2000).
Trong Luật Thanh Niên năm 2005 vấn đề sức khỏe sinh sản được quy định
rất cụ thể. Có thể nêu một số ví dụ sau:
Điều 21, khoản 1 quy định: “Nhà nước có chính sách đầu tư và khuyến
khích các tổ chức, các cá nhân xây dựng các cơ sở y tế, cơ sở hoạt động thể dục,
thể thao; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho thanh niên, tổ chức tư vấn
cho thanh niên về dinh dưỡng, về sức khỏe tinh thần, sức khỏe sinh sản, kỹ năng
sống, phòng, chống ma túy, HIV/AIDS, phịng ngừa các bệnh lây truyền qua
đường tình dục và các bệnh xã hội khác.”
Điều 28, khoản 20 chỉ rõ rằng “Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ thanh niên
từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi khơng bị xâm hại tình dục và khơng bị
lạm dụng sức lao động.”
Nội dung được quy định trong điều 30, khoản 2 của Luật Thanh Niên là
“Nhà trường có trách nhiệm nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục
thể chất và thẩm mỹ; hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản, tình bạn,
tình yêu, kỹ năng phòng chống các bệnh học đường và tệ nạn xã hội cho thanh
niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi.


×