Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu KĨ THUẬT THIẾT KẾ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.6 KB, 3 trang )

THAY VÌ ĐIỂM 10, THẦY CÔ HÃY TẶNG TRẺ NHỮNG LỜI KHEN
!
Nói về cách đánh giá HS tiểu học mới , PGS.TS Nguyễn Công Khanh, Giám
đốc Trung Tâm đảm bảo chất lượng giáo dục và khảo thí (ĐH Sư phạm Hà
Nội) cho rằng, thay vì cho điểm 10, hãy tặng trẻ những lời khen, đồng thời
làm sao để cả lớp cười.
Trước đây, cách đánh giá thông thường là giáo viên gọi các cháu lên, những
cháu nào làm tốt thì cho điểm 9, 10, còn trả lời không tốt cho điểm thấp.
Chính cách chấm điểm đó tạo áp lực lớn với trẻ. Sự động viên khuyến khích
không còn là việc phát hiện kiến thức, thể hiện sự tự tin, lời khen của cô
trước lớp mà chuyển thành điểm số và tạo thành thói quen học vì điểm số.
Lâu dần, nhiều gia đình lấy điểm số làm phần thưởng. Ví dụ con được điểm
10 thì sẽ thưởng 2 nghìn, 3 nghìn hoặc thưởng 1 trò chơi. Lúc đó trẻ không
cần biết là mình làm đúng hay sai bài đó như thế nào mà chỉ cần biết cô hạ
bút cho bao nhiêu điểm. Trẻ sẽ cảm thấy rất buồn mỗi khi bị điểm thấp.
Để "chấn chỉnh" trẻ tính cẩn thận thì sự nhắc nhở, khen ngợi tốt hơn là trừng
phạt. Nguyên tắc bất biến là khen tối đa, chê tối thiểu.
Bất cứ hành vi nào tốt đều có thể khen, thưởng điểm cũng là 1 cách nhưng
khen và biểu dương trước lớp thì tốt hơn là cho một điểm 10. Vì khi cho
điểm thì mục tiêu của trẻ là điểm chứ không phải là được khen và tự tin trước
nhóm bạn. Nếu cô khen trước lớp là hôm nay con giải bài hay, phát biểu
được những ý mới và biểu dương trước cả lớp thì cái đó sẽ có ích hơn và tạo
nên sự tự tin.
Có thể chê: hôm nay con viết không cẩn thận, không kiểm tra lại hoặc mắc lỗi
chính tả, sẽ tốt hơn là nói con lười học hay cô sẽ mời bố mẹ, vì như thế trẻ sẽ
rất sợ hãi.
Cho điểm thấp khiến trẻ nói dối
Giáo viên vẫn phải cho điểm để theo dõi được HS. Theo tôi, với một số giáo
viên, việc chấm điểm đã thành thói quen. Cũng có một thực tế là đón con về
cha mẹ thường hay hỏi: con được mấy điểm. Được điểm tốt trẻ sẽ hào hứng
khoe, mẹ vui, trẻ cũng vui. Nhưng không phải ngày nào trẻ cũng được điểm


tốt. Khi bị điểm thấp, có trẻ sẽ nói: cô không chấm điểm.
Nhưng có thể hôm sau kiểm tra vở, cha mẹ sẽ nổi cáu vì: tại sao con nói dối,
tại sao con bị điểm thấp. Vô hình chung là dạy trẻ nói dối và lúc nào trẻ cũng
nhăm nhăm để đạt được điểm cao. 10 trẻ bị điểm kém thì đến 9 trẻ sẽ cố che
dấu. Lâu dần thành thói quen, trẻ con nói dối như cuội vì cha mẹ cứ tập trung
vào điểm số.
Con tôi đang học lớp 2, mỗi khi đón con ở trường về mẹ rất thích hỏi điểm
của con nhưng bố thì không quan tâm đến chuyện đó. Bố chỉ quan tâm hôm
nay con học thế nào, có hiểu bài không, tiếp thu có tự tin không, cô có gọi con
phát biểu không thì trẻ sẽ nói hết những tình tiết trên lớp và cha mẹ sẽ có
chuyện để nói với con, dạy con, trẻ không bị mặc cảm vì điểm không tốt.
Nếu được điểm tốt cha mẹ cũng không hiểu con giải bài đó như thế nào.
Nhưng nếu nói là cô khen con trước lớp, cha mẹ hỏi tiếp khen vì sao,... vì con
giải bài toán đúng, câu văn hay và vô hình chung khuyến khích được trẻ nói.
Luôn định hướng để trẻ nói thật dù đó là hành vi chưa tốt, trẻ vẫn nói vì
không bị thương tổn.
Tập nở nụ cười
Hiện nay, nhiều cô giáo bắt đầu bài dạy bằng cách kiểm tra bài cũ và lý giải
rằng văn ôn võ luyện, kiểm tra xem về nhà HS có học bài không.
Nhưng xét ở góc độ dạy học tích cực thì điều đó là bất lợi. Vì khi cô kiểm tra
bài không phải em nào cũng sẵn sàng thuộc bài. Sẽ có nhiều em học chưa
đầy đủ, chuẩn bị chưa kỹ và sẽ rất lo lắng, hoảng sợ. Giả sự gọi một em
thuộc bài, cô sẽ cáu và buổi học hôm đó sẽ căng thẳng.
Theo tôi, thay vì kiểm tra bài đầu giờ hãy chuẩn bị tâm thế cho lớp học, cô
giáo nở nụ cười, học sinh nở nụ cười, cô giáo kể câu chuyện vui hoặc đưa
thông tin liên quan đến bài học, đặt 1 câu hỏi để hướng sự chú ý của lớp, để
sẵn sàng học. Vậy là cả lớp vui vẻ và cô bắt đầu bài giảng tốt hơn rất nhiều.
Trong quá trình đó, cô có thể đặt những câu hỏi ngầm cài vào để biết HS có
chuẩn bị bài không, có đọc trước bài. Em nào đạt có có thể khen trước lớp,
em nào không đạt thì nhắc nhở nhẹ nhàng.

Cô phải tập thói quen quan sát và tương tác với trẻ và lưu ý những trẻ giỏi,
trẻ kém để có cách hỗ trợ. Không thể nào hỗ trợ cả 60 em. Phân hóa các
nhóm trẻ để bạn khá hỗ trợ bạn kém. Một mình cô không thể "chiến đấu" với
cả 60 em, cái đó là do phương pháp của cô.

×