Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bien phap phu dao hoc sinh yeu kem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.75 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

I Phần chung


- Tên SK, KN : NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HỌC SINH
YẾU KÉM Ở TIỂU HỌC


- Họ và tên : Đỗ Đức Thiện
- Chức vụ : Giáo viên


- Đơn vị : Trường tiểu học Lê Hồng Phong
<b>II. Lí do chọn đề tài.</b>


Nói đến giáo dục hiệu quả khơng thể khơng nói đến chất lượng học tập của
học sinh. Tuy nhiên hiện nay sự tác động của nhiều mặt của xã hội đã làm ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh nói chung và học sinh tiểu
học nói riêng. Chỉ cần làm một phép tính so sánh nhỏ trước và sau thực hiện cuộc
vận động: “Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
Ta cũng thấy rõ số lượng học sinh ngồi “Nhầm lớp” ngày càng gia tăng… cũng
chính vì lẽ đó, đã thơi thúc tơi chọn đề tài: “Những biện pháp khắc phục học sinh
yếu kém ở tiểu học”. bởi theo tôi, đây là một việc làm hết sức bức thiết hiện nay.
<b>III. Mục đích của đề tài.</b>


Tìm hiểu nguyên nhân khách quan và chủ quan của tồn bộ hiện trạng học
sinh học yếu kém.


Tìm ra những biện pháp hữu hiệu để có kế hoạch cụ thể và thống nhất ý chí
biện pháp trong tập thể sư phạm để hướng tới giảm dần số lượng học sinh học yếu
kém


IV. Nội dung của đề tài


Theo quan điểm hiện nay ‘’ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm ‘’ phát huy


vai trị tích cực hố học sinh. Giáo viên phải hình dung được là sau một bài học hay
một chương hay một phần của chương trình , học sinh của mình phải nắm vững
kiến thức, kĩ năng gì, hình thành thái độ gì, ở mức độ nào đối với số đông học sinh
trong lớp bao gồm: HS giỏi, HS khá, HS trung bình, HS yếu kém. GV phải hiểu rõ
rằng học sinh, qua hoạt động tích cực trong học tập. GV là người chỉ đạo hướng
dẫn, trợ giúp cho mỗi học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập cùa mình


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Đối với học sinh có chữ viết xấu, cẩu thả. GV ln động viên hướng dẫn các
em rèn chữ, cho các em tham khảo hoặc bắt chước một số chữ viết đẹp, chữ các bạn
viết đẹp trong lớp, trong trường. Ngoài ra, yêu cầu các em phải có riêng một quyển
vở rèn chữ ở lớp. Việc làm này tạo được sự đồng thuận, tán thành của BGH nhà
trường và PHHS. Qua kiểm tra sửa chữa của GVCN lớp cũng như khen ngợi những
học sinh có tiến bộ một cách kịp thời. Nhờ vậy mà hàng ngày, hàng tuần, hàng
tháng chữ viết của các em nhìn chung có sự tiến bộ rõ rệt.


Mặt khác, với những đối tượng học sinh có trí nhớ kém, tiếp thu bài chậm
trong quá trình học tập. GVCN phải liên hệ trực tiếp với gặp gỡ phụ huynh học sinh
từng em để nắm bắt tình hình học tập ở nhà và đề ra phương hướng , biện pháp đôn
đốc các em học tập. Đồng thời phân công, thành lập các tổ nhóm học tập ở nhà
( những bạn ở gần nhà nhau ) đôi bạn cùng giúp đỡ nhau tiến bộ, cho các em thi
đua học tập theo từng tổ nhóm học tập. Những bạn học giỏi, có khả năng giúp đỡ
các bạn yếu, hay quên, học thật kĩ từng mơn học (có thể hơi tốn thời gian) rồi mới
học tiếp môn học khác. Như vậy, sẽ giúp các em nhớ bài lâu hơn.
GVCN cũng phải thường xuyên ôn tập cho các em từ những kiến thức cơ
bản đã học, ở dạng đơn giản đến nâng cao dần yêu cầu, cho đến khi các em nắm
vững kiến thức. Hướng dẫn cho từng em thực hiện nhiều lần để hình thành và phát
triển tư duy cho các em. Ngồi ra, GVCN cịn kiểm tra chặt chẽ ‘’ Truy bài đầu giờ
’’ hàng ngày. Phân cơng cho tổ nhóm., ban cán sự lớp phải có nhiệm vụ nhắc nhở
và giúp đỡ các bạn học lại bài nếu chưa thuộc.





Đối với những học sinh nghèo hoàn cảnh đặc biệt. GVCN đã đến nhà vận
động, động viên phụ huynh học sinh cố gắng tạo điều kiện và quan tâm giúp đỡ các
em học tập. Vận động học sinh trong lớp giúp đỡ thường xuyên bạn mình về tinh
thần và vật chất.


V Những ứng dụng thực tế.


Biện pháp dạy học nhằm giúp đỡ học sinh học tập kém


Khi kiểm tra học sinh học tập kém cần nhẹ nhàng, chậm rãi đặt câu hỏi rõ
ràng, vừa sức, vừa ôn tập kiến thức cũ, vừa nâng lên kiến thức mới. kết hợp kiểm
tra ngơn ngữ nói, viết với việc sử dụng đồ dùng trực quan và các sơ đồ. Kích thích
hứng thú tìm hiểu, cách trả lời ngắn gọn, rõ ràng, động viên từng em tự tin.


Khi giảng bài mới nên dùng phương pháp ‘’ ôn cố tri tân ‘’ phương pháp đàm
thoại gợi mở, qui nạp và đưa ra những câu hỏi nêu vấn đề của từng phần bài giảng,
phát huy tính tích cực của các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu kém.
Với học sinh yếu kém tăng cường ‘’hỏi đáp’’ và tiếp xúc cả 2 kênh thơng tin nghe
và nhìn bằng cách giảng rõ ràng với đồ dùng trực quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Đối với học sinh học kém, không nên đưa nhiều bài tập, mà cần lựa chọn các
bài tập dễ làm, từ đó dẫn dắt học sinh giải các bài tập khó khăn hơn, động viên các
em học sinh giỏi, khá giúp đỡ bạn học kém để các em có điều kiện ‘’chia sẽ hội
nhập’’ tương trợ với nhau vì ‘’ học thầy khơng tày học bạn ‘’.


GVCN có kế hoạch , lấp hổng kiến thức cho từng em trong từng tháng, từng
học kỳ, giao nhiệm vụ cụ thể để các em vừa ôn cũ, học mới giải quyết tốt từng môn
học mà học sinh học kém.



<b>VI Kết luận</b>


Tôi chọn đề tài nhằm giúp tơi khắc phục được tình trạng học sinh yếu kém
trong năm qua, phần nào để đem lại kết quả rõ rệt. chắc chắn rằng vẫn còn nhiều
cách thực hiện tốt hơn mà bản thân chưa thực hiện được. Rất mong được sự đóng
góp chân tình của đồng nghiệp,của Ban Giám Khảo để sáng kiến kinh nghiệm đạt
kết quả tốt hơn, hồn thiện hơn.


Kính chào đồn kết và xây dựng.


Kim Long ngày 26 tháng 03 năm 2007
Hiệu trưởng Người viết


</div>

<!--links-->

×