Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BÁO cáo tóm tắt SKKK một số biện pháp thúc đẩy tạo nguồn nhân lực trong thực hiện nhiệm vụ tại trường mầm non 2020 2021 chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 12 trang )

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: “Một số biện pháp thúc đẩy tạo nguồn nhân lực trong
thực hiện nhiệm vụ tại Trường Mầm non ............................”
Họ và tên tác giả: ............................
Mã số: ........................................
1. Tình trạng giải pháp đã biết
1.1. Mơ tả ngắn gọn giải pháp đã biết
Trong cơng tác quản lí trường học, bản thân tôi trong mỗi một năm học
mới, một môi trường làm việc mới, đều có những trăn trở làm sao để được một
đội ngũ hùng hậu, thực sự vững vàng, nhiệt huyết từ đó đem lại hiệu quả trong
cơng việc giúp nhà trường ngày một phát triển, đem lại những điều tốt đẹp nhất
cho học sinh, cho nhân dân. Trong cơng tác quản lí, chỉ đạo tơi cũng đã nghiên
cứu tìm tịi và đưa ra được nhiều cách làm về công tác đội ngũ như công tác bồi
dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, năm gần đây nhất (năm học 2020-2021). Tơi
đã thực nghiệm sáng kiến tìm ra các giải pháp tối ưu hóa năng lực đội ngũ trong
đó cũng có những nội dung, cách làm mang tính thúc đẩy tạo nguồn nhân lực
trong thực hiện nhiệm vụ. Các giải pháp trong sáng kiến “Một số biện pháp thúc
đẩy tạo nguồn nhân lực trong thực hiện nhiệm vụ tại Trường Mầm
non ............................” được đưa ra thực nghiệm chủ yếu đề cập vào ba nội dung
đó là:
Một là: Bồi dưỡng, rèn kỹ năng: Được thể hiện các cách làm trong công
tác rèn kỹ năng, kỹ thuật dạy học, các kỹ năng trong cuộc sống đời thường,...
Hai là: Bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức: Đội ngũ được tập trung
bồi dưỡng, nâng cao về trình độ thơng qua việc thực hiện các chuyên đề, học tập
giao lưu với bạn bè đồng nghiệp, việc tạo điều kiện cho đội ngũ học tập nâng
cao trình độ, đặc biệt việc tự học của từng cá nhân,...
Ba là: Giáo dục ý thức, thái độ: Giải pháp này đưa ra các giải pháp giáo


dục về nâng cao nhận thức, công tác tuyên truyền, ký cam kết thực hiện nhiệm
vụ, cơng sốt kiểm sốt đội ngũ, kiểm sốt chất lượng,...
Trong các giải pháp trên tơi nhận thấy giải pháp thứ ba đã mang tính thúc
đẩy tạo nguồn nhân lực có ý thức trong thực hiện nhiệm vụ.
1.2. Ưu điểm, hạn chế của giải pháp đã biết
1.2.1. Ưu điểm


2

Các giải pháp tôi đã áp dụng trên cũng đã đem lại hiệu quả tương đối khả
quan trong quá trình bồi dưỡng chất lượng đội ngũ và tối ưu hóa năng lực đội
ngũ nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường.
1.2.2. Hạn chế
Quá trình thực nghiệm các giải pháp đã đem lại được những kết quả khá
khả quan, chất lượng đội ngũ đã ngày được nâng cao. Tuy nhiên công tác bồi
dưỡng đội ngũ vẫn chưa đạt được một cách tối ưu nhất, chưa phát huy cao được
năng lực thực sự của mỗi cá nhân trong nhà trường, một số ít cá nhân vẫn cịn
làm việc theo kiểu bị gị ép mới làm, làm có tư tưởng cho xong nhiệm vụ, chưa
phát huy cao được tính tích cực, tự giác, tâm huyết để phát huy năng lực thực sự
của chính bản thân họ. Cường độ, năng suất làm việc chưa thật sự cao, chưa
vượt được khả năng của bản thân.
Trong một đơn vị công việc đạt hiệu quả hay khơng yếu tố quan trọng
chính là đội ngũ, trong đó yếu tố “ý thức - thái độ” là then chốt vì khi mỗi một
cá thể trong nhà trường mà động lực làm việc sẽ có ý thức, thái độ tốt từ đó mọi
cơng việc sẽ được hồn thành một cách tốt nhất, có được những cá nhân sẽ làm
vượt mức khả năng của mình,... Các yếu tố đó sẽ đem lại hiệu quả cao trong
thực hiện nhiệm vụ. Từ đó ta thấy việc khai thác, thúc đẩy để phát huy hết khả
năng, năng lực của từng cá nhân là rất quan trọng dẫn đến sự thành - bại của nhà
trường. Vì vậy tơi đã quyết định lựa chọn, nghiên cứu sáng kiến lĩnh vực về

“Một số biện pháp thúc đẩy tạo nguồn nhân lực trong thực hiện nhiệm vụ tại
Trường Mầm non ............................” với mong muốn thúc đẩy nguồn nhân lực,
tạo hứng thú làm việc, tính tự giác, tích cực, phát huy được hết khả năng, năng
lực của mỗi cá nhân trong nhà trường để nhà trường có một đội ngũ vững mạnh,
từ đó nâng cao được hiệu quả làm việc, chất lượng giáo dục được chuyển biến,
nâng cao.
2.Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp
Thơng qua việc thực hiện đưa ra các giải pháp về “Thúc đẩy tạo nguồn
nhân lực trong việc thực hiện nhiệm vụ” với mong muốn đạt được các mục
đích như sau: Tạo được nguồn nhân lực cho đội ngũ, giúp cho mỗi cá nhân trong
nhà trường có phẩm chất trung thực, trung thành, có ý thức, tinh thần trách
nhiệm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ, phát huy năng lực của mình, khơng
cịn hiện tượng làm việc theo kiểu bị ép buộc, làm cho xong mà là phát huy
được tinh thần tự giác, tự nguyện trong công việc. Từ đó hiệu quả cơng việc của
mỗi cá nhân được phát huy tối đa, vượt lên trên năng lực bản thân. Thông qua
việc thúc đẩy tạo nguồn nhân lực sẽ tích cực, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao
kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ vững chắc: Đội ngũ được trang bị về kiến thức
tổng thể, kiến thức về hiểu biết xã hội, các chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước. Mỗi cá nhân có kiến thức vững vàng theo vị trí việc
làm của mình từ đó tự tin về kiến thức của mình, phục vụ cho quá trình giảng
dạy và thực hiện nhiệm vụ được giao.


3

Từ việc tạo được động lực, phát huy được hết khả năng, năng lực của đội
ngũ sẽ tạo ra được hiệu quả cao của mỗi cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ
từ đó sẽ nâng cao được chất lượng dạy và học nói chung, chất lượng học sinh
nói riêng, đặc biệt là chất lượng học sinh mũi nhọn. Từ sự nỗ lực của cá nhân, sự

đồng lòng trong tập thể sẽ xây dựng được môi trường giáo dục lành mạnh,
trường học khang trang, sạch đẹp, tạo điều kiện tốt nhất cho thầy và trị, việc
làm tích cực sẽ được lan tỏa đến nhân dân, phụ huynh, tạo niềm tin trong nhân
dân về công tác giáo dục của nhà trường.
2.2. Mô tả chi tiết nội dung của giải pháp
Qua thực trạng tình hình của đội ngũ tại đơn vị và sự cấp thiết phải đổi
mới, nâng cao ý thức, năng lực của đội ngũ, để đáp ứng được mục tiêu giáo dục
của nhà trường, làm thay đổi được những điểm yếu của trường với mục tiêu
trọng tâm nhất là thay đổi cục diện về chất lượng học sinh đặc biệt là chất lượng
học sinh mũi nhọn và cơ sở vật chất, cảnh quan trường lớp, các điều kiện cho
dạy và học của nhà trường. Trước những phân tích, nhận định thực trạng của
đơn vị tôi đã quyết nghiên cứu và thực nghiệm các giải pháp nhằm tạo nguồn
lực cho đội ngũ trong việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể như sau:
2.2.1. Nêu cao tinh thần gương mẫu của người đứng đầu
Trong cơng tác quản lí để lãnh đạo được một tập thể trong đó có rất nhiều
các cá nhân với những quan điểm, tính cách khác nhau thì ngồi nghệ thuật quản
lí, cách thức làm việc khoa học thì yếu tố phẩm chất, tố chất, năng lực của người
quản lí là rất quan trọng. Việc nêu gương, đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ của
người đứng đầu đơn vị là một trong những yếu tố chỉ đạo đội ngũ làm theo rất
hữu hiệu, cần nêu cao tính gương mẫu, đi đầu, sẵn sàng làm mọi việc khi thấy
cần thiết, đội ngũ thấy người quản lí tích cực, sẵn sàng lao vào mọi việc, khơng
nề hà, khơng quản lí theo kiểu đứng chỉ tay 5 ngón thì họ cũng sẽ sẵn sàng tích
cực lao vào cùng làm khơng tính tốn thiệt hơn. Mặt khác người quản lí phải
thật sự gương mẫu, chuẩn chỉ trong cơng việc, đã nói là phải làm, khơng để tình
trạng “đánh trống bỏ dùi”. Cố gắng thực hiện kịp thời các công việc theo kế
hoạch đề ra, điều hành cơng việc một cách khoa học, hợp tình hợp lí.

(Hội nghị cán bộ viên chức)

(Cơng tác xã hội hóa)



4

2.2.2. Phát huy nội lực của từng cá nhân
Quản lí phải biết tạo đích cho họ, để họ có cái để hướng tới, từ đó sẽ tạo
được sự quyết tâm và làm việc theo hướng tích cực. Cách đầu tiên để khuyến
khích nhân viên là làm cho họ cảm thấy rằng họ đang làm một điều gì đó có ý
nghĩa. Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu của đơn vị, đặc biệt kéo theo sự tham gia
của nhân viên trong việc tạo lập chung điều đó sẽ thúc đẩy họ đạt được những
mục tiêu và giúp họ cảm thấy rằng họ đang làm một cái gì đó có ý nghĩa.
Người quản lí phải biết vạch đường cho đội ngũ của mình đi đúng hướng.
Trên thực tế rất nhiều cá nhân cũng có ý thức phấn đấu để đi đến cái đích của
mình nhưng họ lại khơng biết được con đường để đi đến cái đích đó, hoặc là có
những cách đi chưa đúng, thiếu hiệu quả, vậy người quản lí sẽ là người định
hướng, tư vấn để họ có con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất tiến tới cái đích.
Cung cấp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên bản mô tả công việc và trách
nhiệm rõ ràng. Điều quan trọng là người quản lí cung cấp cho mỗi nhân viên bản
mô tả công việc và trách nhiệm rõ ràng. Sẽ là không đủ nếu chỉ nêu trách nhiệm
của mỗi vị trí, đúng hơn là phải chỉ rõ kết quả mong đợi và các nhiệm vụ.

(Nhà trường nhận Bằng khen chuyên đề: ”Lấy trẻ làm trung tâm” của Bộ GD)
Người quản lí phải xuất hiện kịp thời khi họ “vấp ngã”. Trên con đường đi
đến đích khơng thể tránh được gặp phải những khó khăn thách thức, có thể dẫn
đến thất bại, những lúc này là lúc họ cần người quản lí hỗ trợ. Vậy lúc này người
quản lí phải đến bên họ một cách kịp thời để tháo gỡ, giúp đỡ họ, tạo những cơ
hội cho họ, đảm bảo cá nhân đó sẽ rất biết ơn và nhớ mãi những gì người quản lí
dành cho. Từ đó họ sẽ sẵn sàng lăn xả trong công việc.
2.2.3. Sự tin tưởng
Nếu ta khơng tin tưởng nhân viên của mình có thể làm một cái gì đó, họ

cũng sẽ khơng tin rằng họ có thể, và họ sẽ khơng làm. Vậy người quản lí phải có
niềm tin vào nhân viên của mình. Việc tin tưởng khơng phải chỉ thể hiện qua lời
nói mà cần bộc lộ để nâng cao sự tự tin của họ vào khả năng của chính mình.
Để đạt được điều này, hãy cho nhân viên một số quyền hạn để tự đưa ra
quyết định. Hãy cho họ quyền tự chủ về giảng dạy, tự chủ về chất lượng đặc biệt


5

đối với các yếu tố mang tính thử thách và quyết định làm thế nào để hoàn thành
chúng như khẳng định về chất lượng học sinh, để họ lựa chọn cách thức bồi
dưỡng đạt được hiệu quả cao, người quản lí chỉ đóng vai trị định hướng và kiểm
sốt động viên, ghi nhận.

(Tạo cơ hội cho giáo viên tự chủ về giảng dạy)
2.2.4. Lắng nghe và tôn trọng nhu cầu của nhân viên
Người quản lí phải học cách lắng nghe, lắng nghe quan trọng hơn là nói.
Vậy một trong những cách thể hiện mình tơn trọng nhân viên đó là hãy biết lắng
nghe họ, tôn trọng những ý kiến của họ, từ đó sẽ có được những ý kiến sáng tạo,
những lời tham gia chân thành từ nhân viên.
2.2.5. Thúc đẩy Đổi mới - Sáng tạo
Quản lý phải nhận ra rằng phần lớn các sáng kiến đến từ các nhân viên
liên quan trực tiếp. Họ là những người đang trực tiếp thực hiện các cơng việc,
mỗi nhân viên có một cách làm khác nhau, mục đích cuối cùng là cho ta một sản
phẩm tốt. Vậy việc đổi mới phải được khuyến khích, khích lệ tạo cho mỗi cá
nhân ln ln có ý thức tìm tịi, đổi mới và sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm
vụ, mỗi một ý tưởng đổi mới, sáng tạo được người quản lí trân trọng, ghi nhận,
khuyến khích sẽ là động lực cho nhân viên hoạt động một cách tích cực, từ đó
nhà trường sẽ quy tụ được nhiều những ý tưởng, việc làm đổi mới, sáng tạo góp
phần nâng cao hiệu quả cơng việc trong đơn vị.



6

2.2.6. Cho cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hội phát triển bản thân
Những người có cơ hội để phát triển các kỹ năng và chuyên môn sẽ tận
tâm tận lực, tự hào về cơng việc của mình, vì vậy người quản lí phải khuyến
khích các cán bộ giáo viên, nhân viên trong tổ chức đạt được những kỹ năng
mới, nâng cao về nghiệp vụ chuyên môn chẳng hạn như cung cấp các chương
trình đào tạo và tạo cơ hội cho họ học tập nâng cao trình độ thơng qua các đợt
tập huấn, chuyên đề, tham quan trải nghiệm tại các đơn vị bạn, tham gia hội thi
các cấp, các cuộc kiểm tra, ...

(Giáo viên tham gia bồi dưỡng chuyên môn chuyên đề thị xã, tỉnh)
2.2.7. Quản lý, nhưng không quản lý quá sát sao, chi tiết
Trong việc nhìn nhận, đánh giá cơng tác quản lí thường thì việc quản lí sát
sao được coi là những điểm tốt đẹp nhưng trên thực tế nhân viên khơng thích bị
quản lý q sát sao và chi tiết (quản lí theo kiểu tóm bắt). Điều quan trọng là
phân biệt sự khác nhau giữa điểm danh và kiểm soát nhân viên của bạn. Tương
tự như vậy, khi quản lý, không yêu cầu chi tiết làm thế nào để hoàn thành một
nhiệm vụ đạt hiệu quả cao thì hãy nên để họ được một cảm giác tự chủ để cảm
nhận họ thành công, không nên quá chi tiết cầm tay, chỉ việc cho tất cả những
việc làm để yêu cầu họ phải làm theo. Người quản lí khơng cần q sát sao, chi
tiết nhưng vẫn làm chủ được mọi việc và có sự hỗ trợ tư vấn, điều chỉnh khi
nhân viên của mình đi lệch hướng.
2.2.8. Ghi nhận những cán bộ, giáo viên, nhân viên xứng đáng
Ghi nhận là một động lực tuyệt vời. Các nhà quản lý thành công nhất là
cho nhân viên của họ sự công nhận thường xuyên và hiệu quả. Mọi việc làm của
nhân viên khi được ghi nhận xứng đáng đảm bảo rằng nhân viên sẽ tiếp tục tích
cực làm việc, phấn đấu đạt kết quả tốt nhất trong mỗi việc được giao để được

cấp trên ghi nhận như sự làm việc nhiệt tình, kết quả cơng việc đạt được hiệu
quả cao, có thể khơng cần phải thưởng bằng vật chất mà bằng chính những lời
nói, sự ghi nhận trước tập thể về những việc làm được của nhân viên chính là
yếu tố tạo ra động lực lớn để tạo ra sự tích cực trong họ.


7

(Nhà trường, Giáo viên đạt thành tích xuất sắc dự lễ tuyên dương khen
thưởng của thị xã và nhận bằng khen của bộ GD&ĐT)
2.2.9. Đãi ngộ cơng bằng
Ngồi việc ghi nhận những việc làm của nhân viên nên tạo cho họ những
chế độ thiết thực về kinh tế, chế độ về thời gian khi họ phải làm ngoài giờ hay
quy định cụ thể về hiệu quả họ làm được như thưởng cho các giáo viên có học
sinh đạt giải tại các cuộc thi. Nghĩa là bạn thiết lập những kỳ vọng ngồi mức
lương cơ bản sẽ có các khoản tiền thưởng và xác định rõ mục tiêu. Điều này sẽ
buộc nhân viên phấn đấu để đạt được các mục tiêu mà bạn đã vạch ra.
Lưu ý trong việc đãi ngộ phải có các minh chứng cụ thể, cơng khai và
đảm bảo sự cơng bằng.
2.2.10. Khen ngợi những đóng góp tích cực dù nhỏ
Khơng nên tiết kiệm lời khen, hãy tìm ra những điểm mạnh dù là nhỏ của
mỗi cá nhân, các cơng việc mà nhân viên đã hồn thành, đặc biệt những việc
làm đạt hiệu quả của nhân viên.
Khen ngợi, động viên là một phương pháp hữu hiệu nhanh nhất, tạo cho
nhân viên hứng thú và có thêm động lực làm việc, con người khi được động viên
khích lệ có thể làm vượt sức lực quên hết mệt mỏi.
2.3. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã
biết
So với giải pháp cũ, giải pháp mới tập chung chủ yếu vào các cách làm để
tạo động lực cho đội ngũ, từ việc tạo được động lực cho đội ngũ sẽ nâng cao

được ý thức tích cực của từng cá nhân, tạo ra được sự tự giác trong cơng tác bồi
dưỡng và tự bồi dưỡng, có ý thức vươn lên, làm việc có mục đích và có cách đi
đến đích một cách khoa học, hiệu quả, trước sự hỗ trợ kịp thời của người quản lí.
Đội ngũ được nâng cao tính tích cực, nêu cao sự sáng tạo, khác biệt, quyết tâm
và tâm huyết của mỗi người, qua đó tạo được một tập thể đồn kết, có tinh thần
thi đua lành mạnh dẫn đến chất lượng công việc của mỗi cá nhân đạt hiệu quả
cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đặc biệt
chất lượng học sinh mũi nhọn sẽ được chú trọng và đột phá.


8

3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Sáng kiến về biện pháp tạo động lực trong đội ngũ trong thực hiện nhiệm
vụ, tạo được động lực làm việc cật lực của từng cá nhân, tạo được sức mạnh tập
thể, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Đó là
một số cách làm phục vụ cho cơng tác quản lí, chỉ đạo cho các quản lí trong nhà
trường đạt được hiêu quả cao. Các giải pháp thực hiện của sáng kiến được áp
dụng có hiệu quả tại trường Mầm non ............................ và có thể áp dụng rộng
rãi tại các đơn vị trường Mầm non trong huyện, tỉnh.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp mới so với giải
pháp đã biết sau khi áp dụng sáng kiến
4.1. Trước khi áp dụng sáng kiến
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường chưa thật sự có
động lực làm việc, chưa có tính tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ được
giao, chưa có sự đổi mới, sáng tạo, chưa có tinh thần tiến thủ, chưa nêu cao được
tinh thần thi đua trong tập thể.
Việc thực hiện nhiệm vụ mới ở mức độ để hồn thành nhiệm vụ, chưa có
sự tự chủ, chủ động và khẳng định năng lực của bản thân, dẫn đến chất lượng
giáo dục trong nhà trường còn thấp, đặc biệt là chất lượng học sinh mũi nhọn,

học sinh đạt giải trong các hội thi.
4.2. Hiệu quả sau khi áp dụng Sáng kiến
- Hiệu quả kinh tế
Giúp cho mỗi cá nhân trong nhà trường có cách làm việc khoa học, biết
xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng một các hợp lí với điều kiện bản
thân và tình hình thực tế của đơn vị. Giảm thiểu tối đa thời gian bị lãng phí trong
cơng tác quản lí, chỉ đạo, các giáo viên tích cực, tự nguyện làm đồ dùng dạy học
ngồi giờ bằng những ngun liệu sẵn có, tận dụng những nguyên vật liệu phế
thải để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động giáo dục của giáo viên
nhằm nâng cao chất lượng học sinh mà khơng địi hỏi chế độ.
- Hiệu quả xã hội.
Đội ngũ có lập trường, tư tưởng vững vàng, an tâm cơng tác, có tinh thần
đồn kết và tinh thần trách nhiệm cao. Luôn gương mẫu chấp hành mọi
Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước. Đội ngũ hiểu
và thực hiện đúng theo quan điểm chỉ đạo của ngành, cấp trên, kết quả giáo dục
có tính tun truyền cao trong xã hội.
- Hiệu quả trong công tác chuyên môn, công tác quản lý
Tạo được nguồn lực làm việc trong đội ngũ, từ đó ý thức, thái độ và năng
lực mỗi cá nhân được phát huy và tối ưu hóa, nêu cao được tính tích cực, tinh
thần thi đua, vươn lên, giúp cho hiệu quả công việc đạt kết quả cao.


9

Cơng tác quản lí, chỉ đạo của nhà trường được thực hiện một cách khoa
học, thường xuyên tích cực đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù
hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với địa phương. Từ đó học sinh bạo dạn, tự
tin, chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt và toàn diện về mọi mặt, đặc biệt
chất lượng học sinh mũi nhọn được đột phá.
Một số kết quả cụ thể như sau:

+ Về chất lượng đội ngũ: Từ việc tạo nguồn lực cho đội ngũ trong thực
hiện nhiệm vụ, ý thức, tinh thần làm việc và năng lực của từng cá nhân đã được
nâng cao một cách tích cực, mỗi cá nhân đã được phát huy hết khả năng, năng
lực, sở trường của mình, nêu cao tinh thần thi đua. Tạo được mơi trường làm
việc vui vẻ, thân thiện từ đó mỗi cá nhân trong đơn vị đều nhiệt tình, hết mình vì
cơng việc, đặc biệt rất tích cực trong cơng tác bồi dưỡng chất lượng học sinh và
trong các hoạt động của nhà trường.
Bảng nhận xét về thực trạng đội ngũ trong thực hiện nhiệm vụ
Kết quả nhận định, đánh giá
TT

Thời
gian KS

TS
đội
ngũ

Ý thức, thái độ làm việc

Hiệu quả trong việc thực
hiện nhiệm vụ

Có hứng thú làm việc

Tốt

Khá

TB


Kém

Tốt

Khá

TB

Kém

Tốt

Khá

TB

Kém

1

Trước
khi thực
nghiệm

20

18

2


0

0

18

2

0

0

18

2

0

0

2

Sau khi
thực
nghiệm

20

20


0

0

0

20

0

0

0

20

0

0

0

Bảng tổng hợp đánh giá, xếp loại giáo viên
Kết quả thi đua GVG
các cấp

Kết quả đánh giá, xếp loại
T
T


Thời
gian
KS, ĐG

TS
đội
ngũ

Đạo đức

Chuyên môn

Tốt

Khá

TB


m

Giỏi

Khá

TB


m


Trường

Thị xã

Tỉnh

1

Trước
khi thực
nghiệm

20

20

0

0

0

17

3

0

0


19/20

10/20

5/20

2

Sau khi
thực
nghiệm

20

20

0

0

0

20

0

0

0


20/20

10/20

5/20

Ghi
chú

+ Về chất lượng giáo Giáo dục học sinh:
Học sinh được giáo dục trong một môi trường lành mạnh, an tồn, có
được các điều kiện học tập tốt nhất. Ngồi việc học tập khám phá tri thức học
sinh được chú trọng rèn luyện để phát huy tính tính cực, óc sáng tạo, kỹ năng
sống và khả năng khám phá thế giới xung quanh, đặc biệt là việc phát triển năng


10

lực, sở trường của học sinh để bồi dưỡng nâng cao. Từ đó chất lượng học sinh
được nâng cao một cách toàn diện, chất lượng mũi nhọn đã được đột phá.
Bảng tổng hợp đánh giá chất lượng học sinh:
Trước khi áp dụng sáng kiến tháng 9
TSHS

Đạt

% đạt

530


458

86

Chưa
đạt

% chưa
đạt

72

14

Sau khi áp dụng sáng kiến tháng 3
TSHS

Đạt

% đạt

530

530

100%

Chưa
đạt

0

% chưa
đạt
0

5. Những người tham gia, tổ chức áp dụng lần đầu:
Thành phần tham gia: Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong đơn vị, tổ
chức cơng đồn, đồn thanh niên, cùng Ban Giám Hiệu trong trường Mầm
non .............................
6. Tài liệu minh chứng

(Các hoạt động giáo dục cô và trẻ)

(Khai giảng năm học 2020-2021)


11

(Hình ảnh Hội nghị cán bộ cơng chức, viên chức đầu năm)

(Cùng giáo viên tham gia trải nghiệm hoạt động Ẩm thực truyền thống)

(Trẻ cùng cơ trải nghiệm Chăm sóc vườn rau xanh)


12

(Một số hoạt động khác Trường Mầm non ............................)
Trên đây là một số kinh nghiệm, cách làm về một số những biện pháp tạo

nguồn lực cho đội ngũ trong thực hiện nhiệm vụ mà tôi nghiên cứu, thực
nghiệm. Qua áp dụng, thực nghiệm đã đạt được những kết quả rất khả quan, đội
ngũ đã hứng thú và động lực làm việc từ đó chất lượng đội ngũ, chất lượng học
sinh đã được nâng cao và có kết quả rõ nét, đặc biệt là chất lượng học sinh mũi
nhọn. Tuy nhiên các giải pháp đưa ra chắc hẳn sẽ có những thiếu sót, hạn chế
nhất định, mong bạn bè đồng nghiệp tham khảo, suy ngẫm có thể áp dụng ở đơn
vị trường bạn những điều phù hợp với thực tế đơn vị trường và rất mong những
ý kiến đóng góp, chia sẻ của đồng nghiệp để tơi có những giải pháp tối ưu hơn,
đem lại hiệu quả cao hơn để phục vụ cho cơng tác quản lí trường học./.
Nhận xét của tổ chức đã áp dụng
sáng kiến lần đầu

Sa Pa, ngày 10 tháng 4 năm 2021
NGƯỜI BÁO CÁO

............................



×