Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Bài soạn GIÁO ÁN TUẦN 22 LỚP MỘT ( CKTKN).DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.69 KB, 29 trang )

Giáo án lớp Một – Trường tiểu học Lê Văn tám
TUẦN 22
LỊCH BÁO GIẢNG ( Từ 24/1 ĐẾN 28/1/2011)
THỨ TIẾT TÊN BÀI GIẢNG
2/24/1 Chào cờ
Học vần
Học vần
Đạo đức
Chào cờ
Bài 90 ôn tập
Nt
Tiết 22 Em và các bạn ( tiết 1)
3/25/1 Thể dục
Toán
Học vần
Học vần
TNXH
Tiết 22 bài thể dục – trò chơi
Tiết 85 Giải toán có lời văn ( trang 117)
Bài 91 Vần oa – oe
Nt
Tiết 22 Cây rau
4/26/1 Âm nhạc
Toán
Học vần
Học vần
Tiết 22 Ôn bài: Tập tầm vông, phân biệt chuỗi....
Tiết 86 Xăng ti met – Đo độ dài ( trang 119)
Bài 92 Vần oai – oay
Nt
5/27/1 Toán


Học vần
Học vần
Mĩ thuật
Thủ công
Tiết 87 Luyện tập ( trang 121)
Bài 93 Vần oan – oăn
Nt
Tiết 22 Vẽ vật nuôi trong nhà
Tiết 22 Cách sử dụng bút chì, thước...
6/28/1 Toán
Học vần
Học vần
HĐTT
Tiết 88 Luyện tập ( trang 122)
Bài 94 Vần oang – oăng
nt
SH chủ nhiệm
GV: Giao Thị Lệ Trang
Giáo án lớp Một – Trường tiểu học Lê Văn tám
Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2011
CHÀO CỜ
HS Nghe nói chuyện dưới cờ
****************
HỌC VẦN : Bài 90 ÔN TẬP
I.Mục đích yêu cầu: Giúp HS :
-Đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 84 đến bài 90.
-Viết được các vần, từ ứng dụng từ bài 84 đến bài 90.
-Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Ngỗng và Tép.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng ôn (trang 16 SGK)

- Tranh minh họa câu ứng dụng và tranh minh họa truyện kể.
- Sách Tiếng Việt 1 Tập 2, Vở Tập viết, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy Hoạt động học
I . Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS đọc bài.
- Yêu cầu HS viết bảng :
tiếp nối, nườm nượp
- Nhận xét, ghi điểm.
II. Dạy bài mới :
1 . Giới thiệu bài :
- Tuần qua các em đã học những vần nào ?
- GV ghi lại ở bảng.
- GV gắn bảng ôn và hỏi : Ở bảng này, cô có
các chữ ghi các âm đã học, các em hãy ghép
các âm ở hàng ngang với các âm ở hàng dọc
để được các vần đã học.
2. Ôn tập :
a. Luyện đọc :
- Bạn nào lên chỉ và đọc cho cô các âm trên
bảng ?
- GV đọc và yêu cầu HS lên chỉ chữ.
- GV chỉ bảng không theo thứ tự.
b. Hoàn thành bảng ôn :
- Cô lấy a ghép với a được vần gì ?
- GV ghi bảng : ap.
- Tương tự như vậy, GV yêu cầu HS ghép
lần lượt các âm ở hàng dọc với các âm ở
hàng ngang.
- GV ghi bảng, hoàn thành bảng ôn.

- 3 HS đọc bài.
- 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng
con.
- HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS1: Chỉ và đọc các âm ở hàng
ngang.
- HS2: Chỉ và đọc các âm ở hàng
dọc
- 2 HS lên bảng.
- HS đọc : Cá nhân, ĐT.
- HS : ap
- HS ghép (mỗi em ghép một
vần).
GV: Giao Thị Lệ Trang
Giáo án lớp Một – Trường tiểu học Lê Văn tám
c. Đọc từ ứng dụng :
- GV đọc mẫu.
- GV yêu cầu HS phân tích một số từ
- Yêu cầu HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
d. Luyện viết bảng con :
- Hướng dẫn HS viết từ: đón tiếp, ấp trứng.
Chú ý : Khoảng cách giữa các chữ là một ô,
giữa các tiếng trong từ bằng một con chữ o.
Tiết 2
3 . Luyện tập :
a. Luyện đọc :
- GV yêu cầu HS đọc lại bảng ôn ở T1.
- Đọc câu ứng dụng: GV treo tranh, giới
thiệu câu ứng dụng :

Cá mè ăn nổi
Cá chép ăn chìm
Con tép lim dim
Trong chùm rễ cỏ
Con cua áo đỏ
Cắt cỏ trên bờ
Con cá múa cờ
Đẹp ơi là đẹp.
- Cho HS luyện đọc : tiếng, từ, cụm từ, vế
câu, câu.
- Đọc cả bài.
b. Luyện viết :
- GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập
viết.
- Thu vở 5 em, chấm và nhận xét.
c. Luyện nghe nói, kể chuyện :
- GV đọc tên câu chuyện : Ngỗng và Tép
- GV kể lần 1.
- GV kể lần hai có sử dụng tranh.
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.
- Trong truyện có mấy nhân vật ?
- Em thích nhân vật nào ?
- Ý nghĩa của câu chuyện là gì ?
4. Củng cố - Dặn dò :
- GV chỉ bảng ôn cho HS đọc lại.
- HD đọc SGK
- Bài sau : oa, oe.
- HS nối tiếp nhau đọc, cả lớp
ĐT.
- 1 HS đọc lại.

- HS phân tích từ
- Cá nhân, ĐT.
- HS viết bảng con.
- Cá nhân, ĐT.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm
- Cá nhân, ĐT.
- Hs đọc cá nhân – nhóm – dãy
bàn
- HS viết vào vở Tập viết.
- HS nhắc lại tên câu chuyện.
- HS nghe GV kể.
- Các nhóm tập kể và cử đại diện
lên thi tài.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
* Câu chuyện ca ngợi tình cảm vợ
chồng biết hi sinh vì nhau.
- Cá nhân, ĐT.
GV: Giao Thị Lệ Trang
Giáo án lớp Một – Trường tiểu học Lê Văn tám
ĐẠO ĐỨC : Tiết 22 EM VÀ CÁC BẠN(T2)
I. Mục đích, yêu cầu : Giúp HS:
- Biết đóng vai theo các tình huống của bài : Em và các bạn.
- Biết vẽ tranh theo chủ đề bạn của em.
- Biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập
cũng như trong vui chơi.
II. Đồ dùng dạy học :
- Vở Bài tập Đạo đức 1, Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra 2 HS.
+ Em cần làm gì để có nhiều bạn
cùng học, cùng chơi với mình ?
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Dạy bài mới :
* Giới thiệu : Giới thiệu- Ghi đầu
bài lên bảng.
1. Hoạt động 1 : Đóng vai
- GV chia lớp thành 8 nhóm và
yêu cầu các nhóm đóng vai theo
các tình huống sau :
+ N1, 2 : Một bạn ngã, bạn kia đỡ
bạn lên.
+ N3, 4 : Các bạn ngồi nghe một
bạn nữ hát.
+ N5, 6 : 2 bạn cùng học với nhau.
+ N7, 8 : Các bạn cùng múa hát
tập thể.
- Gọi các nhóm lên đóng vai.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV nêu câu hỏi :
+ Em cảm thấy như thế nào khi em
được các bạn cư xử tốt ?
+ Em cảm thấy như thế nào khi em
cư xử tốt với bạn ?
* Kết luận : Cư xử tốt với bạn là
đem lại niềm vui cho bạn và cho
- 2 HS trả lời.

- HS đọc đầu bài.
- HS đóng vai thao các tình huống GV
nêu.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- HS nghe.
GV: Giao Thị Lệ Trang
Giáo án lớp Một – Trường tiểu học Lê Văn tám
chính mình. Em sẽ được bạn yêu
quý và có thêm nhiều bạn.
2. Hoạt động 2: Vẽ tranh
- GV yêu cầu HS vẽ tranh về bạn
của em.
- Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Kết luận : Trẻ em có quyền
được học tập, được vui chơi và
có quyền được kết bạn. Muốn có
nhiều bạn em phải biết cư xử tốt
với bạn khi học, khi chơi.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Trò chơi : Nhanh lên nào !
GV tổ chức mỗi lần 2 đội chơi,
mỗi đội có 6 em. GV phát cho mỗi
em một tấm bìa hình cánh hoa có
ghi các việc nên và không nên làm
khi cùng học, cùng chơi với bạn.
GV dán 2 hình tròn lên bảng làm
nhụy hoa (1 hình viết NÊN, 1 hình
viết KHÔNG NÊN)

Khi GV hô “bắt đầu” thì lần lượt
HS của từng đội lên bảng dán cánh
hoa vào nhụy hoa thể hiện việc
làm nên và không nên.
- Kiểm tra kết quả của từng đội.
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Đi bộ đúng quy định
(T1).
- Cả lớp vẽ tranh vào BC.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS nghe.
- HS nghe GV hướng dẫn cách chơi.
- HS tham gia trò chơi
GV: Giao Thị Lệ Trang
Giáo án lớp Một – Trường tiểu học Lê Văn tám
Thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2011
TOÁN (T85): GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
I. Mục đích, yêu cầu :
- Hiểu đề toán: cho gì? hỏi gì?
-Biết bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.
-Làm được bài 1, 2, 3 SGK trang117,118.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh vẽ trong SGK.
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 1 HS đọc bài toán : An có 5
quả bóng, An mua thêm 3 quả
bóng. Hỏi An có tất cả mấy quả

bóng ?
- GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để tìm số quả bóng An có ta thực
hiện phép tính gì ?
- Nhận xét, tuyên dương.
II. Bài mới :
1. Giới thiệu cách giải bài toán và
cách trình bày bài giải
- GV treo bảng phụ và yêu cầu HS
đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Trong lúc HS trả lời GV ghi phần
tóm tắt lên bảng “Ta có thể tóm tắt
bài toán như sau”
- GV hướng dẫn HS giải bài toán :
+ Muốn biết nhà An có tất cả mấy
con gà ta làm thế nào ?
+ Như vậy nhà An có 9 con gà.
- GV hướng dẫn trình bày bài giải :
- 1 HS đọc đề toán.
- HS trả lời :
+ Bài toán cho biết: An có 5 quả
bóng, An mua thêm 3 quả bóng.
+ Bài toán hỏi: An có tất cả mấy quả
bóng ?
+ Đẻ biết số quả bóng An có ta làm
phép cộng.

- 1 HS đọc.
- ... Nhà An có 5 con gà, mẹ mua
thêm 4 con gà.
- ... Nhà An có tất cả mấy con gà?
- Vài HS nêu lại tóm tắt của bài toán.
+ ... lấy 4 cộng 4 bằng 9.
+ Vài HS nhắc lại.
- HS nghe GV hướng dẫn.
GV: Giao Thị Lệ Trang
Giáo án lớp Một – Trường tiểu học Lê Văn tám
+ Hướng dẫn HS viết câu lời giải.
+ Viết phép tính
+ Viết đáp số
- Gọi HS đọc lại bài giải vài lần.
- GV nhấn mạnh : Khi giải bài toán
ta viết bài giải như sau :
+ Viết “Bài giải”
+ Viết câu lời giải
+ Viết phép tính (tên đơn vị viết
trong dấu ngoặc)
+ Viết đáp số.
2. Thực hành :
* Bài 1 (SGK/117)
- Gọi 1 HS đọc đề.
- Hướng dẫn HS viết số thích hợp
vào phần tóm tắt.
- Gọi 2 HS đọc lại phần tóm tắt.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Yêu cầu HS dựa vào bài giải cho
sẵn đề viết tiếp phần còn thiếu, sau

đó đọc lại toàn bộ bài giải.
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 2 (SGK/117)
- Gọi 1 HS đọc đề toán.
- GV viết tóm tắt lên bảng.
- Gọi HS nhắc lại cách trình bày
bài giải.
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 3 (SGK/117)
- HD HS làm tương tự như bài 2.
- Chữa bài, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò :
- Khi giải bài toán ta viết bài giải
như thế nào ?
- Bài sau : Xăngtimet. Đo độ dài.
- 2 HS đọc lại bài giải.
- HS chú ý.
*Bài 1:
- HS đọc đề : An có 4 quả bóng,
Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn
có mấy quả bóng?
- HS viết số vào phần tóm tắt.
- 2 HS đọc.
- HS tìm hiểu bài toán.
- HS dựa vào bài giải cho sẵn đề viết
tiếp phần còn thiếu, sau đó đọc lại
toàn bộ bài giải.
*Bài 2:
- HS đọc đề.

- 1 HS lên bảng điền số vào phần
tóm tắt.
- HS nhắc lại cách trình bày bài giải.
- 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp theo
dõi, nhận xét.

*Bài 3:
- HS làm bài vào vở
Bài giải:
Số con vịt có tất cả là:
5 + 4 = 9 ( con )
Đáp số: 9 con
- HS trả lời.
GV: Giao Thị Lệ Trang
Giáo án lớp Một – Trường tiểu học Lê Văn tám
HỌC VẦN: BÀI 91 VẦN oa – oe
A/MỤC TIÊU:
- HS đọc được : oa, oe, hoạ sĩ, múa xoè; từ và đoạn thơ ứng dụng
- HS viết được: oa, oe, hoạ sĩ, múa xoè.
- Luyện nói 2, 4 câu theo chủ đề: Sức khoẻ là vốn quý nhất.
B/CHUẢN BỊ:
- GV chuẩn bị: tranh vẽ minh hoạ, bộ chữ thực hành
- HS chuẩn bị: bộ chữ thực hành, bảng con
C/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/Bài cũ: 3 HS đọc SGK bài phần 1, phần 2, phần 3 / Bài 90
1 HS đọc toàn bài
2 HS viết từ: đón tiếp, ấp trứng
TIẾT 1
2/Bài mới:
Hoạt động dạy Hoạt động học

3/Dạy vần mới: oa - oe
* Dạy vần : oa
-GV ghi bảng vần: oa
- Phát âm mẫu, HD học sinh cách phát âm
vần: oa
a/Nhận diện vần:
- GV Hỏi: Vần oa được cấu tạo bởi mấy
âm?
b/HD đánh vần: Vần
- GV đánh vần mẫu: o - a - oa
- HD HS đánh vần, uốn sửa lỗi sai của
HS
- Yêu cầu HS chọn ghép vần
- HD đọc trơn vần: oa
c/HD đánh vần: Tiếng
- GV hỏi: có vần oa muốn được tiếng hoạ
ta làm thế nào?
- GV hỏi: Tiếng hoạ có âm gì trước vần gì
sau dấu thanh gì?
- GV đánh vần mẫu:
- HD HS đánh vần, uốn sửa lỗi sai của HS
- Yêu cầu ghép tiếng: hoạ
- HD đọc trơn tiếng
d/Giới thiệu từ ứng dụng: hoạ sĩ
- Luyện đọc trơn từ
* Dạy vần : oe
- GV đọc vần, HD phát âm vần:
- HS phát âm vần: oa ( CN, ĐT)
- HS nhận diện vần: oa
- HS nêu: Vần oa được tạo bởi 2 âm

- HS đánh vần: ( Đọc nối tiếp CN,
ĐT)
- HS chọn ghép vần: oa
- HS đọc trơn vần: ( Đọc nối tiếp
CN, ĐT)
- HS nêu: Có vần oa muốn được
tiếng hoạ ta thêm âm h và dấu nặng
- HS nêu: Tiếng hoạ có âm h đứng
trước vần oa đứng sau, dấu nặng
dưới âm a.
- HS đánh vần: họa ( Cá nhân, ĐT)
- HS chọn ghép tiếng: hoạ
- HS đọc trơn: hoạ
- HS đọc trơn từ ứng dụng
- HS đọc cả vần, tiếng, từ vừa học
- HS phát âm vần: oe ( CN, ĐT)
GV: Giao Thị Lệ Trang
Giáo án lớp Một – Trường tiểu học Lê Văn tám
- Yêu cầu so sánh vần: oa ,oe
- Dạy các bước tương tự vần
- HD đọc lại cả 2 vần vừa học.
đ/Giới thiệu từ ứng dụng:
sách giáo khoa chích choè
hoà bình mạnh khoẻ
- Yêu cầu HS đánh vần thầm các tiếng có
vần: oa, oe
- Luyện đọc từ
- GV uốn sửa lỗi đọc sai của HS
+HD đọc lại toàn bài
e/Luyện viết vần, từ:

- GV viết mẫu, HD cách viết.
- GV hỏi: Vần oa, oe được viết bởi mấy
con chữ?
- GV hỏi: Từ hoạ sĩ, múa xoè,được viết
bởi mấy chữ?
- GV yêu cầu viết bảng con, uốn sửa cho
HS
- HD khoản cách chữ cách chữ 1 con chữ
o
+GV đọc mẫu toàn bài
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
* HD trò chơi củng cố:
- GV nêu tên trò chơi, HD cách thực hiện
- Tuyên dương, khen ngợi.
- HS so sánh vần: oa - oe
*Giống nhau âm o đầu vần
*Khác nhau âm a/e cuối vần
- HS đánh vần: o - e - oe
- HS ghép vần: oe
- HS đọc trơn vần: oe
- HS đánh vần tiếng: xoè
- Ghép tiếng, đọc trơn tiếng, đọc từ.
- HS đọc 2 vần
- HS đánh vần thầm tiếng
- HS đọc từ:( nối tiếp CN, ĐT)
- HS đọc toàn bài.
- HS nêu cách viết vần
- HS nêu cách viết từ
- HS luyện viết bảng con vần, từ:
- HS đọc toàn bài theo thứ tự,

không thứ tự.
- HS tham gia trò chơi.
TIẾT 2
- GV hỏi:Tiết 1 em vừa học vần gì?
tiếng gì? Từ gì?
3/Luyện tập:
a/ Gọi HS đọc bài tiết 1
-GV:Nêu yêu cầu tiết 2
- GV cho HS nhận biết: Phần
1,phần2 SGK
- HS nêu vần, tiếng, từ vừa học
- HS đọc ( CN, ĐT)
GV: Giao Thị Lệ Trang
Giáo án lớp Một – Trường tiểu học Lê Văn tám
b/Giới thiêu câu ứng dụng:
- HD quan sát tranh vẽ, giới thiệu
câu:
-“Hoa ban xoè cánh trắng.......Bay
làn hương dịu dàng.”
- Yêu cầu đọc thầm, tìm tiếng có
vần đang học
- Yêu cầu đánh vần tiếng, đọc từ,
đọc cả câu.
- GV sửa lỗi sai của HS.
d/Luyện viết:
- GV viết mẫu nêu quy trình viết
- HD viết bài vào vở, Nhắc nhở
cách trình bày bài viết.
d/ Luyện nói:
- GV HD quan sát tranh vẽ, giói

thiệu chủ đề luyện nói: Sức khoẻ là
vốn quý nhất.
- GV gợi ý câu hỏi, giúp học sinh
luyện nói từ 2, 4 câu.
-Các bạn trai trong bức tranh đang
làm gì?
-Hằng ngày em tập thể dục vào lúc
nào?
-Tập thể dục đều sẽ giúp ích gì cho
cơ thể?
-Em nào thường xuyên tập thể dục.
* GV nói mẫu:
4/Củng cố:
- GV hỏi: Em vừa học vần gì?
- HD đọc SGK
- HD trò chơi củng cố:
- Tuyên dương khen ngợi
5/ Dặn dò:
- Dặn HS ôn bài
- Làm bài ở vở BT.
- Tự tìm thêm từ mới có vần
vừa học.
- Xem bài 92Vần: oai, oay
- HS quan sát tranh vẽ, nhận xét.
- HS đọc thầm
- HS Luyện đọc( CN, ĐT)
- HS viết bài vào vở
- HS quan sát tranh vẽ
- HS đọc chủ đề luyện nói
- HS thảo luận nhóm đôi

- Luyện nói trong nhóm.
- HS trình bày câu luyện nói
- các bạn đang tập thể dục.
- Hằng ngày em thường tập thể dục
vào buổi sáng.
- Tập thể dục để có có sức khỏe tốt.
* HS yếu lặp lại câu luyện nói.
- HS nghe nói mẫu.
- HS nêu
- HS tham gia trò chơi.
GV: Giao Thị Lệ Trang
Giáo án lớp Một – Trường tiểu học Lê Văn tám
TỰ NHIÊN XÃ HỘI : Tiết 22 CÂY RAU
I. Mục tiêu : Giúp HS biết :
- Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây rau.
-Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của cây rau.
II. Đồ dùng dạy học :
- Các tranh minh họa bài học trong SGK.
- Sách TNXH.
- Các cây rau.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ :
- Em đã làm gì để giữ gìn lớp học của
em sạch đẹp ?
- GV nhận xét.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
- Giới thiệu bài mới : Cây rau
- Ghi đầu bài lên bảng.

2. Các hoạt động :
a. Hoạt động 1 : Quan sát cây rau
- GV yêu cầu HS quan sát cây rau và
thảo luận theo các nội dung sau :
+ Hãy chỉ và nói rõ rễ, thân, lá của
cây rau?
+ Bộ phận nào của cây rau ăn được ?
+ Em thích ăn loại rau nào ?
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Kết luận : Có rất nhiều loại rau.
Cây rau có rễ, thân, lá. Có loại rau
ăn lá, có loại rau ăn cả lá và thân, có
loại rau ăn củ, loại rau ăn thân, có
loại rau ăn hoa, ...
b. Hoạt động 2 : Làm việc với SGK
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả
lời các câu hỏi trong SGK.
- GV hỏi thêm :
+ Các em thường ăn loại rau nào ?
+ Tại sao ăn rau lại tốt ?
- 2HS trả lời.
- 2 HS đọc đầu bài.
- HS quan sát cây và thảo luận
theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS trả lời theo từng cặp (1 em
hỏi, 1 em trả lời).
- Cả lớp suy nghĩ và xung phong
trả lời.


- HS kể các loại rau em đã được
ăn
GV: Giao Thị Lệ Trang

×