Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Nghiên cứu đa dạng ngành trùng bánh xe (rotifera monogononta) trong sinh cảnh cát ven hồ ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 44 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------------------------------------

HỒ THỊ PHƢƠNG THẢO

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG NGÀNH TRÙNG BÁNH XE
(ROTIFERA: MONOGONONTA) TRONG SINH CẢNH CÁT
VEN HỒ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Đà Nẵng-năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------------------------------------

HỒ THỊ PHƢƠNG THẢO

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG NGÀNH TRÙNG BÁNH XE
(ROTIFERA: MONOGONONTA) TRONG SINH CẢNH CÁT
VEN HỒ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Trịnh Đăng Mậu

Đà Nẵng-năm 2019


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu đa dạng ngành Trùng bánh xe (Rotifera:
Monogononta) trong sinh cảnh cát ven hồ ở huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên
Huế” là kết quả cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố
trong bất kì cơng trình nào khác. Các số liệu liên quan đƣợc trích dẫn có ghi chú nguồn
gốc.
Tác giả khóa luận

Hồ Thị Phƣơng Thảo


ii
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu khoa học tự lực đầu tiên mà tôi
đã hoàn thành trong sự nghiệp đại học và làm khoa học của tôi. Tuy nhiên, sự quan
tâm, tin tƣởng và giúp đỡ từ gia đình, thầy cơ, bạn bè chính là những yếu tố quan trọng
tạo nên sự hoàn thiện của khóa luận.
Để hồn thành đề tài nghiên cứu này, tôi xin phép đƣợc chân thành cảm ơn đến
những ngƣời luôn đồng hành cùng tôi trong thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trịnh Đăng Mậu, thầy Trần Ngọc Sơn –
ngƣời đã ln tận tình chỉ dạy tôi trong suốt khoảng thời gian chuẩn bị và thực hiện đề
tài. Cho tôi những kiến thức bổ ích trong học tập, nghiên cứu cũng nhƣ trong cuộc
sống.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những ngƣời bạn trong tập thể lớp 15 CTM đã nhiệt
tình hỗ trợ và giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô khoa Sinh Môi trƣờng đã trang
bị cho tôi kiến thức và tạo điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm để tôi thực
hiện tốt đề tài nghiên cứu của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Đà nẵng, tháng 04 năm 2019

Hồ Thị Phƣơng Thảo


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài........................................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3
1.1. Giới thiệu chung ngành Trùng bánh xe (Rotifera).............................................. 3
1.2. Ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng nƣớc đến đa dạng của trùng bánh xe..... 5
1.2.1. Hàm lƣợng oxy .............................................................................................. 5
1.2.2. Amoniac ........................................................................................................ 5
1.2.3. Nhiệt độ ......................................................................................................... 5
1.2.4 pH ................................................................................................................... 5
1.3. Vai trò của ngành trùng bánh xe ......................................................................... 5
1.4. Tình hình nghiên cứu trùng bánh xe trên thế giới và Việt Nam ......................... 6
1.4.1. Trên thế giới .................................................................................................. 6
1.4.2. Ở Việt Nam ................................................................................................... 7
1.5. Giới thiệu về thừa thiên huế ................................................................................ 8
1.5.1. Vị trí địa lý .................................................................................................... 8
1.5.2. Điều kiện tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................................... 9

1.5.3. Điều kiện kinh tế xã hội .............................................................................. 10
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU............................................................................................................................... 11
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................... 11
2.2. Địa điểm, phạm vi và thời gian nghiên cứu ...................................................... 11
2.2.1. Địa điểm thu mẫu ngoài thực địa ................................................................ 11
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 12
2.2.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................................. 12


iv
2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 12
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 12
2.4.1. Phƣơng pháp ngoài thực địa ........................................................................ 12
2.4.2. Phƣơng pháp phân tích mẫu trong phịng thí nghiệm ................................. 12
2.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu ........................................................................... 13
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 15
3.1. Đặc điểm chất lƣợng môi trƣờng nƣớc ............................................................. 15
3.1.1. Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại các điểm nghiên cứu................................ 15
3.1.2. Sự phân nhóm thủy vực theo đặc điểm chất lƣợng môi trƣờng .................. 16
3.2. Đa dạng loài của ngành trùng bánh xe .............................................................. 17
3.2.1. Thành phần loài của ngành Trùng bánh xe tại các thủy vực nghiên cứu .... 17
3.2.2. Chỉ số tƣơng đồng về thành phần loài giữa các điểm nghiên cứu .............. 21
3.2.3. Mơ tả một số lồi Trùng bánh xe ................................................................ 21
3.3. Độ giàu loài ....................................................................................................... 24
3.4. Mối tƣơng quan giữa chất lƣợng mơi trƣờng nƣớc và thành phần lồi trùng
bánh xe ........................................................................................................................... 25
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 27
1. Kết luận ................................................................................................................ 27
2. Kiến nghị .............................................................................................................. 27

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 28
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 31


v
DANH MỤC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Các dạng trophi

4

Hình 1.2

Cấu tạo cơ thể và vịng đời của Trùng bánh xe

4

Hình 1.3

Bản đồ tỉnh Thừa Thiên Huế

8


Hình 2.1

Bản đồ vị trí thu mẫu tại huyện Phong Điền tỉnh Thừa
Thiên Huế

11

Hình 3.1

Sơ đồ biểu hiện tính tƣơng đồng về các thơng số chất
lƣợng mơi trƣờng nƣớc ở các điểm nghiên cứu

16

Hình 3.2.

Sơ đồ tƣơng quan đa biến giữa các thông số môi trƣờng

17

Hình 3.3

Biểu đồ cấu trúc thành phần lồi theo bậc họ của nhóm
Trùng bánh xe tại các thủy vực nghiên cứu

20

Hình 3.4

Độ tƣơng đồng khu hệ Trùng bánh xe ở các điểm nghiên

cứu

21

Hình 3.5

Lecane pyriformis (Daday, 1905)

21

Hình 3.6

Lepadella cristata (Rousselet,1893)

22

Hình 3.7

Cephalodella tenuior (Gosse 1886)

23

Hình 3.8

Lindia torulosa (Gosse, 1886)

24

Hình 3.9


Đƣờng cong tích lũy số lƣợng lồi và chỉ số ƣớc đốn

25

Hình 3.10

Mối quan hệ giữa thành phần loài Trùng bánh xe với các
thông số chất lƣợng môi trƣờng nƣớc

26


vi
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Tọa độ các điểm thu mẫu

11

Bảng 3.1

Các thông số chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại các điểm
nghiên cứu


15

Bảng 3.2

Thành phần loài Trùng bánh xe theo các thủy vực nghiên
cứu

17


vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DO
CCA
EC
NH4+
NO3NO2NTUPO43TDS

: Oxy hòa tan
: Canonical Correspondence Analysis
: Độ dẫn điện
: Amoni
: Nitrat
: Nitrit
: Độ đục
: Photphat
: Tổng chất rắn hòa tan



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trùng bánh xe (Rotifers) là động vật khơng xƣơng sống có kích thƣớc nhỏ (50–
200µm) thuộc nhóm xoang giả, quan sát đƣợc dƣới kính hiển vi, có sự đa dạng cao về
hình thái và môi trƣờng sống đa dạng, phân bố rộng trên tồn thế giới, chúng là một
trong ba nhóm chính của động vật phù du có số lƣợng lớn lồi (Pejler, 1995). Trên thế
giới hiện nay đã có khoảng 2030 lồi đƣợc mô tả và định loại. Trong thủy vực nƣớc
ngọt Trùng bánh xe có hai lớp là lớp Monogononta (1.570 loài) và lớp Bdelloidea với
461 loài (Segers, 2007).
Trùng bánh xe đóng một vai trị quan trọng trong nhiều hệ sinh thái nƣớc ngọt.
Chúng có mặt khắp mọi nơi, trong hầu hết các loại môi trƣờng nƣớc ngọt, từ những kẽ
nƣớc nhỏ đến các hồ nƣớc lớn. Chúng thƣờng có mật độ lên đến 1.000 cá thể mỗi lít
(Segers, 2008). Các loài trùng bánh xe thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ sinh vật kiểm nghiệm
độc tố (Arnold & cs. 2011), đánh giá ô nhiễm môi trƣờng nƣớc bởi vì chúng rất nhạy
cảm với nhiều loại chất ô nhiễm (Arnold & cs., 2011), và có vịng đời ngắn, dễ ni
cấy trong quy mơ nhỏ, bên cạnh đó ln trùng đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong
chuỗi thức ăn, chúng còn là thức ăn tự nhiên của các loài động vật ở giai đoạn con non,
một số lồi thƣờng đƣợc ni cấy với quy mô công nghiệp để sản xuất sinh khối.
Trùng bánh xe là cầu nối giúp chuyển hóa năng lƣợng giữa sinh vật sản xuất đến các
bậc dinh dƣỡng cao hơn (Wallace & cs., 2006).
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, với
kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hệ thống sơng ngồi phân bố tƣơng đối đồng đều, tổng
chiều dài sông suối đạt tới 1055 km, tổng diện tích lƣu vực là 4195 km2. Huế có nhiều
cồn cát với tổng diện tích khoảng trên 10000 ha, một số cồn cát ở gần các lƣu vực
sông, hồ tạo nên một sinh cảnh cát có nhiều lồi sinh vật sinh sống, trong đó có các
loài động vật phù du sống trong sinh cảnh đặc biệt này.
Các loài trùng bánh xe ở trong sinh cảnh cát ven hồ (psammon habitat) là những
sinh vật sống trong khe hở giữa các hạt cát, là môi trƣờng sống chuyển tiếp giữa nƣớc

và đất. Mặc dù môi trƣờng không ổn định và rất dao động, nhƣng một lƣợng lớn các
lồi và mật độ tƣơng đối lớn có thể đƣợc tìm thấy làm cho nó trở thành một sinh cảnh
quan trọng (Lokko & cs., 2014). Wiszniewski (1934a, 1934b, 1937) đã thực hiện nhiều
nghiên cứu về Trùng bánh xe sống trong sinh cảnh cát ven hồ, ông đã chia khu vực
này thành ba loại: hydropsammon là vùng cát chìm dọc rìa của vùng nƣớc,
hygropsammon là vùng lân cận đến mực nƣớc, eupsammon là vùng nằm ở ranh giới
ngoài của vùng hygropsammon. Trên thế giới các loài trùng bánh xe trong hệ sinh thái
cát đã đƣợc nghiên cứu nhiều năm (Wiszniewski, 1934a, b; 1937). Ở Việt Nam đã có
nghiên cứu về trùng bánh xe trong sinh cảnh cát ở khu vực miền Trung đã xác định


2

đƣợc tổng số 89 loài của rotifer, thuộc 21 chi và 13 họ, trong đó, có 48 lồi là lồi mới
ở Việt Nam (Trinh Dang & cs., 2015).
Trùng bánh xe có vai trị đặc biệt quan trọng trong thủy vực Việt Nam, nhƣng
chúng vẫn là đối tƣợng chƣa đƣợc nghiên cứu rộng rãi trong nƣớc, đặc biệt là các loài
Trùng bánh xe sống trong sinh cảnh cát. Huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là
khu vực có nhiều bàu cát với tính đặc trƣng của sinh cảnh cát ven hồ. Từ những vấn đề
trên nên tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đa dạng ngành Trùng bánh xe (Rotifera:
Monogononta) trong sinh cảnh cát ven hồ ở huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên
Huế”. Đề tài đƣợc tiến hành nhằm cung cấp thông tin về Trùng bánh xe tại Việt Nam
và đặc biệt là Trùng bánh xe trong sinh cảnh cát ven hồ cũng nhƣ đƣa ra đƣợc mơ hình
tƣơng quan giữa đa dạng lồi Trùng bánh xe và các thơng số mơi trƣờng nƣớc.
2. Mục tiêu đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định đƣợc sự đa dạng thành phần loài ngành Trùng bánh xe trong sinh cảnh
cát ven hồ tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định đƣợc thành phần loài ngành Trùng bánh xe (Rotifera) trong sinh cảnh

cát ven hồ ở các thủy vực nghiên cứu tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Xác định chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại các khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá đƣợc mối tƣơng quan giữa các thông số về chất lƣợng môi trƣờng
nƣớc và đa dạng ngành Trùng bánh xe trong sinh cảnh thái cát.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về thành phần loài
Trùng bánh xe trong sinh cảnh các ven hồ ở các thủy vực nghiên cứu tại tỉnh Thừa
Thiên Huế. Bên cạnh đó, cung cấp mối tƣơng quan giữa thành phần lồi Trùng bánh
xe và các thơng số chất lƣợng môi trƣờng nƣớc.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này là cơ sở giúp đánh giá đƣợc sự đa dạng cũng nhƣ chất lƣợng môi
trƣờng nƣớc tại một số thủy vực trong thời gian ngắn, cung cấp thông tin đa dạng loài
Trùng bánh xe trong sinh cảnh cát ven hồ làm cơ sở tiền đề cho các nghiên cứu ứng
dụng trong tƣơng lai.


3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung ngành Trùng bánh xe (Rotifera)
Trùng bánh xe là một trong những nhóm động vật có vai trị quan trọng hàng đầu
trong thủy vực nƣớc ngọt, chúng có vùng phân bố rộng ở khắp các thủy vực trên thế
giới. Cơ thể có kích thƣớc từ 50-200 µm, nhỏ nhất khoảng 40 µm và lớn nhất khơng
q 2 mm. Trùng bánh xe có khoảng 2030 loài đƣợc biết đến và phân loại thành ba
lớp, các loài thuộc lớp Seisonda (3 loài) phân bố ở biển, lớp Mongononta (1570 loài)
và đặc biệt lớp Bdelloidea với 461 lồi sinh sản vơ tính (Segers, 2007).
Cơ thể Trùng bánh xe chia làm ba phần chính: đầu, thân và chân.
+ Phần đầu: cấu tạo bộ máy tiêm mao là đặc điểm riêng biệt của Trùng bánh xe.
Bộ máy tiêm mao là cơ quan vận chuyển và tạo dòng nƣớc đƣa thức ăn vào miệng. Bộ

máy tiêm mao có nhiều dạng khác nhau; đƣợc cấu tạo bởi vùng tiêm mao quanh miệng
và đai tiêm mao quanh đầu, phần trên khơng có tiêm mao mà có cơ quan cảm giác.
Nếu có những hàng tiêm mao phát triển ở bờ trên của vùng miệng nối với những hàng
tiêm mao của đai tiêm mao quanh đầu thì gọi là paratrochus và paracingulum. Nếu một
phần phía trƣớc của vùng miệng có tiêm mao thì gọi là pseudotrochus. Nhƣng hình
dạng và cấu tạo của bộ máy tiêm mao rất khác nhau ở các họ.
+ Phần thân: Vỏ giáp bao bọc toàn bộ cơ thể hay chỉ một phần cơ thể. Lớp vỏ này
không thấm nƣớc, chỉ bị phân hủy khi chết. Trên bề mặt vỏ giáp thƣờng có các hoa
văn hay phần phụ dạng gai. Hình dạng của vỏ, cách sắp xếp các gai trên vỏ có ý nghĩa
rất quan trọng trong phân loại Trùng bánh xe. Ngƣời ta dựa vào vị trí các gai để quy
ƣớc tên gọi của các gai nhƣ: gai bên trƣớc, gai giữa trƣớc, gai trung gian, gai bên sau.
Thân có nhiều dạng khác nhau có chứa nhiều nội quan nhƣ: cơ quan tiêu hóa, sinh sản,
hệ thống bài tiết, cơ và dây thần kinh, khơng có cơ quan hơ hấp hay hệ tuần hồn.
+ Phần chân: phía cuối vỏ có lỗ chân. Chân có khả năng co giãn cao, có thể phân
đốt hoặc khơng phân đốt. Trên chân có thể có các ngón chân, trên ngón chân có mang
vuốt (Ruttner-Kolisko, 1974).
Cấu tạo và các kiểu cấu trúc trophi:
Trùng bánh xe là động vật nhỏ, thức ăn của chúng phải là các vật chất nhỏ đủ để
vừa với miệng nhỏ của chúng. Trùng bánh xe chủ yếu là ăn tạp, nhƣng một số loài
đƣợc biết đến là ăn thịt đồng loại. Trophi là một phần đặc biệt của tuyến tiêu hóa với
tác dụng là bắt mồi và nghiền nát thức ăn.
Dựa vào hình dạng, cấu trúc và kích thƣớc của các bộ phận tạo nên trophi mà
ngƣời ta phân trophi thành 9 dạng khác nhau.


4

Hình 1.1. Các dạng trophi: A,B: dạng malleoramate; C: dạng uncinate; D, E: dạng
malleate; F,G,H: dạng virgate; I: dạng cardate; J, K: dạng forcipate; L: dạng incudate
(Wallace & cs., 2006)

Trùng bánh xe có hai hình thức sinh sản, hữu tính và vơ tính. Trong đó, sinh sản
vơ tính là hình thức sinh sản phổ biến nhất của Trùng bánh xe, trong điều kiện bình
thƣờng sự sinh sản này sẽ diễn ra mà khơng cần có sự hiện diện của con đực. Hình
thức sinh sản hữu tính chỉ xảy ra trong một số điều kiện mơi trƣờng bất lợi.

Hình 1.2. Cấu tạo cơ thể và vòng đời của Trùng bánh xe (Nguồn: Internet)


5

1.2. Ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng nƣớc đến đa dạng của trùng bánh xe
Trùng bánh xe là sinh vật thích hợp để phân tích các mối quan hệ với mơi trƣờng
sống vì nhóm này có số lƣợng lồi lớn, sống trong nhiều mơi trƣờng. Bên cạnh đó mơi
trƣờng cịn là yếu tố quan trọng quyết định sự phân bố của chúng. Các lồi ở trong mơi
trƣờng khác nhau dẫn đến khác nhau về hình thái, đó đƣợc hiểu là sự thích nghi với
mơi trƣờng tƣơng ứng (Pejler, 1995).
1.2.1. Hàm lƣợng oxy
Nồng độ oxy là một yếu tố quan trọng trong việc xác định mật độ Trùng bánh xe
theo mùa. Quần thể kém phong phú khi phân bố trong mơi trƣờng có nồng độ oxy
thấp. Nhƣng có một số lồi vẫn tồn tại và phát triển ở mơi trƣờng có nồng độ oxy thấp
nhƣ: Keratella hiemalis, Anuraeopsis fissa, Polyarthra dolichoptera, Filinia terminalis
(Berziņš & cs., 1989).
1.2.2. Amoniac
Theo Schlüter & cs, 1985 nghiên cứu hàm lƣợng amoniac ảnh hƣởng đến sự tăng
trƣởng của quần thể Brachionus Rubens. Ở mức nồng độ 3mg, sự sinh sản của
Brachionus không bị ảnh hƣởng. Trong phạm vi 3 đến 5 mg, tốc độ sinh sản giảm, mặc
dù khơng có hiện tƣợng chết. Ở nồng độ trên 5 mg, luân trùng chết trong vòng 2 ngày.
Hàm lƣợng Amoniac (NH3-) tăng cao gây độc cho sinh vật dƣới nƣớc gây suy
thoái quần thể (Liang & cs., 2018).
1.2.3. Nhiệt độ

Theo Johnston & Snell, 2016, nghiên cứu nhiệt độ môi trƣờng ảnh hƣởng lớn đến
tuổi thọ ở nhiều loại động vật. Nhiệt độ giảm từ 22 ° C xuống 16 ° C giúp kéo dài tuổi
thọ của luân trùng Brachionus Manjavacas lên tới 163%. Tỷ lệ sinh sản ở 16 ° C thấp
hơn so với ở 22°C.
1.2.4 pH
Mitchell, 1986, nghiên cứu định lƣợng ảnh hƣởng của giá trị pH từ 7,5 đến 10,5
trong mơi trƣờng khơng có màng đệm đối với sản xuất trứng nghỉ và amictic và tốc độ
tăng trƣởng dân số của Brachionus calyciflorus. pH 9,5 cho khả năng tăng mật độ cao
nhất và khơng có trứng; pH 10,5 đã cho thấy mật độ thấp nhất và sản lƣợng trứng nghỉ
cao nhất, việc tăng độ pH lên 10,5 sẽ làm giảm sản lƣợng nghiêm trọng.
1.3. Vai trò của ngành trùng bánh xe
Trong hệ sinh thái nƣớc ngọt, Trùng bánh xe đóng vai trị đặc biệt quan trọng
trong chuỗi thức ăn, chúng là cầu nối giúp chuyển hóa năng lƣợng giữa sinh vật sản
xuất đến các bậc dinh dƣỡng cao hơn (Wallace & cs., 2006).
Các loài Trùng bánh xe thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ sinh vật kiểm nghiệm độc tố,
đánh giá ô nhiễm môi trƣờng nƣớc bởi vì chúng rất nhạy cảm với nhiều loại chất ơ
nhiễm, và có vịng đời ngắn, dễ ni cấy trong quy mô nhỏ (Snell & cs., 1995).


6

Trùng bánh xe là thức ăn tự nhiên của các loài động vật ở giai đoạn con non, một
số loài (B.plicatilis) thƣờng đƣợc nuôi cấy với quy mô công nghiệp để sản xuất sinh
khối làm thức ăn cho ấu trùng cá. B. plicatilis có thể đƣợc cung cấp ở nồng độ thực
phẩm cần thiết để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của ấu trùng, tăng cƣờng q trình
tiêu hóa và mang lại tỷ lệ sống cao (Lubzens & cs., 1989).
1.4. Tình hình nghiên cứu trùng bánh xe trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Trên thế giới
Trên thế giới, các nghiên cứu về Trùng bánh xe đƣợc bắt đầu từ rất sớm. Bắt đầu
vào năm 1673, Anthony van Leeuwenhoek đã mơ tả về hình thái của Trùng bánh xe.

Sang thế kỉ 18, nhiều nhà nghiên cứu ngƣời Đức, Đan Mạch, Anh đã nghiên cứu sâu
hơn về Trùng bánh xe. Năm 1744, cái tên “Trùng bánh xe” đƣợc sử dụng đầu tiên bởi
Baker (Koste & cs., 1993).
Các nghiên cứu về Trùng bánh xe không chỉ dừng ở phân loại học mà cịn đƣợc
nghiên cứu là sinh vật chỉ thị mơi trƣờng, thử nghiệm độc học (Snell & cs., 1995),
trong nuôi trồng thủy sản, và nghiên cứu các yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng đến quá
trình sinh sản, phát triển của các lồi (Lubzens & cs., 1989). Qua các cơng trình nghiên
cứu trên thế giới, có thể thấy tính đa dạng thành phần lồi của Trùng bánh xe và vai trị
của chúng trong hệ sinh thái cũng nhƣ các ứng dụng to lớn của chúng trong nghiên cứu
và đời sống.
Trong những năm 1930, tác phẩm của Kurt Wulfert (1891-1970) đã cung cấp
những dẫn liệu về phân loại sinh thái học của hệ động vật Trùng bánh xe ở Đức. Có rất
nhiều những nghiên cứu khác nhau về hình thái, phân loại, đặc điểm sinh học của
Trùng bánh xe bao gồm: Koste (1978), Dumont (1980,1983), Snell (1989), Nograd
y(1995), Segers (1995, 2003), DeSmet (1996), De Smet &Pourriot (1997), Nogrady &
Segers (2002), Josef Donner (1909-1989), Agnes Ruttner-Kolisko (1911-1991), Ricci
(1983).
Trong những năm 70, một cơng trình nghiên cứu nổi bật phải kể đến là
“Rotatoria” của Walter Koste (1978), tác giả đã mô tả ngành Trùng bánh xe bằng hình
vẽ với hơn 1000 lồi, cũng trong khoảng thời gian đó Agnes Ruttner-Kolisk cho xuất
bản cuốn sách “Plankton Rotifers: Biology and Taxonomy” giới thiệu tổng quát về
sinh học, đặc điểm sinh sản, vòng đời và phân loại của Trùng bánh xe (RuttnerKolisko, 1974).
Lubzens đã nghiên cứu việc nuôi Trùng bánh xe làm thức ăn cho nuôi trồng thủy
sản vào năm 1987. Brachionus plicatilis đƣợc sử dụng rộng rãi nhất trong việc ni cá
biển và ấu trùng tơm vì khả năng chịu đựng môi trƣờng biển cao (Lubzens, 1987).
Hai tác giả Snell và Moffat năm 1992 đã thử nghiệm độc mãn tính lên lồi
Brachionus calyciflorus. Thử nghiệm ở nồng độ trung bình cho thấy số lƣợng lồi
giảm 33%, sự phong phú giảm 42% và tỉ lệ sinh sản giảm 13% (Snell & cs., 1992).



7

Năm 1997, tác giả Manuel Serra đã có nghiên cứu về các yếu tố sinh thái ảnh
hƣởng đến gen của lồi Brachionus plicatilis (Rotifera). Tác giả đã tìm thấy các phản
ứng khác biệt trong quá trình tăng trƣởng của ba lồi này với cả hai yếu tố mơi trƣờng
là độ mặn và nhiệt độ trong mơ hình sinh sản lƣỡng tính.
Năm 1998, Wallace & Segers đã nghiên cứu sự thay đổi của quần thể trùng bánh
xe trong hồ nƣớc phú dƣỡng liên quan đến 46 yếu tố môi trƣờng. Trong đó, các yếu tố
mơi trƣờng đƣợc xác định có ảnh hƣởng đến nhiều nhất đến Trùng bánh xe là tổng
nitơ, nhiệt độ bề mặt, các chất xúc tác.
Saler vào năm 2002 đã nghiên cứu đƣợc một số loài Trùng bánh xe thuộc hai họ
Brachionus và Keratella là động vật phù du chỉ thị cho mức độ nghèo dinh dƣỡng của
hồ.
Năm 2008, Segers đã nghiên cứu sự đa dạng toàn cầu của trùng bánh xe
(Rotifera) trong nƣớc ngọt, sự đa dạng cao nhất nằm trong vùng nhiệt đới, các điểm
nóng là Đông Bắc Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Nam Á, Úc và hồ Baikal. Sự đa dạng thấp
ở Châu Phi (bao gồm Madagascar), Châu Âu, tiểu lục địa Ấn Độ và Nam Cực.
Qua các cơng trình nghiên cứu về Trùng bánh xe đƣợc đề cập ở trên, có thể thấy
tính đa dạng thành phần loài của Trùng bánh xe và vai trò của chúng trong hệ sinh thái
cũng nhƣ các ứng dụng to lớn của chúng trong nghiên cứu và đời sống.
1.4.2. Ở Việt Nam
Việt Nam là nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi cho các sinh vật phát triển, là một
trong những nƣớc có đa dạng sinh học cao.
Năm 1966, Shirot đã nghiên cứu về sinh vật phù du của các vùng nƣớc ngọt và
ven biển ở miền Nam, nghiên cứu đã đề cập đến Trung bánh xe ở miền Nam Việt Nam
và đã cơng bố 72 lồi Trùng bánh xe thuộc 16 họ và 4 bộ.
Năm 1980, Đặng Ngọc Thanh & cộng sự đã công bố sách “Định loại động vật
không xƣơng sống nƣớc ngọt miền Bắc Việt Nam”. Trong đó có 329 lồi thuộc Trùng
bánh xe với 54 lồi Trùng bánh xe đƣợc mơ tả.
Năm 2009, Võ Văn Phú và cộng sự đã công bố “Dẫn liệu bƣớc đầu về thành phần

lồi động vật khơng xƣơng sống ở hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam” Dẫn Liệu Bƣớc
Đầu về Thành Phần Lồi Động Vật Khơng Xƣơng Sống Ở Hồ Phú Ninh, Tình Quảng
Nam với 8 lồi Trùng bánh xe.
Năm 2013, Trịnh Đăng Mậu & cs. đã nghiên cứu thành phần lồi của Trùng bánh
xe tại sơng Nhƣ Ý ở Huế. Nghiên cứu này đã ghi nhận 98 loài thuộc 31 chi, 21 họ,
trong đó có 52 lồi lần đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam và một loài Ploesoma asiaticum
n.sp. đƣợc ghi nhận cho khoa học.
Năm 2015, Trịnh Đăng Mậu & cs., tiếp tục cơng trình nghiên cứu Trùng bánh xe
ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông đã ghi nhận 88 loài thuộc 21 chi, 13 họ. Trong số này, 48


8

lồi mới ở Việt Nam và có 3 lồi: Lecane phapi n. sp., Lecane dorysimilis n. sp. and
Trichocerca bauthiemensis n. sp. cho khoa học.
Nhìn chung, nghiên cứu về sinh vật phù du ở Việt Nam đƣợc bắt đầu khá sớm
nhƣng đến nay nhóm động vật phù du vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu sâu rộng. Đặc biệt là
ngành Trùng bánh xe vẫn chƣa đƣợc tập trung nghiên cứu kĩ về vai trị, đa dạng và ứng
dụng của nó trong đời sống. Đa số các nghiên cứu trƣớc đây chỉ thiên về hƣớng định
loại lồi có trong thủy vực. Trùng bánh xe cần đƣợc quan tâm nghiên cứu và khai thác
giá trị của nó nhiều hơn.
1.5. Giới thiệu về thừa thiên huế
1.5.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền Trung Việt Nam bao gồm phần đất
liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông.
Thừa Thiên Huế có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, tỉnh Quảng Nam,
thành phố Đà Nẵng, nƣớc Lào và giáp biển Đơng. Phần đất liền Thừa Thiên Huế có
diện tích 5,053,99 km2 , kéo dài theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam, nơi dài nhất 120km
(dọc bờ biển) nơi ngắn nhất 44km (phần phía tây)


Hình 1.3. Bản đồ tỉnh Thừa Thiên Huế (Nguồn: Internet)
Tỉnh Thừa Thiên Huế gồm một thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố Huế) và 8
huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Hƣơng Trà, Phú Vang, Hƣơng Thủy, Phú Lộc, Nam
Đông và A Lƣới) với 121 xã 20 phƣờng (thuộc thành phố Huế) và 9 thị trấn trực thuộc
huyện là Thuận An (huyện Phú Vang) và Lăng Cô (huyện Phú Lộc).


9

1.5.2. Điều kiện tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế
a. Địa hình
Địa hình đa dạng nhƣ núi, gị đồi, đầm bằng duyên hải và đầm phá ven biển.
Thừa Thiên Huế có khoảng 75,1 % diện tích là núi đồi, 24,9 % diện tích là đồng bằng
duyên hải, đầm phá và cồn đụn cát nội đồng và chắn bời. Đồng bằng duyên hải tƣơng
đối bằng phẳng có độ cao tuyệt đối từ 15-10 mét trở xuống, kể cả các trảng cát nội
đồng Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, chiếm khoảng 16 % diện tích tự nhiên của
tỉnh.
b. Hệ thống thủy văn
Hầu hết hệ thống sông suối Thừa Thiên Huế đều xuất phát từ sƣờn Đơng Trƣờng
Sơn, chủ yếu chảy qua địa hình dốc và cấu tạo từ đá cứng nên thƣờng ngắn, dốc và
nhiều thác ghềnh. Đặc điểm hình thái sơng ngồi này cùng với lƣợng mƣa lớn và tập
trung vào mùa mƣa là nguyên nhân gây ra chế độ thủy văn phức tạp và biến động khác
thƣờng.
Hệ thống sơng ngồi lãnh thổ này phân bố tƣơng đối đồng đều, nhƣng phần lớn là
ngắn, tƣơng đối hẹp hầu hết các con sông đan nối vào nhau tạo thành một mạng lƣới
chằng chịt. Đại bộ phận sơng suối chính chảy theo hƣớng Tây – Tây Nam về Bắc –
Đông Bắc đổ vào phá Tam Giang – Cầu Hai trƣớc khi chảy ra biển đơng. Nếu tính đến
cửa sơng và các chi lƣu với chiều dài trên 10km thì tổng chiều dài sơng suối và các
sơng đào đạt tới 1055 km, tổng diện tích lƣu vực tới 4195 km2. Mật độ sông suối dao
động trong khoảng 0,3-1km/km2, có nới tới 1,5-2,51km/km2. Độ dốc dịng sông trong

phạm vi lãnh thổ núi rất lớn, nhƣng lại quá thoải ở đồng bằng duyên hải.
c. Địa chất
Thừa Thiên Huế tồn tại các loại đá biến chất, trầm tích lục nguyên, trầm tích
cacbonat, các đá xâm nhập, trầm tích bở rời có tuổi từ thời tiền cổ đến nay.
d. Khí hậu
Thừa Thiên Huế có chế độ nhiệt đới gió mùa nóng ẩm đặc trƣng với nền nhiệt độ
cao, bức xạ dồi dào. Thừa Thiên Huế là địa bàn giao tranh giữa các khối khí hình
thành từ nhiều trung tâm khí áp khác nhau và là ranh giới tự nhiên của khí hậu nhiệt
đới ẩm chuyển tiếp hai miền Nam Bắc Việt Nam cũng nhƣ Đông Tây Trƣờng Sơn. Ở
đây hình thành chế độ khí hậu đặc biệt, vừa mang đặc trƣng khí hậu nhiệt đới gió mùa
miền Bắc với mùa đơng lạnh vừa thể hiện khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình của
miền Nam.
e. Nhiệt độ
Nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, lại thừa hƣởng lƣợng bức xạ dồi
dào nên Thừa Thiên Huế có nền nhiệt độ cao đặc trƣng cho chế độ lãnh thổ vành đai
nhiệt đới. Mùa đông nhiệt độ từ 17-180C, trong mùa hè các tháng nóng nhất là tháng 6,


10

tháng 7 nhiệt độ trung bình lên đến 28-290C., nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 40-410C
ở vùng duyên hải
f. Lƣợng mƣa
Thừa Thiên Huế là một trong các tỉnh có lƣợng mƣa nhiều nhất nƣớc ta, Lƣợng
mƣa trung bình năm trên lãnh thổ đều vƣợt qua 2.600 mm, có nơi trên 4.000 mm
(UBND, 2005).
1.5.3. Điều kiện kinh tế xã hội
Tính đến năm 2017, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1,154,310 ngƣời, trong đó:
Nam: 575.388 ngƣời, Nữ: 578,922 ngƣời. Mật độ dân số là 230 ngƣời /km2. Về phân
bố, có 563.404 ngƣời sinh sống ở thành thị và 590.906 ngƣời sinh sống ở vùng nông

thôn.
Thừa Thiên Huế quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn,
phát huy các giá trị văn hoá. Thành phố Huế vừa mang dáng dấp hiện đại, vừa mang
nét đẹp cổ kính với di sản văn hố thế giới, đóng vai trị hạt nhân đơ thị hố lan toả và
kết nối với các đô thị vệ tinh. Môi trƣờng thu hút đầu tƣ lành mạnh và tạo điều kiện
thuận lợi cho nhà đầu tƣ có năng lực. Hạ tầng giao thông ngày càng hiện đại, chống
đƣợc chia cắt vùng miền, tạo ra động lực phát triển giữa nông thôn và thành thị. Năng
lực sản xuất mới hình thành và mở ra tƣơng lai gần sẽ có bƣớc tăng trƣởng đột phá:
phía Bắc có các khu cơng nghiệp Phong Điền, Tứ Hạ, xi măng Đồng Lâm; phía Nam
có khu cơng nghiệp Phú Bài, khu kinh tế-đô thị Chân Mây-Lăng Cô sơi động; phía
Tây đã hình thành mạng lƣới cơng nghiệp thuỷ điện Tả Trạch, Hƣơng Điền, Bình
Điền, A Lƣới, xi măng Nam Đơng; phía Đơng phát triển mạnh khai thác và nuôi trồng
thuỷ sản và Khu kinh tế tổng hợp Tam Giang-Cầu Hai.


11

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài động vật phù du thuộc ngành Trùng bánh xe (Rotifera).
2.2. Địa điểm, phạm vi và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm thu mẫu ngoài thực địa
Mẫu đƣợc thu từ 10 điểm huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Hình 2.1).

Hình 2.1. Bản đồ vị trí thu mẫu tại huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.1. Tọa độ các điểm thu mẫu
STT

Kinh độ


Vĩ độ

1

107.38166

16.62007

2

107.38623

16.62331

3

107.38332

16.62470

4

107.38018

16.62628


12


5

107.35694

16.64693

6

107.37872

16.65264

7

107.37541

16.64455

8

107.39500

16.59997

9

107.43446

16.59600


10

107.43292

16.59681

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại các bàu cát thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế. Nghiên cứu chỉ đánh giá tính đa dạng thành phần lồi Trùng bánh xe thuộc
nhóm Monogononta mà khơng bao gồm nhóm Bdelloid.
2.2.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện trong thời gian từ tháng 8/2018 đến tháng 4/2019.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại các địa điểm nghiên cứu.
- Đánh giá đa dạng thành phần loài ngành Trùng bánh xe tại các địa điểm nghiên
cứu.
- Xây dựng mối tƣơng quan giữa thành phần lồi và chất lƣợng mơi trƣờng ở các
điểm nghiên cứu.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phƣơng pháp ngoài thực địa
- Phƣơng pháp thu mẫu định tính: Mẫu Trùng bánh xe đƣợc thu trong lớp cát bề
mặt với độ sâu 3cm ở vùng Hygropsammon.
- Phƣơng pháp thu mẫu nƣớc: Mẫu nƣớc đƣợc lấy, xử lý, bảo quản theo TCVN
5994-1995 và TCVN 6663-3.
- Phƣơng pháp bảo quản mẫu Trùng bánh xe: Mẫu đƣợc cố định ngay sau khi thu
với formaldehyde 4%.
2.4.2. Phƣơng pháp phân tích mẫu trong phịng thí nghiệm
- Phƣơng pháp phân tích chất lƣợng nƣớc: Các thơng số về độ dẫn điện, tổng chất
rắn hòa tan, pH, độ đục, oxy hòa tan đƣợc đo bằng máy đo đa chỉ tiêu 6920/V2.
Thơng số NO3- : phân tích theo TCVN 6180:1996 (ISO 7890-3:1988) Chất lƣợng

nƣớc – Xác định nitrat. Phƣơng pháp trắc phổ dùng sunfosalixilic.


13

Thông số NO2- : Xác định theo TCVN 6178:1996 (ISO 6777:1984) – Chất lƣợng
nƣớc – Xác định nitrit. Phƣơng pháp trắc phổ hấp thụ phân tử.
Thông số PO43-: Xác định theo TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004) – Chất lƣợng
nƣớc – Xác định photpho – Phƣơng pháp đo phổ dùng amoni molipdat.
- Phƣơng pháp định loại Trùng bánh xe: Tại phịng thí nghiệm, định danh các loài
thuộc ngành Trùng bánh xe bằng phƣơng pháp so sánh hình thái dựa trên tiêu chuẩn
phân loại về hình thái của cơ thể và cấu trúc trophi. Mẫu vật đƣợc quan sát dƣới kính
hiển vi với độ phóng đại từ 40x đến 1000x và chụp hình với thiết bị chụp hình kính
hiển vi. Các bƣớc định danh phân loại Trùng bánh xe đƣợc tiến hành dựa trên phƣơng
pháp của Myers và Harring (1922) . Các nguồn tài liệu chính dùng để định danh phân
loại: Sergers & Nogrady, 1995; Koste & Shiel, 1992; Koste&Shiel, 1978;
Koste&Shiel, 1987 ; Koste&Shiel, 1991; H. Dumont, 1997.
- Phƣơng pháp phân tích trophi: Đƣa một cá thể cần phân tích trophi vào trong
một giọt glycerin nhỏ trên lam kính, sau đó dùng ống mao dẫn hút 1 ít thuốc tẩy javen
đƣa từ từ vào mẫu, cần quan sát và cho lƣợng thuốc tẩy vừa đủ để trophi tách ra khỏi
cá thể, khoảng 2-5 phút trophi sẽ hiện ra và quan sát dƣới kính hiển vi.
2.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Thực hiện thống kê mô tả các số liệu nghiên cứu thu đƣợc bằng phần mềm thống
kê R (R Core Team, 2016). Độ giàu lồi đƣợc đánh giá thơng qua số lƣợng lồi ghi
nhận tại các khu vực nghiên cứu và thông qua các chỉ số ƣớc đốn độ giàu lồi (Chao,
Jacknife 2, Boot). Bên cạnh đó, đƣờng cong tích lũy lồi và đƣờng cong của các chỉ
số ƣớc đốn đƣợc tính tốn bằng trung bình của 100 trị số ƣớc tính. Mỗi trị số ƣớc tính
đƣợc dự đốn dựa trên 100 lần lấy mẫu ngẫu nhiên từ ma trận tích lũy (Colwell &
Coddington, 1994). Các chỉ số ƣớc đốn đƣợc tính theo cơng thức:


𝑆𝐶ℎ𝑎𝑜1 = 𝑆𝑜𝑏𝑠 +
Với f1: số lƣợng các lồi duy nhất
f2: số lƣợng các loài xuất hiện 2 lần trở lên
Sobs: tổng số lƣợng loài đƣợc quan sát trong mẫu
SChao1: tổng chỉ số Chao 1 với dữ liệu phong phú

𝑆𝑗𝑎𝑐𝑘𝑛𝑖𝑓𝑒1 = 𝑆𝑜𝑏𝑠 + 𝑓1
Với f1: số lƣợng các loài duy nhất
Sobs: tổng số lƣợng loài đƣợc quan sát trong mẫu
Sjacknife1: tổng chỉ số Jacknife 1 với dữ liệu phong phú

𝑆𝐵𝑜𝑜𝑡 = 𝑆𝑜𝑏𝑠 + (1 - pj )n
Với pj: phần trăm số bản sao mà trong đó số lồi j tồn tại
Sobs: tổng số lƣợng loài đƣợc quan sát trong mẫu
n : số lƣợng bản sao


14

Mơ hình tƣơng quan đa biến CCA (Canonical Correspondence Analysis) sử dụng
để xác định mối tƣơng quan giữa sự xuất hiện các lồi Trùng bánh xe với chất lƣợng
mơi trƣờng nƣớc tại các địa điểm nghiên cứu. Mơ hình tƣơng quan này đƣợc xây dựng
bằng phần mềm Canoco 4.5.
Bản đồ thu mẫu đƣợc thực hiện bằng phần mềm Qgis.


15

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm chất lƣợng môi trƣờng nƣớc

3.1.1. Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại các điểm nghiên cứu
Qua phân tích chất lƣợng nƣớc tại 10 điểm nghiên cứu ở huyện Phong Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế đã cho thấy chất lƣợng nƣớc ở một số điểm bị ô nhiễm bởi hàm lƣợng
amoni tƣơng đối cao. Trong đó, điểm D06 có nồng độ amoni cao nhất trong tất cả các
điểm đạt 10,97 mg/l, tiếp theo là các điểm D07 (8,44 mg/l), điểm D03 (5,68 mg/l),
D04 (3,84 mg/l). Qua quá trình khảo sát thực địa đã nhận thấy các nguồn phát thải,
điều này có thể cho rằng các điểm ô nhiễm là do các hoạt động chăn ni của con
ngƣời. Tại điểm D05 có giá trị pH thấp do tại đây có nhiều mùn bã hữu cơ. Bên cạnh
đó, tại các điểm D08, D09, D10 có các hoạt động xây dựng và khai thác cát làm ảnh
hƣởng đến chất lƣợng nƣớc ở đây. Tuy vậy hầu hết các thông số vẫn nằm trong giới
hạn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam về chất lƣợng nƣớc mặt-QCVN: 08-2015.
Bảng 3.1. Các thông số chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại các điểm nghiên cứu
Điểm

NO3mg/l

NH4+
mg/l

NO2mg/l

PO43mg/l

EC

TDS
g/l

pH


NTU+

DO
mg/l

D01

0,22

0,3

0,021

0,25

0,05

0,034

6,45

6,3

5,74

D02

0,19

2,46


0,011

0,17

0,036 0,025

7,08

9,1

6,19

D03

0,08

5,68

0,046

0,34

0,036 0,025

6,94

13,82

7,31


D04

0,62

3,84

0,021

0,34

0,02

0,014

7,19

8,7

6,77

D05

0,34

1,08

0,005

0.32


0,033 0,023

6,01

6,1

6,86

D06

0,15

10,97

0,013

0,3

0,029 0,021

8.4

2,2

6,47

D07

0,16


8,44

0,029

0,31

0,034 0,014

5,67

8,4

6,27

D08

0,33

0,16

0,037

0,31

0,031 0,022

7,12

5,4


6,46

D09

0,3

2,69

0,029

0,17

0,01

0,007

6,81

2,9

6,76

D10

0,2

0,39

0,046


0,26

0,001 0,001

5,92

7,1

6,78

15

1

0,05

0,5

QCVN

08
2015

5,5-9

2-8


16


3.1.2. Sự phân nhóm thủy vực theo đặc điểm chất lƣợng môi trƣờng
Dựa vào chỉ số tƣơng đồng về chất lƣợng mơi trƣờng nƣớc giữa các điểm nghiên
cứu có thể phân chia các điểm nghiên cứu thành 3 nhóm khác nhau ở mức khác biệt
48,87%. Nhóm 1 gồm các điểm D04, D03, D07, trong nhóm này cả hai thơng số NH4+
(6±1,9) và NTU+ (10,3±2,5) cùng cao hơn so với các vị trí khác với giá trị NH4+ là
1,18±0,06, riêng đối với điểm D06 thơng số NH4+ (10,97) có nồng độ cao hơn; NTU+
có giá trị trung bình là 5±1.8, riêng tại D02 NTU+ (9.1) có giá trị tƣơng đối lớn. Nhóm
2 gồm các điểm D05, D02, D06 đồng thời có hai thông số nhiệt độ (20,6±0,14) và
NO2- (0,01±0,003) thấp hơn so với các điểm khác với giá trị tƣơng ứng là (21,54±0.24)
và (0,033±0.01), các điểm cịn lại thuộc nhóm 3 có các thơng NO2- (0,03±0,009) và
NO3-(0,3±0,05) cùng cao hơn so với các điểm khác và thông số NH4+ (0.28±0.09) thấp
hơn so với các vị trí khác (5,4±3,4), riêng tại điểm D09 thông số NH4+ (2.69) cao hơn
so với các điểm trong nhóm 3.

Hình 3.1. Sơ đồ biểu hiện tính tƣơng đồng về các thông số chất lƣợng môi trƣờng
nƣớc ở các điểm nghiên cứu
Để đánh giá đƣợc sự khác nhau về chất lƣợng môi trƣờng ở các điểm nghiên cứu,
chúng tơi sử dụng phƣơng pháp phân tích tƣơng quan đa biến giữa các thông số môi
trƣờng với nhau đã cho thấy sự khác biệt về chất lƣợng môi trƣờng tại các điểm nghiên
cứu. Dựa trên biểu đồ PCA cho thấy các điểm phân bố theo trục PC1 có thơng số oxy
hịa tan (có trọng số là 0,535) có trọng số ảnh hƣởng lớn nhất đến các điểm nghiên
cứu, tiếp đến là nitrit (có trọng số là 0,531), độ đục (có trọng số là 0,432). Thơng số
nitrat (có trọng số là 0,018), amoni (có trọng số là 0,056) có trọng số ảnh hƣởng thấp
nhất đến các điểm nghiên cứu. Nếu xét theo trục PCA2 cho thấy thơng số amoni (có
trọng số là 0,59) có trọng số ảnh hƣởng lớn nhất đến các điểm nghiên cứu, tiếp đến là


×