Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Môn Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Nghiên cứu về làng nghề mà anhchị lựa chọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.84 KB, 16 trang )

Môn: Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

BÀI ĐIỀU KIỆN
Đề bài:
HÃY VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
VỀ LÀNG NGHỀ MÀ ANH CHỊ LỰA CHỌN

1


A.MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chè là cây trồng có "niên đại” lâu đời trong các loại cây trồng của Việt Nam.
Sự tồn tại của cây chè gắn liền với bà con nơng dân. Chè có mặt ở khắp mọi nơi,
trước hết và nhiều nhất thuộc vùng miền núi và trung du. Thái Nguyên là một trong
những địa phương tạo nên " vựa chè” khu vực trung du và miền núi phía Bắc với
thương hiệu: Đệ nhất danh trà.
Sản phẩm chè hiện thời chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Đời sống người trồng
chè cũng như thực lực kinh tế những địa phương tạo ra vùng chè nguyên liệu phần
lớn phụ thuộc cây chè. Thuộc tính cây chè khơng có gì thay đổi nhưng ngành chè
cơng nghiệp lại đang trong tình trạng sa sút tồn diện. Tuy có ảnh hưởng của yếu tố
khách quan nhưng sự sa sút toàn diện của ngành chè trước hết thuộc về nguyên
nhân chủ quan. Diện tích thâm canh cũng như sản lượng chè đang liên tục đi
xuống. Từ 2009 đến nay, bình quân mỗi năm diện tích trồng chè trên địa bàn cả
nước sụt giảm hơn 1500ha. Tổng diện tích trồng chè hiện chỉ còn 124.000 ha, giảm
sút gần 6.100 ha so với 4 năm trước đó. Theo đó, như là hệ lụy tất yếu, sản lượng
chè liên tục giảm sút. Riêng 2013, giảm sút khoảng 20% so với năm trước. Nguyên
liệu cũng như sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam liên tục đi xuống (thậm chí
giảm sút mạnh) trong khi nhu cầu tiêu dùng chè của thế giới không ngừng tăng
lên.
Nhắc đến vùng chè Thái Nguyên, mọi người đều biết đến đây là tên một


thương hiệu chè ngon nhất cả nước, với Thái Nguyên vùng nguyên liệu có thể nói
đây là vùng nguyên liệu chè nhiều nhất cả nước nhưng chưa được quy hoạch để
xứng tầm với một thương hiệu mạnh. Trong cả nước ta hiện nay, những vùng được
quy hoạch để trồng chè hiện rất nhiều, có thể kể đến như: Phú Thọ, Yên Bái
(Thương hiệu chè Shan tuyết suối giàng), chè Tuyên Quang, chè Mộc Châu...
Nhưng với thương hiệu Đệ Nhất Danh Trà của cả nước, Chè Thái Nguyên luôn
2


khẳng định vị thế số một của mình. Với diện tích trồng chè khoảng 20 nghìn
ha.Thái Ngun là một trong các tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích trồng chè và
chất lượng sản phẩm. Trong bài viết này chúng tôi xin đưa ra 2 vùng chè Thái
nguyên mà theo mọi người ghi nhận và cơng nhận thì những vùng chè sau được coi
là ngon nhất và nổi tiếng nhất: Làng nghề Chè Tân Cương Thái Nguyên.
Trên cơ sở những quan điển nêu trên ,đề bài: Nghiên cứu về làng nghề mà
anh/chị lựa chọn được triển khai nhằm giá sự ra đời và phát triển của làng nghề
chè ở Thái Ngun
2 . Tình hình nghiên cứu
Chưa có một tài liệu hay một cuốn sách nào nói về làng nghề chè Tân Cương
ở Thái Ngun, có một vài thơng tin nhưng chỉ là văn tắt được đăng tải trên các
trang báo điện tử hoặc cổng thông tin của báo Thái Nguyên.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu nguồn gốc cây chè và sự hình thành các làng nghề chè ở
Tân Cương Thái nguyên để hiểu rõ vị thế của cây chè trong kinh tế cũng như là
hình ảnh đại diện của Thái nguyên mỗi khi nhắc tới. Đây cũng chính là một điểm
thu hút khách du lịch khi đến với Thái Nguyên.
4. Phạm vi đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu và khảo sát ở khu vực xã Tân Cương của Thành
phố Thái Nguyên. Lý do chọn địa điểm này vì đây là khu vực có sản lượng chè
tương đối lớn và chất lượng chè ngon nhất trong vùng. Đây cũng là thương hiệu

nổi tiếng của chè trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương phá p phân tích tổng hợp: Áp dụng trong phân tích làm rõ hiện
trạng phát triển làng nghề chè dưới sự tác động của những biến đổi trong đời sống
kinh tế - chính trị - xã hội ở Thái Nguyên.

3


_Phương pháp điền dã: Đâ y là phương pháp chủ yếu của đề tài, trên cơ sở
nghiên cứu thực địa. thực hiện nghe, quan sát, phỏng vấn, ghi chép, chụp ảnh, ghi
hình, ghi âm để nắm bắt về sự phát triển làng nghề chè ở Thái Nguyên để làm căn
cứ cho việc nghiên cứu đề tài.
_ Phương pháp chuyên gia: Trên cơ sở các ý kiến phân tích, đánh giá của các
chuyên gia thông qua các hội thảo và tọa đàm khoa học sẽ được tổ chức trong quá
trình nghiên cứu để điều chỉnh ,thẩm định nội dung nghiên cứu của đề tài.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Phụ lục và Thư mục tham khảo, đề tài gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Sự hình thành và cơng dụng của cây chè
CHƯƠNG 2: Sự hình thành làng nghề chè ở Thái Nguyên
CHƯƠNG 3: Định hướng và phát triển làng nghề chè ở Thái Nguyên

4


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÂY CHÈ Ở THÁI NGUYÊN
1.1


Sự hình thành cây chè

1.1.1 Cây chè
Chè là loại cây công nghiệp dài ngày được trồng ở các tỉnh trung du và miền
núi phía Bắc và Lâm Đồng. Sản xuất trong nhiều năm qua đã đáp ứng đợc nhu cầu
về chè uống của nhân dân, đồng thời xuất khẩu đạt kim ngạch hàng triệu USD
hàng năm. Tuy có những thời điểm giá chè thấp làm cho đời sống ngời làm chè gặp
nhiều khó khăn nhng nhìn tổng thể cây chè vẫn là cây giữ vị trí quan trọng đối với
nền kinh tế quốc dân và tạo việc làm cho ngời lao động, tăng thu nhập cho một bộ
phận đáng kể nhân dân ở các vùng trung du, miền núi, vùng cao, vùng xa và góp
phần bảo vệ mơi sinh. Vì vậy việc phát triển sản xuất chè là một hướng quan trọng
nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trởng của nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta.
 Chè là cây công nghiệp dài ngày, trồng một lần cho thu hoạch nhiều năm.
Tuổi thọ của chè kéo dài 50 - 70 năm, cá biệt nếu chăm sóc tốt có thể tới hàng trăm
năm. Chè đã có ở Việt Nam từ hàng ngàn năm nay, một số cây chè ở Suối Giàng
(Nghĩa Lộ) có tuổi thọ 300 - 400 năm. Nhiều nhà khoa học cho rằng Việt Nam là
một trong những cái nôi của cây chè.
 1.1.2Sự phát triển của cây chè


Chè là thứ nớc uống có nhiều cơng cụ, vừa giải khát, vừa chữa bệnh.

Ngời ta tìm thấy trong chè có tới 20 yếu tố vi lợng có lợi cho sức khoẻ, ví dụ cafein
kích thích hệ th
 ần kinh trung ơng, tamin trị các bệnh đờng ruột và một số axit amin cần
thiết cho cơ thể.
5





Chè được trồng chủ yếu ở trung du, miền núi và có giá trị kinh doanh t-

ương đối cao. Một ha chè thu được 5 - 6 tấn chè búp tơi, có giá trị ngang với một
ha lúa ở đồng bằng và gấp 3 - 4 lần một ha lúa nương. Vì vậy có thể nói cây chè là
cây "xố đói giảm nghèo, điều hồ lao động từ đồng bằng lên các vùng xa xơi hẻo
lánh, góp phần phát triển kinh tế miền núi bảo vệ an ninh biên giới”.
Sản xuất và xuất khẩu chè thu hút một lợng lao động khá lớn (hơn 22
nghìn lao động chính kể cả lao động chính, kể cả lao động phụ và lao động dịch vụ
là gần 300 nghìn ngời với mức thu nhập ổn định và khơng ngừng tăng (thu nhập
bình quần qn tồn ngành năm 1996 đạt 250 nghìn đồng/ngời/tháng, năm 9 tăng
lên 350 nghìn ngời/tháng).
Trồng chè cũng chính là "phủ xanh đất trồng đồi trọc", cải thiện môi trờng
sinh thái. Với phơng châm trồng chè kết hợp nông lâm, đào dãy hào giữa các hàng
chè để giữ mùn giữ nớc, sử dụng phân bón hợp lý ngành chè đã gắn kết đợc phát
triển kinh tế với bảo vệ môi trờng.Chè là một sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao và
tiềm năng xuất khẩu lớn.
Một ha chè thâm canh thu hoạch đợc 10 tấn búp tơi chế biến đợc hơn 2
tấn chè khô, đem xuất khẩu sẽ thu được một lượng ngoại tệ ưtơng đương với khi
xuất khẩu 200 tấn than và đủ để nhập khẩu 46 tấn phân hoá học.Trên thế giới có
khoảng 30 nước trồng chè nhng có tới 100 nước uống chè. Như vậy tiềm năng về
thị trường của chè Việt Nam rất dồi dào. Tuy nhiên, tốc độ phát triển cây chè của
nước ta so với thế giới còn chậm. Năm 1939, Việt Nam xuất khẩu 2400 tấn chè đứng hàng thứ 6 trên thế giới. Đến nay, Việt Nam xuất khẩu được hơn 20.000 tấn
chè - đứng hàng thứ 17. Có thể thấy, trong vịng 60 năm, sản lượng xuất khẩu của
nước ta tăng 8 lần những vị trí đã tụt đến 10 bậc. Sản xuất chè của ta có nhiều
thuận lợi: Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu rất thích hợp với cây chè. Quỹ đất trồng
chè lớn (khoảng 20 vạn ha) trong khi hiện nay ta mới chỉ trồng đợc khoảng 7 vạn
6



ha. Bên cạnh đó, lao động vốn là lợi thế so sánh của nước ta, đặc biệt là lao động
nông nghiệp với kinh nghiệm lâu đời trong trồng về chế biến chè.

7


CHƯƠNG 2
SỰ HÌNH THÀNH LÀNG NGHỀ CHÈ Ở THÁI NGUYÊN
2.1 Sự hình thành và phát triển làng nghề chè
2.1.1Sự hình thành làng nghề chè
Chưa có ai xác định thời gian chính xác từ bao giờ của cây chè đã gắn bó
quen thuộc với cuộc sống của người Việt. Chỉ biết rằng đã từ lâu lắm người ta đã
quen với việc mời nhau một chén trà để thể hiện tấm lòng của gia chủ; chén trà sau
bữa cơm tối cùng gia đinh làm tăng thêm khong khí gần gũi,đầm ấm. Và trà có
mặt ở mọi sự kiện quan trọng từ ma chay, cưới xin, cho tới giỗ chạp. Mà trà ngon
nhất thì chỉ có ở vùng Thái Ngun khơng chỉ là cùng trồng chè lâu đời có sản
lượng cao nhất cả nước mà vị trà cũng ngon nhất.
Ơng Mơng Nơng Vũ, nhà nghiên cứ Trà Thái Nguyên cho biết : “ Theo tôi,
điều quan trọng nhất là người nông dân trồng chè phải hiểu được cây chè của
mình. Từ đó,họ biết bón phân bao nhiêu thì trà sẽ ngon, thu hái lúc nào là thích hợp
nhất chứ khơng phải muốn lúc nào cũng được”.
Với diện tích trồng chè chiếm gần 19.000 ha (đứng thứ hai trong cả nước),
Thái Nguyên đang là tỉnh dẫn đầu về năng xuất, chất lượng chè, sản lượng đạt
85.000 tấn/năm, trong đó xuất khẩu 7.200 tấn/năm sang các nước như: Trung
Quốc, Nga, Ấn Độ, Đài Loan, Sri Lanka, Nhật Bản, Pakistan … chiếm 1/5 tổng
kim ngạch xuất khẩu chè cả nước. Hiện tỉnh đang tích cực thực hiện Đề án Bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể của Trà Thái Ngun đã được
Chính phủ phê duyệt, gìn giữ thương hiệu "Đệ nhất danh trà" với du khách trong
và ngoài nước. Với những người dân nơi đây, cây chè không chỉ là kế sinh nhai,
mà còn là những giá trị văn hóa mà nhiều thế hệ ơng cha để lại.

Tân Cương là một xã ngoại thành nằm ở phía tây nam của Thành phố Thái
NguyênTại vùng chè Tân Cương, sản phẩm chè búp sao thơ của một số hộ gia đình
8


ln được tư thương săn đón với mức giá đắt gấp nhiều lần so các nơi khác. Với
thương hiệu sẵn có thì vào thời điểm hiện tại, giá mua bn ở mức hơn 300 nghìn
đồng/kg(đặc biệt giá có thể tăng lên trên 500 nghìn đồng/kg vào dịp cận tết). Để
đạt được mức giá như vậy, người làm chè Tân Cương đã bỏ ra rất nhiều công sức
để xây dựng chất lượng chè xứng với danh tiếng "đệ nhất trà". Một số gia đình đã
thành lập và liên kết lại để tạo ra các Câu lạc bộ, các tổ hay các hơp tác chè Tân
Cương với mục đích tạo ra một phương pháp chăm bón chúng nhằm đạt được
Giấy chứng nhận sản phẩm chè sạch theo tiêu chuẩn châu Âu. Chủ nhiệm CLB
chè hữu cơ Tân Cương Nguyễn Văn Kim cho biết, CLB thành lập năm 2005 với 16
hộ tham gia, diện tích chè trồng thử nghiệm gồm 1,5 ha. Phương thức canh tác
được thay đổi, chuyển từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hữu cơ, không sử
dụng bất cứ loại hóa chất nào trong suốt q trình trồng, chăm bón và chế biến.
2.1.2 Sự phát triển các làng nghề chè
Vào những năm 60 của thế kỷ 20, một đội ngũ công nhân của nông trường
Bắc Sơn thuộc xã Phúc Thuận huyện Phổ Yên đã được điều động lên Tân Ấp cũng
thuộc xã Phúc Thuận, đây là những công dân đầu tiên lập nên Làng Chè xóm 7 xã
Tân Cương ngày nay. Trải qua thời gian hơn nửa thế kỷ, từ lúc ban đầu chỉ có hơn
20 hộ cơng nhân, ngày nay đã phát triển lên đến gần 140 hộ gia đình với khoảng
600 nhân khẩu.
Trong thời gian đầu lập ấp do thụ động trong tư duy, thiếu kiến thức về nông
nghiệp, năng suất lao động thấp, năng suất cây trồng thấp, chất lượng chè kém đã
ảnh hưởng không nhỏ tới sản lượng cũng như thu nhập của người lao động. Tuy
nhiên, trong công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo với những tư duy quản lý kinh tế
mới là động lực để Xóm 7 phát triển mạnh mẽ. Với tinh thần cần cù, chịu khó, ham
học hỏi các kinh nghiệm của các địa phương cũng như tổng kết rút kinh nghiệm

qua các lớp tập huấn thực tế, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản

9


xuất, người dân Xóm 7 đã từng bước tiếp thu những cách làm mới để đạt được
năng suất lao động hiệu quả hơn.
Trong nhiều năm trở lại đây, người dân xóm 7 đã chuyển đổi nhiều loại hình
sản xuất, trong đó trồng chè được coi là cây mũi nhọn giúp người dân ổn định cuộc
sống. Để nâng cao sản lượng cũng như chất lượng, giống chè trung du kém hiệu
quả dần được thay thế bởi các giống chè cành (Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, LDP1…)
có ưu thế về năng suất, vượt trội về chất lượng, khả năng chống chọi được sâu
bệnh, phù hợp với đất đai, khí hậu ở của địa phương. Các khâu trồng, thâm canh
chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh, áp dụng công nghệ cao trong chế biến chè được các
hộ đầu tư, mua sắm để phục vụ cho việc chế biến, sản xuất chè được đảm bảo về
chất lượng, thơm ngon hơn, được người tiêu dùng ưa chuộng. Những thay đổi đó
đã giúp cho người làm chè xóm 7 có cuộc sống tốt hơn, cây chè giờ đây khơng chỉ
là cây xóa đói mà cịn đang dần trở thành cây chủ lực để làm giàu.

10


CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG
LÀNG NGHỀ CHÈ Ở THÁI NGUYÊN
3.1. Định hướng
Thái Nguyên hiện có tới 18.000 ha đất trồng chè, với những thung lũng chè
xnh mươt rất hấp dẫn. Bên cạnh đó, hệ thống làng nghề truyền thống với những kỹ
thuật sao tẩm chè thủ công vẫn còn khá phổ biến trong cộng đồng. Rõ ràng, đây là
một lợi thế không nhỏ để Thái Nguyên phát triển loại hình du lịch cộng đồng, gắn

với nghề trồng chè lâu đời của địa phương. Nếu có kế hoạch cải tạo môi trường
làng nghề tốt và thực hiện thành cơng việc phát triển du lịch cộng đồng , thì rõ ràng
người dân địa phương sẽ là người hưởng lợi khơng nhỏ. Ơng Phạm Thái Hanh, Phó
Giám đốc Sở VH-TT&DL Thái Nguyên cho biết: "Theo đề án chung, chúng tôi sẽ
xây dựng những chương trình du lịch cộng đồng kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng và
du lịch lịch sử. Trong những chương trình du lịch này, du khách sẽ có điều kiện
khám phá nghề trồng chè cũng như những kỹ thuật sao tẩm chè truyền thống ở
những vùng chè nổi tiếng của Thái Nguyên với sự đa dạng về văn hóa bản địa của
30 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn, phát triển du lịch văn hóa rõ ràng là một
hướng đi đúng đắn tỉnh Thái Nguyên. Quá trình đưa kinh tế du lịch trở thành một
ngành kinh tế quan trọng của địa phương sẽ giúp giảm nhanh tỉ lệ hộ đói nghèo của
tỉnh. Tuy vậy, để đạt được mục tiêu này, Thái Nguyên vẫn còn rất nhiều việc phải
làm, trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất là phải quy hoạch, cải tạo được môi
trường, cảnh quan các làng nghề truyền thống cũng như gìn giữ những nét văn hóa
đặc sắc của đồng bào các dân tộc.
Hiện nay sản phẩm trà Thái Nguyên khá đa dạng về mẫu mã và chất lượng.
Với những nguồn lợi từ trồng, chế biến xuất khẩu chè , vị trí cây chè đã và đang
thực sự là cây làm giàu cho những hộ sản xuất kinh doanh chè trong tỉnh.
11


Để tiếp tục khai thác thế mạnh về chè, ngành nông nghiệp Thái Nguyên đang
tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển cây chè để mang lại lợi ích cao nhất.
Trên cơ sở định hướng sản phẩm để xác định vùng nguyên liệu phục vụ cho chế
biến (theo tỷ lệ 80% sản phẩm chè xanh, 20% sản phẩm chè đen) Thái Nguyên đã
xây dựng quy hoạch cụ thể diện tích chè xanh, chè đen.Trong đó diện tích chè xanh
chủ yếu tập trung tại vùng sản xuất chè của TP Thái Nguyên và một số vùng sản
xuất chè thuộc huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Thị xã Sông Cơng. Chè đen
tập trung tại huyện Định Hố, Võ Nhai và một số vùng sản xuất chè thuộc huyện
Đại Từ, Đồng Hỷ.

Ngoài ra, tỉnh cũng quan tâm hỗ trợ người trồng chè trong quá trình triển
khai đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, sử dụng công nghệ cao trong các khâu tưới
nước, bón phân và thu hái nhằm tạo ra sản phẩm chè an toàn, chất lượng cao; chỉ
đạo áp dụng quy trình thực hành nơng nghiệp tốt (VietGAP), IPM để 100% nguyên
liệu chè búp tươi là chè an toàn thực phẩm... Ngồi ra, nghiên cứu, ứng dụng cơng
nghệ mới để sản xuất các sản phẩm sau chè có hiệu quả cao như: Nước chè đóng
chai, dược liệu chè….
3.2 Thực trạng
Để tiếp tục khai thác thế mạnh về chè, ngành nông nghiệp Thái Nguyên đang
tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển cây chè để mang lại lợi ích cao nhất.
Về quy hoạch, trên cơ sở định hướng sản phẩm để xác định vùng nguyên liệu phục
vụ cho chế biến (theo tỷ lệ 80% sản phẩm chè xanh, 20% sản phẩm chè đen) Thái
Nguyên đã xây dựng quy hoạch cụ thể diện tích chè xanh, chè đen. Trong đó diện
tích chè xanh chủ yếu tập trung tại vùng sản xuất chè của TP Thái Nguyên và một
số vùng sản xuất chè thuộc huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Thị xã Sông
Công. Đối với chè đen tập trung tại huyện Định Hoá, Võ Nhai và một số vùng sản
xuất chè thuộc huyện Đại Từ, Đồng Hỷ. Đồng thời xây dựng điều kiện sản xuất
12


chè an toàn cho các vùng sản xuất chè của tỉnh. Tỉnh hỗ trợ người trồng chè trong
quá trình triển khai đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, sử dụng cơng nghệ cao trong
các khâu tưới nước, bón phân và thu hái nhằm tạo ra sản phẩm chè an toàn, chất
lượng cao; chỉ đạo áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), IPM
để 100% nguyên liệu chè búp tươi là chè an toàn thực phẩm; coi trọng việc áp
dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO-HACCP, VietGAP trong quản lý nông
nghiệp để việc sản xuất nguyên liệu được ổn định, bền vững, an toàn. Tỉnh cũng
sẽ tăng cường cơ sở hạ tầng ở một số vùng chè trọng điểm, tập trung đầu tư vào 3
lĩnh vực trọng yếu gồm giao thông, thủy lợi, hệ thống điện; tiếp tục đẩy mạnh các
hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại thông qua các hoạt động hội

chợ triển lãm trong và ngoài nước, Festival trà, quảng bá các doanh nghiệp sản
xuất chè hàng hoá và sản phẩm chè trên thị trường nội địa và thế giới.
Thái Nguyên hiện đã xây dựng được trung tâm văn hóa trà, tuy nhiên, khơng
gian đẹp, cơng trình lớn, hồnh tráng, nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều du
khách. Ngun nhân thì có nhiều song cơ bản là Thái Nguyên chưa biết kết hợp tận
dụng lợi thế này thơng qua mơ hình du lịch nông nghiệp (homestay) với không
gian mở. Mặc dù, từ lâu Thái Nguyên được biết đến như một “Thủ đô” của Trà
Việt, không chỉ thế, các làng chè lại nằm giữa vùng non nước hữu tình với những
người nơng dân thuần hậu và hiếu khách.

13


KẾT LUẬN
Là vùng đất bán sơn địa, hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển, cùng
với đôi bàn tay khéo léo và khối óc của người dân Thái Nguyên, cây chè từ được
coi là loại cây xóa đói giảm nghèo, nay đã có một vị thế mới trong tiến trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thôn của tỉnh Thái Nguyên trong thời
đại mới.

14


PHỤ LỤC

Nguồn:

Nguồn:

15



TÀI LIỆU THAM KHẢO



16



×