Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

SKKN phương pháp sử dụng atlat địa lý việt nam trong dạy học địa lý 12 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.8 KB, 45 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I /Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại ngày nay, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật và công nghệ là
đặc điểm nổi bật và là sự thiết yếu của phát triển bền vững. Xu hướng đó đã đặt ra những
yêu cầu cho giáo dục đào tạo là xây dựng con người mới năng động, sáng tạo, có năng
lực giải quyết các vấn đề thực tiễn. Trước tình hình đó nhiệm vụ của giáo viên nói chung,
giáo viên địa lí nói riêng ở trường phổ thông phải cung cấp cho học sinh những tri thức
khoa học địa lý bằng cách sử dụng nhiều phương pháp dạy học mới, khai thác triệt để các
phương tiện trực quan đề nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh.
Đối với môn học địa lý việc sử dụng bản đồ, Atlat là đặc trưng của bộ môn địa lý. Vì tất
cả các tri thức địa lý cơ bản đều được biểu hiện trong các phương tiện dạy học này .
Atlat là một công cụ rất quan trọng trong dạy và học môn địa lý của giáo viên và học
sinh. Atlat được xem như cuốn sách giáo khoa thứ hai giúp cho người học đào sâu những
tri thức địa lý và đồng thời giúp cho giáo viên thuận lợi trong việc giảng dạy môn địa lý.
Một trong những vai trò quan trọng của giáo viên địa lý phổ thông hiện nay là hướng dẫn
học sinh (HS) sử dụng Atlat để khai thác thông tin tìm tòi khám phá kiến thức mới . Rèn
luyện cho HS kĩ năng về bản đồ, biểu đồ, các kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp để lĩnh
hội một cách chuẩn xác và phát huy được tính tích cực trong học địa lý .
Trong thực tế hiện nay ở trường phổ thông, việc sử dụng Atlat trong dạy học địa lý còn
nhiều hạn chế. Phần lớn giáo viên chưa nhận thức một cách đầy đủ, chưa khai thác sử
dụng nguồn tri thức trong Atlat.
Về phía HS chưa quan tâm đến Atlat, rất ít khi sử dụng Atlat nên trang bị Atlat chưa đầy
đủ. Mặt khác HS vẫn còn yếu về kĩ năng sử dụng bản đồ biểu đồ, do vậy tồn tại một cách
học thuộc lòng, thụ động, ghi nhớ máy móc, chưa có năng lực động lập tư duy sáng tạo.
Từ đó việc học tập địa lý chưa cao. Điều này được thể hiện rõ qua thi cử, kiểm tra đánh
giá và năng lực tư duy sáng tạo.
Từ thực tế trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Phương pháp sử dụng Atlat địa lý Việt
Nam trong dạy học địa lý 12 trung học phổ thông ”
II /Tính lịch sử của sáng kiến:
Vấn đề sử dụng Atlat đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như :
+ Lâm quang dốc :Hướng dẫn sử dụng Atlat địa lí Việt Nam.


+ PGS-TS Nguyễn Viết Thịnh “ một số kinh nghiệm trong hướng dẫn học sinh khai thác
lược đồ, atlat” . Tuy nhiên các tác giả chỉ chỉ đề cập ở mức độ khái quát, có tính chất lí
luận, chứ chưa đi sâu tìm hiểu phương pháp sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học
một cách cụ thể .
III/ Điểm mới của sáng kiến:
Tìm hiểu thực trạng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong trường trung học phổ thông hiện
nay.
Nghiên cứu phương pháp sử dụng Atlat địa lý Việt Nam thích hợp, có hiệu quả trong việc
dạy học địa lý 12 theo hướng đề cao tính tích cực của học sinh, góp phần nâng cao chất
lượng dạy học địa lí hiện nay.
IV/ Ph ương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
1/ Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Tôi sử dụng phương pháp này theo hướng sưu tầm
tìm đọc các tài liệu liên quan để phục vụ cho việc xây dựng cơ sỡ lí luận của đề tài.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Tôi đã phát phiếu điều tra tình hình sử dụng Atlat địa lí
Việt Nam cho 251 HS lớp 12 và phỏng vấn một số giáo viên dạy 12 của 2 trường THPT
Nghi Lộc 2 và THPT Nghi Lộc 5.
- Phương pháp thực nghiệm: Tôi đã tiến hành dạy 2 lớp, 12C7 sử dụng Atlat và 12C6
không sử dụng Atlat, sau đó cho kiểm tra 15 phút.
- Phương pháp toán học thống kê: Sử dụng công thức toán học thông kê để tính điểm
kiểm tra đã chấm trong thực nghiệm sư phạm.
- Đúc rút kinh nghiệm trong việc dạy học của bản thân thông qua phương pháp thực
nghiệm sư phạm tiến hành dạy thử 2 lớp 12C7, 12C6.
2. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
- Nghiên cứu các bài học liên quan đến sử dụng Atlat trong SGK địa lí 12 cơ bản của
NXB giáo dục năm 2010.
- Chỉ nghiên cứu bản đồ trong Atlat địa lí Việt Nam do công ty bản đồ tranh ảnh giáo
khoa của NXB giáo dục năm 2010 .
Phần II . NỘI DUNG
CHƯƠNG I . CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG ATLAT

ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12.
I/ Quan niệm về Atlat:
- Atlat là một hệ thống các bản đồ có sự liên quan với nhau một cách hữu cơ và bổ sung
cho nhau được thành lập theo những chủ đề và mục đích sử dụng nhất định. Các bản đồ
trong Atlat được xây dựng theo một chương trình địa lí và lich sử nhất định như một tác
phẩm hoàn chỉnh.
Các tập Atlat ngày nay muôn hình, muôn vẻ rất khác nhau về lãnh thổ, nội dung, chủ đề,
mục đích nhưng đều đảm bảo các tính chất sau:
- Tính hoàn chỉnh : Là phẩm chất cơ bản và quan trọng nhất của một Atlat. Atlat được coi
là hoàn chỉnh khi các bản đồ trong Atlat phán ảnh tới mức cần thiết và giải thích được
đày đủ các vấn đề thuộc phạm vi đề mục theo mục đích của Atlat.
- Tính thống nhất: Dựa trên cơ sỡ toán học của bản đồ là sự lựa chọn hợp lí các phép
chiếu hình bản đồ. Phương pháp biểu hiện và kí hiệu bản đồ đảm bảo tính đồng nhất của
các phương pháp biểu hiện và các chỉ số thu nạp , sự tương đồng của các kí hiệu trên bản
đồ.
II/ Atlat giáo khoa địa lí Việt Nam:
1.Khái niệm: Là tập hợp một tập bản đồ giáo khoa trong đó bao gồm hệ thống các bản
đồ, tranh ảnh, biểu đồ … nhằm phản ảnh các sự vật hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế- xã
hội Việt Nam. các bản đồ, biểu đồ được sắp xếp theo một trình tự logic, có hệ thống của
các bài học địa lí Việt Nam phù hợp nội dung SGK và chương trình địa lí 12.
2. Cấu trúc của Atlat địa lí Việt Nam:
Atlat đại lí Việt Nam phát hành năm 2010 gồm 3 phần chính: Địa lí tự nhiên, địa lí kinh
tế- xã hội và địa lí các vùng với 31 trang trong đó có đầy đủ nội dung sau:
- Biểu hiện các đối tượng địa lí tự nhiên như bản đồ hình thể, địa chất khoáng sản, khí
hậu, bản đồ đất, thực vật và động vật, các miền địa lí tự nhiên kèm theo lát cắt và hình
ảnh minh hoạ.
- Biểu hiện các đối tượng dân cư- xã hội: Bản đồ hành chính, dân số, dân tộc kèm theo đồ
thị, biểu đồ dân số, tháp tuổi minh hoạ.
- Biểu hiện các đối tượng địa lí kinh tế: như bản đồ nông nghiệp chung, bản đồ lúa, hoa
màu, chăn nuôi, cây công nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, bản đồ công nghiệp chung,

năng lượng, công nghiệp luyện kim, cơ khí, điện tử-tin học, hoá chất, công nghiệp hàng
tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm; giao thông;thương mại; ngoại thương; du lịch và các
vùng kinh tế. Trong đó kèm theo các biểu đồ, đồ thị về các ngành và các hình ảnh minh
hoạ các đối tượng kinh tế.
- Biểu hiện các đối tượng là các vùng kinh tế tổng hợp với đầy đủ các yếu tố kinh tế và tự
nhiên, xã hội.
3.Đặc điểm :
*.Tỉ lệ
- Tỉ lệ: 1:3 000 000 có các bản đồ sau: bản đồ các miền tự nhiên: Miền Bắc và Đông Bắc
Bắc Bộ ;Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Bảy bản đồ
các vùng kinh tế: vùng Trung Du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Hồng , Vùng Bắc
Trung Bộ, Vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Vùng Tây Nguyên, Vùng Đông Nam Bộ,
Vùng đồng bằng Sông Cửu Long, Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam, Miền
Trung.
- Tỉ lệ 1:6 000 000 : Bản đồ hành chính, hình thể, địa chất khoáng sản, bản đồ các hệ
thống sông, các nhóm và các loại đất chính, bản đồ thực vật và động vật, bản đồ dân số,
dân tộc, bản đồ kinh tế chung, nông nghiệp chung, công nghiệp chung, giao thông, bản
đồ du lịch.
-Tỉ lệ. 1:9 000 000: Bản đồ khí hậu chung, chăn nuôi, cây công nghiệp, lúa, bản đồ lâm
nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực và thực
phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, bản đồ thương mại năm 2007.
- Tỉ lệ 1:12 000 000: Bản đồ vị trí và phân bố các vùng kinh tế trọng điểm
- Tỉ lệ 1:18 000 000: Bản đồ nhiệt độ, lượng mưa; phân khu địa lí động vật.
- Tỉ lệ 1: 24 000 000: Bản đồ địa chất biển đông và các vùng kề cận.
- Tỉ lệ1: 180 000 000: Bản đồ ngoại thương.
*. Các phương pháp biểu hiện dùng trong Atlat
- Phương pháp kí hiệu, phương pháp bản đồ định vị, phương pháp kí hiệu đường,
phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp vùng phân bố, phương pháp nền
chất lượng.
- Phương pháp đường đẳng trị, phương pháp chấm điểm, phương pháp bản đồ biểu đồ,

phương pháp bản đồ mật độ
4.Ý nghĩa của việc sử dụng Atlat trong dạy học địa lí:
a. Đối với giáo viên: Đối tượng địa lí rất rộng lớn . Vì thế trong dạy học địa lí cần sử
dụng bản đồ, Atlat, để trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng cho HS. Bởi vì bản đồ vừa là
nguồn tri thức vừa là phương tiện minh hoạ.
Atlat cần thiết cho GV trong tất cả các khâu của quá trình dạy học: Khâu chuẩn bị bài,
giảng bài mới, củng cố, kiểm tra-đánh giá, hướng dẫn HS học bài, làm bài tập ở nhà,
chuẩn bị bài mới…
- Khâu chuẩn bị bài giảng: Khâu quyết định chất lượng bài giảng. Trên cơ sỡ nội dung
trong SGK, GV phải biết sử dụng Atlat kết hợp với bản đồ trong SGK, bản đồ treo tường,
bảng số liệu để xây dựng phương pháp truyên thụ thích hợp và chuẩn bị các phương tiện
dạy học phù hợp. tuy nhiên, trong khi soạn giảng nội dung kiến thức SGK với bản đồ,
biểu đồ chưa phù hợp và tương ứng. Điều đó đòi hỏi GV phải hiệu chỉnh, bổ sung sai sót
để các tài liệu trên thống nhất với nhau theo tính chuẩn xác và khoa học.
- Khâu giảng bài mới: GV sử dụng Atlat để khai thác nguồn tri thức phong phú. Trên cơ
sỡ Atlat GV đưa ra hệ thống câu hỏi, các dạng bài tập để hướng dẫn HS tìm tòi, khám
phá, giành lấy kiến thức của mình. GV sử dụng Atllat là phương tiện điều khiển hoạt
động nhận thức của HS: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu
tượng đến thực tiễn.ngoài việc giúp cho HS đào sâu những tri thức đã lĩnh hội được, Atlat
còn giúp cho GV hướng dẫn HS năng lực quan sát phân tích tổng hợp để rút ra những kết
luận cần thiết có độ tin cậy. Atlat giúp cho GV có thêm điều kiện thuận lợi để trình bài
giảng một cách đơn giản, đầy đủ, sâu sắc, tiết kiệm được thời gian, truyền thụ kiến thức
một cách sinh động, dễ nhớ, dễ hiểu. Đặc biệt tạo trạng thái tâm lí thoái mải, kích thích
hứng thú nhận thức làm cho bài học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
- Khâu kiểm tra và đánh giá: GV sử dụng Atlat kiểm tra, đánh giá HS về mức độ nắm
vững kiến thức, kĩ năng địa lí trong tiết học. Để đạt được mục tiêu đó, GV ra cho HS các
câu hỏi, bài tập nhỏ, đòi hỏi HS phải quay ngược lại kiến thức vừa học trong bài để hiểu
sâu hơn. Các câu hỏi, bài tập yêu cầu HS phải làm việc với Atlat, bảng số liệu thống kê,
lược đồ. Vì vậy Atlat rất cần thiết và thuận lợi cho GV trong kiểm tra, đánh giá.
- Hướng dẫn HS tự học và ôn tập: GV sử dụng Atlat để nhằm củng cố những kiến thức

mà HS thu thập được trong giờ học, mở rộng và tạo điều kiện lĩnh hội tài liệu một cách
sâu sắc hơn. GV sử dụng các loại bài tập đa dạng làm ở nhà theo các nguồn kiến thức sẽ
củng cố mối liên hệ giữa công việc làm ở lớp và công việc làm ở nhà bằng Atlat sẽ kích
thích hứng thú học tập của HS dưới sự hướng dẫn của GV.
b. Đối với học sinh:
Atlat địa lí việt nam giúp HS rèn luyện các kĩ năng địa lí, phương pháp học tập và năng
lực nghiên cứu. dựa vào Atlat theo hướng lấy hs làm trung tâm, dưới sự hương dẫn của
GV, HS tự ôn lại những khả năng địa lính: khả năng biểu đồ, bản đồ, phân tích bảng số
liệu thống kê…đã được hình thành từ lớp dưới. Trên cơ sỡ vốn hiểu biết về bản đồ, biểu
đồ các kiến thực về địa lí (khái niệm, qui luật, mối liên hệ) được mở rộng và tích luỹ
thêm. HS nghiên cứu Atlat để xây dựng các đối tượng địa lí và tự đặt ra các câu hỏi, các
vấn đề cần giải quyết để so sánh, đối chiếu và nghiên cứu, tìm hiểu các mối liên hệ bản
chất, các qui luật vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng địa lí.
Atlat địa lí Việt Nam còn giáo dục nhân sinh quan, ý thức tốt, tinh thần vượt khó, ý thức
hoàn thành nhiệm vụ, tình yêu quê hương, đất nước…
Qua Atlat còn hình thành cho các em tính kiên trì, chịu khó, tích cực, óc thẩm mĩ. Khai
thác sử dụng Atlat trong giờ học địa lí đòi hỏi HS phải có tinh thần làm việc nghiêm túc,
thói quen tự học, tự nghiêm cứu. ngoài ra còn giáo dục HS ý thức cải tạo và bảo vệ môi
trường…
Atlat địa lí Việt Nam còn giúp HS tự học ở nhà và làm các bài tập trong SGK và tập bản
đồ. Những kĩ năng, kĩ xảo làm việc độc lập được rèn luyện và phát huy cao độ sẽ có tác
dụng phát triển mạnh mẽ khả năng nhận thức của HS.
Atlat giúp cho HS ôn tập thường xuyên,liên hệ kiến thức mới với kiến thức đã học,các
phương pháp và các cách thức thể hiện mối liên hệ này. Việc ôn tập cho phép HS tự kiểm
tra mức độ lĩnh hội tài liệu mới của mình, giúp các em phát hiện những lỗ hổng kiến thức
của mình để lấp đầy chúng lại bằng cách thường xuyên ôn tập, củng cố.
Tóm lại, nếu được sử dụng, khai thác triệt để, đúng đắn thì Atlat địa lí Việt Nam là
phương tiện hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả trong giờ dạy học và học địa lí.
III/. Đặc điểm sách giáo khoa địa lí 12(cơ bản)
1. Đặc điểm sgk địa lí 12 cơ bản.

- Cấu trúc sách:
SGK địa lí 12 gồm 45 bài, trong đó có 35 bài lí thuyết và 10 bài thực hành. Phân bố theo
đơn vị kiến thức lớn như sau:
Các nội dung theo chương trình Số bài chia ra
Lí thuyết Thực hành
Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập 1 1 -
1. Địa lí tự nhiên 14 12 2
- Vị trí lí và lịch sử phát triển lãnh thổ 4 3 1
- Đặc điểm chung của tự nhiên 8 7 1
- Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên 2 2 -
2. Địa lí dân cư 4 3 1
3. Địa lí kinh tế 24 19 5
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1 1 -
- Địa lí các ngành kinh tế 11 9 2
- Địa lí các vùng kinh tế 12 9 3
4.Địa lí địa phương 2 - 2
2.Mối liên quan giữa đặc điểm SGK địa lí 12 với việc sử dung Atlat địa lí Việt Nam
trong dạy học.
a. Thuận lợi:
- Cấu trúc chương trình và SGK địa lí 12 gồm 4 phần, được xây dưng chặt chẽ, trình tự
các bài học được sắp xếp theo hệ thống khoa học, logic, phù hợp cấu trúc trình tự trong
Atlat tạo thuận cho HS tra cứu và khai thác kiến thức. Giáo viên giảng bài học nào thì HS
dở trang Atlat có bản đồ phục vụ bài học đó. Cụ thể SGK địa lí có trình tự: địa lí tự nhiên,
địa lí dân cư, địa lí các ngành kinh tế, địa lí các vùng thì trong Atlat cũng sắp tương ứng .
- Nội dung của chương trình và SGK địa lí 12 phù hợp với Atlat địa lí Việt Nam và được
thể hiện đầy đủ chi tiết qua các kênh hình , tạo điều kiện thuận lợi cho HS rèn luyện các
khả năng địa lí.
- Nội dung trong SGK cả bài lí thuyết lẫn thực hành có liên quan đến Atlat tương đối
nhiều thể hiện qua các câu hỏi giữa và cuối bài .
- Cách trình bày theo vấn đề của SGK và chương trình tạo điều kiện phối hợp giữa Atlat

để khai thác hiểu sâu hơn về các kiến thức.
b. Khó khăn:
- Kiến thức SGK phần lớn trình dưới dạng kênh chữ đòi hỏi GV phải đầu tư cho phương
pháp sử dụng và khai thác kiến thức từ Atlat.
- Số liệu trong Atlat chưa được cập nhật kịp thời, bài thực hành trên bản đồ hầu như
không có.
IV/ Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức. Tình hình sử dụng Atlat địa lí Việt
Nam trong dạy học địa lí 12-THPT hiện nay.
1. Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 12.
- Học sinh lớp 12 thường là lứa tuổi 17-18 tuổi, các em đã có sự hoàn thiện về thể chất,
đồng thời có sự phát triển ổn định về chức năng thần kinh và não bộ. Điều này tạo nên sự
phát triển hoạt động nhận thức của các em, là cơ sỡ cho sự lựa chọn và sử dụng những
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập.
- Học sinh càng trưởng thành, kinh nghiệm sống càng phong phú, các em ý thức được
rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Do vậy thái độ có ý thức của các em
đối với học tập các em ngày càng phát triển. Học sinh cuối cấp thường có lòng khao khát
mở rộng tri thức, mông muốn hiểu biết, say mê quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập, say
mê với việc phát hiện. Ở các em đã hình những hứng thú học tập gắn với khuynh hướng
nghề nghiệp. HS lớp 12 xác định cho mình với hứng thú môn học nào đó, đối với một
lĩnh vực tri thức nhất định liên quan đến thi Đại học, cao đẳng, lựa chọn nghề nghiệp cho
các em. Từ đó đem lại nhược điểm cho các em là lơ là môn khác. Cho nên GV cần làm
cho HS hiểu được ý nghĩa và chức năng của giá dục phổ thông đối với một gioá dục
chuyên ngành.
- Khả năng nhận thức của THPT sắc bén hơn. Hoạt động tri giác có mục đích, có hệ
thống và toàn diện hơn đạt đến mức rất cao. HS đã có tri nhớ tốt, ghi nhớ có chủ định có
logic và có ý nghĩa. Đặc biệt các em đã tạo được tâm thế phân hoá trong ghi nhớ. Các em
biết tài liệu nào cần nhớ từng câu từng chữ, cái gì cần hiểu mà không cần nhớ … Điều
này hình thành cho hs tính độc lập, sáng tạo, năng động, thông minh rất thuận lợi cho
việc phát huy tính tích cực học tập của HS.
- Tính hoài nghi khoa học, tính tư duy ở độ tuổi này cũng xuất hiện. HS thường đặt ra các

vẫn đề, các câu hỏi thác mắc để tìm hiểu bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng. Các
em thường thích tranh luận và bày tỏ ý kiến của mình. Nhiều khi các em chưa phát huy
hết năng lực độc lập mà còn kết luận vội vàng theo cảm tính. GV có thể dựa vào các đặc
điểm này để đặt ra các tình huống có vấn đề trong dạy học, hướng dẫn và kích thích các
em độc lập suy nghĩ để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn . Đây là những điều
kiện thuận lợi nhăm phát huy tính tích cực, năng lực học tập của hs.
2 Tình hình sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học địa lí 12-THPT hiện nay:
a. Quan niệm của giáo viên về việc sử dụng atlat trong dạy học địa lí.
Qua trao đổi một số giáo viên trong trường cho thấy các giáo viên đánh giá cao việc sử
dụng Atlat địa lí việt nam trong dạy học. Giáo viên xem Atlat là phương tiện trực quan
sinh động giúp cho giáo viên có cơ sở soạn bài theo phương pháp mới, sử dụng nhiều
hình thức dạy học phối hợp với các phương pháp, phương tiện dạy học mới phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
Bảng 1.1: mức độ sử dụng atlat của GV trường THPT Nghi Lộc 2.
Tên giáo viên Mức độ sử dụng
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng
Nguyễn Mạnh hùng x
Võ Thị Hiền x
Trần Thị Luận x
b. Thực trạng sử dụng Atlat của giáo viên:
Tôi đã dự giờ một số tiết dạy địa lí của giáo viên lớp 12, quan sát GV lên lớp cũng như
phóng vấn GV tham gia giảng dạy địa lí khối 12. Tôi thấy rằng giáo viên ít sử dụng Atlat
trong quá trình dạy học trên lớp và làm bài tập ở nhà chỉ trừ khi bài thực hành và bài tập
đó yêu cầu phải sử dụng Atlat. Khi hỏi các giáo viên: Trong quá trình giảng bài trên lớp
nếu sử dụng Atlat đại lí sẽ có tác dụng rất lớn đến việc phát huy tính tích cực, tư duy sáng
tạo của HS nhưng tại sao lại ít sử dụng? Đa số giáo viên đều có chung ý kiến: Đa số HS
chưa trang bị đày đủ atllat đồng thời khi sử dụng atlat trong một tiết dạy đòi hỏi thật kĩ
lưỡng từ khâu nghiên cứu đến khâu soạn bài, như vậy rất tổn thời gian, nên giáo viên chỉ
chú ý đến việc hoàn thành giáo án 45 phút mà thôi.
Bảng1.2. hướng sử dụng Atlat của giáo viên trong dạy học địa lí 12.

stt Tên GV Bài dạy Lớp Hướng sử dụng Atlat
Minh
hoạ
Nguồn tri Kết hợp
1 Nguyễn Mạnh Hùng Bài 22. Vấn đề phát
triển nông nghiệp
12C1 x
2 Võ Thị Hiền Bài 25. Tổ chức lãnh
thổ nông nghiệp
12A3 x
3 Trần Thị Luận Bài 27. Vấn đề phát
triển một số ngành
công nghiệp trọng
điểm
12A4 x
Qua bảng thống kê trên tôi nhận thấy: GV sử dụng Atlat trong dạy học địa lí chưa nhiều
nhưng cũng đã sử dụng Atlat theo hướng vừa minh hoạ vừa khai thác nguồn tri thức chứ
không còn như những năm trước là minh hoạ. Tuy nhiên, khi khai thác chỉ dừng lại ở
mức độ xác định vị trí đại lí của các đối tượng địa lí, nêu các câu hỏi gợi mở, cho HS thảo
luận với nhau để tìm ra kiến thức đúng chứ chưa chồng xếp nhiều trang Atlat để đi sâu
phân tích, giải thích tìm ra mối liên hệ bản chất cuả đối tượng địa lí. Ngoài ra chưa khia
thác hết các kênh hình có trong Atlat như biểu đồ, lát cắt, tranh ảnh,…
C. Thực trạng về kĩ năng sử dung Atlat của học sinh.
Qua phát phiếu điều tra các lớp 12C8, 12C7,12C6, 12C5,12C4,12A4,12A3 với tổng số
HS 251 em cho thấy, đã có 110 em đã trang bị Atlat địa lí Việt Nam chiếm 43,8% như
vậy so với năm trước đây thì việc trang bị Atlat của HS đã có nhiều tiên bộ. Có được như
vậy là do SGK địa lí 12 chương trình mới yêu cầu sử dụng Atlat nhiều hơn, đồng thời do
yêu cầu của giáo viên giảng dạy cũng như nhiều đề thi liên quan đến Atlat ( như đề thi tốt
nghiệp ).
Tuy số HS được trang bị Atlat tương đối cao nhưng khi hỏi: Các em có thường sử dụng

Atlat trong giờ học và trong làm bài tập địa lí không? Thì số HS thường xuyên sử dụng
Atlat quá ít, chỉ có 24 em chiếm 21,8%, các em chủ yếu sử dụng Atlat trong việc làm bài
thực hành, bài tập, trả lời câu hỏi liên quan đến Atlat theo yêu cầu của SGK chứ không
biết kết hợp nội dung kiến thức trong SGK và bản đồ trong Atlat để chứng minh, phân
tích, giải tích cho một hiện tượng, đối tượng địa lí. Trong khi đó số em ít sử dụng Atlat
lên đến 51 em chiếm 46,4% đặc biệt có một số bộ phận HS không bao giời sử dụng đến
Atlat 35 em chiếm 31,8%. Không biết số HS này sẽ làm bài tập có yêu cầu sử dụng Atlat
như thế nào?
Khi hỏi HS lựa chọn giữa làm đề thi khai thác kiến thức từ Atlat và kiến thức học thuộc
thì phần đa các em chọn đề sử dụng kiến thức học thuộc chiếm 87%.
Nguyên nhân do đâu mà hs ít sử dụng Atlat địa lí là do GV sử dụng Atlat trong dạy học
địa lí còn quá ít và khả năng sử dung Atlat của HS còn thấp. Các em rất lúng túng và khó
khăn khi sử dụng Atlat.
Có tới 75,6% ( 190em) cho rằng việc sử dụng Atlat là tương đối khó khăn và có 21,5%
( 54 em) HS xem việc sử dụng Atlat là rất khó khăn. GV hầu như chưa chú ý đến việc
khai thác kênh hình trong SGK nên HS ít có dịp tiếp xúc, sử dụng Atlat, không tạo được
nhu cầu sử dụng Atlat cho các em. GV chưa dành thời gian hướng dẫn cụ thể cách đọc và
sử dụng Atlat nên HS sử dụng Atlat và khai thác kiến thức từ Atlat còn lúng túng, vì vậy
các em không thích sử dụng Alat đại lí. Xu thế ngày nay HS theo ban KHXH-NVcòn rất
ít nên các em ít quan tâm đến môn học của ban này trong đó có bộ môn đại lí. Đặc biệt
HS 12 chuẩn bị cho thi đại học vậy nên ý thức học của các em chưa cao, ngại khó, thụ
động trong việc học môn địa lí từ đó làm các em không quan tâm đến việc sử dung Atlat.
3. Ưu nhược điểm của việc sử dụng Atlat đại lí Việt Nam trong dạy học địa lí
a. Ưu điểm:
- Giờ học địa lí trử nên sinh động, hứng thú hơn. HS đỡ nhàm chán, cẳng thẳng do sự
thay đổi trạng thái tâm lí trong giờ học. Tích cực, động não sẽ trở nên năng động, sáng
tạo hơn. Tránh lối ghi nhớ máy móc, nặng nề mang kiến thức lý thuyết.
- HS dễ hiểu bài hơn, dễ tái hiện kiến thức do được quan sát trực quan, tự làm việc nội
dung kiến thức được khắc sâu hơn.
- Đối với việc học bài cũ và làm bài tập, chuẩn bị bài mới ở nhà sẽ tạo điều kiện thuận lợi

cho hs độc lậplàm việc , hiệu quả cao hơn.
- Tiện lợi cho hs tra cứu, nghiên cứu nhiều bản đồ, để phân tích giải thích nhiều hiện
tượng.
- Rèn luyện kĩ nâng bản đồ.
Khi sử dụng Atlat trong quá trình dạy học trên lớp giúp GV phối hợp, vận dụng nhiều
phương pháp dạy học mới , làm HS tích cực tham gia, phát huy tính sáng tạo của HS.
b. Nhược điểm
- Kĩ năng vẽ bản đồ của HS còn thấp.
- Phần lớn HS chưa được hướng dẫn sử dụng Atlat nên còn lúng túng và khai thác chưa
có hiệu quả.
- GV đầu tư cho việc sử dung Atlat vào bài học còn ít, chưa được chú trọng.
Tóm lại việc sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy và học điạ lí ngày nay đã có nhiều
tiến bộ nhưng để dụng Atlat phổ biến và trở thành hứng thú và phương tiện dạy học
không thể thiếu của GV và HS trong các giờ dạy và học điạ lí thì đòi cả GV và HS cần
được trang bị thật tốt về phương pháp sử dụng Atlat.
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG
DẠY
HỌC ĐỊA LÍ 12 THPT
I. Những nội dung biểu hiện trong SGK địa lí 12 (ban cơ bản) có sử dụng Atlat địa lí
Việt Nam.
Các bản đồ trong Atlat thường có kích thước lớn hơn bản đồ trong SGK, lại thể hiện
nhiều màu săc và nội địa lí được thể hiện trên trang bản đồ. Ngoài bản đồ trong Atlat còn
có nhiều biểu đồ, tranh ảnh minh hoạ vá các số liệu tra cứu. Vì vậy Atlat có nội dung
phong phú hơn bản đồ treo tường và các bản đồ trong SGK.
Atlat thường được GV phối hợp với bản đồ treo tường, bản đồ trong SGK để truyền thụ
kiến thức mới, ôn tập, kiểm tra kiến thức cũ, đồng thời rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ cho
HS.
Khi giáo viên sử dụng bản đồ treo tường để giảng bài mới thì HS vừa nghe, ghi, vừa nhìn
bản đồ treo tường vừa theo dõi nội dung tương ứng trên bản đồ trong Atlat đặt trước mặt
HS. HS có thể nhanh chóng nhìn thấy nội dung bài giảng trên bản đồ, nhất là HS ngồi

cuối lớp, không nhìn thấy bản đồ treo tường .
Trong Atlat có một số bài dạy có thể không cần sử dụng Atlat nhưng nếu GV sử dụng
Atlat phù hợp với SGK và bản đồ treo tường thì hiệu quả sẽ cao hơn. Dưới đây là hệ
thống bài học trong SGK có liên quan đến Atlat mà tôi nghiên cứu, thống kê.
Bảng 2.1: nội dung các bài học trong SGK có sử dụng Atlat địa lí Việt Nam.
Bài Nội của bài học có
sử dụng Atlat
(mục, tên mục)
Nội dung Atlat được khai
thác (số trang)
Mục tiêu sử dụng Atlat
trong mục bài học
Bài 2: Vị trí
đại lí và phạm
vi lãnh thổ
1. Vị trí đại lí.
2. Phạm vi lãnh thổ
- Bản đồ hành chính Việt
Nam ( trang 4-5 )
- Bản đồ Việt Nam trong
Đông Nam Á(4 )
- Bản đồ giao thông việt
nam(23)
- Hướng dẫn HS xác định
vị trí đại lí, giới hạn lãnh
thổ trên đất liền và trên
biển.
- Hướng dẫn HS kể tên
một số cửa khẩu quốc tế
quan trọng trên đất liền

Bài 3: Thực
hành
2. Yêu cầu - Bản đồ hành chính Việt
Nam ( trang 4-5
- Hướng dẫn HS điền được
một số đại danh quan
trọng.
Bài 8: Thiên
nhiên chịu
ảnh hưởng
sâu của biển
1. Khái quát về biển
đông
- Bản đồ việt nam trong
Đông Nam Á(4 ).
- Bản đồ các miền địa lí tự
nhiên (13-14)
- Bản đồ đại chất khoáng
sản( 8)
- Bản đồ lâm nghiệp và
thuỷ sản (20 )
- Hướng dẫn HS xác định
được:
- Vị trí đại lí biển đông
- Các vịnh biển: Hạ long,
Đã Nẵng, Xuân Đài, Vân
phong, Cam Ranh. Thuộc
tỉnh, thành phố nào?
- Xác mỏ dầu khí
- Các bãi tôm cá

Bài 11: Thiên
nhiên phân
hoá đa dạng
1.Thiên nhiên phân
hoá bắc- nam
2.Thiên nhiên phân
hoá theo Đông -Tây
- Bản đồ hình thể (6-7) - Hướng dẫn HS xác định 2
phần lãnh thổ phía bắc và
phía nam
- Nhận xét được sự biến
đổi thiên nhiên đông –tây.
- Nêu dẫn chứng về mối
quan hệ giữa thềm lục địa
và địa hình trên đất liền
Bài 13: Thực
hành
1. Bài tập 1
2. Bài tập 2
- Bản đồ hình thể (6-7) -
Bản đồ các miền tự nhiên
(13-14)
- Hướng dẫn HS xác định
vị trí dãy núi, đỉnh núi, cao
nguyên, dòng sông.
- Điền vào lược đồ trống
các cánh cung, dãy núi,
đỉnh.
Bài 14: Sử
dụng và bảo

vệ tài nguyên
thiên nhiên
1. Sử dụng và bảo
vệ tài nguyên sinh
vật
- Bản đồ du lịch ( 25) - Xác định vị trí và kể tên
các vườn quốc gia.
Bài 15: Bảo
vệ môi trường
và phòng
chống thiên
tai
1. Một số thiên tai
chủ yếu và giải pháp
phòng tránh
- Bản đồ khí hậu (9) - Hướng dẫn HS nhận xét
hướng di chuyển và tần
suất của bão , vùng nào
chịu ảnh hưởng nhiều nhất
của bão.
Bài 16: Đặc
điểm dân số
và phân bố
dân cư nước
ta
1. Đông dân có
nhiều thành phần
dân tộc
- Bản đồ dân tộc (16) - Hướng dẫn HS chứng
minh VN có đa dân tộc.

Bài 18: Đô thị
hoá
2. Mạng lưới đô thị - Bản đồ dân số(15) - Kể tên và xác định được
vị trí các đô thị lớn, đặc
biệt là loại 1. các đô thị
đông dân nhất cả nước.
Bài20:
chuyển dịch
cơ cấu kinh tế
1. Chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế
- Bản đồ kinh tế chung
(17)
- Hướng dẫn HS nhận xét
sự chuyển dịch cơ cấu
GDP theo khu vực kinh tế.
- Sự chuyển dịch cơ cấu
GDP giữa các vùng
Bài 22. Vấn
đề phát triển
nông nghiệp
1, Ngành trồng trọt.
2. Ngành chăn nuôi
- Bản đồ hình thể (6-7)
- Bản đồ nông nghiệp
chung (18), bản đồ lúa,
bản đồ cây công nghiệp,
bản đồ chăn nuôi (19)
- Xác định 2 đồng bằng lớn
và đồng bằng duyên hải

miền trung
- Hướng dẫn HS nhận xét
tình hình sản xuất lương
thực, thực phẩm, cây công
nghiệp và tình phát triển
của ngành chăn nuôi gia
súc, gia cầm
Bài 24. Vấn
đề phát triển
ngành thuỷ
sản và lâm
nghiệp
1. Ngành thuỷ sản
2. Lâm nghiệp
- Bản đồ lâm nghiệp và
thuỷ sản (20 )
- Xác định 4 ngư trường
trọng điểm
- Nhận xét tình hình phát
triển và phân bố ngành
thuỷ sản
- Nhận xét tình hình phát
triển và phân bố ngành lâm
nghiệp.
Bài 25. Tổ
chức lãnh thổ
nông nghiệp
2. Các vùng nông
nghiệp ở nước ta
- Bản đồ nông nghiệp

chung (18)
- Xác định 7 vùng nông
nghiệp nước ta, kể tên các
sản phẩm chuyên môn hoá
của từng vùng.
Bài 26. Cơ
cấu ngành
công nghiệp
2, Cơ cấu công
nghiệp theo thành
phần kinh tế
- Bản đồ công nghiệp
chung (21)
- Hướng dẫn HS trình bày
sự phân hoá lãnh thổ công
nghiệp nước ta, kể tên các
trung tâm công nghiệp lớn,
các sản phẩm chính của
trung tâm
Bài 27. Vấn
đề phát triển
một số ngành
công nghiệp
trọng điểm
1.Công nghiệp năng
lượng.
2. Công nghiệp chế
biến lương thực-
thực phẩm
- Bản đồ địa chất khoáng

sản( 8)
- Bản đồ công nghiệp năng
lượng.(22)
-Bản đồ công nghiệp chế
- Hướng dẫn HS trình bày
tài nguyên than dầu mỏ của
nước ta.
- Trình bày sự phân bố của
công nghiệp chế biến
biến lương thực –thực
phẩm, (22)
lương thực –thực phẩm ,
công nghiệp năng lượng
Bài 28. Vấn
đề tổ chức
lãnh thổ công
nghiệp
2. Các nhân tố chủ
yếu ảnh hưởng đến
tổ chức lãnh thổ
công nghiệp.
3.Các hình thức chủ
yếu về tổ chức lãnh
thổ công nghiệp.
- Bản đồ hình thể (6-7)
- Bản đồ địa chất khoáng
sản( 8)
- Bản đồ khí hậu (9)
- Bản đồ các nhóm đất và
các loại chính (11), thực

vật và động vật (12)
- Bản đồ dân số (15)
- Bản đồ giao thông(23)
- Bản đồ công nghiệp
chung (21)
- Hướng dẫn HS phân tích
các nhân tố bên trong có
ảnh hưởng đến tổ chức
lãnh thổ công nghiệp.
- Hướng dẫn HS xác định
các điểm công nghiệp, các
trung tâm công nghiệp lớn
và rất lớn, nêu cơ cấu
ngành trong mỗi trung
tâm .
Bài 29: Thực
hành
1. Bài tập 3 - Bản đồ công nghiệp
chung (21)
- Bản đồ giao thông (23)
- Giải thích tại sao Đông
Nam Bộ là vùng có tỉ trọng
giá trị giá trị công nghiệp
lớn nhất cả nước.
Bài 30. Vấn
đề phát triển
ngành giao
thông vận tải
và thông tin
liên lạc

1. Giao thông vận
tải
- Bản đồ giao thông (23) - Kể tên các tuyến đường
bộ quan trọng theo hướng
đông –tây.
- Kể tên đường biển,
đường hàng không quốc tế,
cảng biển và cụm cảng
quan trọng của nước ta.
Bài 31. Vấn
đề phát triển
thương mại và
du lịch
1.Thương mại
2. Du lịch
- Bản đồ ngoại thương
( 24)
- Bản đồ du lịch (25)
- Thị trường mở rộng ra thế
giới đặc biệt châu Á thái
bình dương và châu Âu.
- Hướng dẫn HS trình bày
tài nguyên du lịch nước ta.
Bài 32. Vấn
đề khai thác
thế mạnh ở
trung du miền
núi bắc bộ
1. Khái quát chung.
2. Khai thác, chế

biến khoáng sản và
thuỷ điện.
3. Trồng và chế biến
cây công nghiệp ,
cây dược liệu, rau
- Bản đồ hành chính việt
nam(4-5 )
- Bản đồ dân số(15)
- Bản đồ dân tộc (16)
- Bản đồ tự nhiên và kinh
- Xác định vị trí địa lí, gồm
các tỉnh (thành phố) nào?
- Hướng dẫn HS chứng
minh dân cư thưa thớt, chủ
yếu dân tộc ít người.
- Hướng dẫn HS chứng
minh thế mạnh khai thác,
quả cận nhiệt và ôn
đới.
tế cuả vùng (26).
- Bản đồ khí hậu (9)
- Bản đồ các nhóm đất và
các loại chính (11), thực
vật và động vật (12)
chế biến khoáng sản và
thuỷ điện
- Hướng dẫn HS chứng
minh trồng và chế biến cây
công nghiệp, cây dược
liệu, rau quả cận nhiệt và

ôn đới.
Bài 33. Vấn
đề chuyển
dịch cơ cấu
kinh tế theo
ngành ở Đông
bằng Sông
Hồng
1. Các thế mạnh chủ
yếu của vùng.
2. Các hạn chế chủ
yếu của vùng.
- Bản đồ tự nhiên và kinh
tế cuả vùng (26) - - Bản đồ
hành chính việt nam(4-5
- Bản đồ dân số(15)
- Hướng dẫn HS xác định
vị trí địa lí, gồm các tỉnh
(thành phố) nào?
- Trình bày các thế mạnh
của vùng
- Hướng dẫn hs chứng
minh vùng có dân số đông
nhất cả nước
Bài 35. Vấn
đề phát triển
kinh tế-xã hội
ở bắc trung bộ
1. Khái quát chung
2. Hình thành cơ

cấu nông-lâm-ngư
nghiệp
- Bản đồ tự nhiên và kinh
tế cuả vùng (27) bản đồ
hành chính việt nam(4-5.
- Bản đồ hình thể (6-7)
- Hướng dẫn HS xác định
vị trí địa lí, phạm vi lãnh
thổ, gồm các tỉnh (thành
phố) nào?
- trình bày cơ sỡ hình thành
cơ cấu- nông lâm –ngư
nghiệp
Bài 36. Vấn
đề phát triển
kinh tế-xã hội
ở Duyên Hải
Nam Trung
Bộ
1. Khái quát chung
2. Phát triển tổng
hợp kinh tế biển
- Bản đồ tự nhiên và kinh
tế cuả vùng (28)
- Bản đồ hành chính việt
nam(4-5.
- Bản đồ lâm nghiệp và
thuỷ sản (20 )
- Bản đồ du lịch (25)
- Bản đồ giao thông(23)

- Hướng dẫn HS xác định
vị trí địa lí, phạm vi lãnh
thổ, có ảnh hưởng như thế
nào đến phát triển kinh tế-
xã hội của vùng.
- Hướng dẫn HS chứng
minh sự phát triển tổng
hợp kimh tế biển ( nghề cá,
du lịch biển, dịch vụ hàng
hải, khai thác khoáng sản
và muối.
Bài 37. Vấn
đề khai thác
thế mạnh ở
Tây Nguyên
1. Khái quát chung
2. Phát triển cây
công nghiệp lâu
năm
- Bản đồ tự nhiên và kinh
tế cuả vùng (28)
- Bản đồ hành chính Việt
Nam(4-5). bản đồ các
nhóm và các loại đất
chính(11), thực vật và
- Xác định vị trí địa lí,
phạm vi lãnh thổ? Phân
tích ý nghĩa của vị trí địa
lí?
- Chứng minh dân cư thưa

thớt, chủ yếu dân tộc ít
động vật (12). bản đồ dân
số(15).
- Bản đồ dân tộc (16).
- Bản đồ nông nghiệp
chung (18). Bản đồ cây
công nghiệp 2007(19)
người.
- Xác định các vùng đất
bazan và đối chiếu với các
vùng phân bố cây công
nghiệp ở tây nguyên
Bài38: Thực
hành
- Bài tập 2 - Bản đồ khí hậu (9)
- Bản đồ nông nghiệp
chung (18), bản đồ chăn
nuôi (19)
- Giải tại sao vùng trung du
miền núi bắc bộ và tây
nguyên có thế mạnh chăn
nuôi gia súc lớn.
- Tại sao Trung du miền
núi Bắc Bộ trâu nuôi nhiều
hơn bò còn tây nguyên
ngược lại.
Bài 39. Vấn
đề khai thác
lãnh thổ theo
chiều sâu ở

Đông Nam
Bộ
2. Các thế mạnh và
hạn chế của vùng.
- Bản đồ tự nhiên và kinh
tế cuả vùng (29).
- Bản đồ hành chính việt
nam(4-5). Bản đồ hình thể
(6-7).
- Bản đồ giao thông (23),
bản đồ du lịch (25)
- Xác định vị trí địa lí,
phạm vi lãnh thổ? Những
thuận lợi trong phát triển
kinh tế, nền kinh tế mở.
Bài 41. Vấn
đề sử dụng
hợp lí và cải
tạo tự nhiên ở
Đồng sông
Cửu Long
1. Các bộ phận hợp
thành Đồng sông
Cửu Long.
- Bản đồ tự nhiên của
vùng(29)
- Bản đồ hành chính
(4-5)
- Hướng dẫn HS xác định
vị trí địa lí, phạm vi lãnh

thổ, gồm các tỉnh (thành
phố) nào?
Bài 41. Vấn
đề phát triển
kinh tế, an
ninh quốc
phòng ở biển
Đông và các
đảo quần đảo
1.Vùng biển và
thềm lục địa của
nước ta giàu tài
nguyên.
2. Các đảo và quần
đảo
- Bản đồ lâm nghiệp và
thuỷ sản (20 )
- Bản đồ hành chính; trong
Đông nam Á(4 )
- Kể tên các ngư trọng
điểm của nước ta.
- Xác định vùng biển Đông
cùng các đảo, quần đảo
thuộc nước ta (đặc biệt các
huyện đảo)
Bài 44-45.
tìm hiểu đại lí
tỉnh, thành
phố
- Bản đồ hình thể (6-7).

- Bản đồ hành chính(4-5)
- Xác định vị trí địa lí cuẩ
đại phương có thuận lợi và
khó khăn gì để phát triển
kinh tế xã hội.
II/. Các phương pháp sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học địa lí 12.
1.Phương pháp chung
- Khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong việc dạy hoc địa lí GV cần tiến hành theo
các bước sau :
- Bước 1: nghiên cứu nội dung bài học trong SGK có liên quan đến các bản đồ trong
Atlat: Khi soạn một tiết dạy, GV nên nghiên cứu nội dung bài học có cần sử dụng
Atlat hay không? Phần nội này sử dụng Atlat có phát huy được tính tích cực học tập
của HS không? Thời lượng tiết học có đảm bảo tiết học không? Sau khi xét thấy nên
sử dụng atlat cho phần học nào thì tiếp tục phần học nào thì tiếp tục bước 2.
- Bước 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hoặc trò chơi có liên quan đến bản đồ
trong Atlat và phù hợp với nội dung bài học.
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi tạo cơ hội cho học sinh tích cực, chủ động tái hiện những
kiến thức bản đồ đã có, thực hiện các thao tác trí óc khác nhau để vận dụng vào việc
phân tích bản đồ, so sánh bản đồ và rút ra kết luận.
Có các dạng câu hỏi:
. Rèn luyện các kĩ năng xác định VTĐL, giới hạn lãnh thổ, nêu giá trị kinh tế.
. Rèn luyện kĩ năng xác định và mô tả thành phần, yếu tố địa lí như tự nhiên, dân cư,
kinh tế-xã hội trên bản đồ trong Atlat, phát hiện mối quan hệ nhân quả.
+ GV ra các bài tập cho các HS làm trên lớp hoặc về nhà là một trong những hình thức
vận dụng tri thức địa lí và kiến thức bản đồ để tìm tòi, phát hiện những kiến
mới, nắm vững tri thức, kĩ năng địa lí.
+ GV có thể tổ chức các trò chơi địa lí gắn với bản đồ trong khâu bài mới hoặc củng cố
bài như gắn tên địa danh, ô chữ,…việc tổ chức trò chơi nhằm gây sự chú ý, hứng thú học
tập cho HS, rèn luyện tính độc lập, xoá bỏ sự nhút nhát, tạo sự gần gũi, đoàn kết, thân
thiện giữa HS-HS, GV-HS. Đồng thời rèn luyện tư duy, nhận biết, xác định vị trí các đối

tượng địa lí trên bản đồ, xác lập mối quan hệ nhân quả.
- Bước 3: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn hs khai thác kiến thức trong Atlat liên
quan đến bài học.
+ Giao nhiệm vụ phải rõ ràng, dứt khoát để HS có thể dễ dàng thực hiện. Nên phối hợp
nhịp nhàng các phương pháp dạy học: theo hình thức toàn lớp, cá nhân hay nhóm thảo
luận tuỳ theo từng nội dung câu hỏi bài tập.
+ Hướng dẫn HS khai thác được tri thức trong Atlat, mối quan hệ giữa trang Atlat này
với trang Atlat khác để HS tìm ra kiến thức đúng.
- Bước 4: Cho HS trao đổi và nêu kết quả nghiên cứu từ các bản đồ trong Atlat.
+ HS tiến hành làm việc theo nhiệm vụ mà GV đã phân công ở bước 3.
+ GV lần lượt cho HS trình các ý kiến của mình, các HS khác lắng nghe và bổ sung.
- GV kết luận chốt kiến thức đúng, HS lắng nghe và ghi chép bài.
Ví dụ bài 37: “vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên”có sử dụng Atlat GV tiến
hành các bước sau:
- Bước 1: GV nghiên cứu bài học liệt kê nội dung có sử dụng Atlat, các trang Atlat có
liên quan.
+ Bài này có 2 nội dung sử dụng Atlat:
Mục 1. khái quát chung:
. Hướng dẫn HS xác định VTĐL của vùng và ý nghĩa của VTĐL.
. Hướng dẫn hs chứng minh dân cư thưa thớt, chủ yếu dân tộc ít người.
Mục 2. phát triển cây công nghiệp lâu năm:
. hướng dẫn HS xác định các vùng đất bazan và đối chiếu với các vùng phân bố cây công
nghiệp ở Tây Nguyên.
+ Các bản đồ Atlat liên quan: bản đồ hành chính, bản đồ dân số, bản đồ hình thể, bản đồ
dân tộc, bản đồ đất và thực vật, bản đồ Vùng duyên hải nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Bước 2: Sử dụng các câu hỏi sau:
+ CH1: Quan sát bản đồ hành chính và hình thể trong Atlat địa lí việt nam hãy xác
định VTĐL của vùng Tây Nguyên và phân tích ý nghĩa của VTĐL đó đối với tự nhiên
và phát triển KT-XH?
+ CH2: Quan sát bản đồ dân số và bản đồ dân tộc trong Atlat địa lí Việt Nam, hãy

chứng minh tây nguyên là vùng thưa dân cư và chủ yếu dân tộc ít người?
+ CH :Đối chiếu bản đồ đất và thực vật với bản đồ kinh tế của vùng để thấy được vùng
đất ba zan thích hợp với trồng cây công nghiệp.
- Bước 3: Đối với câu1 và 2 cho HS làm việc theo cá nhân:
sau khi nêu câu hỏi hướng dẫn HS trả lời theo gợi ý sau:
. Kể tên các nước, các tỉnh và các vung tiếp giáp?
. VTĐL đó có ý nghĩa gì đối tự nhiên và phát triển KT-XH?
. Xác định vị trí của Tây Nguyên trên bản đồ dân số, dân tộc. xem bảng chú giải mật
độ dân sô để thấy vùng có mật độ dân số như thế nào? Từ đó rút ra nhận xét.
. Xem bảng chú giải các ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ để thấy Tây Nguyên tập trung dân tộc
nào? Từ đó rút ra nhận xét.
+ Đối với câu 3 cho HS làm việc theo cặp đôi. Sau khi nêu câu hỏi, hướng dẫn HS
thảo luận.
. Xác vị trí của tây nguyên trên bản đồ đất và thực vật.
. Xem bảng chú giải để nắm được màu sắc biểu hiện đất ba zan, xem trang 3 kí hiệu
chung để nắm được kí hiệu cây công nghiệp.
. Quan sát và kết hợp 2 trang Atlat xem vùng phân bố cây công nghiệp có trùng với
vùng phân bố đất bazan không?
. Giải thích vì sao lại có trùng khớp đó.
- Bước 4: hs trình bày ý kiến của mình.
- Bước 5: gv chuẩn xác kiến thức.
CH1: Tây Nguyên là vùng duy nhất nước ta không giáp biển. Vùng nằm sát vùng duyên
hải nam trung bộ ở phía Bắc và phía Đông, Đông Nam Bộ ở Tây Nam, giáp miền hạ lào
và Đông Bắc Campuchia ở phía Tây.
. Vùng là một khối cao nguyên đồ sộ, tiếp giáp với vùng đồi và đồng bằng của các tỉnh
khác trong nước và nước ngoài.
. Với VTĐL như vậy, nên Tây Nguyên có ý nghĩa phát triển KT-XH: Khó khăn trong
việc phát triển giao đường bộ, đường sắt, lẫn đường biển, vị trí nhạy cảm về an ninh,
quốc phòng.
CH2: vùng có dân cư thưa thớt, mật độ dân số thuộc vào loại thấp nhất cả nước. cụ thể

mật độ dân số <50 người / km
2
đến 50-100người/km
2
. Vùng tập trung đông dân nhất là
Plâycu và Buôn ma thuột chỉ đạt từ 201-500 người/ km
2
.
. Ở đây là địa bàn cư trú dân tộc ít người, tập trung các nhóm ngữ hệ nam á, nam đảo với
các dân tộc thiếu số: Xu đăng, Ba na, Gia rai, Ê đê, Cơ ho, Mạ, Mơ nông…
. Khó khăn: Phát triển KT-XH và an ninh quốc phòng. Thuận có truyền thống văn hoá
độc đáo.
CH3: Quan sát 2 bản đồ ta thấy :
vùng phân bố cây công nghiệp trùng với phân bố đât bazan cụ thể: Vùng chủ yếu tập
trung đất feralit trên đất bazan và đất fralit trên các loại đá mẹ khác. Vùng đất feralit trên
đất bazan có các loại cây công nghiệp phát triển mạnh: cao su, hồ tiêu,cà phê, chè, ngô,
bông.
. Sở dĩ như vậy là đất bazan màu mỡ, có tầng phong hoá ,giàu dinh dưỡng thích hợp cho
trồng cây công nghiệp.
2. Cách sử dụng các trang bản đồ cụ thể trong aAlat địa lí Vệt Nam.
a. Hướng HS dẫn khai thác tri thức trong các trang Atlat biểu hiện nội dung
địa lí tự nhiên.
. Cách sử dụng trang bản đồ hình thể (6-7): Bản đồ hình thể hiện địa hình của lãnh thổ,
hệ thống sông ngòi, dãy núi, tên các đỉnh núi. khi khái thác trang này GV cần hướng dẫn
các cách sau:
- GV hướng dẫn HS nhìn thang phân tầng độ cao và độ sâu ở góc phải trên cùng tờ bản
đồ, để thấy dược sự phân chia các bậc độ cao trên đất liền và sự phân bố thềm lục địa trên
khắp vùng biển, Bắc, Trung, Nam và các bậc độ sâu khác. Ví dụ có bao nhiêu thang bậc
độ cao? Nhận xét độ cao địa hình và độ sâu của biển nước ta,…
- GV hướng dẫn hs đọc các dạng địa hình lớn như các dãy núi, các sơn nguyên,

cao nguyên, các đồng bằng. Nắm được tên chúng và đặc điểm từng dạng địa hình. Ví dụ
cho HS xác định và kể tên 4 dãy núi cánh cung lớn ở vùng Đông Bắc,
- Xác định mối quan hệ không gian của các đối tựng trên bản đồ, các mối quan hệ
nhân quả của các đối tượng trên bản đồ này với bản đồ khác trong Atlat. Ví dụ nêu dẫn
chứng về mối quan hệ giữa thềm lục địa với vùng đồng bằng, vùng núi liền kề.
* Cách sử dụng trang bản đồ địa chất-khoáng sản (8):
- Bản đồ địa chất-khoáng sản thể hiện các địa tầng, các đá xâm nhập trên lãnh thổ
nước ta trong lịch sử và các yếu tố địa chất khác. Ngoài ra, bản đồ thể hiện các mỏ
khoáng sản lớn ở nước ta. GV hướng dẫn HS cách khai thác sau:
+ Hướng dẫn HS nắm được các yếu tố kí hiệu trên bản đồ, xem trang 3 kí hiệu
chung để biết được tên các mỏ khoáng sản. Ví dụ tổ chức trò chơi nhớ kí hiệu khoáng sản
giúp HS ghi nhớ kí hiệu nhanh và tạo không khí học tập sôi nổi,…
+ Biết được vị trí của các địa tầng, các đá xâm nhập và các yếu tố khác của địa
chất. Xác định vị trí của các mỏ khoáng sản, nhận xét sự phân bố của chúng. Ví dụ: cho
HS điền thông tin vào lược đồ trống,…
+ Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đến phát triển công nghiệp. Ảnh
hưởng của địa chất đến tài nguyên đất của nước ta. Ví dụ: kết hợp bản đồ địa chất-khoáng
sản với bản đồ công nghiệp chung, phân tích sự phân bố các điểm công nghiệp, trung tâm
công nghiệp có liên quan đến các mỏ khoáng sản.
* Cách sử dụng trang bản đồ khí hậu (9):
Trên bản đồ khí hậu thiết kế 7 bản đồ có thể sử dụng phối hợp với nhau:
Một bản đồ khí hậu chung, 3 bản đồ lượng mưa, 3 bản đồ nhiệt độ. Khi sử dụng bản đồ
khí hậu, gv hướng dẫn hs tiến hành các cách khác:
- Đọc từng miền khí hậu: Dựa vào kiến thức SGK, GV hướng dẫn HS đọc và phân
tích, giải thích từng yếu tố khí tượng, đồng thời xác định mối quan hệ giữa các yếu tố với
nhau ( có kết hợp với VTĐL, địa hình và các yếu tố khác).
- Phân tích từng yếu tố khí tượng:
+ Nhiệt độ: GV hướng dẫn HS quan sát, đọc các biểu đồ nhiệt độ, khai thác các khía
cạnh thông tin:
. Vị trí kí hiệu bản đồ( vị trí địa phương xây dựng biểu đồ,kinh vĩ độ, độ cao, gần hay xa

biển.)
. Độ cong của đường biểu diễn nhiệt độ.
. Vì sao độ cong của đường biểu diễn nhiệt độ của biểu đồ định vị ở phía Bắc lại cong
hơn các đường biểu diễn nhiệt độ của biểu đồ định vị ở phía Nam.
. Biên độ nhiệt của các tháng trong năm( tháng nóng nhất, lạnh nhất, chênh lệch nhiều
hay ít, điều hoà hay cực đoan?)
. Vì sao có đường biểu diễn nhiệt độ có một đỉnh, có 2 đỉnh.
+ Lượng mưa: GV hướng dẫn HS quan sát và đọc các biểu đồ lượng mưa, khai thác các
khía cạnh thông tin:
. Vị trí kí hiệu biểu đồ (vị trí địa phương xây dựng biểu đồ: vĩ độ, độ cao, gần biển hay xa
biển, nằm trên sườn đón gió, song song với hứơng gió hay khuất gió).
. So sánh lượng mưa chênh lệch giữa các tháng, mùa mưa nhiều nhất, ít nhất của địa
phương vào những thàng nào trong năm.
. Giải thích sự khác nhau về mùa mưa,mùa lũ của 3 miền khí hậu.
+ Gió biểu hiện bằng biểu đồ hoa gió:
GV hướng dẫn HS đọc các hướng gió trên biểu đồ hoa gió, so sánh độ dài các cạnh hoa
gió với nhau, cánh hoa gió nào dài hơn biểu thị hướng gió thịnh hành trên địa phương.
GV hướng dẫn HS đọc từng loại gió: gói mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông, gió bão.
* Cách sử dụng bản đồ các hệ thống sông (10):
Bản đồ các hệ thống sông chủ yếu thể hiện lưu vực chín sông lớn của nước ta. Ngoài ra
còn có các lưu vực sông nhỏ, các trạm thuỷ văn và tên trạm. do đó khi sử dụng bản đồ
này GV hướng dẫn HS khai thác theo các cách sau:
- GV hướng dẫn HS xác định và nắm được màu sắc thể hiện chín lưu vực sông lớn.
- Hướng dẫn HS kết hợp với bản đồ các miền địa lí tự nhiên để nắm được đặc điểm
sông ngòi của nước ta như là: hướng, xuất phát từ đâu, cửa sông đổ ra là vùng nào?
Từ đó cho HS rút ra nhận xét. Ví dụ: xác định các hệ thống sông lớn ở nước ta, các
sông đó thuộc tỉnh nào? Qua đó cho biết vai trò các con sông. Hoặc qua bản đồ em
có nhận xét gì về hệ thống sông ngòi nước ta? Sông ngòi nước ta có vai trò như thế
nào đối vưới phát triển kinh tế- xã hội.
* Cách sử dụng bản đồ các nhóm và các loại đất chính, thực vật và động vật

(11, 12).
Bản đồ các nhóm và các loại đất chính, bản đồ thực và động vật thể hiện: Các nhóm và
loại đất chính, các thảm thực vật phân bố trên toàn lãnh thổ và vị trí phân bố của các
vườn quốc gia. Khi sử dụng bản đồ này, gv nên kết hợp với các loại bản đồ tự nhiên
( trong SGK, Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ treo tường), để HS nắm kiến thức một cách
chắc chắn. GV hướng dẫn HS cách khai thác sau:
- Hướng dẫn HS cần nắm được bảng chú giải biểu hiện các nhóm đất,các loại thực vật. ví
dụ : cho HS trả lời nhanh màu của các loại đất, kí hiệu của thảm thực vật
- GV hướng dẫn xác định được vị trí, kể tên của các đối tượng trên bản đồ. Ví dụ : cho
HS nhận xét vị trí phân bố của các loại đất, kể tên các vườn quốc gia ở miền trung…
- GV hướng dẫn giải thích mối quan hệ của các loại đất và thảm thực vật, mối liên hệ
giữa bản đồ này và các bản đồ khác. Ví dụ: kết hợp bản đồ đất và thực vật với bản đồ
nông nghiệp chung, nhận xét mối tương quan cây trồng giữa 3 bản đồ này…
* Cách sử dụng bản đồ các miền địa lí tự nhiên (13-14):
Bản đồ các miềm địa lí tự nhiên thể hiện: Đặc điểm địa hình, các dãy núi, đỉnh núi, các
đồng bằng, hệ thống sông ngòi, hệ thống dòng biển nóng và lạnh, ranh giới phân chia các
miền địa lí tự nhiên. Ngoài ra còn có các tuyến giao thông đường bộ, lát cắt địa hình. GV
hướng dẫn HS các cách khai thác sau:
- Quan sát trang bìa khí hiệu chung đối chiếu với các kí hiệu biểu hiện trên bản đồ
trên để đọc và hiểu bản đồ cho chính xác. Ví dụ: Xem bảng màu phân tầng độ cao ở trang
bìa kí hiệu chung, để biết được địa hình chủ yếu của từng miền.
- Xác định 3 miền địa lí tự nhiên là: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Miền Tây Bắc
và Bắc Trung Bộ, Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Nhận xét đặc điểm chung của miền.
Ví dụ: nhận xét được đặc điểm chung về địa hình của Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ…
- Hướng dẫn HS phân tích được ảnh hưởng của tự nhiên đến phát triển KT-XH. Ví
dụ: đặc điểm tự nhiên của Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, có ảnh hưởng như thế nào đến phát
triên KT-XH của vùng.
b. Hướng dẫn HS khai thác tri thức trong các trang Atlat biểu hiện nội dung địa
lí dân cư-xã hôi:
* Cách sử dụng trang bản đồ hành chính (4-5).

Trang 4-5 gồm bản đồ hành chính, bản đồ việt nam trong Đông Nam Á và bảng số liệu
diện tích dân số của 63 tỉnh, thành phố trong cẩ nước. GV hướng dẫn HS sử dụng bản đồ
theo các bước sau:
- Hướng dẫn HS quan sát bản đồ, xác định vị trí của việt nam trong Đông Nam Á,
giới hạn, vị trí, tên các tỉnh, thành phố, tỉnh lị. Ví dụ: cho HS điền tên các tỉnh, thành phố
vào lược đồ câm…
- Tìm hiểu sâu hơn về các tỉnh bằng cách xem bảng số liệu ở phía dưới bản đồ: Quan sát
bản đồ kết hợp bảng số liệu, kể tên 5 tỉnh, thành phố có diện tích lớn nhất cả nước.
- Thấy rõ mối quan hệ địa lí của nước ta với các nước trong khu vực, tác động của VTĐL
đến tự nhiên và KT-XH. Ví dụ: xác định các quốc gia tiếp giáp với nước ta, xác định
nước ta tiếp với vùng biển của những nước nào trên thế giới? Kết hợp với bản đồ khác để
thấy được quan hệ giữa nước ta với các nước trong khu vực. Ví dụ: kết hợp với bản đồ
giao thông xác định các cửa khẩu giữa nước ta với Lào và Campuchia?
* Cách sử dụng trang bản đồ dân số (15):
Bản đồ dân số thể hiện mật độ dân số của từng tỉnh, thành phố trong cả nước. trên nền
mật độ, dân cư đô thị được trình bày bằng phương pháp kí hiệu, quy mô dân số và sự
phân cấp đô thị trình bày rõ ràng trên bản đồ. GV hướng dẫn HS khai thác theo các cách
sau:
- Hướng dẫn HS xác định và nắm được màu sắc biểu hiện mật độ dân số của từng vùng
trong một tỉnh; nắm được kí điểm biểu hiện quy mô dân số. Ví dụ: Việt Nam có mấy đô
thị đặc biệt, kể tên các đô thị đó. Xác định 6 đô thị có dân số đông nhất nước ta?
- Xác định vị trí tập trung các điểm dân cư, nhận xét và so sánh sự phân bố dân cư,
giải thích nguyên nhân. Ví dụ: so sánh sự phân bố dân cư ở vùng đồng bằng sông hồng và
vùng trung du miền núi bắc bộ, vì sao có sự khác biệt như vậy ?
- GV hướng dẫn HS giải thích mối liên hệ giữa bản đồ dân số và các bản đồ khác. Ví dụ:
quan sát bản đồ dân số và bản đồ công nghiệp chung ở vùng nào dân cư tập trung đông
đúc thì ở đó cũng tập trung các trung tâm công nghiệp lớn. Vì sao?
* Cách sử dụng trang bản đồ dân tộc(16):
Trang bản đồ dân tộc thể hiện cộng đồng các dân tộc Việt Nam với các ngữ hệ và nhóm
ngôn ngữ phong phú. GV hướng dẫn HS các cách khai thác sau:

- GV hướng dẫn HS nắm được màu sắc của các ngữ hệ và các ngôn ngữ để dễ dàng đọc
và hiểu bản đồ. Ví dụ: ngữ hệ gồm các nhóm ngôn ngữ nào? Màu sắc của các nhóm ngôn
ngữ đó ra sao?
- Hướng dẫn nhận xét sự phân bố các ngữ hệ và ngôn ngữ trên toàn lãnh thổ. Ví dụ:
Nhóm ngôn ngữ việt-mường phân bố ở vùng nào? …
- Phân tích ảnh hưởng của sự phân bố dân tộc đến sự phát triển KT-XH và an ninh quốc
phòng. Ví dụ: khu vực trung du miền núi bắc bộ chủ yếu tập trung các dân tộc ít người có
ảnh hưởng như thế nào đến phát triển KT-XH và an ninh quốc phòng?
c. Hướng dẫn học sinh khai thác tri thức trong các trang Atlat biểu hiện nội dung
địa lí kinh tế:
* Cách sử dụng trang bản đồ kinh tế chung (17):
Trang bản đồ kinh tế chung thể hiện quy mô cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của
các trung tâm kinh tế thuộc các vùng. Ngoài ra còn có 2 biểu đồ thể hiện tốc độ tăng
trưởng gdp và cơ cấu gdp phân theo khu vực kinh tế. GV hướng dẫn HS các cách khai
thác sau:
- GV hướng dẫn HS nhận xét 2 biểu đồ để thấy được sự chuyển dịch GDP theo
hướng tích cực.
- Hướng dẫn HS phân tích cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của các trung tâm kinh tế, từ
đó rút ra nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh theo ngành giữa các vùng. Ví dụ: nhận xét
và so sánh sự chuyển dịch cơ cấu gdp phân theo khu vực kinh tế của Đồng bằng Sông
Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long.
* Cách sử dụng trang bản đồ nông nghiệp chung (18):
Bản đồ nông nghiệp chung trình bày hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và phân vùng
nông nghiệp của nước ta, trên nền đất có thể hiện các loại cây trồng, vật nuôi.
GV hướng dẫn HS các cách khai thác sau:
- GV hướng dẫn HS đối chiếu bảng kí hiệu chung ở trang 3 với kí hiệu trình bày trên bản
đồ sẽ thấy được:
.Các loại cây trồng, vật nuôi đặc trưng của từng vùng nông nghiệp. Vị trí của các vùng
nông nghiệp trên bản đồ. Ví dụ: cho HS xác định vùng Duyên Hải Miền Trung, kể tên
các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu của vùng…

- Nhận xét sự phân bố các loại cây trồng, vật nuôi có mối liên hệ như thế nào với
hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. Ví dụ: quan sát màu nền của vùng để thấy hiện trạng
sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu của vùng, sau đó quan sát vị trí các loại cây trồng, vật
nuôi để thấy được mối liên hệ giữa hiện trạng sử dụng đất và sự phân bố cây trồng, vật
nuôi…
- Giải thích sự phân bố đó dựa vào các bản khác ( như: bản đồ khí hậu, bản đồ hình thể,
…). Sự phân bố đó ảnh hưởng như thế nào đến phát triển các ngành kinh tế khác. Ví dụ:
kết hợp với bản đồ khí hậu có thể giải thích được vì sao trâu lại tập trung nhiều ở vùng
núi Trung du miền núi Bắc Bộ, hoặc vì sao chè cũng được trồng nhiều ở Tây Nguyên.
* Cách sử dụng trang bản đồ nông nghiệp (trang 19):
Trang bản đồ nông nghiệp gồm 3 bản đồ: bản đồ chăn nuôi, bản đồ cây công nghiệp, bản
đồ lúa (năm 2007).

×