Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Người trần thuật và diễn ngôn tự sự trong văn xuôi hư cấu nguyễn thị thuỵ vũ, nguyễn ngọc tư – một cái nhìn đối sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 181 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trƣơng Thị Quỳnh Anh

NGƢỜI TRẦN THUẬT VÀ DIỄN NGÔN TỰ SỰ
TRONG VĂN XUÔI HƢ CẤU
NGUYỄN THỊ THUỲ VŨ, NGUYỄN NGỌC TƢ
– MỘT CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh − 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trƣơng Thị Quỳnh Anh

NGƢỜI TRẦN THUẬT VÀ DIỄN NGÔN TỰ SỰ
TRONG VĂN XUÔI HƢ CẤU
NGUYỄN THỊ THUỲ VŨ, NGUYỄN NGỌC TƢ
– MỘT CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


PGS.TS. NGUYỄN THÀNH THI

Thành phố Hồ Chí Minh − 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Thành Thi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được
trình bày trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với bất cứ công trình nào
khác.
Luận văn có sử dụng một số trích dẫn, kết quả từ những cơng trình nghiên
cứu khác. Tất cả đều được trích dẫn đúng quy định.
Tác giả luận văn

Trƣơng Thị Quỳnh Anh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ
từ nhà trường, thầy cơ và gia đình. Thơng qua luận văn, tác giả xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến:
Quý thầy cô giáo Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phịng
Sau đại học, Tổ Thơng tin Thư viện Đại học Sư phạm đã giảng dạy và giúp đỡ tác
giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
PGS. TS. Nguyễn Thành Thi – người hướng dẫn khoa học – người thầy tận
tâm đã định hướng, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu. Sự giúp đỡ
của thầy là kim chỉ nam và là động lực lớn để giúp tác giả hồn thành luận văn.
Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp − những người đã hỗ trợ, động viên tác giả
trong thời gian thực hiện luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời chúc sức khỏe và hạnh phúc đến tất cả mọi người.

Trƣơng Thị Quỳnh Anh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƢỢNG ....................................................................................... 13
1.1. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài .................................................... 13
1.1.1. Tự sự học và tính khả dụng của tự sự học trong nghiên cứu văn
xuôi hư cấu .......................................................................................... 13
1.1.2. Một số khái niệm cơng cụ.................................................................... 15
1.1.3. Phê bình nữ quyền và vấn đề chủ thể trần thuật trong lối viết nữ ....... 29
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 33
1.2.1. Hai nhà văn nữ viết nhiều về nữ giới................................................... 33
1.2.2. Hai nhà văn nữ viết nhiều về cuộc sống con người Nam Bộ .............. 34
1.2.3. Hai tác giả dấn thân trên con đường sáng tạo văn chương ở hai
chặng đường khác nhau ...................................................................... 37
Tiểu kết chương 1............................................................................................... 41
Chƣơng 2. CHỦ THỂ TRẦN THUẬT NỮ VỚI ĐỒNG THUẬT, DỊ THUẬT
VÀ CÁC TÌNH HUỐNG TỰ SỰ ƢA CHUỘNG ............................ 42
2.1. Chủ thể trần thuật nữ trong sáng tác của Nguyễn Thị Thuỵ Vũ và
Nguyễn Ngọc Tư ....................................................................................... 42
2.1.1. Cuộc sống nhìn từ lăng kính chủ thể nữ .............................................. 43
2.1.2. Âm hưởng nữ quyền ............................................................................ 48
2.2. Phương thức đồng thuật và dị thuật trong sáng tác của Nguyễn Thị
Thuỵ Vũ và Nguyễn Ngọc Tư ................................................................... 56

2.2.1. Đồng thuật – sự can dự trực tiếp của người trần thuật ........................ 57
2.2.2. Dị thuật – sự ẩn mình của người trần thuật ......................................... 63
2.3. Phương thức sử dụng tình huống tự sự ....................................................... 74


2.3.1. Xu hướng ưa chuộng nội tiêu điểm – tình huống tự sự ngơi thứ
nhất và tình huống tự sự hoá thân ....................................................... 76
2.3.2. Sự ―kiến tạo‖ lại thế giới qua lăng kính nữ ......................................... 85
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 92
Chƣơng 3. CHỦ THỂ TRẦN THUẬT NỮ VỚI CÁI TÔI TRẢI NGHIỆM
VÀ XU HƢỚNG KIẾN TẠO DIỄN NGÔN TỰ SỰ ....................... 93
3.1. Chủ thể nữ với cái tôi trải nghiệm trong truyện kể ..................................... 93
3.1.1. Trải nghiệm cá nhân ............................................................................ 93
3.1.2. Trải nghiệm giới nữ ............................................................................. 99
3.2. Xu hướng ưa chuộng diễn ngơn gián tiếp tự do ........................................ 105
3.2.1. Tính song điệu của diễn ngôn gián tiếp tự do.................................... 105
3.2.2. Cấu trúc của diễn ngôn gián tiếp tự do .............................................. 112
3.3. Xu hướng hồ phối diễn ngơn tả, kể, bình luận đậm ―cá tính của miền
Nam‖........................................................................................................ 118
3.3.1. Hồ phối diễn ngôn kể, tả – lời văn giàu cảm xúc và bức tranh
thiên nhiên, con người Nam Bộ ........................................................ 120
3.3.2. Hoà phối diễn ngơn kể, bình luận: nốt trầm trong bản nhạc cuộc
sống và những suy tư, chiêm nghiệm của tác giả ............................. 128
3.3.3. Hồ phối diễn ngơn kể và bình luận: lời văn chiêm nghiệm và
tiếng lòng thổn thức .......................................................................... 131
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 134
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 140
PHỤ LỤC



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo quan điểm của lý thuyết tự sự học, truyện ngắn và tiểu thuyết có khả
năng miêu tả, tái hiện những bức tranh rộng lớn về đời sống, số phận con người.
Cùng với sự chuyển động của nền văn học thế giới, văn học Việt Nam nói chung và
truyện ngắn – tiểu thuyết nói riêng dần có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong
việc cách tân, làm mới nghệ thuật trần thuật.
Trong dòng chảy văn học, những cây bút nữ như Nguyễn Thị Thuỵ Vũ,
Phạm Thị Hoài, Thuận, Nguyễn Ngọc Tư,… đã đánh dấu lên ―bản đồ‖ văn học Việt
Nam những dấu ấn rõ nét, góp phần xác lập vị thế của văn học nữ trong nền văn học
Việt Nam. Trong đó, Nguyễn Thị Thuỵ Vũ và Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến cái
nhìn đa diện về sự chuyển mình mạnh mẽ trong sáng tác của nhà văn nữ đương đại.
Nếu như Nguyễn Thị Thuỵ Vũ được đánh giá là một trong bốn cây viết nữ xuất sắc
của nền văn học đô thị miền Nam Việt Nam trước năm 1975 thì Nguyễn Ngọc Tư
được xem là nhà văn nữ tiêu biểu của văn học Việt Nam những năm gần đây. Hai
nhà văn nữ, hai thế hệ khác nhau, hai bối cảnh khác nhau nhưng đều gặp gỡ nhau
trên con đường cách tân và đổi mới nghệ thuật trần thuật. Từ ―Chiều xuống êm
đềm‖, ―Khung rêu‖, ―Thú hoang‖,… của Nguyễn Thị Thuỵ Vũ đến ―Khói trời lộng
lẫy‖, ―Cánh đồng bất tận‖,… của Nguyễn Ngọc Tư, hình ảnh người con người và
cuộc sống dần được khắc hoạ rõ nét. Bằng vốn liếng đời sống đa dạng cùng ngòi
bút sắc sảo, Nguyễn Thị Thuỵ Vũ và Nguyễn Ngọc Tư đã cất lên những tiếng nói
riêng về số phận con người, đậm tơ những trở mình nhức nhối của cuộc sống đương
thời. Để rồi từ đó, bức tranh cuộc sống được hiện hình rõ nét trên từng trang văn,
chân thật và đầy thổn thức.
Những tiếng nói ấy được khéo léo gửi gắm sau những kí hiệu về khơng gian,
thời gian, ngôn ngữ, chi tiết, sự việc, nhân vật trong mỗi tác phẩm. Hiện hữu trong
toạ độ không gian – thời gian ấy là những mảnh đời tha hương lưu lạc, những kiếp

người sống mòn và tàn tạ trong một trái tim đầy tổn thương. Và để có thể giải mã
những kí hiệu ấy trong tác phẩm, nghệ thuật trần thuật trở thành một ―công cụ‖ đắc


2

lực. Trong đó, người trần thuật và diễn ngơn tự sự đóng vai trị quan trọng trong
việc chuyển tải nội dung và thông điệp tác phẩm; đồng thời là ―đất diễn‖, tạo nên
phong cách nhà văn.
Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài ―Người trần
thuật và diễn ngôn tự sự trong văn xuôi hư cấu Nguyễn Thị Thuỵ Vũ, Nguyễn
Ngọc Tư – Một cái nhìn đối sánh”. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn mang
đến một hướng tiếp cận mới với sáng tác của hai nhà văn nữ nổi bật của văn học
Việt Nam. Đồng thời, qua luận văn, chúng tôi muốn mang đến cái nhìn lịch đại đối
với sáng tác của hai nhà văn nữ thuộc hai thời kì: Trước năm 1975 và sau năm
2000.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Vấn đề nghiên cứu về tự sự học và việc vận dụng lý thuyết tự sự học
vào nghiên cứu
Kể từ khi ra đời, tự sự học ln có sức thu hút mạnh mẽ đối với giới nghiên
cứu. Một trong những phương diện được nghiên cứu rộng rãi của tự sự học là lý
thuyết về người trần thuật và diễn ngôn trần thuật. Bàn về hai vấn đề này, có nhiều
cơng trình nổi bật.
Với hai cơng trình ―Tự sự học – Một số vấn đề lí luận và lịch sử‖ (2017,
Nxb Đại học Sư phạm) và ―Tự sự học – Lý thuyết và ứng dụng‖ (2018, Nxb Giáo
dục Việt Nam), Trần Đình Sử đã có những đóng góp quan trọng trong việc làm rõ
các nội dung quan trọng của tự sự học. Nếu như ―Tự sự học – Lý thuyết và ứng
dụng‖ tập hợp những bài nghiên cứu về tự sự học thì cơng trình ―Tự sự học – Một
số vấn đề lí luận và lịch sử‖ đã cung cấp hệ thống lí thuyết quan trọng của tự sự
học. Trong đó vấn đề ―Người kể chuyện và loại hình của nó‖ và ―Điểm nhìn trần

thuật‖ lần lượt được làm rõ ở chương V và chương VI của cơng trình. Hai cơng
trình nghiên cứu của Trần Đình Sử trở thành la bàn chỉ hướng cho chúng tơi trong
q trình thực hiện luận văn của mình.
Trong cơng trình nghiên cứu ―Điểm nhìn và ngơn ngữ trong truyện kể‖,
Nguyễn Thị Thu Thuỷ đã tập trung làm rõ các phương diện quan trọng của điểm
nhìn. Điểm nổi bật của cơng trình này là tác giả đã cung cấp hệ thống lý thuyết chi


3

tiết về điểm nhìn, điểm nhìn và các phương thức kể chuyện, điểm nhìn trong thoại
dẫn. Song song với lý luận, tác giả đã đưa ra những minh hoạ, ứng dụng của lý
thuyết điểm nhìn. Từ đó, các vấn đề về điểm nhìn được trình bày chi tiết, cụ thể và
có chiều sâu.
Cơng trình dịch thuật ―Biên giới của truyện kể” (2010) của Trần Huyền Sâm
đã trình bày những quan điểm của G. Genette về khái niệm truyện kể. Với việc đưa
ra sự phân biệt giữa những cặp khái niệm đối lập như truyện kể và bắt chước, sự
trần thuật và miêu tả, truyện kể và diễn ngôn, G. Genette đã làm rõ ―những biên
giới cần thiết của truyện kể‖. Bên cạnh đó, Trần Huyền Sâm cịn tóm tắt những lý
thuyết trọng tâm của G. Genette về thời gian trần thuật, người kể chuyện và phối
cảnh trần thuật.
Cùng với Trần Huyền Sâm, tác giả Nguyễn Mạnh Quỳnh đã đưa lý thuyết
của G. Genette đến gần hơn với độc giả thông qua cơng trình dịch thuật ―Một số
luận điểm cơ bản trong Diễn ngôn tự sự của G. Genette‖ (2006). Trong cơng
trình, tác giả đưa ra khái lược về ―ba phạm trù được Genette hình dung để mơ tả
thời gian là trật tự, khoảng thời gian (hay tốc độ) và tần số‖. Bên cạnh việc dịch
thuật lý thuyết, Nguyễn Mạnh Quỳnh còn đưa ra những nhận định, diễn giải từ quan
điểm cá nhân. Đặc biệt, phần lý thuyết về trần thuật sự kiện (narrative of events) –
trần thuật ngôn từ (narrative of words) và tụ điểm trần thuật (focalization) đã giúp
chúng tôi hiểu thấu hơn về khái niệm người trần thuật và diễn ngơn trần thuật.

Trong cơng trình nghiên cứu ―Phối cảnh và điểm nhìn trong truyện kể‖,
Đào Duy Hiệp đã lược thuật những vấn đề phối cảnh và điểm nhìn trong truyện kể
trong cơng trình ―Figure III‖ của G. Genette. Không dừng lại ở việc dịch thuật lý
thuyết, Đào Duy Hiệp cịn minh hoạ và phân tích thơng qua các văn bản nghệ thuật.
Từ đó, tác giả đi đến kết luận về vai trị của phối cảnh và điểm nhìn trong văn bản
nghệ thuật: ―Phối cảnh và tụ tiêu là cả một hành trình khám phá bản chất sáng tạo
của người nghệ sĩ. Mỗi nhà nghệ sĩ là một “cái nhìn” cuộc đời và triết lí nhân sinh.
Lí thuyết làm sáng rõ q trình đó”.
Với sự phổ biến và giá trị học thuật, lý thuyết tự sự học được nhiều nhà
nghiên cứu vận dụng vào các cơng trình của mình.


4

Trong cơng trình nghiên cứu ―Ngơn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt
Nam đương đại‖ (2008), Thái Phan Vàng Anh đã đưa ra những nhận xét, đánh giá
về tính đa thanh trong ngơn ngữ trần thuật. Qua đó, tác giả nhấn mạnh vai trò quan
trọng của người trần thuật: ―Với cách vận dụng linh hoạt ngôn ngữ đời sống, ngôn
ngữ vùng miền; và nhất là cách tổ chức đồng thời nhiều tiếng nói khác nhau, người
trần thuật có vai trị quan trọng trong việc cấu trúc tác phẩm, dẫn dắt mạch
truyện‖.
Trong bài báo “Diễn ngôn gián tiếp tự do trong truyện ngắn “Cá sống” của
nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần” (2013), Hoàng Tố Mai đã làm rõ những biểu hiện
của diễn ngôn gián tiếp tự do trong truyện ―Cá sống‖. Từ đó, tác giả khẳng định vai
trị của lớp diễn ngơn này “trong việc tạo ra những câu văn tinh tế, bề sâu cho
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Thuần”.
Trong luận văn thạc sĩ ―Đặc điểm diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn
Hồ Anh Thái‖ (2014), Đoàn Thị Minh Huyền đã vận dụng lý thuyết tự sự học để
khảo sát về đặc điểm diễn ngôn trần thuật và đánh giá về hiệu quả hồ phối các lớp
diễn ngơn người kể chuyện và diễn ngơn nhân vật. Từ đó, tác giả đưa ra đánh giá về

hiệu quả hoà phối đối với sáng tác của Hồ Anh Thái trong giai đoạn đầu và giai
đoạn sau: ―Diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái có sự vận động,
thay đổi theo chiều hướng phù hợp với sự vận động của văn nghệ dân tộc‖.
Phạm Thị Thanh Phượng đã vận dụng lý thuyết tự sự vào cơng trình nghiên
cứu ―Người kể chuyện ngơi thứ nhất trong truyện ngắn nữ đương đại Việt Nam‖
(2014). Trong cơng trình nghiên cứu, tác giả đã trình bày đặc điểm của các kiểu
người kể chuyện ngôi thứ nhất trong truyện ngắn nữ đương đại Việt Nam, bao gồm
―cái tôi trải nghiệm (tự kể về mình) và ―cái tơi chứng kiến” (kể chuyện người
khác).
Cơng trình nghiên cứu ―Hình tượng người kể chuyện trong văn xuôi Bùi
Ngọc Tấn‖ của Phan Thuý Hằng nghiên cứu các hình thức của chủ thể kể chuyện
và mối quan hệ giữa tác giả và người kể chuyện trong các sáng tác của Bùi Ngọc
Tấn. Từ đó, tác giả khẳng định những kế thừa và cách tân hình thức người kể
chuyện của Bùi Ngọc Tấn.


5

Với hệ thống lý thuyết đa dạng và phong phú, tự sự học thường xuyên được
ứng dụng trong các công trình nghiên cứu về đặc điểm sáng tác của các nhà văn.
Trong luận văn thạc sĩ ―Phương thức tự sự trong truyện ngắn Quế Hương‖, Võ
Anh Tuấn đã trình bày chi tiết, kĩ lưỡng về vấn đề người kể chuyện và điểm nhìn.
Lê Thị Nguyệt trong ―Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp‖ đã vận dụng lý thuyết tự sự học để tìm hiểu về diễn ngơn kể và diễn
ngơn trữ tình ngoại đề. Từ đó, tác giả đi đến kết luận: ―Toàn bộ sáng tác cho thấy,
nhà văn linh hoạt trong ngôi kể và điểm nhìn phù hợp với đối tượng phản ánh‖.
Cùng hướng đi với Lê Thị Nguyệt, trong cơng trình nghiên cứu ―Thế giới nghệ
thuật trong văn xuôi Phương Anh Quốc‖, tác giả Lê Thị Trà My đã phân tích hình
tượng người kể chuyện và giọng điệu trần thuật trong văn xuôi Trương Anh Quốc.
Với ―Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Ngô Tự Lập‖, Lê Thị Nhung tìm hiểu về

nghệ thuật xử lí điểm nhìn trần thuật và diễn ngơn của người kể chuyện trong sáng
tác của nhà văn Ngơ Tự Lập. Có thể thấy, lý thuyết tự sự học nói chung và lý thuyết
về người trần thuật, diễn ngơn trần thuật nói riêng ngày càng được ứng dụng rộng
rãi.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Thị Thuỳ Vũ và
Nguyễn Ngọc Tƣ
Nguyễn Thị Thuỵ Vũ và Nguyễn Ngọc Tư là hai cây bút văn xi nổi bật, có
sức ảnh hưởng trong nền văn học Việt Nam. Những cơng trình nghiên cứu về sáng
tác của hai nhà văn trải rộng trên nhiều phương diện, trong đó có trần thuật học.
Nguyễn Thị Thuỵ Vũ là một trong bốn cây viết nữ xuất sắc của nền văn học
đô thị miền Nam Việt Nam trước 1975. Tuy nhiên, những nghiên cứu về sáng tác
của nữ nhà văn vẫn còn khá hiếm hoi, đặc biệt là những cơng trình nghiên cứu về
người trần thuật và diễn ngôn tự sự trong văn xuôi của bà.
Đánh giá văn chương của Nguyễn Thị Thụy Vũ trên khía cạnh nội dung trần
thuật, Võ Phiến nhận định, văn xuôi của Thụy Vũ là ―văn xuôi tả chân‖ được viết
nên từ sự tương đồng, sự trải nghiệm của nữ sĩ trong môi trường xã hội, kết quả
những năm tháng bà lăn lộn, bươn chải ngồi đời: ―Bà Nguyễn xơng vào cơn gió
bụi, phanh phui những cảnh đời lầm than làm lắm kẻ sững sờ, nhăn mặt (…) Tình


6

cờ vì lí do sinh kế mà bà Nguyễn làm cây bút tả chân đầu tiên ở nước ta, về phía nữ
phái, mạnh dạn phơi bày một phương diện của thực trạng xã hội ta vào thời điểm
đặc biệt. Bà có vị trí riêng trong thời kì văn học bấy giờ” (Võ Phiến, Tổng quan
văn học miền Nam, 1986).
Tương đồng với nhận định của Võ Phiến, trong bài viết ―Nguyễn Thị Thuỵ
Vũ đã trở lại‖ (Khoa văn học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn), tác giả
Nguyễn Thị Thanh Xuân đã dành những lời đánh giá cao đối với sáng tác của nữ
nhà văn, đặc biệt là khả năng quan sát và tái hiện cuộc sống của bà: ―Quan sát tận

tường, miêu tả táo bạo, phơi mở nhiều cảnh huống, dõi theo nhiều số phận, chạm
khắc những tâm trạng, tung hứng nhiều lời thoại dí dỏm,…tiểu thuyết và truyện
ngắn của Nguyễn Thị Thụy Vũ nói với chúng ta bà là nhà văn bẩm sinh.” (Nguyễn
Thị Thanh Xuân, 2017).
Bên cạnh sự đánh giá về nội dung như Võ Phiến và Nguyễn Thị Thanh
Xn, cơng trình nghiên cứu ―Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Thị Thuỵ Vũ‖ của tác
giả Phạm Thị Nhung còn phục dựng lại bức chân dung nghệ thuật của Nguyễn Thị
Thuỵ Vũ thơng qua sự phân tích, lý giải trên nhiều phương diện. Qua đó, tác giả
làm rõ những suy nghĩ, trải nghiệm của Nguyễn Thị Thuỵ Vũ về cuộc sống, cọn
người; những cách tân tìm tịi trong nghệ thuật trần thuật của nhà văn qua hai đặc
điểm cơ bản: Ngôn ngữ trần thuật và giọng điệu. Từ đó, văn xi nghệ thuật của
Nguyễn Thị Thuỵ Vũ được nhìn nhận một cách đa chiều và tồn diện hơn.
Xuất phát từ phương diện nghệ thuật, cơng trình nghiên cứu “Điểm nhìn
trần thuật về vấn đề nữ quyền trong văn xuôi Nguyễn Thị Thuỵ Vũ” của Nguyễn
Thị Mỹ Duyên, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM đi sâu vào
việc phân tích, khẳng định vai trị của điểm nhìn trần thuật trong việc thể hiện vấn
đề nữ quyền: “Khai thác từ góc độ điểm nhìn vừa cho thấy nội dung táo bạo lại cho
thấy tài năng độc đáo của nữ nhà văn Thụy Vũ khi nói đến những rào cản và sự bứt
phá của nữ giới miền Nam giữa thế kỉ XX (Nguyễn Thị Mỹ Duyên, 2018). Từ đó,
tác giả khẳng định những đóng góp quan trọng của Thụy Vũ trong văn học nữ Việt
Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.


7

Cùng hướng đi với Nguyễn Thị Mỹ Dun, cơng trình nghiên cứu ―Văn xi
Nguyễn Thị Thuỵ Vũ nhìn từ diễn ngôn trần thuật nữ‖ của tác giả Huỳnh Thị Lệ
Thi đã tập trung làm rõ diễn ngôn trần thuật nữ trong các sáng tác của Nguyễn Thị
Thuỵ Vũ. Thông qua việc ―giải phẫu‖ những ―câu chuyện mang âm hưởng nữ
quyền‖ và ―dấu ấn của chủ thể trần thuật nữ qua cấu trúc và diễn ngôn trần thuật‖

(Huỳnh Thị Lệ Thi, 2019), tác giả đã mang đến góc nhìn tồn diện về diễn ngơn
mang đặc trưng nữ giới. Qua đó, người viết khẳng định những đóng góp của
Nguyễn Thị Thuỵ Vũ đối với văn xi nước nhà.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ
Nguyễn Ngọc Tư là một trong những cây viết văn xuôi nổi bật của văn học
Việt Nam đương đại. Đồng thời, Nguyễn Ngọc Tư cũng là gương mặt quen thuộc
với độc giả cả nước. Do vậy, những cơng trình nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn
Ngọc Tư đa dạng và nổi bật trên nhiều khía cạnh và phạm vi.
Bài nghiên cứu “Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”
(Khảo sát qua hai tập “Cánh đồng bất tận” và “Ngọn đèn không tắt”) của Lã Thị
Thuỳ Linh đã tập trung làm rõ ba vấn đề: Người kể chuyện, ngôn ngữ, giọng điệu.
Ở phần đầu, Lã Thị Thuỳ Linh đã trình bày ngắn gọn về khái niệm người kể
chuyện, khẳng định vai trò của người kể chuyện trong việc thể hiện quan điểm tác
giả. Tác giả lần lượt trình bày kết quả khảo sát việc sử dụng ngôi kể thứ nhất và thứ
ba trong sáng tác Nguyễn Ngọc Tư, trong đó ―ngơi thứ ba chiếm đa số tác phẩm‖.
Bên cạnh đó, tác giả cịn chỉ ra sự ―luân phiên phối hợp nhiều điểm nhìn” trong hai
tập truyện ngắn. Phần cuối, tác giả nhận xét sự tài tình của Nguyễn Ngọc Tư trong
việc ―lựa chọn và xử lý ngôn ngữ: đối thoại và độc thoại nội tâm‖. Tác giả khẳng
định những cách tân, đổi mới trong các yếu tố như cốt truyện, kết cấu, người kể
chuyện, nhân vật,... Nhận định về Nguyễn Ngọc Tư, Lã Thị Thuỳ Linh đã viện dẫn
chính câu nói của nhà văn: ―Tôi viết trong nỗi im ắng, không phản hồi.‖
Luận văn ―Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư‖ của Nguyễn Thị
Phương, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
đã làm rõ yếu tố người kể chuyện và giọng điệu trần thuật trong sáng tác Nguyễn
Ngọc Tư. Cụ thể, tác giả khẳng định Nguyễn Ngọc Tư nhiều lần lựa chọn hình thức


8

trần thuật theo ngôi thứ nhất, tiêu biểu là các truyện ngắn như ―Cái nhìn khắc

khoải‖, ―Dịng nhớ‖, ―Cánh đồng bất tận”,… Đối với ngôi kể thứ ba, tác giả lấy ví
dụ từ những tác phẩm như ―Ngọn đèn khơng tắt‖, ―Chuyện của Điệp‖, ―Cải ơi‖,…
Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Phương còn chỉ ra các kiểu giọng điệu cơ bản trong sáng
tác Nguyễn Ngọc Tư: Giọng điệu dân dã, mộc mạc, tự nhiên; Giọng điệu ấm áp,
chan chứa yêu thương; Giọng điệu trữ tình, mượt mà. Cùng với đó, tác giả cịn đánh
giá về đặc điểm ngơn ngữ trong sáng tác của nhà văn: ―Ngôn ngữ đời thường đậm
chất Nam Bộ‖, ngơn ngữ của một vùng ―văn hố sơng nước‖ (Nguyễn Thị Phương,
2012).
Đinh Thị Kiều Oanh trong luận văn thạc sĩ ―Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư nhìn từ cấu trúc trần thuật‖ tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư ở hai
khía cạnh: ―Cấu hình các cảnh trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư‖ và ―Cấu trúc
diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư‖. Ở chương ba của cơng
trình nghiên cứu, tác giả đã lần lượt làm rõ khái niệm diễn ngôn trần thuật và cấu
trúc diễn ngôn trần thuật; các thành phần của diễn ngôn trần thuật và hiệu ứng trần
thuật của sự hoà phối các lớp diễn ngơn. Qua đó tác giả khẳng định vai trị của diễn
ngôn trần thuật trong việc làm nên ―chất riêng‖ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc
Tư.
Luận văn thạc sĩ “Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”
của Nguyễn Minh Thu, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, năm 2012 lựa chọn hướng
nghiên cứu theo lý thuyết tự sự học. Vận dụng lý thuyết tự sự học, tác giả lần lượt
làm rõ các phương diện của người kể chuyện, gồm ―ngôi kể và một số loại hình
người kể chuyện‖ và ―ngơn ngữ, giọng điệu người kể chuyện‖ trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư. Từ đó, Nguyễn Minh Thu khẳng định những đóng góp quan
trọng của Nguyễn Ngọc Tư trong ―việc khắc phục tính kể chuyện đơn âm của cách
kể chuyện truyền thống và đem đến những khả năng tự sự mới cho văn học đương
đại‖.
Luận văn thạc sĩ ―Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư‖ của Vũ Thị Hải Yến đã trình bày chi tiết về vấn đề người kể chuyện trong
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư: Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong



9

truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư và người kể chuyện ẩn mình qua hình thức kể chuyện
trần thuật ngơi thứ ba. Từ đó, tác giả đưa nhận nhận định khái quát:
―Dù trần thật diễn ra dưới hình thức nào thì nó vẫn thể hiện cái nhìn bao
quát của tác giả, một Nguyễn Ngọc Tư ln có

thức nhìn vào tận sâu bản chất

cuộc sống, một trái tim nhạy cảm trước sự nghiệt ng của cuộc đời. Vì thế mà
truyện của chị mới là những câu chuyện nhỏ về gia đình, bạn bè, làng xóm thân
thuộc nhưng được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt và đồng cảm sâu sắc.
(Vũ Thị Hải Yến, 2012).

Tìm hiểu, nghiên cứu về tác phẩm của Nguyễn Thị Thuỵ Vũ và Nguyễn
Ngọc Tư, thơng thường các cơng trình chỉ dừng lại ở việc trình bày đặc trưng của
từng sáng tác mà ít có sự đề cập, liên hệ đến sáng tác với các nữ nhà văn khác. Thao
tác đối sánh mang góp phần rút ra bản chất, cách thức thể hiện cũng như sự phát
triển của các sáng tác trong từng giai đoạn
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn tập trung tìm hiểu, đánh giá đặc điểm người trần thuật và diễn ngôn
tự sự trong văn xuôi của Nguyễn Thị Thuỵ Vũ và Nguyễn Ngọc Tư, từ đó đưa ra
những nhận xét, đánh giá về sự gặp gỡ cũng như những cách tân, đổi mới nghệ
thuật của hai nhà văn.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
Đưa ra những quan điểm về trần thuật, người trần thuật, tình huống tự sự,
diễn ngơn tự sự

Phân tích những đặc điểm của người trần thuật và diễn ngôn tự sự
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn của chúng tôi tập trung nghiên cứu các tác phẩm văn xuôi của nhà
văn Nguyễn Thị Thuỵ Vũ và nhà văn Nguyễn Ngọc Tư


10

4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Thị Thuỵ Vũ
- Tập truyện ―Mèo đêm‖
- Tập truyện ―Lao vào lửa‖
- Truyện dài ―Thú hoang‖
- Truyện dài ―Ngọn pháo bông‖
- Truyện dài ―Khung rêu‖
- Truyện dài ―Nhang tàn thắp khuya‖
- Truyện dài ―Như thiên đường lạnh‖
- Truyện dài ―Chiều xuống êm đềm‖
- Truyện dài ―Cho trận gió kinh thiên‖

4.2.2. Tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Ngọc Tư
- Tập truyện ngắn ―Ngọn đèn không tắt‖
- Tập truyện ngắn ―Giao thừa‖
- Tập truyện ngắn ―Cánh đồng bất tận‖
- Tập truyện ngắn ―Khói trời lộng lẫy‖
- Tập truyện ngắn ―Đảo‖
- Tập truyện ngắn ―Không ai qua sông‖
- Tập truyện ngắn ―Cố định một đám mây‖


5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phƣơng pháp luận
Luận văn của chúng tơi chủ yếu sử dụng lí thuyết tự sự học (Narratology),
đặc biệt là tự sự học cấu trúc.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành các nhiệm vụ khoa học đã xác định trước, chúng tôi vận dụng
một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp so sánh
Luận văn sử dụng phương pháp so sánh để phân tích, làm rõ được điểm
tương đồng, khác biệt trong nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Thị Thuỵ Vũ và
Nguyễn Ngọc Tư.


11

- Phương pháp loại hình
Truyện ngắn và tiểu thuyết là hai loại hình thuộc hệ thống các thể loại văn
xi. Vì vậy, khi nghiên cứu tác phẩm của hai nữ nhà văn, chúng tôi đặt trong hệ
thống đặc điểm thi pháp thể loại để thấy được sự đổi mới, sáng tạo của hai tác giả.
- Phương pháp lịch sử, xã hội
Chúng tôi xem xét tác phẩm trong bối cảnh vận động, đổi thay của xã hội để
thấy được sự tác động, ảnh hưởng của thời đại đến sáng tác của hai nhà văn.
- Phương pháp liên ngành
Chúng tôi sử dụng lý thuyết của phân tâm học, văn hoá học,… trong q
trình phân tích nội dung tác phẩm.
- Phương pháp thống kê – phân loại
Phương pháp này được sử dụng trong q trình khảo sát các tác phẩm văn
xi để có những cứ liệu xác đáng cho luận điểm.
6. Ý nghĩa luận văn
Luận văn góp phần dựng lại bức chân dung nghệ thuật của hai nhà văn nữ từ

góc nhìn trần thuật học, qua đó mang đến cái nhìn đối sánh về sáng tác của hai nhà
văn.
Luận văn đóng góp thêm một tiếng nói trong việc khẳng định những giá trị
trong sáng tác văn xuôi của Nguyễn Thị Thuỵ Vũ và Nguyễn Ngọc Tư, từ đó làm
nổi bật phong cách sáng tác riêng của mỗi nhà văn
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, luận văn được tổ chức thành 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đối tượng
Trong chương này, chúng tôi khái quát những luận điểm lý luận – nền tảng
của việc nghiên cứu đề tài. Các luận điểm tập trung trên hai phương diện: cơ sở lý
luận và thực tiễn. Với cơ sở lý luận, chúng tôi tập trung làm rõ triển vọng của việc
nghiên cứu đề tài, những lý thuyết về người trần thuật và diễn ngôn trần thuật. Từ
đó, chúng tơi tiếp tục làm rõ những cơ sở thực tiễn của đề tài thơng qua việc tìm
hiểu những nét nổi bật trong văn xuôi Nguyễn Thị Thuỵ Vũ và Nguyễn Ngọc Tư.
Việc xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn là tiền để để chúng tôi phân tích chương 2.


12

Chương 2: Chủ thể trần thuật nữ với đồng thuật, dị thuật và các tình huống
tự sự ưa chuộng
Từ những lý luận và thực tiễn, chúng tôi tiến hành đối sánh tác phẩm của
Nguyễn Thị Thuỵ Vũ và Nguyễn Ngọc Tư trên phương diện chủ thể trần thuật nữ
đồng thuật, dị thuật và các tình huống tự sự ưa chuộng. Ở phương diện này, chúng
tôi nhận thấy những tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng chủ thể trần thuật
của hai nữ nhà văn. Đó cũng là cơ sở để chúng tôi tiến hành đối sánh ở những
phương diện trong chương 3.
Chương 3: Chủ thể trần thuật nữ với cái tôi trải nghiệm và xu hướng kiến tạo
diễn ngôn tự sự
Tiếp nối những kết quả nghiên cứu ở chương 2, chương 3 làm rõ sáng tác

của hai nữ nhà văn trên phương diện chủ thể trần thuật nữ với cái tôi trải nghiệm và
xu hướng kiến tạo diễn ngôn tự sự. Từ đó, chúng tơi đi đến những đặc trưng nổi bật
trong phong cách của hai nữ nhà văn từ phương diện chủ thể trần thuật.
Mối liên hệ mật thiết giữa ba chương đã góp phần mang đến cái nhìn tổng
quát về sáng tác của hai nữ nhà văn từ cái nhìn đối sánh. Từ đó, chúng tơi mang đến
cái nhìn lịch đại đối với sáng tác của hai nữ nhà văn cũng như định hình phong cách
mỗi tác giả.


13

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
NGHIÊN CỨU ĐỐI TƢỢNG
1.1. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài
1.1.1. Tự sự học và tính khả dụng của tự sự học trong nghiên cứu văn
xuôi hƣ cấu
Nếu như tu từ học tập trung nghiên cứu ―biểu cảm của diễn ngơn‖ (Trần
Đình Sử, 2007) thì tự sự học mở ra ―chân trời nghiên cứu thể loại tự sự‖ (Trần Đình
Sử, 2007). Do vậy, mặc dù xuất hiện sau Tu từ học và Thi pháp học (cổ điển) nhưng
Tự sự học đã nhanh chóng khẳng định vị trí bởi các lý do: ―có tiêu điểm mạnh (kể),
có thực tế mạnh (tiểu thuyết), có căn cứ khoa học mạnh (ngơn ngữ học, nhân học)
và có tinh thần mở (hiện đại)‖ (Trần Đình Sử, 2017).
Khi nghiên cứu văn bản tự sự nói chung và văn bản tự sự hư cấu nói riêng,
người nghiên cứu cần có những kiến thức về tự sự học. Nếu khơng, những quan
điểm, phán đốn của người nghiên cứu dễ dàng rơi vào những sai lầm và ―các kết
luận chỉ có thể là những lâu đài trên cát‖ (Trần Đình Sử, 2017). Trần Đình Sử cho
rằng: ―Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng
nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan hoặc nói cách khác
là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự nhằm tìm một cách

đọc‖ (Trần Đình Sử, 2004). Do vậy, bộ cơng cụ cơ bản mà lí thuyết tự sự cung cấp
có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu văn xi hư cấu. Lí
thuyết tự sự học cung cấp các khái niệm về cấu trúc trần thuật, người kể chuyện,
điểm nhìn,... Đây là các ―khái niệm mẫu, có tính phổ qt‖ (Trần Đình Sử, 2017).
Khi được vận dụng vào việc nghiên cứu văn bản truyện cụ thể, các khái niệm trên
có thể có ―những sai lệch, khiếm khuyết, đơi dư để cho thấy cái đặc trưng‖ (Trần
Đình Sử, 2017).
Lí thuyết tự sự học hiện đại lần đầu tiên cho người đọc thấy rõ vai trò quan
trọng của người trần thuật. Tự sự học cung cấp hệ thống phương tiện để làm rõ yếu


14

tố này, đồng thời khu biệt giữa hai khái niệm tác giả và người trần thuật. Trong văn
bản tự sự, tác giả chỉ xuất hiện dưới tư cách tác giả hàm ẩn để thể hiện quan điểm
và giá trị trong tác phẩm. Trong khi đó, người trần thuật là nhân vật được sáng tạo
ra để mang lời kể. Cùng với hình tượng người trần thuật là sự phức tạp trong ngơi
kể, giọng điệu,… Bài viết ―Hình tượng người trần thuật trong tác phẩm “Người
tình” của Marguerrite Duras‖ của Trần Huyền Sâm đã khẳng định vai trò quan
trọng của yếu tố người trần thuật đối với thành công của tác phẩm. Mặc dù nhiều sự
kiện, địa điểm,… được tái hiện dựa trên kí ức của tác giả nhưng người trần thuật
khơng phải là tác giả. Bởi theo Trần Huyền Sâm ―từ lai lịch của cuộc đời đến hình
tượng trần thuật trong tác phẩm đ là một quá trình “sắp xếp lại”, hư cấu, sáng tạo
của nhà văn‖. Có thể thấy, tác giả bài viết đã phân rõ ranh giới giữa tác giả M.
Duras và người trần thuật M. Duras trong tác phẩm. ―Người tình‖ khơng ghi dấu ấn
bởi một cốt truyện kịch tính hay những sự kiện đột phá. Điều làm nên sức hút của
tác phẩm nằm ở ―phương thức trần thuật có tính nội quan‖ (introspetion) (Trần
Huyền Sâm, 2002). Để làm sống dậy thế giới kí ức, Duras đã lựa chọn cái tôi trần
thuật chủ quan. Với phương thức này, người trần thuật có thể ―phơ‖ ra những vùng
kí ức sâu thẳm nhất, thậm chí là những ẩn ức của nhân vật. Và chính sự lựa chọn

này đã mang đến một hình tượng con người tồn vẹn và bản ngã nhất.
Bên cạnh người trần thuật, mơ hình tự sự cũng là một trong những vấn đề
được tự sự học quan tâm. Trong bài viết ―Về mơ hình tự sự Truyện Kiều‖, Trần
Đình Sử đã khẳng định sự thay đổi của Nguyễn Du ―từ mơ hình kể ngơi thứ ba,
khách quan kèm bình luận đánh giá thiên về mặt lí trí, sang mơ hình tự sự ngơi thứ
ba mang tính cảm thụ cá nhân, kèm theo bình luận, đánh giá thiên về cảm xúc‖
(Trần Đình Sử, 2017). Chính sự sáng tạo, đột phá ấy của Nguyễn Du đã nâng tầm
―Truyện Kiều” lên, vượt xa cái bóng ―Kim Vân Kiều Truyện‖ của Thanh Tâm tài
nhân.
Việc nghiên cứu văn bản dưới tự sự học mở ra khả năng nghiên cứu truyền
thống tự sự trong văn học Việt Nam, chỉ ra quá trình đổi mới cũng như sự vận động
của nền văn học mỗi dân tộc. Theo Trần Đình Sử, ―việc nghiên cứu văn học dân tộc
cho đến nay vẫn nặng về miêu tả các dữ kiện bên ngoài như tiểu sử tác giả, niên


15

đại, bối cảnh xã hội lịch sử, nội dung phản ánh, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa
nhân đạo”. Đó đều là những vấn đề lớn không thể xem nhẹ. Tuy nhiên, nếu thiếu đi
sự phân tích cấu trúc tự sự bên trong, sự vận động của các yếu tố, thì chúng ta vẫn
chưa hiểu lịch sử văn học với tư cách là lịch sử nghệ thuật ngôn từ và lịch sử văn
hố. Điều đó đã được Vương Trí Nhàn khẳng định trong bài viết ―Vài nét về tư duy
tự sự của người Việt‖:
―Để hiểu một nền văn học trong mối quan hệ với cộng đồng đ sản sinh ra
nó, người ta có thể đi vào nghiên cứu theo một hệ thống khác: quan niệm tốt ra từ
nền văn học đó về cái đẹp, cái thực, thậm chí khơng bình thường, cái kì quặc ma
qi…; Đặc điểm đó thể hiện qua các phương thức như tự sự, trữ tình‖.
(Trần Đình Sử, 2017).

Với việc nghiên cứu văn xuôi hư cấu của Nguyễn Thị Thuỵ Vũ và Nguyễn

Ngọc Tư từ người trần thuật và diễn ngơn tự sự, chúng tơi mong muốn có thể mang
đến một hướng tiếp cận mới cho sáng tác của hai nữ nhà văn. Bên cạnh việc khai
thác những bề mặt đặc sắc trong cấu trúc văn bản tự sự, luận văn còn hướng đi việc
đối sánh các tác phẩm văn xuôi hư cấu của hai nữ nhà văn, từ đó mang đến cái nhìn
bao qt về sáng tác của hai tác giả. Hai nhà văn, hai thời kì văn học có giao điểm
nào khơng? Điểm khác biệt trong sáng tác của hai nữ nhà văn là gì? Yếu tố nào chi
phối sự tương đồng, khác biệt ấy. Và đằng sau những lớp ngơn từ ấy, những tiếng
nói nào của xã hội được đan cài? Những câu hỏi ấy, sẽ được tháo gỡ thông qua việc
―giải phẫu‖ chủ thể trần thuật và diễn ngôn tự sự.
1.1.2. Một số khái niệm công cụ
1.1.2.1. Khái niệm trần thuật (Narrative) và người trần thuật (Narrator)
Khái niệm trần thuật (Narrative)
Trần thuật ―Narrative‖ là thuật ngữ cơ bản của ngành tự sự học. ―Tự‖ có
nghĩa là kể, ―sự‖ là sự việc. ―Tự sự‖ có nghĩa là kể chuyện. Mặc dù đã xuất hiện từ
lâu nhưng chỉ khoảng 50 năm trở lại đây, dưới ảnh hưởng trực tiếp của trường phái
cấu trúc luận Pháp, tự sự mới được nhìn nhận như một phạm trù nghiên cứu độc lập
với văn học và hư cấu.


16

Theo quan điểm của Roland Barthes trong cơng trình nghiên cứu “Nhập
mơn phân tích cấu trúc truyện kể‖, tự sự thể hiện ở nhiều phương diện. Từ ngôn
ngữ tự nhiên đến ngơn ngữ cơ thể, từ kí hiệu tay đến hình vẽ,… đều có khả năng tự
sự. Song song với sự đa dạng trong phương tiện thể hiện, tự sự xuất hiện ở nhiều thể
loại khác nhau của văn học như truyện ngắn, sử thi, bi kịch, chính kịch, ngụ
ngơn,… Bên cạnh đó, tự sự cịn xuất hiện ở điện ảnh, tranh vẽ, báo chí. Khơng chỉ
khẳng định các dạng thức đa dạng của tự sự, Roland Barthes còn đề cao vai trị, vị
trí của tự sự trong tiến trình lịch sử. ―Tự sự bỏ qua mọi cách biệt giữa văn học có
giá trị hay tầm thường, xé bỏ những rào cản về văn hóa, lịch sử và dân tộc, nó tồn

tại trong thế giới như chính bản thân cuộc sống‖.
Claude Bremond cho rằng tự sự gồm ba yếu tố: Lời văn tự sự, chuỗi sự kiện
và hứng thú về con người, có tính nhân loại. Trong đó, chuỗi trở thành đơn vị nhỏ
nhất của câu chuyện. Không đề cao tính chức năng như V. Propp, C. Bremond chú
trọng vào tính nhân quả giữa các chuỗi sự kiện: ―Nếu chỉ các tình huống nối tiếp
nhau mà thiếu tính tự sự thì khơng phải nhân quả‖ (Dẫn theo Trần Đình Sử, 2018).
Còn theo G. Genette trong ―Giới hạn của tự sự‖, tự sự sử dụng ngôn ngữ,
đặc biệt là ngôn ngữ viết để biểu hiện một chuỗi hành động có thực hoặc hư cấu.
Tiếp nối quan điểm của Genette, trong ―Từ điển thuật ngữ phê bình văn học‖, R.
Fowler bổ sung thêm về hàm nghĩa của tự sự. Bên cạnh việc biểu hiện chuỗi sự kiện
hay hành động, tự sự còn ―xác định mối quan hệ của các sự kiện đó‖. Trong ―Diễn
ngôn tự sự‖, G. Genette xác định khái niệm tự sự phải bao gồm ba phương diện:
―Một là diễn ngơn nói hoặc viết thể hiện một hoặc một chuỗi sự kiện; hai là sự kiện
hay chuỗi sự kiện là chủ đề và giữa chúng có quan hệ nối tiếp, đối chiếu hoặc lặp
lại; ba là bản thân sự kiện tự sự như như là một sự kiện‖ (Dẫn theo Trần Đình Sử,
2018). Trong khi đó, nhà cấu trúc luận Tz. Todorov thì khơng đề cao sự kiện như
Genette. Do vậy, Tz. Todorov hiểu tự sự như là ―diễn ngôn, là lời văn tạo ra quan
hệ của các sự kiện‖ (Dẫn theo Trần Đình Sử, 2018).
Trong lí luận văn học phương Tây, thuật ngữ ―Narrative‖ xuất hiện từ lâu.
Để làm rõ những hàm nghĩa phức tạp, thuật ngữ ―Narrative‖ được đặt trong sự đối
sánh với thuật ngữ ―Narration‖. Tự sự học hiện đại cố gắng khu biệt hai thuật ngữ


17

này như là khu biệt giữa ―chuyện kể ra‖ và ―hoạt động kể chuyện‖. Theo Trần Đình
Sử, ―narration” có thể dịch thành ―thuật kể/ trần thuật/ kể chuyện‖, còn ―narrative‖
dịch thành“tự sự/ truyện kể‖ – kết quả của hoạt động ―narration‖. Tuy nhiên, sự
phân chia này vẫn tạo nên những tranh cãi bởi rất khó để xác định những sự việc đã
xảy ra vốn có tính khách quan. Và ―các tác phẩm tự sự không phải là biểu đạt sự

kiện như là biểu đạt sự thực đ biết, mà là biểu đạt chúng như là sản phẩm của sức
mạnh hay yêu cầu của thoại ngữ‖ (Trần Đình Sử, 2007).
Bàn về cấu trúc của văn bản tự sự, tự sự học chia thành hai khuynh hướng:
Lưỡng phân và tam phân. Bắt đầu từ khuynh hướng lưỡng phân Fabula/ Xiuzhet
của chủ nghĩa hình thức Nga, tự sự học phân chia cấu trúc tự sự thành hai phần: nội
dung – hình thức hoặc chuyện – truyện. Cùng quan điểm với cách chia của chủ
nghĩa hình thức Nga là cách chia cấu trúc văn bản tự sự thành Historie/ récit
(chuyện kể/ bản kể); Story/ Discours (chuyện/ lời kể) hoặc récit/ narration (bản kể,
hành vi kể) (Trần Đình Sử, 2007). Trong khi đó, G. Genette và M. Bal phân chia
cấu trúc văn bản tự sự thành ba phần histoire/ récit/ narration (câu chuyện/ chuyện
kể/ thoại ngữ). Phương pháp tam phân của Genette đề cao hành vi tự sự bởi hành vi
tự sự là nguồn gốc làm nảy sinh diễn ngôn tự sự, tức câu chuyện được kể ra. Lý
thuyết của Genette tiếp tục được phát triển bởi Shlomith Rimmon – Kenan.
Rimmon – Kenan phân chia cấu trúc tự sự thành câu chuyện (story), văn bản (text)
và hành vi tự sự (narration).
Khái niệm người trần thuật (Narrator)
―Người trần thuật‖ (Narrator) là một trong những vấn đề quan trọng của lí
thuyết tự sự. Đây là nhân vật trung tâm của các văn bản tự sự. Bởi vậy, vấn đề
người trần thuật nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, bắt đầu từ
các nhà hình thức chủ nghĩa Nga như A.Veksler, I.Gruzdel. Tuy nhiên, phải đến
những cơng trình nghiên cứu ―Tự sự học‖ của I. U. Lotman, Tz. Todorov, R.
Barthes, G. Genette, những quan điểm về người trần thuật mới được định hình
tương đối rõ ràng.
Khái niệm người trần thuật được định nghĩa theo nhiều quan điểm khác
nhau. Trong ―Thi pháp chủ nghĩa cấu trúc”: “Đồng tình” và “phản đối”, Tz.


18

Todorov đã trình bày quan điểm về người trần thuật. Tác giả khẳng định vị thế của

người trần thuật đối với văn bản tự sự: ―Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong
việc kiến tạo thế giới tưởng tượng,… Khơng thể có trần thuật nếu thiếu người kể
chuyện. Người kể chuyện khơng nói như các nhân vật nam tham thoại khác mà kể
chuyện. Như vậy, kết hợp đồng thời trong mình cả nhân vật và người kể có một vị
thế hoàn toàn đặc biệt”. Cùng quan điểm với Tz. Todorov, G. N. Pospelov cho rằng
người trần thuật ―là người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và người
nghe (người đọc), là người chứng kiến và cắt nghĩa các sự việc được xảy ra‖ (Dẫn
theo Đào Tuấn Ảnh, 2018). Trong khi đó, W. Kayser nhấn mạnh tính chất hư cấu
của người trần thuật: ―Đó là một hình hài được sáng tạo ra, thuộc về toàn bộ chỉnh
thể tác phẩm văn học. Ở nghệ thuật kể, không bao giờ người kể chuyện là vị tác giả
đ hay chưa nổi danh, nhưng là cái vai mà tác giả bịa ra và chấp nhận‖. Trong
cơng trình ―Dẫn luận thi pháp văn học”, Trần Đình Sử đã đưa ra quan điểm về
người trần thuật dựa trên những biểu hiện của người trần thuật trong văn bản tự sự:
―Đọc văn bản tự sự, bao giờ ta cũng nghe thấy một lời kể, một giọng điệu, một tiếng
nói cho ta biết sự việc gì đ và đang xảy ra. Có người xưng “tơi”, có cá tính, giới
tính, có người chỉ nghe thấy tiếng, mà khơng biết ai, có truyện một người kể, có
nhiều người kể thay thế nhau, có trường hợp khơng thấy dấu hiệu của người kể,
dường như “câu chuyện tự kể” (Trần Đình Sử, 2017).
Mối quan hệ của người trần thuật và tác giả trong trần thuật viết có sự khác
biệt so với trần thuật miệng. Điều này xuất phát từ sự khác biệt trong cách hiểu về
thuật ngữ ―Người trần thuật‖. Trong trần thuật miệng, người kể chuyện là người có
thực, có thân phận và là đối tượng trực tiếp truyền đạt thông tin tới người nghe.
Người nghe tiếp xúc trực tiếp và nhận thức rõ ràng về người trần thuật. Trong văn
học, người trần thuật và tác giả thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau. Trong
trần thuật viết phi văn học (lịch sử, báo chí), người kể chuyện đồng nhất với tác giả.
Tuy nhiên, trong trần thuật có tính chất văn học thì người kể chuyện có thể ẩn hoặc
hiện, có thể đồng nhất hoặc khơng đồng nhất với tác giả. Theo M. Bakhtin, tác giả
ln đứng ngồi thế giới thế nghệ thuật và ―thể hiện sự im lặng‖ (Dẫn theo Trần
Đình Sử, 2018). Tất cả sự tác động của tác giả với thế giới nghệ thuật đều thông qua



19

người kể chuyện. Đồng quan điểm với M. Bakhtin, R. Barthes khẳng định: ―Không
thể đồng nhất người thật, người viết với người kể trong truyện‖ (Dẫn theo Trần
Đình Sử, 2018).
Người trần thuật trong văn bản tự sự chỉ là người thay thế cho tác giả để phát
ngôn, thực hiện chức năng tự sự như là người chứng kiến và kể. Theo G. Genette
trong ―Diễn ngôn tự sự‖ (1972), người kể chuyện có 5 chức năng: Chức năng kể
chuyện, chức năng chỉ huy, chức năng tổ hợp, chức năng truyền đạt, chức năng
chứng thực. Tuy nhiên, theo R. Barthes, suy cho cùng, người trần thuật cũng là
những ―sinh thể bằng giấy‖. Tất cả thông tin đều xuất phát từ tác giả. Do vậy, thực
chất, người kể chuyện chỉ có một chức năng: kể chuyện. Trong ―Tự sự học – Lí
thuyết và ứng dụng‖, Trần Đình Sử đã chỉ ra 5 chức năng của người trần thuật:
1) Người kể chyện thực hiện chức năng kể chuyện; 2) Với tư cách là là một
yếu tố của cấu trúc tự sự, nó phải thực hiện chức năng truyền đạt; 3) Với tư cách là
người can dự trần thuật, can dự vào trần thuật; 4) Chức năng bình luận của người
kể ra câu chuyện; 5) Hoặc ít hoặc nhiều trở thành nhân vật của truyện, thực hiện
chức năng tự trở thành vai “cái tơi”.

Nói cách khác, ―người kể chỉ là mặt nạ của tác giả hàm ẩn, chức năng của
nó chỉ có thể là đóng vai, chứng kiến và truyền đạt‖ (Trần Đình Sử, 2018). Tuy
nhiên, khi kể chuyện, tác giả phải nhìn theo cái nhìn của người kể chuyện, đứng từ
vị trí của người kể chuyện để quan sát. Do vậy, đối với người kể chuyện, mọi nhân
vật và câu chuyện được kể đều là thật. Còn đối với tác giả, tất cả chỉ là hư cấu.
Theo lí thuyết tự sự học truyền thống, ―ngôi kể‖ là một trong những phương
thức kể chuyện. Dựa trên quan điểm về ngơi kể, lí luận văn học truyền thống Nga
có sự phân biệt giữa ―người trần thuật‖ (povestvovatel) – người kể theo ngôi thứ ba
và người kể chuyện (raskzhik) – người kể xưng ―tôi‖. N. D. Tamarchenko đã phân
biệt giữa khái niệm ―người trần thuật‖ và ―người kể chuyện‖:

―Người kể chuyện (cũng như người trần thuật) – là chủ thể lời nói và là
người đại diện cho điểm nhìn trong tác phẩm văn học; nhưng – khác với người


×