Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Tìm hiểu thực trạng giáo dục chống xâm hại tình dục cho học sinh ở một số trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 118 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC

CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC

Giảng viên hướng dẫn : TS. Hoàng Nam Hải
Sinh viên thực hiện : Hà Thị Kiều Nhung
Lớp
: 15 STH

Đà Nẵng, 2019


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, TS. Hoàng
Nam Hải – người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em trong suốt q
trình làm khóa luận.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong
khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin được cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Ban giám hiệu, các cô giáo và các
học sinh trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, trường tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ ở Đà
Nẵng và trường tiểu học Adơk, Gia Lai đã tạo điều kiện cho em điều tra, khảo sát
các vấn đề thực tiễn liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!


Đà nẵng, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Người thực hiện

Hà Thị Kiều Nhung


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khóa luận là thành quả của
riêng tơi. Nội dung khóa luận khơng trùng với bất cứ cơng trình nghiên cứu nào.

Đà nẵng, ngày 1 tháng 2 năm 2019
Người thực hiện

Hà Thị Kiều Nhung


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Bảng

Nội dung

Trang

3.4.1

Đánh giá của giáo viên về vai trò của nhà trường trong việc giáo

41

dục chống xâm hại tình dục cho học sinh

3.4.2

Đánh giá của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục

41

chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học
3.4.3

Mức độ đánh giá về chất lượng và hiệu quả của việc giáo dục

42

chống xâm hại tình dục cho trẻ em ở các trường tiểu học
3.4.4

Ý kiến của thầy/cô về đánh giá thực trạng giáo dục chống xâm

43

hại tình dục cho học sinh ở trong trường tiểu học
3.4.5

Mức độ hiểu biết về vấn đề xâm hại tình dục của học sinh

44

trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
3.4.6


Mức độ hiểu biết về vấn đề xâm hại tình dục của học sinh

45

trường Tiểu học Adơk (huyện Đak Đoa-Gia Lai)
5.1.1

Mức độ hiệu quả của các giải pháp phịng chống xâm hại tình

86

dục cho học sinh tiểu học đối với phụ huynh
5.1.2

Mức độ hiệu quả của các giải pháp phịng chống xâm hại tình

90

dục học sinh tiểu học đối với giáo viên
5.2.1

Mức độ hiểu biết về vấn đề xâm hại tình dục ở học sinh tiểu học

100

(người)
5.2.2

Tỉ lệ mức độ hiểu biết về vấn đề xâm hại tình dụcở học sinh tiểu


101

học (%)
5.2.3

Mức độ hiểu biết về vấn đề xâm hại tình dục ở học sinh tiểu học

105

trường Adơk
Biểu đồ
5.1.1

Biểu đồ thể hiện mức độ hiệu quả của các giải pháp phịng

87

chống xâm hại tình dục học sinh tiểu học đối với phụ huynh (%)
5.1.2

Biểu đồ thể hiện mức độ hiệu quả của các giải pháp phòng

91

chống xâm hại tình dục học sinh tiểu học đối với giáo viên (%)
5.2.1

Biểu đồ thể hiện mức độ hiểu biết về vấn đề xâm hại tình dục ở
học sinh lớp 3 lần 1 (%)


101


5.2.2

Biểu đồ thể hiện mức độ hiểu biết về vấn đề xâm hại tình dục ở

102

học sinh lớp 3 lần 2 (%)
5.2.3

Biểu đồ thể hiện mức độ hiểu biết về vấn đề xâm hại tình dục ở

102

học sinh lớp 4 lần 1 (%)
5.2.4

: Biểu đồ thể hiện mức độ hiểu biết về vấn đề xâm hại tình dục

103

ở học sinh lớp 4 lần 2 (%)
5.2.5

Biểu đồ thể hiện mức độ hiểu biết về vấn đề xâm hại tình dục ở

103


học sinh lớp 5 lần 1 (%)
5.2.6

Biểu đồ thể hiện mức độ hiểu biết về vấn đề xâm hại tình dục ở
học sinh lớp 5 lần 2 (%)

104


MỤC LỤC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................................3
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
5.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3
5.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .................................................................... 3
6.2. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG ..........................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................5
1.1.

Lịch sử nghiên cứu của vấn đề...........................................................................5

1.2.

Đặc điểm học sinh tiểu học ................................................................................6


1.3.

Nhiệm vụ giáo dục học sinh tiểu học ...............................................................11

1.4.

Các nội dung giáo dục ở tiểu học .....................................................................12

1.5.

Một số khái niệm .............................................................................................13

1.5.1.

Xâm hại tình dục ....................................................................................... 13

1.5.2.

Xâm hại tình dục trẻ em ............................................................................ 14

1.6.

Luật pháp và chính sách bảo vệ trẻ em ............................................................14

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................................16
CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM .......................17
2.1.

Những thủ đoạn xâm hại của thủ phạm ...........................................................17


2.2.

Những dấu hiệu của trẻ có nguy cơ bị xâm hại ...............................................19

2.2.1.

Hành vi của trẻ .......................................................................................... 19

2.2.2.

Hành vi của thủ phạm. .............................................................................. 20

2.2.3.

Những dấu hiệu thể chất và triệu chứng của trẻ........................................ 20

2.3.

Nguyên nhân tình trạng xâm hại tình dục trẻ em. ............................................21

2.3.1.

Giáo dục của gia đình. ............................................................................... 21

2.3.2.

Giáo dục của nhà trường và xã hội. .......................................................... 22



2.3.3.

Trẻ em chưa có ý thức bảo vệ bản thân .................................................... 23

2.3.4.

Chính sách pháp luật của Nhà nước .......................................................... 24

2.4.

Hậu quả của hành vi xâm hại tình dục trẻ em ..................................................24

2.4.1.

Đối với trẻ em ........................................................................................... 24

2.4.2.

Đối với gia đình ......................................................................................... 27

2.4.3.

Đối với cộng đồng ..................................................................................... 28

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................................29
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO
HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC ...........................................................30
3.1.

Mục đích khảo sát thực trạng ...........................................................................30


3.2.

Đối tượng khảo sát ...........................................................................................30

3.3.

Nội dung khảo sát ............................................................................................30

3.4.

Phân tích kết quả ..............................................................................................40
Phân tích kết quả khảo sát ............................................................................40

3.4.1.

3.4.2.1. Trên thế giới .............................................................................................. 47
3.4.2.2. Ở Việt Nam ............................................................................................... 50
3.4.2.3. Ở trường tiểu học ...................................................................................... 51
3.5.

Một số vụ án nghiêm trọng ..............................................................................53

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................................56
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC PHÒNG CHỐNG
XÂM HẠI TÌNH DỤC ..................................................................................................57
4.1.

Định hướng xây dựng giải pháp.......................................................................57


4.2.

Nguyên tắc xây dựng giải pháp .......................................................................58

4.3.

Một số giải pháp...............................................................................................59

4.3.1.

Giúp trẻ nhận biết các biểu hiện của kẻ có ý định xâm hại tình dục ........ 59

4.3.2.

Giáo dục cho trẻ kĩ năng phòng vệ bản thân ............................................. 62

4.3.3.

Giáo dục cho trẻ kỹ năng phịng chống xâm hại tình dục. ........................ 65

4.3.4.

Phối hợp gia đình giáo dục cho trẻ nâng cao ý thức bảo vệ bản thân ....... 68

4.3.5.

Xây dựng môi trường nhà trường an toàn cho trẻ ..................................... 71

4.3.6.


Giáo dục qua các chương trình truyền thơng xã hội ................................. 74

4.3.7.

Tăng cường đạo đức nhà giáo trong nhà trường tiểu học ......................... 79

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ................................................................................................82


CHƯƠNG 5: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..................................................................84
5.1. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM LÀ GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH HỌC
SINH ..........................................................................................................................84
5.1.1. Mục đích thực nghiệm .....................................................................................84
5.1.2. Nội dung của thực nghiệm ...............................................................................84
5.1.3. Tổ chức thực nghiệm .......................................................................................84
5.1.3.1. Hình thức thực nghiệm .............................................................................. 84
5.1.3.2. Phương pháp thực nghiệm ......................................................................... 84
5.1.4. Thời gian và địa điểm thực nghiệm ................................................................85
5.1.4.1. Thời gian thực nghiệm ............................................................................... 85
5.1.4.2. Địa điểm thực nghiệm ............................................................................... 85
5.1.5. Tổ chức thực nghiệm .......................................................................................98
5.1.5.1. Hình thức thực nghiệm .............................................................................. 98
5.1.5.2. Phương pháp thực nghiệm ......................................................................... 99
5.2. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM LÀ HỌC SINH
5.2.1. Thời gian và địa điểm thực nghiệm ................................................................99
5.2.1. Thời gian thực nghiệm ..................................................................................... 99
5.2.2. Địa điểm thực nghiệm .................................................................................... 100
5.2.3 Phân tích kết quả thực nghiệm ........................................................................ 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................110



CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tích cực chủ động hội
nhập quốc tế và đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Chúng ta có thể thấy rằng
sự hội nhập để phát triển đó làm cho đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta được
nâng cao, mở rộng, phong phú đa dạng và giàu có hơn nhiều. Nhưng bên cạnh những
mặt tốt đó, thì nhiều mặt tiêu cực của đời sống xã hội cũng nảy sinh. Chẳng hạn như
đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng, đời sống văn hóa bị lai căng, nhiều chuẩn
mực xã hội khơng cịn được tơn trọng, nhiều tệ nạn khơng ngăn chặn được... dẫn đến
tình hình chính trị, an ninh và trật tự xã hội đi theo khuynh hướng xấu. Xuất hiện nhiều
tội phạm, nhiều vụ án xảy ra với tính chất hậu quả rất nghiêm trọng. Đồng thời con
người lại quá đề cao giá trị đồng tiền, cha mẹ chỉ lo kiếm tiền mà khơng chăm sóc, giáo
dục con em - những người làm chủ tương lai đất nước.
“Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước”. Đối với nước Việt
Nam ta nói riêng và hầu hết các quốc gia trên thế giới nói chung thì việc quan tâm bảo
vệ các quyền của trẻ em luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong
chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Như lời Bác Hồ đã căn dặn: “ Non sơng
Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt nam có bước đến đài vinh
quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một
phần ở cơng học tập của các em”. Bởi lẽ kinh tế muốn phát triển đòi hỏi đất nước cần
phải nguồn nhân lực dồi dào và trẻ em chính là nguồn nhân lực quan trọng trong tương
lai sẽ thực hiện mục tiêu đó.
“Trẻ em hơm nay thế giới ngày mai”. Thế nhưng có ai biết rằng, trẻ em đang bị đe
dọa bởi vấn nạn xâm hại tình dục. Trong thời gian qua, tình trạng trẻ em bị xâm hại tình
dục đang là hồi chng báo động cho sự suy đồi đạo đức xã hội, gây bức xúc trong dư
luận, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lành mạnh về thể chất cũng như
vấn đề tâm, sinh lí của trẻ. Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật
trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến bảo vệ các quyền trẻ em. Từ các bản Hiến pháp,

các bộ luật, đến các văn bản dưới luật đã tạo thành một hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em
phù hợp với các cơng ước quốc tế và truyền thống văn hóa dân tộc. Việt Nam là nước
đầu tiên ở Châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em vào
1


ngày 20/2/1990. Mặc dù trẻ em được hưởng các quyền lợi và được Nhà nước bảo vệ
thông qua các bộ luật nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là: “ Tại sao nạn nhân của những vụ
xâm hại, quấy rối tình dục ở trẻ em lại tăng lên qua mỗi năm?”. Cuộc sống của những
đứa trẻ vốn dĩ là màu hồng, tươi đẹp, trong sáng thì bỗng chốc trở nên tăm tối, khép
kín hơn khi phải gánh chịu những nỗi đau cả thể xác và tinh thần. Điều này khiến cho
chúng ta cần phải suy nghĩ nhiều hơn khi mầm non tương lai của đất nước đang bị đe
dọa ngày một nghiêm trọng. Đó là sự cảnh báo cho tương lai của một đất nước đang có
nguy cơ suy yếu dần. Xâm hại tình dục ở trẻ em đang ngày càng diễn biến phức tạp
hơn và có thể diễn ra ở khắp mọi nơi: ở gia đình, nhà trường hay những nơi công cộng.
Vậy nguyên nhân là do hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn lỏng lẻo hay do gia đình,
nhà trường chưa có những hiểu biết về vấn đề này hay các em chưa được giáo dục
những kỹ năng để nhận biết, phòng tránh và xử lý khi bị xâm hại… Có rất nhiều
nguyên nhân, vậy để đề ra giải pháp cho vấn đề này thì ta cần bắt đầu từ những trường
tiểu học. Việc giáo dục cho các em nhận thức được về vấn đề xâm hại tình dục và cách
phịng chống xâm hại tình dục đó chính là nhiệm vụ của các trường tiểu học. Nhà
trường cần phối hợp với gia đình và địa phương tạo dựng mơi trường sống an tồn,
lành mạnh mà ở đó tất cả trẻ em đều được bảo vệ là một vấn đề vô cùng cấp bách được
đặt ra. Vậy thực trạng giáo dục chống xâm hại tình dục cho học sinh ở các trường tiểu
học hiện nay ra sao? Và đã chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây
tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em bị xâm hại tì nh dục bằng cách nào?...
Từ những lí do trên, chúng tơi quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu thực trạng giáo dục
chống xâm hại tình dục cho học sinh ở một số trường tiểu học”. Thông qua đề tài
này, tôi hi vọng mọi người có thể biết rõ hơn về thực trạng giáo dục chống xâm hại
tình dục ở các trường tiểu học hiện nay và làm thức tỉnh tất cả mọi người nhất là các

bậc làm cha, làm mẹ cũng như giáo dục trong nhà trường và ngoài xã hội về vấn nạn
khủng khiếp - xâm hại tình dục trẻ em. Những giải pháp mà chúng tôi nghiên cứu và
đề xuất mong rằng sẽ góp phần giúp giảm thiểu tình trạng xâm hại tình dục ở trẻ em.
Hãy cùng chung tay vì một cộng đồng văn minh, phát triển bền vững.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là dựa trên phân tích những cơ sở lý luận và
thực tiễn, tìm hiểu thực trạng giáo dục chống xâm hại tình dục cho học sinh ở một số
2


trường tiểu học. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp nhằm khắc phục thực trạng xâm hại
tình dục cho học sinh tiểu học nói riêng và trẻ em nói chung.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề xâm hại tình dục ở tiểu học.
- Phân tích làm rõ vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em nói chung và học sinh tiểu học
nói riêng, cũng như những biểu hiện của kẻ xâm hại tình dục học sinh tiểu học
hiện nay.
- Tìm hiểu thực trạng giáo dục chống xâm hại tình dục trẻ em ở các trường tiểu
học.
- Xây dựng một số giải pháp giúp phòng, chống và đẩy lùi vấn nạn xâm hại tình
dục học sinh tiểu học.
- Thực nghiệm sư phạm để minh họa tính khả thi và hiệu quả của một số giải pháp
đã đề xuất.
4. Giả thuyết khoa học
Thực trạng xâm hại tình dục trẻ em ở lứa tuổi tiểu học vẫn còn đang diễn ra. Có
rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Nếu đề xuất một số giải pháp thích hợp
áp dụng trong nhà trường tiểu học sẽ giúp hạn chế vấn đề xâm hại tình dục cho học
sinh tiểu học và qua đó giúp học sinh có những kỹ năng cần thiết có thể tự bảo vệ bản
thân khi có nguy cơ bị xâm hại.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình giáo dục chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trương tiểu học.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn nghiên cứu thực trạng giáo dục chống xâm hại tình dục trẻ em ở
các trường tiểu học. Từ đó xây dựng biện pháp phịng, chống và hạn chế vấn nạn xâm
hại tình dục trẻ em.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
3


Tìm hiểu, nghiên cứu, tham khảo một số tài liệu, sách báo về vấn đề xâm hại tình
dục ở học sinh tiểu học hiện nay nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực trạng
của vấn đề này.
6.2. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Phỏng vấn giáo viên, phụ huynh, các nhà quản lý giáo dục để thu thập thông tin
về thực trạng giáo dục ở các trường tiểu học hiện nay và xin ý kiến về những giải pháp
giảm tình trạng xâm hại tình dục trẻ em ở nhà trường tiểu học.
6.3. Phương pháp điều tra
Điều tra bằng An-ket đưa ra câu hỏi cùng với các phương án trả lời. Từ đó
người trả lời chọn một hoặc nhiều phương án trả lời phù hợp với ý kiến của mình hoặc
đánh giá theo cùng một thang thứ tự.
6.4. Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
Tìm hiểu, phân tích các số liệu và tình hình thực tiễn trong những năm gần đây
về vấn đề xâm hại tình dục ở học sinh tiểu học. Từ đó, tổng kết và tiến hành đề xuất
một số giải pháp phòng chống xâm hại cho học sinh tiểu học.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu – Kết luận, Nội dung của khóa luận gồm 5 chương sau:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Những biểu hiện xâm hại tình dục trẻ em

Chương 3: Thực trạng giáo dục chống xâm hại tình dục cho học sinh ở một số
trường tiểu học
Chương 4: Một số giải pháp giúp học sinh tiểu học phịng chống xâm hại tình
dục
Chương 5: Thực nghiệm sư phạm.

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đối với các quốc gia trên thế giới, việc quan tâm bảo vệ các quyền của trẻ em
luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Trong đó,
vấn đề xâm hại tình dục trẻ em là một trong những vấn đề cấp thiết đang được mọi
người trên toàn thế giới quan tâm. Ở Việt Nam, mặc dù chưa có số liệu thống kê chính
thức nhưng các vụ xâm hại tình dục trẻ em xảy ra khá phổ biến, để lại hậu quả nặng nề
cho bản thân các em bị xâm hại tình dục và cả người thân, gia đình của các em, gây
bức xúc trong dư luận. Vì vậy, chương này chúng tơi sẽ tập trung làm rõ nền tảng lịch
sử của vấn đề nghiên cứu, từ đó chúng tơi sẽ xác định và làm rõ vấn đề nghiên cứu.
1.1.

Lịch sử nghiên cứu của vấn đề

Theo số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong 5 năm từ 2011 đến
2015, cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Tính trung bình, cứ 8 giờ trơi qua
lại có một trẻ em Việt Nam bị xâm hại. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng con số này
chỉ là những vụ việc được báo cáo, còn rất nhiều vụ nạn nhân bị chính kẻ xâm hại dọa
dẫm hoặc vì lý do nào đó đã khơng được thống kê. Trên thế giới, theo thống kê của
Hiệp hội Quốc gia Phòng chống Bạo hành trẻ em (NSPCC), độ tuổi trung bình của trẻ
em bị xâm hại tình dục là 9 tuổi. Cứ 4 bé gái thì có 1 bé bị xâm hại tình dục, 6 bé trai

thì có 1 bé bị xâm hại tình dục. Vấn nạn này có xu hướng gia tăng đối với trẻ em nam.
Tại Việt Nam, trước đây trẻ bị xâm hại thường là 13-18 tuổi thì nay xuất hiện nhiều vụ
việc ở lứa tuổi 5-13. Đáng chú ý, 93% thủ phạm có mối quan hệ quen biết với nạn
nhân, trong đó 47% kẻ xâm hại là họ hàng, người trong gia đình nạn nhân. Trước thực
trạng ngày càng nghiêm trọng và nhức nhối của các vụ xâm hại tình dục trẻ em đã có
nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này.
-

Tháng 11/1998, Ban tuyên giáo, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tổ chức
cuộc hội thảo “ Truyền thơng giáo dục phịng chống lạm dụng tình dục trẻ em”.

-

Báo cáo chuyên đề “Phòng chống lạm dụng và bóc lột tình dục trẻ em trên thế
giới” – Vũ Ngọc Bích – Chun viên Văn phịng UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên
Hiệp Quốc) Việt Nam.

5


-

Báo cáo chun đề “Truyền thơng, giáo dục, phịng chống lạm dụng tình dục
trẻ em” – Phùng Ngọc Hùng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Việt Nam.

-

Đề tài cấp bộ “Tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ở các tỉnh, thành phố phía
nam – Thực trạng và giải pháp phòng ngừa đấu tranh” – Vũ Đức Trung.


-

“Những hậu quả về tâm lý đối với nạn nhân của tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em
và giải pháp khắc phục”- 2005, một nghiên cứu của tác giả Dương Tuyết Miên,
giảng viên khoa Luật Hình sự, trường Đại học Luật Hà Nội được đăng tải trên
Đặc san về Bình đẳng giới, tạp chí Luật học.

-

“Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em bị xâm hại tình dục ở nước ta thời kỳ 2000 – 2010”, của các chuyên
gia của Cục phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

-

Luận văn “Phịng ngừa các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn thành phố Hà
Nội” của tác giả Lưu Hải Yến.

-

Sách “Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con – Cha mẹ cần biết trước khi quá
muộn” chủ yếu được biên soạn bởi Tiến sĩ Phạm Thị Thúy.

-

Bài viết “Giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ: Đừng để q muộn”
trên baomoi.com.

Ngồi ra, cịn có một số cơng trình nghiên cứu về vấn nạn và giải pháp phịng

chống xâm hại tình dục trẻ em ở nhiều tỉnh thành khác nhau. Tóm lại, dễ dàng nhận
thấy cịn có sự thiếu hụt những nghiên cứu khoa học về mảng đề tài giáo dục kỹ năng
phòng chống xâm hại cho trẻ em. Mỗi một bài báo, một nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở
việc phân tích một vài khía cạnh về vấn đề thực trạng xâm hại tình dục ở trẻ em nói
chung, chứ chưa đi sâu vào việc đưa ra các kiến thức, kỹ năng, phương pháp cụ thể để
giáo dục nhận thức, kỹ năng phòng chống cho trẻ em, nhất là trẻ em ở lứa tuổi tiểu
học. Xuất phát từ sự cấp thiết của vấn đề, chúng ta cần thực sự quan tâm và đi sâu hơn
vào vấn đề này. Do đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu làm rõ hơn về vấn đề xâm hại
tình dục và một số giải pháp phịng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học.
1.2.

Đặc điểm học sinh tiểu học
Đối tượng của cấp tiểu học là trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Học sinh tiểu học là một

thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng. Ở mỗi trẻ em tiềm tàng khả năng phát
triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt một trình độ nhất định
6


về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lưu và chăm lo cuộc sống cá nhân, gia đình.
Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý,
tâm lý, xã hội các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan
hệ. Do đó, học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một
công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia
đình, nhà trường và xã hội. Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và
luôn hướng tới tương lai. Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và
chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động cịn bộc lộ
rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh. Cụ thể đặc điểm tâm lý của trẻ như sau:
* Đặc điểm về mặt cơ thể
- Thể lực của học sinh tiểu học phát triển tương đối êm ả và đồng đều.

- Bộ xương của trẻ 6 tuổi bước vào giai đoạn cứng dần nhưng cịn nhiều mơ sụn và
phát triển chưa hồn thiện, đặc biệt xương ngón tay, bàn tay cịn yếu.
- Hệ thần kinh của học sinh tiểu học đầu bậc đang phát triển mạnh. Não bộ của các em
phát triển cả về khối lượng, trọng lượng và cấu trúc. Đến 9, 10 tuồi thì hệ thần kinh
của các em cơ bản hồn thiện và chất lượng của nó được giữ lại suốt đời.
- Tim của học sinh tiểu học đập nhanh, mạch máu tương đối mở rộng, áp huyết động
mạch thấp, hệ tuần hàn chưa hồn chỉnh. Vì vậy, cần tránh cho các em những xúc
động mạnh để khỏi ảnh hưởng đến nhịp tim.
* Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống
- Hoạt động của học sinh tiểu học: Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ
là vui chơi, thì đến tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất,
chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập.
- Hoạt động vui chơi: Vui chơi là hoạt động chính của trẻ em từ 1, 2 tuổi đến 7, 8 tuổi
và cũng là hoạt động khổng thể thiếu được đối với các lứa tuổi khác. Ở tuổi này, nếu
học sinh chơi có nội dung tốt, lại được tổ chức hợp lý, đúng cách, không xâm phạm
vào thời gian học tập thì hoạt động vui chơi sẽ góp phần nâng cao được hiểu biết về
thế giới, phát triển nhân cách cho trẻ.
- Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản thân và gia đình
như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa,... có tác dụng làm phát triển tâm lý, nhân
cách của trẻ. Hoạt động lao động rèn luyện cho các em tính chịu khó, biết làm việc có

7


tổ chức kỉ luật. Thông qua hoạt động này làm phát triển các phẩm chất của nhân cách
và các kĩ năng đơn giản.
- Hoạt động xã hội: học sinh tự giác, tích cực tham gia góp phần phát triển xã hội về
nhiều mặt như bảo vệ mơi trường, phịng chống các tệ nạn xã hội,...Hoạt động này có
ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh tiểu học. Thông qua
hoạt động xã hội, các em lĩnh hội được các chuẩn mực hành vi, cách giao tiếp, xử sự

giữa người với người, các em sẽ có điều kiện vận dụng những điều đã học vào cuộc
sống, đồng thời cũng có điều kiện thu nhận những giá trị đa dạng của cuộc sống xã
hội,...giúp các em hình thành và phát triển được những cảm xúc, tình cảm tích cực cho
mình.
* Đặc điểm về mơi trường
- Trong gia đình: Các em ln cố gắng là một thành viên tích cực, có thể tham gia các
cơng việc trong gia đình. Điều này được thể hiện rõ nhất trong các gia đình neo đơn,
hồn cảnh, các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn,...các em phải tham gia lao động sản
xuất cùng gia đình từ rất nhỏ.
- Trong nhà trường: Do nội dung, tích chất, mục đích của các mơn học đều thay đổi so
với bậc mầm non đã kéo theo sự thay đổi ở các em về phương pháp, hình thức, thái độ
học tập. Các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có ý thức học tập tốt.
- Ngoài xã hội: Các em đã tham gia vào một số các hoạt động xã hội mang tính tập thể
(đơi khi tham gia tích cực hơn cả trong gia đình). Đặc biệt là các em muốn thừa nhận
mình là người lớn, muốn được nhiều người biết đến mình.
* Đặc điểm các quá trình nhận thức của học sinh tiểu học
- Tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang
tính không ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan,
đến cuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật
hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có
phương hướng rõ ràng. Tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp
công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó,...).
- Tư duy: Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan
hành động. Tính trực quan cụ thể trong tư duy của học sinh tiểu học thể hiện rất rõ.
Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát. Khả
năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý
8


luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức cịn sơ đẳng ở phần đơng học

sinh tiểu học.
- Tưởng tượng: Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với
trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dày dặn. Tuy
nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau: Ở đầu tuổi tiểu
học thì hình ảnh tưởng tượng cịn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi. Ở cuối tuổi
tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo
ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối
tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh,... Đặc biệt,
tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm,
tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm
của các em.
- Trí nhớ: Ở trẻ em, loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ lơgic.
- Chú ý:
+ Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ cịn yếu, khả năng kiểm sốt, điều
khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú khơng chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý
có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những mơn học, giờ học có đồ dùng
trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh,trị chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu
dàng,...Sự tập trung chú ý của trẻ cịn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung
lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.
+ Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình.
Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong
hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một cơng thức tốn hay một bài hát
dài,...Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã
định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hồn
thành cơng việc trong khoảng thời gian quy định.
- Ngôn ngữ:
+ Hầu hết học sinh tiểu học có ngơn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất
hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngơn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hồn thiện về
mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngơn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự


9


đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các
kênh thông tin khác nhau.
+ Ngơn ngữ có vai trị hết sức quan trọng đối với q trình nhận thức cảm tính và lý
tính của trẻ, nhờ có ngơn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát
triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngơn ngữ nói và viết của trẻ. Mặt
khác, thơng qua khả năng ngơn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ
của trẻ.
* Đặc điểm đời sống tình cảm của học sinh tiểu học
-Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự
vật hiện tượng sinh động, rực rỡ,...Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn
non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng
nhanh cười, rất hồn nhiên vơ tư... Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ
thay đổi. Tuy vậy so với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn"
hơn rất nhiều. Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học
ln ln kèm theo sự phát triển năng khiếu. Trẻ nhi đồng có thể xuất hiện các năng
khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học,...Khi đó cần phát hiện và bồi dưỡng kịp
thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm thui chột năng khiếu
của trẻ.
- Ý chí của học sinh tiểu học
+ Ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của
người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo khen, qt nhà để được
ơng cho tiền,...). Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các em còn
yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp
khó khăn.
+ Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục
đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí cịn thiếu bền vững, chưa thể trở
thành nét tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào

hứng thú nhất thời.
-Ý thức của học sinh tiểu học:
+ Đối với học sinh tiểu học đầu bậc tự ý thức của các em đang hình thành và bắt đầu
phát triển. Các em đã hiểu được mình là người như thế nào, có những phẩm chất gì,

10


những người xung quanh đối xử với mình ra sao và tại sao mình lại hành động như
thế...
+ Đối với học sinh tiểu học cuối bậc, tự ý thức của các em đã phát triển mạnh, các em
đã có những hiểu biết, kinh nghiệm nhất định, nhu cầu về tình cảm của các em đã phát
triển, các em đã tự nhận thức được bản thân mình.
- Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học:
Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong mơi trường nhà
trường cịn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sơi nổi, mạnh dạn. Nhìn
chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang những đặc điểm cơ bản
sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình
phát triển trẻ ln bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một
cách vơ tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng. Bên cạnh đó, nhân cách của các em cịn
mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt,
nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển và đặc biệt nhân cách của
các em cịn mang tính đang hình thành. Việc hình thành nhân cách khơng thể diễn ra
một sớm một chiều với học sinh tiểu học mà nó cịn đang trong q trình phát triển
tồn diện về mọi mặt. Vì thế, nhân cách của các em sẽ được hồn thiện dần cùng với
tiến trình phát triển của mình. Chính vì các đặc điểm trên trẻ rất dễ gặp nguy hiểm ở
mọi lúc mọi nơi, vì vậy các địa phương, nhà trường và gia đình cần quan tâm và bảo
vệ trẻ trước những mối nguy hiểm của xã hội.
1.3.


Nhiệm vụ giáo dục học sinh tiểu học
Giáo dục học sinh tiểu học nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát

triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học
sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở. Cụ thể như sau:
- Giáo dục đạo đức và công dân (đức dục):
+ Thấm nhuần các chuẩn mực và qui tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa trong nhận thức,
tình cảm và thói quen hành vi; hình thành lối sống mới tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc.
+ Tham gia tích cực, tự giác và có hiệu quả vào các hoạt động chính trị - xã hội
nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân lao động.
+ Có bản lĩnh để đấu tranh không khoan nhượng chống những tư tưởng thù địch,
phản động, lối sống bng thả; bài trừ hủ tục, mê tín, dị đoan.
11


-

Giáo dục trí tuệ (trí dục):

+ Trang bị cho học sinh vốn tri thức có hệ thống, hiện đại, phù hợp với những tiến
bộ của khoa học và công nghệ, phản ánh thực tiễn đất nước.
+ Phát triển ở học sinh năng lực hoạt động trí tuệ, nhất là các phẩm chất của tư duy.
+ Rèn luyện kỹ năng, kĩ xảo vận dụng tri thức và thói quen thực hành tri thức đã
học để giải quyết những nhiệm vụ nhận thức và thực tiễn.
+ Phát triển nhu cầu về học vấn, nhu cầu thường xuyên bổ sung, mở rộng kiến
thức, nhu cầu tự học.
- Giáo dục thể chất và quốc phịng có nhiệm vụ làm cho học sinh tiểu học có được:
Cơ thể phát triển bình thường, có sức khỏe và năng lực tốt. Những kỹ năng, kỹ xảo
hợp lý, thói quen vệ sinh cá nhân và xã hội. Các phẩm chất vận động cơ bản.

Những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen và hứng thú luyện tập thân thể và luyện
tập thể dục, thể thao.
- Giáo dục thẩm mỹ: Hình thành, phát triển cảm xúc thẩm mỹ, năng lực cảm nhận
cái đẹp, thị hiếu thẩm mỹ, năng lực đánh giá cái đẹp. Có thái độ thẩm mỹ tích cực
đối với hiện thực, có nhu cầu, năng lực hiểu hiện và sáng tạo cái đẹp trong nghệ
thuật và trong cuộc sống.
- Giáo dục lao động:
+ Giáo dục thái độ và niềm tin đúng đắng đối với mọi loại hình lao động xem đó là
con đường chân chính để mưu cầu hạnh phúc cho chính bản thân và làm trịn nghĩa
vụ cơ bản đối với gia đình và tồn xã hội.
+ Hình thành ở học sinh nhu cầu lành mạnh, gắn bó với cuộc sống, phù hợp với
nhu cầu xã hội.
+ Hình thành tâm lý tham gia vào mọi hình thức lao động trong cuộc sống học sinh
một cách sáng tạo, chủ động.
+ Trong điều kiện thực tế của nhà trường ở Việt Nam, các nhiệm vụ giáo dục lao
động kỹ thuật cho học sinh được cụ thể hóa.
1.4.

Các nội dung giáo dục ở tiểu học
- Giáo dục về kiến thức: Đối với kiến thức ở khối tiểu học, các em sẽ cần luyện

tập khả năng đọc, viết, làm toán, tìm hiểu về tự nhiên, xã hội và thế giới xung quanh.
Để giúp các em học tập tốt hơn, dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức thì các giáo viên
cần đa dạng hóa phương pháp giảng dạy, cách truyền đạt thông tin, không ngừng làm
12


mới giáo án, làm mới nội dung học tập. Ngoài những bài giảng trong sách vở, giáo
viên cũng nên lồng ghép các kiến thức bên ngoài để giúp các em có thêm kiến thức
liên quan và gần gũi trong đời sống hàng ngày.

- Đào tạo đạo đức và nhân cách: Giai đoạn tiểu học là khoảng thời gian trẻ bắt
đầu bước vào mơi trường học tập thực thụ, chính vì vậy các giáo viên cần giáo dục
cho trẻ biết yêu thương, quan tâm giúp đỡ cha mẹ, bạn bè và những người xung
quanh, biết cách cảm ơn, xin lỗi và biết chia sẻ với những người không may mắn.
Định hướng nhân cách được coi là mục tiêu giáo dục tiểu học quan trọng nhất ở giai
đoạn này, bởi khi được tiếp xúc với môi trường mới, các em rất dễ học theo những
điều không tốt nếu không được định hướng đúng đắn ngay từ ban đầu.
- Giáo dục kỹ năng sống: Song song với kiến thức và đào tạo đạo đức, nhân
cách cho các em là kỹ năng sống rất cần cho trẻ đặc biệt ở cấp giáo dục tiểu học.
Nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, nên ngoài giáo dục trẻ
về nhân cách và kiến thức, các em còn được đào tạo về kỹ năng cần thiết như ý thức tự
giác làm bài tập về nhà, giúp đỡ gia đình với những cơng việc vừa sức, tích cực tham
gia các hoạt động chung của lớp, tinh thần làm việc đội nhóm, khả năng tự bảo vệ bản
thân…
- Các bậc cha mẹ hiện nay rất quan tâm tới việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Họ
đều muốn trẻ biết sống tự lập, tự tin vào bản thân và hơn hết là khi học được kỹ năng
sống trẻ có thể tự biết chăm sóc, bảo vệ bản thân mình trước những kẻ xấu. Vì thế, kỹ
năng sống rất quan trọng, nếu có kỹ năng sống trẻ sẽ tự biết nâng cao kiến thức cho
mình trong mọi hoạt động.
1.5.

Một số khái niệm

1.5.1. Xâm hại tình dục
Xâm hại tình dục có thể được hiểu là hành vi tình dục khơng tự nguyện, trong
một số trường hợp cịn dùng đến vũ lực.
Xâm hại tình dục là sự lơi kéo, cưỡng bức người khác (ngồi ý muốn của người
đó) vào các hoạt động tình dục nhằm thỏa mãn dục vọng của mình thơng qua các tiếp
xúc cơ thể như gạ gẫm, hành hung, hiếp dâm.
Xâm hại tình dục có thể bao gồm việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, loạn

ln, cưỡng hiếp và bóc lột tình dục bởi những người được xem là đáng tin cậy, chẳng
13


hạn như bác sĩ, giáo viên hoặc giới tăng lữ. Các nạn nhân bị quấy rối tình dục, dù qua
lời nói hay về thể chất, thường bị đe dọa hãm hại nếu nói ra sự việc.
1.5.2. Xâm hại tình dục trẻ em
Xâm hại tình dục trẻ em, theo định nghĩa của Finkelhor (2009), bao gồm toàn
bộ hành vi phạm tội về tình dục mà trẻ em dưới 17 tuổi là nạn nhân. Theo định nghĩa
này người phạm tội hoặc có hành vi xâm hại tình dục trẻ em có thể là người lớn, quen
biết hoặc không quen biết với trẻ em, thanh niên hoặc trẻ em khác. Bên cạnh những
hành vi phạm tội xâm hại tình dục có giao cấu, định nghĩa này bào hàm cả những hành
vi phạm tội mà người gây tội và nạn nhân thậm chí khơng có tiếp xúc với nhau về mặt
thể xác như bắt trẻ em nhìn các hành vi tình dục, sử dụng trẻ em để sản xuất các ấn
phẩm khiêu dâm, tán tỉnh, gạ gẫm,...
Luật Bảo vệ và Hỗ trợ trẻ em bị bạo hành của Mỹ (CAPTA) định nghĩa xâm hại
tình dục trẻ em bao gồm những hành vi sau: “sử dụng, thuyết phục, lôi kéo hoặc sử
dụng áp lực để bắt trẻ em tham gia vào hoặc hỗ trợ người khác tham gia vào thực hiện
hành vi tình dục hoặc hành vi gợi tình vì mục đích có hành vi tình dục hoặc hiếp dâm,
và trong trường hợp những người chăm sóc hoặc người thân trong gia đình gạ gẫm,
mại dâm hoặc những hình thức bóc lột tình dục trẻ em hoặc loạn luân với trẻ em.”
(Child Welfare Information Gateway, 2009).
Theo khía cạnh pháp lý, xâm hại tình dục trẻ em là một thuật ngữ rộng bao gồm
những hành vi về mặt dân sự và hình sự trong đó người lớn thực hiện hành vi tình dục
với trẻ em hoặc khai thác trẻ em vì mục đích tình dục. Hiệp hội sức khỏe tâm thần Hoa
Kỳ (APA) cho rằng “trẻ em khơng thể đồng tình thực hiện hành vi tình dục với người
lớn” và kết tội hành vi này vào người lớn “Mọi người lớn thực hiện hành vi xâm hại
tình dục với trẻ em là đang phạm tội hình sự và là hành vi phi đạo đức mà xã hội
khơng thể chấp nhận và khơng thể coi là bình thường”.
Theo Luật Trẻ em 2016 quy định: “Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực,

đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan
đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng
trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức”. Xâm hại tình dục trẻ
em bao gồm làm dụng tình dục trẻ em và bóc lột tình dục trẻ em.
1.6.

Luật pháp và chính sách bảo vệ trẻ em

14


Ngày nay nền kinh tế ngày càng phát triển vì vậy văn hóa phẩm đồi trụy xâm
nhập vào nước ta rất nhanh và đang bùng phát khó kiểm sốt được, nạn hiếp dâm trẻ
em cũng nằm trong vấn đề đó và không ngừng nâng cao. Theo quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta thì trẻ em là mầm non và tương lai của đất nước, của dân tộc, là người kế
tục sự nghiệp cách mạng. Ngay từ năm 1946, trong dịp tết Trung thu, Bác Hồ đã viết:
“Trẻ em như búp trên cành – Biết ăn, ngủ, học hành là ngoan”. Sự phát triển của trẻ
em có thực sự bảo đảm sau này sẽ là những chủ nhân của đất nước phụ thuộc vào hệ
thống chăm sóc, giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Dù ở đâu trẻ em cũng có
quyền địi hỏi từ người lớn sự bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, giúp đỡ. Mọi sự thờ ơ, thiếu
trách nhiệm trong việc giáo dục, chăm sóc trẻ em đều có thể dẫn đến những hậu quả
xấu trên nhiều mặt. Mọi hành vi xâm phạm đến sự phát triển bình thường về tâm, sinh
lý của trẻ em đều đáng bị lên án, đáng bị trừng trị theo pháp luật, thậm chí phải bị
trừng trị theo Luật hình sự. Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã đưa ra Luật pháp và chính
sách bảo vệ trẻ em. Luật trẻ em được Quốc hội ban hành ngày 05-04-2016 quy định rõ
cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và các cá nhân có trách nhiệm thực hiện các
biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an tồn, lành mạnh; phịng ngừa,
ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em…
Theo Luật trẻ em 2016 đã khẳng định ở điều 1: trẻ em là cơng dân dưới 16 tuổi.
Quốc hội khóa XIII đã thơng qua Luật Trẻ em số 102/2016/QH13 có hiệu lực từ ngày

01/6/2017, đây là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền trẻ em, Luật trẻ em quy định
nghiêm cấm hành vi xâm hại tình dục trẻ em (Điều 6), quyền của trẻ em được bảo vệ
để không bị xâm hại tình dục (Điều 25) và các biện pháp can thiệp, hỗ trợ trẻ em có
hồn cảnh đặc biệt, trong đó có trẻ em bị xâm hại tình dục.
Ngày 27/3/2017, tại Hà Nội, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phối hợp với Ủy
ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức họp
với các cơ quan, tổ chức hữu quan về "Việc chấp hành các quy định của pháp luật về
đấu tranh phịng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em". Thứ trưởng Bộ Giáo dục
Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: “ Hiện nay, Bộ đang xây dựng chương trình giáo
dục phổ thơng mới sẽ rà sốt nội dung, tăng thời lượng giáo dục giới tính cho học sinh
thơng qua giờ học chính khóa, ngoại khóa của nhà trường. Trình Chính phủ ban hành
nghị định quy định về mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, phịng
chống bạo lực học đường để thực hiện Luật trẻ em, chỉ đạo các trường xây dựng bộ
15


quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường và ban hành thông tư hướng dẫn. Tăng cường
kiểm tra, chấn chỉnh việc vi phạm đạo đức nhà giáo và phối hợp với công an địa
phương trong việc đảm bảo an ninh, an tồn trường học”.
Bộ LĐ-TBXH có cơng văn số 995/LĐTBXH – TE ngày 17/3/2017 gửi UBND
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường công tác bảo vệ trẻ em,
thực hiện các giải pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em. Triển khai Tháng hành
động vì trẻ em năm 2017 với chủ đề “ Phịng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em” theo
Công văn số 645/LĐTBXH-TE ngày 27/2/2017 của Bộ LĐ-TB&XH về việc hướng
dẫn công tác trẻ em năm 2017.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 về tăng
cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Theo đó, Thủ tướng giao Bộ
GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục, nhà trường chủ động phát hiện các trường hợp
học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại, thơng báo, cung cấp thông tin và phối hợp
với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc xử lý, điều tra, bảo vệ trẻ em. Rà soát

các tiêu chuẩn trường học bảo đảm mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân
thiện, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em; tăng cường giáo dục kiến thức về giới và
kỹ năng phòng tránh bạo lực, xâm hại trẻ em cho giáo viên và học sinh.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương này chúng tơi đã trình bày về cơ sở lý luận, tổng quan chung về
xâm hại tình dục ở trẻ em và các vấn đề có liên quan. Từ đó nhận thấy rằng vấn đề
xâm hại tình dục ở trẻ em đang dành được nhiều sự quan tâm của tất cả mọi người.
Như vậy, với việc tìm hiểu tổng quan về vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em và những
vấn đề có liên quan chúng ta sẽ có cơ sở để tiến hành làm rõ hơn về vấn đề này trong
chương 2 tiếp theo sau đây.

16


CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN XÂM HẠI TÌNH DỤC
TRẺ EM

2.1.

Những thủ đoạn xâm hại của thủ phạm
Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, mỗi năm trung bình có

1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện. Trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục,
số vụ mà trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15
(chiếm 57,46%), trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại chiếm tới 13,2%. Nạn nhân của các vụ
xâm hại tình dục trẻ em phần lớn là dưới 14 tuổi, cứ 4 bé gái thì có 1 bé bị xâm hại
tình dục, 6 bé trai thì có 1 bé bị xâm hại tình dục. Tại Việt Nam, trước đây trẻ bị xâm
hại thường là 13-18 tuổi thì nay xuất hiện nhiều vụ việc ở lứa tuổi 5-13, đây là độ tuổi
thuộc cấp tiểu học và nạn nhân bao gồm cả trẻ em gái và trẻ em trai; thuộc mọi hoàn

cảnh kinh tế - phổ biến là những trẻ em nghèo; thuộc mọi trình độ học vấn – phổ biến
là trẻ ít học, ham chơi, bỏ học; những học sinh cá biệt, trẻ khuyết tật… các em còn non
nớt, chưa phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ, khả năng nhận thức về xã hội và pháp
luật còn hạn chế. Đặc biệt xảy ra nhiều nhất vẫn là các bé gái, tuy nhiên các bé trai vẫn
có nguy cơ bị xâm hại nếu mọi người có tư tưởng rằng các em nam khơng thể là nạn
nhân của xâm hại tình dục.
Theo Tổng Cục Cảnh sát, đối tượng xâm hại tình dục trẻ em hầu hết là những
người có cuộc sống bình thường ít ai ngờ tới, có quan hệ gần gũi với nạn nhân và gia
đình nạn nhân như người thân, ruột thịt, thầy giáo, hàng xóm… Đặc biệt, tình trạng
người nước ngoài đến sinh sống, làm việc và du lịch tại Việt Nam cũng thực hiện các
hành vi xâm hại trẻ, kể cả trẻ nam. Thơng thường, những kẻ có ý định xâm hại trẻ
thường có những biểu hiện tâm lý khác biệt mà chúng ta có thể nhận ra như ánh mắt
cử chỉ khơng đàng hồng, hay tìm cách tiếp cận trẻ em khi ở một mình. Có những biểu
hiện nựng trẻ, âu yếm và đòi trẻ cho sờ mó bộ phận sinh dục hoặc bảo trẻ sờ mị vào
bộ phận sinh dục của họ... Sự chăm sóc và đụng chạm của người lớn mang lại cho trẻ
cảm giác được yêu thương nên kẻ xâm hại sẽ sử dụng những hình thức này để tiếp cận
và làm mất đi sự cảnh giác của trẻ và gia đình trẻ. Bình thường, những kẻ xâm hại vẫn
tỏ ra đàng hoàng, tử tế nhưng khi có cơ hội như trẻ ở một mình, hay bị kích thích bởi
xem phim sex sẽ khiến kẻ xâm hại tiến hành làm việc xấu. Thống kê cho thấy hầu hết
17


×